mercredi 5 août 2020

Từ Bạc Liêu di tản đến Nasa,Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước , Tiến Sĩ Diệp Trịnh

Xuất thân từ một vùng thôn quê, cách thị xã Bạc Liêu 16 cây số, cậu học sinh lớp 11 năm nào, người từng định nhảy xuống biển bơi ngược về nhà trên chuyến tàu vượt biên, giờ đây, đã có thể hãnh diện tự tin ngồi đối thoại, thuyết trình cùng những nhà khoa học Mỹ về các đề án cải tiến kỹ thuật cho việc thám hiểm mặt trăng của cơ quan nghiên cứu không gian NASA. Cậu học sinh năm nào đó chính là Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước ngày nay. Giản dị, chân chất, cởi mở là điều dễ nhận thấy ngay trong lần đầu tiếp xúc với tiến sĩ Trịnh Hữu Phước, người đang giữ nhiệm vụ trưởng nhóm chuyên viên kỹ thuật nghiên cứu và chế tạo động cơ hỏa tiễn hạng nặng cho NASA.



Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước (giữa) cùng vợ, Tiến Sĩ Diệp Trịnh, và con gái út trong ngày nhận huy chương cho những đóng góp xuất sắc, lâu dài của ông cho kỹ thuật hỏa tiễn và những ứng dụng kỹ thuật mới cho phi thuyền Mặt Trăng và Hỏa Tinh, tháng 5 năm 2010.

“Tôi rời khỏi Việt Nam vào tháng 5, năm 1979, sau khi học hết lớp 11, tại Cà Mau. Ðáng lý ra phải đi chung với một số người trong gia đình, nhưng do trục trặc, cuối cùng chỉ có một mình tôi lên tàu. Trong lúc sợ quá vì không hề chuẩn bị tư tưởng cho việc ra đi một mình, trong người không có đồ đạc, tiền bạc gì hết, tôi đã định nhảy xuống bơi vào bờ.” Tiến Sĩ Phước bắt đầu câu chuyện bằng cách kể lại chuyến vượt biên của mình cách đây hơn 31 năm.

Ra đi từ vùng thôn quê Bạc Liêu từ năm 16 tuổi, vượt qua nhiều gian nan để sinh tồn và học tập, hôm nay Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước đã là trưởng nhóm chuyên viên kỹ thuật nghiên cứu và chế tạo động cơ hỏa tiễn hạng nặng cho NASA.





Chủ tàu sợ lộ nên hứa với cậu bé Phước hãy cứ yên tâm đi, sang đến đảo ông sẽ giúp đỡ. Tuy nhiên, như phần đông những thuyền nhân khác, chuyến hải hành tìm tự do của Phước cũng bị cướp. Vì thế, khi đến trại, chủ tàu đã không làm như lời hứa. 16 tuổi, một thân một mình, không có bất cứ hành trang tài sản gì trong người, Phước bắt đầu làm đủ mọi việc để có thể kiếm ăn cho chính mình, từ bán bánh mì đến lên rừng chặt cây làm giường cho người ta trên đảo Kuku, sau đó là Galang.

Thời gian này, Phước tình cờ gặp lại một người bạn học cùng lớp ở Bạc Liêu, qua đảo trước đó 2 tháng. “Trước khi rời đảo Galang sang Mỹ định cư, người bạn đó hứa sẽ tìm người bảo trợ cho tôi, bởi lúc đó tôi còn ở tuổi vị thành niên,” anh Phước kể tiếp.

Với sự giúp đỡ của người bạn này, một cặp vợ chồng thầy giáo người Mỹ, không có con ruột, chỉ có hai con nuôi người Korean, nhận bảo trợ cho Phước từ trại tị nạn Galang đến tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ.





Sau 6 tháng sống trong sự bảo bọc của hai vợ chồng Mỹ tốt bụng, khi tròn 18 tuổi, Phước dọn ra ở riêng cùng một anh bạn quen lúc ở đảo. Thời gian tiếp theo, Phước vừa đi học vừa đi làm. Sau 4 năm rưỡi đến Mỹ, anh lấy được bằng đại học về kỹ sư phi hành không gian (Aerospace Engineer). Ðó cũng là lúc anh nộp đơn xin vào làm cho NASA theo một thông báo tuyển người mà anh trông thấy được ở trường đại học của mình. Tuy nhiên, sau khi phỏng vấn, anh Phước không được chấp thuận bởi lý do “anh chưa phải là công dân Hoa Kỳ.”

Dẫu vậy, người phỏng vấn đã cho anh một lời hứa: giữ vị trí đó cho đến khi anh trở thành công dân Hoa Kỳ. Ðồng thời người này cũng khuyên anh trong thời gian chờ thi quốc tịch, hãy học tiếp bằng “master.”

Trịnh Hữu Phước chính thức về làm cho NASA sau khi tốt nghiệp cao học năm 1987, chuyên về phát triển động cơ hỏa tiễn “LOX-methan” – sử dụng nhiên liệu oxygen và methan lỏng – cho phi thuyền bay vào mặt trăng.



Như một sự sắp đặt của số phận, người bạn học ngày nào giúp anh đến Mỹ đã trở thành người bạn đời sau đó của Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước. Ðiều đặc biệt, cả 2 người, anh Phước và chị Diệp, tên vợ anh, đều ở trong nhóm kỹ sư của trung tâm phi hành không gian Marshall thuộc NASA ở Huntsville, Alabama. Trong thời gian làm việc tại đây, hai vợ chồng anh đã tiếp tục học để lấy bằng tiến sĩ.

“Với người Việt Nam xưa nay, NASA vẫn là một điều gì đó khiến người ta ngưỡng mộ. Vậy bản thân anh cảm thấy như thế nào khi là một thành viên của NASA?” Tôi hỏi Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước khi anh đang say sưa nói về công việc của mình. Anh cười thoải mái: “Tôi nghĩ bất kỳ ai cũng ít nhiều cảm thấy tự hào và hãnh diện về nơi làm việc của mình. Tôi cũng vậy thôi. Mà không chỉ người Việt Nam đâu, cả người Mỹ cũng cảm thấy tự hào khi làm việc cho NASA. Các con tôi cũng cảm thấy hãnh diện khi nhìn thấy sự xuýt xoa của bạn học khi chúng khoe cả ba mẹ đều làm cho NASA.” Chưa có con số thống kê chính xác xem có bao nhiêu người Việt Nam đang làm việc cho 8 trung tâm NASA trên toàn nước Mỹ. “Riêng tại Trung Tâm Alabama, nơi chịu trách nhiệm về chế hỏa tiễn hạng nặng thì có chừng 6, 7 người Việt, tính luôn cả 2 vợ chồng tôi, trong tổng số 7,500 người làm việc tại đó.” Anh Phước cho hay.



Từ lần thám hiểm mặt trăng lần cuối của Hoa Kỳ vào năm 1972, cho đến nay, cơ quan không gian Hoa Kỳ NASA mới lại bắt đầu nghiên cứu những cải tiến kỹ thuật về dụng cụ khoa học cho cuộc thám hiểm cũng như chế tạo phi thuyền một cách hoàn hảo thêm. Nhằm mục đích đến mặt trăng trong thời gian tới để khảo sát địa chất và những dữ kiện thiên nhiên như đo nhiệt độ lòng đất, độ động đất, độ từ trường… NASA chọn đề án chế tạo phi thuyền người máy Robotic Lunar Lander (RLL) để dùng cho cuộc thám hiểm này.



Trong đề án này, Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước, trưởng nhóm chuyên viên kỹ thuật nghiên cứu và chế tạo động cơ hỏa tiễn, chịu trách nhiệm đề án hai loại hỏa tiễn cho phi thuyền RLL. Trong đó, một loại dùng nhiên liệu lỏng điều khiển phi thuyền trong lúc bay và đáp xuống mặt trăng, một loại dùng nhiên liệu đặc để tạo ra phản lực làm giảm tốc độ của phi thuyền trước khi đáp.





Ðể có thể đảm đương nhiệm vụ tại trung tâm phi hành không gian Marshall thuộc NASA ở Huntsville, Alabama, không thể không nhắc tới quá trình học hành gian nan của Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước, đặc biệt là những ngày tháng vất vả để học tiếng Anh. Anh Phước nhớ lại: “Tôi vào một lớp học ESL, học vài tuần cảm thấy không học nổi, vừa xin thầy giáo cho ‘drop’ lớp nhưng đồng thời tôi cũng xin thầy cho tôi được học dự thính để ngồi nghe xem thầy nói gì.” Thấy người học trò chịu khó quá, thầy giáo dạy tiếng Anh đã cho anh một “đặc ân:” mỗi khi chuẩn bị kiểm tra viết bài luận, thầy cho anh biết đề trước một ngày để anh về “ì ạch viết. Sau đó học thuộc lòng và hôm sau vô chép lại theo trí nhớ!”

Với môn khoa học chính trị, “lúc đó mình mù mịt chẳng biết gì, thầy động viên nếu cố gắng làm bài đạt điểm B, thầy sẽ nâng lên thành A. Và thế là tui ráng được B.” Anh cười hồn nhiên kể lại việc học không dễ dàng của mình ở những năm đầu đến Mỹ. “Người ta học 1, học 2, mình phải học gấp 10 lần, bởi ngôn ngữ này xa lạ với mình quá mà.” Anh thú nhận. Trải qua những ngày tháng học hành khó nhọc như vậy, nên ngày nay, khi có thể tự tin cùng ngồi lên đề án, phác thảo mô hình thiết kế hỏa tiễn cho việc nghiên cứu thám hiểm không gian cùng những nhà khoa học tên tuổi của Mỹ, Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước cũng “cảm thấy có phần hãnh diện.”

Câu chuyện vượt biên, vượt khó, từ một vùng nông thôn Bạc Liêu tiến đến NASA, được vợ anh Phước kể cho 3 cô con gái họ nghe mỗi ngày. Tiến Sĩ Phước nói một cách thú vị: “Các con tôi thường nói thời đại ba mẹ khác thời đại chúng con, hay chúng con đã nghe câu chuyện này cả ngàn lần, cả triệu lần rồi. Thế nhưng mỗi lúc cần viết một bài luận về câu chuyện thích nhất, bao giờ chúng cũng viết về câu chuyện của bố mẹ mình.”



Nhìn lại chặng đường đã qua, Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước cảm nhận: “Mỹ là vùng đất cơ hội. Nhiều người Việt mình đã thành công trong nhiều lãnh vực trên đất nước này. Nhìn lại những gì đã qua, tôi chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm với những người trẻ là hãy cố gắng học khi có điều kiện, bởi học vấn luôn là nền tảng để mình có thể tham gia vào nhiều lãnh vực.”

Hai Khoa Học Gia Trịnh Hữu Phước và Võ Thị Diệp. Hai Khoa Học Gia Nasa Gốc Việt: Cặp Vợ Chồng Gặp Từ Thơ Ấu




LGT: Họ là hai nhà khoa học tại cơ quan không gian Hoa Kỳ NASA — Võ Thị Diệp và Trịnh Hữu Phước — và cũng là một cặp vợ chồng có duyên tiền định: họ là bạn học từ thời thơ ấu. Câu chuyện được nhà báo Trọng Minh kể lại trong Tài liệu VẺ VANG DÂN VIỆT như sau.

Họ là ai? Là hai người sanh ra ở hai thôn khác nhau tại một tỉnh lẻ thuộc cuối vùng trời đất nước Việt Nam. Biết nhau dưới một mái trường trung học của thị xã, nàng được bầu làm trưởng, còn chàng làm phó lớp. Xa nhau vì hoàn cảnh đất nước, mỗi người mỗi phương tưởng như không bao giờ còn có dịp gặp lại. Tái ngộ trong một trại tỵ nạn ở Nam Dương, trong lúc nàng đang ngồi bán những gói muối mang theo trên đường vượt biển và chàng đi làm thủ tục giấy tơ ngang qua. Dìu nhau đến vùng đất hứa. Đạt thành giấc mộng Mỹ quốc, trở thành hai tiến sĩ, khoa học gia không gian Hoa Kỳ (NASA). Sống hạnh phúc bên nhau với 3 người con gái đang tuổi trưởng thành. Điểm đặc biệt cần nói thêm ở đây là cả 3 cô con gái đều sanh ra ở Hoa Kỳ, nhưng nói và viết thông thạo tiếng Việt, và rất nặng tình yêu quê hương, truyền thống dân tộc, mỗi lần có dịp về quê thăm họ hàng nội, ngoại, sống hòa mình với mọi người, không ngủ phòng lạnh, tắm bồn mà ngủ ngoài bờ tre, tắm ao …




Quý bạn đọc muốn biết về hai nhân vật “huyền thoại” này, xin mời theo dõi phần tiểu sử đầy đủ của họ dưới đây:


VÕ THỊ DIỆP

Họ và tên: Võ Thị Diệp.
Ngày và nơi sanh: 14 tháng 12 năm 1962 tại làng Giòng Me, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam.

Học lực: Tiến Sĩ Hoá Học.

Nghiên Cứu Vật Liệu Mới Để Dùng Trong Chương Trình Thám Hiểm Không Gian: Mặt Trăng, Hoả Tinh Và Những Hành Tinh Khác.




Trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta, có những sự thành công bởi những điều kiện thuận lợi từ trong hoàn cảnh gia đình cho đến ngoài xã hội. Nhưng cũng có những sự thành công được nung đúc bởi sự đấu tranh không ngừng nghỉ của một ý chí cầu tiến vượt qua tất cả những khó khăn và trở ngaị từ trong hoàn cảnh gia đình cũng như ngoài xã hội. Sự thành công vượt bực đó, có được từ lòng mơ ước mãnh liệt và tha thiết được ấp ủ trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống và lòng ao ước, mong cầu có một nền tảng văn hoá, kiến thức và học vị.

Những thứ đó rất là xa vời, viển vông và ngoài tầm tay với cho những nhà nông chân lấm tay bùn. Những danh từ học vị như: Cử Nhân, Cao Học, Tiến Sĩ… thật cao xa, thật khó hiểu cho những người nông dân chất phác chỉ biết có mảnh ruộng mênh mông, đàn trâu ngậm cỏ, đàn cá trong ao. Tuy nhiên, những danh từ cao xa nhưng đầy hấp dẫn đó đã làm say mê một cô bé nhà nông chất phác chưa bao giờ được sống trong nền văn minh của đô thị. Và từ những đam mê đó đã khiến cô từ một cô bé nông thôn của một làng quê hẻo lánh trở thành một khoa học gia về ngành không gian của trung tâm nghiên cứu không gian Hoa Kỳ.

mardi 4 août 2020

10 PHÚT VÀNG BUỔI SÁNG GIẢI PHÁP LOẠI BỎ BỆNH KỲ DIỆU

Theo các danh y xưa, 10 phút đầu ngày sau khi thức dậy là thời gian “vàng” để chăm sóc sức khỏe. Nếu làm được 10 việc này trong vòng 10 phút, kết quả vô cùng kỳ diệu cho sức khỏe.

1. Xoa nóng bàn tay
Khi bạn vừa tỉnh dậy, dùng 2 bạn tay úp vào nhau vào xoa đều khoảng 300 lần cho đến khi tay nóng lên, da lòng bàn tay đỏ hồng lên là được.
Lợi ích:
Khi 2 bàn tay hoạt động nhanh, cọ xát vào nhau nhiều lần liên tiếp sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm thức dậy ý thức của bạn, giúp cho toàn cơ thể của bạn như được “đánh thức” sau một đêm ngủ dài.

Hành động này sẽ giúp bạn không phải làm một việc nguy hiểm ngay sau khi thức dậy đó chính là lập tức ngồi dậy và rời khỏi giường – nguy cơ gây chóng mặt, choáng, thậm chí ngất xỉu.

Ngoài ra, khi xoa tay, các huyệt vị trên lòng bàn tay được kích thích, có thể mang lại những tác dụng tích cực cho cơ thể như thông lục kinh, khỏe nội tạng, điều hòa âm dương và khí huyết, làm mềm khớp, thư giãn vai, giảm mệt mỏi và làm cho mắt bớt áp lực, thị lực rõ ràng hơn.

2, Chải tóc bằng tay
Bàn dùng lòng các đầu ngón tay (không dùng móng tay) xoa bóp đầu từ chân trán lên đỉnh đầu, mát xa tiếp ra vùng sau đầu. Mỗi giây xoa bóp khoảng từ 2-4 lần, thực hiện đều trên cả vùng đầu trong 1 phút là có thể dừng lại.

Lợi ích:
Việc dùng các ngón tay xoa bóp trên đầu có thể kích thích vỏ não, thúc đẩy sự trao đổi chất, cải thiện trí nhớ, làm tăng lưu lượng máu trong não, làm cho gốc chân tóc được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, tóc sẽ dày lên, đen và sáng bóng.
Trên đỉnh đầu chúng ta có huyệt Bách hội, nếu thường xuyên xoa bóp huyệt này sẽ mang lại nhiều tác dụng lên toàn bộ vùng đâu – nơi tập hợp các kinh tuyến. Chải đầu mang lại tác dụng làm lưu thông các kinh lạc, điều chỉnh sự cân bằng của chức năng bên trong cơ thể con người, là một cách tuyệt vời để duy trì sức khỏe và tăng cường sức mạnh cơ thể.

3, Xoa bóp vành tai Dùng các ngón tay của bạn, đặc biệt là ngón trỏ và ngón cái, xoa bóp day bấm vành tai từ trên xuống dưới rồi lại ngược từ dưới lên trên cho đến khi bạn cảm thấy tai nóng ấm lên, vành tai chuyển sang màu đỏ hồng. Thời gian tối thiểu là trong 1 phút.

Lợi ích:
Vành tai được xem là “cửa ngõ” của các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể, có rất nhiều huyệt vị nằm trên vành tai. Nếu bạn chăm chỉ mát xa tai thường xuyên, có mang lại tác dụng khơi thông và nạo vét kinh tuyến, giúp máu lưu thông nhanh hơn, từ đó điều chỉnh các cơ quan bên trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn. 

4, Day bóp mũi 

Bạn dùng 2 ngón tay của mình bóp vào vành mũi, rồi vuốt mũi từ trên xuống dưới, dọc theo sống mũi. Day bấm các huyệt xung quanh sống mũi. Tổng cộng khoảng 50 lần xoa ấn như vậy cho đến khi có cảm giác thông mũi.

Lợi ích:

Khi bạn sử dụng ngón trỏ xoa xoa vùng mũi có thể làm thông mũi, khai thông phổi, loại bỏ cách bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn vùng mũi, đường hô hấp, viêm phế quản. Không những thế, đây còn là hành động tuyệt vời giúp bạn phòng ngừa bệnh tim, xơ vữa động mạch.

5, Xoa rốn
Sử dụng lòng bàn tay của bạn để chồng lên nhau và xoa bụng vùng xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ, xoa đều vùng bụng như vậy trong 1 phút.

Lợi ích:

Việc xoa bụng xung quanh rốn nhẹ nhàng có thể giúp cho khí trong dạ dày và hệ tiêu hóa được lưu thông, thúc đẩy quá trình qua khí tiêu hóa và hấp thụ hiệu quả hơn, đồng thời đào thải được những khí thải ra khỏi cơ thể.

Mát xa vùng bụng vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy cũng sẽ phát triển thói quen tốt cho ruột, giúp làm tăng sự hoạt động của ruột, xả chất thải và trao đổi chất một cách dễ dàng.

6, Hóp chặt bụng nâng thắt hậu môn
Hóp bụng, thở ra từ từ, sau đó từ từ nâng hông lên cao, thắt chặt hậu môn và hóp bụng, giữa yên, nín thở trong vòng 3 giây, sau đó thả lỏng, nghỉ ngơi 3 giây, tiếp tục làm lại như vậy trong vòng 1 phút, hít thở sâu.

Lợi ích:

Hóp bụng và nâng hông, co thắt hậu môn lại lặp đi lặp lại có thể tăng cường lực co bóp của cơ vòng hậu môn và thúc đẩy tuần hoàn máu. Đây cũng là cách nâng cao khả năng tình dục, tạo điều kiện thuận lợi cho đại trực tràng hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

7, Xoay đảo mắt
Bạn nên duy trì động tác này như là một bài tập thể dục hàng ngày cho mắt. Quay nhãn cầu 30 lần theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ, sau đó nhấp nháy 3-5 lần mỗi giây.

Lợi ích:

Xoay đảo mắt có thể giúp bạn trở nên tỉnh táo tinh thần, làm mới bản thân, tăng cường các cơ mắt, giúp ngăn ngừa và điều trị viêm giác mạc mạn tính, lão hóa mắt và các triệu chứng khác.

8, Xươn người, co duỗi tay chân
Nằm ngửa trên mặt phẳng, hơi ngả đầu ra sau, ưỡn ngực lên, chân tay dang rộng ra và vươn dài hết mức có thể, kéo căng toàn bộ cơ thể.

Lợi ích:
Thông qua việc kéo dãn tay chân và toàn cơ thể sẽ làm cho máu lưu thông nhanh hơn đến tứ chi, giúp bạn nhanh chóng tỉnh lại, đồng thời máu tiếp tục quay trở lại tim với tốc độ nhanh hơn, cung cấp khí huyết cho tim và não, giúp cho bạn phòng ngừa tốt các bệnh về tim mạch. 

Đây cũng là cách tăng cường sức khỏe gân cốt, xương cơ đều trở nên linh hoạt hơn.

9. Chà xát bàn chân
Bạn có thể nằm hoặc tốt nhất là ngồi, xoa hai chân vào nhau hoặc xoa bóp mát xa chân cho đến khi bàn chân nóng lên.

Thực hiện với lòng bàn chân và toàn bộ vùng chân trong khoảng 1 phút.

Lợi ích:

Dưới lòng bàn chân có huyệt Dũng tuyền nổi tiếng, đây là điểm khởi đầu của trung tâm kinh tuyến thận. Huyệt này có tác dụng làm dịu các dây thần kinh, làm mới não bộ, giúp tỉnh táo nhanh, làm thông các giác quan, mở các “lỗ” trên cơ thể để đón khí mới, ổn định tâm thần và sức khỏe.

10, Vặn mình
Bạn nằm ngửa trên giường, sau đó lật người sang trái rồi sang phải, xoay vai, hông, eo, lật qua lật lại nhẹ nhàng cho cơ thể vận động trong 1 phút.

Lợi ích:

Động tác này có thể làm cho các khớp cột sống và lưng cũng như cơ bắp trở lại hoạt động đầy đủ và hoàn thiện sau một đêm dài nghỉ ngơi. Khi ngủ, cơ bắp sẽ cứng lại, vận động này sẽ giúp cho cơ thể mềm mại trở lại. Kiên trì thực hiện trong thời gian dài sẽ có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ bắp.

Nguồn: CafeBiz



24
1 commentaire

24 partages


J’aime

Commenter
Partager

Les 4 règles d’or de la garde-robe équilibrée

Les classiques, le ratio, la créativité: nos trucs pour une garde-robe idéale et équilibrée!


Avec les bons basiques, c’est facile de s’habiller. « Ne sous-estimez jamais l’importance des 10 à 15 articles classiques qui sont vos vrais alliés, souligne Lexi Tawes, vice-présidente à la direction du marchandisage chez Banana Republic. Et quand je dis classiques, je ne dis pas “drabes”… Si on possède les bonnes pièces (actuelles, bien coupées dans de belles matières, bien ajustées), il devient aisé d’être créative et d’avoir du plaisir à intégrer des couleurs et des imprimés, à superposer les articles pour donner de la personnalité à son look. »


2 / 4

2. Créer des collections capsules

On devrait être capable d’agencer diversement 10 pièces de façon à créer un minimum de 10 tenues. On s’amuse donc à composer de petites garde-robes, comme si on partait en voyage avec juste l’essentiel. « L’astuce pour faire plus avec moins, c’est de porter ses vêtements plus classiques à toutes les sauces », fait valoir la ­spécialiste de chez Banana Republic. Il faut oser déconstruire les coordonnés (tel le tailleur). Ainsi, il est permis d’enfiler la veste sur une robe imprimée ou avec un jean boyfriend. Le pantalon, lui, s’accommode de temps à autre d’un t-shirt ou d’un cardigan moelleux porté à même la peau. « C’est comme ça qu’on rentabilise ses investissements, note Marie-Claude Pelletier, propriétaire de l'agence de stylisme Les Effrontés. C’est souvent une révélation pour nos clientes quand on leur apprend à combiner les bases avec d’autres pièces. »




3 / 4

3. Maîtriser les ratios

Marie-Claude Pelletier a défini trois équations pour mieux construire sa garde-robe.

3 X 1 Pour chaque bas – jupe, pantalon, short –, on devrait posséder au moins trois corsages, vestes ou pulls, de façon à pouvoir créer trois ensembles qu’on a vraiment envie de porter. « Si tel n’est pas le cas, on magasine armée de cette si jolie jupe qui fait si bien, mais pour laquelle on n’a qu’une seule option d’agencement. Ou encore, on part à la recherche de la veste “clé” qui permettra de ficeler plein de tenues supplémentaires. »

Ton sur ton On peut aussi diviser ses vêtements en grandes familles thématiques : 50 % pour les neutres unis, qui s’assortissent avec tout ; 30 % pour les imprimés traditionnels – pois, rayures, fleuris, motifs animaliers –, qui dynamisent les tenues ; et 20 % pour les couleurs vraiment tendance, qui, elles, actualisent le style.

Bon équilibre Si on ne veut pas être prise au dépourvu, il faut que la garde-robe respecte la répartition réelle de son emploi du temps. « Je passe plus de 75 % de la semaine au boulot ? » Cela doit se refléter dans la penderie.



4 / 4 Photo: ESBP/Star Max/Getty Images

4. Stimuler sa créativité

En panne d’inspiration ? « Une des méthodes faciles pour tirer le meilleur parti de son capital vestimentaire est de se créer un dossier de looks qu’on aime, composés de pièces qu’on a déjà à partir de magazines ou de l’application mobile Pinterest », fait observer Lexi Tawes. Les célébrités dont on admire le sens du style ou les blogueuses au streetstyle recherché sont une bonne source d’idées pour décoincer sa veste noire ou, mieux, choisir les accessoires de saison qui moderniseront ce qu’on a.


S'entraîner à la maison: 5 sites qui donnent des résultats

lundi 3 août 2020

TIN MỪNG : VACCINE PHÒNG CHỐNG COVID-19 !





Hôm qua, ngày 31/7/2020, Đài Truyền hình số 7 của Úc đã chiếu phóng sự thông tin các nhà khoa học Úc tại Adelaide công bố đã thực hiện thành công các thử nghiệm bước đầu để sản xuất Vaccine phòng chống COVID-19. Sự thử nghiệm trên người thật qua 40 tình nguyện viên trong tháng qua đã cho kết quả tốt và hy vọng sẽ được sản xuất đại trà và sử dụng trong vòng 3-4 tháng sắp tới.
Tên gọi của vaccine là COVAX-19 .

Tiếp theo là 7 LOẠI VẮC XIN SẼ CÓ TRONG NĂM 2020

1) Vắc-xin sẽ cung cấp ra thị trường sớm nhất là ChAdOx1 của Oxford (UK) và AstraZeneca (Thuỵ Điển). Vắc-xin đã bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng từ giữa tháng 7, trên 30.000 ngưởi ở Anh, Brazil và Nam Phi, sẽ được phê duyệt và cung cấp ra thị trường trong tháng 9. AstraZeneca cho biết tổng công suất sản xuất vắc-xin của họ là 2 tỷ liều trong năm 2021.

2) Đứng thứ 2 là Moderna (Mỹ) kết hợp với NIH (viện sức khoẻ quốc gia Mỹ), bắt đầu thử nghiệm giai đoạn cuối cùng ngày 27/07 trên 30.000 người ở Mỹ. Chính phủ Mỹ đã tài trợ cho Moderna gần 1 tỷ USD. Dự kiến vắc-xin sẽ được phê duyệt trong tháng 10 và cung cấp cho thị trường vào tháng 11.

3) Đứng thứ 3 là vắc-xin mRNA của tổ hợp BioNTech (Đức), Pfizer (Mỹ) và Fosun Pharm (Trung Quốc), cũng bắt đầu thử nghiệm giai đoạn cuối cùng ngày 27/07, trên 30.000 ở Mỹ, Argentina, Brazil và Đức. Chính phủ Mỹ đã ký hợp đồng trị giá 1,9 tỷ USD để mua 100 triệu liều, giao vào tháng 12. Pfizer cho biết tổng công suất sản xuất vắc-xin cùa họ là 1,3 tỷ liều trong năm 2021.

4) Đứng thứ 4 là vắc-xin của Sinopharm (Trung Quốc), bắt đầu thử nghiệm giai đoạn cuối cùng trong tháng 7 (không rõ ngày), trên 15.000 người tại UAE, trong đó có cả bộ trưởng bộ Y tế UAE. Chủ tịch Sinopharm cho biết họ sẽ cung cấp vắc-xin cho thị trường trong tháng 12.

5) Đứng thứ 5 là vắc-xin CoronaVac của Sinovac Biotech (Trung Quốc), bắt đầu thử nghiệm giai đoạn cuối cùng trong tháng 7 (không rõ ngày), trên hàng nghìn tình nguyện viên ở Brazil. Dự kiến Sinovac sẽ cung cấp vắc-xin cho thị trường vào cuối năm 2020, công suất sản xuất 100 triệu liều mỗi năm.

6) Đứng thứ 6 là vắc-xin Ad4 của CanSino Biologics và học viện Quân Y (Trung Quốc). Mặc dù, mới có báo cáo kết quả thử nghiệm giai đoạn 1, 2, chưa có thông báo về thử nghiệm giai đoạn 3, nhưng ngày 25/06, Quân đội Trung Quốc đã phê chuẩn vắc-xin Ad4 với lý do là vắc-xin đặc biệt cấp bách. Có lẽ Ad3 của CanSino chỉ để sử dụng cho Quân đội Trung Quốc.

7) Đứng thứ 7 là vắc-xin Gam-Covid-Vac Lyo của Viện Nghiên cứu Gamaleya (Nga), vừa kết thúc thử nghiệm giai đoạn 2 lâm sàng trên người, tuy nhiên các quan chức Nga vừa công bố chậm nhất là ngày 10/08 Nga sẽ chính thức phê duyệt vắc-xin và sau đó sẽ sử dụng tiêm chủng ngay cho các nhân viên Y tế trên tuyến đầu chống dịch của Nga. Nhà sản xuất thuốc R-Pharm của Nga đã ký một thỏa thuận để AstraZeneca (Thuỵ Điển) sản xuất cho Nga 170 triệu liều (R-Pharm tự sản xuất 30 triệu liều) trong năm 2020.

Trong số 7 vắc-xin trên, các quốc gia nghèo trông chờ nhiều nhất vào vắc-xin của Oxford-AstraZeneca, lý do là ngay từ tháng 6, AstraZeneca đã có kế hoạch sản xuất hơn 2 tỷ liều, trong đó có 800 triệu liều cho khối EU và 1,2 triệu liều cho các quốc gia Á, Phi, Mỹ La tinh. Đặc biệt là triết lý của AstraZeneca cho rằng “vắc-xin Covid-19 phải được xem như là “tài sản chung” của loài người, nó phải đến được mọi người dân trên toàn cầu, theo nguyên tắc nước giàu tương trợ nước nghèo”, họ đã cam kết không kiếm lời trên vắc-xin Covid-19, vì vậy giá dự kiến một liều vắc-xin của họ chỉ cỡ 2 EURO, rẻ bằng 1/25 giá của Moderna (50-60 USD).

T.Mỹ chuyển

Trường Saint Paul Công trình kiến trúc đầu tiên của người Việt ở Sài Gòn

Hiện nay tại Sài Gòn còn rất nhiều tòa nhà cổ do người Pháp xây dựng, tuy nhiên ít ai biết rằng từng đã có một công trình do người VN tự thiết kế và thi công từ năm 1862, như niềm tự hào cho tài và trí của người Việt xưa.


Một công trình độc đáo
Năm 1858, Pháp nổ súng vào Đà Nẵng và chỉ một năm sau thì chiếm thành Gia Định. Lúc này, do chiến tranh loạn lạc nên trẻ em mồ côi đói rách, lang thang cơ nhỡ… bị bỏ rơi khá nhiều, lại thêm bệnh dịch tả hoành hành dữ dội tại Sài Gòn – Gia Định. Đức cha Dominique Lefebvre, lúc ấy là Giám quản tông tòa giáo phận Tây Đàng Trong, thấy tình cảnh quá cấp thiết đã viết thư mời các nữ tu dòng Thánh Phaolô đang làm việc tại Hồng Kông sang tiếp sức và họ tới Sài Gòn ngày 20.5.1860.

                    

Tòa nhà La Sainte Enfance hiện nay – Ảnh: Quỳnh Trân

Để có chỗ ở ổn định cho các sơ cùng trẻ mồ côi, được sự giúp đỡ kinh phí của giáo hội bên Pháp và nhiều người Việt thiện nguyện, mẹ Benjamin (vị sáng lập và bề trên tiên khởi dòng Thánh Phaolô tại Viễn Đông) và mọi người bắt đầu lên kế hoạch xây dựng Nhà Giám tỉnh ở số 4 Boulevard de la Citadelle (Sau này là Trường Sanit Paul - đường Cường Để .

Nữ tu Anna – phụ trách Văn khố dòng Phaolô cho biết: “Việc xây dựng ngôi nhà nguyện có kiến trúc Gothic này được thực hiện là nhờ một chủng sinh gọi là thầy Học (hay thầy Lân), chính là Nguyễn Trường Tộ, được Đức giám mục Gauthier tin tưởng giao phó. Bản vẽ kiến trúc do ông Nguyễn Trường Tộ thiết kế các khu nhà theo hình chữ U, gồm 3 khối nhà: cô nhi viện, nhà nữ tu ở và khu nhà nguyện. Khu nhà nguyện có thiết kế đặc biệt, nhìn từ trên cao xuống rất giống cây thánh giá, bên trong có thêm nhiều cột đỡ vững chãi, không gian xung quanh là những bức họa, mái vòm uốn lượn và đặc biệt là một cây tháp vươn cao nhất Sài Gòn mà thuyền bè ngược xuôi trên sông đi ngang qua đều thấy…”.



Bên trong nhà nguyện khi trùng tu lối kiến trúc của Nguyễn Trường Tộ vẫn được giữ nguyên vẹn – Ảnh: Quỳnh Trân

Tòa nhà có tên gọi La Sainte Enfance bắt đầu khởi công năm 1862 và khánh thành vào năm 1864. Theo nữ tu Anna, công trình có lối kiến trúc độc đáo gồm 3 tầng: trệt, giữa và tầng trên mà các nhà thờ lúc đó ở Sài Gòn không có. Phần xây dựng trên mặt đất sử dụng hoàn toàn bằng gỗ, có chạm trổ, điêu khắc hoa văn rất tinh xảo. Sử dụng được 20 năm thì xuống cấp, do mối mọt nên phải trùng tu lại nhưng giữ nguyên vẹn theo bản vẽ của Nguyễn Trường Tộ.
Theo ThanhNien
Nancy Quách chuyển

23Tiền Giấy Phát Hành Thời Đệ Nhất Cong Hoa VNCH


Giấy bạc 1 đồng.
Tên thường gọi: Đập lúa.
Năm phát hành: 1955.
Nhà in: American Banknote Company (Mỹ).

Giấy bạc 2 đồng.
Tên thường gọi trong giới sưu tầm: Chiếc buồm.
Năm phát hành: 1955.
Nhà in: American Banknote Company (Mỹ
).

Giấy bạc 5 đồng.
Tên thường gọi: Cày ruộng.
Năm phát hành: 1955.
Nhà in: American Banknote Company (Mỹ).

Giấy bạc 10 đồng.
Tên thường gọi: Đỏ Lăng Ông.
Năm phát hành: 1962.
Nhà in: American Banknote Company (Mỹ).

Giấy bạc 20 đồng.
Tên thường gọi: Nâu.
Năm phát hành: 1962.
Nhà in: American Banknote Company (Mỹ)

Giấy bạc 50 đồng.
Tên thường gọi: Tím chăn trâu.
Năm phát hành: 1956.
Nhà in: American Banknote Company (Mỹ).

Giấy bạc 100 đồng.
Tên thường gọi trong giới sưu tầm: Máy cày.
Năm phát hành: 1955.
Nhà in: American Banknote Company (Mỹ).

Giấy bạc 200 đồng.
Tên thường gọi trong giới sưu tầm: Lính bồng súng.
Năm phát hành: 1955.
Nhà in: American Banknote Company (Mỹ).

Giấy bạc 500 đồng.
Tên thường gọi trong giới sưu tầm: Thiên Mụ.
Năm phát hành: 1955.
Nhà in: American Banknote Company (Mỹ).

Giấy bạc 200 đồng.
Tên thường gọi: Bụi trúc tím.
Năm phát hành: 1958.
Nhà in: American Banknote Company (Mỹ).

Giấy bạc 500 đồng.
Tên thường gọi trong giới sưu tầm: Dinh Độc Lập.
Năm phát hành: 1962.
Nhà in: Thomas De La Rue (Anh Quốc).

Giấy bạc 1 đồng.
Tên thường gọi: Sở thú.
Năm phát hành: 1955.
Nhà in: Bradbury Wilkinson (Anh Quốc).

Giấy bạc 5 đồng.
Tên thường gọi: Con Phụng.
Năm phát hành: 1955.
Nhà in: Thomas De La Rue (Anh Quốc).

Giấy bạc 10 đồng.
Tên thường gọi trong giới sưu tầm: Cá hóa long.
Năm phát hành: 1955.
Nhà in: Thomas De La Rue (Anh Quốc).

N.Diệu sưu tầm

samedi 1 août 2020

Cách rứa rau củ, thịt cá, nghêu sò với phương pháp của người Nhật

Nghêu sò nhả sạch cát, rau củ và thịt cá cũ trở nên "tươi rói" với phương pháp của người Nhật

Chỉ cần ngâm trong nước ấm 50°C, nghêu sò có dơ đến mấy cũng phải nhả sạch hết cát, rau củ quả dù héo hay thịt cá cũng trở nên tươi rói như mới. Nghe có vẻ viễn vong quá nhỉ?

Từ trước đến nay, chúng ta vẫn hay rửa thực phẩm với nước lạnh thông thường, tuy nhiên với ông Kazumasa Hirayama - đại diện của Hiệp hội nghiên cứu Công nghệ Nấu ăn Nhật Bản, việc rửa thực phẩm trong nước lạnh không mang lại đến hiệu quả tốt bằng việc rửa với nước ấm 50°C. Ông chia sẻ, việc rửa với nước ấm (hay 50 degree wash) không chỉ đơn thuần là làm sạch thực phẩm mà nó còn có nhiều công dụng hay ho khác.


1Giúp nghêu, sò, ốc,... nhả sạch cát

Có rất nhiều phương pháp để loại bỏ sạch cát trong những loại hải sản như nghêu, sò, ốc,... chẳng hạn như ngâm trong nước có thêm ớt, ngâm trong nước muối có pha giấm,...Tuy nhiên, ông Kazumasa Hirayama chia sẻ rằng có một bí quyết đơn giản hơn rất nhiều và hiệu quả hơn gấp bội đó chính là ngâm nghêu, sò trong nước ấm 50°C khoảng 5 phút.



Ở mức nhiệt độ này, nghêu sò dù có nhiều cát đến mấy cũng phải nhả sạch không còn một hạt. Không tin thì cứ thử đi nhé!
2Giúp rau củ, quả héo trở nên “tươi rói”

Ngâm rau củ trong nước ấm 50°C sẽ giúp rau củ tươi trở lại, nghe thật chẳng đáng tin tí nào. Tuy nhiên, một quán ăn ở Nhật đã áp dụng phương pháp này và kết quả lại không tưởng, chủ quán vui vẻ chia sẻ rằng rau củ, quả sẽ tươi trở lại sau khi ngâm trong nước ấm 50°C khoảng 5 phút.



Ông Kazumasa Hirayama lý giải rằng, 50°C là mức nhiệt độ trước khi màng tế bào của thực vật bị phá vỡ, nhiệt độ này là hoàn hảo để màng tế bào mở ra, hấp thụ nước và cấp ẩm cho rau tươi mới hơn, ngoài ra mọi bụi bẩn hay các loại côn trùng nhỏ cũng được rửa dễ dàng hơn. Trái cây rửa với nước ấm 50°C sẽ chín mọng và ngọt hơn sau 2 hoặc 3 ngày được làm lạnh.
3Giúp thịt, cá tươi và có hương vị ngon hơn

Không dừng lại với các loại rau củ trái cây mà các loại thực phẩm như thịt cá khác khi được rửa trong nước ấm 50°C sẽ trở nên ngon hơn, thời gian sử dụng cũng dài hơn. Lý do là bởi vì nhiệt độ của nước sẽ cuốn đi những chất dầu mỡ bị oxy hóa trên bề mặt của thịt cá, giúp chúng trở nên tươi và ngon hơn.



Ông còn chia sẻ thêm rằng đối với các loại sashimi ông cũng rửa trong nước ấm. Cách này sẽ làm cho hương vị của miếng sashimi trở nên thơm ngon hơn rất nhiều mà không hề làm chín hay mất đi hương vị đặc trưng của món sashimi.
4Rã đông thực phẩm



50°C chính là nhiệt độ lý tưởng nhất để rã đông các loại thực phẩm trong tủ lạnh nhà bạn như thịt, cá, gà,... Với nhiệt độ này thì thịt, cá sẽ được rã đông một cách nhanh chóng mà không hề làm ảnh hưởng đến chất lượng, hương vị của món ăn.

Nhiều bạn thắc mắc rằng làm sao để có được nước ấm chuẩn 50°C để làm theo phương pháp này. Nếu như nhà bạn có dụng cụ đo nhiệt độ thì mọi việc đơn giản hơn rất nhiều rồi, tuy nhiên theo như một số người chia sẻ thì chỉ việc pha nước trong vòi (tầm 20-25°C) với nước sôi (tầm 100°C ) theo tỷ lệ 1:1 là sẽ có được nước ấm 50°C. Nếu không tin thì hãy áp dụng ngay phương pháp này nhé.

Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có thêm một mẹo hay thật hữu ích để áp dụng vào công việc nội trợ hàng ngày rồi. Chúc các bạn thành công với phương pháp này nhé!

Nguồn: soranews24