lundi 15 juillet 2019

Nhà thờ kiếng Chrystal Cathedral Orange County , khánh thành 17 /7/2019

Tâm An/Người Việt
13/Jul/2019
Nhà Thờ Chính Tòa Chúa Ki-tô, nay đã hoàn tất và sắp khánh thành, sau bảy năm tân trang, sửa đổi, tốn $77 triệu. (Hình: Tâm An/Người Việt)

GARDEN GROVE, California (NV) – Vào ngày Thứ Tư, 17 Tháng Bảy tới đây, Nhà Thờ Chính Tòa Chúa Kitô (Christ Cathedral), thường gọi là Nhà Thờ Kiếng, tại thành phố Garden Grove, sẽ chính thức khánh thành, sau bảy năm chỉnh trang, chuyển đổi từ nhà thờ Tin Lành sang nhà thờ Công Giáo.

Trước đây, Nhà Thờ Kiếng thuộc giáo hội Tin Lành, dưới sự điều hành của Mục Sư Robert H. Schuller. Cuối năm 2011, nhà thờ Tin Lành tuyên bố phá sản, Giáo Hội Công Giáo Orange County quyết định mua lại nhà thờ này.

Khi mua lại, giáo hội giữ nguyên kiến trúc bên ngoài, chỉ thay đổi thiết kế bên trong của khu chính tòa cho phù hợp với nhà thờ Chúa Kitô. Dự án bắt đầu thiết kế năm 2015 và khởi công vào năm 2017, đến nay đã hoàn tất, với tổng chi phí lên đến $77 triệu.

Những điểm nổi bật và các con số đáng nể

Được ba kiến trúc sư nổi tiếng nhất thế kỷ 20 thiết kế, gồm các ông Richard Neutra, Philip Johnson và Richard Meier, Nhà Thờ Chính Tòa Chúa Kitô quả là một công trình độc đáo không chỉ ở Orange County, mà còn trên khắp thế giới.

Các kỹ sư đã thiết kế tòa nhà theo cấu trúc hình học của viên pha lê, với hệ giàn không gian bằng thép nâng đỡ 11,000 tấm kiếng bao phủ toàn bộ tòa nhà. Nhìn từ xa, tòa nhà trông như một viên pha lê đổi màu tuyệt đẹp: Màu xanh biếc vào ban ngày và lấp lánh sắc màu vào ban đêm.

Các tấm hợp kim nhôm bốn cánh gắn lên trần nhà và thiết kế nội thất bên trong tạo nên một không gian rộng lớn, uy nghi và tráng lệ. (Hình: Tâm An/Người Việt)

Tòa nhà được xây dựng vào năm 1980 với chi phí $18 triệu. Cùng với việc xây dựng ngọn tháp chuông bằng thép cao 236 foot vào năm 1990, Nhà Thờ Kiếng đã trở thành công trình bằng kiếng lớn nhất thế giới vào thời điểm đó. Đáng chú ý là tòa nhà rất an toàn, có thể chịu được động đất tới 8 độ Richter.

Năm 2012, Giáo Hội Công Giáo Orange County mua lại tòa nhà này với chi phí $57.5 triệu và chi ra $77 triệu để sửa đổi thành nhà thờ Chúa Kitô.

Mặc dù chỉ thay đổi cấu trúc bên trong tòa nhà, nhưng dự án đã tiêu hao 100,000 giờ lao động của 110 đội công nhân xây dựng, thi công liên tục từ Tháng Sáu, 2017, đến Tháng Chín, 2018.

Bước vào bên trong tòa nhà, là một không gian rộng 46,000 foot vuông, lộng lẫy, uy nghi và tráng lệ. Trên trần nhà, 11,000 tấm panel hợp kim nhôm, có bốn cánh tự động đóng/mở từ 0 đến 45 độ, như cánh hoa vô cùng duyên dáng, che phủ khoảng 88,000 foot vuông kiếng và che đi hệ dàn thép khổng lồ. Dưới ánh sáng mặt trời, các tấm panel phản xạ, tạo ra những mảng màu sáng tối lấp lánh thật vi diệu. Theo các kỹ sư thiết kế, các tấm panel này không những tạo ra thẩm mỹ cho tòa nhà, mà còn giúp ngăn ngừa tia cực tím, che bớt ánh nắng mặt trời và giảm nhiệt bên trong.

Mọi thứ còn thơm tho mùi của nội thất mới, nền gạch lát mới, các hàng ghế gỗ sồi mới, trần nhà mới. Điểm nổi bật nhất, linh thiêng nhất trong không gian chính tòa là khu vực Bàn Thờ hoàn toàn bằng đá cẩm thạch.

Nói về điểm khác biệt nhất giữa nhà thờ Tin Lành và nhà thờ Công Giáo, Giám Mục Timothy Freyer, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange, cho hay: “Nhà thờ Tin Lành thường tập trung vào việc thuyết giảng đạo, nên mọi sự chú ý đều hướng về phía người thuyết giáo (mục sư). Trước kia, ở vị trí trung tâm của khu chính tòa có một bức tường lớn, các mục sư đứng trên bục giảng cao tới 30 foot để thuyết giáo và được đưa lên truyền hình. Còn bên đạo Công Giáo, chúng tôi tập trung vào các nghi lễ thờ phượng, lấy bàn thờ làm trung tâm. Do đó chúng tôi đã tháo dỡ hết bức tường, thay vào đó là một Bàn Thờ lớn.”

Toàn cảnh khu vực Bàn Thờ, Ghế Giám Mục, Bục Giảng, tất cả làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối nhập cảng từ Ý. (Hình: Tâm An/Người Việt)

Bên cạnh bàn thờ, là một hàng ghế dài, trong đó có một chiếc ghế lớn nhất ở chính giữa, được gọi là “Bishop’s Chair” cũng làm bằng đá cẩm thạch.

Bên dưới bàn thờ có một hộp gỗ tuyết tùng, đựng các thánh tích từ những vị thánh và những người đã sống và chết vì đức tin của họ, trong đó có một người gốc Việt, St. Andrew Dũng-Lạc (1795-1839), được phong thánh năm 1988.

Vật liệu quý nhập từ Ý

Một điểm nhấn nữa là cánh cửa lớn có tên là “Bishop’s Doors” ở phía chính diện của tòa nhà. Cửa gồm hai cánh, kết cấu vững chãi, mỗi lần mở ra mất tới 45 giây, trên đó gắn một bức họa dài gần 20 foot, điêu khắc bằng đồng thau rất tinh tế, cầu kỳ.

“Bishop’s Doors là cánh cửa dành cho các vị giám mục đi qua. Bức họa trên đó có nội dung nói về Adam và Eve trong kinh Cựu Ước. Cánh cửa chỉ mở khi có dịp lễ trọng đại,” Giám Mục Timothy Freyer nói.

Bà Kim Porrazzo, phụ trách truyền thông của nhà thờ, giới thiệu: “Toàn bộ khu Bàn Thờ, bao gồm hàng ghế giám mục, bục giảng kinh thánh đều được làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối từ Verona, Ý, do Giám Mục Kevin Vann, giám mục Giáo Phận Orange, đích thân sang Ý để tuyển lựa. Kể cả khu giếng rửa tội hình bát giác, nằm ngay cửa phía Đông của tòa nhà, cũng làm bằng đá cẩm thạch quý hiếm.”

“Toàn bộ nền nhà, cũng được lát một loại gạch làm bằng một loại đá cẩm thạch, cũng từ Ý. Trước kia, số ghế ngồi là gần 2,736 chỗ, nay rút gọn lại còn 2,100 chỗ ngồi. Toàn bộ ghế bằng gỗ sồi nâu, được sắp đặt theo hình bán nguyệt, tất cả hướng về phía trung tâm là Bàn Thờ.

Phía sau Bàn Thờ trên lầu một là vị trí dành cho Ca Đoàn đủ cho hơn 200 người. Ba lầu trên là vị trí lắp đặt 16,000 ống kim loại của cây đàn organ khổng lồ. (Hình: Tâm An/Người Việt)

Phía trên bàn thờ là tượng Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thánh giá nặng 1,000 pound, treo bằng sợi cáp ở độ cao 18 foot, được tôi luyện bằng thép đen từ thành phố Omaha, tiểu bang Nebraska, vận chuyển về Orange County,” bà Kim Porrazzo cho biết thêm.

Hai bên tường trong sảnh chính, mỗi bên treo bảy bức điêu khắc bằng đồng thau mô tả 14 trạm thập tự giá trên con đường khổ nạn của Chúa Giêsu, được nhà điêu khắc nổi tiếng ở Boliva (một nước Nam Mỹ cạnh Chile và Peru), tên Pablo Eduardo, tạo ra.

Ngay lối vào bên trong sảnh chính, có một bức họa lớn tên “Our Lady of Guadalupe” cao 10 foot, rộng 7 foot, được tạo ra một cách tỉ mỉ từ 55,000 miếng ghép nhỏ xíu bằng thủy tinh hoặc bằng vàng.

Lầu một phía sau Bàn Thờ, là vị trí dành cho ca đoàn, đủ chỗ cho khoảng 260 người. Vào ngày lễ khánh thành, ban nhạc sẽ hát bằng bốn thứ tiếng Anh, Đại Hàn, Tây Ban Nha và Tiếng Việt.

Đặc biệt, nhà thờ còn có một di sản đứng vào top 5 của thế giới, đó là cây đàn organ khổng lồ, tên Hazel Wright, được tạo ra từ 16,000 ống kim loại, được hình thành từ năm 1981.

Ý tưởng dùng các tấm hợp kim nhôm bốn cánh có thể đóng/mở vừa tạo ra ánh sáng lung linh huyền ảo cho tòa nhà, vừa che nắng, chắn tia cực tím và điều hòa nhiệt độ bên trong. (Hình: Tâm An/Người Việt)

Giáo Phận Orange đã tháo dỡ các ống kim loại này, vận chuyển sang Ý để tân trang, sửa chữa. Sau đó, cây đàn được mang trở lại Orange County để lắp dựng thành ba tầng tháp bên trong tòa nhà. Dự án tân trang cây đàn organ này tiêu tốn $2.9 triệu và mất cả năm trời để lắp dựng, dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu năm 2020.

Với những đặc điểm nổi bật và những con số đáng nể kể trên, Nhà Thờ Chính Tòa Chúa Kitô của Giáo Phận Orange xứng đáng là một kiệt tác nghệ thuật, là niềm tự hào của các giáo dân Orange County nói riêng và của nhân loại nói chung.

Nhà thờ sẽ chính thức khánh thành vào ngày 17 Tháng Bảy tại số 13280 Chapman Ave., Garden Grove, CA 92840. (Tâm An)

Tâm An / Người
 Việt

http://vietcatholic.net/News/Html/251325.htm

ATuấn sưu tầm

Stroke và cộng đồng

Stroke và cộng đồng



http://viendongdaily.com/stroke-va-cong-dong-kuspGngB.html

Bài CHU TẤT TIẾN

Ngày hôm qua, vừa mới nghe tin không vui: Một người bạn văn từ bao nhiêu năm mới bị stroke. May mắn là anh đã khỏe lại, tuy nhiên, một cánh tay trái và chân trái gần như bị tê liệt, đi đứng lệch lạc. Trước đây vài năm, một người bạn khác, chỉ vì nghe một kẻ xấu phê bình có tính chất xúc phạm, đã lên cơn giận và té xuống vì “stroke.” Hiện nay, anh vẫn đi như người có tật ở chân, nghiêng qua nghiêng lại.
Một bạn văn khác, không may mắn như hai bạn kia, đã gục xuống bàn, khi đang viết bài. Vì anh ở một mình, không có ai giúp đỡ, nên đã ra đi. Ngoài ra, còn có nhiều người quen khác, ngay cả trong giới y khoa, cũng bị “stroke” nhưng vì biết được sự nguy ngập của căn bệnh, đã kịp thời được người nhà chở đến bệnh viện khi cơ thể mới báo động, và được chữa khỏi.
Riêng cá nhân người viết bài này, đã bị hai lần “stroke nhẹ” (light stroke, mild stroke, mini-stroke), và được chữa trị kịp thời cũng như đã tập trung vào “thiền” rồi sau đó, tự tập luyện (self-physical therapy) nên không để lại di chứng nào. Những trường hợp kể trên đã chứng tỏ rằng, người Việt mình bị “stroke” nhiều lắm. Do đó, trong mục đích phục vụ cộng đồng, người viết xin gửi bài viết này lên báo, với hy vọng, may ra giúp đỡ được ai đó thoát khỏi căn bệnh có thể chết người này.

1. Các loại stroke

a. Hemorrhagic stroke (Xuất huyết não): xảy ra khi một đoạn mạch máu có vách mỏng bị vỡ, làm tràn máu vào các mô não, gây ra phù não.
b. Ischemic stroke: (Máu đông trên não): Một cục máu đông đã ngăn cản máu đến các tế bào não, khiến não bị thiếu oxy và chết. (Đa số chúng ta đều cho “stroke” là chảy máu não, thì không đúng hẳn!)

2. Nguyên nhân của stroke
Thông thường stroke xảy ra với những người bị bệnh cao mỡ, cao máu, tiểu đường, hay hút thuốc lá, hoặc bị mập phì, đôi khi vì bị áp lực xã hội khiến lo lắng hay suy nghĩ quá độ.

3. Triệu chứng

Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh xuất huyết não là gì?
Các triệu chứng phổ biến của xuất huyết não là: Đột nhiên bị nhức đầu dữ dội, tay hoặc chân cử động bất thường hoặc tê liệt, méo miệng, không cười được, nói ngọng, mờ mắt, có thể buồn nôn, muốn ói... Nếu chúng ta thấy bạn ta có dấu hiệu đi đứng lạng quạng, hoặc tự dưng lấy tay ôm đầu, kêu đau, thì yêu cầu người đó cười thử và lặp lại những câu khó. Nếu họ không cười được hoặc cười méo xệch... thì chở người đó đến phòng “Emergency” ngay lập tức.

4. Chữa trị


- Ngay khi người bệnh được chở đến bệnh viện với triệu chứng bị “stroke,” bác sĩ giải phẫu phải áp dụng giải phẫu ngay để hút máu tràn trong não hoặc để tìm cục máu đông ở trong não mà tìm phương pháp lấy đi.
- Cho uống thuốc chống co giật, thuốc giảm huyết áp, giảm cao mỡ cũng như chống tiểu đường và chống đông máu. Có thể phải cần thêm thuốc an thần nếu người bệnh bị căng thẳng.

5. Phục hồi

- Speech Therapy: luyện lại giọng nói, cách phát âm cho chuẩn xác.
- Physical Therapy: tập lại các cử động tay chân.
- Occupational Therapy: tập lại các việc làm thường nhật như tắm, ăn, mặc, đọc sách hay viết sách...
- Mental Support: tập Thiền, thư giãn, giúp ổn định thần kinh.
Trong các phương pháp trên, việc phục hồi cử động tay chân là vô cùng quan trọng, nếu không, có thể bị tật cả đời, có người sẽ đi lệch một bên, nghiêng ngả, mất thăng bằng vì một bên người bị liệt. Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc, và đi đến các phòng tập Physical Therapy, bệnh nhân phải tự tập một mình.
Yếu tố cần thiết cho việc tập luyện:

- Kiên trì, không nản chí khi chưa thấy kết quả, và tập nhiều năm liên tiếp, không bỏ một ngày. Thời gian tập tối thiểu là 1 tiếng đồng hồ buổi sáng, 1 tiếng đồng hồ buổi chiều. Càng tập lâu càng tốt và càng mau chóng có kết quả.

- Tập hít thở: cần mang Oxygen vào não cũng như đến các cơ phận bị thương tật như tay và chân. Yếu tố chính của việc tập hít thở là: 1. Vận động nhẹ nhàng, phối hợp với hít thở. 2. Tập trung tư tưởng để theo dõi hơi thở cũng như từng động tác. Chú ý hết sức vào việc tập luyện.

Các phương pháp tự tập luyện


1. Tập cổ: Mục đích để đẩy máu lên não nhanh hơn và nhiều hơn: Xoay cổ theo một đường vòng tròn. Bắt đầu từ bên trái, gập cổ xuống rồi xoay cổ sang bên phải theo vòng tròn. Khi gập cổ xuống trước cũng khi khi ngửa cổ ra sau phải làm sao cho vòng tròn càng rộng càng tốt. Bắt đầu xoay thì hít vào chầm chậm, đến nửa vòng thì thở ra. Xoay 10 vòng. Sau đó, xoay ngược lại, từ phải qua trái. 10 vòng.


2. Tập vai: Tay nào liệt thì tập vai đó. Tưởng tượng có một trục chạy ngang hai vai, thì cố nhấc vai trái lên, xoay một vòng chung quanh cái trục tưởng tượng đó. Trong khi xoay thì hít vào và thở ra thật chậm. Khi quen rồi, thì nhắm mắt để dễ tập trung tư tưởng. Xoay chừng 10 lần thì xoay ngược lại, cũng 10 lần. Sau khi xoay vòng 20 lần rồi thì tập nhích vai lên, giật xuống cũng 20 lần.


3. Cùi chỏ: Tay phải đỡ dưới cánh tay trái, giữa nách và cùi chỏ. Xoay cánh tay bên ngoài quanh cái điểm tựa là cùi chỏ 20 lần.


4. Cổ tay và Bàn tay:
- Xoay: Tay phải nắm lấy cổ tay trái, xoay bàn tay 10 lần quanh cổ tay.
- Vẫy: Lấy cổ tay làm trụ, vẫy bàn tay từ trên xuống dưới 10 lần rồi vẫy bàn tay qua phải, trái 10 lần. (Làm càng nhiều càng tốt).
- Vuốt: Dùng tay phải nắm lấy tay trái, vuốt mạnh từ cổ tay ra ngón tay. Sau đó, nắm lấy từng ngón của tay trái, vuốt mạnh từ góc trong của ngón ta ra tới đầu ngón tay.

- Bóp: Tay phải bóp tay trái từ vai ra tới cổ tay. Bóp thật mạnh để kích thích máu chạy đều.
- Điểm huyệt: Dùng ngón trỏ của tay phải đỡ bên dưới ngón tay cái và dùng ngón tay cái của bàn tay phải ấn mạnh vào “móng tay” của ngón cái, day day nhiều lần, rồi đổi sang ngón trỏ, ngón giữa, ngón nhẫn và ngón út. Sau đó, cũng dùng ngón trỏ của tay phải đỡ bên dưới bàn tay trái và dùng ngón cái của bàn tay phải điểm mạnh vào “khe giữa” của ngón cái và ngón trỏ của tay trái, chỗ dầy thịt và có cảm giác đau buốt. Nếu điểm mà không thấy đau thì di chuyển sâu hơn cho đến khi thấy đau thì day day nhiều lần vào chỗ nào đau nhất mới công hiệu.
- Kéo tay: Mua một miếng “vải” mềm co dãn được (Yoga Elastic Band) để kéo tay, mỗi tay một đầu miếng “vải” rồi dùng sức kéo căng ra hai bên, trong khi kéo thì “hít thở” thật chậm. Hoặc cột một đầu miếng “vải” vào một chân bàn rồi dùng tay kéo căng ra.

5. Chân: Tập chân rất quan trọng. Khi còn trẻ, máu chạy từ chân lên tim thoải mái, nên không tạo ra áp xuất trên tim, nhưng khi lớn tuổi và khi bị bệnh, thì những mạch máu ở chân chẩy ngược lên tim rất chậm cũng giống như người già leo dốc vậy, khiến cho quả tim phải dùng sức bóp mạnh, mới “hút” máu lên tim được. Sự cố gắng bóp mạnh đó tạo ra một áp xuất lớn hơn bình thường: cao huyết áp. Vì thế, phải tập bàn chân, đầu gối, và bắp thịt đùi.

- Ngồi trên ghế, gác chân trái lên chân phải. Tay trái nắm lấy cổ chân trái, tay phải nắm lấy bàn chân trái rồi xoay bàn chân theo vòng tròn. Hít thở chậm. Xoay từ phải sang trái 50 lần, rồi xoay từ trái sang phải 50 lần (càng nhiều càng tốt). Dùng nắm tay phải đấm mạnh vào gan bàn chân trái 10 lần để kích thích các huyệt ở gan bàn chân.

- Đứng vịn tay phải vào tường. Hít thật chậm và từ từ co chân trái lên, (càng cao và càng sát ngực càng tốt), rồi từ từ thả chân xuống (không chạm đất) và thở ra, đếm “Một”. Tiếp tục co duỗi chân như thế 20 lần, cho thật mỏi, rồi nghỉ 15 giây, làm tiếp cho đến khi mỏi thì nghỉ, rồi lại tiếp tục đến tổng cộng 50 lần thì đổi chân.

- Nằm ngửa, “đạp xe đạp ngược”, nghĩa là để 2 chân co lên rồi tưởng tượng như đang đạp xe, nhưng không đạp tới, mà đạp lui. Đạp chừng 10, rồi 20 lần, rồi nghỉ. Khi nào hết mỏi, lại đạp tiếp.

Massage và châm cứu

Ngoài các động tác tự tập luyện như trên, cần Massage và Châm Cứu. Về Massage, thì có thể mua một cái máy Massage cầm tay, chạy điện để tự mình giúp cho mình. Tay phải cầm máy, rà thật chậm từ vai xuống tay, chỗ nào đau đau thì ngừng lại vài phút. Sau khi massage tay, thì massage chân: Để máy chạy trên đầu gối vài phút, chỗ nào đau thì ngừng lại lâu hơn. Rà máy xuống bắp chuối, đến chỗ cuối của bắp chuối (giao điểm của chỗ phồng và chỗ phẳng xuống chân) thì dò tìm chỗ nào đau đau thì ngừng lại vài phút.

Nếu có thể được thì đi châm cứu, 1 tuần 3 lần.


Đại loại những thế trên đều là Physical Therapy để giúp cho người bệnh chóng hồi phục. Nên nhớ đây không phải là thuốc, nên không bắt buộc phải có kết quả như nhau, có người làm cả vài tháng mới có công hiệu, người chỉ tập hai tuần lễ là thấy cơ thể đổi khác, khỏe mạnh hơn, vì tùy theo sự tập trung tư tưởng, ý chí, và sự bền bỉ của mỗi người.

Sương Lam

Nancy Quách chuyển


mercredi 10 juillet 2019

Vô thường kiểu Mỹ

image
 Vô thường kiểu Mỹ
Ông chưa từng mặc qua quần áo hàng hiệu, kính mắt rất cũ kỹ, đồng hồ đeo tay cũng không hợp thời.

Một ông lão đã 76 tuổi, ở cùng vợ trong một căn nhà cho thuê ở thành phố San Francisco nước Mỹ. Ông chưa từng mặc qua quần áo hàng hiệu, kính mắt rất cũ kỹ, đồng hồ đeo tay cũng không hợp thời. Ông không thích món ăn ngon, thích nhất là sữa hâm nóng và bánh sandwich cà chua giá rẻ. Ông cũng không có ô tô riêng, ra ngoài thường đều đi bằng xe buýt, túi xách mà ông từng dùng để đi làm là túi vải.
 Mặc khác, nếu bạn cùng ông đến một quán rượu nhỏ uống bia, ông nhất định sẽ cẩn thận kiểm tra đối chiếu hóa đơn; nếu bạn ở lại nhà ông ấy, trước khi ngủ ông ấy nhất định sẽ nhắc bạn tắt đèn.
Một ông già keo kiệt nghèo khó như vậy, bạn có biết trước 76 tuổi ông đã làm những việc gì chăng?
Ông đã từng cống hiến cho đại học Cornell 588 triệu đô la Mỹ, cho đại học California 125 triệu đô la Mỹ, cho đại học Stanford 60 triệu đô la Mỹ.
Ông từng bỏ vốn 1 tỷ đô la cải tạo và xây mới 7 trường đại học ở New Ireland và hai trường đại học ở Northern Ireland.
Ông từng thành lập quỹ từ thiện để phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch cho trẻ em ở các nước đang phát triển… Cho đến nay, ông đã quyên 4 tỷ đô la, còn 4 tỷ nữa đang chuẩn bị quyên góp.
Ông là người sáng lập tập đoàn được miễn thuế toàn cầu DFS. Keo kiệt với chính mình, hào phóng với mọi người, thích kiếm tiền lại không thích được tiền – ông là Chuck Feeney.
 Trước mắt, Chuck Feeney còn ba nguyện vọng: Một là trước năm 2016 quyên hết 4 tỷ đô la còn lại, nếu không chết không nhắm mắt. Hiện tại, từ số tiền kia mỗi năm đều có hơn 400 triệu đô la chảy về các nơi cần trên thế giới.
 Ông đã dựng nên một tấm gương cho những người giàu có: “Trong khi hưởng thụ cuộc sống đồng thời quyên góp cho mọi người”. Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng nhiều từ ông mà đã thay đổi hành động của mình.
 image
Sau khi việc thiện của Chuck Feeney bị tiết lộ ra, rất nhiều phóng viên muốn tiếp xúc với ông. Trong tâm ai cũng đều có một nghi vấn: Làm sao Chuck Feeney có thể dửng dưng trước gia tài hàng tỷ đô la kia chứ?
Đối với nghi vấn của mọi người, Chuck Feeney mỉm cười kể cho mọi người một câu chuyện: “Một con hồ ly thấy bồ đào trong vườn kết trái đầy, muốn vào trong ăn một chầu no bụng, nhưng giờ nó mập quá, không chui vào được. Thế là ba ngày ba đêm nó không ăn không uống để thân thể gầy xuống, cuối cùng cũng chui vào được! Ăn no nê, cảm thấy thỏa mãn, nhưng khi nó muốn rời đi, lại không chui ra được. Bất đắc dĩ đành phải giở trò cũ, lại ba ngày ba đêm không ăn uống. Kết quả, lúc nó đi ra, bụng vẫn giống như lúc đi vào.”
Kể xong câu chuyện, Chuck Feeney nói:
“Chỗ Thượng Đế ở không có ngân hàng, mỗi người đều là trần trụi sinh ra, cuối cùng cũng đơn độc ra đi, không ai có thể mang theo tài phú và danh tiếng mà bản thân đã đau khổ tìm kiếm cả đời.”
 Truyền thông hỏi Chuck Feeney, vì sao ông lại quyên góp hết gia tài của mình?
Câu trả lời của ông đơn giản và ngoài dự đoán của mọi người! Ông nói: “Bởi vì tấm vải che tử thi không có túi.”
Image result for chuck feeney

T. Hà chuyển

mardi 9 juillet 2019

Biết sống

Nguyễn Ngọc Tư
Chị kể hồi ở Sài Gòn hay tới một quán cháo vịt ngon muốn xỉu, nhưng tới hơi trễ chút là phải chịu bụng đói ra về. Bởi quán chỉ bán đúng sáu con vịt, không thêm không bớt. Khách có kì kèo hay đòi nằm vạ cũng chỉ nhận được nụ cười, “chịu khó mai quay lại”. Hỏi khách quá chừng đông sao không bán thêm, chú chủ quán cười, nhiêu đây là đủ. Nhưng đủ cho cái gì, chú không nói thêm.

Ngồi quán đó, chị nhớ quán bán bánh canh cua của má nổi tiếng xóm hẻm hồi xưa. Mỗi ngày nấu đúng bảy chục tô, hỏi mua tô thứ bảy mươi mốt về làm thuốc cũng hên xui. Sáng dọn chưa ấm chỗ, vèo cái hết nồi bánh, bà dành cả thời gian còn lại của ngày để nằm võng nghe Thái Thanh, hoặc dẫn con Chó đi chơi dài xóm. Chó, là tên của con vịt xiêm cồ.

“Sống như má mình không phí cuộc đời. Đâu phải giàu mới vui”, nhắc tới đó chị bùi ngùi. Người ra thiên cổ lâu rồi, nhưng ký ức động đậy như người vẫn đi lại quanh đây.

Chị nói người sống ung dung kiểu vậy giờ ngày mỗi hiếm, nhưng không phải không có. Họ đang ở đâu đó, chừng như vô nhiễm với cơn khát tiền. Ở Hội An chị biết một quán nước nhỏ nằm dưới giàn cát đằng, cà phê ngon, trà gừng hết xẩy mà đúng bong mười giờ là đóng cửa. Sau bữa trưa, anh chị chủ dành thời gian đọc sách, nghe nhạc, chơi với mấy đứa cháu nhỏ. Nhiều sáng khách đông, hết chỗ ngồi, nhưng sân vẫn để trống không chẳng kê thêm bàn. Sân là khoảng thở của ngôi nhà, không phải chỗ để chen chúc bán mua lấy được.

Nhắc mấy chuyện đó, không phải nói khơi khơi, mà chị đang nhắn thằng em thời cào hốt này vẫn còn những người “biết sống”. Vì tuần sau là giỗ má. Vì thằng em vừa chặt cây khế, cơi thêm một tầng lầu, chồm lan can ra che gần hết lộ hẻm. Nó nói không lấn được phần đất, thì lấn trời. Tiền xây nhà nó kiếm được từ quán bánh canh má để lại, mở bán từ sáng sớm tới khuya. Nó thuộc kiểu được mười ba đồng, thì phải kiếm thêm bảy đồng cho chẵn hai chục. Giàu cái đã, chuyện khác tính sau.

Cũng là con má nhưng tánh thằng em ngược một trời một vực. Tại sao bà chỉ bán bảy chục tô bánh canh, bà giải thích rồi, nhiêu đó đã đủ lời để xoay xở trong nhà, lại còn dư chút đỉnh để dành khi bất trắc. Mấy chục năm, bà hài lòng với việc giữ gia cảnh mình gói gọn trong hai chữ “đủ ăn”.

“Nhưng làm nhà giàu sướng hơn chớ, má ?”

“Giàu nghèo gì phải vui mới được”.

Chữ vui đó cũng minh mông, với mỗi người nó có nghĩa khác nhau. Với bà chủ tiệm tạp hóa Linh Thông là buôn bán luôn tay, mặc dĩa cơm tấm khô queo và ly cà phê đá tan trắng nhợt tự hồi nào. Vui của ông chủ chuỗi cửa hàng điện máy là mở thêm vài chi nhánh mới. Của quán nhậu Tăng Ba là khách nào ra khỏi đó cũng xùng xình say. Hay với vợ chồng thằng em, không vui nào bằng nghe tiếng những tờ giấy bạc sột soạt lúc nửa đêm. Nhưng có những người như má, vui bởi được nằm thong thả nghe Thái Thanh hát “bể sầu không nhiều nhưng cũng đủ yêu”, vui vì nhà có cây khế chua cho trái gần như quanh năm. Chua tới con nít bụi đời không thèm hái. Nhưng khế chua được cái trái lớn, mọng nước, dài cánh khía sâu. Má hái mớ trái chín vàng chất lên cái rổ tre cạn lòng, là đẹp bừng lên bàn ăn trong bếp.

Đó là ngôi nhà rất đẹp, trong ký ức con cháu. Không có hoa tươi (như bà nói hoa chỉ đẹp khi còn nguyên cành nguyên gốc), nhưng nhà vẫn được chưng diện bằng những thứ ít ai ngờ. Cái rổ tre lúc nào cũng đựng gì đó, khi thì những trái muồng khô, lúc khác, trái bàng. Không phải loại trái cây ăn được, chúng rụng đầy công viên, chỉ cần cúi lượm một chút là đầy rổ. Nhìn thấy cái đẹp trong thứ tưởng chừng vô dụng, trăm phần trăm chẳng phải người sống gấp sống nhanh.

Mấy thứ trái tức cười trong rổ tre của má, cũng là thứ mà chị nhớ, vào buổi chiều nào đó ghé thăm ngôi nhà xiêu xiêu gần cửa Gió. Xóm chài, buổi trưa vắng người. Trên bộ vạc sau nhà có một nắm trái so đũa nằm trên mo cau. Hỏi thứ này ăn được sao, một thằng nhỏ cười, hông đâu cô, con để vậy cho đẹp. Trưng ở sau nhà, nên chắc chắn không vì khách, đẹp này cho mình.

Mớ trái gà chê dê nguýt nọ không phải được mang về bởi một phụ nữ nào, mà từ thằng nhỏ cháy nắng đen thui. Nghe thằng nhỏ nói, chị đoán sau này nó sẽ vác cây đờn đi ca tài tử, sau một ngày đánh bắt mệt lả. Nửa đêm về nó đứng ngoài hè một lúc lâu, vợ hỏi sao không vô, nó nói trời nhiều sao quá, nhìn thêm chút nữa. Thằng nhỏ cũng có thể trở thành một anh giám đốc thiệt ngầu, nhưng mỗi cuối tuần anh tắt điện thoại, chở con ra đồng thả diều, ngắm bèo trôi sông.

Đó là một người sẽ tận hưởng được nhiều vẻ đẹp trên đời, bất kể giàu nghèo. Như má. Một người đàn bà mà khi nhắc tên ai cũng buột miệng kèm theo mấy chữ, “sao mà biết sống quá xá”. Cái khái niệm biết sống này cũng vô chừng, mỗi người mỗi kiểu, nhưng nhìn một lượt, chừng như người biết sống là biết đủ. Khi đó tham vọng thôi sôi réo, họ trọn lòng lắng nghe những tiếng thì thầm ở quanh mình.

Nhưng đó không phải là kiểu sống mà vợ chồng thằng em chọn. Nó nói ai cũng tà tà vậy thì sao nước mạnh được. Mạnh, là phải có tiền, nhiều tiền, rất nhiều tiền. Có tiền mua gì cũng được. Mua vũ khí. Mua bằng hữu. Không thiếu nợ, và khỏi phải lấy đất đai ra trừ cấn nợ. Chị hiểu nó muốn ám chỉ chính sự gì đây, cười, “nói thì hay, bữa rồi có vài trăm ngàn tiền thuế mà kì kèo trả giá”. Người giàu nhiều, mà đất nước vẫn nghèo, là vậy. Tới cái nắp cống ngoài đường cũng bị lấy cắp. Ai cũng vơ vét cho mình, sẵn sàng ôm tiền bỏ chạy.

Hồi buổi chụp giựt bắt đầu, ngó tiền lẻ nhét đầy tượng Phật, chị không nghĩ thời thế kéo dài như vậy. Lâu đến mức không tin là mình chờ được ngày kết thúc. Sóng trước sóng sau cứ hớt hãi. Nhỏ cháu chị mua sách dạy làm giàu về gối đầu giường, dù ba nó nói cần gì đọc, chỉ cần chui vào cơ quan nhà nước, lên cao, thì đường nào cũng giàu. Ngó mớ tựa rất kêu kiểu như “làm giàu không khó”, “Hai mươi bảy cách trở thành tỉ phú”, chị biết trong đó không có câu nào khuyên người ta biết thả lỏng tắm mình trong mùi hoa ban đỏ trong đêm. Mùi hoa nhẹ lắm, hít thở nhanh không cảm nhận được. Chị nhắc con nhỏ cũng có những cuốn sách chỉ cách người ta sống chậm, cách kháng cự lại lòng tham lúc nào cũng đói khát của chính mình. Ở hai bên con đường một chiều đi tới miền khuất mặt, nhiều thứ đẹp lắm, chạy nhanh thở gấp thì không thấy được đâu.


Anh Thư sưu tầm

dimanche 7 juillet 2019

Vos 8 droits fondamentaux


Vos 8 droits fondamentaux

Voici donc huit conseils à avoir en tête en cas de consultation avec un médecin que vous ne connaissez pas : [6] 
  • N’acceptez jamais de vous déshabiller avant qu’il ne vous ait écouté(e). Vous avez le droit que l’on vous explique à quoi l’examen va servir et vous pouvez le refuser si vous n’en voyez pas l’utilité. Dans tous les cas, il n’est quasiment jamais utile de se déshabiller totalement (même en cas de consultation gynéco, vous pouvez garder le haut).

  • N’acceptez aucun geste médical dont on ne vous a pas expliqué la nature et l’objectif, et pour lequel vous n’avez pas donné votre consentement. Lorsqu’on vous fait mal, dites-le.

  • Demandez toujours une explication détaillée de ce que le médecin a constaté, de ce qu’il pense ou croit avoir diagnostiqué. Et s’il ne sait pas, qu’il vous le dise !

  • N’hésitez pas à préparer vos questions par écrit si vous consultez pour un problème difficile. Si vous craignez de ne pas tout comprendre, faites-vous accompagner par une personne de confiance (le médecin n’a pas le droit de vous le refuser, vous avez le droit de lever le secret médical pour qui vous souhaitez).

  • Ne prenez pas de décision sans prendre le temps de réfléchir. En dehors d’une hospitalisation en urgence, rien n’est pressé à la minute, pas même un cancer invasif. Vous avez le droit de prendre quelques jours pour réfléchir au traitement.

  • N’acceptez jamais les comportements déplacés : reproches (« vous n’avez aucune volonté »), commentaires désobligeants (« oh, comme vous êtes douillette »), ou menace (« vous êtes inconscient de ne pas vouloir vous faire opérer ! Pensez à votre famille ! »). Demandez que cela cesse, et si ce n’est pas le cas, levez-vous et sortez immédiatement, sans régler.

  • Vous avez le droit d’être écouté(e) sans être interrompu. En revanche, vous avez le droit d’interrompre votre médecin pour lui demander d’où il tient une information que vous pensez erronée.

  • Ne prenez jamais de médicament sans vous être fait expliquer en détailles avantages et les risques qu’il comporte – et la liste de ses effets indésirables.
Et si votre médecin rechigne, rappelez-lui l’article 35 de son propre Code de déontologie :
« Le médecin doit à la personne qu’il examine, qu’il soigne ou qu’il conseille une information loyale, claire et appropriée sur son état, les investigations et les soins qu’il propose. Tout au long de la maladie, il tient compte de la personnalité du patient dans ses explications et veille à leur compréhension. »
Mon ami le Dr de Lorgeril appelle ça la médecine « bienveillante ». [7]

Si seulement elle pouvait être plus répandue !

Bonne santé,

Xavier Bazin

Ngay cả khi tuyệt vọng nhất, đừng quên bạn vẫn còn những tài sản quý giá bên cạnh mình.

Ngay cả khi tuyệt vọng nhất, đừng quên bạn vẫn còn những tài sản quý giá bên cạnh mình.


 Có một người đàn ông 52 tuổi đến tìm tôi tư vấn. Bộ dạng của ông vô cùng tiều tụy, hoàn toàn tuyệt vọng, hoàn toàn chán nản. Ông luôn miệng nói “Hết cả rồi! Hết cả rồi!”, bước đi liêu xiêu như một người mất hồn.

“Tất cả ư?”, tôi hỏi.
“Tất cả”, ông ấy khẳng định một lần nữa như để minh chứng rằng cuộc sống của mình đã ở vào tình cảnh vô cùng tối tăm, u ám.
“Tôi không còn lại gì nữa cả. Tất cả đều đã mất sạch rồi. Không còn hy vọng gì nữa, tôi đã già đến mức không thể làm lại từ đầu nữa. Tôi đã mất hết lòng tin rồi”.
Tôi ái ngại lắng nghe những lời bi thương, thống thiết ấy. Bóng tối tuyệt vọng đã phủ đầy trái tim ông. Sự chán nản đã ăn mòn ý chí của ông. Ông hoàn toàn chẳng có bệnh tật gì. Bệnh của ông là “tâm bệnh”. Bộ dạng tiều tụy, các khớp chân tay co rút cả lại, ông ngồi ở đó cứ như một ông lão đã 92 tuổi đang đếm từng ngày cuối cùng trong viện dưỡng lão.
Tôi cố nén lòng, nói: “Được rồi, bây giờ chúng ta hãy lấy một tờ giấy để tính xem ông còn lại bao nhiêu tài sản nhé!”.
“Không cần đâu bác sĩ!”. Ông thở dài nặng nhọc cất lời: “Giờ tôi không còn lại gì cả. Chẳng phải tôi đã nói rất rõ với anh rồi sao?”.
“Không sao, tôi hiểu. Nhưng chúng ta cứ hãy xem thử lại một lần cuối”. Tôi hỏi ông: “Vợ ông còn sống cùng với ông không?”.
“Gì cơ? Đương nhiên, bà ấy thật sự rất tốt. Chúng tôi đã kết hôn 30 năm rồi. Dù tình cảnh có thê thảm hơn nữa, bà ấy tuyệt sẽ không bỏ tôi mà đi”.
“Tốt, hãy để tôi viết lại điều này. ‘Vợ vẫn còn sống chung với ông, bất kể xảy ra chuyện gì, bà ấy cũng đều sẽ không bỏ rơi ông…’. Con cái của ông thì sao? Ông có con cái không?”.
“Có chứ”. Ông trả lời: “Tôi có ba đứa con, chúng đều rất giỏi giang. Chúng nói với tôi rằng: “Bố, chúng con yêu bố. Chúng con sẽ luôn ủng hộ bố”. Tôi nghe xong thực sự rất cảm động”.
“Được, đây là mục thứ 2. Ba đứa con đều yêu quý ông, luôn ủng hộ ông. Ông có bạn bè không?”, tôi hỏi.
“Tôi có mấy người bạn rất tốt. Họ luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi, cũng từng nguyện ý giúp tôi. Nhưng giờ thì chẳng ai có thể làm được gì nữa rồi. Họ không thể giúp tôi được nữa”.
“Vậy là ông có những người bạn thân nguyện ý giúp mình, hơn nữa đều rất tôn trọng ông. Nhưng tôi đang băn khoăn phẩm hạnh của ông thế nào? Có từng làm việc không tốt hay không?”.
“Tôi tự cảm thấy mình sống không hổ thẹn gì cả. Tôi luôn cố gắng làm những điều đúng đắn, không thẹn với lòng, cũng chưa từng hại ai”.
“Rất tốt. Chúng ta hãy chép vào đây thêm một dòng này: ‘Đạo đức tốt’. Sức khỏe của ông gần đây thế nào?”.
“Tôi hoàn toàn ổn, hiếm khi mắc bệnh. Tôi thấy mình là một người khá khỏe mạnh. Nhưng gần đây tôi luôn chán nản, buồn khổ, cảm thấy cuộc đời đã kết thúc từ lâu”.
“Nước Mỹ thế nào? Ông cảm thấy mình còn cơ hội ở đất nước này chứ?”.
“Đây là đất nước duy nhất mà tôi muốn ở lại trên thế giới này cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay”.
Tôi lại hỏi ông: “Ông có tin rằng Chúa sẽ giúp mình hay không?”.
Ông hơi bối rối, nhíu mày một chút rồi nói: “Tôi vẫn tin vào Chúa cho đến lúc giã từ cõi đời này. Khi ấy, tôi mong Chúa sẽ tha thứ những tội lỗi, xóa sạch mọi khổ đau cho mình”.
“Được rồi. Bây giờ chúng ta hãy xem lại tờ giấy này nhé, xem ông còn lại những thứ gì”, tôi nói.
1. Một người vợ tốt: Đã kết hôn hơn 30 năm, bất kể xảy ra chuyện gì, bà ấy cũng đều sẽ không bỏ rơi.
2. Ba đứa con đều rất quý mến, hết lòng ủng hộ.
3. Có những người bạn thân luôn xem trọng và nguyện ý giúp đỡ.
4. Có đạo đức, không làm chuyện hổ thẹn với lương tâm.
5. Khỏe mạnh, không bệnh tật.
6. Sống trên đất Mỹ, nơi đáng sống nhất thế giới.
7. Tin vào Chúa.
Tôi chìa tờ giấy ra trước mặt ông, nói: “Tôi nghĩ ông vẫn còn có rất nhiều tài sản. Nhưng lúc đầu ông lại bảo với tôi rằng mình không còn lại gì”.
Người đàn ông ngượng ngùng đón tờ giấy từ tay tôi, nhìn chằm chằm vào đó hàng chục phút như đang cố đọc kỹ từng dòng chữ. Bất giác ông ngẩng mặt lên, hai hàng lệ ứa ra từ khóe mắt. Tôi thấy môi ông run lên, dường như đã không giữ được bình tĩnh.
Đoạn, ông nấc lên thành tiếng, lấy hai tay che mặt, rồi bật khóc nức nở. Tôi ngồi lặng lẽ bên ông, nhìn ông khóc ngon lành như một đứa trẻ đang hối lỗi. Ông ngẩng đầu lên, nói: “Tôi đã nghĩ mình chẳng còn gì cả. Tôi thật tồi tệ, ngu ngốc. Hôm nay tôi đã định tự sát sau khi gặp anh. Tôi đã chuẩn bị cho mình một liều thuốc ngủ. Nhưng tôi đã hiểu rồi, đã hiểu rồi… Chúa không bao giờ bỏ rơi tôi!”.
Ông không chờ tôi đáp lời, lặng lẽ đứng dậy, bắt chặt tay tôi, đóng sập cửa phòng bước ra bên ngoài. Trời chợt đổ mưa nhưng ông vẫn đầu trần bước đi dưới con phố. Dáng vẻ ấy hoàn toàn khác với lúc ông đến với tôi. Có lẽ, điều duy nhất ông muốn làm lúc này là trở về nhà, ôm thật chặt vợ và 3 đứa con của mình vào lòng mà nói lời yêu thương vậy…
***
Cuộc đời của chúng ta có lúc sẽ không được như ý. Ta luôn mong có được một đời bình yên và hạnh phúc đủ đầy. Nhưng vẫn có những con sóng cồn, những đêm giông bão ập đến, cuốn lấp ta đi, làm héo mòn trái tim ta, khiến ta dường như chẳng còn hy vọng sống.
Nhưng bạn đã bao giờ thử làm như vị bác sĩ trên chưa? Dù khi tuyệt vọng nhất, hãy điểm lại xem mình còn lại những gì.
Vào lúc tuyệt vọng nhất, chí ít bạn vẫn còn có gia đình, bạn bè, có sức khỏe, có đạo đức và có Đức Chúa Trời ở bên cạnh chở che. Nếu bạn là một người tốt, luôn giữ điều thiện trong tâm, thì cuộc sống sẽ không bao giờ bịt kín lối đi của bạn. “Thuyền đến đầu cầu ắt sẽ thẳng”, mọi chuyện đến tận cùng rồi cũng êm xuôi, nếu chưa ổn thì chắc chắn chưa phải tận cùng.
Vậy nên, hãy luôn vui sống, tin tưởng, mến yêu cuộc đời và trân quý chính mình. Cha mẹ mang nặng đẻ đau mới sinh ra bạn trên cõi trần thế này. Ở một không gian sâu thẳm hơn, sinh mệnh của bạn có lẽ đã được Chúa Trời chở che, nâng đỡ, tạo thành. Bạn hẳn đã nghe chuyện Chúa Trời tạo ra con người từ bùn đất ra sao. Từ bùn đất, những đấng tối cao đã tạo ra bạn vất vả đến thế.
Nếu không trân quý sinh mệnh của mình, bạn chính là đang có lỗi với bản thân, cha mẹ và cả với Chúa Trời, người đã dưỡng thành sinh mệnh, linh hồn của bạn. Và xin hãy nhớ rằng:
Ảo ảnh trăm năm giữa cõi trần
Ta tìm ta ở chốn lạc lầm
Nhân sinh như mộng qua như chớp
Chỉ cầu giữ mãi mối thiện tâm

T.Anh chuyển 

samedi 6 juillet 2019

Chai Dầu Gió Xanh

Chai Dầu Gió Xanh


Tác giả Võ Quách Thị Tường Vi. 



Tôi là người hành khách phút cuối của chuyến máy bay Singapore Airline #1490 với hành trình qua ngả Moscow, Singapore, rồi Tân Sơn Nhất. Cửa phi cơ đóng lại ngay sau khi tôi vào.

Đây là chuyến bay đưa phái đoàn của trường đại học nơi tôi giảng dạy đi Sài Gòn. Đoàn gồm 33 giáo sư và sinh viên do tôi hướng dẫn, có nhiệm vụ thực hiện một chương trình y tế và văn hoá giữa trường chúng tôi và một số đại học bên Việt Nam.



Sau cả tuần căng thẳng vì lo liệu đủ thứ, đã tưởng không thể bay, ngày chót khi cố thu xếp mọi việc để tiếp tục chuyến đi, vào được ghế của mình, tôi lả người mệt muốn ngất đi được. Thò tay vào giỏ xách tôi lấy ra chai dầu gió xanh, nhón ngón tay trỏ vào đầu chai, chấm chút dầu xoa vào hai bên thái dương.



Chỉ trong chốc lát, dường như cơn mệt mỏi dịu dần. Thật cảm ơn chai dầu gió xanh này. Nó và tôi, như “đôi bạn” thân thiết, bao năm qua luôn ở bên cạnh nhau. Lần này, chúng tôi cùng bay về quê xưa, mùi dầu xanh quen thuộc nhắc nhớ bao chuyện cũ.



Mẹ tôi mất khi tôi vừa 16 tuổi, tuổi đẹp nhất của thời con gái. Tôi nhớ rất rõ nhà tôi lúc ấy ở gần phi trường quân sự Biên Hoà, đêm đêm tiếng bom đạn pháo kích nghe rất gần. Ban đầu rất sợ, tôi đã tung mền và trốn dưới...gầm giường, tự làm mồi cho muỗi đói mà không hiểu là mấy tấm vạt giường mỏng manh đó làm sao mà đỡ nổi bom đạn. Riết rồi cũng quen, mỗi lần nghe pháo kích, tôi không núp gầm giường nữa mà tỉnh bơ nằm ngủ. Con người ai cũng có số, nếu tới số chết thì ở đâu cũng chết... Thời ấy, tôi đã thầm biện hộ cho cái tính làm biếng của mình như thế. 



Một đêm kia, đang ngủ mê, tôi thình lình bật dậy vì một thứ âm thanh khủng khiếp. Tai ù đặc không thể phân biệt được. Mắt vừa mở thì trời ơi, thấy cả bầu trời xanh lè đang chụp xuống. Mái nhà, những bức tường đã bay đâu cả rồi. 



Dần dà, tôi nhận ra tiếng la khóc chung quanh. Nghe thì mơ hồ như từ cõi nào, nhưng nhìn thì hiện ngay trước mắt: Ba tôi đang ôm mẹ tôi, máu tuôn xối xả từ người mẹ. Tôi không biết mình đang ở đâu. Mãi lát sau mới nhận ra cái tủ đựng đồ ăn gãy hết hai chân đứng chỏng chơ. Thì ra chúng tôi đang trên nền cũ của nhà bếp, chính giữa là một cái hố sâu, khói bụi đang bốc hơi. Bên miệng hố, con chó Tô Tô của tôi, mình mẩy đẫm máu, đang rên rỉ. Con chó Ki Ki thì lẩn quẩn kế bên, miệng gầm gừ thảm thiết. Đây là cặp chó mà ba tôi đã xin về nuôi được chừng 2 năm rồi. 



Có cái gì ướt trên mặt tôi. Đưa tay lên vuốt mặt, thấy bàn tay toàn là máu. Thì ra tôi cũng đã bị thương trên trán và cả ngôi nhà gia đình đã trúng đạn pháo kích.



Sau đó, mẹ tôi được đưa khẩn cấp vào nhà thương Biên Hoa. Hai tuần sau, vết thương biến chứng sao đó, phải chuyển gấp lên nhà thương Cơ Đốc ở Phú Nhuận, Sài Gòn. Tôi ở lại trong nhà thương Cơ Đốc với mẹ nhiều ngày. Tại đây, tôi có dịp tiếp xúc với các y tá điều dưỡng và các vị bác sĩ hằng ngày đến chăm sóc cho mẹ, và bắt đầu cảm tình với ngành y từ đó. 



Nhờ sự chạy chữa tận tậm của bệnh viện, thương thế mẹ tôi rồi cũng ổn định dần, nhưng từ khi rời bệnh viên về nhà, bà không còn khoẻ mạnh như xưa. Bà hay đau lưng, nhức mỏi, không còn sức làm việc như lúc chưa bị thương. Rõ ràng là mẹ ngày một suy yếu hơn. Dù đầu óc còn non nớt, tự tôi cũng thấy được điều này. 



Thời ấy, trong túi áo bà ba của mẹ tôi lúc nào cũng có một chai dầu gió xanh mà bà thường lấy ra để xoa hay ngửi. Tôi cũng đã nhiều lần tự hỏi là dầu này có công hiệu hay không, vì chị em tôi ai nấy đều “sợ” bị bôi thứ dầu này. Khi chúng tôi bị sổ mũi nhức đầu, mẹ đều bắt chị em tôi phải bôi dầu hay cạo gió. Trời ơi, mỗi lần thấy mẹ tôi với chai dầu “mắc dịch” này chị em tôi đều chạy trốn, mặc cho bà phải kêu tên từng đứa dỗ dành. 



Rồi đến một ngày không bao giờ tôi quên. Hôm đó mẹ tôi rất mệt. Khuôn mặt xanh xao, giọng nói yếu ớt, mẹ sai tôi đi chợ, mua thức ăn rau cải và dặn thêm: nhớ ghé qua hàng thuốc mua cho mẹ chai dầu xanh, vì chai dầu mẹ đang dùng gần cạn. 



Tôi tung tăng đi chợ mua thức ăn như lời mẹ dặn. Trên đường về đầu óc tôi sao vẫn băn khoăn giống như mình đã quên một chuyện gì quan trọng. Cá cơm kho tiêu, canh cải bẹ xanh nấu tôm, rau muống xào, chuối tráng miệng... Đủ hết. Đâu còn thiếu món gì. Mãi tới khi về đến gần nhà, băng qua cầu Đúc, tôi mới đứng khựng lại vì chợt nhớ ra lời mẹ dặn thêm là mua chai dầu xanh cho mẹ. Tôi lật đật vòng lại, đi lên chợ để mua chai dầu. Đường lên chợ sao bây giờ thấy quá xa, tôi chạy hoài không tới... 



Rồi sau cùng tôi cũng về đến nhà, nhưng sao nhà tôi lại đông người như vậy? Các cô bác láng giềng đang bu quanh ba tôi. Thấy tôi vào nhà, các em chạy lại nắm tay tôi và khóc. Ba tôi ôm tôi, nói trong tiếng nấc: má con đã chết rồi...Tôi sững sờ nhìn chai dầu xanh mà tôi đang nắm chặt trong tay. Tôi đã về muộn rồi. Mẹ tôi năm ấy chỉ có 38 tuổi. 



Ít ngày sau khi mẹ qua đời, con chó Tô Tô vốn thường luẩn quẩn bên chân Mẹ, cùng bị thương trong trận pháo kích, cũng chết theo. Em tôi tìm thấy nó bỏ ăn, mãi nằm bên gốc cây măng cụt mà mẹ tôi đã trồng mấy năm về trước.



Từ đó, ở cái tuổi “ăn chưa no lo chưa tới” của mình tôi đã phải đối đầu với thật nhiều khó khăn trong cuộc sống. Ngoài việc nhà, nấu cơm giặt giũ, chăm sóc các em, tôi còn phải ngược xuôi lo việc chi tiêu trong nhà với đồng lương công chức giới hạn và bấp bênh của ba tôi, những việc mà khi còn me, tôi không bao giờ phải bận tâm lo lắng. 



Cũng từ đó, tôi bắt đầu thân quen với chai dầu mua về cho mẹ. Dù qua nhiều dâu bể của đời, chai dầu gió xanh vẫn là người bạn đồng hành với tôi từ mấy chục năm qua. 



Nghe có tiếng thầm thì chung quanh, tôi mở mắt ra. Trước mặt tôi là mấy giáo sư đồng nghiệp cùng trường và cả đám sinh viên của chúng tôi. Thấy tôi tỉnh dậy, cả đám cùng vỗ tay vui vẻ:



- Chào mừng giáo sư, chào mừng y sĩ. Chúng em vui lắm vì có cô đi cùng. Vậy là chuyến đi này là hoàn toàn mỹ mãn.



Donna, một cô sinh viên gốc người Mễ rất linh hoạt dễ thương của tôi hỏi.



- Cô ơi, mình sắp tới Việt Nam, cô hồi hợp không cô? 



Nhiều em khác cùng hỏi rồi thay phiên ôm tôi để chia niềm thương cảm. 



Số là mới cách đây mấy ngày, tôi gặp một tai biến rất lớn trong đời, đã tưởng không thể tiếp tục công việc với phái đoàn. Ngày cuối, khi quyết định cùng bay thì tới vào phút chót, phi cơ không còn chỗ để ngồi chung với phái đoàn của mình.



Chuyến đi đã chuẩn bị từ lâu. Các giáo sư và sinh viên tham dự ai nấy đều nao nức đợi ngày đi. Riêng tôi thì mong muốn đem lại một chương trình nào đó có lợi ích cho nền y tế của Việt Nam, nhân tiện được thăm lại quê hương, bè bạn cũ. Mọi sự xếp đặt cũng đã xong, nhưng nếu thiếu người hướng dẫn như dự tính từ bước đầu thì cũng không trọn vẹn. Vì vậy khi thấy tôi trong chuyến bay, cả đám cùng vui lăng xăng nói cười. 



Nói “cả đám?” cho thân tình chứ thật ra trong phái đoàn 33 người, lớp trẻ dưới tuổi ba mươi chỉ có 12 em sinh viên, trong số này có 3 em gốc Việt, đang học chương trình cử nhân. Phần còn lại, đều lớn tuổi và già giặn hơn nhiều. Trong nhóm này có 2 em đang hành nghề y sĩ ở Houston và Dallas; một em sắp xong y sĩ ; 5 em sắp ra tiến sĩ sau khi trình luận án vào mùa hè này, và 12 em khác đang học chương trình tiến sĩ. Dù thầy bằng trò hay trò bằng thầy về tuổi đời nhưng các em rất lễ phép và rất biết kính trên nhường dưới. Như vậy phái đoàn chúng tôi 33 người cũng có vẻ thuận thảo, hùng hậu. Hy vọng chuyến đi sẽ vui vẻ thành công. 



Sau khi rời khỏi công việc bên bệnh viện, đã hơn 5 năm rồi, tôi nhận làm giảng sư chính thức cho trường đại học này. Tôi cũng đã dạy bán thời gian cho trường mấy năm trước nữa. Thấy không khí dạy học vui vẻ, nhất là tiếp xúc được với nhiều em sinh viên Việt Nam, gồm cả các em sinh tại Mỹ lẫn các du học sinh, nên tôi cũng thích vì có dịp hướng dẫn và khích lệ các em. 



Trong trường, các em sinh viên người Việt hay gốc Á Châu thường tìm đến tôi để hỏi ý kiến về việc học hành, hay chỉ để than thở những việc xảy ra trong đời sống hằng ngày. Không biết từ bao giờ tôi đã trở thành một giáo sư hướng dẫn cho các sinh viên gốc Á Châu ở trường đại học này. Tôi thật không ngờ mình lại trở thành một bà “gõ đầu trẻ”, loại công việc mà khi còn trẻ tôi không bao giờ mơ ước để trở thành. Năm ngoái tôi có khai giảng một khoá học mà tôi phụ trách dạy về y học và văn hoá Việt Nam. Các sinh viên ghi tên học rất đông, Mỹ có Việt có. Các em gốc Việt sau đó có đến cảm ơn tôi vì khoá học đã cho các em có cơ hội tìm hiểu thêm về nguồn gốc Việt Nam của mình.



Trạm đầu tiên xuống Moscow nghỉ ngơi chừng nửa tiếng. Cả đám sinh viên đã hăng hái mua sắm. Khi trở lại máy bay, cô cậu nào tay cũng mang theo những túi quà kỷ niệm. 



Sau trạm ghé này, biết mình đang từng phút gần hơn với Việt Nam, tôi như hình dung thấy bạn bè, trường ốc và những chuyện phải làm. Một cảm giác vừa vui mừng vừa hồi hộp làm tôi nao nao trong lòng. Phi cơ đang bay trong đêm nhưng ngay sáng mai là tôi sẽ có mặt trên quê hương yêu dấu của mình, sẽ có dịp thăm viếng, gặp gỡ những nơi mà tôi đã hoạch định chương trình để bắt đầu một cuộc hành trình mới. 



Vừa chập chờn muốn ngủ thì bị đánh thức bởi giọng nói vang lớn từ cái loa trên trần phi cơ. Tiếng cô chiêu đãi viên hàng không lậi đi lập lại bằng tiếng Anh giọng Tàu lơ lớ:



- Trường hợp cấp cứu!! Trường hợp cấp cứu!! Chúng tôi cần gấp một bác sĩ. Trên máy bay, nếu có ai là bác sĩ xin đứng lên giúp chúng tôi một tay... Cấp cứu! Cấp cứu!



Tôi tỉnh ngủ hẳn, quơ vội cái túi nhỏ và đi lên cabin phía trên, hỏi cô chiêu đãi viên hàng không gần nhất: 



- Trường hợp cấp cứu ở đâu vậy? Tôi là y sĩ V, tôi sẽ giúp cô.



- Dạ xin y sĩ theo tôi. Bệnh nhân đang ở trên cabin hạng nhất.



Tôi đi theo cô này đến khu hạng nhất của phi cơ. Ghế ngồi ở khu này rộng rãi hơn và phần lớn các hành khách đang ngủ với những chiếc khăn che mắt phủ trên mặt cho dễ ngủ.



Bệnh nhân là một thanh niên trẻ, đang nằm sóng sượt ngay trên sàn phi cơ.. Cả người anh ta co quắp lại như hình con tôm, hai mắt nhăm nghiền, mặt đẫm những giọt mồ hôi còn đọng lại.



- Hello. Tôi là Dr. V. Tôi sẽ giúp anh. Chuyện gì xảy ra vậy? 



- Dạ em đau bụng quá, không chịu nổi. Phải nằm xuống như vầy mới bớt một chút. Em bị cách đây gần một tiếng đồng hồ, tưởng là chỉ sình hơi, ai dè càng lúc càng nặng hơn. 



- Em tên gì ? Tôi hỏi.



- Dạ em tên John. Em là chiêu đãi viên hàng không cho hãng máy bay, em làm ở khu hạng nhất này.



Lúc này thì hai học trò y sĩ của tôi là Patti và Mai đã đến. Patti lo cặp thuỷ đo nhiệt độ còn Mai thì giúp đo áp suất máu và hỏi về lượng đau của John. 



Tôi bảo mấy người bạn đồng nghiệp của John:



- Đồ dự trữ cho trường hợp cấp cứu đâu? Làm ơn đem ra để tôi coi có gì dùng được không. Nhớ đem thêm mấy cái mền nữa để đắp cho John. 



Quay qua mấy em y sĩ tôi bảo:



- Hãy giữ cho John ấm và đừng cho ăn uống gì hết. Có thể cho một vài giọt nước vào môi để giữ môi không bị khô mà thôi. 



- Dạ, nhiệt độ người của John là 99.8 F. Áp suất là 160 trên 100, nhịp tim 112 và độ đau là 9 trên 10. Mai thông báo.



- Cảm ơn em. Cứ giữ cho John ấm và lấy áp suất như vậy mỗi 10 phút. Nếu thấy thay đổi, cho tôi biết. 



Tôi và Patti kiểm soát cái túi cấp cứu lớn mà cô chiêu đãi viên hàng không vừa đem đến. Ngoài giấy tờ lặt vặt, chỉ thấy mấy thứ thuốc cấp cứu về tim như Digoxin, Lasix. Trong túi lớn còn một túi nhỏ chứa mấy bịch nước biển se-rum và kim, dây dùng để chuyền dung dịch này vào cơ thể. 



- Patti, em chuẩn bị đồ chuyền dịch nhé. Không làm ngay bây giờ nhưng nên chuẩn bị trước. Tôi nói.



Tôi khám cho John. Mọi nơi bình thường. Chỗ đau duy nhất là vị trí dưới bụng phía tay mặt. Chỉ nhấn hơi mạnh một chút là John đã nhăn mặt kêu đau, cố đẩy tay tôi ra. Đây là trường hợp đau ruột dư mà phi cơ thì đang bay 50,000 mét trên không gian, đâu thể làm gì. Tôi suy nghĩ thật nhanh rồi bảo Tim, xếp của John, là tôi muốn nói chuyện với phi công trưởng của phi hành đoàn. John bị đau ruột dư. Cần đưa vào nhà thương để mổ và điều trị gấp để bảo vệ sinh mạng. 



Tim đi một lát rồi trở lại.



- Thưa y sỹ, phi đoàn trưởng của chúng tôi nói là bây giờ máy bay đang bay qua lãnh thổ của nước Afghanistan không thể đáp xuống được, mong y sỹ thông cảm. 



- Như vậy nước tới là nước nào? Và mình có đáp xuống được không? 



- Dạ, để tôi đi hỏi lại phi công trưởng. 



Tim trở lại lần nữa và nói.



- Nước tới là Ấn Độ và việc đáp xuống có thể được, nhưng xin y sĩ xác định lại việc cần đáp xuống vào lúc ấy, vì hiện thời bây giờ chúng ta còn phải bay 3 tiếng nữa mới qua khỏi biên giới của Afghanistan. Nếu đáp xuống theo chuyện cấp cứu thì cũng rất phiền hà và không biết bao giờ mình mới bay lên trở lại được.



Đúng lúc ấy, Patti gọi tôi lại:



- Dr. V, áp suất của John là 92 trên 60, nhịp tim 125 và độ đau là 10 trên 10. Em nghĩ là bệnh tình của John đang bị trở chứng đó giáo sư. 



Tôi trở lại chỗ John nằm. Tay chân John lạnh toát, mà mặt mũi thì luôn toát mồ hôi, dù Mai đang liên tục lau mặt cho anh ta. Đúng như Patti nói, John đang trong tình trạng trở chứng, máu huyết tuần hoàn bị sụt xuống. Nếu tình trạng này kéo dài thì nguy cho tính mạng. 



Vây quanh John là những đồng nghiệp của anh ta, ai nấy đều lo lắng. Có mấy hành khách cũng tìm đến tò mò coi chuyện gì xảy ra. Tôi nói Tim là nên mời hành khách về lại ghế ngồi để chúng tôi có chỗ xoay trở làm việc.



- Bắt đầu chuyền nước biển đi. Mở wide open rộng ra, và giữ cho John ấm. Tôi bảo Patti. Quay qua John, tôi bắt chuyện: 



- Hi John, em sao rồi, đau nhiều không? Bây giờ chúng tôi chuyền nước biển cho em nhé. Mà trước giờ em có bị bệnh gì không? Có bị cao máu tiểu đường không?



- Em đau quá Dr. V. ơi. Em trước giờ khoẻ lắm không có bệnh gì hết. 



- John có gia đình vợ con gì chưa?



John gượng cười 



- Dạ chưa, Dr. V. Nhưng em có bồ rồi.. Cô ấy đang chờ em ở Singapore. 



- A, vậy là em phải khoẻ lại cho mau để về gặp cô bạn. 



Tôi nói chuyện đùa với John để giúp em quên bớt cái đau. Phải cố giúp John không bị nặng thêm, đủ sức chịu đựng trong khi chờ cấp cứu.. Bỗng tôi chợt nhớ một việc. 



- John à, tôi có một loại thuốc riêng mà khi nào cần thì tôi lấy ra dùng. Mà nó giúp tôi rất hiệu nghiệm. Nếu em muốn thì tôi sẽ chia sẻ với em?



John gật đầu lia lịa.



- Dạ bây giờ y sỹ có gì thì xin cho em dùng. Em đau quá. Em đi đường bay này thường lắm nên biết là mình không thể đáp xuống đây đuợc đâu. Em lo quá, không hiểu có qua nổi cơn bệnh này không.



Tôi mở cái xách tay nhỏ, lấy chai dầu gió xanh của mình ra mở nắp cho John nhìn.



- Đây là chai dầu mà tôi hay dùng và nó rất hiệu nghiệm. Tôi đi dâu cũng có nó. John dùng thử nhé, nếu chịu được cái mùi hơi mạnh một chút của nó. 



Tôi đưa chai dầu lên mũi John. Em hít một hơi nhẹ và nói. 



- Mùi này cũng dễ chịu mà. Em thích lắm. 



- OK, vậy thì tôi xức cho John nhé. 



Tôi xoa dầu vào chỗ đau của John ở bụng, vừa làm vừa nói chuyện. Tôi hỏi chuyện làm, chuyện bạn bè, chuyện đời sống của John ở Singapore hay ở Mỹ. Mai và Patti vẫn tiếp tục lấy áp suất và nhiệt độ trong khi John dần dà có vẻ thích thú khi kể chuyện về đời mình cho chúng tôi nghe.



Khoảng chừng một tiếng đồng hồ sau, Patti thông báo là tuy độ đau không thay đổi, vẫn ở khoảng từ 8 cho tới 10, nhưng áp suất của John đã lên cao trở lại, khoảng 140 trên 90 và nhịp tim hạ xuống còn 100 nhịp trong một phút. 



- Vậy là tốt. Em cho nước biển chảy chậm lại một chút đi. Tôi bảo Patti.



Dần dà, John có vẻ tỉnh táo hơn một chút, sắc diện cũng khá hơn. Tôi khám lại John thì thấy tình trạng ruột dư của em không thay đổi gì lắm. 



Tim, xếp của John, trở lại.



- Thưa y sỹ, chúng ta bắt đầu vào biên giới Ấn Độ. Phi đoàn trưởng của chúng tôi xin ý kiến y sĩ. Nếu cần ngừng lại thì phải xin phép đáp xuống, thủ tục sẽ lâu lắm mà rồi chưa biết chừng nào máy bay mới có thể cất cánh trở lại.



- Sau Ấn Độ thì sẽ tới nước nào? Tôi hỏi. 



- Dạ Miến Điện rồi Thái Lan trong vòng 3 tiếng đồng hồ nữa. 



- Để tôi nói chuyện với John xong sẽ trả lời câu hỏi của anh.



Tôi trình bày rõ ràng với John về những chi tiết này. John trầm ngâm rồi hỏi lại tôi:



- Y sỹ nghĩ như thế nào, em có thể chịu nổi để về đến Singapore không? 



-Thật sự thì rất khó đoán trước cơ thể của John sẽ chuyển động như thế nào nhưng tôi nghĩ là sẽ còn sức chịu được vài tiếng nữa, ít ra thì mình cũng có thể đến Thái Lan. Việc chữa trị ở đó cũng tốt hơn nếu so với những nơi khác. Tôi trả lời cho John.. 



- Xin y sỹ quyết định cho em vậy đi.



Tôi quay lại bảo Tim.



- Cứ tiếp tục bay đi. Khi nào gần đến Thái Lan thì cho tôi biết. 



Trong suốt mấy tiếng bay tiếp, John và tôi vẫn tiếp tục trò chuyện, dầu gió xanh vẫn được thoa cho John đều đều. Nhiệt độ và áp suất máu của John khá bình ổn. Bịch nuớc biển vẫn nhỏ giọt đều nhưng chậm hơn lúc trước vì áp suất của John đã cao hơn. Chúng tôi đã đưa John lên nằm trên giường trong phòng dành cho phi công. John cho biết em thấy có vẻ khá hơn lúc ban đầu một chút. 



Khi bay qua biên giới Thái Lan, tôi đã quyết định không dừng lại nữa vì từ nước này về Singapore thì chỉ còn một tiếng đồng hồ mà thôi và tình trạng của John thì thấy không thay đổi mấy. Cả đêm ấy, ba thầy trò chúng tôi không chợp mắt chút nào nhưng vẫn không thấy mệt. 



Rốt cuộc thì phi cơ cũng đáp xuống phi trường Singapore. Khi xe cứu thương đến phi cơ để đưa John vào bệnh viện cấp cứu, cậu ấy đã nắm tay tôi và ngập ngừng hỏi:



- Em cảm ơn Doctor V và phái đoàn của doctor đã giúp em rất nhiều. Em sẽ không bao giờ quên y sỹ V đâu. Chúc y sỹ và phái đoàn thành công trong chuyến đi này. Nếu được, xin y sỹ cho em xin luôn chai dầu gió xanh đó, có được không? 



John muốn xin chai dầu gió xanh của tôi? Tôi cảm động đến sững sờ khi trao cho John chai dầu xanh trước khi từ biệt.



Phi cơ tiếp tục bay. Sắp thấy lại Sài gòn. Trong túi xách không còn chai dầu xanh. Vậy là chai dầu không cùng tôi trở lại quê mẹ. Nhưng hơn bao giờ, tôi thấy chai dầu xanh đang ở trong tim mình.



Và thấy mình muốn khóc.



Tôi biết các bạn trẻ ngày nay, như tôi thuở nào, có thể coi chai dầu xanh là thứ “mắc dịch”. Vậy mà với người Việt mình, hình như ai ai trong đời ít nhiều cũng đều biết đến nó. 



Chai dầu gió xanh của mỗi người có thể khác nhau. Có thể là những kỷ niệm thời ấu thơ với người thân yêu, một lần gặp gỡ hay chia lìa, một mối tình, một ánh mắt, một nụ cười, một dáng đi, một tà áo, một giọng nói, một câu dỗ dành, một bài hát hay một lời thơ... Đôi khi bất chợt gặp lại, mùi hương nồng ấm của thứ dầu gió này có thể giúp ta dăm ba giây phút sống lại những kỷ niệm xa xưa, để tâm hồn dịu đi đôi chút giữa cuộc sống xô bồ.



Trong hành trình dài của đời người, với những bể dâu gập ghềnh trong cuộc sống, tôi thấy mình vẫn có chai dầu xanh làm bạn đồng hành và được nó trợ giúp. Âu đó cũng là niềm vui và hạnh phúc. Tôi cảm ơn nó.


Võ Quách Thị Tường Vi