mardi 23 mars 2021

8 điều cần biết trước khi chủng ngừa Covid-19 mũi thứ nhì

 8 điều cần biết trước khi chích ngừa COVID-19 mũi thứ nhì


LTS: Hiệp Hội Người Cao Tuổi Hoa Kỳ (AARP) mới đây gởi ra thông báo bao gồm những điều cần biết đối với người sắp chích ngừa COVID-19 mũi thứ nhì sau đây.

Nếu đã chích mũi đầu tiên trong hai mũi thuốc chích ngừa COVID-19, xin chúc mừng, vì quý vị sắp hoàn tất việc ngừa virus này trong cơ thể. Nhưng để hoàn toàn có được sự miễn dịch, quý vị nhất định phải chích mũi thứ hai.

Chích ngừa COVID-19. (Hình minh họa: AP Photo/Marta Lavandier, File)

Trên cả nước, một số người đang rơi vào tình trạng lộn xộn khi cố gắng nhận mũi chích thứ hai vì nhiều lý do khác nhau.

Bác Sĩ William Schaffner, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Vanderbilt University Medical Center ở Nashville, Tennessee, và là giám đốc y tế của National Foundation for Infectious Diseases (Quỹ Quốc Gia Phòng Chống Bệnh Truyền Nhiễm), nếu cuộc hẹn của quý vị bị hủy, đừng chờ ai đó gọi cho mình, mà nên chủ động làm hẹn lại để chích mũi thứ hai. 
Liên quan đến vaccine Moderna và Pfizer, hai loại thuộc đang được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ, ông cho biết: “Chúng tôi đã thông báo đến tất cả mọi người rằng những loại vaccine này có hiệu quả 95%. Nhưng chúng chỉ đạt được hiệu quả 95% nếu quý vị thực sự chích liều thứ hai.”

Dưới đây là một số điều cần biết về liều thuốc ngừa thứ hai

1-Tác dụng phụ có thể sẽ mạnh hơn

Nhiều người bị rất ít phản ứng hoặc không bị bất kỳ phản ứng nào với liều thuốc đầu tiên, hiện cho biết rằng liều thứ hai có tác động rất mạnh – khiến ngay cả những người cả đời nghiên cứu vaccine cũng phải ngạc nhiên.

Bác Sĩ Greg Poland, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại phòng khám Mayo ở Rochester, Minnesota, và là giám đốc nhóm nghiên cứu vaccine của Mayo, chỉ bị các triệu chứng nhẹ sau khi chích mũi đầu tiên. Nhưng mũi thứ hai khiến ông run lên vì ớn lạnh và nhiệt độ là 101.

Không có virus sống trong vaccine, vì vậy quý vị không thể bị nhiễm COVID-19 khi chích thuốc ngừa.

Trong thử nghiệm lâm sàng của Pfizer, 31% người tham gia từ 18 đến 55 tuổi báo cáo bị sốt sau khi chích liều thứ hai, trong khi chỉ có 8% bị sốt sau liều đầu tiên. Mệt mỏi, ớn lạnh, nhức đầu và đau cơ/khớp cũng phổ biến hơn sau khi chích mũi thứ hai đối với cả hai loại vaccine nêu trên.

Có một tin vui là, dựa theo dữ liệu này, người lớn tuổi ít bị phản ứng đối với vaccine. Trong số những người từ 55 tuổi trở lên, qua thử nghiệm của Pfizer, 22% bị sốt sau liều thứ hai và 3% bị sốt sau liều đầu tiên.


2-Không nên uống thuốc giảm đau trước khi chích

Nếu đã nghe qua về tác dụng phụ của liều thứ hai, quý vị có thể sẽ muốn uống thuốc giảm đau trước khi chích.

Theo CDC, đó không phải là một ý kiến hay, trừ khi quý vị được bác sĩ của mình đề nghị. Theo hai bác sĩ Poland và Schaffner, sử dụng thuốc giảm đau trước khi chích có thể làm giảm hiệu quả của vaccine.


3-Thời gian giữa các liều thuốc chích không cần chính xác 

Tuy nhiên, quý vị có thể sử dụng acetaminophen (Tylenol) hoặc các loại thuốc như Advil hoặc Motrin sau khi chích để điều trị các tác dụng phụ như đau, sốt, ớn lạnh, hoặc nhức đầu.

Mũi chích vaccine Pfizer thứ hai sẽ được chích 21 ngày sau mũi đầu tiên. Đối với Moderna, khoảng cách giữa hai lượt chích là 28 ngày.

Tuy nhiên, CDC cho phép điều chỉnh một khoảng thời gian, nếu quý vị không thể sắp xếp lịch hẹn vào đúng ngày đó. Mặc dù cơ quan này khuyến cáo nên cố gắng duy trì khoảng cách thời gian được đề nghị, nhưng cũng cho biết liều thứ hai có thể được chích sáu tuần sau liều đầu tiên.


4-Liều thứ hai phải do cùng một nhà sản xuất liều đầu tiên

Các bác sĩ từng nghe bệnh nhân hỏi liệu họ có thể chích liều thứ hai do một công ty dược khác sản xuất hay không, lý do thường là vì họ nhận thấy loại vaccine khác được cung cấp ở một địa điểm thuận tiện hơn. CDC khuyến cáo không nên làm như vậy, vì hai loại vaccine Moderna và Pfizer “không thể thay thế cho nhau hoặc thay thế cho các vaccine COVID-19 khác. Hiện chưa có đánh giá về tính an toàn và hiệu quả của việc chích các mũi thuốc của những nhà sản xuất khác nhau.”

Chích ngừa COVID-19. (Hình minh họa: AP Photo/Ted S. Warren)


5-Phát ban tại chỗ chích trên cánh tay thì chích tay còn lại

Theo CDC, nếu quý vị bị phát ban tại chỗ chích từ ba đến 10 ngày sau khi chích mũi đầu tiên, không nên bỏ chích liều thứ hai, và CDC khuyên nên chích cánh tay còn lại.

Rất ít người gặp triệu chứng phát ban như vậy sau khi chích, đôi khi được gọi là “cánh tay COVID.” Trong hướng dẫn được công bố vào ngày 10 Tháng Hai, CDC cho biết phản ứng này không trầm trọng hơn khi chích liều thứ hai.


6-Nên tạm thời tránh chích các loại vaccine khác

Nếu đến thời hạn chích ngừa zona hoặc Tdap, quý vị nên dừng lại nếu đang trong thời gian chích thuốc ngừa COVID-19. Do hiện không có dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của thuốc ngừa COVID-19 được sử dụng cùng lúc với các thuốc ngừa khác, CDC khuyên nên tránh các loại thuốc ngừa khác trong hai tuần trước và sau khi chích hai liều vaccine COVID-19. Việc tạm dừng cũng giúp tránh nhầm lẫn về nguyên nhân gây ra phản ứng phụ sau khi chích vaccine COVID-19.


7-Không có tác dụng miễn dịch đầy đủ ngay lập tức

Phải mất hai tuần sau liều thứ hai, cơ thể quý vị mới có khả năng miễn dịch đầy đủ với virus. Sau đó, quý vị sẽ gần như không thể bị bệnh nặng nếu tiếp xúc với người nhiễm COVID-19, Bác Sĩ Schaffner cho biết. CDC cũng cho biết quý vị không còn phải cách ly kiểm dịch nếu tiếp xúc với người nhiễm COVID-19 – miễn là quý vị đáp ứng các tiêu chí sau: không có triệu chứng và chưa quá ba tháng kể từ lần chích thuốc ngừa lần thứ hai.


8-Vẫn phải đeo khẩu trang

Các chuyên gia đều cho rằng quý vị nên tiếp tục đeo khẩu trang và thực hiện giữ khoảng cách ở nơi công cộng. Có một điều là vẫn có thể quý vị bị bệnh dù đã được chích ngừa. Ngoài ra, cũng có thể quý vị vẫn có thể mang virus và âm thầm truyền sang những người khác chưa được chích ngừa, ngay cả khi quý vị không có các triệu chứng.

Bác Sĩ Schaffner cho biết, cho đến khi cả nước được miễn dịch cộng đồng – thời điểm mà tỉ lệ lớn của toàn bộ dân số có thể miễn dịch đối với COVID-19 – điều quan trọng là mọi người phải đeo khẩu trang để ngăn chặn sự lây lan của virus.

T.Phước chuyển 

Rolex Secrets

 Rolex secrets.

                                     

Rolex secrecy, brand fortified over time: In success hides human reason

Everyone aspires to have an expensive Rolex watch on display in the luxury glass cabinets out there. However, few people know that the business that makes these watches has no owner, it does not have to pay taxes to the country and especially no one knows how much money they make from selling watches. 

Business talent creates a legendary brand 

Hans Wilsdorf has built a career with the watch. 

In 1902, Hans Wilsdorf and his cousin Alfred Davis founded wilsdorf and davis (W and D) in London, specializing in swiss watches. However, his company name seemed too long and difficult to pronounce, so Wilsdorf wanted to choose a name that was easier to remember with all countries and languages. "Rolex" was born for that reason.

During this time, the world war made business in the UK less urgent, the price of precious metals increased sharply. So he decided to redirect the company's operations to Geneva, Switzerland. Since then, the name Rolex has become the brand of a high-end watch in the Nordic country. 

Unhappy life

(Ảnh: Jake’s Rolex World) 

Wilsdorf is indeed a businessman, he takes every opportunity to promote and continuously improve products, making the business grow constantly. However, the joy lasted not long, the unhappiness struck him. In 1944, his beloved wife died, more regrettably, they did not have a child together.

Because of his deep love for his wife, Wilsdorf decided not to marry again. Once an orphan, and now that there is once again no one to share feelings for, it is hard to imagine how hard Wilsdorf was to overcome.

He has since decided to build a charitable foundation bearing his name. Use the entire business he built to fund orphans in difficult circumstances like he used to. Of course, Rolex is also on the list of donated assets.

Rolex, after all, is Wilsdorf's heart-consuming mental child. You can't entrust it to anyone else, you want the name Rolex to last with time. Therefore, this business owner chose another way to donate it.

In its will, Rolex will be assigned to the charitable foundation mentioned above. Furthermore, a five-person board will run the company on his behalf, but no one will be its owner. The Rolex Board of Management has two basic objectives. One is to maintain and develop Rolex into a time-long business. Secondly, use the profits earned to fund charitable activities. 

The success of a nonprofit

Now Rolex is the pricey watch every gentleman wants to own 

This provides an unexpected competitive advantage for Rolex. Since it was given to charity, the business has become a non-profit activity and is not taxable. For the purpose of sponsoring philanthropic activities and preserving the Rolex name as a wilsdorf legacy, its business is not controlled by the government. And almost no one knows what its exact turnover is.

However, there is speculation that Rolex's annual revenue is around $4 billion per year. Since it does not have to pay a dividend to anyone, many estimate that, although Rolex does not sell a single watch, it still has enough money to remain operational for many years afterwards. And of course this company became the world's largest profit-making nonprofit.

Therefore, Rolex's remuneration policy for employees also makes many people covet. Besides the generous salary, the staff also has many attractive holidays all year round. Therefore, the sedity rate at Rolex is only 1%, but in the watch industry, highly skilled employees are also worth a fortune. 

Who understands the human reason, the money of wealth is an outer body? 

Although Wilsdorf is only a little-known name, his spiritual child continues to grow. And now there are still so many people who long to wear such a trendy and elegant watch in their hands. 

 

Some people still try to hold on to everything until death, but perhaps the best way for everything to be kept is to let go. Rolex today is not a business owned by someone, nor does it cater to any individual. It serves everyone!

Hồng Công chuyển 

lundi 22 mars 2021

Cho đi là một niềm hạnh phúc

  Cho đi là một niềm hạnh phúc, 

                     càng là một sự hàm ơn

                                  An Hòa

Người xưa có câu: “Hành thiện tối nhạc”, làm việc thiện là vui sướng nhất. Lòng người quả thật vô cùng kỳ lạ, khi chúng ta làm bất kể việc gì không tốt thì trong lòng sẽ thấy bất an, không vui vẻ nổi, nội tâm cũng không thoải mái. Còn nếu làm việc thiện không vì điều kiện gì thì trong lòng chúng ta lại cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Đó là niềm hạnh phúc của sự cho đi.

Một số người cho rằng, phải có điều kiện, có tiền bạc mới có thể giúp đỡ người khác, mới có thể cho đi. Nhưng kỳ thực, ngay cả khi chúng ta không có những thứ vật chất ấy, chúng ta vẫn có thể cho đi một cách rất ý nghĩa và hữu ích.

Đôi khi chỉ một lời nói động viên khích lệ, một cái nhìn hay một nụ cười ấm áp là chúng ta đã có thể chuyển một người buồn thành một người vui vẻ. Thậm chí chỉ bằng những cử chỉ nhỏ ấy, chúng ta đã có thể cảm hóa được một người ác thành người lương thiện hơn.

             https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2018/09/Cho-di-la-hanh-phuc-01.jpg
                        Cho đi là một niềm hạnh phúc, càng là một sự hàm ơn
                 (Ảnh minh họa: Grassmemo/Shutterstock, Royalty-free stock photo)

Tại một số nơi trên thế giới, người ta không chỉ cho đi một cách tự nguyện mà nó còn được xem là một “nguyên tắc ngầm” để quy định mọi người.

 


Câu chuyện của người Do Thái.

Ở vùng nông thôn của đất nước Israel, mỗi khi đến vụ thu hoạch hoa màu chín, người ta sẽ để lại phần hoa quả ở bốn góc ruộng mà không thu hoạch. Bạn có biết vì sao không? Đó là phần hoa màu người ta để lại và bất kể ai cũng có quyền hưởng thụ.

 

Họ cho rằng, Thiên chúa đã ban cho người dân Do Thái vốn trải qua nhiều tai nạn nay được sống cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Vì thế, họ để lại hoa màu ở bốn góc ruộng với ý nghĩa tỏ lòng biết ơn Thiên chúa đã ban cho họ cuộc sống như ngày hôm nay, cũng vừa là để cung cấp thức ăn cho những người đói khổ đi ngang qua vùng đất.

Hoa màu là bản thân mình trồng được, giữ lại một chút cho người khác hưởng thụ, đó chính là sự chia sẻ, sự cho đi vô điều kiện. Họ cho rằng, cho đi, chia sẻ là một sự cảm ơn, một niềm hạnh phúc và càng là một thứ đạo đức tốt đẹp của con người thế gian.

Ngoài ra, hàng năm, người Do Thái đều tổ chức lễ hội Hanukkah (lễ hội ánh sáng) để gợi nhớ về sự sung túc. Vào dịp này, họ sẽ ở bên người thân và bạn bè tề tựu quanh một đài có nhiều nhánh để cắm nến mỗi đêm. Họ vừa thắp nến và vừa cầu nguyện.

Người Do Thái cho rằng sống với cảm giác sung túc khiến họ hạnh phúc hơn cả về vật chất và tinh thần. Và từ xưa đến nay, người Do Thái vẫn luôn được dạy dỗ để tiếp nhận quan niệm này.

Quan niệm sung túc của người Do Thái còn được thể hiện trong các điều răn, khuyên yêu thương người khác như yêu chính mình. Đó là bởi vì tổ tiên người Do Thái đều trải qua sự đau khổ và kiếp nô lệ. Nếu không có sự rộng lượng từ những người hàng xóm, từ những người lạ mặt, và từ Thiên chúa thì không ai có thể tồn tại được.

Vì thế, họ quan niệm rằng, cho đi đơn giản là việc đúng đắn cần làm, giống như lời của một vị giáo trưởng Do Thái nổi tiếng đã nói: “Không ai nghèo đi khi làm từ thiện cả”.

Câu chuyện ở vùng nông thôn Hàn Quốc

Nguyên tắc “ngầm” về sự cho đi này không phải là chuyện “độc nhất vô song” của người Do Thái mà nó cũng xảy ra ở đất nước Hàn Quốc.
Ở ven đường của vùng nông thôn phía bắc Hàn Quốc có rất nhiều vườn hồng. Đến mùa thu hoạch, những người nông dân nơi đây đều để lại những trái hồng chín mọng ở trên cây. Vì thế, những trái hồng vừa to vừa chín mọng ở trên cây đã tạo thành một con đường có phong cảnh vô cùng đẹp. Du khách đi qua nơi đây ai cũng trầm trồ khen ngợi vẻ đẹp của con đường và vẻ quyến rũ của những trái hồng to chín mọng.

 

hạnh phúc
          https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2017/05/cho-di-2.jpg
                                             (Ảnh minh họa qua violet.vn)

Người dân địa phương ở đây nói rằng, cho dù những trái hồng có to đến cỡ nào đi nữa, có ngon đến cỡ nào đi nữa, họ cũng lưu lại để làm thức ăn cho chim Hỷ Thước. Vì sao lại có tập quán như vậy?

Nguyên lai, nơi này là nơi mà chim Hỷ Thước thường xuyên dừng lại. Mỗi khi mùa đông đến, chim Hỷ Thước đều kéo đến đây, xây tổ trên những cây hồng và sống sót qua mùa đông giá rét.

Năm ấy, trời đặc biệt lạnh, tuyết lại rơi rất nhiều. Hàng trăm chú chim Hỷ Thước vì không kiếm được thức ăn, lại lạnh giá nên trong một đêm mà chết hết.

Mùa xuân năm sau, những cây hồng ở đây lại nảy mầm xanh non, ra hoa và kết quả. Nhưng đúng lúc ấy, bỗng nhiên côn trùng từ đâu đến tạo thành một loại dịch họa, khiến cho năm đó hồng gần như không còn quả nào.

Từ đó về sau, mỗi năm đến mùa thu – mùa thu hoạch hồng chín, người dân nơi đây lại để lại một số hồng chín, làm thức ăn cho chim Hỷ Thước ăn qua mùa đông. Những trái hồng trên cây vừa to vừa ngon, hấp dẫn rất nhiều đàn chim Hỷ Thước đến nơi đây sinh sống qua mùa đông.
Chim Hỷ Thước dường như cũng biết ơn con người, đến mùa xuân, chúng không vội vã bay đi mà ở lại bắt sâu cho cây, cứ như thế năm nào cây hồng cũng cho ra những quả hồng chín mọng ngon ngọt.

Kỳ thực, cho người khác một con đường sống, thường thường cũng là cho mình sự hy vọng và cơ hội sinh tồn. Hết thảy giới tự nhiên, đều là sống dựa vào nhau, nhờ vào nhau mà sống. Cổ nhân cũng từng dạy: “Nhất vinh câu vinh, nhất tổn câu tổn”, tức là một người vinh hoa thì tất cả vinh hoa, một người tổn hại thì tất cả tổn hại.

Cho đi là một sự khoái hoạt, vui vẻ. Bởi vì cho đi không phải là hoàn toàn mất đi, mà là một cách thu hoạch cao thượng. Cho đi là một niềm hạnh phúc, bởi vì cho đi càng có thể khiến tâm linh mình tốt đẹp. Nếu có thể, hãy nguyện ý cho đi nhiều hơn!

An Hòa

Giải thích từ đại học Đức về cục máu đông sau khi tiêm vắc xin của AstraZeneca

Giải thích từ đại học Đức về cục máu đông 

sau khi tiêm vắc xin của AstraZeneca

Trong những ngày vừa qua, đặc biệt tại Âu châu đã nỗi lên mối lo ngại gây bàn tán sôi nỗi trong dư luận quần chúng thông qua các phương tiện truyền thông dẫn đến sự can thiệp của một số chính phủ khi nguồn tin một số người đã có các cục máu đông nguy hiểm trong não sau khi tiêm vắc xin Corona của AstraZeneca được công bố.

Đan Mạch bắn phát súng đầu tiên ngưng cho tiêm vắc xin của AstraZeneca vào ngày 11.03 rồi tiếp theo trong ngày là Na Uy và Island. Tiếp theo như hiệu ứng Domino, các nước Ý, Pháp, Portugal, Tây Ban Nha, Hòa Lan, Irland, Đức… lần lượt cũng đưa ra lệnh tạm ngưng tiêm chủng toàn bộ vắc xin của AstraZeneca. Ngoài ra một vài nước khác như Áo, Romania, Estland, Litauen cho tạm ngưng chích một loạt vắc xin nhất định (Charge). Nhưng vào ngày thứ sáu 19.03, bộ y tế Đức đã cho phép được sử dụng vắc xin trở lại sau khi EMA, cơ quan dược phẩm của EU bật đèn xanh, khi kết luận rằng loại vắc xin này an toàn và hiệu quả.

Cho đến nay, các chuyên gia vẫn không thể khẳng định cũng như loại trừ mối liên hệ giữa vắc xin và các bệnh nghiêm trọng tuy nhiên vừa mới đây, các nhà nghiên cứu của đại học Y khoa Greifswald – Đức đưa ra câu trả lời, tại sao một số người lại có các cục máu đông trong não sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca ngừa corona.

Các kháng thể kích hoạt các tiểu cầu


Nhà y học Andreas Greinacher và nhóm của ông thuộc đại học Y Greifswald hiện đã phân tích nguyên nhân có thể gây ra cục máu đông. Qua đó ông cho rằng, đã tìm thấy các kháng thể đặc biệt (spezielle Antikörper) trong máu của những người bị cục máu đông sau khi chích ngừa vắc xin. Các kháng thể này chống lại chính tiểu cầu (Platelets) của cơ thể. Những tế bào này đóng một vai trò quan trọng tạo nên đông máu. Các kháng thể kích hoạt các tiểu cầu để máu kết tụ đông lại với nhau và qua đó hình thành cục máu đông. Quá trình này cũng giống như bình thường khi các vết thương trên thân thể đóng khép lại cũng do các tiểu cầu kết tụ lại với nhau. Vấn đề căn bản là do phản ứng tự miễn dịch (Autoimmunreaktion).

Không riêng nghiên cứu của Greinacher và nhóm của ông thuộc đại học Y Greifswald, vào ngày thứ năm 18.03 nhà nghiên cứu người Na Uy Pål Andre Holme cũng đưa ra báo cáo tương tự cho rằng, ông đã tìm thấy kháng thể chống lại tiểu cầu trong mẫu máu của ba bệnh nhân bị ảnh hưởng.
Ở Đức, 13 trường hợp bị cục máu đông ở tĩnh mạch ngay sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca, đều liên quan đến việc những người này có lượng tiểu cầu thấp trong máu (Thrombozytopenie).

Theo Greinacher, các vấn đề phát sinh ngay sau khi tiêm vắc xin không phải là chưa từng xảy ra. Các biến chứng tương tự đã xảy ra từ lâu khi dùng Heparin để chống lại giảm tiểu cầu. Ở đó, các kháng thể cũng kích hoạt các tiểu cầu để hình thành cục máu đông. Trong cả hai trường hợp, tiêm vắc xin và dùng Heparin, các triệu chứng xuất hiện trong vòng 5 đến 14 ngày.
Theo đó, Greinacher nhấn mạnh rằng các triệu chứng đau nhức thân thể giống như khi bị cúm thường xảy ra vào ngày sau khi tiêm vắc xin không phải là tín hiệu cảnh báo cục máu đông đang hình thành. Nhưng ai bị đau chân như dấu hiệu của cục máu đông tĩnh mạch sâu của chân (tiefen Beinvenenthrombose) khoảng năm ngày sau khi tiêm chủng, hoặc đau đầu dữ dội nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Trong thời gian chích ngừa Corona, không riêng vắc xin của AstraZeneca bị nghi ngờ có khả năng tạo ra các cúc máu đông ở tĩnh mạch não mà còn có các biến chứng nghiêm trọng khác cũng được báo cáo:

– Mặt bị liệt: Biontech / Pfizer 193 trường hợp, Astrazeneca 88 trường hợp

– Sưng mặt: Biontech 230 trường hợp

– Huyết khối (Thrombosen): Biontech 10 trường hợp

Giảm tiểu cầu (Thrombozytopenie): Astrazeneca 35 trường hợp, Biontech 13 trường hợp

– Rối loạn hình ảnh máu: Astrazeneca 1098 trường hợp

– Các biến chứng liên quan đến mạch máu não (zerebravaskuläre Ereignisse): Astrazeneca 41 trường hợp

– Xuất huyết não: Astrazeneca 7 trường hợp

– Đột qụy: Astrazeneca 9 trường hợp

Mù mắt: Biontech 15 trường hợp, Astrazeneca 28 trường hợp

Con người sinh ra không ai giống ai nên thân thể phản ứng với dược phẩm cũng không thể đòi hỏi giống nhau được. Ngay với “thần dược” trụ sinh đã tồn tại, đã được nghiên cứu từ hàng trăm nay và cũng đã cứu được hàng trăm triệu người, nhưng vẫn gây nguy hại cho nhóm người bị dị ứng với trụ sinh. Hoặc với Aspirin, một “viên thuốc đa dạng” lâu đời có từ thế kỷ 16, giúp giảm đau không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình, được dùng để chống từ đau răng cho đến ngừa xuất huyết nảo hoặc có thể ngừa ung thư trực tràng, ruột già, nhiếp tuyến nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng Aspirin được vì có những người dùng thuốc có thể bị xuất huyết bao tử. Những người có tiền sử mắc bệnh loét bao tử, dị ứng với Aspirin, bệnh gan thận trầm trọng hoặc bệnh xuất huyết cũng không nên uống Aspirin.

Trong đại dịch Corona, là những người sử dụng, được hưởng phước báu sẽ được chích ngừa chống lại con virus Covid-19 tàn độc đang giết hàng triệu người trên thế giới, chúng ta không được phép quên rằng, trong dược phẩm vẫn luôn luôn tiềm tàng một mối nguy nào đó cho một nhóm người nhất định chứ không bao giờ hoàn hảo được.

Phương Tôn

https://khoahocnet.com/2021/03/21/phuong-ton-giai-thich-tu-dai-hoc-duc-ve-cuc-mau-dong-sau-khi-tiem-vac-xin-cua-astrazeneca/

Anh Tuấn chuyển

CHẢ LỤA-PORK BOLOGNA Diễm Nauy


Mời mọi người vào bếp cùng làm món chả lụa với Diễm nhé! Nguyên liệu / Ingredients: 800gr thịt heo xay / 800gr groung pork 4 mcf đường / 4 tsp sugar 2 mcf bột nêm gà / 2 tsp chicken powder 1 mcf bột nổi / 1 tsp baking powder 2,5 mc tinh bột khoai tây / 2,5 tbsp potato starch 5 mc nước lạnh / 5 tbsp cold water 2 mc nước mắm / 2 tbsp fish sauce 4 mc dầu ăn / 4 tbsp vegetable oil 1 mcf bột hành / 1 tsp onion powder 1/4 mcf tiêu trắng / 1/4 tsp white pepper #diemnauy #chalua #porkbologna #bepnhadiem

samedi 20 mars 2021

Một cuộc hôn nhân tuyệt vời của Nữ Hoàng Elizabeth và Prince Philip.

Công Chúa Elizabeth của nước Anh lấy chồng Philip Mountbatten vào tháng 11 /20/ năm 1947.




Vào khoảng gần Noel năm 1947 thì dân chúng Hanôi được coi phim video về đám cưới danh tiếng nhất thế giới này.

Hồi đó , là 1 cậu học trò nghịch ngợm, tôi cũng được coi Actualités Gaumont chiếu tại rạp cinema Magestic, đường Paul Bert, Hà Nôi vào khoảng đầu tháng 12, ít ngày trước Noel.

Hồi đó, trước khi coi phim chính thì người ta hay chiếu các hình ảnh thời sự bên Âu Châu cho dân chúng coi.

Chúng tôi được biết chú rể sẽ được gọi là Quận Công Duc Edinburg Philip.

Vài chục năm sau, Nữ Hoàng Elizabeth phong cho chồng chức Prince Philip.

Ngày hôm qua, anh BS Hoàng Ngọc Khôi có gừi cho 1 số bạn hữu 1 xấp nhiều hình ảnh xa xưa, trong đó tôi nhận thấy có 1 bức hình chụp Công Chúa Elizabeth khi mới lấy chồng và 1 bức hình gần đây của Nữ Hoàng Elizabeth và Prince Philip.

Tính đến ngày hôm nay thì cuộc hôn nhân này đã có được 74 năm rồi.




Nếu các anh chị coi kỷ 2 bức hình để sát nhau, thì nhận thấy cặp vợ chồng nhìn nhau giống hệt khi xưa, mặc dầu 70 chục năm xa cách 2 bức hình.

Nhưng nếu các anh chị nhìn kỹ trang sức cũa Nử Hoàng Elizabeth thì các anh chị thấy chuỗi hạt trai Nữ Hoàng đeo trên cổ và cái broche trang sức hình tròn Nữ Hoàng cài vào áo ngoài của mình, vẫn không hề thay đổi.

70 năm sau, tấm lòng thương yêu nhau vẫn như vậy, vẫn chuỗi vòng hat trai đó, vẫn trang sức broche đó, vẫn cái nhìn thương yêu nhau đó.

Nhìn hai bức hình này, làm tôi ấm lòng rất nhiều

Cám ơn anh BS Hoàng Ngọc Khôi rất nhiều

Nguyen Thuong Vu












TIẾNG NƯỚC TÔI- TRẦN MỘNG TÚ

  Tiếng Nước Tôi  

                                           Trần Mộng Tú:
  Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời… Phạm Duy

             


Ngày xửa ngày xưa ở ngay trên đất nước này, có rất nhiều người từ các nước trên thế giới tìm tới định cư. Họ mang văn hóa ngôn ngữ của nước họ tới và chia sẻ với nhau trong một vùng nào đó. Tuy nhiên để thích nghi với đời sống của con cái và chính mình, họ phải học hỏi ngôn ngữ và văn hóa của phần đất bao dung họ.
 Cha mẹ của bà Emily cũng ở trong những thành phần này. Khi từ Việt Nam tới Mỹ, Emily mới lên 10 tuổi, từ tên Mỹ Lệ, đi học, Mỹ Lệ được đổi thành Emily và chắc chắn Emily nói tiếng Mỹ nhiều hơn tiếng Việt. Cha mẹ Emily cũng là thành phần có học ở Việt Nam. Mẹ là Giáo Sư Việt Văn cho một trường Trung Học Công Lập và Cha thì làm thông dịch viên trong ban Biên Tập cho Hãng Thông Tấn nhà nước. Sang Mỹ, cả hai ông bà cũng như những người khác vất vả hội nhập, kiếm việc trong một hai năm đầu, sau đó họ đều có việc làm tương đối hợp với khả năng của cả hai người, đủ để nuôi con ăn học, cho đến khi con lập gia đình.Vì có Mẹ là giáo sư Việt Văn nên Emily được Mẹ tiếp tục dạy tiếng Việt, cô nói và viết tiếng Việt khá thông thạo. Mẹ cô nói:
 - Con phải nói tiếng Việt để mai kia Mẹ về già có người trò chuyện với Mẹ.
- Mẹ biết tiếng Mỹ mà, Mẹ đâu có cần nói tiếng Việt với con.
- Nhưng chắc về già, Mẹ sẽ nhớ quê hương xứ sở và thích nói tiếng Việt hơn con ạ.
 Emily chỉ cười, cho là Mẹ cô hơi khôi hài, bà ở đây lâu quá rồi, cần gì tiếng Việt nữa. Cũng như cô, chỉ khi nào cần thiết lắm cô mới nói tiếng Việt với cha mẹ, thường cha mẹ hỏi gì bằng tiếng Việt, cô trả lời bằng tiếng Mỹ cho nhanh, vì thỉnh thoảng có chữ ít khi dùng tới, cô phải suy nghĩ, rồi dịch trong đầu trước khi nói.
 Thoắt một thoáng, cô đã già hơn mẹ cô ngày trước, cái ngày gia đình cô tỵ nạn ở Mỹ. Bây giờ, mẹ Emily thành Cụ và Emily đã thành Bà.
 Cả mấy năm nay bà Emily vất vả với mẹ, Cụ bị suy sụp tinh thần từ khi chồng qua đời đột ngột vì bệnh tim cách đây hai năm. Bà Emily bước vào tuổi 50, vợ chồng bà vẫn còn đi làm và vẫn còn cô con út của ông bà đang học lớp 10. Mẹ bà rất yếu, cần nâng, vực, mỗi lần di chuyển, vệ sinh và tắm gội.
 Bà Emily thuê người về nhà chăm cho mẹ khi bà đi làm. Nhưng việc kiếm người cũng không dễ, phải thay đổi luôn. Đôi khi bà Emily phải ở nhà trông mẹ vì người phụ việc nghỉ bất tử. Cuối cùng mẹ bà nói:
 - Con cứ tìm “Nhà Già” cho mẹ vào, chứ con cứ phải nghỉ việc hoài mẹ nghĩ sẽ khó cho con.
 Bà Emily không nỡ, bà nghĩ mẹ bà sẽ thấy buồn lắm, nếu phải vào Nhà Già.
 Bà Cụ trấn an con gái:
 - Không sao, cuối tuần, con và các cháu vào chơi với mẹ. Mẹ nói được tiếng Mỹ thì không sợ không có bạn. Mẹ vào đó có người giúp, để mắt đến mẹ thì tránh được vấp ngã.
 Sau cả mấy tháng đắn đo, cuối cùng đành phải đưa mẹ vào “Nhà Già”. Bà Emily kiếm được một chỗ khá gần nhà mình, sạch sẽ, giá cả cũng phù hợp với tiền hưu trí và tiền để dành của Bố Mẹ có trong quỹ. Có một điều ở đây toàn là người Mỹ, không thấy người Việt, bà sợ mẹ sẽ buồn, nhưng mẹ bà nói tiếng Mỹ thông thạo và đầu óc còn minh mẫn (chỉ cơ thể yếu đuối thôi) và chính mẹ cũng trấn an bà:
 - Đừng có lo lắng nhiều, Mẹ biết tiếng Mỹ mà con.
 Đúng thật, Cụ vào Nhà Già mấy tháng là có bạn thân ngay và xem chừng Cụ thích nghi được, Cụ ăn ngủ ngon và lên cân. Có điều Cụ vẫn cần người săn sóc vệ sinh cá nhân.
 Vợ chồng bà Emily và các con vẫn mỗi tuần vào thăm Bà Ngoại, rồi dần dần mỗi tháng hai lần, rồi mỗi tháng một lần. Cụ ở trong đó được hai năm, bà Emily vẫn thỉnh thoảng ghé mẹ, nhưng mấy đứa cháu ngoại, đứa đi học xa, đứa lấy chồng xa. Sự thăm viếng mỗi ngày một thưa, bà Emily mỗi lần nghĩ đến mẹ vẫn yên trí, mẹ nói được tiếng Mỹ, mẹ có bạn Mỹ, mẹ “Everything O.K.” Nếu mẹ không O.K thì người ta sẽ gọi mình.
 Sang năm thứ ba, mọi việc vẫn bình thường, khi vào thăm mẹ, bà thấy Cụ vẫn tỉnh táo, vui vẻ. Cho đến một hôm, Nhà Già gọi bà vào có việc muốn nói, bà hốt hoảng hỏi:
 - Mẹ tôi có sao không?
- Không, Mẹ già của bà vẫn bình an, chúng tôi chỉ muốn gặp bà để nói chuyện về sự thay đổi của Cụ.
 Bà Emily hấp tấp lái xe vào gặp mẹ, tí nữa thì tông phải cái xe phía trước, mắt bà bây giờ ở tuổi ngoài 50 cũng bắt đầu thấy kém đi nhiều rồi.
 Emily tới nơi thì bà Quản Lý Nhà Già cho hay là Mẹ của bà, mấy bữa nay vẫn ăn, ngủ bình thường nhưng tự nhiên hình như quên mất tiếng Mỹ, hỏi gì Cụ cũng ngơ ngác và trả lời bằng tiếng Việt, nên người trông coi Cụ không hiểu được Cụ muốn gì và Cụ không muốn gì.
 Emily ngẩn người ra hỏi:
 - Việc này đã lâu chưa?
- Độ hơn một tháng nay, bắt đầu thì Cụ nói tiếng Việt lẫn vào tiếng Mỹ, sau đó thì chỉ hoàn toàn tiếng Việt và Cụ hình như không hiểu gì khi nghe lại bằng tiếng Mỹ.
 Emily hỏi lại bà Quản Lý:
 - Bà cho tôi gặp Mẹ tôi ở phòng ăn được không? Bây giờ 3 giờ, ở đó đang vắng người.
- Vâng, mời bà vào phòng ăn, để tôi gọi người đỡ Cụ ra.
 Bà Emily phân vân không biết chuyện gì đã xẩy ra mà Mẹ mình tự nhiên lại quên hết cả tiếng Mỹ. Bà biết là Cụ rất khá, Cụ nói tiếng Mỹ ngang với tiếng Việt và Cụ lại là người thích đọc sách, đọc báo Mỹ.
 Bà Cụ vừa thấy con gái thì mắt sáng lên, ríu rít nói bằng tiếng Việt, một tràng dài:
 - Sao con bây giờ mới tới, chắc cả gần ba tháng rồi, mẹ không thấy con. Mẹ muốn về nhà mình ở, ít ra mẹ và vợ chồng con còn nói chuyện được, ở đây họ nói toàn tiếng Tây tiếng Mỹ , Mẹ chẳng hiểu gì cả, buồn lắm.
- Mẹ nói gì lạ vậy. Tiếng Mỹ của mẹ giỏi lắm mà. Tại sao lại không hiểu?
- Không con ạ, con cho mẹ về, mẹ có biết tiếng Tây, tiếng Mỹ nào đâu.
 Bà Cụ nói xong, ngồi thừ ra một lúc, rồi ứa nước mắt. Bà Emily thấy mẹ khóc, sợ quá, bà ôm vai mẹ nói.
 
Nếu mẹ thật sự muốn về thì con sẽ đón mẹ về, con chỉ còn hai tháng nữa sẽ nghỉ hưu, nhà con thì đã hưu từ năm ngoái. Con sẽ kiếm người phụ thêm ngày vài tiếng thôi. Con trông được mẹ.
 
Cụ mừng quá, rút tờ khăn giấy ra lau nước mắt đang thi nhau trào ra. Bà Emily ngạc nhiên vô cùng. Tại sao tự nhiên mẹ mình lại quên hết một ngôn ngữ cụ thông thạo cả 50 năm nay mà chỉ nhớ lại ngôn ngữ mẹ đẻ thôi. Bà cho rằng có thể vì muốn về với con cháu nên cụ nại cớ ra, nói dối không hiểu tiếng Mỹ.
 Đón mẹ về nhà hơn một tháng, bà Emily để ý, Mẹ không nghe đài tiếng Mỹ, mỗi lần vợ chồng bà ngồi nghe tin tức thì Cụ không tham dự, lăn cái ghế đủn của mình sang phòng khác, sách báo tiếng Mỹ cụ vứt vào thùng rác, nếu cụ đang ở gần thùng rác. Có hôm cụ cầm tờ quảng cáo của chợ Mỹ, cụ hỏi.
 - Con xem hộ mẹ có thuốc Bổ của mẹ hạ giá không? Mẹ không đọc được chữ Mỹ.
 Bạn hàng xóm Mỹ sang thăm, cụ ú ớ không biết nói năng gì cả.
 Bà Emily buồn lắm, không biết đầu óc của mẹ mình có vấn đề gì mà tự nhiên quên hẳn một ngôn ngữ mà Cụ đã thông thạo. Bà làm hẹn cho mẹ tới gặp Bác Sĩ Tâm Thần.
 Ông Bác Sĩ sau khi khám cẩn thận sức khẻo cho Cụ, nói Cụ chỉ có bệnh lão hóa thông thường ở những tuổi 80 của Cụ thôi. Bác Sĩ nói thêm, thường người bệnh đang ở phút hấp hối, người ta quên hết các ngôn ngữ khác mà trước đây người ta đã học và chỉ biết ngôn ngữ mẹ đẻ thôi. Đây là một trường hợp hiếm là Cụ quên trong khi sức khỏe và đầu óc chưa lẫn. Bác Sĩ khuyên nên thỉnh thoảng nói tiếng Mỹ với cụ để đánh động cái phần trí óc quên lãng của Cụ.
 Bà Emily về nhà nói chuyện với chồng, hai vợ chồng bàn nhau, hay là chỉ nói tiếng Mỹ với Mẹ, xem Cụ có nhớ lại không? Điều quan trọng không phải là Cụ không nói được tiếng Mỹ mà là sợ một phần nào đầu óc Cụ bị lãng và dần dần có khi cả tiếng Việt cũng không nhớ.
 Khi hai vợ chồng bà bắt đầu thử nói tiếng Mỹ thì Cụ ngẩn người ra, lúng túng không trả lời, Sự lúng túng của Cụ thấy thành thật đến tội nghiệp, Cụ bắt đầu tránh mặt hai người và bỏ cả bữa ăn. Trong vòng hai tuần Cụ hốc hác hẳn và vẻ sầu não trông rất đáng thương. Cụ tự nhiên thành một chiếc bóng im lặng trong nhà vì bất đồng ngôn ngữ. Bà Emily sợ quá, vội vàng nói tiếng Việt lại với Mẹ và Cụ dần dần hồi phục.
 Bà Emily nói với chồng:
 
- Em nghĩ là mẹ về già, mẹ nhớ quê hương quá, mà ngôn ngữ là phần quan trọng nhất trong những điều một người xa quê nhớ tới. Chắc bây giờ óc của mẹ không còn sáng suốt như hồi trẻ, nó co lại rồi nên có bao nhiêu mẹ dồn hết cho tiếng “Mẹ Đẻ” của mình.
 Bà lại đến tìm gặp Bác Sĩ Tâm Thần của Mẹ và nghe ông kể cho bà về những bệnh nhân già, quốc tịch khác nhau, mà ông đối diện với họ vào giờ cận tử. Ông kể là khi họ hấp hối thì họ toàn nói tiếng “Mẹ Đẻ” của họ với Bác Sĩ, Y Tá, không cần biết đó là ngôn ngữ xa lạ, không ai biết, một mình họ biết. Họ tìm về nguồn trong ngôn ngữ. Thật sự những ngôn ngữ bản xứ lúc đó không còn lại trong đầu óc họ nữa.
 Bà Emily thương mẹ quá. Mẹ bà đã ở giai đoạn cận tử đâu, Cụ tuy có yếu đi, những vẫn hiểu biết, nghe và nói rõ ràng. Cụ chỉ quên mất cái ngoại ngữ mà Cụ đã được học, đã sử dụng hồi trẻ thôi. Bác Sĩ nói, có thể đây là trường hợp đặc biệt.
 Bà Emily lên mạng, tìm đặt mua sách Việt, băng nhạc Việt (mà chính bà cũng lâu lắm không đọc, không nghe) cho Cụ.
 Cụ vui lắm khi mở nhạc Việt nghe. Cụ nói huyên thuyên về tên những Ca Sĩ, những bản nhạc Cụ được nghe từ thời ở quê nhà. Bà Emily thấy mẹ vui và khỏe ra thì cũng vui lắm, nhưng đôi khi nghe những bài hát vọng ra từ phòng mẹ, Bà tự hỏi: Liệu mình có bị di truyền bệnh này giống mẹ không? Nếu mình cũng quên hết tiếng Mỹ và chỉ nhớ và giữ “Tiếng Mẹ đẻ” trong não mình, thì ai sẽ trò chuyện với mình. Con mình thì chắc chắn KHÔNG rồi, vì chúng nó chỉ bập bẹ đôi ba câu. Nếu chồng mình chết trước mình thì ai sẽ mua sách Việt, băng nhạc Việt cho mình? Thôi, không dám nghĩ tiếp nữa.
 Một buổi sáng, Cụ muốn ra ngoài hàng hiên ăn điểm tâm. Bà Emily thay quần áo cho Cụ, rồi đủn xe Cụ ra chỗ có nắng ấm áp nhất. Cụ tươi tỉnh xem chừng vui lắm, ánh mắt cụ sáng lấp lánh trong bình minh, Cụ muốn Bà mang chiếc máy cassette nghe nhạc để bên cạnh, Cụ tự chọn băng cho mình. Bà Emily vào bếp pha trà, làm bữa điểm tâm cho hai mẹ con. Khi Bà mang ra thì nghe thấy tiếng hát Thái Thanh lảnh lót vang lên:
 
“Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời, người ơi, Mẹ hiền ru những câu xa vời….À ơi, tiếng ru muôn đời.” Bà mỉm cười, đặt khay thức ăn trước mặt mẹ, nói: Mẹ chọn bài này hay quá!
 
Cụ không trả lời, hai mắt Cụ nhắm lại, hai giọt lệ ứa ra ở hai khóe mắt, miệng Cụ như mỉm cười.
 
Bà Emily đặt chiếc khay thức ăn xuống cái bàn nhỏ trước mặt mẹ,
 
Bà khụyu chân xuống nhìn sát vào mặt mẹ, bà thấy đầu Cụ như nghiêng về một bên, hai mắt vẫn nhắm và những giọt nước mắt nữa… và hình như Cụ không còn thở. Bà vòng tay ôm đầu Cụ ngã vào vai mình. Bà yên lặng, vùi cái đầu đã hoa râm của mình vào mái tóc bạc phơ của mẹ.
Tiếng Thái Thanh vẫn cất lên:
Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi…Nước Ơi!
Trần Mộng Tú

                             Mời xem :
                            TÌNH CA (PHẠM DUY) -
ĐỨC 

Une Jolie Histoire, Ironie Du Sort

 Il y a plus de 80 ans, en Grèce soixante mille Juifs vivaient paisiblement à Thessalonique. C’était une communauté appréciée et dynamique.

La plupart de ces juifs travaillaient dans le port. Au point que le port de Thessalonique était même fermé le samedi, jour du shabbat. De grands rabbins émérites y vivaient également et étudiaient. Tout le monde se côtoyait et s’appréciait.

Mais le 2 Septembre 1939 à la veille du déclenchement de la seconde guerre mondiale c’est sur cette glorieuse communauté que la terreur nazie va brutalement s’élever.
Le 6 avril 1941, Hitler envahit la Grèce afin de sécuriser son front sud avant de lancer la célèbre opération Barbarossa et sa grande offensive contre la Russie. Sur les 60 000 Juifs de Thessalonique, environ 50 000 vont être exterminés au camp de concentration de Birkenau en un triste temps record !
Le massacre des juifs de Grèce fut bref mais intense. Très peu vont avoir la chance de s’en sortir. Mais parmi les survivants, il y avait une famille connue sous le nom de Bourla.

Et après la guerre, en 1961, un fils est né dans cette famille miraculée des camps. Ses parents l'ont appelé Israël - Abraham. Il a grandi et a étudié la médecine vétérinaire en Grèce. Étudiant brillant, Abraham va décrocher son doctorat en biotechnologie de la reproduction à l'école vétérinaire de l'université Aristote de Salonique. À l'âge de 34 ans, il décide de partir s’installer aux États-Unis.
Il change son prénom Abraham en Albert et fait la connaissance d’une femme juive nommée Myriam puis l’épouse. Ensemble ils auront deux enfants. Aux États-Unis, Albert a été intégré dans l'industrie médicale.




Il progresse très rapidement et rejoint une société pharmaceutique où il devient "Head manager". Le petit Abraham (Albert) gravit les échelons et obtient sa nomination au poste de PDG de cette société en 2019.


Tout au long de l'année Albert décide de diriger tous les efforts de l'entreprise pour tenter de trouver un vaccin contre un nouveau virus qui vient de frapper le monde. Il déploie de grands efforts financiers et technologiques pour atteindre son but.
Un an plus tard, son travail paye l’OMS (Organisation Mondial de la Santé) valide l’autorisation à son entreprise de produire le vaccin tant attendu... Son vaccin sera distribué dans plusieurs pays dont l'Allemagne, qui dénombre des milliers de morts à cause de la pandémie.

Ironie du sort, ce vaccin qui va sauver la vie des millions de personnes dans le monde dont de nombreux Allemands a été dirigé et poussé par un petit Juif de Thessalonique, fils de survivants de la Shoah dont la plus grande partie de son peuple a été exterminée par l’Allemagne nazie.

Et c'est pourquoi Israël est devenu le premier pays à recevoir le vaccin.
En mémoire de ses grands-parents et de ses parents qui ont fait naître Israël-Abraham Bourla, connu aujourd’hui sous le nom d’Albert Bourla : PDG de Pfizer

Hồng Công chuyển