lundi 27 février 2023

MÙA CHAY LINH THIÊNG

Mùa Chay là thời gian linh thiêng đong đầy tình yêu để cầu nguyện, để ăn năn sám hối và để hy sinh hãm mình, nhờ đó mà canh tân bản thân mình ngày mỗi hoàn thiện hơn.  "Mùa Chay mời gọi các Kitô hữu thể hiện mầu nhiệm Vượt Qua cách sâu sắc và cụ thể hơn trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội của họ, trên hết qua việc ăn chay, cầu nguyện và bố thí." (Sứ điệp Mùa Chay năm 2019, số 3).

 

1. Mùa Chay linh thiêng


Mùa Chay linh thiêng lại về với đời sống tín hữu Công giáo.  Mùa Chay là thời gian 40 ngày dọn lòng mừng lễ Phục Sinh, trải dài từ Lễ Tro cho đến Tuần Thánh, lặp lại thời gian 40 ngày chay tịnh của Chúa Giêsu năm xưa khi chuẩn bị bước vào đời công khai rao giảng Tin Mừng (Mt 4,2).  Con số 40 còn lặp lại nhiều biến cố khác trong lịch sử cứu độ như 40 ngày của Êlia trên núi Horeb dọn mình thực thi sứ vụ Chúa trao (1 V 19,8), như 40 ngày của Môsê trên núi Sinai chuẩn bị đón nhận thập điều Chúa dạy (Xh 34,28), và như 40 năm dân Chúa lưu lạc trong hoang địa dọn lòng đặt chân vào đất hứa.  Mùa Chay như vậy là thời điểm thuận lợi để sống mầu nhiệm Tử Nạn của Chúa Kitô thông qua việc chay tịnh để sẵn sàng mừng lễ Phục Sinh.  Nhưng Mùa Chay không chỉ là việc chay tịnh, cho dẫu khởi đầu và kết thúc Mùa Chay được diễn ra bằng việc buộc ăn chay và kiêng thịt thứ tư Lễ Tro và thứ sáu Tuần Thánh.  Mùa Chay còn là mùa xuân tâm hồn với những sinh hoạt đổi mới đời sống đức tin.

Cầu nguyện, canh tân, chia sẻ: đó là ba sinh hoạt mỗi người chúng ta cố gắng thực hiện trong Mùa Chay năm nay, cũng là ba chiều kích với Chúa, với mình, với tha nhân dệt nên nhịp sống Giáo Hội. 
Mùa Chay là thời gian đặc biệt như lời Thánh Phaolô nói: “Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ” (2 Cr 6,2).  Đây là thời gian thuận tiện để mỗi người quyết tâm hoán cải, tăng cường việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện, thống hối, mở rộng tâm hồn đón nhận thánh ý Chúa, quảng đại giúp đỡ tha nhân.
 

2. Mùa Chay là mùa tình thương

 

Hành trình thiêng liêng của Mùa Chay bắt đầu từ tình thương: cầu nguyện, chay tịnh để sống đức ái chia sẻ.


Mùa Chay với hành trình bốn mươi ngày là “thì mạnh” của Năm Phụng Vụ, là “thời Thiên Chúa thi ân và là ngày Thiên Chúa cứu độ” (2Cr 6,2).  Bước vào Mùa Chay, Giáo Hội nhấn mạnh đến những cách thế hy sinh hãm mình để qui hướng về Thiên Chúa, tôn vinh Người, đồng thời cũng qui hướng về tha nhân, để lưu tâm giúp đỡ, sống tình bác ái huynh đệ.


Mùa Chay là thời điểm mà Chúa Giêsu Kitô tuôn đổ muôn vàn ân sủng cho Giáo Hội qua mầu nhiệm Thánh Giá.  Mùa Chay thúc đẩy mỗi tín hữu sống tinh thần hy sinh, sám hối và hòa giải cách chân thành và triệt để hơn, theo đúng tinh thần Tin Mừng.


Ngay đầu Mùa Chay, Phụng vụ đã nhắc nhở ta cần phải trầm tư để chiêm niệm về thân phận: "Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về tro bụi.”  Ý nghĩa của Lời Chúa quá rõ ràng: mọi người sẽ phải chết.  Vậy ta lao tâm khổ trí, vất vả ngược xuôi, ganh đua tranh dành để tìm kiếm của cải, danh vọng, thú vui..., ta nỗ lực học hỏi, tìm tòi, phát minh, xây dựng... nhưng khi cái chết đến, ta mang theo được thứ gì, tất cả có nghĩa gì cho ta?  Cuối cùng thì cái gì là đáng quan tâm nhất trong đời?  Ðâu là bậc thang giá trị đời ta?


Xin đừng sống dửng dưng, thờ ơ, khép kín trước người nghèo.  Hãy luôn chạnh lòng xót thương như Chúa Giêsu đã thương những người cùng khốn.  Hãy sống quảng đại cho đi, vui vẻ chia sớt, không chỉ của cải vật chất mà có khi chỉ là một nụ cười thân thiện, một cái bắt tay khích lệ, một lời nói an ủi đỡ nâng, một lần viếng thăm, một cuộc gặp gỡ kiến tạo sự hiệp nhất bình an.  Khi chia nụ cười, ta sẽ nhận về vô số niềm vui.  Khi chia vòng tay, ta sẽ nhận về mênh mông ấm áp.  Khi chia quan tâm, ta sẽ nhận về bao la yêu thương.  Khi chia yêu thương, ta sẽ nhận về rất nhiều hạnh phúc.


3. Mùa Chay và các việc đạo đức

 

Ba việc đạo đức được nhắc nhở rất nhiều trong Mùa Chay là: bác ái, ăn chay và cầu nguyện.  Đây là ba vũ khí tuyệt hảo để chống lại sự tấn công của ma quỷ và đền bù tội lỗi mình.  Những việc lành phúc đức này, khi được thi hành thì hãy làm với tất cả tấm lòng của mình; không làm để khoe khoang.  Chỉ cần Thiên Chúa thấu hiểu và biết cho chúng ta là đã đủ rồi.  Đừng làm để được người đời khen và vì thế mà chúng ta mất đi lời khen tặng của Thiên Chúa. (x.Mt 6,1-6).


Ăn chay và kiêng thịt, chịu tro chỉ là hình thức bên ngoài mà thôi.  Canh tân nội tâm vẫn là trọng tâm của Mùa Chay.  Kiêng bớt các tội là điều mà Thiên Chúa mong muốn.  Sửa đổi tính nết để trở thành người tốt hơn, đạo đức hơn, thánh thiện hơn.  Bớt nói hành, giảm nói xấu, siêng năng việc đạo đức.


Trong sứ điệp Mùa Chay 2019, Đức Thánh cha Phanxicô đề nghị những việc làm cụ thể để những thực hành Mùa Chay truyền thống này mang một ý nghĩa mới: “Ăn chay có nghĩa là học để thay đổi thái độ của chúng ta đối với người khác cũng như đối với mọi loài thụ tạo: từ cơn cám dỗ muốn “ngấu nghiến” mọi thứ để thỏa mãn sự thèm muốn của mình, đến chỗ có khả năng hy sinh vì tình yêu, và khả năng lấp đầy sự trống rỗng của con tim chúng ta.  Cầu nguyện để học biết cách khước từ sự sùng bái thần tượng cũng như tự mãn về cái tôi của mình, đồng thời thú nhận rằng, chúng ta cần tới Thiên Chúa và Lòng thương xót của Ngài.  Chia sẻ bác ái để tự giải thoát khỏi tính ngông cuồng, khiến chúng ta chỉ sống cho mình, với ảo tưởng rằng mình sẽ có được một tương lai bảo đảm, trong khi tương lai đó không thuộc về chúng ta” (số 3).


Theo lời dạy của Đức Thánh Cha, chúng ta sống Mùa Chay năm nay trong niềm vui bằng việc ăn chay và cầu nguyện được liên kết với việc làm phúc bố thí.  Qua đó chúng ta đem niềm vui có Chúa đồng hành đến với người nghèo, làm cho họ nhận ra sự hiện diện của một vị Thiên Chúa tình yêu luôn quan tâm săn sóc họ và còn tự đồng hóa với họ qua Con yêu dấu của Ngài là Đức Giêsu Kitô.


Tình yêu là một đề tài vừa phong phú, vừa hấp dẫn của văn chương, nghệ thuật, phim ảnh… và luôn mang tính thời sự.  Thử hỏi thế nào là yêu thương thì quả thật không dễ trả lời cách rõ ràng và có tính thuyết phục.  Ngay cả những việc to lớn như “đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí hay nộp cả thân xác để chịu thiêu đốt” thì cũng chưa hẳn là đã yêu thương (x.1Cor 13,3).


Tình yêu là huyền nhiệm vì “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8).  Tình yêu cốt ở điều này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4,10).  Như thế, có thể nói yêu thương là thực hiện điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu.


Yêu thương thể hiện bằng hành vi cụ thể, thực tế.  Đã yêu là yêu đến cùng.  Hoa trái của tình yêu là kết quả của nhiều nỗ lực hy sinh, quên mình.  Yêu thương cách đích thực thì sẵn sàng hiến dâng cả mạng sống (x.Ga 15,13).


Ngôi Lời nhập thể là cách Thiên Chúa diễn tả tình yêu của Người đối với nhân loại.  Tình yêu Thiên Chúa đã bước xuống, chấp nhận nhập thể để làm người.  “Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân phận nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Pl 2,7).  Tình yêu được diễn tả như vậy nói lên sự từ bỏ mình vì yêu thương.  Sự từ bỏ mình như thế là chọn lựa rất tự do của Thiên Chúa toàn năng, vô cùng khôn ngoan, vô cùng sáng suốt, vô cùng thông hiểu.  Chính vì thế, mà chọn lựa ấy là vô cùng cao quý.


Mùa Chay giúp ta sống hy sinh từ bỏ, thực hành yêu thương.


Tình yêu đích thực là tình yêu dâng hiến, tình yêu hy sinh quên mình, tình yêu sẵn sàng chết cho kẻ mình yêu.  Tình yêu chân chính đòi hỏi phải chết đi mỗi ngày cho tính ích kỷ và sự hẹp hòi nơi bản thân.  Hôm qua cầm trái cây, thấy đẹp cắt ra, bị sâu bên trong.  Hư cả trái phải vất bỏ.  Ích kỷ, chỉ nghĩ tới mình, chỉ lo cho mình: đó là con sâu nằm trong quả ngọt tình yêu, đục khoét tình yêu.  Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “Trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, tôi đã tìm cách mô tả những dấu hiệu rõ nhất về những dấu hiện thiếu vắng tình yêu này: ích kỷ và tinh thần lười biếng, bi quan vô ích, cám dỗ chỉ quan tâm đến mình, chiến tranh liên lỉ giữa chúng ta và tinh thần thế gian khiến chúng ta chỉ quan tâm đến vẻ bề ngoài, và do đó giảm đi lòng nhiệt thành truyền giáo của chúng ta” (Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, 76-109).


 “Chúng ta đừng để mùa hồng ân này trôi qua vô ích!  Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta cất bước trên con đường hoán cải thực sự.  Chúng ta hãy bỏ lại sau lưng tính ích kỷ và sự tự hấp thụ vào chính mình, nhưng hướng đến sự Phục sinh của Chúa Giêsu.  Chúng ta hãy đứng bên cạnh những anh chị em đang túng thiếu của chúng ta, chia sẻ những của cải tinh thần và vật chất của chúng ta với họ” (Sứ điệp Mùa Chay 2019).


Thánh Phaolô nói đến những đặc tính của tình yêu là: nhẫn nhục, hiền hậu, khiêm nhường, không ghen tương, không nóng giận, không tìm tư lợi, luôn tin tưởng nhau, chịu đựng nhau và tha thứ cho nhau (x.l Cr 12,31-13,8).


Mùa Chay thêm đức tin cho những ai sống yêu thương.  Đặc biệt các đôi bạn trẻ bước vào đời sống hôn nhân.  Tình yêu phải có niềm tin.  Tin nhau để trao tay cho nhau, thề hứa chung thủy trọn đời trước mặt Thiên Chúa.  Gởi ai một đồ quý giá là đã tin tưởng người ấy.  Tin yêu là đôi mắt cho đôi bạn nhìn thấu lòng nhau.  Tin yêu là đôi chân giúp đôi bạn vượt qua mọi khó khăn.  Tin và yêu là đôi cánh giúp đôi bạn nắm tay nhau bay vào bầu trời hạnh phúc.  Yêu thì phải tin.  Tin sẽ càng yêu.  Không tin sẽ khó mà yêu.  Không yêu thì không thể tin được.


Tin Chúa đôi bạn sẽ biết tin nhau vì Chúa là Sự Thật, là sự Trung Tín.  Tin Chúa đôi bạn sẽ tránh xa những giả tạo và ích kỷ.  Yêu Chúa đôi bạn sẽ biết yêu nhau, vì Chúa là Tình Yêu, một tình yêu lớn lao đến nỗi đã hy sinh mạng sống cho người mình yêu.  Yêu Chúa đôi bạn sẽ biết hy sinh quên mình quảng đại trong một tình yêu chân thực.

Mùa Chay thiêng liêng là mùa xuân tâm hồn cho những ai sống vững vàng trong đức tin và dạt dào lòng yêu mến.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

T.Anh chuyển

dimanche 26 février 2023

Ralentir Le Vieillissement Biologique -Richard Béliveau

 

RICHARD BÉLIVEAU
Lundi, 19 juillet 2021 00:00MISE À JOUR Lundi, 19 juillet 2021 00:00
REF

Une étude clinique randomisée montre que l’adoption d’un mode de vie sain permet de ralentir de deux années le vieillissement biologique, tel que mesuré par les modifications épigénétiques de l’ADN.

Le vieillissement est le plus grand facteur de risque de nombreuses maladies chroniques, notamment le cancer, les neurodégénérescences, le diabète de type 2 et les maladies cardiovasculaires. Vieillir est bien entendu inévitable, mais cela ne signifie pas que nous sommes condamnés à devenir malades pour autant une fois parvenus à un âge avancé : par exemple, une étude a récemment montré que les personnes de 50 ans vivent en moyenne 23 ans sans développer de maladies chroniques.

Par contre, si ces personnes ne fument pas, maintiennent un poids normal, sont physiquement actives, mangent une abondance de végétaux, mais peu de viandes et d’aliments transformés, et consomment modérément de l’alcool, cette espérance de vie en bonne santé fait un bond de 12 ans chez les femmes et de 8 ans chez les hommes (1).


Autrement dit, au lieu de subir une perte des fonctions physiques ou mentales vers 70 ans, il est possible de retarder l’apparition de ces maladies chroniques après 80 ans et ainsi compresser au minimum la période de maladie ou d’invalidité en fin de vie. Adopter un mode de vie sain permet donc de ralentir le vieillissement biologique et ainsi d’ajouter des années de vie en bonne santé pour profiter au maximum de notre brève existence.

Modulation épigénétique

En vieillissant, plusieurs modifications sont introduites dans notre matériel génétique et modifient l’expression de certains gènes. Ces modifications, qu’on appelle « épigénétiques », prennent souvent la forme de groupements méthyles (CH3) qui sont ajoutés à une base de l’ADN (cytosine) pour soit empêcher, soit augmenter l’expression d’un gène.

Il a été observé que le degré de méthylation de certaines régions de l’ADN est fortement corrélé avec le vieillissement et des techniques d’analyse (DNAmAge) ont été développées pour estimer l’âge biologique d’une personne en mesurant spécifiquement les niveaux de méthylation de ces régions.

Une étude clinique randomisée a utilisé cette approche pour visualiser l’impact du mode de vie sur le vieillissement biologique (2).

Dans cette étude, 44 hommes âgés de 50-72 ans en bonne santé ont été séparés en deux groupes, soit un groupe contrôle, sans modification aux habitudes de vie, et un groupe d’intervention soumis à un programme préconisant une hausse de l’apport alimentaire en végétaux, une activité physique régulière (30 minutes par jour, 5 jours par semaine), une gestion du stress (exercices de respiration) et un sommeil d’au moins 7 heures par nuit. Des échantillons de salive ont été prélevés auprès des participants au début de l’étude et après 8 semaines d’intervention et utilisés pour mesurer la méthylation de l’ADN.


Pas une question de génétique

Les résultats sont assez spectaculaires : les participants soumis au protocole expérimental montrent une réduction du score DNAmAge de presque 2 ans comparativement à celui mesuré au départ, ce qui suggère que le mode de vie peut très rapidement renverser le vieillissement biologique, tel que mesuré par le degré de méthylation de certaines régions de l’ADN. Les bienfaits des bonnes habitudes de vie sur la santé ne sont donc pas un concept abstrait ou théorique, mais peuvent au contraire se manifester concrètement, au niveau même de nos gènes.

Le secret des gens qui vivent longtemps et en bonne santé n’est donc pas une question de génétique, mais bel et bien d’épigénétique, c’est-à-dire l’ensemble des facteurs associés au mode de vie qui, collectivement, module l’expression de nos gènes. C’est encourageant, car cela signifie que notre destin n’est généralement pas fixé à la naissance et qu’on peut vraiment prendre sa santé en main en modifiant nos habitudes de vie.


♦ (1) Li Y et coll. Healthy lifestyle and life expectancy free of cancer, cardiovascular disease, and type 2 diabetes: prospective cohort study. BMJ 2020; 368: l6669.

♦ (2) Fitzgerald KN et coll. Potential reversal of epigenetic age using a diet and lifestyle intervention: a pilot randomized clinical trial. Aging 2021; 13: 9419-9432.

jeudi 23 février 2023

Kim Thúy : la beauté dans tout

 Kim Thúy : la beauté dans tout

Tout ravit Kim Thúy. La neige qui tombe. La géométrie parfaite d’une fleur de camélia. Les arômes corsés du poivre. L’agilité d’un chat qui traverse la rue. C’est une évidence : l’écrivaine et animatrice est douée pour le bonheur.

Par 

20 février 2023

kim thuy

Photo : Andréanne Gauthier

Ça barde devant chez Kim Thúy. Dans le vacarme des camions et de la machinerie lourde, des travailleurs s’affairent à asphalter sa rue paisible du Vieux-Longueuil. Assise à une longue table de bois, ses mains caressant un bol de thé vert, elle ne semble pas être le moindrement incommodée par le boucan.

Au contraire. « Je ne m’étais jamais demandé comment on faisait une rue. Je peux dire maintenant à quel point c’est long et compliqué ! C’est comme faire un gâteau à étages. Ma rue est un mille-feuille ! » s’exclame-t-elle.

Imaginer une pâtisserie là où la plupart ne verraient qu’un désagrément, c’est tout Kim Thúy. Son sens du ravissement, de l’émerveillement est légendaire. Et c’est ce qu’elle confirme encore aujourd’hui.

J’ai été témoin d’un miracle, ce matin.

En ouvrant le robinet, l’eau s’est mise à couler. Je ne m’y habitue pas. Je n’ai jamais tenu l’eau pour acquise, parce que j’en ai manqué dans un camp de réfugiés en Malaisie. C’est la raison pour laquelle je me sens favorisée par rapport à ceux qui sont nés ici. J’ai eu la chance de voir ce qui se produit quand tout le système s’écroule. Je dis bien la chance, car quand on vient de l’horreur, chaque petite chose est un miracle. Le problème, c’est qu’on a souvent besoin d’un bris pour apprécier ce qu’on avait. Même quand on a vécu des épreuves, il est facile d’oublier ses privilèges dans le confort du quotidien. L’humain s’adapte. Alors, tous les jours, je prends le temps de voir la beauté qui m’entoure.

Kim Thuy

Photo : Andréanne Gauthier

On sous-estime le pouvoir de la beauté.

Il m’est déjà arrivé d’être offensée par quelqu’un. Cela m’a mise dans une grande colère, et je suis sortie de chez moi à la course pour confronter cette personne. Mais devant ma porte, je me suis forcée à attendre cinq minutes. Chrono en main ! Au bout de cinq minutes, je me suis dirigée chez une fleuriste, et je lui ai demandé le plus gros bouquet possible pour quelqu’un qui m’avait gravement manqué de respect. La fleuriste a cru que je voulais des cactus ! Mais j’ai répondu que je désirais ses plus belles fleurs. Elle m’a donc aidée à composer un énorme bouquet, tout en m’apprenant le nom scientifique de chaque fleur. J’ai fait livrer cette gigantesque gerbe à la personne en question, avec une carte signée de mon nom. Je voulais lui montrer ce qu’était l’élégance : je lui reprochais d’en avoir beaucoup manqué. Mais ce que je n’avais pas prévu, c’était de sortir de la boutique aussi apaisée. Je n’éprouvais plus aucune rancœur. Ce jour-là, la beauté des fleurs m’a guérie. C’est ça, la force de la beauté.

J’ai longtemps dit que le bonheur, chez moi, est génétique.

Mais dans la dernière année, je me suis ravisée. Le bonheur, c’est plutôt une discipline, et je m’y exerce avec beaucoup d’efforts. Par exemple, ce matin, je n’étais pas très en forme, je traîne un rhume… Pour m’apporter un peu de joie, j’ai enfilé une robe rose. Puis, je me suis fait un hojicha latté, même si c’est plus long à préparer qu’un thé ordinaire. Et j’ai remplacé la nappe grise de la table par une nappe orangée de Provence. La voir me rappelle cette journée en voyage passée à concocter une délicieuse confiture de melon… Et voilà, la somme de tous ces petits gestes m’a donné l’énergie dont j’avais besoin.

kim thuy

Photo : Andréanne Gauthier

Je ne suis pas différente des autres.

Comme tout le monde, je suis capable d’être cruelle et méchante. On oublie souvent que je suis une guerrière. J’ai été avocate, après tout ! Si on me frappe, mon premier réflexe sera de frapper aussi. Mais est-ce que je veux être une personne qui agit par vengeance ? Non. Je fais ce choix. Je crois même qu’on devrait enseigner dès la petite enfance tout le côté sombre de l’humain. Car c’est en reconnaissant ce qu’est la méchanceté qu’on peut décider de vivre autrement.

L’optimisme est un choix radical.

C’est le réalisateur mexicain Guillermo del Toro qui l’a dit. Comme le bonheur, comme la gentillesse, l’optimisme est un choix, selon moi. Quand on y pense, il est beaucoup plus facile de tomber dans le pessimisme. Se concentrer sur les 10 % de choses qu’on peut changer, au lieu des 90 % de ce qui ne va pas, c’est radical ! On peut avoir l’impression que les petites actions en faveur de l’environnement – comme moins consommer – n’ont pas de répercussions, mais c’est faux. Il suffit parfois d’un grain de sable pour enrayer une machine. Et moi, je veux être ce grain de sable.

Je n’attends plus le jour de l’An pour faire l’exercice de la gratitude.

Depuis peu, je fais le bilan toutes les semaines. C’est peut-être parce que je vieillis. À 54 ans, il n’y a plus une minute à gaspiller. Cette année sera la dernière à l’école pour mon fils Valmond, qui est autiste. Tous les jours, je mesure l’importance de son enseignante, de tout ce système qui le soutient. Comme la plupart des parents, je me suis souvent plainte de devoir faire des lunchs chaque matin. Mais à présent, je suis heureuse de m’occuper de chacun d’eux, et je compte le nombre qu’il me reste à préparer.

Kim Thuy

Photo : Andréanne Gauthier

J’ai longtemps trouvé bizarre que le verbe « aimer » existe à l’impératif.

Je croyais qu’il était impossible d’obliger quelqu’un à aimer… mais je n’en suis plus aussi certaine. Je me rends compte que si on prend le temps de bien regarder autour de soi, de poser des questions, on ne peut faire autrement qu’aimer. C’est pour ça que je suis folle des vidéos qui montrent comment les choses sont fabriquées. Au début de la pandémie, quand tout le monde se ruait sur le papier hygiénique, j’ai passé des heures à regarder les étapes de production des rouleaux. C’est fascinant ! Et ça, pour moi, c’est aimer. Quand on y prête attention, tout se révèle précieux. Et on n’arrête plus d’aimer. J’ai parfois peur que mon cœur explose, j’espère qu’il est élastique ! Il y a trop de choses à aimer !

Je nous souhaite de découvrir une autre facette de l’amour.

D’amplifier, d’approfondir notre connaissance du verbe « aimer ». De se demander : qu’est-ce que ça veut dire, aimer ? Que ce soit aimer une fleur, le ciel bleu, un bonbon, une couleur… Puis, je nous invite à réfléchir à la portée de cet amour. C’est en comprenant l’effet qu’a l’amour qu’on peut mieux l’utiliser. Un sourire à la fois, une main tendue à la fois, nous réussirons à faire un monde vraiment extraordinaire. L’amour et la beauté vaincront, j’en suis persuadée. Même s’il ne me restait plus que 0,1 % d’optimisme, je vais continuer à y croire. Parce que c’est radical, c’est rebelle. Et que je veux être une rebelle. 

La quatrième saison de La table de Kim est diffusée sur ICI ARTV. Le film ru, adaptation de son premier roman, prendra l’affiche au cinéma en 2023.

REF

mercredi 22 février 2023

TRẺ, GIÀ...TƯ DUY KHÁC NHAU!

 TRẺ, GIÀ...TƯ DUY KHÁC NHAU!

1. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Biết níu giữ là khôn ngoan. Nhưng khi đã già, ta mới nhận ra rằng: Biết buông bỏ mới là trí tuệ!

2. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Người giàu có là người lấy về rất nhiều. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Người giàu có là người cho đi rất lớn!

3. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Mạnh mẽ là vượt qua người khác. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Mạnh mẽ là vượt qua chính mình!

4. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Kẻ nói nhiều là kẻ thông minh. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Người biết lắng nghe mới là người thông thái!

5. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Nếu ta thắng phải hơn người thua. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Đến nơi là mọi người cùng thắng!


6. Khi còn trẻ, ta thường muốn sống thật lâu. Nhưng khi đã già, ta muốn sống sao cho có ý nghĩa với cuộc đời!

7. Khi còn trẻ, ta thường muốn người khác chấp nhận mình. Nhưng khi đã già, ta nhận ra rằng: Chỉ cần mình chấp nhận mình là đủ!

8. Khi còn trẻ, ta mong muốn thay đổi cả thế giới. Nhưng khi đã già, ta mong muốn thay đổi chỉ bản thân mình mà thôi!

9. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Khi trưởng thành, ta sẽ không còn bị tổn thương. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Trưởng thành là biết điều chỉnh tiếng khóc về chế độ im lặng!

10. Và khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: Có tiền sẽ có tình yêu, có vật chất, người ta sẽ yêu quý…. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: Lương thiện bạn sẽ có mọi trái tim!

Sưu tầm

H.Công chuyển

CUỘC ĐỜI LÀ MỘT CHUYẾN ĐI

CUỘC ĐỜI LÀ MỘT CHUYẾN ĐI




Ý NGHĨA MÙA CHAY

CUỘC ĐỜI LÀ MỘT CHUYẾN ĐI
Có thể nói cuôc đời chúng ta là một chuyến đi. Càng đi, ta lại càng thêm dẻo dai. Như một lực sĩ, càng chạy, ta càng mềm dẻo để có thể dấn thân vào một chuyến đi mới, vào những cuộc chiến đấu mới. Thế nhưng, có khi càng đi, người ta lại càng thêm khô cứng hơn!
Nhìn vào lịch sử cứu độ, lịch sử của Dân Chúa, ta thấy Thiên Chúa đã chọn Abraham, một người sống đức tin, nhưng cũng là một người du mục, có khả năng di chuyển bằng đôi chân. Khi bước sang Lịch sử dân Tân Ước, chúng ta thấy Thiên Chúa đã chọn Đức Maria là một người sống đức tin sâu xa: bởi vì tin, Đức Maria đã đi vào những tình thế phức tạp của đức tin; còn nếu không tin, hẳn là Mẹ đã chẳng phải di chuyển. Quả thật, tất cả những ai tin Thiên Chúa đều phải di chuyển bằng đầu óc, và phải diễn tả việc di chuyển bằng đầu óc ấy ra bằng đôi chân. Như vậy, nhìn vào lịch sử Dân Chúa, chúng ta thấy rõ ràng: Đây là một chuyến đi dài. Mục đích của chuyến đi ấy là để đến cuối chặng đường, những con người đã di chuyển trở thành hoàn toàn tự do, hoàn toàn thuộc về Chúa. Thuộc về Thiên Chúa để được tự do hay được tự do để hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa: hai điều này không mâu thuẫn với nhau.
Chúng ta cũng có thể ghi nhận: Mùa Chay đã được Giáo Hội bố trí để chúng ta có thể tập sống cuộc đời chúng ta như thể là một chuyến đi dài, để sau Mùa Chay, chúng ta trở thành những con người hoàn toàn thuộc về Chúa để được tự do, hay là hoàn toàn tự do để trọn vẹn thuộc về Chúa.
1.- Ý nghĩa của con số 40 của Mùa Chay
Mùa Chay bắt đầu từ thứ Tư Lễ Tro và kéo dài suốt 40 ngày, lại thêm Tuần Thánh với Tam Nhật Vượt Qua rồi mới kết thúc, trọn vẹn 40 ngày không bớt đi một ngày nào, chứ  không như Mùa Vọng, đã ngắn lại còn bị xén bớt, có khi cả tuần lễ. Hơn nữa, Mùa Vọng là một mùa thi vị tuyệt vời: Mùa của hang đá, mùa của những dây kim tuyến, những cây Noel, của âm nhạc làm cho lòng người thơ thới. Còn Mùa Chay là một mùa nặng nề, lại dài, không được xén bớt đi bất cứ ngày nào. Trọn vẹn 40 ngày: 4 tuần + Tuần Chịu nạn + Tuần Thánh, mãi đến đêm vọng Phục Sinh mới kể là hết Mùa Chay.
Tại sao Giáo Hội lại bố trí như thế? Chúng ta có thể coi Mùa Chay và Mùa Phục Sinh là hai triền của một quả núi: Mùa Chay chính là một cái triền núi bên này, với đỉnh cao là Tam Nhật thánh. Từ cao điểm ấy, ta đi xuống triền núi bên kia, đó là Mùa Phục Sinh: 40 ngày nếu tính đến Lễ Thăng Thiên, hoặc 50 ngày nếu tính đến Lễ Chúa Thánh Thần hiên xuống. Do đó, về thời gian vật lý, có một sự tương ứng giữa Mùa Chay và Mùa Phục Sinh. Giáo Hội cũng cố tình bố trí như vậy để giúp chúng ta sống được một mục tiêu. Và nếu Mùa Chay qua đi mà chúng ta không đạt được mục tiêu ấy, mà chúng ta chỉ sống những chuyện “thánh thiện” thôi thì thật là đáng tiếc (“thánh thiện” ở đây hiểu là những chuyện đạo đức mà chỉ có hình thức bề ngoài như ăn uống kham khổ, cầu nguyện lâu giờ…). Vậy Giáo Hội nhắm gì khi bố trí Mùa Chay và Mùa Phục sinh như vậy?
Mùa Chay và cả Mùa Phục Sinh tập trung vào con số 40, một con số biểu tượng của Kinh Thánh. Nhìn chung, kết quả của con số 40 luôn luôn là một kết quả tích cực, luôn luôn đưa đến một cái gì có giá trị. Không bao giờ đến cuối con số 40 mà lại là một kết quả tiêu cực, trái lại luôn luôn là kết quả tốt đẹp, có sức sống hơn. Chúng ta nhìn lại, nhiều Mùa Chay đã qua đi trong cuộc đời chúng ta, sau mỗi Mùa Chay ấy, chúng ta đã đạt được cái gì? Phải chăng sau những Mùa Chay ấy, chúng ta đạt được nhiều thành tích về ăn chay hãm mình quá, “lỉnh kỉnh” trên lưng chúng ta nhiều thành tích quá? Do đó, thay vì sau Mùa Chay, ta nhẹ nhàng hơn, tự do hơn để đi nhanh hơn, đi khéo hơn, đi gọn gàng hơn trước, chúng ta lại nặng nề hơn với những hành lý, những trang điểm! Đó cũng là cái kết quả của Mùa Chay, nhưng lại là kết quả lộn ngược!
Vậy trong Kinh Thánh, con số 40 có giá trị gì?
Trước hết, chúng ta đọc lại St 7: Sau 40 ngày Lụt hồng thuỷ, xuất hiện một nhân loại mới, được tượng trưng bằng gia đình Noê. Như vậy, sau 40 ngày, xuất hiện một nhân loại mới, một nhân loại tin vào Chúa.
Sau 40 ngày đêm ở trên núi cầu nguyện (Xh 24,18), Môsê đã nhận được Luật của Dân mới. Sau đó xảy ra cuộc khủng hoảng con bê vàng, Môsê đã đập vỡ hai bia đá Giao Ước: bởi vì ông thấy dân phá Giao Ước rồi, nên ông thay mặt Đức Chúa phá vỡ Giao Ước. Sau đó, sau cuộc thương thảo giữa ông với Đức Chúa, Đức Chúa đã quyết định tha cho dân, Môsê lại lên núi 40 ngày đêm cầu nguyện nữa (Xh 34,28) để rồi ông lại nhận được lần thứ hai Luật của Dân mới. Sau 40 ngày lên cầu nguyện trên núi Sinai, Môsê nhận được một kết quả tốt. Đó là Luật mới cho Dân mới.
Sau đó, đã xảy ra một loạt những sợ hãi của những người đã khôn lớn khi ra khỏi Ai Cập. Họ là những người đã có kinh nghiệm về kiếp sống nô lệ, nên có một ý chí bạc nhược. Khi thấy sắp phải đối diện với một cuộc chiến cam go, họ đã không chịu nổi, họ đã nổi loạn và phản đối kế hoạch đánh chiếm Giêrikhô. Và thế là Chúa quyết định: Tất cả những kẻ đã khôn lớn rồi mới rời khỏi Ai Cập đều không được vào Đất Hứa. Và như thế, những kẻ được vào Đất Hứa vẫn là đoàn dân Do Thái, nhưng không phải là những kẻ đã lớn khi rời khỏi Ai Cập, những kẻ có ý chí bạc nhược do kinh nghiệm nô lệ. Vậy Thiên Chúa đã dùng một thời gian dài 40 năm để cho đoàn dân này được lột xác, lột chí… để đến khi vào Đất Hứa vẫn là đoàn dân Do Thái đó, nhưng là đoàn dân mới. Đoàn dân này bao gồm những người còn nhỏ khi rời khỏi Ai Cập hay là những người đã chào đời trong sa mạc. Họ không có tinh thần của kẻ nô lệ, họ là những con người có chí khí (x. Ds 14,22-23). Như thế, chúng ta thấy, sau 40 ngày, sau 40 đêm, sau 40 năm, kết quả đạt được là sự tự do, hăng hái, nhiệt thành…
Sang thời các ngôn sứ, chúng ta gặp Êlia chẳng hạn. Ông là một người chí khí, dám một mình đương đầu với 250 sư sãi của thần Baal: ông đã thách đấu với họ, xem thần của bên nào cho lửa từ trời xuống thiêu đốt của lễ thì đó thực sự là “Đức Chúa / Chúa Tể”. Sau khi đã thành công trong việc cầu khẩn Thiên Chúa nhận của lễ và khiến lửa từ trời xuống thiêu đốt của lễ, ông đã được dân chúng tung hô, ông đã xúi giục dân chúng giết hết các sư sãi của Baal. Liền sau đó, ông đã bị nữ hoàng Idêven tróc nã. Ông sợ quá, mất tinh thần, chạy trốn vào trong sa mạc. Đến bìa sa mạc, ông kiệt sức và nằm xuống nói dỗi với Chúa: “Lạy Đức Chúa, đủ rồi! Bây giờ xin Chúa lấy mạng sống con đi, vì con chẳng hơn gì cha ông của con” (1 V 19,4). Ông giận dỗi và lăn ra ngủ. Một thiên thần đến đánh thức dậy, đem đến cho ông một vò nước và một miếng bánh to. Ông ăn no, vẫn chưa đủ sức, ông lại lăn ra ngủ tiếp. Sau đó, lại một lần ăn và uống thứ hai nữa, rồi ông đi 40 đêm ngày trong sa mạc đến núi Khôrép. Ông thực hiện lại ở dạng “mini” cuộc hành trình của Dân Chúa: Dân Chúa xưa đi từ Sinai vào Đất Hứa, thì giờ đây, ông đi từ Đất Hứa ngược trở lại núi Khôrép. Tại đó, ông đã gặp Thiên Chúa, ông than thở: “Chỉ còn sót lại một mình con mà họ đang lùng bắt để lấy mạng sống con” (1 V 19,10; 2 lần: x. thêm c. 14). Thiên Chúa giao sứ mạng cho ông như muốn bảo ông: có gì đâu mà phải than thở, ở trong dân Israel còn bảy ngàn người trung thành với Ta. Ông cứ tưởng chỉ có một mình ông trung thành với Thiên Chúa, rồi ông đến đây để nói lẫy với Người, để kể lể công trạng. Thiên Chúa cho biết còn nhiều người trung thành với Người, chỉ có điều là họ không “to mồm” như ông thôi! Và bây giờ, Thiên Chúa gửi ông trở về tiếp tục làm việc: Chọn Êlisa làm ngôn sứ thay ngươi và chọn Giêhu làm vua Israel, ngươi hãy xức dầu cho họ... Sau những ngày lên gặp Đức Chúa, ông lại có sức để về lại làm việc cho đến ngày ông được lên trời trên một chiếc xe bằng lửa.
Như thế, cái kết quả của cuộc hành trình 40 ngày đêm của Êlia vẫn là một kết quả tốt.
Chúng ta có thể nghĩ đến truyện ngôn sứ Giôna giảng cho dân Ninivê: 40 ngày nữa, Thiên Chúa sẽ thiêu hủy thành. Vị ngôn sứ đã hiểu sai sứ điệp Kinh Thánh, nên mới ra ngoài thành ngồi chờ xem Thiên Chúa hủy diệt Ninivê, như xem phim vậy! Làm sao có thể như thế được sau con số 40?
Sang đến thời Tân Ước, chúng ta thấy, sau 40 ngày đêm ăn chay, thì Đức Giêsu ra đi để chu toàn sứ mạng cứu thế. Như vậy, 40 ngày đêm ăn chay và cầu nguyện là để sẵn sàng ra đi thi hành sứ mạng, chứ không phải để tích luỹ công đức. Ăn chay và cầu nguyện … hay bất cứ việc đạo đức nào đi nữa chỉ là để sẵn sàng đi thi hành sứ mạng thôi.
Sách Cv 1,3 cũng cho ta biết: Sau khi sống lại, Đức Giêsu đã chuẩn bị cho nhóm các tông đồ trở thành Hội Thánh. Và để trở thành Hội Thánh, cần có một yếu tố quan trọng, đó là Chúa Thánh Thần hiện xuống. Đức Giêsu đã dạy dỗ và chuẩn bị cho các tông đồ có thể đón nhận Chúa Thánh Thần vào ngày lễ Ngũ Tuần sau đó. Như vậy, sau 40 ngày các tông đồ sẵn sàng để trở thành Hội Thánh và với biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống, Hội Thánh ấy đã sẵn sàng ra đi loan báo Tin Mừng cứu độ cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem.
Qua tất cả những minh hoạ trên, chúng ta thấy con số 40 là con số đưa đến một kết quả tốt. Sau con số 40 bao giờ cũng là một kết quả tích cực. Sau con số 40 người ta trở thành tự do hơn, trở thành thanh thoát hơn, người ta thuộc về Chúa trọn vẹn hơn. Dưới ánh sáng của con số 40, chúng ta ăn chay, cầu nguyện và bố thí. Đó là ba việc đạo đức thiết trong truyền thống của Do Thái giáo. Ăn chay, cầu nguyện, bố thí là để làm gì? Bố thí, cầu nguyện và ăn chay không phải là để tích luỹ công đức. Đọc lại Tin Mừng Mt 6, ta thấy: Cứ sống như thế, bởi vì anh em là con cái của Cha trên trời. Còn Cha anh em, Đấng thấu suốt cả nơi kín ẩn sẽ “trả lại” cho anh em (Mt không nói là sẽ “trả công” hay “ban thưởng”, mà là “trả lại”: Mt 6,4.6.18). Đức Giêsu muốn nói là anh em hãy sống hết lòng như là con cái đối với Cha trên trời; còn Thiên Chúa, là Cha trên trời, sẽ đáp lại, đối xử hết lòng với anh em như một người Cha đối xử với con. Như thế, con sống hết mình cho Cha; Cha sẽ sống hết mình cho con. Vậy, ăn chay, cầu nguyện và bố thí là để trở thành con, trở thành thuộc về Thiên Chúa hơn, trở thành tự do hơn (tự do với tất cả, kể cả với những điều ta cho là công đức… ). Nhiều người ăn chay, cầu nguyện, bố thí nhắm đến lập công đức đối với Chúa. Thật tai hại! Nhiều người đã khổ vì công đức và còn có những người làm khổ người khác vì công đức của mình. Vì những người nghĩ là mình đầy công đức thì cho rằng mình là “ông thánh”, mình có quyền dạy dỗ người khác. Tôi nhiều công đức rồi, tôi hơn hẳn anh! Trong khi đó, mục đích của Mùa Chay, mùa ăn chay, cầu nguyện, bố thí, là nhắm giúp chúng ta thoát khỏi mọi ràng buộc, giúp chúng ta biết làm chủ bản thân, để tự do hơn, để trắng tay, để nhẹ nhàng mà sống đúng tư cách người con Chúa. Nếu không trắng tay, không nhẹ nhàng, ta không thể theo Chúa cách dễ dàng được.
2.- Mùa Chay là mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng
Vậy ăn chay là để làm gì? Giáo Hội bảo chúng ta ăn chay không phải để lấy công đức, mà là để tập luyện. Đây là mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng. Ăn chay là một cách tập luyện chiến đấu thiêng liêng, bởi vì chúng ta phải chiến đấu thiêng liêng với ba thù: ma quỷ, thế gian và xác thịt. Ba thù này vẫn luôn tồn tại và có vẻ càng ngày càng mạnh mẽ. Khi đã xác định được như vậy rồi, ta sẽ ít quan tâm đến việc ăn chay và lo phải ăn uống như thế nào. Có người cứ lo nghĩ phải ăn chay như thế này thế nọ để khỏi phạm tội không ăn chay. Lúc ấy, người đó chỉ lo đến hình thức chứ không có một chút tinh thần nào của việc ăn chay (ví dụ: sáng ăn ít, trưa ăn no, tối ăn nửa tiêu chuẩn… Ăn chay thì có ăn được … hột vịt lộn không?!) Theo đúng ý nghĩa của việc ăn chay thì: ăn chay là một cách sống “khổ chế”, tức là “luyện tập” (vì “khổ chế”, tiếng Pháp là “ascèse”, do tiếng Hy Lạp “askêsis”, có nghĩa là “luyện tập”). Nếu luyện tập mà không đạt được thành tích trong thi đấu, chẳng hạn nếu luyện tập về trí tuệ �� học tập) mà không đạt được kết quả trong thi cử thì việc luyện tập chỉ là số không. Công trạng không nằm ở chỗ luyện tập mà là ở cái kết quả đạt được sau khi luyện tập. Như vậy Mùa Chay là mùa để thực hành việc luyện tập (askêsis, ascèse) thân xác và tinh thần, để đạt được kết quả như mong muốn. Sau 40 ngày Mùa Chay để thực hành khổ chế, sau đó phải đạt được một kết quả tốt. Nếu không, tất cả việc luyện tập của ta đều là vô ích. Mà nếu đã là luyện tập, thì mục đích là để khi ra khỏi Mùa Chay, ta cứ thế mà thực hành, chứ không phải là tập rồi sau đó lại bỏ. Có những người hăng hái lắm, thấy tập thể dục buổi sáng là hay, nên có buổi sáng chạy suốt cả nửa giờ rồi sau đó lại bỏ cả tháng; thế rồi sau đó lại tập được một lần rồi lại bỏ luôn mấy tháng. Luyện tập như thế thì không tiến bộ gì! Về việc luyện tập và chiến đấu thiêng liêng cũng vậy, sau 40 ngày Mùa Chay, chúng ta được nên dẻo dai hơn, nhanh nhẹn hơn và bền bỉ hơn, ta sẽ cứ giữ thói quen luyện tập mỗi ngày, để vẫn có đủ sức mà chiến đấu và chiến thắng “ba thù” bất kỳ lúc nào. Đó mới đúng là sống Mùa Chay, chứ không phải là hết 40 ngày chay rồi là ta đã có thể thở phào, vì từ hôm nay trở đi, hết Mùa Chay rồi, ta lại sống thoải mái trở lại như chưa từng có gì xảy ra! Giáo Hội cho chúng ta có giai đoạn tập luyện để chúng ta biết cách mà tự tập luyện.
Như vậy chúng ta có thể kết luận rằng: Mùa Chay là mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng để rồi chúng ta lại tiếp tục tập luyện và chiến đấu. Nói theo tu đức học, ba thù là ma quỷ, thế gian và xác thịt; nhưng kẻ thù chính yếu và nguy hiểm nhất không phải là ma quỷ, cũng không phải là thế gian mà là xác thịt (xác thịt ở đây phải hiểu là bản thân ta). Bởi vì nếu ta có thể làm chủ bản thân ta, làm chủ được xác thịt ta thì hai kẻ thù kia không có thể xâm nhập được. Nhiều khi người ta cứ đổ cho ma quỷ mọi thứ tội trên trần gian này (hễ làm điều gì sai trái là lại bảo: tại ma quỷ nó cám dỗ con!). Đúng rồi! Dĩ nhiên đó là những trò của ma quỷ. Nhưng cái đáng trách ấy là chuyện anh đã bắt tay với ma quỷ, thậm chí là anh còn mở rộng cửa ra mời nó vào nữa.
Như vậy, Mùa Chay, là mùa tập luyện, là thời gian để chúng ta biết đâu là thế mạnh, thế yếu của chúng ta. Biết thế yếu để ta cố gắng sửa chữa, khắc phục, và biết những thế mạnh để ta phát huy mà làm điểm tựa cho mình dấn thân trong tương lai. Vì mỗi người chúng ta không có những thế mạnh cũng như không có những thế yếu giống nhau: đối với những người này thì chuyện ngủ nghỉ, ăn uống là chuyện chẳng đáng phải quan tâm, nhưng đối với những người khác thì đây lại là vấn đề rất quan trọng; chuyện tiền bạc danh tiếng chẳng có gì quan trọng đối với người này, nhưng nó lại rất quan trọng đối với người anh em chị em khác... Mỗi người có những mối quan tâm khác nhau. Mỗi người phải biết lấy chính mình. Mùa Chay chính là mùa tập luyện để biết là mình mạnh hay yếu ở điểm nào. Cái hay của một nhà huấn luyện viên là ông biết quan sát và nhận ra những điểm mạnh cũng như điểm yếu của từng vận động viên và cũng biết cách giúp người ấy khắc phục nhược điểm đó và phát huy các điểm mạnh. Đây chính là vai trò của cha linh hướng. Nếu không có cha linh hướng thì ta phải ý thức rằng cần phải có Ecclesia supplet �� Giáo Hội thay thế) hay nói môt cách mạnh hơn, là Spiritus supplet �� Chúa Thánh Thần thay thế): Chúa Thánh Thần sẽ linh hướng cho anh em, làm công việc linh hướng cho anh em. Như trường hợp thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, ngài không có linh hướng; ngài nói: Chúa Kitô chính là vị linh hướng của ngài. Dĩ nhiên, chúng ta cần có vị linh hướng thực thụ vì Chúa không dùng phương thế siêu nhiên để thay thế tự nhiên khi có thể có; nhưng nếu hoàn cảnh không cho phép, thì có thể nói được rằng Chúa Thánh Thần sẽ thay thế. Điều quan trọng là chúng ta có chịu hỏi Chúa Thánh Thần không? Và rồi có lắng nghe Ngài hướng dẫn không? Để biết chỗ đó là chỗ yếu đó con, con phải sửa! Và chỗ đó là chỗ mạnh đó con, cố gắng mà phát huy!
Cầu chúc anh chị em đi vào Mùa Chay và sống Mùa Chay thật sự trọn vẹn để sau đó, mình trở thành con người tự do và thuộc về Chúa, và càng thuộc về Chúa thì càng được tự do và thanh thoát với xác thịt, thế gian và ma quỷ, và nhất là để chúng ta có thể hỗ trợ người khác trong nỗ lực trở nên người thuộc về Chúa, tự do và thuộc về Chúa trọn vẹn.
3.- Kết luận: Một con người thanh thoát để yêu thương và được yêu thương
Điều cần cảnh giác là: Chúng ta thích an toạ trên một số xác quyết của chúng ta. An toạ tức là ta tự cho là mình đã có một số vốn liếng về suy tư, về thần học tu đức, về thần học tín lý, về thần học Kinh Thánh, và ta biến tất cả những thứ đó như một “cái nệm” và ta “ngự” trên đó, không phải lo lắng, không phải di chuyển gì: “Đừng có ai động đến tôi nhé, động đến tôi là có chuyện ngay đấy!”. Có một số những người bị đông cứng trong một số những ước lệ. Đông cứng nghĩa là đã quy định với nhau như vậy rồi là cứng ngắc luôn. Thực ra, đó chỉ là những ước lệ thôi, mà đã là ước lệ, nghĩa là do mình bày ra, đặt ra, thì mình có thể sửa lại được. Vậy thì làm gì mà phải đông cứng như thế, không thể điều chỉnh gì được?
Tôi xin đưa ra cho anh chị em một hình ảnh thật méo mó để dẫn đến một kết luận sống:  Arthur Schopenhauer (1788-1860), triết gia người Đức, đã ví loài người với một đoàn nhím. Về mùa đông giá rét, các con nhím xích lại gần nhau để sưởi ấm, thì chúng lại đâm lông sắc nhọn vào nhau, thế là chúng lại bật ra. Nhưng như thế chúng lại rét. Chúng lại xích lại gần nhau và chúng lại đâm nhau, chúng lại bị bật ra khỏi nhau. Chúng cứ vào ra, vào ra đến khi nào chúng căn được khoảng cách vừa đủ để ấm và không đâm vào nhau thì mới yên. Schopenhauer bảo: Đó, loài người là như thế; họ tạo ra những thoả hiệp để sống với nhau.
Áp dụng vào đời tu của chúng ta, tôi thấy có những người, sau một thời gian tu, lẽ ra các “lông nhím” phải ngắn đi, nhưng khổ một nỗi, chúng lại dài ra, và đâm vào người ta, làm người ta cứ phải xích ra xa mình. Và khi người ta xa mình, thì lại bảo: anh em, chị em khinh bỉ tôi, xa lánh tôi… Nhưng có biết đâu rằng đó chính là tại mình. Vậy lý tưởng của đời tu là làm sao để cho những cái “lông nhím” càng ngày càng ngắn đi và bớt nhọn đi, để mọi người, nhất là anh chị em mình, có thể đến gần chúng ta và nhận được từ ta và ta nhận được từ họ, cái hơi ấm để sưởi ấm lòng chúng ta trong cái tiết đông giá rét của cuộc đời.
Nếu đã sống một Mùa Chay tốt, chúng ta trở thành một con người thanh thoát để yêu thương và được yêu thương.
                                                                                                                  
FX Vũ Phan Long, ofm
T.Anh chuyển

lundi 20 février 2023

5 façons d’utiliser votre REER et CELI autrement que pour la retraite

Vous cotisez ponctuellement ou régulièrement à votre régime enregistré d’épargne-retraite (REER) et à votre compte d’épargne libre d’impôt (CELI) depuis déjà un bout de temps? BRAVO! C’est payant d’être constant! Mais saviez-vous que ces véhicules de placement ne servent pas seulement à vous assurer un revenu de retraite doré? Voici cinq projets pouvant bénéficier de ces comptes d’investissement.

1. Achat d’une première résidence

Prévoyez-vous devenir propriétaire d’ici peu? Votre REER peut s’avérer un excellent levier afin de financer votre mise de fonds. En effet, le régime d’accession à la propriété (RAP) est un programme qui vous permet de retirer des sommes de votre REER, sans payer d’impôt, pour acheter ou construire une première habitation. Le plafond des retraits dans le cadre du RAP est de 35 000 $.


Vous avez ensuite jusqu’à 15 ans pour rembourser les montants que vous avez retirés. Votre période de remboursement débute dans la deuxième année suivant le moment où vous avez retiré les fonds de votre REER dans le cadre du RAP.

Le CELI est aussi une option intéressante. Le rendement, tout comme les retraits, est libre d’impôt. Vous pouvez retirer un montant de votre CELI pour une mise de fonds sans augmenter votre revenu imposable. De plus, contrairement au RAP, vous n’avez aucune obligation de remboursement.

Le nouveau CELIAPP

Au cours de l’année 2023 , il existera aussi le compte d’épargne libre d’impôt pour l’achat d’une première propriété (CELIAPP). Le CELIAPP sera offert aux gens qui n’ont pas été propriétaires d’une maison durant l’année d’ouverture du compte ou au cours des quatre années civiles précédentes. À l’instar du REER, les cotisations au CELIAPP sont déduites du revenu imposable.

Le plafond de cotisation annuelle déductible d’impôt sera de 8 000 $, jusqu’à concurrence d’un plafond à vie de 40 000 $. Toutefois, pour le CELIAPP, le report des droits de cotisation inutilisés sera limité à un maximum de 8 000 $ par année.

Advenant que votre projet d’achat ne se concrétise pas, vous pouvez, 15 ans après l’ouverture du compte, transférer les sommes accumulées vers votre REER ou votre FERR.


2. Un retour aux études à l’horizon?

Que ce soit pour une mise à jour ou un nouveau départ, un retour aux études engage des dépenses importantes. Vous pourriez utiliser le régime d’encouragement à l’éducation permanente (REEP) pour vous financer! Le REEP permet de retirer un montant de votre REER pour financer votre retour aux études à temps plein ou celui de votre partenaire de vie.

Le REEP est un programme qui vous permet de retirer un maximum de 10 000 $ par an et dont le plafond est de 20 000 $ pour une période de quatre ans. La somme est remboursable sur une période de 10 ans.

Le CELI vous laisse également retirer un montant sans devoir payer d’impôt. De plus, le montant retiré d’un CELI est ajouté à vos droits de cotisation inutilisés pour les années à venir.

3. Embellir votre domicile

Des rénovations, ça coûte cher. Que vous souhaitiez mettre à votre goût votre nouveau domicile ou retaper votre propriété dans laquelle vous vivez depuis plusieurs années, vous pouvez prévoir un plan d’épargne afin de financer vos projets de rénovation.

Le CELI est l’outil tout désigné. Flexible, il vous permet de retirer vos investissements à tout moment sans payer d’impôt. Un moyen efficace d’utiliser ses investissements pour redonner de la valeur à sa propriété sans piger dans la marge hypothécaire.

La planification et l’épargne, c’est rentable
Mise en situation : en vue d’un projet de rénovation important d’une valeur de 20 000 $, vous avez l’option de contribuer à un CELI ou d’utiliser la marge hypothécaire de votre propriété. Selon vous, combien pourriez-vous gagner à être prévoyant?

Coût des rénovations avec un plan d’épargne
CELI Montant

Cotisations mensuelles
Durée de l’épargne
Rendement composé espéré en $ (3 % annualisé) 310 $
60 mois
1 469 $
Coût des rénovations (total des cotisations) 18 600$
Budget potentiel disponible libre d’impôt 20 069 $

Coût des rénovations sans préparation et à crédit
Marge de crédit hypothécaire (7 % d’intérêt) Montant

Solde
Période d’amortissement
Versements mensuels nécessaires 20 000 $
60 mois
396 $

Coût des rénovations 23 770 $
Déficit budgétaire (intérêt à payer) 3 770 $

Avec une bonne planification, vous pourriez économiser 1 400 $ sur votre budget initial en cotisant à votre CELI. Le même projet pourrait être 22 % plus dispendieux en utilisant le crédit1.

4. Et pourquoi pas un voyage?


Plutôt que de remplir sa carte de crédit, vous pourriez prévoir vos voyages quelques années en avance. Ici, le CELI est encore une fois tout à fait approprié pour ce type de projet. Vous pourriez épargner chaque mois dans votre CELI et profiter de rendements à l’abri de l’impôt afin de financer votre projet. C’est plus intéressant que de payer des intérêts exorbitants à votre retour!


5. Constituer un fonds d’urgence qui croît

Que ce soit pour des dépenses non planifiées, des réparations coûteuses à votre voiture, un arrêt de travail non rémunéré ou tout autre événement, les planificateurs financiers suggèrent de se constituer un fonds d’urgence qui répond sans stress aux aléas de la vie. Votre CELI peut vous aider à affronter les imprévus : c’est un véhicule financier parfait pour un fonds d’urgence.

Bonus : en investissant votre fonds d’urgence dans un CELI, vous pouvez le faire croître à l’abri de l’impôt afin qu’il ne perde pas en valeur en raison de l’inflation.

Quels que soient vos projets, du retour aux études à la retraite en passant par l’achat d’une propriété, le Service-conseil de Services d’investissement FÉRIQUE peut vous accompagner.