dimanche 12 mars 2017

Một người đã từng khinh miệt những người đi lễ nhà thờ - bây giờ trở thành linh mục.

Một người đã từng khinh miệt những người đi lễ nhà thờ - bây giờ trở thành linh mục.



(EWTN News/CNA) Mặc dù vào lứa tuổi thanh thiếu niên, Juan Jose Martinez đã mang trong lòng mối thù hận chống lại Giáo Hội, nhưng hôm nay Juan Jose Martinez đã trở thành một linh mục và nói rằng mình đã khám phá ra “Thiên Chúa thật sự hiện hữu và muốn trở thành một linh mục của Chúa.”

Hiện nay cha Juan Jose đang phục vụ tại Giáo Phận Almeira, Tân Ban Nha, nhớ lại rằng “Vào những buổi sáng Chúa Nhật tôi thường đứng ở hành lang trên lầu nhà mình và nhổ nước miếng xuống những người đi lễ. Tôi nói với họ rằng Giáo Hội là một giáo phái chỉ muốn tiền.” 

Cha mẹ của Juan Jose không phải là người Công Giáo và cũng chẳng bao giờ dạy dỗ con mình về tôn giáo cả. Cha Juan Jose đã nói rằng thực ra mình cũng chẳng biết tại sao lại ghét đạo như vậy dựa trên cái ý niệm là Giáo Hội và Thiên Chúa chỉ là “một tổ chức đa quốc gia với nhiều chi nhánh ở khắp mọi nơi để kiếm tiến, giống một giáo phái vậy.”

“Tôi nhất định chống đạo. Tôi là học sinh đầu tiên trong trường tôi và trong thành phố Carboneras, thị trấn Almeria không bao giờ chịu học về tôn giáo và môn thay thế tôn giáo của tôi là môn Đạo đức. Cuối cùng cả lớp đều học môn Đạo đức, không còn ai học môn Tôn giáo cả.”

Cha Juan Jose đã không thể ngờ được rằng mình lại chính là người giúp các bạn cũ trở về với Giáo Hội. Cha nhớ rất rõ cái ngày đầu tiên cha tới một nhà thờ Công Giáo với ý định là đến để diễu cợt những người đã mời mình.

“Một ngày vào tháng Giêng năm 1995, một số bạn cùng lớp rủ tôi tham dự một buổi cầu nguyện Canh Tân Đặc Sủng. Dĩ nhiên tôi nói với họ là tôi không đi vì tôi không muốn họ tẩy não tôi. Nhưng họ cứ kiên trì mời tôi mãi cả tháng trời, cuối cùng thì tôi nể tình mà đi theo họ. Tôi nhớ hôm đó là vào ngày Thứ Năm của Tháng Hai, năm 1995, lần đầu tiên tôi bước vào nhà thờ.”

Một cái hộp vàng.

Khi tới nơi tôi thấy rất nhiều các bạn của tôi cũng có mặt ở đó và tôi rất đỗi ngạc nhiên là “tất cả họ đều chăm chú nhìn vào chiếc hộp vàng đặt ở phía cuối nhà thờ. Tôi không biết là hộp gì nhưng cứ nghĩ chắc là hộp đựng tiền của linh mục giáo xứ.”

Sau này tôi biết chiếc hộp vàng đó chính là Nhà Tạm.

Cha Juan Jose nói rằng mình muốn chọc quê các bạn bởi vì “tôi nghĩ họ đã bị điên rồi. Tôi muốn chọc cười họ lắm nhưng vì lịch sự nên tôi cố nén lại và tôi quyết định sẽ trở lại vào Thứ Năm tuần kế tiếp để tìm dịp diễu cợt họ.”

Và cứ thế, qua nhiều ngày Thứ Năm tham dự, cha Juan Jose đã không còn ác cảm với Giáo Hội và tôn giáo nữa.

Cha Juan Jose đã tâm sự với đài CNA rằng “Vị linh mục chính xứ lúc ấy là người rất khôn ngoan giúp đỡ mọi người và dần dần tình yêu của Chúa đã thấm nhập vào tâm hồn tôi. Và rồi vào tuổi 15, tôi bắt đầu hát lễ, điều này có nghĩa là tôi sẽ tham dự Thánh Lễ vào những ngày Thứ Bẩy. Tôi lại cảm thấy thích ngồi trước Nhà Tạm và dần dà tôi nhận ra sự hiện diện của Chúa và Chúa yêu tôi. Tôi bắt đầu yêu Chúa. Nhóm Canh Tân Đặc Sủng, nhóm mà tôi đến để diễu cợt đã giúp tôi rất nhiều.”

“Mắt tôi được mở ra và tôi đã thấy Thiên Chúa không phải là truyện thần thoại, nhưng Chúa hiện hữu, Ngài nâng đỡ và hướng dẫn tôi. Tôi cảm nghiệm rằng Thiên Chúa yêu tôi rất nhiều và chính Ngài đã gọi tôi.”

“Con là của Chúa để Chúa dùng con theo ý Ngài”

Cha Juan Jose đã được rửa tội và rước lễ lần đầu theo mong ước của ông bà nội nhưng mà vẫn chưa cảm thấy gắn bó với Chúa nhiều. Cho mãi đến khi được chịu phép Thêm Sức thì “tôi mới cảm thấy có sự hoán cải và đó chính là món quà tuyệt vời Chúa ban. Tôi đã thưa với Chúa rằng: Con là của Chúa để Chúa dùng con theo ý Ngài! Hôm ấy có sự hiện diện của mẹ tôi, nhưng cha tôi thì không đến. Đó chính là giây phút tuyệt vời trong đời khi tôi lãnh nhận Chúa Thánh Thần và biết phó thác đời mình cho Chúa.”

Thế rồi chàng thiếu niên Juan Jose đã không ngớt trăn trở với tiếng gọi để trở thành linh mục. Chàng đã thưa với Chúa rằng “Con không muốn và xin đừng quấy rầy con nữa.” Cuối cùng thì Juan Jose đã đầu hàng và quyết định theo Chúa để trở thành linh mục.

Cha Juan Jose nhớ lại vào một buổi chiều Thứ Bẩy, chàng thanh niên 17 tuổi lúc ấy, nói với bố mình là muốn đi tu. Thế là ông bố nổi giận đánh cho một trận và đe rằng “muốn chết thì hãy làm linh mục.”

Gia đình của Juan Jose không hiểu được vì sao mà ngài lại muốn trở thành linh mục. Ông bố hứa sẽ trả tiền học phí để Jose theo học đại học ở Hoa Kỳ nhưng sẽ không cho tiền nếu vào học ở chủng viện.

Trong lúc khó khăn như thế, cha Juan Jose đã nhớ lại lời cầu xin của Thánh Teresa of Avila “Xin đừng để bất cứ điều gì làm bạn bị phiền lo, làm bạn sợ hãi. Chỉ Thiên Chúa thôi mới thỏa mãn tất cả những gì bạn cần” và khi ông bố đã nguôi cơn nóng giận thì cha đến ôm hôn bố mình và nói “Con biết là bố sẽ phản ứng như thế, nhưng con cũng biết là một ngày nào đó bố sẽ hiểu.”

Đón chào.

Ông bố của Jose còn phản ứng mạnh hơn nữa là đe đọa sẽ tố cáo cha xứ nếu ngài còn tiếp tục giúp con ông suy tư về ơn gọi tu trì. “Bố tôi đã cố gắng làm mọi thứ để ngăn cản tôi, nhưng Thiên Chúa mạnh mẽ hơn nhiều.”

Để nghe lời bố, cha Juan Jose đã không vào chủng viện, nhưng bắt đầu học ngành sư phạm tại Đại Học Almeria. Qua nhiều năm kiên trì tiếp tục với ơn gọi làm linh mục, vào một ngày của tháng Năm, năm 1999, mẹ của cha báo tin là ông bố đã đồng ý cho cha vào chủng viện. Khi nghe tin vui cha đã bật khóc và “Tôi còn nhớ là khi tôi đến báo tin cho cha xứ, ngài đã ôm chầm lấy tôi.”

Thế là vào tháng Chín, năm 2000, Jose đi vào chủng viện.

Vào năm 2006, cha Juan Jose đã được thụ phong Linh Mục tại nhà thờ chính tòa Almeria, có cả bố của ngài cũng tham dự.

Cha Juan Jose chia sẻ, “Dĩ nhiên bố tôi không muốn tôi làm linh mục vì ông cố chấp lắm, nhưng khi thấy tôi hạnh phúc theo lý tưởng của mình thì bố tôi cũng phải chấp nhận dù ông không thể hiểu nổi.”

Đặc biệt là cách đây hai năm,trước khi chết, “ bố tôi đã nhận phép sức dầu cho bệnh nhân và chính tôi là người đã ban phép sức dầu cho ông.”

“Khi có ai đó nói với tôi là họ không tin vào Thiên Chúa, tôi luôn nói với họ rằng cả tôi cũng đã không tin vào Ngài. Nhưng đó là sự sai lầm của tôi bởi vì tôi đã khám phá ra niềm hạnh phúc tuyệt vời mà Thiên Chúa ban cho tôi. Nếu bạn cảm thấy không hạnh phúc, thì hãy xin Chúa giúp bạn bởi vì chỉ có Chúa mới ban cho bạn niềm hạnh phúc thật mà thôi.”

Giuse Thẩm Nguyễn


P.Anh chuyển

TIM VÀ NƯỚC

TIM VÀ NƯỚC




Khi bạn đứng, cơ thể giữ nước ở phần dưới của cơ thể, khiến chân bạn sưng lên. Khi bạn nằm xuống, cơ thể hạ xuống thấp hơn, do đó, thận thải nước dễ dàng hơn, độc tố cũng dễ dàng loại bỏ hơn.

🍀RẤT QUAN TRỌNG, xin hãy ghi nhớ:

🍁- 2 ly nước sau khi thức dậy - giúp kích hoạt các cơ quan nội tạng.

🍁- 1 ly nước 30 phút trước bữa ăn - giúp tiêu hóa.
🍁- 1 ly nước trước khi tắm - giúp giảm huyết áp.
🍁- 1 ly nước trước khi đi ngủ - tránh đột quỵ hoặc đau tim.
🍁Kết quả một số công trình nghiên cứu cho thấy trước khi đi ngủ, uống một cốc nước có thể giúp phòng ngừa chứng tai biến mạch máu não.

.🍁Trong thực tế, những trường hợp tai biến mạch máu não thường xảy ra vào sáng sớm. Sau một đêm dài cơ thể không được cung cấp nước, máu trở nên đặc hơn, và đây là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến tai biến mạch máu não.
🍁Trong một ngày, máu có lúc đặc lúc loãng, đồng thời có một quy luật nhất định. Buổi sáng, từ 4 giờ đến 8 giờ, là lúc máu đông đặc nhất, sau đó dần dần loãng ra, đến khoảng 12 giờ đêm là thời điểm loãng nhất, rồi dần dần đặc lại, và đến buổi sáng hôm sau lại lên đến đỉnh cao.
🍁Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra.

🍁Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não.

🍁Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.

LÀM SAO ĐỂ SỐNG QUA CƠN ĐAU TIM KHI BẠN Ở 1 MÌNH.

🍀Người bệnh khi lên cơn đau tim thì tim họ sẽ đập loạn nhịp, yếu. Sau đó, họ cảm thấy choáng, uể oải. Khi bắt đầu cảm thấy như thế, thì chỉ còn 10 giây nữa họ sẽ ngất.


🍁Tuy nhiên người bệnh có thể tự giúp mình bằng cách ngay lập tức ho rất mạnh, rất dài và rất sâu (như khạc đờm từ sâu trong ngực). Đồng thời, trước và xen kẽ mỗi cơn ho người bệnh hít 1 hơi thật sâu.

🍁Người bệnh cần lặp lại hít thở sâu và cơn ho như trên mỗi 2s, chỉ dừng lại cho đến khi cảm thấy tim đập trở lại bình thường và người có thể giúp đỡ đến.
🍁Hít thở sâu giúp cho oxy vào phổi nhiều hơn bình thường và mỗi cơn ho dài, mạnh, sâu giúp bóp mạnh quả tim làm cho máu lưu thông.

Một bác sĩ tim mạch nói rằng, nếu mỗi người đọc được thông tin này mà chia sẻ cho 10 người biết thì chúng ta sẽ cứu được ít nhất 1 người.

Oanh Nam chuyển

samedi 11 mars 2017

KHAI THÔNG TIM MẠCH TỪ CHANH ,GỪNG ,TỎI ,DẤM TÁO VÀ MẬT ONG

KHAI THÔNG TIM MẠCH TỪ CHANH ,GỪNG ,TỎI ,DẤM TÁO VÀ MẬT ONG



Cách làm

1. Nước chanh 1 ly (10 trái chanh xanh vắt lấy nước)
2. Gừng 1 ly (2-3 nhánh gừng lớn, rửa sạch, cắt hạt lựu)
3. Tỏi 1 ly (10 củ tỏi, bóc vỏ, các nhánh tỏi cắt nhỏ đổ đầy cup)
4. Dấm táo 1 ly (mầu vàng đậm chứ không phải loại dấm trắng)
5. Mật ong 3 ly

Cách pha chế:

Đổ tất cả hỗn hợp (1-4) vào máy xay sinh tố, xay nhừ, cho vào nồi đun sôi, vặn nhỏ lửa để cô đọng lại còn 3 ly thì lấy ra để nguội sau đó đổ thêm 3 chén mật ong vào, trộn đều cho tan rồi cho vào chai. (Lưu ý là nếu không muốn uống cả bã tỏi và gừng thì lấy rây gạn bã ra, sau đó mới đổ mật ong vào.)

Mỗi sáng sớm, uống một muỗng canh trước khi điểm tâm.
Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽn (khỏi phải đi rọi tim hay thông tim)

Dấm + mật ong cho ta một liều thuốc kỳ diệu có thể chữa được mọi bệnh tật từ ung thư tới viêm khớp.

* Đối tượng sử dụng: Hỗn hợp này dùng tốt nhất vào buổi sáng và tốt cho mọi lứa tuổi, nhất là tuổi trung niên trở lên và người bệnh muốn mau hồi phục. Người bình thường dù già hay trẻ dùng sẽ giúp giữ gìn sức khỏe vì nó giúp đào thải độc tố.
* Lưu ý: Dùng cách thuốc tây từ 1 đến 2 tiếng. Không dùng vào buổi chiều tối vì “gừng dùng vào buổi tối độc như thạch tín, dùng buổi sáng thì tốt như nhân sâm”.

Giác Hạnh

Bày tỏ phẩm chất người con Thiên Chúa

 

Bày tỏ phẩm chất người con Thiên Chúa
(Suy niệm Tin Mừng Mat-thêu (17, 1-9) trích đọc vào Chúa Nhật 2 Mùa Chay)
 
Khi nhập thể làm người, Chúa Giê-su mang dung mạo con người, mang bản tính và khuôn mặt con người, hoàn toàn trở nên người phàm, ngoại trừ tội lỗi. Vì thế, người đồng hương Na-da-rét gọi Ngài là “Bác thợ” (Mc 6,3) hay là  “con Bác thợ Giu-se, con bà Maria” (Lc 4, 22, Mt 13, 55) Ngoài ra, hầu hết người Do-thái đồng thời với Chúa Giê-su chỉ nhìn thấy khuôn mặt nhân loại của Chúa Giê-su mà thôi nên cho rằng Ngài chỉ là người phàm.
 
Nhờ cuộc hiển dung trên núi, ba môn đệ mới nhận ra Đức Giê-su là Thiên Chúa
Trước khi bước vào cuộc khổ nạn, Chúa Giê-su báo trước cho các môn đệ biết Ngài sẽ lên Giê-ru-sa-lem để hiến thân chịu chết. Lời tiên báo nầy làm cho các môn đệ bấn loạn tinh thần.
Để củng cố tinh thần sa sút của các ông, Chúa Giê-su bộc lộ cho ba môn đệ thân tín thấy chân tướng của Ngài: Ngài là Con yêu dấu của Chúa Cha.
Sự kiện nầy được thánh sử Mat-thêu thuật lại như sau:
Đức Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an tới một ngọn núi cao. Rồi Ngài biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Ngài chói lọi như mặt trời, và y phục Ngài trở nên trắng tinh như ánh sáng. Và bỗng các ông thấy ông Mô-sê và ông Ê-li-a hiện ra đàm đạo với Ngài.” … “Chợt có đám mây sáng ngời bao phủ các ông, và có tiếng từ đám mây phán rằng: "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Ngài. Các ngươi hãy vâng nghe lời Ngài!”
Vậy là nhờ biến cố hiển dung nầy, các môn đệ không chỉ nhìn thấy Chúa Giê-su là người phàm mà còn biết Ngài là Thiên Chúa.
 
Tương tự như Chúa Giê-su, bên ngoài chúng ta mang thân xác phàm trần như bao nhiêu người khác, dung mạo bên ngoài của ta, những thói hư tật xấu của ta như một lớp vỏ bọc dày che khuất dung mạo người con Thiên Chúa nơi chúng ta. Trước mắt mọi người, chúng ta chỉ là người phàm không hơn không kém. Tuy nhiên, tự bản chất, chúng ta là những người con của Thiên Chúa. Tiếc rằng bản chất người con Thiên Chúa chưa được biểu lộ nơi ta.
 
Sự kiện hiển dung của Chúa Giê-su hôm xưa nhắc nhở mỗi người chúng ta nhớ rằng chúng ta không chỉ là thụ tạo thấp hèn, mà còn là con Thiên Chúa nữa. Vì thế, phẩm chất người con Thiên Chúa nơi chúng ta cần phải được hiển dung (được bày tỏ ra), để mọi người chung quanh có thể nhận ra những nét đẹp toả sáng trong đời ta, như ba môn đệ xưa thấy Chúa Giê-su toả sáng. Chính Chúa Giê-su cũng mời gọi chúng ta toả sáng: “Anh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.” (Mt 5,16)
Ý thức mình là con Thiên Chúa để vươn lên
Một người thợ săn bắt gặp một ổ trứng phượng hoàng trong khu rừng nguyên sinh. Anh đem ổ trứng ấy về nhà, trộn chung vào ổ trứng của gà mẹ đang ấp. Mấy tuần sau, một chú phượng hoàng con xinh đẹp chào đời và được gà mẹ dẫn đi ăn chung với đàn gà con bé nhỏ.
Phượng hoàng con lớn lên bên cạnh những con gà khác, luôn nghĩ rằng mình cũng thuộc nòi giống gà như những con gà cùng lứa, cùng cào bới rác rến kiếm ăn như những con gà khác.
Cho đến một ngày kia, phượng hoàng mẹ từ trên cao thình lình đáp xuống khiến cả đàn gà hoảng hốt chạy tán loạn. Phượng hoàng mẹ tiến đến gần phượng hoàng con, tìm cách dạy cho nó biết nó không phải là chú gà tầm thường, nhưng thuộc giống nòi phượng hoàng oai phong lẫm liệt.
Thế là từ hôm đó, phượng hoàng con ngẩng cao đầu, vươn cao cổ, bắt đầu xoè cánh tập bay và chẳng bao lâu, nó xoải rộng đôi cánh, phóng mình vút lên, bay lượn giữa khung trời cao xanh lộng gió, trông thật oai hùng.
 
Ban đầu, phượng hoàng con không ý thức mình là phượng hoàng mà tưởng mình chỉ là gà, nên nó sinh hoạt như những con gà khác, suốt ngày quanh quẩn trong sân gà vịt, moi móc rác rến kiếm ăn, nhưng một khi nó phát hiện ra mình không phải là thứ gà tầm thường mà là thuộc nòi giống phượng hoàng oai vệ, thì nó từ bỏ góc sân gà vịt, từ bỏ việc moi móc bới rác để xoải cánh bay lượn trên khung trời cao rộng, thì chúng ta cũng cần phải phát hiện ra mình là người con Thiên Chúa, không để mình bị vùi dập bởi những thói hư tật xấu, không đắm mình trong lối sống ươn hèn, nhưng chuyên chăm tập rèn những đức tính tốt, trau dồi cho mình những phẩm chất cao đẹp, để sống xứng tầm với người con Thiên Chúa.
 
Lạy Chúa Giê-su,
Khi Chúa tỏ cho các môn đệ thấy vinh quang sáng ngời của Chúa trong tư cách Người Con Thiên Chúa lúc ở trên núi cao, các môn đệ hết sức phấn khởi vui mừng và thêm vững tin vào Chúa.
Xin Chúa cho chúng con cố gắng tu thân sửa mình để cho dung mạo người con Thiên Chúa nơi chúng con được toả sáng, bằng đời sống bác ái huynh đệ, bằng hành vi phục vụ và yêu thương, nhờ đó, mọi người sẽ nhận ra chúng con tốt đẹp hơn, cao cả hơn, thánh thiện hơn, xứng với tầm vóc người con Thiên Chúa.
 
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
 
 
TIN MỪNG MAT-THÊU 17, 1-9
1 Sáu ngày sau, Đức Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an là em ông Gia-cô-bê đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, tới một ngọn núi cao.2 Rồi Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng.3 Và bỗng các ông thấy ông Mô-sê và ông Ê-li-a hiện ra đàm đạo với Người.4 Bấy giờ ông Phê-rô thưa với Đức Giê-su rằng: "Lạy Ngài, chúng con ở đây, thật là hay! Nếu Ngài muốn, con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Ngài, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a."5 Ông còn đang nói, chợt có đám mây sáng ngời bao phủ các ông, và có tiếng từ đám mây phán rằng: "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người! "6 Nghe vậy, các môn đệ kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất.7 Bấy giờ Đức Giê-su lại gần, chạm vào các ông và bảo: "Chỗi dậy đi, đừng sợ! "8 Các ông ngước mắt lên, không thấy ai nữa, chỉ còn một mình Đức Giê-su mà thôi.
9 Đang khi thầy trò từ trên núi xuống, Đức Giê-su truyền cho các ông rằng: "Đừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết trỗi dậy."

Ngọc Nga-P.Anh sưu tầm

KHOAI TÂY BỌC TÔM CHIÊN GIÒN NGON MỸ MÃN

KHOAI TÂY BỌC TÔM CHIÊN GIÒN NGON MỸ MÃN

Cách làm món khoai tây bọc tôm chiên giòn ngon dành cho mọi người trong gia đình bạn vừa ăn vừa khen ngon đây.
Khoai tây là một thứ nguyên liệu khá ngon và được chế biến thành rất nhiều món và khi kết hợp với tôm mang đi chiên giòn thì chỉ có ngon mỹ mãn mà thôi. Các chị em nhà mình cùng bắt tay vào thực hiện món khoai tây bọc tôm chiên giòn này cho gia đình mình nhé.
khoai-tay-boc-tom-chien

Nguyên liệu món khoai tây bọc tôm chiên giòn

  • 8 con tôm hoặc thêm tùy thích (tôm các bạn bóc bỏ vỏ và để lại đuôi)
  • 2 củ khoai tây to
  • 10g bột năng hoặc bột bắp
  • 20g phô-mai Mozzarella
  • 1 chút muối
  • 1/2 muỗng cà phê tiêu
  • 1 quả trứng gà + 20 ml sữa tươi không đường đánh tan trong 1 cái chén
  • 1 ít đầu hành băm mhỏ
  • 1/2 chén bột chiên xù.

Cách làm khoai tây bọc tôm chiên giòn

Đầu tiên chúng ta đem khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ và luộc chín với một ít nước, sau đó vớt khoai ra rồi nghiền nhuyễn. Cho bột bắp, hành, muối, tiêu và phô-mai vào khoai tây đã nghiền rồi trộn đều.
khoai-tay-boc-tom-chien-1
Sau đó tôm đã bỏ vỏ cho vào 1 ít khoai tây nghiền đã đè dẹp, các bạn cho con tôm vào vo tròn lại
khoai-tay-boc-tom-chien-2Tiếp theo chúng ta đem nhúng khoai tây tôm vào chén trứng rồi lăn qua bột chiên xù.
khoai-tay-boc-tom-chien-3
Cho chảo chảo dầu lên bếp đun nóng, khi dầu hơi nóng thì các bạn cho khoai tây tôm vào chiên với lửa nhỏ vừa cho đến khi vỏ ngoài của thức ăn có màu vàng giòn thì vớt ra đĩa lót giấy thấm dầu.
khoai tay boc tom chien4
Vậy là các bạn đã hoàn thành xong công đoạn làm món khoai tây tôm chiên rồi đấy, các bạn bày món ăn ra đĩa và ăn kèm với sốt tương cà rất là ngon miệng đấy. Chúc các bạn thành công với món khoai tây chiên giòn này nhé.

vendredi 10 mars 2017

DÕI THEO BƯỚC CHÚA

DÕI THEO BƯỚC CHÚA


Người ta kể rằng năm ấy dù mới lên mười tuổi, cậu Chai-san đã được bố cho đi theo một đoàn lữ hành phải vượt cao nguyên trùng điệp với những đỉnh đồi, những ngọn núi vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.  Đêm đến đoàn lữ hành trú ngụ trong những chiếc lều vải thô sơ.  Một đêm nọ cậu bé Chai-san cảm thấy có một sức mạnh từ bên trong thúc đẩy cậu trốn ra khỏi lều.  Và kìa, giữa miền núi cao, bầu trời đầy trăng sao lấp lánh như bao trùm lấy cậu.  Một cảm giác hạnh phúc nhẹ nhàng xâm chiếm tâm hồn Chai-san.  Cậu có cảm tưởng như cả vũ trụ xinh đẹp này đã được tạo dựng để ban tặng cho cậu, và nó đang nâng tâm hồn cậu lên với Đấng Tạo Hóa.

Bỗng chốc bầu khí yên tĩnh và an bình bị xáo trộn vì tiếng gọi của người cha: “Chai-san, mày trốn đi đâu rồi?  Trở vào lều đi”.  Chai-san miễn cưỡng trở vào lều và tiếc nuối nói với cha: “Bố ơi, bầu trời trăng sao đẹp quá chừng!”.

Thưa anh chị em,
Trong truyền thống Thánh Kinh cũng như trong hầu hết các tôn giáo, núi cao thường được xem như là nơi gặp gỡ giữa trời và đất, giữa Thần Linh và con người.  Những mạc khải quan trọng trong Kinh Thánh đều diễn ra trên núi cao.  Môsê đã được kêu mời lên núi Sinai để gặp gỡ Giavê Thiên Chúa và đón nhận lề luật cho Dân Chúa.  Êlia đã ròng rã 40 đêm ngày lên núi Horeb để gặp Chúa.  Êlisê cũng lên núi Carmel để gặp Chúa.  Và Chúa Giêsu cũng khởi sự đời công khai bằng 40 đêm ngày chay tịnh trên núi cao, rồi trong ba năm sứ vụ, Ngài vẫn thường lặng lẽ một mình lên núi để cầu nguyện cùng Cha Ngài.

Trong Tin Mừng hôm này, Chúa Giêsu đã đưa ba môn đệ thân tín nhất lên núi Thabor để tỏ vinh quang của Ngài cho các ông.  Từ trên núi cao, Phêrô, Giacôbê, Gioan đã nhận ra được con người và sứ mệnh của Chúa Giêsu.  Từ trên đỉnh cao, các ông thấy vinh quang của ngài như một lời hứa được thực hiện, như thành tựu của một sứ mệnh, như đích điểm của một con đường, con đường thập giá dẫn đến vinh quang.

Thế nhưng, người ta không lên núi cao để ở lại đó, mà là để nhìn rõ hơn con đường phải đi.  Đối với Chúa Giêsu, con đường phải đi đó chính là con đường lên Giêrusalem với cuộc tử nạn đang chờ đợi Ngài.  Và Ngài đã xuống núi để giáp mặt với cuộc đời, để tiếp tục hành trình xuyên qua khổ nạn và cái chết thập giá.  Từ trên núi cao, Chúa Giêsu cũng muốn đưa ba môn đệ thân tín của Ngài trở lại cuộc đời, trở lại với những thử thách, chống đối đang chờ đợi trước mắt các ông.

Thật vậy, cuộc tỏ vinh quang của Chúa Giêsu trên núi đã xảy ra sau khi Phêrô tuyên xưng: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.  Lời tuyên xưng này lại gắn liền với lời Chúa Giêsu loan báo cuộc Thương Khó của Ngài và kèm theo lời mời gọi: “anh em hãy bỏ mình, vác thập giá đi theo Thầy” (Mt 16,24).  Vậy là đúng vào lúc các môn đệ đã nhận ra Chúa Giêsu là Đức Kitô, là Đấng Cứu Thế, thì trước mắt các ông hình ảnh một Đấng Cứu Thế oai hùng lẫm liệt theo các ông quan niệm, bắt đầu tan biến, để hiện ra một Đấng Cứu Thế đau khổ, bị đày đọa, bị khai trừ, bị giết chết.  Hình ảnh đó thật là khó hiểu đối với các môn đệ, vì lòng tin của các ông còn mộc mạc, phàm tục.  Cho nên, chẳng lạ gì, Phêrô đã lên tiếng khuyên can Chúa Giêsu đừng đi theo con đường đau khổ đó làm gì.  Nhưng thật không may cho ông, vì Chúa Giêsu cứ khăng khăng một mực, lại còn quay sang mắng ông: “Satan, cút đi!”  Vì ông đã tự đồng hóa với Satan cám dỗ Chúa trong sa mạc.

Rồi bây giờ thì lại cũng chính Phêrô đã dám đề nghị cắm lều ở lại trên núi Thabor, vì ở đây sướng quá, khỏi phải đi qua con đường đau khổ mà ông đã khuyên can Thầy.  Nhưng rồi, mở mắt ra, ông thấy chỉ còn một mình Chúa Giêsu trên đỉnh núi.  Ánh sáng rực rỡ đã tan biến, và Chúa Giêsu còn đánh thức các ông dậy, giục các ông xuống núi, đi lên Giêrusalem với Ngài để chịu tử nạn như Thầy đã báo trước.

Chính trong giờ phút biến hình rực rỡ vừa rồi, ông Môsê và ngôn sứ Elia đã đàm đạo với Chúa Giêsu về “cuộc ra đi” Ngài sắp hoàn thành tại Giêrusalem, và tiếng Chúa Cha phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hết lòng quý mến.  Các ngươi hãy vâng nghe lời Ngài”.  Lời đó chính là để công nhận, để tán thành bước đường vượt qua đau thương của Chúa Giêsu, và mời gọi các môn đệ hãy đi theo Thầy.  Vì thế, mấy Thầy trò lại xuống núi.  Và Phêrô cũng như các môn đệ khác phải đi theo sau Thầy qua con đường khổ nạn thập giá mới đến ánh sáng vinh quang Phục Sinh.

Không phải không có lý do mà phụng vụ năm nào cũng đặt bài Tin Mừng Chúa hiển dung sáng láng hôm nay vào giữa Mùa Chay.  Giáo Hội muốn đưa chúng ta lên núi, hé mở cho chúng ta chiêm ngưỡng một chút vinh quang phục sinh của Chúa Giêsu, để chúng ta thêm tin tưởng vào Ngài, để chúng ta có những giây phút nghỉ ngơi lấy sức trước khi xuống núi, trở về với cuộc sống bình thản trên các nẻo đường phẳng lặng hay đầy sóng gió đưa đến núi Can-vê.  Chúng ta cần được Chúa đến gần, đưa tay đập vào người như “đã đến gần, vỗ vào người các môn đệ”, để thức tỉnh chúng ta, để chúng ta biết chuẩn bị sẵn sàng đón nhận mọi gian nan đau khổ trên đường đời.

Con đường Thương Khó của Chúa khởi đầu từ khi Ngài xuống núi.  Rồi đây, Ngài cũng sẽ biến hình “không còn hình tượng người ta nữa”, để dạy chúng ta biết phải đi qua con đường thập giá mới đến vinh quang khải hoàn sống lại.  Trong ngôn ngữ La-tinh, người ta chơi chữ: “Per crucem ad lucem”, nghĩa là “qua thập giá đến ánh sáng”.  Qua Thứ Sáu Tử Nạn mới đến Chúa Nhật Phục Sinh.  Đường thánh giá không dừng lại ở nấm mồ, nhưng mở ra trong niềm vui tưng bừng của ngày sống lại.  Đó là quy luật của muôn đời.

Trong cuộc hành trình đức tin của chúng ta, cũng có những giây phút chúng ta được đưa lên núi cao để gặp Chúa, núi cao của Thánh lễ, núi cao của những giờ phút dành cho việc cầu nguyện.  Nhưng chúng ta không lên núi để ở đó mãi, mà là để trở lại với cuộc đời với muôn thử thách, đắng cay, với những gặp gỡ từng ngày.  Chấp nhận cuộc sống với tinh thần lạc quan, chấp nhận chiến đấu mà không buông xuôi bỏ cuộc, sống như thể là tiếp tục con đường Chúa Giêsu đã đi qua.  Chấp nhận những người anh em chúng ta gặp gỡ trên đường đi, chấp nhận những khác biệt, những bất toàn của người anh em cùng đồng hành, sống như thể là dõi bước theo đường Chúa đã đi qua.
 Xin ánh sáng Phục sinh của Đức Kitô luôn dẫn bước chúng ta trên đường, để chúng ta biết đón nhận và sống trọn từng phút giây cuộc sống.  Xin ánh sáng Phục Sinh của Đức Kitô chiếu dọi và hướng dẫn cuộc hành trình đức tin của chúng ta được tiếp tục trên dấu chân của Ngài.


R. Veritas
NGỌC NGA sưu tầm

Cách làm nước mắm chay ngắn hạn, đơn giản

Nguyên liệu đơn giản, cách chế biến lại giản đơn, bạn có thể tạo nước mắm chay chỉ trong thời gian ngắn. Đối với ai ăn chay thì đây là món không thế thiếu.



Nguyên liệu:

– 2 trái thơm.

– 100g đường trắng.

– 150g muối hột.

– 100ml nước tương.

Cách làm:

Bước 1:
Chuẩn bị sẵn sàng muối hột, đường và nước tương.

Thơm gọt vỏ, cắt sạch mắt. Cắt miếng to và bỏ lõi.

Bước 2:
Cho thơm vào nồi cùng 1.5 lít nước lọc, 100gr đường, 150gr muối hột và 100ml nước tương nấu 1 trong 1 tiếng đồng hồ.

Bước 3:



Sau khi nấu 1h tắt bếp, để nguội và dùng bông gòn hay khăn lọc 2-3 lần để loại bỏ tạp chất.
Sau đó để nguội và cho vào lọ hoặc dùng dần. Lọ/chai phải được khử trùng bằng nước nóng và để ráo trước khi cho nước mắm vào.





Nước mắm chay có thể dùng như một loại nước chấm thông thường, có thể chấm hoặc trộn với thức ăn tùy theo loại món nhé! Bạn có thể nêm nếm lại cho phù hợp với mỗi món ăn là hợp lý nhất đấy!
Myeva.vn
Theo Cooky.


Phạm Anh sưu tầm

jeudi 9 mars 2017

THA THỨ


THA THỨ

Có một phụ nữ Mỹ gốc Do Thái tên là Ross Price đã bị Đức Quốc Xã giam giữ tại trại
Robincaz và sau đó chuyển đến trại Darkham. Năm 1945, khi quân đội đồng minh giải phóng
Âu Châu, Ross Price được may mắn còn sống sót và định cư tại Hoa Kỳ. Bà Ross Price
vẫn luôn nhớ đến những năm tháng đầy kinh hoàng ở trại tập trung.

Một đêm Giáng Sinh nọ, bà không thể tưởng tượng được rằng, chính những người lính
Đức và các cai ngục mừng lễ Giáng Sinh một cách vui vẻ trong những bài hát của họ có
 tên của Đấng Cứu Thế mà dân Do Thái hằng mong đợi. Bà tự nghĩ, vị cứu tinh mà
Thiên Chúa đã hứa cho dân tộc bà, Ngài đang ở đâu, sao Ngài không đến tiêu diệt quân
tàn bạo dã man kia?

Thế rồi năm 1980, người ta mời bà đến Berlin để phát biểu nhân một cuộc tập họp để lên
 án Đức Quốc xã. Sau khi qùy gối cầu nguyện lâu giờ, người đàn bà đã nhận lời. Năm 1981,
 bà đã có mặt tại chính sân vận động Berlin. Trước một cử toạ gồm 40 ngàn người, bà Ross
 Price đã kể lại chuỗi ngày của bà trong các trại tập trung. Kết thúc chứng từ, bà trích đọc lời
tiên tri Isaia 53: "Đẹp thay những bước chân người sứ giả đã loan báo Tin Mừng... Chính
 những nỗi khổ đau của chúng tôi mà Người đã gánh chịu, và Ngài đã hiến thân chiu chết
và đã bầu cử cho những tội nhân."


Bà Ross Price thuật lại rằng khi bà trở về chỗ ngồi thì có một số người đến gần bà bằng
một giọng rất cảm động van xin bà như sau:


- "Chúng tôi chính là những người canh tù tại các trại tập trung. Bà có thể tha thứ cho
 chúng tôi không?"


Bà Ross Price trả lời trong nước mắt:


- "Nếu Thiên Chúa đã tha thứ cho tôi bằng cái chết con Ngài, tại sao tôi lại không tha thứ
cho các ông?"


Một người đàn ông đã quì khóc dưới chân bà. Từ lúc đó, bà Ross Price không còn nghi
ngờ gì về Chúa Kitô nữa.


***


Tha thứ là thể hiện cao cả nhất của tình yêu. Yêu thương đồng nghĩa với trao ban. Con
người có thể cho đi của cải mình, con người cũng có thể trao ban chính mạng sống mình
vì người mình yêu. Nhưng tha thứ còn hơn cả trao ban chính mình, vì tha thứ là trao ban
cho kẻ thù của mình. Tha thứ quả thật là trao ban hai lần. Spaak có nhận xét rằng: "Dưới
mắt tôi, tha thứ là nhân đức cao đẹp nhất trong các nhân đức” thánh Gandhi cũng khuyên
 chúng ta: "Luật vàng của xử thế là biết tha thứ cho nhau."


Khi tự hiến trên thập giá Chúa Giesu đã thể hiện trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa đối với
con người. Ngài đã tha thứ cho những kẻ hành hạ Ngài. Đó là nét cao cả nhất trong dung
 mạo của Chúa Giêsu. Con người sẽ cảm thấy gần gũi với Ngài khi họ sống yêu thương.
Nhưng con người sẽ nhận ra được dung mạo đích thực của Ngài khi họ biết tha thứ.

Qua cử chỉ tha thứ, con người như cảm thấy mình được lớn lên, được tái tạo trong cuộc
sống mới. Đó là ơn cao trọng nhất mà Đấng cứu thế mang lại. Ngài là Đấng Cứu Độ nhân
loại vì Người đã tha thứ cho con người và mang lại cho con người một cơ hội để đổi mới.
Mỗi một hành động tha thứ là một cuộc Phục sinh.

***

Lạy Chúa, tha thứ là điều khó khăn nhất trong cuộc sống; Không có ơn Chúa con không thể
tha thứ cho anh em con. Xin ban cho con luôn biết vượt qua những trở ngại để thực thi sự
tha thứ, và không ngừng cảm nhận được ơn tha thứ của Chúa. Amen!


Thiên Phúc

Ngọc Nga sưu tầm