dimanche 24 février 2019

10 trucs géniaux pour la lessive qui fonctionnent vraiment

Comment éviter la décoloration des tissus et venir à bout des taches tenaces ou des odeurs désagréables qui nous compliquent la vie? Voici 10 tuyaux de l’équipe de Châtelaine pour une lessive fraîche et propre.

Photo: Pexels/Gratisography
  1. Pour faire disparaître les taches grasses. Saupoudrer de la fécule de maïs directement sur la tache, attendre quelques minutes, puis recouvrir d’un linge mince et repasser au fer chaud. La fécule de maïs devrait absorber le gras.
  2. Pour des doudous avec du gonflant. Glisser une balle de tennis dans une vieille chaussette (afin de recueillir la charpie de la balle) et la placer dans la sécheuse pour sécher les articles volumineux, comme les douillettes et les blousons d’hiver.
  3. Pour ne plus égarer de chaussettes. Les sacs en filet pour la lessive, qu’on utilise pour la lingerie et les articles délicats, sont un excellent moyen de ne pas perdre de chaussettes. Placer celles-ci par paires dans le sac. Une fois le lavage terminé, on les retrouve toutes!
  4. Pour conserver aux tissus foncés leur aspect neuf. Pour empêcher les vêtements de couleur foncée de devenir ternes, les laver à l’eau froide, retournés à l’envers, et les laisser sécher à l’air. Pour le denim, 1/2 tasse de vinaigre blanc ajouté à l’eau du lavage aidera à préserver la couleur.
  5. Pour se débarrasser des taches d’huile. Le détergent à vaisselle fait merveille pour déloger les taches d’huile. Frotter le détergent sur la tache jusqu’à ce qu’il mousse, puis laver comme d’habitude.
  6. Pour combattre l’odeur de moisissure et les taches. Pour maintenir une odeur fraîche dans la cuve de la laveuse, ajouter 1/2 tasse de borax (un sel minéral alcalin naturel) au lavage. Le borax aide également à faire disparaître les taches tenaces comme celles de café, d’herbe et de marqueurs. Laisser tremper les articles tachés dans une solution de 1/2 tasse de borax pour 1 tasse d’eau chaude environ une demi-heure avant de les laver. Cette solution est sans danger même pour les tissus les plus délicats.
  7. Pour des vêtements au parfum frais et naturel. Ouste l’assouplissant! Au lieu, mélanger une huile essentielle (la lavande est un bon choix) avec de l’eau dans une bouteille aérosol et vaporiser légèrement les vêtements avant de les laver. Ils sentiront aussi frais qu’un champ de fleurs.
  8. Pour un cycle de séchage plus rapide. Après un cycle de séchage, il arrive que les jeans et les serviettes soient encore mouillés. Si on secoue bien les vêtements avant de les placer dans la sécheuse, ils seront plus doux et plus secs à la fin du cycle.
  9. Pour neutraliser les odeurs d’animaux de compagnie sur les couvertures et les housses de coussins. Pour rafraîchir ces articles, mélanger 1/2 tasse de vinaigre blanc à la quantité habituelle de détergent à lessive pour une brassée moyenne, et laver comme d’habitude.
  10. Pour enlever une tache de sang fraîche. Mouiller le vêtement ou les draps souillés à l’eau froide – jamais d’eau chaude, qui fixera la tache – et frotter un peu avec du détergent à lessive. Laisser tremper dans l’eau pendant quelques heures avant de laver à la machine.

samedi 23 février 2019

Cây cầu đặc biệt nhất thế giới cho 45 triệu con cua bò qua

Cây cầu đặc biệt nhất thế giới cho 45 triệu con cua bò qua


Cua không phải là loài động vật quá xa lạ với nhiều người, nhưng một cây cầu chứa hàng triệu con cua đỏ như thế này quả là chuyện hiếm gặp

Gần đây, trên đảo Giáng Sinh ở Úc đã xây dựng một cây cầu dành riêng cho cua đỏ địa phương. Nhiều người nhận xét rằng đây là cây cầu được yêu thích nhất thế giới.


Hằng năm, cua đỏ sẽ có một cuộc di cư lớn, những con cua trên hòn đảo này sẽ di chuyển xuyên qua rừng, băng qua đường, cuối cùng tập trung hết tại bãi biển. Tại đây, chúng sẽ thực hiện việc giao phối, sinh sản và các hoạt động khác. Tuy nhiên, việc chúng băng qua đường gây cản trở cho người dân địa phương, đồng thời khiến cho chúng gặp rất nhiều nguy hiểm.




Theo thống kê, có khoảng 45 triệu con cua trên hòn đảo này. Đây thật sự là một con số lớn, những con cua này sẽ băng qua cây cầu dành riêng cho chúng, tạo nên một cảnh tượng rất ngoạn mục.







Để hạn chế bớt tình trạng cua đỏ băng qua đường, người dân địa phương đã xây dựng rất nhiều hàng rào chắn, sau đó là một cây cầu rất cao ở giữa đường. Theo cách này, những con cua sẽ không phải gặp nguy hiểm và người dân cũng cảm thấy yên tâm hơn khi di chuyển trên đường.

Theo PHAN HẰNG
Oanh Nam sưu tầm

mercredi 20 février 2019

NGƯỜI MẸ CỦA BIÊN GIỚI SỐNG VÀ CHẾT.

Đây là câu chuyện có thật được cha Nguyễn Tầm Thường, Dòng Tên, thuật lại nhân kỷ niệm 5 năm ngày Mẹ Têrêsa Calcutta qua đời 1997 – 2002...

Năm 2000, tôi tới giúp tĩnh tâm cho cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở Oakland, miền bắc California. Hôm ấy, cuối nhà thờ có người gọi tôi. Quay lại nhìn, ngờ ngợ, ai ngờ đâu tôi gặp lại người đàn ông tôi đang muốn tìm từ lâu...
Sáu năm làm việc tại trại tỵ nạn Palawan, Philippines 1989 – 1995, tôi gặp ông ở đấy. Một người đàn ông im lặng, ít nói. Ông lúc nào cũng như có chuyện khổ tâm. Ngày ngày ngồi tráng bánh ở một góc đường trong khu trại tỵ nạn. Ngâm gạo đêm trước, dậy tráng bánh từ hai giờ sáng bên vỉa đường. Mỗi ngày vài chục pesos. Ngày ấy,1 US dollar được 25 pesos tiền Philippines.
Hoàn cảnh tỵ nạn bấy giờ nhiều người túng cực. Ông phải đùm bọc hai người gốc Chàm không người quen với bốn em bé không thân nhân. Mấy người sống chung với nhau trong căn nhà tỵ nạn. Kẻ xách nước, người kiếm củi, ông tráng bánh. Khoảng ba tháng ông góp được hai chục đô la, lại nhờ cha Crawford, một cha già người Mỹ trước ở Việt Nam, sau qua trại tỵ nạn giúp đồng bào, gởi qua trại tỵ nạn Hongkong cho vợ.
Ông rời cửa biển Cam Ranh ngày 2.9.1988 vào đất Philippines. Một năm sau, tháng 9 năm 1989 ghe của vợ ông rời Vạn Ninh, Nha Trang được hai ngày bị bể máy. Ghe lênh đênh trên biển đông, rồi lâm nạn. Vợ ông đem theo ba con nhỏ. Hết lương thực, nhờ mưa gió có nước uống mới sống sót. Sau nhiều ngày bão táp, một chủ ghe đánh cá người Tầu ở đảo Hải Nam bắt gặp chiếc ghe lâm nạn này. Ông ta chỉ đồng ý tiếp tế gạo, cho nước và kéo ghe ra khỏi vùng lâm nạn san hô với điều kiện cho ông ta bé cháu trai trên ghe. Cháu bé chính là con của người đàn ông này.
Kể từ ngày rời bờ biển Vạn Ninh đến khi gặp chiếc ghe người Tầu rồi cập được vào đất liền là 25 ngày. Nước Tầu hạn chế sinh sản. Ông chủ ghe người Tầu mong một cháu trai mà không được. Cuộc mặc cả là xé ruột gan người mẹ. Trước biên giới sống và chết, họ phải chọn sống. Vấn đề ở đây là sự sống của toàn thể 44 người trên chiếc ghe. Nếu không mất đứa bé, toàn ghe có thể chết.
Chiếc ghe đánh cá người Tầu mang theo cháu bé rồ máy chạy vội vã biến mất hút về phía Trung Quốc. Rồi tin ấy đưa đến cho người đàn ông này ở Palawan. Mỗi ngày ông cứ lặng lẽ tráng bánh, kiếm ăn gởi qua cho vợ ở trại tỵ nạn Hongkong. Ðau thương vì mất con. Con tôi trôi giạt nơi đâu ? Vợ chồng mỗi người một ngả. Ðứa con mất tích sẽ ra sao? Dáng ông buồn lắm. Cháu bé lúc đó mới hơn ba tuổi.
Cha Crawford kể cho tôi câu chuyện này. Không biết người đàn ông đã nhờ cha già gởi tiền cho vợ như thế bao lâu rồi. Theo ông kể lại, vì không là người Công Giáo, ông đâu có tới nhà thờ. Một hôm có mấy người vào cha xin tiền mua tem gởi thư. Ông cũng đi theo. Rồi một linh cảm nào đó xui khiến ông gặp cha. Ông kể cho cha già nghe chuyện ông mất con.
Một trong những ý định qua trại tỵ nạn làm việc của tôi là thu lượm những mẩu đời thương đau của người tỵ nạn. Tôi tìm gặp ông ta để hỏi chuyện.
Câu chuyện bắt đầu.
Sau khi chiếc ghe được kéo vào đảo Trung Quốc, một nửa số người quá sợ hãi, đi đường bộ trở về Việt Nam. Số còn lại kết hợp với ít người đã trôi dạt vào đảo trước đó, sửa ghe tìm đường qua Hongkong. Người đàn ông tưởng chừng vợ đã chết trên biển vì hơn ba tháng sau mới nhận được mấy lời nhắn tin viết vội bằng bút chì từ trại tỵ nạn Hongkong. Ông đưa miếng giấy nhàu với nét bút chì mờ cho tôi. Sau khi ông rời trại tỵ nạn, mất liên lạc, tôi chỉ còn giữ tấm giấy như một kỷ niệm quý hơn chục năm nay.
Ðó là lá thư thứ nhất ông nhận được. Những lần giảng trong Thánh Lễ về tình nghĩa vợ chồng, tôi lại nghĩ đến ông.. Một người đàn ông cặm cụi tráng bánh để rồi ba tháng trời dành được 20 đô la gởi tiếp tế cho vợ.
Ông tâm sự với tôi là ông dự tính một ngày nào đó được đi định cư, dành dụm tiền rồi đi Trung Quốc dò hỏi tin con. Nghe ông nói vậy, tôi thấy ngao ngán cho ông. Bao giờ ông mới được định cư ? Rồi định cư xong, biết bao giờ ông mới thực hiện được mơ ước ? Tình trạng tỵ nạn lúc này quá bi đát. Mười người vào phỏng vấn may ra đậu được ba. Ðất Trung Quốc rộng mênh mông như thế biết đâu tìm ? Bao nhiêu khó khăn như tuyệt vọng hiện ra trước mặt. Tôi thấy ý nghĩ mơ ước đi tìm con của ông như cây kim lặng lờ chìm xuống lòng đại dương.
- Tại sao không nhờ Cao Ủy Tỵ Nạn, nhờ Hội Chữ Thập Ðỏ Hongkong ?
Người đàn ông này sợ lên tiếng như thế gia đình Tầu kia biết tin sẽ trốn mất. Chi bằng cứ âm thầm tìm kiếm. Tôi thấy dự tính của ông khó khăn quá. Những năm làm việc bên cha già, tôi biết một đặc tính của ngài là thương kẻ nghèo. Ngài thương họ vô cùng, ngài sẽ làm bất cứ gì có thể. Tôi đề nghị cha già cứ viết thư khắp nơi, kêu cầu tứ chiếng.
Các thư được viết đi. Ngài cầu cứu Cao Ủy Ti Nạn, Hội Hồng Thập Tự, cơ quan từ thiện dịch vụ tỵ nạn Công Giáo, từ Manila đến Bangkok, Thailand. Ðợi chờ mãi mà năm tháng cứ bặt tin. Tôi vẫn thấy người đàn ông cứ dáng điệu buồn bã ngồi bên đường tráng bánh. Trời nhiệt đới nắng và nóng, mỗi khi xe chạy qua, bụi đường bay mờ người. Hàng ngày lên Nhà Thờ, tôi lại hình dung bóng hình ông. Chỗ ông ngồi không xa tháp chuông Nhà Thờ bạc vôi sơn và tiếng chuông mỗi chiều là bao.
Mỗi chiều dâng lễ, tôi lại nhìn thấy cây Thánh Giá trên nóc Nhà Thờ đã nghiêng vì gỗ bị mục. Cây thánh giá trải qua nhiều mùa mưa nắng quá rồi. Bức hình Mẹ Maria bế Chúa Hài Nhi trên tấm ván ép dưới cây Thánh Giá cũng bạc nước sơn. Những người tỵ nạn đã bỏ một vùng đất rất xa. Quê hương của họ bên kia bờ biển mặn. Nhiều người cứ chiều chiều ra biển ngồi. Ðêm về sóng vỗ ì ầm. Biết bao người đã không tới bến.. Họ đến đây tìm an ủi trong câu kinh.
Giữa tháng ngày cằn cỗi ấy, rồi một chiều bất ngờ tin vui đến.. Hội Hồng Thập Tự Hongkong báo tin về Manila. Manila điện xuống báo cho cha Crawford biết người ta đã tìm được cháu bé.
Lúc bắt cháu bé, người Tầu trên ghe đánh cá kia đã lanh trí che tất cả số ghe. Không ngờ trời xui khiến, trong lúc thương lượng bắt cháu, trên chuyến ghe tỵ nạn Việt Nam có kẻ lại ghi được mấy chữ Tầu ở đầu ghe bên kia vào một chiếc áo. Không ngờ chiếc áo này lại là chính chiếc áo của cháu bé bỏ lại. Quả thật là chiếc áo định mệnh. Nguồn gốc nhờ mấy số ghe đó mà sau này người ta mới phanh phui ra được gốc tích chiếc ghe. Ðó là một thuyền đánh cá ở đảo Hải Nam.
Tìm được cháu rồi, bây giờ lại đến phần gia đình người Tầu đau khổ. Cháu không còn nói được tiếng Việt, vì hơn một năm liền mọi sinh hoạt trong gia đình kia là của cháu. Hồi bị bắt cháu còn bé quá, mới hơn ba tuổi. Bà mẹ người Tầu cũng khóc, biết mình sẽ mất đứa con mà họ đã nuôi. Họ nhất định không trả. Cao Ủy phải can thiệp nhiều lắm. Gia đình ở đảo Hải Nam kia dựa lý do là cháu đang được nuôi nấng tử tế, còn ở trại tỵ nạn cháu thiếu thốn đủ thứ, họ không chịu mất con. Nhưng Cao Ủy bắt phải trả cháu về cho bố mẹ ruột.
Ðể thỏa mãn điều kiện kia, Sở Di Trú Mỹ liền cho bà mẹ bị bắt con quyền định cư tại Mỹ, dù đã đến trại sau ngày thanh lọc. Trong lúc đó người đàn ông này đã bị Mỹ từ chối tại Philippines. Ông buồn lắm. Cha Crawford bảo tôi rằng vợ người đàn ông đã được vào Mỹ, nên cơ quan Cao Ủy Tỵ Nạn tại Philippines yêu cầu cho ông cũng được vào Mỹ theo. Vì nhân đạo, sở di trú Hoa Kỳ đồng ý. Tin vui như vậy mà ông cứ đứng như trời trồng không tin chuyện có thể xảy ra như thế.
Ngày trao trả cháu bé, báo chí Hongkong đăng hình cháu khóc thảm thiết. Cháu đẩy mẹ ruột ra, đòi về với mẹ nuôi. Người mẹ nuôi khóc vì thương nhớ cháu. Mẹ ruột cũng khóc vì thấy lại con mà con không biết mình. Tất cả ai cũng khóc. Cao Ủy Tỵ Nạn bồi thường lại phí tổn nuôi nấng cháu bé cho gia đình người Tầu kia. Chuyến bay rời Hongkong mang theo bao tình cảm nhân loại của con người với con người.
Thời điểm bấy giờ không biết bao chuyện thương tâm xảy ra. Hàng trăm ngàn người chết trên biển, ăn thịt nhau vì chết đói. Hải tặc Thái Lan tung hoành bắt người nhốt ngoài đảo, hãm hiếp, chặt răng vàng, giết. Ðối với thế giới chuyện cháu bị bắt cóc chỉ là chuyện nhỏ. Vậy vì đâu họ ra sức đi tìm ?
Ðây là lý do:
Câu chuyện thương tâm của người mẹ mất con đến tai Mẹ Têrêsa Calcutta. Ấn Ðộ là thuộc địa cũ của người Anh. Mẹ Têrêsa viết cho chính phủ Anh xin can thiệp chuyện này. Từ London, chính phủ Anh xin Bộ Ngoại giao Bắc Kinh điều tra tìm chiếc ghe mang số như thế..
Bên ngôi mộ Mẹ Têrêsa ở Calcutta, ngày 14.5.2001 tôi kể chuyện này cho Sơ Bề Trên Dòng. Sơ yêu cầu tôi viết lại cho sơ làm tài liệu. Trong những ngày này, nhân viên Tòa Thánh đang ở Calcutta điều tra để xúc tiến hồ sơ phong thánh cho Mẹ Têrêsa. Một Linh Mục ngồi nghe chuyện tôi kể, ngài nói:
- Tâm hồn Mẹ Têrêsa rất bao dung. Mẹ thương người nghèo. Mẹ là người của biên giới giữa sống và chết.
Nghe câu nói đó của cha. Tôi hiểu ý là Mẹ luôn đứng bên lề sự sống kéo kẻ chết về phía mình. Chính vì thế tôi đặt tên cho bài viết này là: Người Mẹ của biên giới sống và chết.
Nghe tiếng người đàn ông gọi. Quay lại nhìn, không ngờ chính người đàn ông mất con, ngồi tráng bánh ở trại Palawan ngày xưa, tôi mừng lắm. Sau lễ chiều, tôi tới nhà ông dùng cơm. Ông rời trại tỵ nạn Palawan tháng 6, lên Bataan rồi vào Mỹ tháng 12 năm 1990. Không ngờ mười năm sau tôi gặp lại.
Cháu bé bây giờ lớn rồi. Chuyện đã hơn cả chục năm qua. Cháu chẳng nhớ gì. Riêng cha mẹ thì nhớ lắm, nhất là những gì đau thương vì con cái thì trong trái tim cha mẹ không bao giờ quên. Còn tôi, đấy là một kỷ niệm đẹp trong những ngày làm việc bên trại tỵ nạn.
Không ngờ có ngày tôi gặp lại người đàn ông này. Không ngờ có ngày tôi ngồi bên mộ Mẹ Têrêsa trên đất Ấn. Một vùng đất rất xa với chỗ ngồi tráng bánh của người đàn ông mất con. Không ngờ tôi lại là kẻ chứng kiến những chuyện tình này, để rồi nối kết khung trời này với khung trời kia. Không ngờ vào ngày Lễ Phục Sinh năm 1999 ông đã nhận lãnh Bí Tích Rửa Tội, nếu ông không đi lễ ở Nhà Thờ Oakland hôm đó, làm sao tôi gặp lại.
Tại vùng đất Vạn Ninh, chỉ có một ngôi Nhà Thờ nhỏ miền quê độc nhất. Ðêm Noel năm 1985 sau khi đến Nhà Thờ về, em bé chào đời đúng ngày 25 tháng 12 năm 1985. Người đàn ông kể cho tôi ngày sinh nhật của em thật đặc biệt. Còn tôi, tôi thấy ngày em mới hơn ba tuổi phải hy sinh để cứu chuyến ghe là hình ảnh thế mạng sống chuộc thay cho người khác.
Trong câu chuyện này cả ba người đàn bà đều có những tấm lòng rất đỗi đáng yêu. Người mẹ sinh cháu bé, bao yêu thương và xót xa. Mẹ Têrêsa với tấm lòng hiểu nỗi thương đau của những người mẹ. Bà mẹ nuôi người Tầu đã săn sóc em khi ông chồng đánh cá đem cháu về. Tất cả là tấm lòng bao dung của những bà mẹ.
Tôi viết dòng này, cha già Crawford đã chết rồi. Mẹ Têrêsa cũng chết rồi.
Ngày mai, giữa biên giới của sự sống và chết ,còn những chuyện không ngờ nào sẽ xảy đến nhỉ ?

Lm. NGUYỄN TẦM THƯỜNG, Dòng Tên, 
trích trong sách “Những Trang Nhật Ký Của Một Linh Mục”


Oanh Nam sưu tầm

Cô gái Việt ở Mỹ Tần Lê, chế tạo thiết bị có thể đọc được suy nghĩ

Người phụ nữ gốc Việt chế tạo thiết bị giúp lái xe F1 bằng suy nghĩ
Tần Lê, giám đốc điều hành một công ty ở Mỹ, đang hướng tới việc tạo ra nhiều ứng dụng thông qua nghiên cứu não người.

Tần Lê, người phụ nữ gốc Việt đang điều hành công ty đọc sóng não tại Mỹ. Ảnh: NVCC.
Tần Lê, người phụ nữ gốc Việt đang điều hành công ty đọc sóng não tại Mỹ. Ảnh: NVCC.
Năm 2017, Rodrigo Mendes, một người bị bại liệt ở Brazil đã tự lái được chiếc xe của giải đua công thức một (F1) nhờ sử dụng chiếc mũ đọc sóng não, sản phẩm của EMOTIV. Đây là công ty của người phụ nữ gốc Việt Tần Lê, có trụ sở ở San Francisco, Mỹ.
Với công nghệ điện não đồ (EEG), được kết nối với xe qua một hệ thống máy tính, chiếc mũ giúp đo điện não của người đội và cho phép họ điều khiển xe bằng ý nghĩ. Nhờ chiếc mũ này, Mendes có thể điều khiển xe tăng tốc, phanh, rẽ phải hay trái trong suốt chặng đua. EMOTIV còn hợp tác với Hội đồng Ôtô tự động Hoàng gia Anh (Royal Automotive Council) để tạo ra chiếc xe điều khiển theo mức độ chú ý của tài xế (Attention Powered Car), tức là khi tài xế tập trung thì chiếc xe vận hành bình thường, nhưng nếu họ xao lãng thì xe sẽ tự động giảm tốc.
Được thành lập từ năm 2011, các sản phẩm chính của của công ty do Tần Lê sáng lập bao gồm mũ đọc sóng não Emotiv Insight có 5 chân cảm biến, Emotiv EPOC+ có 14 chân cảm biến. Các sản phẩm giúp người dùng xác định được 6 trạng thái khác nhau như vui vẻ, tập trung, thích thú, nghỉ ngơi, có trải nghiệm tích cực hay tiêu cực. Những chiếc mũ đọc sóng não gọn nhẹ, không dây và phù hợp túi tiền của mọi người với mức giá khởi điểm là 299 USD. Hiện có hơn 80.000 người ở khắp 120 quốc gia trên thế giới tiếp cận được với các thiết bị của EMOTIV.
Tháng 6/2018, công ty ra mắt thêm dòng mũ EPOC Flex có 32 chân cảm biến. Các nhà khoa học của EMOTIV hướng tới mục tiêu điều trị các bệnh liên quan đến cấu trúc và chức năng não như trầm cảm, động kinh, mất trí nhớ (Alzheimer).
Từ 2009, Tần Lê được xếp vào danh sách các Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới. Năm 2010, Tần có tên trong Fast Company về Những phụ nữ có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới trong lĩnh vực công nghệ. Cô cũng được vinh dự nằm trong danh sách của Forbes về 50 gương mặt cần biết trong năm 2011, trong đó có hai người gốc Á.
Năm 2016, Tần Lê trở thành một trong những gương mặt tham gia diễn thuyết tại Hội nghị Những người phụ nữ quyền lực nhất thế hệ kế tiếp của tạp chí Fortune. Cô được bình chọn là top 2 phụ nữ quyền lực nhất về Công nghệ thông tin tại Australia và New Zealand. Năm 2018, Tần Lê nhận được giải thưởng Trao đổi nghiên cứu đổi mới vì có thành tựu nổi bật trong sáng tạo và đổi mới cá nhân, đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp và vì lợi ích của xã hội. Cũng trong năm ngoái, chân dung của cô được đặt trong Phòng trưng bày chân dung Quốc gia của Australia, cùng 19 gương mặt đại diện tiêu biểu khác của toàn châu Úc.
Năm 1998, Tần Lê được trao giải Nhân vật tiêu biểu trong năm của Australia. Cô giành được giải thưởng này khi mới 20 tuổi, nhờ những đóng góp trong công tác cộng đồng.
"Tôi đã nghĩ rất nhiều về việc mình không đi được con đường của số đông thì phải tạo ra con đường riêng để tiến lên", Tần kể lại.
Nhờ sở thích ham đọc và học nhanh từ khi học chuyên ngành luật trong trường đại học, Tần tìm hiểu thêm nhiều lĩnh vực mới. Cô băn khoăn không rõ tương lai của con người sẽ như thế nào, mọi người sẽ sống thọ hơn, các bộ phận trên cơ thể đều có thể thay thế được nhờ tiến bộ của y học, nhưng riêng não là cơ quan không thay thế. Tần đã nghĩ rất nhiều về việc xây dựng một nền tảng giúp hiểu được bộ não của con người, giúp phát huy hết tiềm năng của nó. Hơn thế, Tần còn muốn công nghệ này phải là công nghệ dành cho tất cả mọi người.
Rất nhanh chóng, cô gái trẻ đã đến gặp sếp ở hãng luật Freehills để xin nghỉ việc. Là người trực tiếp tuyển Tần về làm, ông sếp rất quý cô và khuyên không nên nghỉ hẳn, vừa đảm bảo có thu nhập cao vừa theo đuổi được đam mê. Tuy nhiên Tần gửi lời cám ơn, nói rằng cô muốn dành toàn tâm toàn ý cho lựa chọn mới của mình. Freehills lúc bấy giờ đã là một trong các công ty luật của Australia có quy mô lớn trên toàn cầu.
"Tôi từ bỏ công việc có thu nhập tốt để tìm lối đi riêng, dù khi đó chưa có tầm nhìn rõ ràng. Ngành luật không phải hướng tôi muốn theo đuổi thì tại sao tôi lại tiếp tục? Hướng đi khác chưa chắc đúng, nhưng ít nhất nó không phải con đường mình biết sai mà vẫn đi", Tần chia sẻ.
Ở tuổi 26, Tần lập công ty riêng ở Australia, cùng các cộng sự chuyên tâm vào nghiên cứu về các tiềm năng của não bộ. Bốn năm sau, nhận thấy Mỹ có sẵn "hệ sinh thái dành cho công nghệ cao", cô chuyển đến San Francisco để có thể hiện thực hóa những dự định dài hạn của mình. Môi trường ở Mỹ cũng khiến Tần phải học cách trở nên linh hoạt hơn, nhạy bén hơn.
Người cha lỡ chuyến tàu
Năm 1981, vào ngày cả gia đình quyết định rời Việt Nam, ba của Tần đã không đi được cùng vợ con, phải ở lại Sài Gòn. Vì thế bà Mai, mẹ cô trở thành trụ cột của gia đình khi đến Melbourne, Australia.
Có bằng cấp ở Việt Nam nhưng không được công nhận, mẹ Tần phải làm việc chân tay ở các trang trại và dây chuyền lắp ráp ôtô để kiếm tiền. Người phụ nữ hai con miệt mài làm việc, gần như quên đi cuộc sống của riêng mình.
"Tôi và em tuy còn bé nhưng đã biết mẹ rất vất vả, vì từ lúc mẹ ra khỏi nhà cho tới lúc về trời đều tối. Mẹ không có thời gian ở cạnh mình nên chúng tôi tự bảo nhau phải cố gắng dọn dẹp nhà cửa và học hành chăm chỉ", Tần nhớ lại.
Sau một thời gian ổn định cuộc sống, bà Mai quyết tâm đi học tiếng Anh, lấy được bằng thạc sĩ và trở lại công việc bàn giấy. Bà ứng cử vào Hội đồng thành phố Footscray năm 1993, năm sau bà được bầu làm Phó thị trưởng thành phố Footscray thuộc tiểu bang Victoria. Năm 1997 bà được bầu làm thị trưởng đầu tiên của thành phố Maribyrnong, một trong 72 thành phố của bang Victoria. Đó cũng chính là cách bà Mai làm gương để các con nỗ lực vươn lên trong xã hội của Australia.
Dù bận mải nhiều việc nhưng bà Mai rất để tâm đến việc "canh chừng", không để Tần và em gái nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh, bắt buộc phải nói tiếng Việt để giữ nguồn gốc.
"Nếu tôi và em gái chỉ dùng một từ tiếng Anh khi nói chuyện với nhau, mẹ rất phật ý và la mắng chúng tôi ngay. Bà rất nghiêm khắc trong chuyện này", Tần nói. Bà Mai cũng giữ thói quen nấu các món ăn truyền thống, nấu cỗ đón Tết Nguyên đán để các con không quên văn hóa Việt.
Khi Tần về Việt Nam, cô đã tìm được người cha bị lỡ chuyến tàu năm xưa. Ba cô đã có gia đình mới, sinh được hai cô con gái mà ông đặt tên là Tần em và Minh em, theo tên hai cô con gái đầu. Tần rất vui vì cô và các em rất thân thiết với nhau. Mẹ và em gái của Tần hiện vẫn sống ở Melbourne, bà Mai mỗi năm về thăm Việt Nam một lần. Bà ngoại của Tần thì đã qua đời.
Tần Lê và mẹ. Ảnh: NVCC.
Tần Lê và mẹ. Ảnh: NVCC.
Văn phòng ở Việt Nam
Ngoài trụ sở chính ở Mỹ, công ty của Tần Lê hiện có văn phòng ở Australia và Việt Nam.
"Việt Nam là một phần trong tôi, là quê hương nên tôi muốn phát triển công ty ở đây dù có khá nhiều trở ngại", Tần chia sẻ. Làm việc ở Việt Nam cũng là cơ hội để Tần hiểu nhiều hơn về văn hóa Việt do lúc rời khỏi Sài Gòn năm 1981, Tần còn quá nhỏ để có ghi nhớ những ký ức lúc ấy.
Lần đầu tiên cô trở lại Việt Nam là năm 1999, đến cả Hà Nội và Sài Gòn, với tư cách Đại sứ thiện chí của Australia. Việt Nam là một điểm dừng trong số 5 quốc gia trong chương trình này. Dù khung cảnh khác so với Melbourne nhưng Tần ngay lập tức có cảm giác thân thiết và gần gũi với mọi người xung quanh vì cô có thể nói được tiếng Việt. Khi đó, Tần biết ơn mẹ rất nhiều vì đã nghiêm khắc với mình lúc bé, giúp cô nói được ngôn ngữ khi trở về quê hương.
Phân tích thị trường Việt Nam, Tần cho biết đây là thị trường đang phát triển và hứa hẹn nhiều tiềm năng. Với lĩnh vực nghiên cứu não người, thị trường Việt Nam giúp công ty của cô thực hiện mục tiêu đảm bảo các ứng dụng phải gần gũi với tất cả mọi người trên thế giới, không chỉ dành cho người giàu có và ở các nước phát triển.
"Càng nhiều người xây dựng công nghệ thì nó càng trở nên tốt hơn, dựa trên các trải nghiệm và tư tưởng khác nhau. Như thế, công nghệ mới phản ánh được thực tế trên thế giới, chứ không phải của riêng một nhóm giàu có tưởng tượng ra", Tần lý giải. Tại văn phòng ở Việt Nam, Tần trân trọng các nhà nghiên cứu người Việt vì họ chăm chỉ, tư duy tốt và sẵn sàng học hỏi điều mới.
Theo đánh giá của cô, trong tương lai, lĩnh vực nghiên cứu sóng não sẽ giúp các quốc gia giải quyết được gánh nặng do các bệnh liên quan đến não mà hiện nay đang chiếm đại đa số. Ước tính cứ ba người thì có một người mắc phải, tương đương hai tỷ người, gây thiệt hại kinh tế khoảng 2 nghìn tỷ mỗi năm.
Sau khi chuyển trọng tâm sang xây dựng nền tảng khoa học vững chắc, hiện EMOTIV đứng thứ 5 trên thế giới về số lượng các bài nghiên cứu được xuất bản với con số hơn 4.000 bài . Điều đó cho thấy các nhà khoa học ở công ty nghiên cứu đa dạng và bao quát trên quy mô toàn cầu.
Các nhà nghiên cứu của EMOTIV đang tập trung nghiên cứu để hiểu hơn về các trạng thái của nhận thức và tinh thần, từ đó giúp ứng dụng vào ba nhóm hoạt động chính: đảm bảo an toàn (lái xe, công việc sử dụng các thiết bị lớn), hỗ trợ học tập (giúp tập trung và tăng hiệu quả) và đảm bảo sức khỏe của con người. Với những người làm văn phòng, công ty của Tần Lê tập trung nghiên cứu để giúp họ đạt hiệu quả cao nhất, chẳng hạn như khoảng thời gian nào giúp họ tập trung cao độ trong công việc theo từng độ tuổi.
"Đây chính là định hướng của EMOTIV, chúng tôi cần phải xây được nền tảng khoa học sâu và rộng, sau đó mới tìm ra các ứng dụng phù hợp và hữu dụng cho con người. Tôi không muốn tạo ra nhiều ứng dụng mà thiếu căn cứ khoa học", Tần chia sẻ.
Khánh Lynh


Cô gái Việt ở Mỹ chế tạo thiết bị có thể đọc được suy nghĩ

Emotiv Insight, sản phẩm của Tan Le, một người gốc Việt ở Thung lũng Silicon, được đánh giá có thể giúp con người hiểu rõ hơn về bản thân.




Tan Le mong muốn đưa thiết bị Emotiv Insight trở nên thông dụng hơn với người tiêu dùng. Ảnh: SMH


Trong vài năm qua, thị trường công nghệ "tự theo dõi" đã phát triển tới các thiết bị giúp đo huyết áp, nhiệt độ cơ thể, đo chất lượng không khí, đo giấc ngủ và lượng hấp thụ muối. Insight hứa hẹn sẽ đọc được suy nghĩ con người, theo Sydney Morning Herald.

Emotiv Insight là một thiết bị đội trên đầu bằng nhựa có hai màu trắng và đen, có 4 tua, chúng được bịt lại bằng các bộ cảm biến polymer, ôm quanh đầu người sử dụng. Đây là bộ thiết bị đo sóng não không dây do công ty Emotiv của Le sản xuất năm 2013.

Insight được đội ngũ Emotiv thiết kế ở San Francisco, Mỹ, được phát triển tại phòng thí nghiệm ở Sydney, Australia, lập trình phần mềm tại Hà Nội rồi sản xuất phần cứng tại TP HCM, Trung Quốc và Philippines. Thiết bị có phần mềm hỗ trợ đo lường năng lượng, mối quan tâm, sự hứng thú hoặc sự thư giãn của một người, đồng thời sử dụng suy nghĩ để điều khiển các đồ vật thông qua máy móc. Phần Brain Visualiser sẽ cho thấy dữ liệu, sóng alpha, beta và delta trong thành vỏ não của họ. Nó là một đồ vật giải trí hấp dẫn với bất kỳ ai quan tâm đến những gì đang xảy ra trong đầu mình.

Emotiv đã thu hút được các quỹ để đưa Insight vào sản xuất. Chiến dịch Kickstarter được đưa ra hồi tháng 8/2013 và là một trong chiến dịch gây quỹ thành công nhất trong lịch sử của trang web. Hơn 400 người đóng góp hơn 1,6 triệu USD để đưa thiết bị nghe này thành hiện thực.

Le đánh cược rằng trên thị trường có nhu cầu về một thiết bị trị giá khoảng 300 USD có thể giúp người sử dụng biết não họ đang hoạt động như thế nào, điều khiển các vật thông qua suy nghĩ giúp người đó tập trung ở mức độ cao nhất.



Sản phẩm Insight của Tan Le được sản xuất tại Hà Nội. Ảnh: SMH


Các công ty quảng cáo đã thể hiện mối quan tâm về việc ghi lại phản ứng của khách hàng. Năm ngoái, Disney đã hợp tác với Emotiv để giám sát một nhóm người khi họ xem quảng cáo và chương trình truyền hình. Thiết bị Insight được sử dụng để điều khiển quả bóng trong buổi công diễn Star War ở Mỹ. Các nhà nghiên cứu ở Toronto, Canada, cũng sử dụng hai chiếc máy này với công nghệ theo dõi mắt, ghi lại những gì mọi người nhìn và não của họ phản ứng khi họ đi qua siêu thị và lướt qua các kệ hàng.

Insight nằm trong một chiếc hộp màu trắng thanh lịch với hướng dẫn đơn giản. Nhịp tim, mạch đập trên da, nhịp thở và thay đổi huyết áp khi chúng ta bị stress hoặc phấn khích. Công ty sẽ tăng cường phần mềm độc quyền có thể nói cho chúng ta biết mình bình tĩnh hay bị khuấy động, tập trung hay bị phân tán.

Emotiv nhắm tới xâm nhập vào thị trường thiết bị điện não đồ (EEG) với sản phẩm có thể đội trên đầu và cầm tay được với giá thành rẻ hơn máy móc dành cho bệnh viện. EEG đã tồn tại được gần một thế kỷ, do Hans Berger, chuyên gia về tâm thần học người Đức, phát minh ra vào những năm 1920. Thiết bị có thể phát hiện hoạt động xung điện trong não thông qua các cảm biến trên da đầu.



Tan Le cùng thiết bị EPOC, giúp chuyển biểu đạt nụ cười và cái nháy mắt của cô sang một robot tạo ra từ computer. Ảnh: SMH


Cách đây 8 năm, Emotiv đã cho ra mắt bộ ống nghe đầu tiên của công ty, gọi là EPOC. Thực tế nó khá phức tạp, chỉ phù hợp với các kỹ thuật viên trong phòng thí nghiệm và nhà nghiên cứu sử dụng. Insight khó sản xuất hơn và chi phí cũng đắt hơn so với EPOC.

"Nếu như EPOC được thiết kế để thực hiện nghiên cứu trong phòng thí nghiệm mà bạn sẽ thực hành ở bệnh viện, thì Insight là một bước tiến xa hơn vào thị trường dành cho những người yêu thích các sản phẩm công nghệ. Nó dành cho người đánh giá cao công nghệ và hiểu rằng cần có một chút khéo léo trong việc sắp xếp hoàn chỉnh các cảm biến để có được hình ảnh của toàn bộ não", Le nói.

Sydney Morning Herald đánh giá có thể một ngày con người sẽ có các mô cấy nhỏ trong thái dương giúp chúng ta bật đèn lên bằng ý nghĩa về nó, những người bị tê liệt do bệnh nơ ron vận động có thể giao tiếp dễ dàng bằng ý nghĩ của họ.

Thách thức hiện nay của Le là tìm hiểu xem chiếc EEG có thể đeo dùng để làm gì. Các thiết bị của Emotiv không phù hợp với các máy EEG truyền thống và không có mục đích đó, nhưng với các bệnh nhân đang phải chịu cơn tai biến thì cơ hội được theo dõi ở nhà có thể là điều thay đổi cả cuộc đời. Mặc dù Insight chưa được phép sử dụng cho mục đích y học, nhưng Le hy vọng nó sẽ có tiềm năng tạo nên sự khác biệt ở những nước đang phát triển.

"Cuối cùng, chúng tôi cố gắng mở rộng phân đoạn thị trường vượt qua bên ngoài cộng đồng khoa học, vượt qua cộng đồng ưa thích công nghệ chuyên nghiệp, và hướng tới đúng trung tâm của thị trường tiêu dùng rộng lớn", Le nói.



Le cho thấy sóng não thể hiện trên smartphone từ Insight. Ảnh: SMH


Cô bé vào đại học năm 16 tuổi

Tan Le cùng mẹ là Mai Ho, bà và người em gái tên Minh đến Australia năm 1981. Lớn lên ở Melbourne, Le nhớ mẹ mình phải vất vả kiếm sống bằng cách hàng ngày làm việc hai ca trong các trang trại và nhà máy sản xuất ô tô để dành dụm tiền học cho hai con.

Sau đó nhờ vốn tiếng Anh và những đồng tiền dành dụm được, bà Mai Ho đi học và thành lập một trong những doanh nghiệp về tin học đầu tiên ở Footscray. Bà còn được bầu làm thị trưởng của Maribyrnong và phó thị trưởng Footscray.

"Bà không phàn nàn về khó khăn mà giúp chúng tôi hiểu vì sao bà làm điều đó và bà mong gì ở chúng tôi", Le nói về mẹ mình.

Ở tuổi 16, Tan Le đã vào vào thẳng Đại học Monash và nhận được học bổng của KPMG trong quá trình học. Cô tốt nghiệp loại ưu ở hai chuyên ngành luật và thương mại, chuyên sâu về kế toán. Năm 1998, Le trở thành người gốc Việt đầu tiên đạt danh hiệu Người Australia trẻ tiêu biểu, một giải thưởng thường niên dành cho những cá nhân dưới 27 tuổi có thành tích xuất sắc, ảnh hưởng lớn đến cộng đồng.

Thời điểm ấy cô là chủ tịch của Trung tâm dịch vụ nhân lực Việt – Australia. Trước đó, khi mới 15 tuổi, Le đã lãnh đạo nhiều nhóm thiện nguyện chuyên giúp đỡ người nhập cư quanh nơi mình sống là vùng Footscray (phía tây Melbourne) tìm việc và ổn định cuộc sống. Nhờ giải thưởng của chính phủ Australia mà tên tuổi của Le sớm lan tỏa, giúp cô có mặt trong nhiều sự kiện quan trọng. Cô từng gặp gỡ các cựu thủ tướng Australia gồm Gough Whitlam, Bob Hawke và John Howard và dần dần vượt qua nỗi sợ nói trước đám đông.

Hiện Le làm việc tại trụ sở chính của Emotiv ở thung lũng Silicon, San Francisco, nhưng cô thường xuyên trở về Việt Nam bởi cô chọn quê hương là nơi xây dựng sự nghiệp, theo đuổi tầm nhìn.

Tại Thung lũng Silicon, Le nói rằng mọi người thường ký hợp đồng 4 năm, vì đó là khoảng thời gian một nhân viên mới tham gia vào hầu hết các dự án khởi nghiệp, ở thời điểm đó họ có thể bán ra sản phẩm và chuyển sang thử thách mới. Tuy nhiên Le cho hay cô không xác định cuộc đời mình bằng những khoảng thời gian 4 năm đó. Mỗi ngày bước vào văn phòng cô cảm thấy rất hào hứng về những gì sắp làm cùng đồng nghiệp.

Theo Le, trước mắt cô có nhiều triển vọng của cuộc sống, có rất nhiều cách để thành công, nhiều cách để tạo nên sự khác biệt trên thế giới.

"Điều chúng tôi cố gắng làm sáng tạo là thứ mà chưa từng có trước đây. Tôi tin rằng sẽ có thời điểm trong tương lai khi nhìn lại nó đã có mặt ở khắp nơi. Đó là sự phát triển tự nhiên theo cách chúng ta kết nối với thế giới xung quanh mình. Tôi muốn nhìn lại cuộc đời mình và nói: Tôi đã mở ra điều gì đó chưa từng tồn tại trước đó. Tôi đã tạo nên sự ảnh hưởng", Le nói.


Theo Emotiv Technology Vietnam, Tan Le hồi 1998 được bầu chọn là một trong 30 người phụ nữ dưới 30 tuổi thành công nhất Australia. Từ 2000 đến nay, cô liên tục có tên trong danh sách "Who's Who of Australian Women".

Năm 2010, Le nằm trong danh sách của Fast Company về Những phụ nữ ảnh hưởng nhất thế giới trong lĩnh vực công nghệ, trong danh sách của Forbes về 50 cái tên cần biết trong năm 2011, chỉ có hai người gốc Á.

Từ 2009, Le đứng vào hàng ngũ Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới. Mới đây nhất, cô trở thành một trong những gương mặt tham gia diễn thuyết tại Hội nghị những người phụ nữ quyền lực nhất thế hệ kế tiếp (lần thứ hai) của tạp chí Fortune. Được bình chọn là top 2 phụ nữ quyền lực nhất về Công nghệ thông tin tại Australia và Newzeland.


Khánh Lynh

dimanche 17 février 2019

Bệnh Loãng Xương- Bs Nguyễn Ý Đức

Existe-t-il un lien entre cancer et émotions ?

Existe-t-il un lien entre cancer et émotions ?


Selon l’association médicale américaine, 75% des problèmes de santé sont causés par nos émotions1. On entend par exemple souvent dire que le stress est l’ennemi n°1 de la santé. Mais il existe aussi d’autres émotions primaires négatives comme la colère, la tristesse, la solitude, l’ennui, la culpabilité et l’inadéquation2 qui peuvent nous atteindre moralement. Il faut donc lutter chaque jour afin qu’elles n’aient pas de conséquences néfastes sur notre santé.
Le Dr C. Boukaram, oncologue canadien et auteur du livre « Le pouvoir anti-cancer des émotions », rappelle que notre environnement a une forte influence sur nos émotions et qu’il est important d’y apporter des activités positives comme :
  • L’art. Qu’il s’agisse de musique, de peinture, de sculpture ou de danse, l’art est l’expression des sens et des émotions : c’est un moyen d’extérioriser ce que l’on ressent. Il peut avoir de nombreux bienfaits pour les personnes malades qui s’exprimeront à travers leurs oeuvres.
    Pour en savoir plus, consulter notre fiche Art-thérapie.
  • Rire et sourire. Une étude menée récemment par des psychologues de l'université du Kansas aux Etats-Unis montre que la sensation de bien-être s’améliorerait en souriant et jouerait sur la diminution du stress.
    Pour en savoir plus, consulter notre fiche Rire.
  • Communiquer. Garder le dialogue avec sa famille, ses amis et collègues est essentiel. Le lien social permet d’échapper à une solitude souvent redoutée et de se sentir soutenu(e) et écouté(e) dans les phases importantes de nos vies.
  • Comprendre ses émotions. Pour pallier aux conséquences néfastes de nos émotions, il est important de faire le point sur ce que l’on ressent. Pourquoi ? Quel est l’élément déclencheur ? Quelles en sont les conséquences psychologiques ? Sans cela, il sera difficile de les contrôler ou de les anticiper. Comprendre ce que l’on ressent, c’est aussi se comprendre soi-même… Il est possible d'envisager une psychothérapie, où le psychologue aiguillera le patient afin qu'il puisse mieux décoder ce qu'il ressent... 
  • Lorsque le diagnostique tombe ou est déjà tombé, et que l’on apprend que l’on est atteint(e) d’un cancer, le choc est tel que bien souvent, le malade passe par différents stades émotionnels.

    Elizabeth Kubler-Ross, une psychiatre américaine, a répertorié les étapes psychiques par lesquelles passe un individu lorsqu’il apprend qu’il est atteint d’une maladie grave.

    • Le refus. Face au choc, le patient est souvent incapable d’intégrer le fait qu’il soit malade et qu’il est possible qu’il meure. On parle aussi de déni ;
    • La colère. L’idée de la mort amène le malade à être hostile envers le corps médical, envers lui-même et envers les autres. C’est l’angoisse de la mort qui alimente sa colère ;
    • Le marchandage. Le malade demande un temps de répit face au temps qui passe, à l’avancée de la maladie et à une mort probable ;
    • La dépression. Nécessaire pour arriver à l’acceptation, la dépression est alimentée par les regrets et par la peur ;
    • L’acceptation. La maladie et ses conséquences sont intégrées par le malade…
    Il est important de passer par ces différentes phases tout en étant aidé afin de gérer au mieux la maladie..

Chaque croyance permet de nous guider dans les moments les plus heureux comme dans les moments les plus durs. Lorsque la maladie nous touche, il est important de « croire » : croire en la guérison, croire en l’avenir et croire en soi. Plusieurs études ont ainsi prouvé que croire en la réussite de son traitement influait sur son efficacité1. L’être humain est doté d’une force intérieure qu’il soupçonne à peine.
A l’inverse, si le patient croit que le traitement ne fonctionnera pas ou que les effets secondaires seront insurmontables, son corps serait conditionné à ne pas accepter les soins. Un athlète qui se voit vainqueur de la course à la ligne de départ multiplie ses chances de gagner : « une pensée appuyée par des émotions et une attention soutenue, devient réalité2 ». Croire est un moyen de contrôler sa vie et sa destinée. Peu importe la croyance, c’est un moyen de trouver la paix. Lorsque la maladie frappe, l’espoir a toute son importance pour aider à surmonter les difficultés qui peuvent intervenir… 
Lorsqu’on est atteint(e) d’un cancer, il peut être enrichissant de s’ouvrir à des pratiques qui mettent l’accent sur le bien-être, l’écoute de soi et le contrôle de l’esprit, même si cela nécessite de mettre parfois de côté certains préjugés. Venues pour la plupart d’Orient, ces thérapies sont de plus en plus présentes dans nos sociétés occidentales.
  • La méditation. Il existe plusieurs formes de méditation, mais l’objectif commun tient au contact avec soi-même et à un entrainement de l’esprit. Chasser les pensées négatives de notre esprit permettrait d’atteindre un niveau de sérénité  bénéfique dans la gestion du en fonction des attentes de chacun. Tous rétablissent le lien entre le corps et l’esprit en passant par des étirements, des postures facilitant la détente mentale et musculaire.
  • La sophrologie. Il s’agit d’une technique de développement personnel qui utilise la relaxation, l’écoute de soi, des techniques de visualisation, de respiration et qui s’inspire des techniques d’autohypnose. La sophrologie est de plus en plus présente dans les parcours de soins et notamment dans les Centres Ressources Cancers.
  • L’hypnose. La personne est dans un état modifié de conscience proche du sommeil. L’hypnose touche à l’inconscient et ses bienfaits thérapeutiques en matière de gestion de la douleur, du stress et des émotions ont été démontrés1.
Seul(e), en séance avec un professionnel ou en groupe, ces pratiques peuvent guider, accompagner la personne atteinte d’un cancer, lui permettre de comprendre ses émotions et de mieux les gérer afin qu’elles n’aient pas d’effets néfastes sur sa santé. Elles peuvent aussi être bénéfiques à l’entourage de la personne malade, qui peut aussi avoir besoin d’accompagnement