mardi 15 septembre 2020

'Quái vật sắt' SLJ900/32 giúp TQ xây dựng những cây cầu dài nhất thế giới


Những cỗ máy khổng lồ hay công nghệ tiên tiến nhất là điều không thể thiếu được. Trong đó phải kể đến cỗ máy nối nhịp cầu SLJ900/32 được chế tạo và lắp ráp bởi Công Ty Beijing Wowjoint Machinery, với sự hỗ trợ của cỗ máy này, thời gian thi công cũng như chi phí sẽ được giảm xuống rất nhiều mà hiệu quả lại tăng lên rất nhiều.

Trung Quốc là quốc gia sở hữu những cây cầu dài nhất hay cao nhất trên thế giới như cầu Nam Kinh, cầu lớn Đan Dương Côn Sơn, cầu lớn Thiên Tân hay cầu Vịnh Hàng Châu, cầu Đông Hải...

Cỗ máy "quái vật" giúp Trung Quốc xây dựng những cây cầu dài bậc nhất thế giới

Để có thể xây dựng được những cây cầu như vậy thì những cỗ máy khổng lồ hay công nghệ tiên tiến nhất là điều không thể thiếu được. Trong đó phải kể đến cỗ máy nối nhịp cầu SLJ900/32 được chế tạo và lắp ráp bởi Công Ty Beijing Wowjoint Machinery.


Cỗ máy lắp ráp dầm cầu SLJ900 32

Đây là cỗ máy cho phép lắp ráp những cây cầu một cách nhanh chóng mà vẫn mang lại hiệu quả cao nhất. Nếu trước kia, người ta sử dụng cần cẩu để nâng những dầm cầu vượt bằng bê tông cực lớn và nặng lên cao thì giờ đây công việc đó được thực hiện chỉ bằng cỗ máy này.

Cỗ máy nối nhịp cầu SLJ900/32 nặng 580 tấn, với tổng chiều dài là 92m (gần bằng độ dài một sân bóng đá), cao 9m và có tốc độ di chuyển khi không chở dầm bê tông là 8km/h, còn khi chuyên chở thêm dầm bê tông thì tốc độ của nó là 5km/h.

Với cỗ mày này thì những vấn đề nan giải trước kia như việc phải sử dụng cần cầu (có thể sẽ gặp khó khăn do địa hình) hay vận chuyển những những dầm cầu vượt bằng bê tông cực lớn và nặng vốn chiếm rất nhiều không gian của công trường và khó di chuyển đều được giải quyết.

Cỗ máy nối nhịp cầu SLJ900/32 hoạt động như thế nào?

Cỗ máy SLJ900/32. Ảnh: Enser Corporation

Nó sẽ thực hiện luôn việc của cần cẩu nhưng không phải là nhấc các dầm bê tông lên từ mặt đất mà cỗ máy sẽ mang các dầm bê tông này theo và thả một cách cực kỳ chính xác xuống trục cầu vượt và có thể làm việc ở những địa hình khó như thung lũng hay hẻm núi.

Chính vì những lý do trên mà cỗ máy SLJ900/32 còn có biệt danh là "Iron Monster - Quái vật Sắt". Cỗ máy SLJ900/32 là sự kết hợp của tất cả chỉ trong một: Mang dầm bê tông, nâng lên và đặt vào vị trí lắp ráp một cách chính xác và kết nối các trụ lại với nhau...

Không chỉ tốc độ làm việc vượt trội hơn các phương pháp truyền thống trước kia, SLJ900/32 còn xây dựng nên tuyến đường sắt có khả năng chịu lực hơn các tuyến đường sắt trước vì nó là phương tiện nặng hơn bất cứ phương tiện nào từng di chuyển trên đường sắt.


Cỗ máy SLJ900/32 giúp việc thi công trở nên dễ dàng hơn ở những nơi cần cẩu khó lòng tiếp cận được. Ảnh: Wikipedia

Với 64 bánh xe, SLJ900/32 có thể hoạt động trên một phạm vi tới 92m, đủ để có thể tạo nên một cầu nối với ba trụ của tuyến đường và có tải trọng ước tính hơn 2500 tấn (tức khả năng chở một khối lượng bê tông gấp hơn 4 lần khối lượng bản thân cỗ máy này)

Hơn nữa các bánh xe còn được chia làm 4 tổ hợp, mỗi nhóm tổ hợp này có thể xoay ngang 90%, giúp cả cỗ máy có thể di chuyển theo chiều ngang cũng như nâng lên hạ xuống theo chiều thẳng đứng tùy thuộc vào yêu cầu công việc.

Với việc sử dụng cỗ máy SLJ900/32 từ năm 2015, ước tính chi phí lắp đặt các nhịp cầu đã giảm xuống chỉ còn 1/3 so với trước và thời gian thi công được đẩy nhanh hơn rất nhiều. Cho tới nay, cỗ máy này đã thực hiện thành công hàng chục cây cầu lớn nhỏ trên khắp Trung Quốc.


Thương Nguyễn sưu tầm 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire