mardi 14 septembre 2021

Sự khác biệt lớn giữa người đi bộ và không đi sau 10 năm: Toàn bộ cơ thể đều thay đổi

 Sự khác biệt lớn giữa người đi bộ và không đi sau 10 năm: Toàn bộ cơ thể đều thay đổi



Đi bộ là môn thể dục đơn giản mà mọi người đều có thể thực hiện. Đáng tiếc, chúng ta chưa biết được giá trị của nó. Hãy xem 8 khác biệt sau 10 năm đi bộ để bạn nhanh nhấc gót lên.


Theo dữ liệu nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Hoa Kỳ, có một sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mắc bệnh tim, huyết áp cao, béo phì và các bệnh khác giữa những người tập thể dục và những người không tập thể dục. Thật bất ngờ, nhiều người còn không thể tin rằng tập thể dục bằng hình thức đi bộ thường xuyên lại mang lại những tác dụng kỳ diệu đến thế.

Điểm quan trọng nhất – sự khác biệt về tuổi thọ

Người thường xuyên vận động sẽ có tuổi thọ trung bình cao hơn 11 năm tuổi so với những người thiếu vận động. Nếu không tập thể dục, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, gan nhiễm mỡ và các bệnh khác sẽ tăng lên.

Đi bộ là một cách tốt để loại bỏ việc bạn sẽ phải tiêm và uống thuốc trong tương lai. Khi bạn đi bộ nhiều hơn, sức khỏe của bạn tốt hơn, bệnh của cơ thể bạn giảm và bạn có thể sẽ uống ít thuốc hơn.

So sánh sự khác biệt giữa người đi bộ và người không đi bộ thường xuyên sau 10 năm, kết quả có thể sẽ khiến bạn xem lại bản thân mình. Hãy nhấc gót lên và đi bộ càng sớm càng tốt.

Sự khác biệt lớn giữa người đi bộ và không đi sau 10 năm: Toàn bộ cơ thể đều thay đổi - Ảnh 1.
Đi bộ là môn thể dục "cổ đại và tân tiến" nhất trong tất cả các môn vận động thể dục Bài viết thuộc d61e4bbd6393c9111e6526ea173a7c8b Tin nước Mỹ thể thao

Ngay từ hàng ngàn năm trước, hình thức đi bộ để rèn luyện thể chất đã được các bác sĩ y học Trung Quốc cổ đại gọi là "tổ tiên của hàng trăm môn thể dục vận động" và được ca ngợi là liều thuốc tốt nhất cho con người. Đây không phải là một tuyên bố sai lầm hay sự cường điệu so với thực tế.

Có nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng nếu bạn kiên trì thực hiện kế hoạch đi bộ thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe của nhiều bộ phận trên cơ thể.

1. Tâm trí
Đi bộ vừa phải có thể khuyến khích não tiết ra chất endorphin, một chất gọi là "hoóc môn hạnh phúc" giữ cho sóng não luôn hoạt động hiệu quả, tạo ra một làn sóng về cảm xúc và sự vận hành thuận lợi nhất của cơ thể, giữ cho nhịp điệu của cơ thể trở nên hài hòa, thư giãn, ổn định.

2. Trái tim
Nhiều người băn khoăn tự hỏi, liệu có phải đi bộ sẽ làm tăng gánh nặng cho trái tim? Không, đi bộ sẽ làm giảm huyết áp, giảm lượng mỡ trong các động mạch đang bị chặn hiện đang mỗi ngày một dày lên, giảm số lần mạch đập trong khi nghỉ ngơi và thúc đẩy sự phát triển của các mạch máu của tim.

Sự khác biệt lớn giữa người đi bộ và không đi sau 10 năm: Toàn bộ cơ thể đều thay đổi - Ảnh 2.

3. Đường tiêu hóa
Đi bộ thường xuyên không chỉ giúp cơ bắp dẻo dai mà còn giúp vận động đường tiêu hóa, nhu động ruột hoạt động ổn định, trơn tru và thúc đẩy tiêu hóa, hấp thụ thức ăn tốt hơn, hiệu quả cao hơn.

4. Phổi
Đi bộ thường xuyên có thể giúp tăng dung tích phổi, tăng sức mạnh của cơ hoành, làm giảm các triệu chứng khí phế thũng mãn tính và viêm phế quản, giảm ham muốn hút thuốc ở những người đang duy trì thói quen hút thuốc. 
Những lợi ích của việc đi bộ mang lại đối với sức khỏe của phổi là rất rõ ràng.

5. Vùng lưng
Trong khi đi bộ thường xuyên, áp lực lên đĩa đệm sẽ tương tự như khi đứng. Nó không dễ bị gây ra chấn thương hoặc tổn hại đến xương sống so với các môn thể thao khác, và nó cũng tăng cường cơ lưng để tăng cường sức mạnh cột sống, ổn định sức khỏe toàn bộ vùng lưng.

6. Bộ xương
Đi bộ sẽ mang lại tác dụng tương đương với việc tập luyện tạo sức mạnh và khả năng đảm nhiệm sức đỡ cân nặng của cơ thể trên hệ xương, giúp thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể và chống lại bệnh loãng xương hiệu quả.

Sự khác biệt lớn giữa người đi bộ và không đi sau 10 năm: Toàn bộ cơ thể đều thay đổi - Ảnh 3.

7. Đầu gối
Để ngăn ngừa viêm khớp, các bệnh liên quan đến thoái hóa tăng theo sự già đi của tuổi tác, điểm quan trọng chính và yêu cầu bắt buộc để khỏe mạnh là duy trì trọng lượng phù hợp và tập thể dục để duy trì sức mạnh cơ bắp tốt ở các chi dưới.

Khi bạn đi bộ và thực hiện việc đều đặn các bước đi, các khớp không phải chịu những áp lực lớn, và các cơ bắp đồng thời có thể được tăng cường, có lợi lớn cho sức khỏe và độ dẻo dai của khớp gối.

8. Chân
2/3 cơ bắp của cơ thể tập trung ở phần dưới cơ thể. Chúng ta có thể đi lại hay chuyển động phụ thuộc rất lớn vào sức khỏe của cơ bắp đùi và bắp chân.
Một khi các cơ này co lại, mọi người không thể duy trì tư thế đúng và dễ dẫn đến mệt mỏi, đau đầu gối, đau thắt lưng và các triệu chứng khác. Tập thể dục cho đôi chân của bạn là cách tốt nhất để ngăn chặn sự suy giảm thể chất.
Đây chỉ là sự tổng hợp 8 thay đổi "thần kỳ" đối với cơ thể khi bạn đi bộ, có thể sẽ có rất nhiều tác dụng khác chưa đề cập ở bài viết này. Hãy nhớ rằng, đi bộ có thể thay đổi cuộc sống của bạn.

Nancy Quách chuyển

 

samedi 11 septembre 2021

Ăn trứng tốt hay hại?

 Ăn trứng tốt hay hại? 

Khuyết danh

 

Không có món ăn nào quen thuộc với mọi gia đình hơn quả trứng. Thế nhưng có rất nhiều điều bạn chưa biết về quả trứng!



 

TRỨNG BỔ DƯỠNG NHƯ THẾ NÀO?

Khi ta ăn một miếng thịt luộc hay rô ti, thì đó chỉ là một phần thịt heo, bò… với vài chục dưỡng chất mà chủ yếu là các acid amin… Còn lại các chất khoáng cần cho xương cốt thì ở phần xương; các sinh tố ở gan, lòng; gelatin cần cho da thì ở da; keratin cần cho lông tóc lại ở sừng bò… mà ta không thể ăn được. Ngược lại, khi ta ăn một quả trứng thì ta hưởng được trọn vẹn hơn 60 dưỡng chất trong quả trứng, mà nếu để ấp sau 21 ngày sẽ nở ra một cá thể gà hay vịt con có đủ da, thịt, xương, lông, cánh… không dư không thiếu một chất nào. Tính bổ dưỡng toàn phần này được chứng minh bằng giá trị sinh học của trứng, nghĩa là lấy lượng nitrogen của protein tăng cân (sinh cơ) chia cho lượng nitrogen của protein trứng được ăn vào sẽ có tỉ số bằng 1, tức là ăn bao nhiêu protein của trứng vào thì sẽ biến bấy nhiêu thành protein cơ thể.

 

Lấy tỉ số này nhân với 100 ta sẽ có giá trị sinh học của trứng là 100, trong khi của các thực phẩm khác luôn thấp hơn. Protein của trứng hoàn hảo như vậy nên được gọi là protein lý tưởng. Lưu ý trứng ở đây là trứng gà, vịt, cút… ăn cả lòng trắng và lòng đỏ thì mới đạt hiệu quả toàn vẹn được. Để thấy rõ tính chất bổ dưỡng của trứng, người ta phân tích thành phần acid amin trong protein trứng. Chất lượng này được dựa trên sự dồi dào và cân bằng của các acid amin thiết yếu trong protein trứng. Bảng 1 cho ta thấy hàm lượng protein cũng như các acid amin thiết yếu trong trứng rất giàu và có tỉ lệ cân bằng như trong cơ thể con người. Trứng rất giàu sinh tố và khoáng chất mà trên 70% chúng nằm ở lòng đỏ (2 quả trứng gà hay vịt hoặc 10 trứng chim cút đủ cung cấp trên 50% nhu cầu các sinh tố và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể người lớn trong ngày).

 

TRỨNG GÀ, TRỨNG VỊT, TRỨNG CÚT, TRỨNG LỘN, TRỨNG MUỐI, TRỨNG VỮA… TRỨNG NÀO BỔ HƠN?

Theo nguyên tắc chung: trứng vịt bổ hơn trứng gà vì nó vừa to vừa cùng giá tiền với trứng gà. Hơn nữa vịt thường được thả rong hay lùa đi ăn ngoài đồng nên trứng vịt có nhiều chất bổ dưỡng hơn gà công nghiệp, tuy về mặt cảm quan, trứng gà sạch sẽ hơn và ít tanh hơn trứng vịt (gà đẻ trong chuồng khô sạch; vịt đẻ dưới đất bẩn). Ngoài ra, Vịt thuộc nhóm chim chân màng (vịt, ngỗng, le le, thiên nga) mỡ của nó chứa nhiều acid béo omega-3 có lợi cho tim mạch hơn mỡ gà. Trứng chim cút bổ nhất vì 50% là lòng đỏ, trong khi trứng gà, vịt chỉ có 35-40% là lòng đỏ.

- Trứng càng tươi càng tốt (ở các nước người ta thường ghi ngày đẻ trên mỗi quả trứng), trứng để quá một tuần thì kém chất lượng hơn. Ở Pháp, trứng đã ấp sau 7-10 ngày loại ra chỉ được dùng làm thức ăn gia súc nói gì đến trứng vữa, trứng ung!

- Trứng lộn thì bổ hơn vì đã biến thành phôi dễ tiêu hóa hấp thu, nhưng đôi khi nó dễ gây dị ứng đối với trẻ con dưới 6 tuổi hơn trứng tươi.

- Trứng muối thì ăn được nhưng không bổ dưỡng mấy vì protein đã bị biến chất, sinh tố bị hủy gần hết và mặn không dùng được nhiều.

- Trứng vữa, trứng ung thì không nên dùng vì protein đã bị biến chất, hơi có độc vì lưu huỳnh trong trứng đã biến thành sulfur hidrogen (mùi trứng thối). Tuy vậy dân nhậu lại thích trứng ung, trứng vữa mà mới đây người ta chứng minh rằng, một H2S hữu cơ lại có tính làm tăng NO giống như Viagra!

- Trứng bách thảo cũng bị biến chất, sinh tố bị giảm nhiều, dùng để ăn chơi lấy hương vị….

 

ĂN TRỨNG CÓ BỊ TĂNG CHOLESTEROL KHÔNG ?

Bảng cholesterol trong 100g thực phẩm:

Nghêu: 454 mg

Cật heo: 410 mg

Gan heo: 368 mg

Mực ống: 348 mg

Cật bò: 340 mg

Gan bò: 323 mg

Oc heo: 310 mg

Trứng: 266 mg

Mực tươi: 265 mg

Bơ, mỡ bò: 260 mg

Tôm hùm: 200 mg

Thịt bê: 173 mg

Lạp xưởng: 150 mg

Kem (cream)140 mg

Thịt bò nạc: 125 mg

Phô mai: 100 mg

Lòng trắng trứng: 0

Dầu thực vật: 0

Rau quả tươi: 0

 

Theo bảng 3, trứng không phải là thực phẩm giàu cholesterol lắm. Tuy cholesterol chỉ tập trung ở lòng đỏ trứng, nhưng đây là "cholesterol tốt". Có 2 nhóm cholesterol chính:

-HDL-C(High-Density Lipoprotein cholesterol), cholesterol tỉ trọng cao, còn gọi là cholesterol tốt  và VHDL-C (Cholesterol tỉ trọng rất cao),

-LDL-C (Low-Density Lipoprotein cholesterol) còn gọi cholesterol tỉ trọng thấp, cholesterol xấu và VLDL-C...

 

Cholesterol trong lòng đỏ trứng nhờ kết nối với glycerol, cholin, phosphor và các acid béo nhiều nối đôi trong phức hợp gọi là lecithin. Lecithin có đặc tính nhũ tương hóa rất mạnh giúp chất béo hòa tan được trong nước (máu) nên cholesterol hòa vào máu đi đến những chỗ tế bào bị hư hại để sửa chữa lại, nhờ vậy mà cơ thể không bị tổn thương; lượng cholesterol dư thừa lại được dưa về gan sử dụng tạo ra muối mật và các nội tiết tố điều hành cơ thể. Cholesterol như vậy là rất cần thiết cho cơ thể, kể cả cho việc sinh sản tế bào. Đối với trẻ con đang lớn và người lớn đang đang phát triển khối cơ như các vận động viên, nhất là vận động viên thể dục thể hình, cần tăng nhanh tế bào cơ thì không thể thiếu cholesterol được. Người bình thường và ngay cả người già yếu, cao tuổi vẫn cần cholesterol hàng ngày cho việc sửa chữa tế bào hư hại. Thật ra cholesterol do thực phẩm ăn vào (gọi là cholesterol ngoại sinh) chiếm tỉ lệ không nhiều.

 

Thường người bị cholesterol máu cao là do cholesterol nội sinh, do gan tạo ra từ thực phẩm giàu acid béo no (không nối đôi, trong mỡ bò, bơ, dầu dừa, dầu cọ, dầu hidrogen hóa như margarin, shortening) và do ta ăn uống không đúng cách (thiếu rau quả tươi, thiếu cholin và các chất hướng mỡ khác), thiếu vận động… Nói chung cholesterol từ trứng không những vô hại mà còn tốt cho cơ thể vì lecithin làm tăng HDL-C và cholesterol nằm trong công thức lecithin được gọi là chất hướng mỡ (lipotropic) giúp cơ thể biến dưỡng chất béo tốt hơn, thuận lợi cho sức khỏe. (Chính tác giả, trong 40 năm nay gần như ngày nào cũng ăn 1 quả trứng luộc (trung bình tuần 5 trứng) mà khi thử máu (lipidogramme) mỗi năm 1 lần, lúc nào lipid máu, cholesterol máu cũng ở trị số normal) 

 

MỖI NGÀY ĂN ĐƯỢC BAO NHIÊU TRỨNG ?

Theo thống kê hàng năm (World Almanac), trung bình mỗi người Mỹ tiêu thụ 300 quả trứng/năm, người Pháp 280 trứng. Nếu muốn có đủ lecithin thì mỗi ngày phải ăn 3 trứng mới đủ cho nhu cầu cơ thể. Nhưng vì ngũ cốc, nhất là đậu mè cũng có lecithin nên mỗi ngày ta nên ăn 1 trứng là vừa. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng từ 5 trứng mỗi tuần. Đối với các vận động viên có thể dùng gấp đôi hay hơn số lượng trên (2-3 trứng mỗi ngày). 

 

NÊN ĂN TRỨNG SỐNG HAY TRỨNG CHÍN? LÒNG TRẮNG HAY LÒNG ĐỎ? 

Cơ thể ta không thể tiêu hóa được lòng trắng trứng sống, ngoài ra nó còn chứa chất avidin, ăn sống vào sẽ kết hợp với biotin làm hại sinh tố này. Ngoài ra, lòng trắng trứng sống còn có thể bị nhiễm khuẩn. Do đó ta nên luộc trứng để dùng là tốt nhất. Trứng luộc chín (cả lòng trắng lẫn dòng đỏ) hoặc trứng la cót (luộc cho lòng trắng trứng vừa chín mà lòng đỏ còn mềm) đều bổ dưỡng giống nhau và là cách ăn trứng tốt nhất. Trứng tráng (omelet), trứng ốp la (tráng lòng trắng chín mà lòng đỏ còn mềm) cũng được nhưng hai cách này đều có thêm nhiều dầu mỡ không tốt bằng luộc. Không nên ăn trứng sống, hoặc nếu có thì chỉ dùng lòng đỏ trong các ly "sô đa hột gà sữa" hoặc "sô đa hột gà cam đường" nhưng phải dùng trứng thật tươi và lấy lòng đỏ cẩn thận tránh nhiễm trùng từ vỏ trứng. Từ tháng 8 đến tháng 2 dương lịch năm sau không nên ăn trứng sống kiểu trên để ngừa cúm gà.

 

SỮA GÀ MÁI CÓ TỐT KHÔNG?

"Sữa gà mái": đập 1-2 quả trứng gà thật tươi vào một ly lớn, đánh tan đều với ít đường hay mật ong rồi chế nước đang sôi vào (nước phải thật sôi và tối thiểu 200 ml mới làm chín trứng) khuấy đều, ta sẽ có 1 ly trắng đục như sữa nên gọi là sữa gà mái, người lớn tuổi dùng cho bữa điểm tâm, rất bổ dương. Người sợ lên cân cũng có thể điểm tâm bằng sữa gà mái. Mỗi tuần có thể dùng vài ba ly sữa gà mái này nghĩa là không quá 5 trứng/tuần.  

 

TRỨNG NGÂM GIẤM TRỊ ĐƯỢC BỆNH GÌ?

Có người chế ra kiểu ăn lạ: trứng gà mới đẻ, rửa sạch, rồi dùng gòn thấm cồn 70 lau sạch, để nguyên vỏ, sắp đầy vào keo lọ rồi đổ giấm thật chua vào cho ngập trứng, để yên trong 10 ngày. Giấm (acid acetic) sẽ làm tan vỏ trứng, (biến carbonat calcium vỏ trứng thành acetat calcium tan trong nước), khuấy đều rồi để dành dùng dần, mỗi ngày tương ứng với vài ba muỗng canh (½ -1 trứng). Có thể thêm một ít mật ong khi dùng. Dùng trứng cách này có thể hưởng được hết các chất khoáng và vi chất dinh dưỡng khác trong vỏ trứng (xem bảng 6), bổ túc dưỡng chất mỗi ngày cũng tốt nhưng một số sinh tố sẽ bị giấm làm hư. Theo kinh nghiệm dân gian thì trứng gà ngâm giấm trị được nhiều bệnh, nhưng theo chúng tôi đây chỉ là thức ăn bổ sung hoặc được coi như thuốc bổ tổng quát mà thôi. Dìmg trứng gà ngâm giấm ở mức độ mỗi ngày vài muỗng canh cũng có cái tốt khác là nếu dùng trong bữa ăn thì giấm cũng giúp cho một số khoáng có hóa trị 2 thành dạng cation như Ca++, Zn++, Fe++ … dễ hấp thu hơn.

 

 
 

TẠI SAO NGƯỜI TA ĐỒN RẰNG CÁC VẬN ĐỘNG VIÊN THỂ DỤC THỂ HÌNH CHỈ ĂN TOÀN LÒNG TRẮNG TRỨNG VÀ BỎ HẾT LÒNG ĐỎ?

Hầu hết chất bổ dưỡng đều nằm trong lòng đỏ trứng. Lòng trắng chỉ có chất đạm (albumin) và mặc dù chất đạm này không chứa cholesterol, không chứa chất béo, nhưng nếu tách riêng lòng trắng ra thì chất đạm của nó không còn hoàn hảo nữa. Mặc dù các vận động viên thể hình Mỹ đều được các “chuyên gia” của họ khuyên nên dùng lòng trắng không thôi (chế độ tiết thực trước lúc thi đấu để giảm cân: Vận động viên Jay Cutler ăn 26 lòng trắng trứng mỗi ngày, Eddie Robinson 27-34 lòng trắng/ngày, Dennis Newman 21 lòng trắng/ngày, Laura Creavalle 6 lòng trắng/ngày…) nhưng đó là chế độ tiết thực của người Mỹ để giảm mỡ, tăng cơ. Người Mỹ vì đã ăn quá nhiều thịt cá, trứng, sữa, bơ, mỡ như thống kê nói trên nên họ mới dùng lòng trắng trứng như là cách để giảm chất béo và giảm cholesterol. Vã lại lòng trắng trứng là thứ rẻ tiền nhất lại đễ tìm khi đi thi đấu ở xứ khác (ở Mỹ người ta dùng lòng đỏ sấy khô làm lecithin để bán như dược phẩm hoặc thực phẩm bổ sung cho người già (để tăng trí nhớ), người cao huyết áp; còn lòng trắng đóng hộp bán riêng rất rẻ), dễ chế biến nhất nên họ dùng trong những ngày bận rội cho việc chuẩn bị thi đấu mà thôi (thường là 2 trứng nguyên + 6-10 lòng trắng cho một bữa điểm tâm với ít bánh mì và rau).

 

Trong hoàn cảnh nước ta, các VĐV thể hình đang thiếu dinh dưỡng, việc dùng trứng cả lòng đỏ là nguồn thực phẩm chẳng những bổ dưỡng mà còn rất cần thiết cho việc tăng khối cơ (2-4 trứng cả lòng trắng và lòng đỏ/ngày là rất tốt trong thời gian tập luyện thể hình. Lượng cholesterol trong lòng đỏ không nhiều mà lại còn cần thiết để phát triển tế bào cơ bắp. Vã lại, người thực hành thể dục thể thao tự nó làm cho cholesterol máu thấp dù họ có ăn nhiều cholesterol trong trứng. Thay vì chỉ dùng lòng trắng trứng, các vận động viên thể dục thể hình có thể dùng 2 quả trứng gà vịt hoặc 10 trứng cút nguyên và 300g cá mỗi ngày thì tốt hơn và kinh tế hơn.  

 

ĂN TRỨNG CÓ HẠI GAN KHÔNG?

Ngày xưa, khi khoa học còn sơ khai, người ta thí nghiệm bằng cách lấy lòng trắng trứng tiêm vào da thỏ thì thấy da thỏ bị phù, nổi mẩn ngứa nên cho rằng trứng gây dị ứng. Và vì thời đó cho dị ứng là do yếu gan nên qui cho trứng là không tốt đối với gan. Gần đây, ở thập niên 1960 trở về trước, các hiểu biết về cholesterol chưa rõ ràng nên thấy lòng đỏ trứng chứa nhiều cholesterol thì cho là trứng không tốt. Thật ra từ đầu thập niên 80 đến nay người ta đã chứng minh cholesterol của trứng là cholesterol tốt và trứng chẳng những không hại gan mà còn có lợi cho gan nữa vì cholin bảo vệ gan. Thật vậy, với thành phần acid amin cân bằng và giá trị sinh học cao nhất trong các thực phẩm (bảng 1 và 2), thì trứng tốt cho gan. Protein trứng giàu methionin và lecithin là chất bảo vệ gan, giải độc gan mà Tây y dùng làm thuốc Methionin cho bệnh nhân đau gan. Cholin rất giàu trong lòng đỏ trứng là chất hướng mỡ giúp gan biến dưỡng chất béo dễ dàng hơn tránh tình trạng gan nhiễm mỡ (thuốc tây có viên Sulfarlem-choline là thuốc trợ gan nổi tiếng một thời)… Gan cũng biến cholin thành acetylcholin là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong hoạt động của hệ thần kinh cũng như làm tăng trí nhớ của chúng ta. Ngoài ra các sinh tố trong lòng đỏ trứng cũng giúp gan làm việc tốt hơn. Khoa học ngày càng tiến bộ, giúp chúng ta rất nhiều điều, nhưng hiểu biết của mỗi người có giới hạn nhưng họ lại biến nó thành định kiến, truyền đi, truyền lại cho nên mới có sự hiểu lầm đáng tiếc nêu trên!

 

ĂN TRỨNG CÓ NÓNG KHÔNG? CÓ KHÓ TIÊU KHÔNG?

Cảm giác nóng hay mát đối với một thức ăn còn rất mơ hồ. Nếu người nội trợ ít khi đi chợ, chỉ mua trứng về để dành rồi ngày nào cũng trứng, hết trứng luộc dằm nước mắm, đến trứng chiên, trứng tráng, trứng ốp la… thì trứng nóng thiệt nhưng nóng vì thiếu rau quả tươi, vì thực phẩm không đa dạng, nóng vì nhiều dầu mỡ chiên trứng chứ không phải vì trứng. Bản thân trứng đã có nhiều chất béo (trứng gà chứa 11% và trứng vịt 14% chất béo), nếu còn chiên rán, ốp la thì còn thêm nhiều dầu mỡ hơn nữa nên ăn vào có cảm giác no lâu chứ không phải nóng. Vì thức ăn có nhiều chất béo sẽ lưu lại ở dạ dày lâu hơn thức ăn không béo chứ không phải là khó tiêu. Ngoài ra, chất bổ nào cũng vậy, khả năng dung nhận của cơ thể mỗi người đều có giới hạn nhất định. Có người ăn một lúc 3-4 trứng không sao nhưng có người ăn 1 trứng đã thấy khó chịu, nhưng đôi khi cũng do thành kiến hay định kiến chứ chưa hẵn như vậy. Chỉ có đối với người nào có cơ địa dị ứng với trứng (ăn trứng vào thì bị ngứa ngáy, nổi mề đay mới cử trứng mà thôi. Một số trẻ con dưới 3 tuổi vì chức năng gan chưa hòan chỉnh, ăn trứng có thể dễ bị dị ứng, nhưng sau 5-6 tuổi thì ăn không bị gì nữa.

 

Tóm lại, trứng gà, vịt, cút là thực phẩm rất cân bằng dưỡng chất, cần thiết cho mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, nhất là trẻ con, vận động viên và học sinh, sinh viên, người lao động trí óc và cả phụ nữ có thai, cho con bú nữa, rất cần trứng. Nếu dùng thường xuyên thì mỗi ngày nên ăn 1 trứng và 5 ngày mỗi tuần là rất tốt. Phụ nữ mang thai nên ăn mỗi ngày 1 trứng (5 ngày/tuần) thì não bộ bào thai phát triển rất tốt, sau này bé sẽ thông minh hơn con các bà mẹ không ăn trứng.

 

THẾ NÀO LÀ TRỨNG TƯƠI ?

Điều hiển nhiên là trứng càng tươi càng tốt về mặt dinh dưỡng. Trên thị trường thế giới, trứng gà, vịt được gói trong một tờ giấy xốp, trên đó có ghi “trứng tươi” (frais), “trứng thật tươi” (extra-frais), thậm chí còn ghi ngày gà đẻ trên trứng (pond le…) và được xác nhận của hiệp hội chăn nuôi nữa; trứng này thuộc loại tươi hơn hết. Cũng còn có sự phân biệt trứng gà thả rong, gà nuôi trong sân (và không ghi gì cả là gà nhốt chuồng)...Thật ra các nhà nghiên cứu cũng đã xác nhận rằng thành phần dưỡng chất trong trứng không những suy giảm theo thời gian tồn trữ, cách bảo quản mà còn thay đổi tùy theo giống gà, thức ăn mà gà đẻ đang ăn và tuổi của gà mái... Về mặt trứng tươi, có thể giữ được dưỡng chất nguyên vẹn hoặc gần nguyên vẹn trong nhiều tháng nếu vỏ trứng còn nguyên vẹn (chẳng những không bể nứt mà còn không được chùi rửa mất lớp phấn nhầy bảo vệ tự nhiên của nó) và được giữ mát ở 12 – 15­­­­oC kể từ lúc gà vừa đẻ ra.

 

Với hai điều kiện trên chỉ có những trại gà đại công nghiệp mới đáp ứng được. Ơ Pháp muốn được gọi là trứng ghi ngày có xác nhận (daté approuvé) phải có một hợp đồng ký giữa nhà chăn nuôi, người phân phối và hội người tiêu dùng, trong đó gà mái được nuôi với ít nhất là 65% ngũ cốc (chủ yếu là bắp để lòng đỏ trứng có màu đỏ cam), trứng được vô bao bì và chuyển tới tiệm buôn chậm nhất là 36 giờ kể từ lúc gà đẻ và bảo quản ở dưới 18oC. Ta biết rằng trứng gà mới đẻ luôn có một lớp màng bảo vệ để giữ cho từ 1.000 – 15.000 lổ nhỏ li ti quanh mỗi vỏ trứng được thông khí qua lại, đáp ứng sự hô hấp của trứng nhưng không cho vi trùng xâm nhập. Để đáp ứng điều này, lớp nhầy bên ngoài và bên trong trứng còn có chất kháng sinh tự nhiên (lysozym) nữa. Lúc trứng mới đẻ, buồng khí ở đầu to của trứng rất nhỏ, dưới 2 mm vuông, trứng rất tươi 4mm, trứng tươi 6mm và từ 9mm trở lên là trứng đã để lâu (tiêu chuẩn ở Pháp).

 

Trứng mới đẻ thì khi đập vỡ nhẹ ta tách lòng đỏ khỏi lòng trắng dễ dàng, và dây treo lòng đỏ ở hai đầu trứng rất xoắn. Khi để lâu, có sự thoát khí carbonic ra ngoài nên khiến lòng trắng trở nên kiềm (trứng mới pH = 7,4), có thể lên pH = 9, khiến lòng trắng bị nhão mềm hơn. Do đó ở Mỹ người ta dùng tiêu chuẩn này để đánh giá độ tươi của trứng. Đập vỡ trứng nhẹ nhàng và để khối trứng không vỏ trên mặt phẳng nằm ngang và đo chiều cao chỗ lòng trắng phía đầu lớn (chỗ mũi tên trong hình). Lòng trắng mềm còn do sự rút nước từ lòng đỏ và làm hư hủy màng ngoài của lòng đỏ khiến nó dính chặt vào lòng trắng hơn (khó tách ra). Gà mái già cũng cho trứng có chiều cao lòng trắng thấp. Thật ra giá trị của trứng ngày nay còn được các nhà chăn nuôi tiên tiến điều chỉnh sao cho có nhiều sinh tố A, D, E, K nữa. Trứng đã ấp sau 6 ngày sẽ được soi qua máy chiếu để loại trứng ung, trứng không có còi.

 

Ngày trước, những trứng ung sau 13 ngày ấp được chuyển qua làm bánh kẹo, kem hay sản phẩm có trứng, sữa. Nhưng nay các nước tiên tiến chỉ dùng trứng ung ấy làm thức ăn gia súc vì phát hiện có những chất độc có hại cho sức khỏe. Ơ Mỹ và Canada trứng ung bị cấm sử dụng làm thực phẩm cho người từ lâu vì người ta tìm thấy trong trứng ung có chất acid lactic (không độc) và acid succinic làm chuột chết với liều 8mg/kg, và acid beta hydroxybutyric. Do đó luật lệ ở Mỹ và Pháp sẽ xử phạt các sản phẩm có chứa quá 0,3mg acid beta hydroxybutyric/kg trứng. Để tránh sự thiệt hại kinh tế này, các nhà ấp trứng sử dụng loại máy soi để loại trứng không có còi ra vào ngày thứ 6 sau khi ấp trứng để acid beta hydroxybutyric chưa vượt tiêu chuẩn trên..

 

ĂN TRỨNG CÓ NGUY CƠ CAO BỊ LÂY CÚM GIA CẦM KHÔNG ?

Thông thường khi gà vịt bị bệnh dịch thì chúng không đẻ được. Nhưng nếu siêu vi khuẩn cúm gia cầm từ những con khác gần đó có truyền sang trứng thì siêu vi cũng sẽ bị chết sau 12 giờ, vì ngoài vỏ trứng luôn có chất nhầy bảo vệ có tính diệt khuẩn. Mặt khác, nếu con gia cầm bị toi mà ráng đẻ được trứng sau cùng thì trứng này có thể bị nhiễm siêu vi. Thế nhưng số ít siêu vi ấy dù có ở bên trong quả trứng thì cũng sẽ nhanh chóng bị lòng trắng có tính kháng sinh hủy diệt và nếu không bị diệt thì không sinh sôi phát triển được vì tế bào trứng chưa hoạt động. Chúng ta biết rằng trứng gà vịt khi chưa ấp thì tế bào chưa hoạt động. Mà đa dố trứng gà đều không có trống, có nghĩa là nó là cái noản chứ không phải là tế bào. Siêu vi khuẩn là những tế bào chưa hoàn chỉnh, chúng không thể tự sinh sản được mà chúng chỉ thâm nhập vào tế bào sống và bắt tế bào ấy làm cái máy sinh sản giúp ra các thế hệ sau của siêu vi. Như vậy chỉ ở các trứng được ấp thì siêu vi nếu có bên trong trứng mới sinh sản được mà thôi . Thế nhưng người ta chỉ ăn trứng lộn sau khi được luộc chín thì siêu vi nếu có cũng không còn. Do đó cơ hội bị lây siêu vi cúm gia cầm qua việc dùng trứng là rất hi hữu.

 T.Anh chuyển

MẸ MARIA LÀ EVÀ MỚI

 


MẸ MARIA LÀ EVÀ MỚI

Sự sống là điều quý giá mà Thiên Chúa ban tặng cho con người.  Việc tổ chức mừng sinh nhật cho chính mình cũng như cho người khác là dịp nhắc nhở ta về sự quý giá đó để tạ ơn Thiên Chúa qua sự hiện hữu của mình hay của người khác.


Hôm nay, cùng với toàn thể nhân loại, chúng ta mừng sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria (08-09).  Ngài là Mẹ Đấng Cứu Chuộc và qua thiên chức cao cả đó, Mẹ cũng là mẹ các chi thể của Đức Kitô là chính chúng ta.  Mừng lễ sinh nhật Đức Mẹ, chúng ta hiệp cùng Giáo Hội ca tụng, tung hô Mẹ: “Lạy Mẹ, Mẹ Thiên Chúa, nhờ việc Mẹ sinh ra mà thế gian được tràn ngập hoan lạc và khích lệ, vì bởi lòng Mẹ, mặt trời công chính là Đức Giêsu đã đến trong thế gian, chính Người sẽ kéo chúng con ra khỏi sự chết và đưa vào đời sống vĩnh cửu.”  Và cùng với chính Mẹ, chúng ta ca tụng Thiên Chúa: “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn!  Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người” (Lc 1, 49-50).


Thật vậy, ngày Mẹ sinh ra, cả Triều Thần Thiên Quốc và mọi loài mọi vật dưới đất hân hoan, vui mừng, hy vọng.  Bởi vì Mẹ sinh ra báo hiệu thời cứu rỗi đã đến, là Rạng Đông đi trước Mặt Trời Công Chính là Đức Kitô.  Mẹ chính là Sao Mai soi sáng và dẫn đưa nhân loại đến với Đức Kitô.  Mẹ đến để phục hồi vai trò làm Mẹ Chúng Sinh mà Evà đã đánh mất do tội bất tuân.  Mẹ chính là Evà mới, nghĩa là sự sống và là Mẹ của các người sống.  Bởi vì như Evà đầu tiên đã được rút ra từ cạnh sườn của Ađam, để trở nên một con người sống động thế nào, thì cũng vậy, Đức Maria, với tất cả rạng ngời của sự sống và vô nhiễm nguyên tội, Mẹ bước ra từ trái tim của Ngôi Lời vĩnh cửu là chính Đức Kitô, Đấng là nguồn mạch sự sống.


Mẹ Maria chính là ưu phẩm; là bảo vật mà Thiên Chúa đã giấu kín từ lâu; là hình ảnh đã được tiên báo trong Tiền Tin Mừng.  Mẹ cũng là quà tặng của Thiên Chúa cho nhân loại.  Nơi Mẹ, Mẹ vừa là Nữ Tỳ của Thiên Chúa, vừa là Mẹ Ngôi Hai Nhập Thể, và Mẹ của toàn thể chúng sinh.  Việc tuyển chọn Mẹ để trở thành Mẹ Thiên Chúa là một mầu nhiệm cao cả, bởi vì liên hệ trực tiếp đến công trình cứu độ của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô.  Chính trong vai trò này, mà Mẹ đã góp phần của mình nhằm hoàn tất vai trò cứu độ loài người của chính Thiên Chúa.


Như vậy, chúng ta tôn kính Mẹ bởi vì Mẹ đã đón nhận thánh ý Thiên Chúa qua lời “xin vâng.  Khi Mẹ đón nhận thánh ý Chúa như thế, Ngôi Hai Thiên Chúa đã Nhập Thể trong cung lòng Mẹ.  Đây chính là một vai trò trọng yếu trong công trình cứu độ của Thiên Chúa nơi nhiệm cục cứu độ của Người.


Nhưng khi tôn kính những ơn huệ của Mẹ không thôi thì chưa đủ, mà còn noi gương những nhân đức của Mẹ mới là những người con thảo hiếu của Mẹ trên trời.


Quả thật, Công đồng Vaticanô II đã nói: “Lòng sùng kính chân chính... phát sinh từ một đức tin chân thật.  Đức tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta” (LG 67).


Noi theo mẫu gương của Mẹ, chính là bắt chước những gương sáng của Mẹ để lại.  Những mẫu gương nổi trội nơi Mẹ chính là: đức tin, đức ái, lòng khiêm nhường, tinh thần ngoan ngùy với Thiên Chúa trong vai trò là Nữ Tỳ của Người.


Lạy Chúa, ngày sinh nhật của Đức Giêsu Con Một Chúa, Chúa đã mở đầu kỷ nguyên cứu độ, thì hôm nay, ngày sinh nhật của Thánh Mẫu Người, xin Chúa cũng rộng ban muôn phúc lộc, và cho chúng con hưởng bình an.  Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.  Amen!
 

Jos. Vinc. Ngọc Biển

mercredi 8 septembre 2021

Couleurs et saveurs du Viêt Nam -Sonia Bolduc La Tribune 04-09-2021

La Famille, le vrai pays Couleurs et saveurs du
Viêt Nam


Il y a des Estriens aux passeports de toutes les couleurs. Avant d’avoir celui avec la feuille d’érable, certains ont eu un passeport du Viêt Nam, du Pérou, de l’Afghanistan, du Brésil, de la Côte d’Ivoire, entre autres! La Tribune vous invite à faire un plongeon au cœur de certaines de ces communautés culturelles. À toutes les deux semaines durant l’automne, nos journalistes vous convient à un rendez-vous festif dans nos pages afin de mieux vous faire connaître ces communautés qui colorent notre région.

Partager





4 septembre 2021 13h42
Partager

La communauté Vietnamienne a recu de FCCE (Fédération des communautés culturelles de l'Estrie:

 Distinctions Régionale Immigration


SONIA BOLDUC
La Tribune

Sherbrooke — On parlera peu de la guerre. Et pas vraiment de politique. Dans ce reportage, mais surtout dans le quotidien de la communauté vietnamienne qui s’est expatriée au fil des décennies depuis 1975, parfois un peu avant. Parce que le silence est d’or. Et de paix.

La guerre. 1975, chute de Saïgon. Le conflit qui déchire le pays depuis deux décennies prend fin, deux ans après le retrait officiel des troupes américaines, des années après qu’elles s’y soient enlisées. Les communistes du nord prennent la destinée du pays en main. Au sud, certains quittent, d’autres décident de croire à la reconstruction, s’y engagent, pour toujours ou jusqu’à la désillusion, puis l’exil.

« Ici, tous les Vietnamiens ont des histoires différentes. Certains sont arrivés comme boat people dans les années 70, pendant et à la fin de la guerre. D’autres sont venus plus tard. Plusieurs viennent du sud, d’autres du nord. Ce qu’ils ont vécu avant, pendant et après la guerre est différent, leurs visions sont différentes. Il faut respecter ça. On n’aborde pas ces sujets, ça évite d’ouvrir de vieilles blessures et de provoquer des tensions dans la communauté », explique Huy-Khôi Mai, vice-président de l’Association vietnamienne de Sherbrooke, pressenti pour remplacer le président vétéran Van-Nha Tran, qui déménagera à Montréal sous peu afin d’y rejoindre ses quatre enfants.

Aujourd’hui dans la soixantaine, Van-Nha Tran est le seul des Vietnamiens interviewés pour ce reportage qui aborde au fil de son récit le plan de reconstruction des communistes d’après-guerre (voir autre texte).

La famille d’abord

Bien que les autres Vietnamiens d’origine évitent guerre et politique, ils se font généreux de leur culture, de leurs valeurs, de leurs histoires, de la famille.

La famille, c’est le pays des Vietnamiens. « C’est vrai », concède tour à tour Kim-Doan Nguyen et Thu-Hien Nguyen, la première mère de trois grands adultes, la seconde de deux adolescents.

« Mon énergie a toujours été mise en priorité sur les enfants, et maintenant sur nos petits-enfants, confie Kim-Doan Nguyen. On aimerait garder les valeurs familiales. À la maison, on parle vietnamien. En fait, c’est un mélange de vietnamien et de français parce que les enfants ont moins de vocabulaire vietnamien. Mais quand les enfants étaient jeunes, on prenait le temps de participer aux activités avec l’association vietnamienne pour transmettre des valeurs importantes comme la reconnaissance, l’empathie, le respect, mais aussi leur permettre d’entendre et de parler vietnamien. Il y a déjà eu assez d’enfants dans la communauté pour qu’on organise une école de langue de fin de semaine. »

Au plus fort de l’exode vietnamien, en 1975, ils ont été un millier environ à se retrouver à Sherbrooke, l’une des villes ciblées par le gouvernement pour les accueillir. Presque 50 ans plus tard, on dénombre entre 50 et 75 Vietnamiens établis à Sherbrooke à temps plein, la communauté grimpe à 300 personnes peut-être, si l’on compte les étudiants qui passent par l’Université de Sherbrooke.

L’université, l’éducation, les hautes études, c’est un autre incontournable de la culture vietnamienne. « C’est primordial », s’entendent tous les Vietnamiens rencontrés ici.

« Que mes enfants décident après leurs études d’exercer le métier qu’ils veulent, quelque chose qu’ils aiment, je n’ai aucun problème avec ça. On peut bien gagner sa vie au Canada peu importe le métier qu’on exerce. Mais aller chercher son éducation et ses diplômes avant, c’est très important », explique Van-Nha Tran, enseignant de formation dont les quatre enfants sont dentiste, oncologue, avocate et youtubeur… diplômé en administration.

Double nationalité

Kim-Doan Nguyen avait commencé son année préparatoire universitaire quand elle a quitté le Viêt Nam en 1971 grâce à un programme gouvernemental d’études à l’étranger.

« Étudier à travers les attaques terroristes et les manifestations, ce n’était pas facile », se souvient celle qui a obtenu son doctorat en chimie et en physique en 1982, à l’Université de Sherbrooke, là où elle a œuvré comme chercheuse et enseigné pendant 34 ans.

« J’ai toujours été à contrat, je n’ai jamais eu de permanence, note-t-elle. On prend ce qui passe et on s’en contente. Je me suis ajustée à la situation, ça prend de l’ouverture. Et j’aime le Canada, c’est un pays paisible, accueillant. »

C’est pour des raisons similaires que Thu-Hien Nguyen a décidé de rester au Québec. Arrivée pour son doctorat en 2009 après douze années d’enseignement du français au Viêt Nam, elle avait envie d’y poursuivre son aventure. « Voyant les conditions de vie et de travail supérieures ou plus avantageuses au Québec, j’ai décidé de faire une demande d’immigration pour ma famille. Nous sommes maintenant mes enfants et moi citoyens canadiens. Nous avons la double nationalité », raconte l’enseignante et conseillère pédagogique, qui aurait bien aimé convaincre sa mère de la suivre.

« Elle est venue quatre fois, mais sa vie est là-bas, se résout Thu-Hien Nguyen. Mais quand elle vient, c’est la fête, les enfants sont curieux. Il s’intéresse à elle, au pays. »

Mais les immigrants de première génération voient leurs enfants embrasser à la fois leur culture vietnamienne et celle de leur pays d’adoption. « Je suis ici depuis 2010, et je vois une communauté qui change, note Huy-Khôi Mai. Il y a ici plus de liberté, on ne peut empêcher les jeunes de prendre leurs décisions et une page se tourne, inévitablement. On leur transmet une part de notre culture, mais après, ce sont eux qui décident, c’est bien. Ils profitent de la liberté qu’ont cherchée leurs parents. »


« Nous sommes maintenant mes enfants et moi citoyens canadiens. Nous avons la double nationalité », raconte Thu-Hien Nguyen, enseignante et conseillère pédagogique, qui aurait bien aimé convaincre sa mère de la suivre.
LA TRIBUNE, MICHELLE BOULAY

LIRE LA SUITE





4 septembre 2021 13h42
Partager

Travailler, ce n’est pas trop dur



SONIA BOLDUC
La Tribune

Sherbrooke — Van-Nha Tran a cru qu’il pouvait aider à la reconstruction de son pays. Lorsque la guerre prend fin en 1975 avec la chute de la République du sud Viêt Nam et pendant que s’organisent précipitamment les premières vagues de départs, ce jeune universitaire de Saïgon espère réellement que l’heure de la réunification est venue entre le nord, d’où sa famille est originaire, et le sud où elle est venue s’installer au milieu des années 50.

« On nous disait qu’on avait besoin des jeunes pour rebâtir le pays, alors pendant 13 ans, j’ai essayé de contribuer à la reconstruction », se souvient l’enseignant qui a exercé sa profession de 1977 à 1988 dans les écoles de la capitale.

« Mais vous subissiez de la discrimination si vous n’étiez pas membre du parti communiste et vous pouviez vous retrouver dans le trouble si vous ne suiviez pas les directives du gouvernement. Même en enseignement, vous ne pouviez pas expliquer les choses honnêtement et soulever les mauvais côtés de l’histoire ou de la gouvernance. Tout ça ne servait à rien. »

« Moi je voulais commencer à travailler tout de suite, même en bas de l’échelle, et je leur répondais qu’il y a plusieurs façons de contribuer à la société. J’ai toujours préféré adopter un point de vue optimiste pour traverser les difficultés. »
— Van-Nha Tran

Alors comme d’autres avant lui, Van-Nha Tran laisse femme et enfants derrière, et fuit le pays par bateau, en 1988, tout juste avant que la Thaïlande ne ferme ses frontières aux réfugiés. Après y avoir séjourné dans un camp pendant deux ans, il débarque au Canada, en 1990, chez un cousin établi à Sherbrooke, sur la rue Simard.

Cette maison, par un concours de circonstances, Van-Nha Tran l’a rachetée d’un autre propriétaire en 1995. Installé sous un magnolia planté il y a quelques décennies par ce cousin qui l’avait accueilli, le sexagénaire parle peu de la guerre, mais beaucoup de déracinement... et d’enracinement.

« Parce que j’étais à l’université, je n’ai pas fait l’armée, et parce que je vivais dans la ville, à Saïgon, j’ai peu été touché par les combats. En 68, quand les communistes du nord sont entrés dans Saïgon, il y avait des bombardements et il fallait se réfugier dans des bunkers en sacs de sable, mais c’est tout », raconte-t-il en riant doucement.

Deux options

Il sourit encore. « Partir, ce n’était pas vraiment une question de courage, beaucoup l’avaient fait avant moi. Mais on ne savait pas ce qui allait arriver. Ou bien je n’allais pas réussir, et finir en prison, et alors j’allais me débrouiller, ou bien j’allais réussir et ramener ma famille à mes côtés le plus vite possible. C’étaient les deux options que je voyais. »

Peu après son arrivée, Van-Nha Tran trouve un emploi. Son certificat d’enseignement n’étant pas reconnu, et le père de trois enfants n’ayant pas le temps de retourner sur les bancs d’école s’il veut rapidement revoir les siens, Van-Nha Tran devient finisseur de beigne au Dunkin Donuts de la rue Wellington. « Les gens me disaient ‘‘T’es tombé à ça?! ’’ Mais moi je voulais commencer à travailler tout de suite, même en bas de l’échelle, et je leur répondais qu’il y a plusieurs façons de contribuer à la société. J’ai toujours préféré adopter un point de vue optimiste pour traverser les difficultés. »

Point de vue qui lui a permis de rapatrier sa famille quelques mois plus tard, mais aussi de gagner la confiance et le respect de son employeur dont il est devenu partenaire d’affaires en 1995. Quelques années plus tard, les deux hommes ont lancé un autre Dunkin place des Congrès, à Sherbrooke, que Van-Nha Tran a dirigé seul de 2000 à 2008 avant de diriger celui de la Wellington de 2008 à 2012.

« Quand mon boss m’a engagé en 1990, il m’a dit qu’il aimait engager des Vietnamiens parce qu’on est travaillant, lance-t-il en riant de nouveau, plus franchement encore cette fois.

« C’est vrai que c’est dans la nature vietnamienne d’être travaillant. Mais je pense aussi que lorsque vous vivez des situations difficiles, vous apprenez à vous débrouiller et à ne pas payer quelqu’un d’autre pour faire des choses que vous pouvez faire vous-mêmes. »

Après la vente de son dernier Dunkin, Van-Nha Tran a tenu un restaurant dans l’est de la ville pendant quelques années, puis une tabagie pendant quelques années encore. Parents et enfants y travaillaient à tour de rôle. Aujourd’hui, les parents ont pris leur retraite et s’apprêtent à quitter pour Montréal où les quatre enfants se sont installés une fois les études universitaires terminées.

« On ne leur a pas mis de pression pour les études, parce que, ici au Québec, tous les métiers permettent de gagner sa vie et d’être respecté, confie Van-Nha Tran. On a quand même toujours valorisé les études en leur disant de choisir quelque chose qu’ils allaient aimer. Après, le travail est important et quand on a des buts, on doit travailler pour les atteindre. »

La culture du travail

Ce n’est pas un mythe, le travail occupe une place centrale dans la culture vietnamienne. C’est une question de survie, mais aussi au même titre que l’éducation une façon d’améliorer son statut social.

« Au Viêt Nam, il n’existe pas d’avantages sociaux pour ceux qui ne travaillent pas. Si pour quelque raison que ce soit tu ne peux travailler, tu n’as rien à manger, c’est tout. Alors dans les familles pauvres, les enfants doivent travailler tôt, vendre des billets de loterie ou mendier dans la rue », raconte Thu-Hien Nguyen, docteure en enseignement.

Pas étonnant donc que même dans les milieux paysans, les Vietnamiens soient prêts à tous les sacrifices et aux longues heures de travail afin de permettre aux enfants de s’éduquer et d’accéder à de meilleures conditions de vie.

Et tout naturellement, les Vietnamiens dépensent peu, préférant mettre de l’argent de côté pour les études des enfants ou l’immigration de proches.

« En restauration ou dans un dépanneur, ce n’est pas assez payant pour embaucher, on devait y être tout le temps. Les enfants pouvaient aider les fins de semaine, ils apprenaient tôt à travailler », raconte aussi Van-Nha Tran.

Ce dernier, tout comme Kim-Doan Nguyen et bien d’autres immigrants de première génération, a aussi travaillé sans compter les heures afin de réunir leur famille et permettre à des proches de venir s’installer à Sherbrooke à leur tour. « Comme réfugié, je n’ai pas eu à ramasser beaucoup d’argent pour parrainer, mais ça en prenait pour le voyage, l’installation, tout ça. »

Et les Vietnamiens aiment le travail bien fait, ce qui les amène souvent à prolonger leurs heures jusqu’à la satisfaction de leurs patrons.

LIRE LA SUITE




4 septembre 2021 13h42
Partager

À table !



SONIA BOLDUC
La Tribune

Sherbrooke — Il y a un monde entre la nourriture vietnamienne et la nourriture vietnamienne... québécoise!

« Jamais les aliments ne sont déjà mélangés dans une assiette vietnamienne traditionnelle. Les Vietnamiens qui viennent manger au restaurant ne s’y reconnaissent pas. La restauration s’est adaptée aux goûts et aux façons de faire des Québécois, mais aussi à la disponibilité des ingrédients. »

Gilbert Nguyen et Eugénie Lemire forment un couple dans la vie comme Au coin du Vietnam, restaurant mythique de la rue Galt Ouest fondé par la mère de Gilbert en 1979.

« Ç’a été le premier resto vietnamien de Sherbrooke, raconte Gilbert, le chef propriétaire. Elle en avait eu un au Vietnam et a décidé d’en ouvrir un dans notre maison, ici à Sherbrooke. Tout le monde lui disait que ça ne fonctionnerait pas. C’était plus traditionnel au départ, mais au fil du temps, on s’est adapté aux goûts des Québécois. »

Et la famille Nguyen a ouvert d’autres restos, dont Chez Linh et Aux traditions de Saïgon tenus par d’autres membres de la large famille qui, on s’en doute, travaille presque entièrement en restauration.

« La cuisine vietnamienne a plusieurs particularités dont le fait qu’il n’y a pas de transmission de recettes, remarque Gilbert Nguyen. Chaque mère, chaque famille a ses recettes et on ne les donne jamais tout à fait. Demander une recette, c’est presque une insulte, ça ne se fait pas. Chaque famille a sa tradition. Nous, notre mère n’a pas eu le choix, mais encore là, elle en a sans doute caché une partie. »

« On roule tout! »

Autres particularités de la cuisine vietnamienne insoupçonnées de ceux et celles qui n’ont jamais été accueillis à résidence ou n’ont jamais visité le pays : chaque ingrédient arrive à table dans des plats différents avant d’être sélectionné au goût de chaque convive qui, la plupart du temps, sera roulé dans une feuille de salade, de chou ou autre.

« On roule tout! » Lancent Gilbert et Eugénie en précisant qu’ils aimeraient bien un jour avoir l’opportunité d’ouvrir un restaurant vraiment traditionnel. « Ce serait un peu complexe parce qu’une bonne partie des ingrédients sont périssables comme les feuilles et les légumes. Il faudrait que ce soit autour d’un plat unique et que les clients aient l’ouverture de cette expérience à table. »

Parce que chez les Vietnamiens, le temps à table s’étire longuement et délibérément. « Tout se passe autour de la nourriture, c’est là qu’on se rencontre pour manger longuement. Le confort est très secondaire, ce qui importe c’est la nourriture et les gens. Les plats sont au centre, des protéines, des légumes, des herbes et bien sûr un bouillon. Chacun a son bouillon maison qui est unique et qui est à la base de toutes les sauces. »

« En fait, la cuisine a ceci de plus particulier encore au Viêt Nam que dans notre langue, il n’y a pas de mots pour dire “je t’aime”, confie encore Gilbert Nguyen. C’est donc en cuisinant pour les gens, en les nourrissant qu’on leur fait savoir qu’ils sont importants pour nous. »

Notes de coin de table

En savourant votre prochain rouleau, rappelez-vous que traditionnellement, les Vietnamiens…

› Mangent salé le matin, souvent d’un bol de soupe tonkinoise, de vermicelles ou de riz.

› Déposent souvent sur la table un plat salé ou caramélisé, des légumes sautés, un bouillon de légumes.

› Terminent leur repas avec des fruits, des tapiocas ou des poudings.

› Ont le sens du festin qui consiste en une table bien remplie dont les plats représentent le ciel, la terre, la mer et les montagnes, chacun accompagné d’une sauce différente, qu’elle soit aigre, salée, sucrée, pimentée. Viandes, fruits de mer, légumes et herbes viendront ajouter de la couleur et des saveurs.

› Ne boivent que très peu d’alcool, voire pas du tout

Avec la précieuse collaboration de Thu-Hien Nguyen

LIRE LA SUITE






4 septembre 2021 13h42
Partager

L’art du Quan Khi Dao

SONIA BOLDUC
La Tribune

Sherbrooke — Le Quan (corps) Khi (énergie) Dao (voie) est considéré par ses adeptes comme la voie de l’énergie corporelle et trouve sa source dans la tradition sino-vietnamienne des arts martiaux. Son fondateur, Pham Xuan Tong a voulu en le nommant ainsi rendre hommage au grand maître Chau Quan Ky.


« C’est important de rendre hommage aux maîtres en respectant les familles et les noms, en ne cherchant pas à s’approprier leur réalisation », note le Sherbrookois Huy-Khôi Mai, ceinture noire et instructeur de Quan Khi Dao.

Il n’y a que deux couleurs de ceinture au Quan Khi Dao, quatre grades entre les deux qui chacun exige un travail sérieux et de la maturité.

« Porter une ceinture noire, c’est une épreuve pour aller à la guerre, juge-t-il. En fait, c’est un art très généraliste qui aborde plusieurs choses, c’est philosophique. C’est l’art de combattre le dur par le mou. Nous, les Vietnamiens, nous sommes traditionnellement plus petits que les Américains, assurément, mais que les Japonais et les Chinois aussi. Il a donc fallu se renforcir tout en restant flexible. On peut frapper fort, mais pas tout le temps, on doit se battre différemment, faire preuve d’intelligence. »

Le Quan Khi Dao est un art martial de style pieds-poings alliant flexibilité, percussions, projections, immobilisations, balayages, combats et armes.



LA TRIBUNE, MAXIME PICARD


Carnet vietnamien

La guerre du Viêt Nam opposant le Nord Viêt Nam (soutenu par la Chine et le Bloc de l’Est) au Sud Viêt Nam (appuyé par les États-Unis et leurs alliés) a duré de 1955 à 1975, bien que l’Histoire occidentale ait tendance à se concentrer sur les années de présence américaine entre 1965 et 1973…

Le Viêt Nam s’était retrouvé scindé ainsi au terme de la Guerre d’Indochine (Viêt Nam, Laos, Cambodge) qui s’étira de 1946 à 1954…

La chute de Saïgon a signé la victoire du Nord Viêt Nam et du communisme…

On estime à 3 millions le nombre de Vietnamiens ayant quitté le pays entre 1975 et 1997, dont environ 1 million sur des embarcations de fortune où ils étaient à la merci des pirates et des intempéries. Entre 200 000 et 250 000 n’ont pas survécu selon les estimations du Haut-Commissariat des Nations-Unies…

Environ la moitié des Vietnamiens portent le nom de Nguyen, du nom de la dernière dynastie impériale du pays…

On prononce Nu/en…

Les femmes portent souvent outre leur prénom usuel celui de Thi pour les femmes et Van pour les hommes…

Plus nombreux sont les prénoms, plus noble est la famille dont on est issu…

Jamais les Vietnamiens n’appellent leurs parents ou grands-parents par leur prénom, ce serait un manque de respect…

Au Viêt Nam, les familles partagent souvent un même toit. Les parents habitent souvent avec leur garçon, tandis que la fille, une fois mariée, appartient à la famille de son mari…

L’autorité des parents et des proches est importante sur les enfants et sur les femmes…

L’égalité entre hommes et femmes fait lentement mais sûrement son chemin…

Il n’est pas dans la culture vietnamienne de se faire des câlins, de se toucher ou de se dire « je t’aime », une formule qui n’existe simplement pas dans leur langue.

Avec la précieuse collaboration de Thu-Hien Nguyen

***************************************


La communauté Vietnamienne a recu de FCCE (Fédération des communautés culturelles de l'Estrie:

 Distinctions Régionale Immigration


pour sa contribution remarquable au développement de l'Estrie


Lettre de félicitations à Kim Đoan Nguyễn le 1er novembre 2021 pour l'implication dans le quartier par la ville de Sherbrooke









Prix Miville Maroix reçu comme bénévole de longue date en 2016  pour la fête nationale au parc Chauveau.