vendredi 30 mai 2014

Người Âu châu có quyền yêu cầu Google xóa thông tin tìm kiếm trên mạng

Google hôm thứ Năm bắt đầu cho phép công dân châu Âu yêu cầu xóa bỏ những kết quả tìm kiếm gây lúng túng hay xúc phạm về cuộc sống cá nhân của họ.

Quyết định này được đưa ra theo quy định quan trọng của tòa án tối cao châu Âu trong tháng này là các cá nhân có “quyền được quên đi” trên mạng.

Người dân Âu châu từ 32 quốc gia bây giờ có thể truy cập vào một mẫu đơn trên mạng để đưa ra những đường dẫn mà họ muốn xóa và tại sao các kết quả “không phù hợp, lỗi thời hoặc những lý do bất xứng khác”.

Các nhân viên của Google sau đó sẽ quyết định liệu có lợi ích chung trong việc giữ lại các đường dẫn liên kết hay xóa bỏ chúng khỏi các kết quả tìm kiếm ở châu Âu hay không.

Google không cho biết sẽ mất bao lâu để các kết quả này biến mất. Hàng ngàn yêu cầu xóa bỏ đã được đưa ra kể từ khi có quy định trên.

Hiện nay, Google nói các kết quả tìm kiếm chỉ thay đổi ở châu Âu. Nó vẫn được nhìn thấy nếu quy định cũng tạo ra các quyết định tương tự ở những nơi khác.

Chủ tịch điều hành của Google Eric Schmidt nói ông thất vọng về quyết định của Tòa án Tư pháp của Liên hiệp Âu châu, nhưng nói rằng ông sẽ làm việc với giới hữu trách để thực thi phán quyết.

Công ty có trụ sở tại California này đã thành lập một ủy ban cố vấn, gồm những nhà điều hành của Google và các chuyên gia bên ngoài, để đối phó với việc làm thế nào để cân bằng giữa quyền riêng tư với quyền của công chúng trong việc truy cập thông tin.

mardi 27 mai 2014

Thế Giới Trong Tăm Tối

 

27 Tháng Năm
Thế Giới Trong Tăm Tối
 
Một cuốn phim mang tựa đề: "Thế giới trong tăm tối" diễn tả câu chuyện một nhà khảo cổ danh tiếng tổ chức cuộc khai quật khoa học ở Giêrusalem. Ngọn đồi Calvariô được cẩn thận đào bới, kể cả những phiến đá và hang động của một nghĩa trang bên cạnh cũng được thăm dò, khám phá kỹ lưỡng, vì theo Phúc Ăm thánh Gioan, xác của Chúa Giesu được chôn cất trong một phần mộ gần nơi ngài bị xử án tử hình thập tự.
Sau bao công khó đào xới, khám sát, một ngày kia nhà khảo cổ tuyên bố: "Tôi đã tìm được xác ông Giêsu" và ông tổ chức một cuộc họp báo rầm rộ với nhiều phóng viên và nhiếp ảnh viên, dể trình bày thành quả mỹ mãn của bao ngày tháng đào xới, khảo cứu vất vả. Ông đã trưng dẫn trước mắt mọi người một xác đã khô đét, nhưng còn có thể nhận ra tay chân của xác này bị đâm thủng, cạnh sườn bị đâm thâu, có cả những dấu chứng tỏ thân xác này bị nhuộm máu qua những tấm khăn quấn liệm xác.
Cuốn phim quay cảnh mọi người im lặng theo dõi lời thuyết trình của nhà khảo cổ, tình cờ có một phụ nữ phát biểu lớn tiếng: "Ðây là một sự thật hiển nhiên: ông ta đã bị đóng đinh, chết và được xác táng". Và nhà khảo cổ tiếp lời: "Vâng, đúng thế, chết và được an táng, nhưng... làm gì có chuyện phục sinh. Xác ông ta vẫn còn nằm đây".
Tiếp đến cuốn phim diễn tả hậu quả của cuộc tìm được xác ông Giêsu của nhà khảo cổ này: không ai còn mừng lễ Phục Sinh nữa, một vị linh mục tắt ngọn đèn chầu, cất Mình Thánh Chúa và đóng cửa nguyện đường, chuông các nhà thờ im tiếng, các nữ tu cởi khăn trùm đầu, thánh giá tại nhiều nơi bị hạ xuống, đèn bên những ngôi mộ bị dập tắt. Bóng tối chìm đắm trong màn đêm u tối dày đặc.
Cuốn phim kết thúc bằng cảnh chính nhà khảo cổ đang hấp hối. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông ta đã thú nhận: "Tôi đã đánh lừa thế giới, chính tôi đã làm xác giả của ông Giêsu và bí mật đặt vào trong mộ mấy năm trước khi tôi khởi sự đào bới tìm xác Ngài".
Sau lời tuyên bố đó là cảnh hàng ngàn người tuôn đến mộ thánh ở Giêrusalem như chúng ta chứng kiến hằng năm trong tuần thánh. Những ngọn nến được thắp lên và những tín hữu đã mang những ngọn nến được thắp sáng, ngọn nến của niềm hy vọng, đi khắp nơi để soi sáng những con đường tăm tối. Chuông các nhà thờ ngân vang như báo tin: Chúa Giêsu đã Phục Sinh, tình yêu mạnh hơn hận thù, sự sống mạnh hơn cái chết.
Cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu không chỉ liên hệ đến cuộc đời của Ngài, nhưng nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của toàn thể nhân loại cũng như ảnh hưởng mật thiết đến cuộc sống, đến lòng tin và niềm hy vọng của chúng ta.
Chúng ta hãy chung lời cầu nguyện cho nhau và với nhau để mỗi người trong chúng ta được cùng chết, cùng an táng với Chúa Giêsu cho con người cũ ích kỷ và tội lỗi của chúng ta. Chết thật sự để chúng ta cùng sống lại với Chúa Giêsu trong một con người hoàn toàn mới, con người Phục Sinh.
 
Chén cơm trong ngày

samedi 26 avril 2014

Chớ là Kitô hữu dơi sợ ánh sáng

 
 "Chớ là Kitô hữu dơi sợ ánh sáng"
2014-04-24 Radio Vatican
(RV) Chúng ta chớ biến mình thành "Kitô hữu dơi" sợ niềm vui Phục Sinh và sống như thể đi đưa đám, có Chúa Phục Sinh luôn ở với chúng ta mà. Trong thánh lễ cử hành sáng thứ năm tại nhà nguyện Nhà Thánh Mácta, ĐTC Phanxicô đã đưa ra lối nói mới rất tượng hình này. Tin Mừng trong ngày kể lại việc Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra với các môn đệ. "Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma". Chúa Giêsu cố gắng làm cho họ hiểu những gì họ thấy là việc thật. Chúa mời họ rờ vào người mình và xin họ dọn cho ăn. Chúa muốn dẫn họ đến "niềm vui Phục Sinh, niềm vui có Chúa ở với họ".  
ĐTC nhận xét: nhưng các môn đệ "không thể tin được, vì các ông sợ niềm vui". Đó là bệnh của người Kitô hữu, ĐTC giải thích, chúng ta sợ niềm vui. Chúng ta muốn nghĩ như thế này hơn: 'Vâng, đúng, có Thiên Chúa, nhưng Người ở đó đó. Chúa Giêsu Phục Sinh ở đó đó. Dù sao cũng phải có khoảng cách một chút chứ. Chúng ta sợ ở gần bên Chúa Giêsu vì điều này làm chúng ta vui. Và chính vì vậy mà chúng ta có quá nhiều Kitô hữu có bộ mặt như đi đưa đám, đúng không? Họ sống như thể đi đưa đám ma triền miên. Họ thích nỗi buồn hơn niềm vui. Họ không thích ở trong ánh sáng của niềm vui, chỉ thích ở trong bóng tối, như những con vật chỉ có thể ra ngoài khi trời tối, chứ không thể ra ngoài ban ngày khi có ánh sáng, không, vì chúng sẽ không thấy gì. Như những con dơi vậy đó. Và chúng ta có thể khôi hài một chút mà nói có những Kitô hữu dơi, thích bóng tối hơn ánh sáng của Chúa khi Người hiện diện".
Chúa Giêsu ban cho chúng ta niềm vui được là Kitô hữu
"Nhưng với sự Phục Sinh, ĐTC nói tiếp, Chúa Giêsu ban cho chúng ta niềm vui: niềm vui được là Kitô hữu, niềm vui được theo sát Chúa, niềm vui được đi trên con đường các Mối Phúc Thật, niềm vui được ở với Chúa". "Còn khi niềm vui đó đến với chúng ta, thường là chúng ta rụng rời tay chân, hoặc chúng ta kinh hồn bạt vía, hoặc chúng ta tưởng mình thấy ma. Trong khi đó đúng ra chúng ta phải nói chuyện với Chúa Giêsu". "Bạn có nói chuyện với Chúa Giêsu không? Bạn có thưa với Chúa: 'Con tin Chúa đang sống, Chúa đã sống lại, Chúa đang ở gần bên con, Chúa không bỏ rơi con?' Đời sống Kitô hữu phải là cuộc đối thoại với Chúa Giêsu như thế, vì Chúa Giêsu luôn ở với chúng ta, Chúa luôn ở gần những vấn đề, những khó khăn, những việc làm tốt của chúng ta".
ĐTC Phanxicô còn tuyên bố: "Rất nhiều khi người Kitô hữu chúng ta không cảm thấy vui, vì chúng ta sợ". "Chúng ta là những người Kitô hữu đã bị thập giá quật ngã". "Ở nước tôi, ĐTC nói thêm, có câu châm ngôn như sau: 'Người bị phỏng vì sữa sôi sau đó sẽ khóc khi thấy con bò cái". Những người Kitô hữu đó đã bị phỏng với thảm kịch của thập giá và họ nghĩ: "Không, chúng ta phải dừng tại đây thôi; Chúa ở trên Trời, như thế tốt lắm rồi, Chúa đã sống lại, nhưng thôi xin Chúa đừng đến đây một lần nữa, vì chúng con sẽ không chịu nổi đâu". "Vậy chúng ta hãy xin Chúa mở lòng trí chúng ta để có thể hiểu Chúa là một thực tại sống động, Chúa đang ở với chúng ta, Chúa đang đồng hành với chúng ta, Chúa đã chiến thắng sự chết. Chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta ơn không sợ niềm vui".

jeudi 24 avril 2014

.Butterfly World Fort Lauderdale Florida