jeudi 11 février 2021

CHÚC MỪNG TẾT TÂN SỬU 2021



 


Họp mặt Tết qua ZOOM với cộng đoàn Sherbrooke 12-02-2021 tù 18h dến 21h
với sự tham dự của nhà văn Kim Thúy nổi tiếng với tác phẩm 'RU'





CUNG CHÚC TÂN XUÂN


LỜI CHÚC ĐẦU NĂM
Đẹp như hoa Hồng

 

Thành công như Cúc

 

Hạnh phúc như hoa Mai

 

Phát tài như hoa Pháo

 

Độc đáo như hoa Lan

 

An khang như hoa Huệ

 

Trí tuệ như hoa Sen

Gặp nhau đầu Xuân ngoài Công viên như chính phủ đã kêu gọi





DÂY CHUYỀN GÓI BÁNH CHƯNG TẾT BẰNG MÁY

 Dây chuyền gói bánh chưng Tết bằng máy hơn 3 tỷ đồng


Anh Phạm Khắc Tưởng, ngụ phường Linh Đông (TP Thủ Đức) đầu tư hơn 3 tỷ đồng cho dây chuyền làm bánh chưng của gia đình. Mỗi ngày hệ thống này có thể làm ra 2.500 chiếc bánh.

 Chi tiền tỷ đầu tư dây chuyền gói bánh chưng dịp Tết Sau 3 năm làm thí điểm và không ngừng cải tiến, đến nay ông Phạm Khắc Tưởng (TP Thủ Đức) đã chi hơn 3 tỷ đồng đầu tư dây chuyền gói bánh chưng với công suất 2.500 bánh/ngày.

Cơ sở gói bánh chưng bằng dây chuyền máy móc của anh Tưởng hoạt động từ năm 2018 đến nay. Ý tưởng cơ giới hóa trong việc làm bánh được anh ấp ủ trong nhiều năm với mong muốn làm ra bánh ngon và tiết kiệm thời gian, công sức.

Khoảng 90% công đoạn làm bánh chưng được thực hiện bằng máy như ướp và cắt thịt, hấp đậu, ép nhân, ép khung, luộc bánh... Ngoài ra, việc di chuyển bánh và vật liệu đều được thực hiện với sự trợ giúp của máy móc, giúp tiết kiệm nhân công đáng kể.

"Tôi vừa làm vừa nghiên cứu, đúng thì giữ lấy, sai thì làm lại. Qua gần 3 năm, quy trình làm bánh có nhiều cải tiến khiến tôi thấy hài lòng hơn. Bánh thành phẩm được người dùng nhận xét tốt hơn trước", anh Tưởng nói. Trong ảnh, một nồi luộc bánh chưng (tùy chỉnh được áp suất và nhiệt độ) anh mới đầu tư, vừa đi vào hoạt động mấy ngày qua.

Hấp nhân bánh bằng nồi hơi điều chỉnh được nhiệt độ và áp suất. Anh Tưởng cho biết hầu hết máy móc, dụng cụ làm bánh được anh nhập về từ Đức, Bỉ và Nhật Bản. "Việc khó nhất là tôi phải nghiên cứu và kết nối hệ thống máy móc rời rạc thành dây chuyền làm bánh chưng. Tôi mất nhiều năm để nghiên cứu, vừa làm vừa điều chỉnh mới được như ngày nay", anh Tưởng cho biết.

Nhân bánh được ép vuông vức bằng máy, sau đó cho vào khuôn gói cùng với nếp, lá dong. Thịt heo được chọn làm nhân là loại thịt tươi được cắt lát, sau đó sấy nhẹ và thấm ướp gia vị. Mỗi bánh có khoảng 400 gram nhân, được cân lượng chính xác.

Dù ứng dụng nhiều thiết bị, máy móc trong làm bánh, anh Tưởng vẫn luôn mong muốn giữ được "cái hồn" của bánh chưng ngày Tết. Đó là việc anh dùng 100% vật liệu làm bánh chưng cổ truyền như: nếp, lá dong, lá riềng, thịt lợn, đậu xanh, tiêu...

Để làm ra quy trình làm bánh chưng bằng máy như hiện nay, anh tốn khá nhiều công sức để nghiên cứu và học tập kinh nghiệm từ người thân, đọc sách, xem thông tin trên mạng Internet...

Công suất dây chuyền làm bánh chưng này hiện khoảng 2.500 bánh mỗi ngày, với khoảng 8 người làm việc. Tuy nhiên, việc có hoạt động hết công suất hay không còn tùy thuộc vào đơn đặt hàng của khách.

Dùng máy ép bánh chưng đã vào khuôn. Dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, anh Tưởng làm bánh chưng từ ngày 20-29 tháng Chạp (tức từ 20-29 Tết).

Bánh chưng được xếp vào lồng để đưa vào nồi luộc. Thời gian bánh chín khoảng 8 giờ. Mỗi nồi có sức chứa khoảng 360 bánh.

Hiện anh Tưởng dùng khuôn bánh có kích thước 15x15 cm, dày 5 cm, bán ra với giá khoảng 150 nghìn đồng/chiếc.

Bánh chưng thành phẩm có màu xanh đặc trưng của lá riềng, dẻo của nếp, nhân thịt thơm ngon, được nhiều khách hàng chuộng mua. Theo anh Tưởng, bánh anh làm ra chủ yếu theo đơn đặt hàng trước nên tiêu thụ nhanh.

Phạm Ngôn - Chí Hùng


TRẺ GIÀ SUY TƯ KHÁC NHAU

 🌷TRẺ/GIÀ...TƯ DUY KHÁC NHAU!🌷


1. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: biết níu giữ là khôn ngoan. Nhưng khi đã già, ta mới nhận ra rằng: biết buông bỏ mới là trí tuệ!

2. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: người giàu có là người lấy về rất nhiều. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: người giàu có là người cho đi rất lớn!

3. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: mạnh mẽ là vượt qua người khác. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: mạnh mẽ là vượt qua chính mình!

4. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: kẻ nói nhiều là kẻ thông minh. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: người biết lắng nghe mới là người thông thái!

5. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: nếu ta thắng phải hơn người thua. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: đến nơi là mọi người cùng thắng!

6. Khi còn trẻ, ta thường muốn sống thật lâu. Nhưng khi đã già, ta muốn sống sao cho có ý nghĩa với cuộc đời!

7. Khi còn trẻ, ta thường muốn người khác chấp nhận mình. Nhưng khi đã già, ta nhận ra rằng: chỉ cần mình chấp nhận mình là đủ!

8. Khi còn trẻ, ta mong muốn thay đổi cả thế giới. Nhưng khi đã già, ta mong muốn thay đổi chỉ bản thân mình mà thôi!

9. Khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: khi trưởng thành, ta sẽ không còn bị tổn thương. Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: trưởng thành là biết điều chỉnh tiếng khóc về chế độ im lặng!

10. Và khi còn trẻ, ta thường nghĩ rằng: có tiền sẽ có tình yêu, có vật chất, người ta sẽ yêu quý….Nhưng khi đã già, ta mới biết rằng: lương thiện bạn sẽ có mọi trái tim.!

Sưu tầm 

K.Hạnh 

lundi 8 février 2021

MÂM CỖ TẾT | Mẹo luộc BÁNH CHƯNG bằng bếp hồng ngoại dền và ngon

 MÂM CỖ TẾT | Mẹo luộc BÁNH CHƯNG bằng bếp hồng ngoại dền và ngon


Hồng Công sưu tầm

THÚ CHƠI HOA THỦY TIÊN NGÀY TẾT

 


Hoa thủy tiên là thú chơi tao nhã của người Hà Nội xưa, ngày nay thú chơi này đang dần được khôi phục. Người sành chơi hoa thủy tiên thường không bán mà họ trồng hoa để chưng ngày Tết và tặng người thân, bạn bè.



Để có được bát hoa thủy tiên đẹp như ý muốn, người chơi cầu kỳ chọn củ phải đủ 3 năm tuổi, vỏ ngoài mỏng và mầu cánh gián sẫm. Khi gọt phải chọn dao sắc, nhọn, gọt tỉ mỉ từng tí một để tránh vào mam ..



Để có hoa to, đẹp, lá xanh và bền, người chơi chăm hoa như chăm con mọn. Ngày nào cũng phải lau và thay nước để hoa luôn được phát triển trong nước sạch.



Thủy tiên đặc biệt hơn các loại hoa khác vì có thể chơi được 5
thứ: Hoa, mùi thơm, lá, củ và rễ.



Hoa thủy tiên được ví như "chén ngọc đĩa ngà". Ngoài thì vành tròn trắng muốt, trong có nhụy màu vàng, mùi thơm thoảng mà dịu mát.



Lá thủy tiên có thể uốn thành những hình theo ý muốn hoặc để vươn dài cho bát hoa thêm sinh động.



Củ thủy tiên khi gọt xong, phần vỏ còn lại màu trắng tạo nên những móng rồng rất đẹp, thấp thoáng sau lá.



Thủy tiên đặt trong cốc thủy tinh trong suốt lộ ra bộ rễ trắng muốt, mập mạp tựa như râu bạc phơ của ông lão.



Có khi lại như thác nước đang chảy.



Có khi lại như làn sóng biển đang xô vào bờ.



Thủy tiên rất mềm, người chơi có thể sáng tạo ra những hình thù đặc biệt và rất thú vị.



Nhìn bức ảnh này, có lẽ chúng ta đã hiểu vì sao nhiều người yêu hoa thủy tiên đến vậy!



Mỗi chậu hoa, mỗi hình dáng có những biểu tượng, ý nghĩa riêng mà chỉ những người chơi hoa mới có thể thưởng thức và hiểu sâu sắc.



Một bát hoa thủy tiên được coi là thành công khi có đủ cả 5 yếu tố về hoa, lá, củ, rễ và mùi thơm. Tuy nhiên, theo những người chơi hoa thì người giỏi phải tính toán sao cho đến giao thừa thì hoa nở được một vài bông. Như vậy mới là người sành chơi và có lộc.



Một người chơi sành thủy tiên bật mí: Để hoa thủy tiên bung ra đúng lúc giao thừa thì chỉ cần dùng mạng nhện bó vào nụ, khi gần giao thừa thì gỡ bỏ ra. Như vậy chỉ một vài tiếng sau là hoa bung ra rất đẹp.










HỒNG CÔNG chuyển




mercredi 3 février 2021

Lời Nói Thật Của Một Bác Sĩ

 LỜI NÓI THẬT CỦA MỘT BÁC SĨ.


1️⃣ ♦️ Nguyên tắc thứ nhất: Đừng tin những gì quảng cáo trên báo đài, truyền thông, và thế giới mạng về thuốc. Vì không độc thì không gọi là thuốc, người ta chỉ uống thuốc để tự tử, chứ không ai uống nước để tự tử bao giờ. Chính vì thế, mà ở các quốc gia tiên tiến, cấm quảng cáo thuốc trên phương tiện truyền thông dân dụng, chỉ được quảng cáo thuốc ở tạp chí và hội thảo chuyên ngành Y.
2️⃣ ♦️ Nguyên tắc thứ hai: Khi đi khám bệnh bất kỳ ở đâu, người bệnh cần có 1 câu hỏi phải hỏi: “Bệnh của tôi do nguyên nhân gì?” Vì chỉ có thầy thuốc giỏi mới điều trị nguyên nhân bệnh, còn lại những thầy thuốc kém hiểu biết chỉ biết điều trị hậu quả - hay còn gọi là chữa triệu chứng - của bệnh.
3️⃣ ♦️Nguyên tắc thứ ba:Đừng bao giờ tin những gì mình tìm kiếm trên mạng internet rồi tự suy diễn, tự làm bác sĩ cho mình và gia đình mình. Vì như thế chỉ làm hại chính mình và gia đình mình. Hãy cứ nghĩ, nếu bản thân bạn đủ khả năng được các trường Y nhận vào học thì các bạn đã trở thành bác sĩ, chưa kể các bác sĩ đã được đào tạo chính quy một thời gian dài về bộ máy tinh vi nhất của quả đất - con người - bình thường và bất thường từ tế bào đến bao nhiêu rối loạn khác về cả thể chất lẫn tinh thần, nhưng chưa chắc họ đã giỏi, thì các bạn chỉ vài cú enter với google, không có kiến thức căn bản về y khoa, thì các bạn như người điếc không sợ súng và tự hại mình thôi.
4 ♦️Nguyên tác thứ tư: Đừng bao giờ tin những quảng cáo về các loại thức ăn, thức uống bổ, giúp chữa bệnh này hay bệnh khác - Ví dụ, sữa chống loãng xương, thực phẩm chứ năng, thức uống collagen, v.v... - chỉ là những trò kinh doanh kiểu đa cấp để kiếm lãi. Loãng xương là một trong những tiến trình của một quá trình lão hóa của bất kỳ động vật nào được diễn ra ở mức độ phân tử sinh học, tiến trình này cho tới nay, y học vẫn còn mò mẫm và bất lực.
5️⃣ ♦️Nguyên tác thứ năm: Ăn uống và làm việc là thuốc. Ăn uống và làm việc đúng thì không hoặc ít bệnh tật. Ăn uống và làm việc sai là tự đưa mình vào nơi khổ đau của bệnh tật, vì sức khỏe qúy hơn vàng.
Chúc cộng đồng dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và phồn vinh !
Bài viết của Bác sỹ Henry Pham
Ảnh Dòng sông mây của Nguyễn Kỳ Nam

Nghệ Sĩ Trần Văn Trạch

TRẦN VĂN TRẠCH khi còn là học sinh lớp 7 trường Nguyền đình Chiểu đã từng làm mưa làm gió về văn nghệ tại rạp hát Thầy Năm Tú Mỹ Tho-Mặc Nhân TVC



Hiện tượng Trần Văn Trạch đã đến với tôi vào năm 1939 tại rạp hát Thầy Năm Tú, Mỹ Tho vào mùa bãi trường năm ấy.

Trần Văn Trạch sinh năm 1924 tại làng Đông Hòa, tỉnh Mỹ Tho, học sinh trường Collège de Mỹ Tho. Ngày lễ phát thưởng bãi trường niên học 1937-38 của trường được tổ chức long trọng tại rạp hát Thầy Năm Tú. Trần Văn Trạch lúc bấy giờ mới học lớp 2ème (deuxième année tức là đệ nhị niên tức là lớp 7 bây giờ) được phân công phụ trách phần văn nghệ, đồng thời là hoạt náo viên (animateur) vừa bằng tiếng Việt vừa bằng tiếng Pháp. Có nghĩa là nhà trường khoán trắng cho Trần Văn Trạch, một học sinh lớp 7 cáng đáng một trọng trách không dễ chút nào.

Lúc bấy giờ, chính quyền Pháp ở Đông Dương đang tổ chức cuộc đua xe đạp vòng quanh Đông Dương, nên sau khi ra trình diện và chào khán giả xong, MC. Trần Văn Trạch nói: “Kính thưa quí vị. Hiện nay chúng ta đang theo dõi cuộc đua xe đạp vòng quanh Đông Dương, tôi cũng xin đưa quí vị đi vòng quanh Đông Dương nhưng bằng lời ca tiếng hát.”. Đợi cho tiếng vỗ tay chấm dứt, cậu bé lóp 7 tiếp tục: “Tôi xin bắt đầu cuộc hành trình từ Nam ra Bắc. Ở Nam kỳ có lối nói thơ “Lục Vân Tiên”, tôi xin nói một một đoạn thơ Lục Vân Tiên:

Vân Tiên cõng mẹ đi ra
Đụng phải cột nhà cõng mẹ trở vô
Vân Tiên cõng mẹ trở vô
Đụng phải cái bồ cõng mẹ trở ra
Vân Tiên cõng mẹ trở ra
Đạp bãi cứt gà cõng mẹ trở vô
Vân Tiên cõng mẹ trở vô
Đụng phải chày vồ cõng mẹ trở ra
Vân Tiên cõng mẹ trở ra

Mặc dù còn nhỏ tuổi, trới phú cho Trần Văn Trạch một giọng ấm áp, cùng với lối diễn xuất lẩm ca lẩm cẩm cỏng mẹ ra, vô... đầy tính chất mộc mạc phương nam, khán giả đổ ra cười nghiêng, cười ngửa. Đợi cho mọi người thôi cười, Trần Văn Trạch lấy lại vẻ trịnh trọng, xoa xoa tay và nhỏ nhẹ thưa: “Kính thưa quí vị, quí vị có biết Lục Vân Tiên cõng mẹ đi đâu không? Chính mẹ bịnh nên Lục Vân Tiên cõng mẹ đi tìm thầy hốt thuốc, nhưng vì mù loà, Lục Vân Tiên đi ra đụng vật nầy đi vô đụng vật kia. Loay hoay mãi không tìm ra lối đi... Vậy mà quí vị nỡ nào cười cho cái đau khỏ của một người con hiếu thảo cõng mẹ đi trị bịnh. Lẽ ra quí vị nên chỉ đường cho Lục Vân Tiên mới phải...”.

Không khí đang vui vẻ ồn ào bỗng trở nên lặng trang. Quí bà mẹ học sinh dự lễ lấy khăn ra lau nước mắt. Các cô học sinh gái sụt sịt khóc, kể cả thầy cô cũng chưng hửng cho cái tài năng sớm lộ của đứa học trò mình.
Chưa hết, tiếp tục đi vòng quanh Đông Dương, Trần Văn Trạch đưa khán giả ra Huế. Nơi đây, chàng nghệ sĩ tí hon nầy không biết học ở đâu, vì thời bấy giờ việc giao lưu văn hóa giữa ba miền còn rất hạn chế, đã cho khán giả nghe với một giọng Huế nữ đặc sệt, trọ trẹ, nặng nặng, ấm ấm, ức ức... khó cho người miền Nam bắt chước:

Chiều chiều trước bến Vân Lâu
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm,
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông.
Thuyền ai thấp thoáng bên sông,
Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non.

Tiếp tục ra Bắc, lại một thể loại dân ca đặc thù bài hát theo điệu cò lả:

Con cò... là cò bay lả... í a lả lả bay la
Bay từ... là từ cửa phủ... bay ra là ra cánh đồng
Tình tính tang... là tang tính tình
Cô mình rằng... ấy anh chàng ơi
Rằng có biết biết hay không... rằng có nhớ là nhớ hay không?

Với giọng Bắc ẻo lả, mấy từ nhồi duyên dáng theo điệu ca dân gian, và qua từ màn văn nghệ đầu tiên đến giờ, anh học sinh Trần Văn Trạch thật sự đã chinh phục khán giả. Rạp hát Thầy Năm Tú rộng là thế, khán giả đông là thế mà cả rạp im phăng phắc để nghe, để thưởng thức một cái gì mà từ trước đến giờ chưa được nghe, chưa được thưởng thức.

Đến khi anh đưa khán giả vào xứ Lào để trông anh múa lèo với những cánh tay uyển chuyển đưa lên cao, cùng với 10 ngón tay uốn éo cử động, và hai bàn chân khi nhón lên khi hạ xuống nhịp nhàng uyển chuyển theo dòng nhạc Lào buồn buồn, xa vắng. Rồi anh lại đưa khán giả vào xứ Chùa Tháp qua màn biểu diễn điệu múa Lâm thôn độc đáo Khmer cùng với nhưng câu hát Dù kê bòn ơi! Bòn ơi!... tâu náaaa...

Những điều nầy tôi viết theo ký ức của tôi không hề qua tư liệu hay bài viết của ai vì tôi nhỏ hơn anh 2 tuổi, học chung trường với anh nhưng sau anh 2 lớp. Tôi đến dự lễ phát thưởng để xem anh trình diễn văn nghệ không phải với tư cách lãnh thưởng, càng không thể là khách mời chỉ là thằng nhỏ... đi coi hát cọp.

Sau buổi văn nghệ nầy một cô đầm, con của một người Pháp làm việc tại Mỹ Tho, nói với cha: “Ba gả con cho anh học trò đó, nếu không con cũng theo không ảnh.”. Và cô thiếu nữ người Pháp nầy, người bị anh chàng học trò tài ba nầy hớp hồn ngay trong đêm văn nghệ nầy, sau nầy là Trần Văn Trạch phu nhân.

Chuyện nhân vật “Mỹ Tho Trần Văn Trạch” đến đây chấm dứt cũng đũ rồi nhưng tác giả xin phép viết thêm đôi dòng. Nói về Trần Văn Trạch phải nói đủ: 
Trần Văn Trạch nhạc sĩ, Trần Văn Trạch ca sĩ, Trần Văn Trạch kịch tác gia, Trần Văn Trạch kịch sĩ, Trần Văn Trạch soạn giả, Trần Văn Trạch người dẫn chương trình, Trần Văn Trạch người lập chương trình... Bất cứ trong lĩnh vực nào mà Trần Văn Trạch tham gia, ai ai cũng thấy cái “dấu ấn đặc thù Trần Văn Trạch” nổi lên.

Một chuyện nhỏ. Ông Trần Văn Trạch có rất nhiều biệt tài. Như trong chương trình văn nghệ phát thưởng ở Trường Nguyễn Đình Chiểu nói trên, ông đã đưa khán giả từ đoạn đầu vui cười hả hê qua chất hài có duyên của ông, rồi lập tức chuyển qua chất bi thương xúc cảm một cách tài tình. Nhạc phẩm “ Chuyến xe lửa mùng năm ” cũng vậy. 

Đoạn đầu với cái giọng của một thằng bé ngoài Trung vì chiến tranh lìa mẹ vào Sài Gòn bán báo kiếm sống. Tết đến em có dư một số tiền nhỏ về quê cho mẹ. Ngồi trên xe lửa về quê thằng bé ca hát nghêu ngao vui vẻ nghĩ rằng sẽ gặp mẹ, ôm mẹ vào lòng, nhưng khi về quê thì mới biết chiến tranh đã thiêu rụi ngôi nhà và mẹ cũng đã chết từ lâu. Đoạn nầy dòng nhạc, lời ca chuyển thành thống thiết... thính giả chỉ còn biết lấy khăn lau nước mắt.

Một chuyên nhỏ. Nhanh trí. Trong một vở kịch, nghệ sĩ Trần Văn Trạch đóng vai một anh hùng trừ gian diệt bạo. Theo vở kịch là khi bắt được tên cướp... đưa cây súng sáu chĩa vào đầu tên ăn cướp, bóp cò, súng nổ, tên cướp ngã ra chết, đền mạng... Nhưng trớ trêu, đạn giả bị lép, súng không nổ trái với kịch bản... Trần Văn Trạch bình tĩnh không để cho vở kịch bị sượng nên lớn tiếng nói với giọng kẻ cả, bảo tên cướp: “Ha… ha... lần nầy ta tha cho ngươi, lần sau còn tái phạm ta không tha đâu... ha... ha...”. Tên cướp lẽ ra khi súng nổ ngã lăn ra chết nhưng súng không nổ cũng lỡ bộ nhưng nghe Trần Văn Trạch cương một câu mừng quá cũng cương theo và xin... lạy Trần Văn Trạch cám ơn cứu tử. Màn hạ. Ông bầu... chịu quá. Khán giả không biết gì, cũng vỗ tay...

Một chuyện nhỏ. Bản nhạc “Xổ số Kiến thiết”, một bản nhạc “quảng cáo” thôi, tầm thường như vậy, thế mà vào tay của Trần Văn Trạch đã trở thành một ca khúc hay mãi đến bây giờ cũng không ai có thể hát được như vậy.
Một chuyện không nhỏ. Ngay khi còn nhỏ tập tành ca hát là Trần Văn Trạch, với giọng thiên phú nên bắt chước ca sĩ Pháp là Tino Rossi hát giọng ténor. Ca sĩ ténor Tino Rossi biết được điều nầy nên khi Trần Văn Trạch đến Pháp, chính Tino Rossi, không tị hiềm, lại tìm Trần Văn Trạch để lời khen ngợi và còn lăng-xê cho Trần Văn Trạch hát trên Radio, trên Télé của Pháp.

Người đời ban tặng ông danh hiệu “quái kiệt” không ngoa và quái kiệt Trần Văn Trạch bị ung thư gan từ Mỹ trở về Paris chữa bệnh và đã mất vào ngày 12 tháng 4 năm 1994 ở tuổi 70. Và ông đã yên nghĩ tại nghĩa trang Valenton, Paris

A. Thư chuyển

mardi 2 février 2021

Consommer des graines germées est excellent pour la santé

Consommer des graines germées est excellent pour la santé

Appréciées dès l'époque antique chez les Égyptiens et les Chinois, les graines germées deviennent aujourd'hui un véritable phénomène de mode que l'on retrouve à toutes les sauces et dans tous les plats. Leurs nombreuses saveurs et couleurs permettent aux gourmands d'avoir de belles assiettes à la fois colorées et gustatives, à consommer en toutes saisons !

Délicatement saupoudrées sur les viandes, poissons ou même les yaourts, les graines germées constituent également un excellent aliment de base pour de multiples salades. Ne nécessitant aucune préparation, elles sont le réflexe malin de ceux qui souhaitent entretenir une bonne santé !

Cultiver ses graines germées : un geste bio et santé facile

Ces graines en pleine germination font partie de l'alimentation dite « vivante », c'est-à-dire consommée au naturel, sans préparation préalable. Elles peuvent se manger seules ou associées à d'autres aliments pour multiplier les saveurs. Attention cependant à ne pas les cuire pour garder intactes toutes leurs qualités nutritionnelles !

De plus en plus répandues, les jeunes pousses sont vendues en magasin spécialisé ou en barquette au rayon frais bio des supermarchés. Nécessitant peu d'espace et de soins, leur culture est facile à faire chez soi. Particulièrement sensibles à la différence de température, les graines peuvent être mises au réfigérateur la veille pour germer le lendemain.

Mode d'emploi : Disposez les graines (céréales, légumineuses, oléagineuses) en les étalant sur un coton imbibé d'eau, dans un germoir ou tout autre récipient ouvert, puis conservez les à température ambiante et à l'abri de la lumière en humidifant chaque jour. Une phase de trempage matin et soir est indispensable pour permettre aux graines de sortir de leur période de « sommeil » et d'activer la germination. Il est important de bien les rincer et de changer l'eau quotidiennement si le trempage dure plusieurs jours. Rapidement, les graines vont germer. Si vous souhaitez obtenir de jeunes pousses vertes, attendez 5 jours et vous pourrez les consommer immédiatement en salade. Ne mangez pas de jeunes pousses dont les feuilles auraient commencé à flétrir ! Dans le cas d'une mauvaise culture, des moisissures apparaîtront et rendront les graines impropres à la consommation.

Jeunes pousses, micro-aliments aux qualités nutritionnelles exceptionnelles

Pleines de fraîcheur et de croquant, les jeunes pousses sont aussi de précieuses sources de vitamines, de nombreux minéraux (calcium, fer, zinc, magnésium, phosphore, etc.) et d'enzymes bénéfiques pour notre organisme. Véritables compléments alimentaires naturels, elles assurent des apports nutritionnels 10 à 57 fois supérieurs à celui des légumes et des fruits, grâce au processus de germination.

Les plus répandues dans nos assiettes sont les graines de luzerne, lentilles, tournesol, quinoa et radis noir. Rafraîchissantes et avec un fort pouvoir antioxydant, les graines de luzerne se consomment dans un sandwich ou une salade. Sans gluten et riches en magnésium, les graines de sarrazin sont idéales au petit-déjeuner : une cuillère dans un yaourt ou un smoothie suffit.

Consommer des graines germées permet de lutter contre les maladies

Au 19e siècle, les travaux du Dr Edmond Bordeaux-Szekely sur l'alimentation vivante classent les graines germées à la première place des aliments aux bienfaits prouvés. En plus de leurs vertus nutritives, ces dernières détiennent une énergie électromagnétique qui permet de redonner au corps toute la vitalité dont il a besoin. Les graines germées constituent donc une importante source d'énergie qui aide notre organisme et plus particulièrement nos cellules nerveuses à se régénérer complètement. 

Leur processus de germination favorise l'assimilation des nutriments et aide à la bonne digestion des aliments. Les graines germées tonifient également l'activité cardiaque et cérébrale, sans oublier leur effet boostant sur notre système immunitaire... Elles constituent un véritable cocktail santé à base d'antioxydants qui protège efficacement les cellules du corps contre le vieillissement, les maladies cardiovasculaires ou les cancers.

Une étude publiée par l'European Journal of Clinical Nutrition (2019) a récemment montré que consommer régulièrement des graines de lin moulues prévenait le risque de cancer du sein.

Laetitia d'Hérouville

https://www.passeportsante.net/fr/Actualites/Dossiers/DossierComplexe.aspx?doc=consommation-graines-germees-sante

REF