mardi 22 mai 2018

Tiết lộ bí mật chiếc váy và nhẫn tưởng của tân công nương Anh Meghan

Đám cưới của Hoàng tử Harry và công nương Meghan đã được diễn ra trong sự háo hức chờ đợi của nhiều người hôm 19/5. Chiếc váy cưới mà tân công nương được giữ bí mật cho đến phút cuối cùng. Chiếc váy cưới đơn giản mà công nương Meghan sẽ diện trong ngày trọng đại chính là điều làm công chúng tò mò nhất.Nó ẩn chứa nhiều điều bí mật đằng sau.



Ý nghĩa phía sau chiếc váy cưới
Tân Công nương nước Anh bước vào nhà nguyện thánh George trong chiếc váy cưới của nhà mốt cao cấp Givenchy do NTK Clare Waight Keller thiết kế. Điều bất ngờ là Waight Keller không nằm trong danh sách những cái tên nóng như: Ralph & Russo, David Emanuel hay Stella McCartney.



Tổng thể váy cưới của Công nương Meghan.

Điện Kensington cho biết sau khi gặp gỡ NTK Waight Keller vào đầu năm 2018, Meghan đã chọn làm việc với bà vì “gu thẩm mỹ không chịu ảnh hưởng của thời gian, cách thiết kế thanh lịch, hoàn hảo” của bà, và phong thái làm việc thoải mái.

Meghan và Keller cùng nhau làm việc chặt chẽ trong quá trình thiết kế. “Áo cưới thể hiện vẻ thanh lịch tối giản, khi nhắc đến những tiêu chuẩn của nhà mốt cao cấp Paris thành lập vào năm 1952 và chứng minh tay nghề xuất sắc của nhà mốt này ”. - Điện Kensington cho hay.



Chiếc váy cưới được khen ngợi khi đề cao sự đơn giản, tinh tế.

Váy cưới được thực hiện bằng sáu đường nối, trong khi dáng áo kéo dài về phía sau nơi đuôi áo rủ xuống tạo thành những nếp gấp mềm mại, tùng váy có ba lớp lót từ chất liệi silk organza. NTK Waight Keller đã khai thác chất liệu silk cady vì cả Meghan và Keller đều muốn gam màu “trắng tinh khôi” để đem đến sự hiện đại tươi mới cho áo cưới.

Waight Keller cũng thiết kế khăn voan lấy cảm hứng từ loài hoa đặc trưng của từng nước thuộc Khối thịnh vượng chung. Công nương Meghan muốn tất cả 53 nước thuộc Khối thịnh vượng chung có mặt trong hành trình của cô thông qua lễ cưới.


Bảng phác thảo cho thấy rõ hoa văn của chiếc mạng phủ mặt.

Điều đó không có gì là ngạc nhiên, bởi hoàng tử Harry và Meghan sẽ làm việc sát sao để tăng cường các mối quan hệ với các nước thuộc Khối thịnh vượng chung – các nước từng là một phần của đế chế Anh – trong suốt cuộc hôn nhân của họ. Hoàng tử Harry gần đây đã được bổ nhiệm làm đại sứ thanh niên Khối thịnh vượng chung.

Khăn voan dài 5 mét, được làm từ silk tulle và được trang trí bằng các bông hoa thêu tay làm bằng chỉ silk và organza. Các bông hoa được thiết kế phẳng, trong không gian ba chiều nhằm tạo nên một chiếc áo cưới độc đáo và trang nhã. Các thợ thủ công đã dành hàng trăm giờ đồng hồ để khâu tỉ mỉ và cứ 30 phút thì phải rửa tay một lần để giữ cho silk tulle và các sợi chỉ sạch sẽ tuyệt đối.



Có thể thấy rõ rằng chiếc mạng phủ mặt chính là điểm nhấn của bộ trang phục cưới.

Bên cạnh các bông hoa đặc trưng của Khối thịnh vượng chung, Meghan còn chọn 2 loại hoa mà mình ưa thích, đó là: Wintersweet (một loài mai), trồng ở các khu vườn của điện Kensington ngay phía trước Nottingham Cottage, nơi hai vợ chồng sinh sống, và California Poppy (một họ hoa anh túc) bông hoa đặc trưng của tiểu bang California, quê nhà của Meghan.

Được đặt đối xứng ở phía trước của khăn voan là những bông lúa mì được đan xen vào các bông hoa nhằm tượng trưng cho tình yêu và lòng khoan dung.

Chiếc nhẫn của mẹ chồng quá cố

Ngoài chiếc vương miện kim cương của Hoàng hậu Mary được thực hiện vào năm 1932, lấy cảm hứng từ trâm cài đầu có từ thời 1893 thì chiếc nhẫn cưới của Meghan cũng là điểm gây chú ý vì đây chính là chiếc nhẫn của Công nương quá cố Diana - mẹ của Hoàng tử Harry.

Để bày tỏ lòng tôn kính của mình đến mẹ chồng quá cố, Meghan đã đeo chiếc nhẫn của Công nương Diana khi thay chiếc váy cưới thứ 2. Chiếc nhẫn ngọc lục bảo dường như là món quà mà Diana muốn Hoàng tử Harry trao tặng cho vợ của anh.



Chiếc nhẫn ngọc lục bảo trên tay Meghan được xem là một món quà cưới từ mẹ chồng quá cố.

Chiếc này được Công nương Diana mang lần đầu tiên vào năm 1996, sau khi ly hôn Hoàng tử Charles. Sau ly hôn, Diana cảm thấy bản thân không còn phù hợp đeo nhẫn sapphire (chiếc nhẫn được Công nương Kate mang sau này), nên đã chọn một chiếc khác phù hợp hơn.

Grant Mobley, nhà chế tác kim hoàn và giám đốc tại Pluczenik, nói với trang The Express: "Bà ấy luôn chọn đồ trang sức kim cương một cách có chủ ý và đảm bảo rằng những món trang sức đó mang kỷ niệm đáng nhớ trong từng khoảnh khắc". Hiện tại, có người sẵn sáng chi trả 100.000 đô la (hơn 2 tỷ đồng) cho một chiếc nhẫn tương tự với chiếc nhẫn của Công nương quá cố.



Công nương Diana mang chiếc nhẫn này lần đầu tiên vào năm 1996.

Sau cái chết bất ngờ của Diana, trong di nguyện bà có nói rằng sẽ để lại 28 triệu đô la và toàn bộ trang sức cho các con trai để làm quá cưới sau này. Hoàng tử Harry ban đầu chọn một chiếc nhẫn sapphire và Hoàng tử William chọn một chiếc đồng hồ Cartier.

Tuy nhiên khi Hoàng tử William cầu hôn Kate Middleton, Hoàng tử Harry đã nhường cho anh trai mình chiếc nhẫn sapphire để dành làm quà cưới. Điều đó có nghĩa là Công nương Kate sở hữu chiếc nhẫn sapphire kèm kim cương 12.000 carat trị giá 404.000 đô la (hơn 8 tỷ đồng), trong khi Harry sử dụng một chiếc nhẫn kim cương khác để đính hôn với Meghan. Ngoài chiếc nhẫn kim cương đó, bây giờ còn xuất hiện thêm chiếc nhẫn ngọc lục bảo này.



Chiếc nhẫn sapphire được Công nương Kate thừa kế trước đó.

Vào thời điểm đính hôn, Meghan đã được hỏi về việc tôn vinh Diana vào ngày trọng đại, cô trả lời: "Điều quan trọng nhất đó chính là bà (Diana) là một phần của chúng tôi.


NGUỒN

samedi 19 mai 2018

Lễ CHÚA THÁNH THẦN -B- 20-5-2018

Anh em hãy lãnh nhận thánh thần

Lễ CHÚA THÁNH THẦN -B- 20-5-2018
CVTĐ 2: 1-11; T.vịnh. 103; I Côrintô 12: 3b-7, 12-13; Gioan 20: 19-23
m: Jude Siciliano, OP

Tôi sống trong một cộng đoàn anh em dòng Đaminh. Giống như bạn và gia đình của bạn, chúng tôi có những thói quen của cộng đoàn: Như mỗi đêm sau giờ kinh tối và trước khi ăn tối, thì cùng nhau ngồi xem tin tức thế giới lúc 5:30 chiều. Tôi không biết tại sao chúng tôi làm như thế, có lẻ do tin tức những ngày này thật khủng khiếp! Quá nhiều đau khổ cho hàng triệu người - chúng tôi thường thở dài ngao ngán. Chắc các bạn cũng làm như thế phải không?

Các quảng cáo, rất nhiều, không cho chúng tôi nghỉ ngơi. Chúng tôi thường xuyên bình luận về tất cả những loại thuốc được quảng cáo dành cho chữa bệnh, hoặc cho người cao tuổi – Hình như các quảng cáo đó được gửi đến chúng tôi để nhắc nhở chúng tôi rằng chúng tôi đang già đi! (Ai mà cần được nhắc nhở!) Đôi khi tôi nghĩ tôi cần có một bằng dược sĩ để hiểu được những quảng cáo đó. Họ cho biết các tác dụng phụ của các thứ thuốc nhiều hơn là mô tả về thuốc và các lợi ích suy diễn của nó. Sau khi xem những quảng cáo đó, tôi nghĩ chúng ta nên tìm một chứng từ chính thức của ngành

Một số quảng cáo cũng khá bắt mắt; giống như một người phụ nữ nằm trên ghế sofa với một con voi đang ngồi trên cô. Chúng tôi biết rằng cô ấy bị bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính. Tôi không bao giờ biết bệnh đó là gì.

Có nhiều quảng cáo nói về chữa trị bệnh khó thở - hen suyễn, phế nang bị lổ rò, hoặc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính. Quảng cáo hiển thị (và những tường thuật của người dùng) rằng bệnh phổi này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ; họ có ít năng lực hơn và bị giới hạn không gian cư ngụ, giới hạn những nghành nghề làm việc. Cuộc sống bị hạn chế. Không cần quảng cáo trên truyền hình, chúng ta cũng biết hơi thở rõ ràng là quan trọng phải không? Ngay cả khi chúng ta chỉ bị cảm lạnh hoặc viêm phế quản, chúng ta cũng thấy khó thở, và có thể hạn chế các việc làm hàng ngày của chúng ta.

Hơi thở là một biểu tượng cho Chúa Thánh Thần trong Kinh Thánh. Kinh Thánh bắt đầu với câu chuyện của Chúa thổi hơi vào đất sét để tạo dựng nên con người đầu tiên. Loài người chúng ta bắt đầu từ hơi thở "ban sự sống" của Thiên Chúa và mỗi hơi thở của chúng ta là hồng ân của Ngài. Chúng ta hít vào, chúng ta thở ra - sống được là nhờ hơi thở của Thiên Chúa trong chúng ta. Điều này gợi cho chúng ta một tên khác của Chúa Thánh Thần - "Hơi thở Thánh của Đức Chúa".

Khi Chúa Jêsus chịu chết, cộng đoàn các môn đệ bị tan vỡ. Mặc dù tin Ngài sống lại, chúng ta thấy các môn đệ của Ngài mất hơi thở của niềm tin trong căn phòng đóng kín cửa và sợ hãi lo âu. Vào ngày phục sinh, Chúa Jêsus đã hiện hữu trong tâm trí họ khi Ngài mời gọi họ đi theo Ngài. Họ sẽ không thể loan bào tin mừng Ngài Phục Sinh nếu họ sống trong căn phòng kín cửa, mất hơi thở vì sợ hãi.

Khi Đức Kitô phục sinh hiện ra trước mặt họ, Ngài làm dịu đi nỗi sợ của họ bằng cách chúc bình an: "Bình an cho anh em" Đó là một hành vi tha thứ vì họ không ở với Ngài khi Ngài cần đến họ. Đó là hồng ân đầu tiên mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta mổi khi chúng ta tham dự bí tích Thánh Thể - món quà của hòa bình. Khi Ngài nói, "Bình an cho anh em" một lần nữa. Tại sao Ngài lại nói hai lần? Ngài có ý gì muốn nói với các môn đệ. Ngài sắp gửi các ông ra đi vào một thế gian không thân thiện đầy thù nghịch để chia sẻ lòng thương xót của Ngài. Thử nghỉ họ sẽ phải tha thứ cho kẻ thù, và loan báo tin mừng bằng lời nói và hành vi của họ để minh chứng tình yêu của Thiên Chúa cho tất cả mọi người. Thật vậy, tất cả mọi người: ngay cả những người buôn bán ma túy? Ngay cả các tù nhân tại nhà tù liên bang gần đó của chúng ta? Ngay cả những người đã làm hại chúng ta? Và còn bao nhiêu người khác nữa.

Tôi nghỉ rằng, khi các tông đồ được Chúa Giêsu giao cho nhiệm vụ đầy thử thách, họ thở hắt ra và cảm thấy hụt hơi. Một hơi thở hắt không có thuốc men nào có thể chữa khỏi. Những gì họ cần là bắt đầu một đời sống mới. Họ cần một hơi thở tiếp thêm sinh lực từ Thiên Chúa để ban năng lực cho họ. Điều họ cần là Đấng Tạo Hóa thổi hơi thở của Ngài trở lại vào đất sét vô hồn (là các môn đệ và chúng ta) để tạo ra các môn đệ trung thành của Chúa Giêsu – thành những con người mới - thành một cộng đoàn những người nhiệt tình, năng động và biết định hướng cho sứ mệnh mà Chúa Giêsu đã giao cho họ.

Nhiệm vụ của giáo hội không phải là sống đằng sau cánh cửa đóng kín. Như ngoài xã hội trong lúc này muốn có sự an toàn có thể làm việc không mệt mỏi cho những thăng trầm của thị trường chứng khoán; để băng qua một con phố đông đúc; cài đặt một hệ thống an ninh trong nhà mình. Nhưng, khi là môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta không được tìm một cách sống an toàn. Vì như thế không thể là một Kitô hữu được. Khi Chúa Giêsu thổi hơi trên các tông đồ, đó chính là hơi thở sự sống của Đức Chúa, để hình thành những con người mới được tái sinh và một cộng đồng tín hữu, trung thành và tràn đầy năng lực

Bà Patricia Sanchez giáo sư của một đại học Công giáo đã kể câu chuyện này khi bà bình luận về ngày lễ hôm nay. Bà hỏi các sinh viên của mình xem đức tin của họ có đáng chia sẻ được cho người khác hay không. Thì một sinh viên trả lời như sau: "Nếu tôi yêu một người nào, hay một vật gì, thì tôi muốn chia sẻ điều tôi có với họ. Nếu tôi đang yêu, thì tôi không thể chờ đợi để nói với người khác biết. Vì thế, nếu tôi yêu thân phận Kitô hữu của mình, tôi sẽ chia sẽ hồng ân mà tôi được nhận lảnh đó cho người tôi yêu". Bà Sanchez rất ngạc nhiên và thích thú về câu trả lời này.

Những người thở bằng hơi thở của Chúa Thánh Thần không phải là những người sống ngoài cuộc. Họ không sống trong phòng có những cánh cửa bị khóa kín vì sợ hãi. Khi có dịp để chia sẻ đức tin họ sẽ làm ngay. Khi thấy sự bất công xuất hiện, họ lập tức hành động. Khi có ai lâm cảnh đau buồn, họ ngồi bên cạnh và an ủi. Khi một người bạn cùng lớp bị bắt nạt, họ đứng bên cạnh yểm trợ. Khi có một nhân viên mới vào nhận việc, họ giúp đỡ và hướng dẫn tận tình. Khi có ai làm phiền, họ sẽ tha thứ, ngay cả trước khi người kia xin lỗi. Khi họ phãi ra quyết định những việc quan trọng; để thực hiện, họ chọn những việc dễ thương nhất.

Không một hình ảnh nào có thể diễn tả được Chúa Thánh Thần. Ngày nay Ngài được mô tả như là một hơi thở ban sự sống. Nếu chúng ta đang đối mặt với vấn đề đang thử thách đức tin của chúng ta, năng lực của chúng ta bị tiêu hao, và làm chúng ta nín thở, thì đây chính là lúc dâng lời cầu nguyện mà không cần phải nói bằng lời, nhưng bằng một cử chỉ: Hãy hít vào, và đồng thời với lời cầu nguyện - "Xin Chúa Thánh Thần ngự đến".

Chuyển ngữ: FX. Trong Yên, OP
Phụng vụ năm B Lm Jude Siciliano, OP 2017-2018


PENTECOST -B- May 20, 2018
Acts 2: 1-11; Ps. 104; I Cor 12: 3b-7, 12-13;John 20: 19-23

by Jude Siciliano, OP

I live in a community of Dominican Friars. Like you and your families, we have our rituals. Each night after evening prayer and before dinner, we sit down to watch the 5:30 world news. I don’t know why we do, because the news these days is terrible! So much suffering for so many millions – we often groan after some of the reports we see and hear. Don’t you?

The commercials, which are many, don’t give us a break. We frequently comment about all those medicines that are advertised for sick, or elderly people – they seem to be addressed to us to remind us that we are getting older! (Who needs to be reminded!) Sometimes I think I need a degree in pharmacy to understand those commercials. The listing of their-side effects takes longer than the description of the medicines and their hoped-for benefits. After watching those ads, I think we should get credits from a medical school.

Some of those commercials are also quite eye-catching; like the one of the woman lying on the sofa with an elephant sitting on her. We learned that she has COPD, chronic obstructive pulmonary disease. I never knew what that was.

More than one commercial is about people who have trouble breathing – asthma, emphysema, or COPD. The ads show (and people report) that these lung diseases can affect a person’s quality of life; they have less energy and are limited in what they can do. They are forced to live confined lives. Well, we don’t need TV commercials to tell us about the importance of breathing clearly, do we? Even if we just have a cold, or bronchitis, we know that difficulty breathing can restrict our daily activities and make them hard to perform them.

Breath is a symbol in the Bible for the Holy Spirit. The Bible begins with the story of God breathing into clay to form the first human. We humans began through the "life-giving" breath of God and each breath we take is an ongoing gift. We breathe in, we breathe out – alive because of God’s breath in us. Which suggests another name for the Holy Spirit – the "Holy Breath of God."

When Jesus was killed the community was shattered. Even though there was word he had risen, we find his disciples, on the very day of the resurrection, breathless in fear and locked behind closed doors. That is not what Jesus had in mind when he called them to follow him. They are not going to spread the news of him if they are all locked up, short of breath.

When the risen Christ appears before them he calms their fears by offering them peace: "Peace be with you." It was an act of forgiveness for their failure to stand with him when he needed them. It is the first gift he gives us as we begin each Eucharist – the gift of peace. Then he says, "Peace be with you" again. Why does he say it a second time? Because he has something in mind for them. He is about to send them out into an unfriendly, hostile, world to share his mercy. Imagine – they will even have to forgive enemies, and to announce the news through their words and actions of God’s love for all people. All people: even drug dealers? Even inmates at our nearby federal prison? Even the people who have wronged us? Yes, and many more.

I suspect, when they heard that challenging mission, they gasped and fell short of breath. A shortness of breath no prescription medicine could cure. What they needed was a new start in life. They needed an invigorating breath from God. They needed was their Creator God to breathe again into lifeless clay and create faithful disciples of Jesus – new human beings – and a community of people with enthusiasm, energy and direction for the mission Jesus was giving them.

Hiding behind closed doors is not the mission of the church. Playing it safe might work these days for the ups and downs of the stock market; for crossing a busy street; installing a security system in our homes. But, not for being a disciple of Jesus. Playing it safe is not the game plan for Christians. When Jesus breathed upon his disciples God was breathing into clay again, forming renewed human beings and an energized, faithful community of believers.

Patricia Sanchez once told this story in her commentary on today’s feast. A teacher at a Catholic University asked her students if they thought their faith was worth sharing. One student’s response struck the teacher, "If you love someone, or something, enough you want to share it. If you are in love you can’t wait to tell others. So, if you love what it means to be a Christian, it makes all the difference in the world that you give this gift to someone you love."

People who breathe with the breath of the Spirit are not bystanders in life. They don’t live behind locked doors in fear. When an opportunity to share their faith arises, they speak up. When an injustice has been done, they act on it. When someone is grieving, they sit with them in consolation. When a classmate is bullied, they stand alongside them. When a new worker shows up on the job, they help them get oriented. When a wrong is done them they forgive, even before being asked. When they have important choices to make, they choose the most loving one.

No one image can capture the Holy Spirit. Today it is described as a life-giving breath. If we are facing an issue these days that is testing our faith, draining our energy, and leaving us short of breath, then here is a prayer we can say, not in words, but with a gesture: Breathe in, and with each breath, pray this ancient prayer – "Come Holy Spirit come."

T.ANH chuyển

mardi 15 mai 2018

ASSUTA ASHDOD UNIVERSITY HOSPITAL'S INTEGRATED CARE MODEL MAKES HEALTH SYSTEM HISTORY

Bệnh viện mới nhất ở DoThái tại Ashdod nơi KĐ đã được đến thăm hơn một tuần vào 
đầu tháng 5-2018

 Bài viết về ASSUTA  ASHDOD HOSPITAL

Jerusalem Post
HEALTH & SCIENCE
ASSUTA ASHDOD UNIVERSITY HOSPITAL'S INTEGRATED CARE MODEL MAKES HEALTH SYSTEM HISTORY


“This is one of the most important modern Zionist projects in Israel and the most dramatic event in the Israeli health system in decades,” said Prof. Joshua Shemer, chairman of Assuta Medical Centers

BY MAAYAN HOFFMAN
SEPTEMBER 25, 2017 12:57

Share on facebook Share on twitter


Assuta Ashdod University Hospital. (photo credit: EYAL TOUEG)

On the Mediterranean coast of Israel, halfway between Tel Aviv and Gaza, Ashdod appears a tourist magnet with its sailboats and yellow sand dunes.

Yet only a few years ago, during 2014’s Operation Protective Edge, Israel’s fifth largest city was the landing pad for 239 rockets launched from Gaza.

Be the first to know - Join our Facebook page.

In July 2014, a rocket hit a gas station in Ashdod, setting fire to an oil tank, and its explosion seriously wounded a man. One month later, a rocket exploded in the playground of a kindergarten. And there were countless other incidents.

The city’s 250,000 residents (500,000 if you include those living in the surrounding area) – families of low socio-economic status but rich with diversity, as immigrants hail from 99 countries – suffered through the war with no hospital. Those injured by shrapnel, experiencing post-traumatic stress disorder, or simply delivering a baby or enduring cancer treatment, were forced to travel nearly an hour or more to the nearest hospital for treatment. Ashdod was the only one of Israel’s 10 largest cities without a hospital.

Now that situation has radically changed for the better.

A new public hospital has opened in Ashdod.

Assuta, owned by Maccabi Healthcare Services, the second largest non-profit HMO in Israel, won the tender to build the university hospital -- the first public hospital to be built in Israel in 40 years.

“This is one of the most important modern Zionist projects in Israel and the most dramatic event in the Israeli health system in decades,” said Prof. Joshua “Shuki” Shemer, chairman of Assuta Medical Centers, who was recently named among the top 100 most influential Israelis by the Hebrew-language daily business newspaper The Marker. “The hospital will set new standards for care in Ashdod and in all of Israel.”

The new Assuta hospital created a unique, game changing model for population health management and integrated care: the deliberate organization of patient care activities between two or more providers – saving lives, improving patient outcome and increasing efficiency.



Shemer explained that generally when a hospital makes referrals out to larger community health fund providers or vice versa, the flow of important information is frequently mishandled or takes an inordinate amount of time to produce. He estimates that as many as 30% of all medical activity conducted by hospitals worldwide is unnecessary, costing the system money. Individual patient care suffers and community health is reduced. In contrast, the Assuta Ashdod University Hospital model, takes a comprehensive integrated care, whole-person approach.

“You will see a continuous flow of information from the hospital to the health funds and the community, including the welfare department and National Insurance,” Shemer explained. “A doctor will be able to open up his or her computer and in one electronic health record see all the information on that patient. A case manager in the hospital will coordinate patient care, from the ER to other hospital departments and after the patient is discharged.”

The case manager will be able to see gaps in care that could affect the health status of the patient and track his or her care team to help ensure the right individuals are involved in supporting the improvement of the person’s overall health. Doctors will be able to more effectively track changes in a patient’s condition as the individual moves throughout the healthcare ecosystem. The closed-loop referral process will help ensure that care referred is care that occurred.

“Bottom line, we’re talking improved efficiency, quality, safety and cost of patient care,” Shemer said.

To make it work, Assuta Ashdod recruited 250 of the country’s top physicians and a team of 500 nurses. Many of the medical staff will be commuting from the center of the country, but some are locals. Assuta Ashdod is likewise striving to recruit physicians and nurses from other countries, and specifically is searching for anesthesiologists to join their team.


“They like the vision of this hospital,” said Shemer, referencing Assuta Ashdod’s style of care and its purchase of the most up-to-date medical equipment. “They know that working at our hospital will help build their careers as much as they will help build the facility.”

Dr. Debra West will serve as the head of the hospital’s Emergency Department. She said Assuta Ashdod “has the feel of a startup, where innovation and creativity are embraced.”

West told The Post that Assuta is leveraging best practices from overseas that should optimize the flow of patients through the Emergency Department to reduce overcrowding and waiting times.

This is a big shift in the Jewish State, where by conservative estimates there is a shortage of 3,000 public hospital beds and patients are often cared for in hospital corridors. West’s Emergency Department will not be divided into surgical, internal medicine and orthopedic departments, as is traditionally seen in other hospitals. Rather, all patients will be seen in the same treatment areas and cared for by the same staff, divided according to urgency alone.

“It is the beginning of the fulfillment of a dream,” West said. “In a new hospital with a hand-picked team, mentorship from executive management and close support from the other departmental heads, we have all the elements for success. I believe we can finally build an Emergency Department that provides integrated care to all of the patients who come through our doors.”

Assuta Ashdod is establishing centers of excellence that combine the most advanced medical technology with the personalized, superior care consistent with Assuta’s known standard for excellence.

With the Community Cancer Center’s two linear accelerators, cancer patients will be able to undergo extremely precise high-dose radiotherapy treatment that can replace surgical procedures. The Community Heart Center’s catheterization unit will help reduce heart attacks by 50 percent and save innumerable lives with the seamless integration of speed, technology and medical skills, and the IVF unit will allow many to realize their dream of starting a family.

The hospital’s 750,000 square feet physical facility – a nine-floor inpatient hospital building and a seven-floor outpatient clinic, connected by a four-story, light-filled entrance lobby – is also stateof-the-art.

Assuta Ashdod is the first fully rocket-proof Israeli hospital, built with a unique bomb-shelter designed to withstand missile attacks. It is also chemical and biological weapons-proof. In the event of another Protective Edge or other major attack, “we could continue to work without evacuating a single patient – everywhere in the hospital, from the Emergency Department, to the operating rooms, to all of the wards,” Shemer said.

When building the hospital, special attention was also paid to being environmentally conscious.

The facility meets voluntary Israeli green building standards for design, construction materials, and heating and cooling systems. A healing garden offers patients and their visitors respite.

Finally, Shemer said, Assuta Ashdod focuses on the dignity and privacy of its patients. One-third of the rooms are private and the other two-thirds allow only for double occupancy. In the ER, beds are separated by walls instead of curtains to maximize privacy and help deter the spread of infection.

“Every patient should be treated as though he or she is a family member, with empathy and compassion,” said West.

Shemer noted that Assuta Ashdod will serve as a teaching hospital, collaborating with Ben-Gurion University of the Negev. It is likewise poised to take Palestinian patients from nearby Gaza.

Though construction of the new hospital is complete, Assuta Ashdod is opening its departments gradually to monitor and ensure success. Outpatient departments started taking patients in June and operating rooms in August. This month, the children’s and cardiology departments began work.

In October, Shemer said the maternity ward will begin delivering babies, and with the opening of the emergency room, in November, the hospital will be fully operational.

The project cost more than NIS 1 billion ($275 million) to construct. Assuta Medical Centers invested over NIS 300 million and the government provided a NIS 900 million grant. Shemer said most medical organizations did not want to take on the project, because “it is overwhelming to build a hospital from scratch.”

But Shemer said he could see no better way to give back to his country. Assuta Ashdod will infuse 1,200 new jobs into the city and, in his words, provide a service that, put modestly, is long overdue.

The Hospital’s commitment to provide the best health care possible is an expensive one, and Assuta is reaching out to donors to partner in transforming healthcare in Israel. The initial response has been positive; the hospital has raised over $10 million in the past few months.

“This is going to promote and upgrade the city of Ashdod,” said Shemer. “It’s a historic event in the health system in Israel.”

REF


*******************************

Assuta Ashdod Medical Center

From Wikipedia, the free encyclopedia
Assuta Ashdod Medical Center
AshdodAssutaMC.jpg
Geography
LocationAshdod, Israel
Coordinates31.780623°N 34.657323°ECoordinates31.780623°N 34.657323°E
Organisation
Hospital typeGeneral Hospital
Affiliated universityBen-Gurion University of the Negev
Services
Emergency departmentYes
Beds300
History
Founded2017
Links
Websitehttps://www.assutaashdod.co.il/
ListsHospitals in Israel
Assuta Ashdod Medical Center is a general hospital in AshdodIsrael. It began operation on June 4, 2017, and was opened in stages, assuming full operation in November 2017. The hospital has 300 beds and serves the population of Ashdod and its suburbs.
For decades the local government of Ashdod struggled to establish a public hospital. Ashdod residents in need of hospitalization needed to travel to Kaplan Medical Center in Rehovot or Barzilai Medical Center in Ashkelon. In 2002 the Knesset accepted a law proposed by MK Sofa Landver which forced the state to build the hospital. However the tender was released only in 2009.[1] Despite multiple objections the tender was won by Assuta (a subsidiary of Maccabi Healthcare Services).
Assuta Ashdod has partnered with Ben Gurion University's Medical School to train Israel's next generation of doctors. The hospital is fully prepared for security crises, including terrorist incidents and rocket attacks. Its “bomb-shelter” design with thick concrete walls offers extensive protection, with no need to move patients from operating rooms, ICU, inpatient wards, and other critical areas in the event of a missile attack. Assuta Ashdod is Israel’s first eco-friendly hospital, meeting standards for green construction and operations.

See also[edit]

References[edit]

  1. Jump up^ "Assuta wins State Tender to build Ashdod hospital"Jerusalem Post. Retrieved 30 May 2017.

External links[edit]

lundi 14 mai 2018

CÁM ƠN MẸ

CÁM ƠN MẸ


Người ta nói rằng trẻ em là tặng phẩm quý giá nhất. Tôi tin rằng những người mẹ cũng là tặng phẩm cao quý nhất. Những người mẹ là tặng phẩm yêu thương, hạnh phúc, niềm vui, lòng can đảm, chăm sóc và nâng đỡ. Chúng ta không thể tự chọn mẹ hoặc gia đình để chúng ta sinh ra, nhưng mẹ của chúng ta chọn cách quan tâm chăm sóc chúng ta. Tôi may mắn có được người mẹ là mọi thứ mà đứa con có thể hy vọng.


Mẹ sinh tôi khi bà còn đang là sinh viên năm hai tại một trường đại học ở Nashville, Tennessee. Bà có thể bỏ học để về nhà ở thành phố New York, nhưng bà không thể làm như vậy. Có lần bà kể với tôi rằng tôi là nguồn cảm hứng và động lực thúc đẩy bà hoàn tất những gì bà đã khởi đầu. Mẹ tôi vừa đi học vừa đi làm thêm để lo cho tương lai của tôi, và bà cũng muốn có tấm bằng đại học. Khi tôi còn nhỏ, bà thường đem tôi theo đến lớp học cho tới lúc tôi lớn hơn để có thể vào nhà trẻ. Tôi biết ơn mẹ vì mẹ đã quyết định làm gương cho tôi noi theo.


Hàng ngày tôi vẫn thắc mắc rằng nếu không có mẹ thì không biết đời tôi sẽ ra sao. Đời tôi sẽ khốn khổ chăng? Chắc hẳn vậy. Và câu hỏi đó đã được trả lời vào một ngày hè. Đó là ngày mẹ tôi đi làm khi đang mang thai em tôi. Hôm đó tôi rất phấn khởi! Thế nhưng mẹ bị sảy thai và em tôi chết. Hôm đó tôi cũng có thể mất luôn mẹ, nhưng thật may là mẹ còn sống. Điều này khiến tôi suy nghĩ nhiều và nhận biết mẹ thực sự có ý nghĩa thế nào đối với tôi.


Sau đó không lâu, cha mẹ tôi chia tay. Đây là cú “sốc” đối với tôi. Dù tôi mới 4 tuổi, nhưng tôi vẫn nhớ mãi ngày hôm đó, y như mới xảy ra hôm qua vậy. Cảnh gia đình ly tan là cú “sốc” nặng đối với tôi, và tôi nguyền rủa em tôi, vì tôi cho rằng cái chết của em tôi đã khiến cha mẹ chia tay. Giá mà nó còn sống, chúng tôi sẽ là một đại gia đình hạnh phúc!


Dù cha mẹ tôi chia tay, nhưng hai người vẫn cùng nhau nuôi dưỡng tôi. Mẹ tôi trực tiếp và đích thân lo cho tôi mọi thứ. Vì tôi mà mẹ tôi vẫn giữ mối quan hệ tốt với cha tôi. Điều này khuyến khích tôi không coi mẹ là điều dĩ nhiên phải có. Đó là lý do tôi biết ơn mẹ tôi.


Mẹ ơi, qua bao gian nan khốn khó, mẹ vẫn như một người bạn tốt nhất của con. Mẹ động viên con theo đuổi ước mơ của mẹ, và mẹ dạy con những bài học sống qua các hành động của mẹ. Mẹ ơi, con cảm ơn mẹ là nguồn cảm hứng để con đi theo con đường đúng trong cuộc sống, mẹ cũng đã giúp con có những cách chọn lựa đúng, và để con va chạm với những thử thách xem chừng như mạo hiểm vậy.


Mẹ ơi, con chưa bao giờ hiểu được mẹ có ý nghĩa thế nào đối với con cho tới lúc con ngồi viết những dòng này. Con muốn mẹ biết rằng con mãi mãi kính yêu mẹ. Con hy vọng rằng khi con trưởng thành, con có thể là người mẹ tốt đối với con của con như mẹ đã là người mẹ tốt đối với con vậy.


Trầm Thiên Thu (chuyển ngữ từ Thank You Mom)


****************************************

Lạy Chúa, xin cho con trở thành những bậc cha mẹ tốt lành và hoàn hảo.
Xin giúp con biết tìm hiểu con cái của con, biết nhẫn nại lắng nghe các cháu muốn nói gì, và thông cảm tìm hiểu những khúc mắc ưu tư tuổi trẻ của con mình.

Xin cho con biết lịch sự nhã nhặn với các con của con như con muốn các cháu luôn nhã nhặn lịch sự với con.
Xin cho con can đảm thú nhận những lỗi lầm của mình, và xin các con của con tha thứ cho con khi con đã hành động sai quấy đối với các cháu.
Ước gì con không bao giờ vô tâm phi lý va chạm tự ái của các con của con.
Xin cho hằng giờ hằng phút, bằng tất cả lời nói và việc làm, con chứng minh cho các con của con thấy sự thành thật và ngay thẳng sẽ phát sinh hạnh phúc.

Xin cho con biết trao tặng các con của con tất cả những điều mong ước phải lẽ, và giữ gìn con luôn luôn can đảm, biết từ chối bất cứ một đặc ân nào có thể làm hại các cháu sau này.

Xin cho con của con đừng bao giờ khinh khi bố mẹ vì thất học hoặc ngôn ngữ xứ người không thông, nhưng cho các cháu biết nhận ra cả cuộc đời của con vất vả khổ nhọc cũng chỉ vì để lo cho các các cháu có một cuộc đời tốt đẹp hơn của con.

Xin đừng để con của con quên giòng giống Lạc Hồng và quê hương Việt Nam, nơi tổ tiên bao đời gầy dựng, song cho các cháu luôn nhận thức được mình vẫn là người Việt Nam máu đỏ da vàng với bốn ngàn năm lịch sử dựng nước.

Cuối cùng, xin Chúa cất hết những mặc cảm đang đè nặng trong tâm hồn con vì dị biệt ngôn ngữ, vì mặc cảm phải luôn nhờ vả con cái, vì nhiều điều con còn ấm ức trong lòng không nói ra được.

Xin cho con biết xử sự công bình vô tư, ân cần và đồng hành với con cái để các cháu thực sự quý trọng con.
Xin cho con là bậc cha mẹ xứng đáng để các con của con yêu thương con và bắt chước con.

Và lạy Chúa, xin cho con một tâm hồn thanh thản, an bình và nhận ra được cuộc sống gia đình nơi đây là quà tặng Chúa ban cho con. Amen!


Sưu tầm

dimanche 13 mai 2018

Sống đời ý nghĩa

Sống đời ý nghĩa

 No automatic alt text available.
Hãy giúp đỡ đi! nếu có thể 

Đừng nề hà
cân nhắc thiệt hơn,...
Cũng đừng mong
ai đó trả ơn
Đời ý nghĩa khi làm thiện nguyện


Hãy cứ cho đi! 

đừng tiếc rẻ
Mai ta về
chẳng thể mang theo
Thế gian biết bao kẻ khó nghèo ..
Đời ý nghĩa là khi cống hiến


Hãy cứ thương đi, dù ai ghét 

Dù ai ganh, 
bôi bác thị phi
Thói đời vẫn vậy,
chấp mà chi!
Đời ý nghĩa là khi tha thứ.


Hãy chia nhau những gì mình biết 

Đừng khư khư ích kỷ giữ riêng
Mai chết đi sẽ bị thất truyền
Đời ý nghĩa là khi chia sẻ...


Như Nhiên 

TTT

__(())__
Image may contain: sky, twilight, outdoor and nature

Chia sẻ vài trải nghiệm giúp bạn vượt qua mọi sóng gió cuộc đời

Kinh nghiệm sống là một điều vô hình nhưng vô giá, không phải là có tiền là có thể mua được mà được hình thành qua sự trải nghiệm của bản thân. Dưới đây là những quy luật, chân lí trong cuộc sống mà tôi nghĩ sẽ có thể giúp bạn nâng bước trong những sóng gió của cuộc đời.

-- Cái lạnh lùng hôm nay được tạo nên từ …. sự phản bội hôm qua.
...
--- Cái mạnh mẽ hôm nay được tạo nên từ …. đắng cay hôm qua.
--- Thời gian có thể hàn gắn gần như mọi thứ, vì thế, hãy cho nó thời gian.
--- Chẳng có ai là lí do hạnh phúc của bạn cả, trừ chính bản thân bạn
--- Khi tách cà phê đắng đã cạn, người ta mới bắt đầu nhận ra: ở đáy li,vẫn còn những hạt đường ngọt ngào… chỉ là do ta chưa khuấy lên mà thôi.
--- Hãy để quá khứ để yên, và nó sẽ không làm phiền đến hiện tại.
--- Khi đói, bạn có 1 miếng bánh, bạn hạnh phúc hơn tôi. Chia đôi một nửa, đó gọi là huynh đệ, chia cho tôi hai phần ba, đó chính là người yêu. Chia cho tôi tất cả, đó là ba mẹ. Nhưng dấu miếng bánh đó đi, bảo rằng “tôi cũng đói”, đó chính là xã hội!
--- Nếu ai đó khiến bạn tổn thương hết lần này đến lần khác thì hãy xem họ như 1 tờ giấy nhám. Chúng chà sát và gây đau đớn cho ta. Nhưng cuối cùng bạn trở lên sáng bóng và họ chỉ là một tờ giấy bỏ đi.
ST

T.Anh chuyển