lundi 19 avril 2021

Vaccin Pfizer : combien de temps est-il efficace ?

Le vaccin Pfizer efficace à 91,3% jusqu'à six mois

REF

Selon une mise à jour des données des essais cliniques menés par Pfizer et son partenaire allemand BioNTech, le vaccin Pfizer serait efficace à 91,3% contre les formes symptomatiques de la Covid-19 et ce, jusqu’à six mois. En effet, les deux sociétés ont annoncé ce jeudi 1er avril 2021 dans un communiqué, que l’efficacité du vaccin est évalué jusqu’à six mois après la deuxième injection. Pour parvenir à ces conclusions, les scientifiques ont collecté les données de plus de 44 000 participants âgés de 16 ans et plus parmi lesquels 12 000 ont été vaccinés et suivis durant six mois après leur seconde injection.

Alors que l’on ne disposait pas encore d’élément sur le sujet, ces résultats sont les premiers à démontrer que le vaccin reste efficace plusieurs mois. En outre, cela suggère que les personnes déjà vaccinées par Pfizer contre la Covid-19 devraient être protégées jusqu’à l’automne.

L’efficacité du vaccin Pfizer contre le variant sud-africain

Autre conclusion de l’étude : les chercheurs ont confirmé que le vaccin conférait une solide protection contre le variant sud-africain. Comme l’a déclaré Ugur Sahin, le PDG et co-fondateur de la biotech allemande, il s'agit des premiers résultats d'essais cliniques démontrant « qu'un vaccin peut efficacement protéger contre les variants en circulation actuellement, un facteur essentiel pour atteindre l'immunité collective et mettre fin à cette pandémie ».

Vers une autorisation définitive de mise sur le marché ?

Au vu de ces nouvelles données, le président et chef de la direction Albert Bourla a indiqué que « La haute efficacité du vaccin observée jusqu'à six mois après une deuxième dose et contre le variant répandu en Afrique du Sud renforce la confiance dans l'efficacité globale de notre vaccin ». « Ces données confirment le profil d'efficacité et d'innocuité de notre vaccin » a-t-il déclaré dans un communiqué dans lequel il a également précisé qu’il était désormais envisageable de demander une autorisation de mise sur le marché définitive pour ce vaccin, qui bénéficie actuellement d'une autorisation en urgence, par définition temporaire.

Rédaction : Florine Dergelet
Rédactrice
02 avril 2021, à 10h28

jeudi 15 avril 2021

Quần đảo Diomede (ALASKA) : Nga - Mỹ gần nhau cỡ nào?



Quần đảo Diomede nằm trên eo biển Bering giữa châu Á và Châu Mỹ. Trung tâm của quần đảo này cách đất liền Alaska, lục địa Bắc Mỹ khoảng 42km, cách đất liền Siberia phần lãnh thổ châu Á của Liên Bang Nga khoảng 41.85km nghĩa là nó cách đều tương đối hai bờ của hai châu lục châu Á và châu Mỹ. Quần đảo này chỉ có hai đảo là Diomede lớn và Diomede nhỏ hay tên gọi cute hơn là Diomede bé nhỏ. Vì nó có hai đảo thôi nên cũng rất là dễ để chia nhau. Đảo lớn nằm gần Nga hơn nên thuộc chủ quyền Nga, cái nhỏ gần Mỹ nên thuộc về Mỹ, khoảng cách gần nhất giữa hai đảo là khoảng 3,7km. Đây là vùng đất cũng khá khắc nghiệt, ít người đến đây bằng thuyền mặc dù không xa bờ lắm, phần lớn người ta sẽ đi bằng trực thăng đối với cả hai phía Nga và Mỹ. Cuối video sẽ là hình ảnh cuộc sống hiện tại ở đây, các bạn nhớ nán lại đến cuối. Điều đặc biệt của hai hòn đảo này mọi người hay nói đùa đó là có thể thấy được quá khứ và tương lai. ở giữa hai hòn đảo cũng chính là đường đổi ngày quốc tế. Khi đi tàu thuyền đi qua đường đổi ngày thì phải chỉnh đồng hồ lên sớm 1 ngày hoặc trễ một ngày. Như chúng ta thấy đây thì phía Alaska múi giờ UTC-9 còn phía Nga là múi giờ UTC+12. Chêch lệch nhau 21 tiếng. Ví dụ như bạn ở trên hòn đảo Diomede bé nhỏ 9 giờ sáng hôm nay thì nhìn sang bên kia nó đã là 6 giờ sáng ngày hôm sau. Thực tế chúng ta chỉ cần đi thuyền khoảng 600 mét thì chúng ta đã bước sang ngày mới rồi. Chính vì vậy hòn đảo của Mỹ còn được gọi là đảo Hôm Qua, còn của Nga là hòn đảo ngày mai. giữa hai châu lục này thông qua một cầu đất Bering với chiều rộng bắc nam lên đến 1600km. Sau đó băng tan vào lộ ra hai hòn đảo này. Đảo lớn rộng 29 km vuông, điểm cao nhất 477m, đảo nhỏ rộng 7,3 km vuông điểm cao nhất 494m. Phần trên của các hòn đảo này khá bằng phẳng giống như được một thế lực siêu nhiên dùng một các xẻng cắt bỏ vậy. Không rõ người dân đã sống trên hai hòn đảo này từ bao giờ. Nhưng từ lâu nó đã là nơi sinh sống của một cộng tự cung tự cấp. Người dân trên hai đảo lúc đó khá thân thiết. Họ săn cá voi hải cẩu chim và lượm trứng của các loài chim này. Người dân bản địa là người Inupiat hay là người Eskimo. Theo mô tả của các nhà thám hiểm, Họ sử dụng đồ trang sức làm bằng xương cá hải mã. Trong quyển sách The Bering Strait Crossing: Một biên giới Đông Tây ở thế kỷ 21 của Jamesóliver. Tác giả dẫn lại mô tả vào Năm 1881 của John Muir, một du khách hiếm hoi đến đảo, đã viết: “Giống như những con chim biển sinh sản ở đây và bay về che khuất mặt nước, núi đá và bầu trời, Người bản địa cũng dựng lên túp lều của họ trên vách đá, kéo thuyền và mọi thứ đi lên, đi xuống trên những con đường mòn dốc. Những túp lều chủ yếu bằng đá với mái lợp bằng da. ” Ở đây còn có một truyền thuyết về hai cha con chiến đấu với một loài chim khổng lồ, sau đó hai người rơi xuống biển và hình thành nên hai hòn đảo này, hòn lớn là cha hòn nhỏ là con, khá giống với truyền thuyết của người Việt về hòn Phụ Tử ở tỉnh Kiên Giang. Cuộc sống của cư dân hai hòn đảo cứ êm đềm như vậy. Thương vụ Alaska. Nga bán Alaska cho Mỹ, theo tôi thì tôi hiểu đơn giản như thế này vào thời điểm giữa thế kỷ 19 thì các đế quốc phương Tây đang rất mạnh, trong đó Anh đang mở rộng ảnh hưởng ở Canada, đế quốc Nga lúc đó lo sợ không giữ được vùng đất xa xôi này nên mong muốn bán nó đi. Về phía Mỹ, người có công thúc đẩy thương vụ này là Ngoại trưởng William Seward, một số người chỉ trích cho rằng đây là trò điên rồ của Seward, nhưng lịch sử chứng minh những người chỉ trích đã sai, Alaska có giá trị lớn hơn nhiều số tiền được mua. Sáng 30/03 năm 1867 hai bên đặt bút ký vào hiệp định trị giá 7,2 triệu Mỹ kim nhượng Alaska của Đế quốc Nga cho Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Cũng Trong quyển sách The Bering Strait Crossing. Tác giả đã trích Hiệp ước năm 1867 về quần đảo này như sau Biên giới “cách đều Đảo Kruzenstern, với Đảo Ratmanov và đi về phía bắc vô tận cho đến khi nó biến mất hoàn toàn ở Bắc Băng Dương.” Tên gọi đó là tên của hai hòn đảo theo tiếng Nga Kruzenstern đảo lớn Ratmanov là đảo nhỏ, hiểu đơn giản, biên giới hai nước nằm ở hai hòn đảo này và kéo dài vô tận trên Bắc Băng Dương. Thời đó Nga và Mỹ từng có quan hệ như những đồng minh như thế. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Diomede Lớn đã trở thành một căn cứ quân sự của Nga, và vẫn như vậy trong một thời gian sau đó. Sau Thế chiến thứ hai, người dân bản địa buộc phải rời Đảo Diomede Lớn vào đất liền để tránh các cuộc tiếp xúc qua lại biên giới. Trong Chiến tranh Lạnh, phần ngăn cách giữa hai hòn ảo này được gọi là "Bức màn băng" giữa Liên Xô và Hoa Kỳ cùng như giữa hai khối mà hai nước này đứng đầu. Tuy nhiên sự kiện được xem đã phá vỡ bức màn băng này là vào tháng 8/1987, khi đó một nữ vận động viên bơi lội người Mỹ tên Lynne Cox đã bơi trong hai giờ từ đảo Diomede nhỏ của Mỹ sang đảo lớn của Liên Xô, một cột mốc được công nhận là giúp xoa dịu căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh giữa Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev.
Dương địa lý
https://www.youtube.com/watch?v=OHv-NLPjEVA

mercredi 14 avril 2021

MỐI TÌNH GIÀ - HOÀNG HẢI THỦY

MỐI TÌNH GIÀ -HOÀNG HẢI THỦY
Người sống lâu bị nhục nhiều. Ông cha tôi – các ông Việt ngày xưa – hay dùng thành ngữ “Đa thọ đa nhục.”
Tôi không cho là người già bị nhục. Tôi thấy người ta càng nhiều tuổi càng khổ. Khổ vì không còn hưởng thụ gì được sự đời mà phải chịu những bệnh tật do già yêú sinh ra: Người già không tự lo được cho thân mình, mắt mờ, tai điếc, trí nhớ mất, sống nhờ người khác. Người già vua chúa hay cùng đinh, tỷ phú hay anh nghèo rớt một xu dính túi không có, kẻ quyền uy chấn động thế giới một thời hiển hách hay anh phó thường dân cả đời cơm nhà, quà vợ, khi tuổi già đến đều có những nỗi khổ như nhau.

Người ta qua 60 tuổi được kể là già. Ở Việt Nam những năm 1940-1950 người 50 tuổi được gọi là cụ. Khổng Tử chỉ nói về Người đến tuổi 70: “Thất thập nhi tùy tâm sở dục.”
Tôi nghĩ ông muốn nói : “Người bẩy mươi tuổi muốn làm gì thì làm..” Nhưng người bẩy mươi tuổi còn làm gì được nữa. Người bẩy mươi cả Bốn Tứ Khoái đều không hưởng được, không làm được.

Năm nay – 2013 – tôi tám mươi tuổi. Một ngày đầu Xuân Kỳ Hoa Đất Trích 2013, tôi viết bài này.
Năm 2000, khi chia tay nhau lúc nửa đêm ở trước một Nhà Dành cho Người Già Thu Nhập Thấp – Housing for Old Seniors Low Income – ở San Jose, ông bạn già của tôi nói:
“Đọc những bài viết của toa để nhớ, để thương Sài Gòn của chúng ta.”
Ông cầm tay tôi:
“Viết. Viết nữa. Viết đến năm toa tám mươi. Viết cho bọn moa đọc.”
Đêm mùa đông San Jose lạnh giá bao quanh chúng tôi khi chúng tôi từ biệt nhau, chúng tôi bắt tay nhau lần cuối.

Năm 2000 tôi 68 tuổi. Ông bạn HO già hơn tôi năm, sáu tuổi, tôi không biết hôm nay ông còn ở cõi đời này hay không. Thời gian và không gian làm chúng tôi không biết nhau sống chết ra sao. Tám mươi tuổi tôi vẫn viết. Tôi không còn viết phóng tác truyện dài. Tôi viết những bài như bài này.

Thời gian Sống, Yêu và Viết của tôi không còn bao lâu nữa, nên với nỗi Buồn vì phải xa mãi những người tôi yêu thương, hôm nay tôi viết những dòng chữ này.

o O o

Tôi bị ám ảnh bởi cái Chết, tôi ghét Chết, tôi sợ Chết, tôi không muốn Chết. Không phải bây giờ trong tuổi già, tuổi gần đất, xa trời, tôi mới sợ Chết, tôi sợ Chết từ những năm tôi năm, sáu tuổi, khi tôi bắt đầu biết suy nghĩ.
Nhà tôi ở cuối thị xã Hà Đông, nhà có lầu, tiếng Bắc là nhà gác, nhà hai tầng. Trên gác nhìn ra tôi thấy cánh đồng với những nấm mồ rải rác trong những ô ruộng, ở gác sau nhìn ra tôi thấy Nhà Thương Hà Đông và bãi tha ma ở cuối Nhà Thương. Những đêm mưa tôi thấy những chấm lửa lập lòe trong bãi tha ma. Về sau tôi biết đó là những ánh đèn của những người đi soi bắt ếch. Những năm xưa ấy tôi tưởng đó là những đốm lửa ma trơi.
Năm tôi năm, sáu tuổi, mẹ tôi 27, 28 tuổi. Tôi sợ mẹ tôi chết, người ta đem mẹ tôi ra chôn ở ngoài đồng. Mẹ tôi phải nằm một mình giữa cánh đồng vắng, lạnh, cô đơn, nơi mẹ tôi nằm ngập nước, đêm đông, mưa phùn, gió bấc, mẹ tôi khổ biết chừng nào...
Đó là nguyên nhân thứ nhất làm tôi ghét Chết, tôi sợ Chết.
Mời bạn đọc một chuyện Sống, Yêu và Chết tôi thấy trên Internet.


o O o

Trong phiên xử ở Tòa Án Phoenix, Arizona, bị cáo là Ông George Sanders, 86 tuổi, bị xử vì tội giết vợ. Tất cả mọi người có mặt tại toà, từ công tố viên đến chánh án, kể cả con cháu của kẻ bị cáo, đều thấy bị cáo phạm tội giết người, nhưng tất cả đều cho rằng đây là trường hợp pháp luật nên thông cảm, thương hại, tha thứ hơn là trừng phạt kẻ có tội. Anh cháu của bị cáo George Sanderss nói trước tòa:
“Ông tôi sống để thương yêu bà tôi. Suối đời ông tôi làm mọi việc để bà tôi có hạnh phúc. Mối tình của ông bà tôi là mối tình lớn. Tôi tin ông tôi bị bắt buộc phải làm việc ấy vì yêu thương bà tôi, bà tôi chịu đau quá nhiều rồi, ông tôi không thể để bà tôi chịu đau nhiều hơn nữa. “
Ông Sanders bị bắt Tháng Bẩy năm 2012 sau khi ông nói với cảnh sát bà Virginia, vợ ông, 81 tuổi, xin ông làm bà chết. Vì ông Sanders nhận tội nên toà án không dùng đến đoàn bồi thẩm, nhưng ông vẫn có thể bị kết án đến 12 năm tù. Bà Virginia bị bệnh nan y năm 1969, bà liệt bại, bà phải ngồi xe lăn. Năm 1970, ông bà sang sống ở Arizona vì khí hậu ở đây ấm nóng. Ông Sanders là Cựu Chiến Binh Thế Chiến II. Ông là người nuôi và săn sóc bà vợ. Ông nấu ăn cho bà, làm mọi việc trong nhà. Mỗi sáng ông giúp bà trang điểm, mỗi tháng ông đưa bà tới Nhà Thẩm Mỹ để bà làm tóc, làm móng tay. Năm tháng qua, sức khoẻ của ông Sanders suy mòn. Ông phải đặt máy trợ tim, ông không còn săn sóc chu đáo được bà. Rồi bà Virginia bị ung thư phá ra ở chân, bà phải vào một Nursing home để người ta lo cho bà sống qua những ngày tàn cuối đời. Ông Sanders nói với những viên chức điều tra:
“Đây là giọt nước làm tràn ly nước. Virginia nhất quyết không chịu vào Nursing home. Vợ tôi tự cắt những ngón chân bị ung thối.” Ông nói: - “Vợ tôi xin tôi cho bà ấy chết. Tôi nói tôi không thể.” Vợ tôi nói:
“Anh làm được mà. Em biết anh làm được.”
Sanders cầm khẩu súng lục, ông lấy khăn bông quấn ngoài khẩu súng, nhưng ông không sao bóp cò súng được. Ông kể:
- “Vợ tôi nói: “Bắn đi anh. Cho em đươc chết.” Tôi nói lời cuối với vợ tôi:
“Em sẽ không cảm thấy đau.” Và:
“Anh yêu em. Vĩnh biệt em” Tôi nổ súng.”
Trước toà, người con trai của ông Sandsers nói:
- “Tôi muốn quí toà biết rằng tôi yêu thương mẹ tôi, tôi cũng yêu thương bố tôi như thế.” Steve Sandes, anh con, nghẹn ngào kể:
- “Bố tôi yêu thương mẹ tôi trong 62 năm. Những đau đớn thể xác và việc chịu đau vô ích đã làm bố mẹ tôi đi đến quyết định ấy... Tôi không kết tội bố tôi. Với tôi, bố tôi là người, tôi cảm phục nhất.”
Ông già George Sanders chỉ nói trong khoảng một phút, giọng ông run run:
“Tôi gặp Viginia năm nàng 15 tuổi, tôi yêu nàng từ năm nàng 15 tuổi. Tôi yêu nàng khi nàng 81 tuổi. Có nàng làm vợ là một ân phúc Thiên Chuá ban cho tôi. Tôi sung sướng được chăm sóc nàng. Tôi làm theo ý muốn của nàng. Tôi xin lỗi các vị vì vợ chồng tôi mà các vị phải bận lòng.”
Ông Công tố đề nghị ông Chánh án không phạt tù giam George Sanders, ông nói toà nên xử án treo. Ông Chánh án John Disworth nói ông đặt nặng tình nhân đạo trong vụ án này. Ông nói:
- “Bị cáo phạm tội giết người, nhưng được toà giảm nhẹ mức án.”
Ông tuyên phạt ông già George Sanders 2 năm tù treo. Tù treo không bị cảnh sát kiểm soát.

o O o

Chuyện ông bà Sanders làm tôi suy nghĩ lan man. Tôi nhớ chuyện Cái Bát Gỗ tôi đọc những năm tôi 10 tuổi. Anh con thấy ông bố già run tay, khi ăn hay đánh rơi bát cơm, bát vỡ. Anh làm cái bát bằng gỗ cho ông già ăn cơm. Ông có làm rơi bát, bát gỗ không bị vỡ.


Một hôm anh thấy thằng con nhỏ của anh hí hoáy đục đẽo một cục gỗ, anh hỏi nó đục gỗ làm gì, con anh nói:
- “Con làm cái bát gỗ, để khi bố già, con cho bố ăn cơm.”
Chuyện – dường như – ở trong sách Quốc Văn Độc Bản – đã 70 năm tôi không quên nó – nó đây là chuyện cái Bát Gỗ – nhưng chẳng có dịp nào tôi nhớ nó. Hôm nay tôi nhớ nó.


Từ sau năm 1975 ở Hoa Kỳ, Nhà Xuất Bản Xuân Thu in lại tất cả những sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Luân Lý Giáo Khoa Thư. Nhưng sách Quốc Văn Độc Bản – sách có nhiều bài thật hay – thì không thấy in lại. Tôi không biết tại sao Quốc Văn Độc Bản không được in lại ở Hoa Kỳ. Tôi đã đọc lại tất cả những sách Giáo Khoa Thư được in lại ở Hoa Kỳ, tôi muốn đọc lại những bài trong Quốc Văn Độc Bản.


Tôi nhớ lâu rồi, từ những năm 1950 khi tôi chưa gặp Tình Yêu Vợ Chồng, tôi đọc trên trang sách nào đó lời một ông Tầu viết:
- “Vợ chồng như hai con chim tình cờ cùng đậu trên một cành cây. Đến lúc phải bay đi, mỗi con bay đi một phía.”
Năm xưa còn trẻ, tôi muốn phản đối lời diễn tả trên. Ông Tầu muốn nói vợ chồng là chuyện ngẫu nhiên, chẳng có tình nghĩa gì giữa vợ và chồng. Hôm nay tôi mới dịp viết ra lời phản đối.
Ông bác sĩ điều trị cho vợ chồng tôi mỗi tuần một ngày vào chẩn bệnh cho những ông bà già trong một Housing for Old Seniors – Housing này có nhiều ông bà già Mỹ trắng – ông nói:
- “Có những cặp vợ chồng về già không nhìn được mặt nhau.”
Lời kể của ông làm tôi buồn. Vợ chồng sống với nhau đến già, ở chung một nhà già – mỗi người một phòng – sắp ra nghĩa địa, sắp vào hũ sành mà thù hận nhau đến không nhìn mặt nhau?? Thù hận gì dữ dội đến thế? Những người ấy thật khổ.

Bát đại khổ não ghi "8 Nỗi Khổ Lớn" của con người:
Sinh, Lão, Bệnh, Tử: 4 Khổ ai cũng phải chịu.
Muốn có mà không có: Khổ 5
Có mà không giữ được: Khổ 6.
Yêu nhau mà không được cùng sống: Khổ 7.
Ghét nhau mà phải sống gần nhau: Khổ 8.
Có người chỉ phải chịu có 7 Khổ. Đó là những người không yêu ai cả.
Nhiều người Việt phải chịu cả 8 Khổ; đó những người thù ghét bọn Việt Cộng mà cứ phải sống với bọn Việt Cộng.



Mùa thu mây trắng xây thành.
Tình Em mây ấy có xanh da trời.
Hoa lòng Em có về tươi?
Môi Em có thắm nửa đời vì Anh?
Tôi làm bài thơ trên Tháng Bẩy năm 1954 ở Vũng Tầu, ngày chúng tôi yêu nhau. Cuộc Tình của chúng tôi đã dài trong 60 năm. Cuộc Tình Vợ Chồng, trong cuộc đời Tám Khổ này, nàng và tôi chỉ phải chịu có Bẩy Khổ.
Năm 1979 nằm phơi rốn trong Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu, nhớ Nàng, tôi làm bài thơ:
Yêu nhau ngày tháng qua nhanh,
Hai mươi năm lẻ chúng mình yêu nhau.
Từ xanh đến bạc mái đầu
Tình ta nước biển một mầu như xưa.
Yêu bao giờ, đến bao giờ?
Thời gian nào rộng cho vừa Tình ta.
Hoa lòng Em vẫn tươi hoa,
Môi Em thắm đến Em già chưa phai.
Yêu kiếp này, hẹn kiếp mai.
Ngàn năm yêu mãi, yêu hoài nghe Em
Mặt trời có lặn về đêm,
Sớm mai Em dậy bên thềm lại soi.
Cuộc đời có khóc, có cười,
Có cay đắng, có ngọt bùi mới hay.
Thu về trời lại xanh mây.
Đầy trời ta thấy những ngày ta yêu.
Càng yêu, yêu lại càng nhiều.
Nhớ Em, Anh nhắn một điều: “Yêu Em.”
******
Năm 2013 tôi đổi hai tiếng trong bài thơ:
“Yêu nhau ngày tháng qua nhanh,
Sáu mươi năm lẻ chúng mình yêu nhau.”

o O o

12 giờ buổi trưa tháng Sáu, 2012, Nàng bước hụt, ngã nhào qua bốn bực thềm cửa, nàng ngất đi. Ngồi bên nàng trong nắng trưa mùa hạ Virginia, chờ Ambulance đến, nước mắt tôi ưá ra.
Trong ICU – Ai Si Yu – Intensive Care Unit – tỉnh lại, nàng nói:
- “Xin Thiên Chúa tha tội cho em.”Tôi nói:
- “Em có tội gì. Mà Em có tội gì, thì Thiên Chúa cũng tha cho Em rồi.”
Nàng chỉ bị dập xương nên không bị mổ, không bị ghép xương, không phải bó bột. Về nhà nằm, uống Vitamin D, chờ vết xương nứt lành lại.
Tình trạng bi đát. Nhiều người nói người trẻ khi bị nứt xương mới mong vết xương nứt liền lại, người già 70 thì vô phương. Nếu vết xương nứt không lành, nàng sẽ phải nằm mãi trên giường.
Tôi hầu nàng ngày đêm. Gần như suốt ngày đêm, tôi xin Đức Mẹ Maria cho nàng đi lại được. Tôi chỉ xin Đức Mẹ cho nàng đi được từ giường ngủ vào nhà bếp, vào toilet, ra ngồi bàn ăn cơm, nàng tự tắm được.
Bộ Xã Hội cấp cho nàng đủ thứ nàng cần dùng: Xe đẩy, gậy chống, ghế để ngồi tắm.. Chuyên viên y tế – therapist – đến nhà mỗi tuần ba lần, giúp nàng ngồi lên, tập đi.
Một tháng sau nàng đi được.

o O o

Ba năm nay Nàng có tới ba, bốn lần đau nặng, hai ba lần nàng tự nhiên ngã. Một lần nàng hôn mê. Đêm khuya trong bệnh viện, nằm trên cái canapé nghe tiếng nàng thở khò khè, tôi nghĩ:
- “Tiếng thở này tắt là...” Tôi cầu xin:
- “Xin Đức Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.”
Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi.
Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng.


Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói:
- “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên:
“Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói:
- “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”


Người bạn cùng tuổi tôi – 80 – lấy vợ cùng năm với tôi – năm 1954 – vợ chồng anh cũng sống với nhau 60 năm, một sáng từ Cali anh gọi phone cho tôi báo tin vợ anh qua đời, tôi hỏi:
- “Đau lắm không?”
Đau thì tôi biết bạn tôi đau, nhưng tôi muốn biết anh đau đến ngần nào. Hỏi dễ, trả lời khó. Bạn tôi nói:
- “Đứt ruột, nát gan.”


Lần cuối tôi gặp ông Lê Văn Ba, ông hơn tôi 10 tuổi, ông nói với tôi:
- “Tôi nói với bà nhà tôi: Bà nên đi trước tôi là hơn, tôi đi trước bà, bà sẽ khổ lắm.”
Năm sau ông đi trước bà. Đứng bên quan tài ông, tôi nhớ lời ông nói.
Ông bạn HO có bà vợ bại liệt, ông phải đưa bà vào Nursing Home. Để bà ở lại ông một mình lái xe về. Dọc đường ông run tay lái, mắt ông mờ. Ông đậu xe bên đường, xuống đi bộ vài vòng lấy lại tinh thần. Khi trở lại tìm xe, ông quên không nhớ ông đậu xe ở đâu. Ông mở cellphone gọi ông bạn đến giúp.

o O o

Người đời chỉ nói “Good bye.”
“See You next week, next time” là cùng.
Đôi ta ngọc nữ, tiên đồng,
Đôi ta Từ Thức vợ chồng Giáng Hương.
Ngàn đời vẫn nhớ, còn thương:
Em yêu, đã đến cuối đường:
“Good bye.See You next Life./.
(the end)


N.Quách chuyển

lundi 12 avril 2021

"YÊU THƯƠNG": THUỐC TIÊN CHỮA BỆNH

"YÊU THƯƠNG": THUỐC TIÊN CHỮA BỆNH




Có thể bạn chưa tin nhưng nghiên cứu mới tại Mỹ cho thấy điều mà tế bào ung thư sợ nhất không phải là hóa trị hay bất kỳ loại thuốc trị ung thư nào.

Sau khoảng thời gian tiếp xúc với nhiều bệnh nhân từ nhiều quốc gia trên thế giới, Tiến sĩ David Hawkins - một bác sĩ rất nổi tiếng tại Mỹ cho biết, chỉ cần nhìn thấy bệnh nhân là ông biết người đó vì sao bị bệnh. Bởi trên cơ thể người bệnh không xuất hiện chữ “yêu”, thay vào đó là “khổ, hận, phiền muộn”.

Điều này có thể khiến nhiều người trong chúng ta không tin nhưng đây là kết luận hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học. Sau 20 năm nghiên cứu về cơ và vận động học, tiến sĩ Hawkins đã phát hiện ra “ý nghĩa của thang bậc chỉ số rung động trong cơ thể con người từ 1 đến 1000”. Tần số rung động chính là từ trường mà mọi người thường hay nói. Theo đó, những người có suy nghĩ tiêu cực thường rất hay bị bệnh. Đó là những người có chỉ số rung động dưới 200.

Rất nhiều người bị bệnh vì không được yêu, ở họ chỉ thấy nỗi khổ và phiền muộn.

Từ góc độ y học ông cho rằng, ý niệm có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe con người. TS Hawkins đã từng làm bệnh án cho hàng triệu người, các chủng loại người khác nhau trên toàn thế giới, tất cả đều cho một đáp án giống nhau.

Chỉ cần tần số rung động thấp hơn 200 là người đó sẽ bị bệnh. Trên 200 sẽ không bị bệnh, những suy nghĩ có tần số rung động trên 200 gồm có:

- quan tâm đến người khác,

- giàu lòng từ bi, nhân ái, hướng thiện,

- bao dung, độ lượng, v.v.


Đây đều là những đức tính có tần số rung động rất cao, đạt đến mức 400 – 500.

- Mặt khác, người có tính căm ghét, phẫn nộ, hay chỉ trích, trách móc, đố kị, đòi hỏi người khác, luôn tư lợi cá nhân, ích kỷ, không màng đến cảm nhận của người khác sẽ có tần số rung động rất thấp.

Tần số rung động thấp là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như ung thư, tim v.v.Lý giải cho điều này, tiến sĩ Hawkin cho biết những người hay oán giận, chỉ trích, hận thù người khác, tần số của họ chỉ là 30, 40. Trong quá trình trách móc người khác sẽ làm tiêu hao rất nhiều năng lượng của họ vì thế tần số rung động sẽ giảm thấp hơn 200, những người này có nguy cơ bị mắc rất nhiều loại bệnh.

Chỉ số rung động cao nhất là 1000, hấp nhất là 1. Tiến sĩ Hawkin cho biết trong cuộc đời của mình, ông chưa gặp ai có tần số rung động đạt ở mức cao nhất, 1000. Những người mà ông ấn tượng nhất cũng chỉ đạt mức 700. Năng lượng trong cơ thể họ rất dồi dào. Khi những người này xuất hiện, họ sẽ làm ảnh hưởng đến từ trường của cả khu vực xung quanh.

Lấy ví dụ, như khi bà tu sĩ Teresa lên nhận giải thưởng Nobel Hòa bình, không khí cả hội trường rất tốt, tần số rung động rất cao, từ trường của bà làm cho cả hội trường đều cảm nhận được năng lượng tràn ngập sự tốt đẹp và cảm động từ bà.

Khi người có năng lượng cao xuất hiện, từ trường của họ sẽ làm cho vạn vật trở lên tốt đẹp hơn. Còn với người có suy nghĩ tiêu cực,không chỉ làm tổn hại chính họ mà còn làm cho từ trường xung quanh cũng bị xấu đi.

Một trường hợp cụ thể nhất về tác động của tình yêu với các tế bào ung thư chính là nghệ sỹ chơi đàn Violoncelle Sean của Nhật Bản. Khi bị bệnh ung thư, ông đã không ngừng chiến đấu với bệnh tật nhưng xem ra tình trạng ngày một nặng hơn.

Cuối cùng, ông quyết định thay đổi tâm trạng và chuyển sang yêu từng tế bào ung thư trong cơ thể mình. Ông lạc quan với cuộc sống, mọi việc ông đều luôn thấy vui vẻ và biết ơn các tế bào ung thư. Ông thấy cảm giác này rất tuyệt. Sau đó, ông đã quyết định yêu mọi thứ trong cuộc sống, bao gồm cả mỗi con người và mỗi sự việc.

Kết quả hết sức bất ngờ và nằm ngoài sức tưởng tượng của tất cả mọi người, toàn bộ các tế bào ung thư đã không còn nữa. Sau này, ông trở thành bác sĩ trị liệu nổi tiếng tại Nhật Bản.

Đây chính là bản chất của cuộc sống Thương Yêu

Các nhà khoa học cho biết, căn nguyên của bệnh tật là do trong cơ thể người bệnh thiếu tình yêu thương.

Bệnh tật bị đẩy lùi một cách vô điều kiện là nhờ ''yêu thương và được thương yêu.''

Tác giả: MD Đức Tâm

dimanche 11 avril 2021

Bánh Cuốn Trứng

 Bánh Cuốn Trứng

1 Đã lưu
123450
418

https://www.cooky.vn/cong-thuc/banh-cuon-trung-55411
Bánh cuốn là món ăn được nhiều người việt ưa chuộng vì vị thơm ngon, lại gần gũi. Nay biến tấu thêm trứng gà đã thổi hồn vào món ăn, giúp tăng thêm hương vị vừa mềm, vừa béo vừa thơm và màu sắc bắt mắt hơn, làm cuốn hút nhiều thực khách tò mò với món ăn này. 

Thành phần

Khẩu phần: 4 người
Bột gạo 300gr
Bột năng 150gr
Thịt heo xay 200gr
Nấm mèo 20gr
Củ sắn 300gr
Hành tím băm 2 muỗng canh
Nước mắm 5 muỗng canh
Hạt nêm 1/2 muỗng canh
Đường 2.5muỗng canh
Hành lá 10gr
Tiêu xay 1 muỗng cà phê
Tỏi băm 1/2 muỗng canh
Ớt băm 1 muỗng canh
Nước cốt chanh 2 muỗng canh
Chả lụa 200gr
Chả chiên 200gr
Bánh tôm 2 cái
Gía 100gr
Rau thơm các loại 100gr
Dưa leo 1 trái

Hướng dẫn thực hiện

1.

Pha bột: cho 300gr bột gạo và 150gr bột năng vào âu, đổ 1,3 lít nước lọc vào khuấy đều hỗn hợp, rồi ủ bột 1 tiếng.

2.

Phần nhân: Cho 1 muỗng canh dầu ăn vào đun nóng, phi thơm 2 muỗng canh hành tím băm, cho 200gr thịt heo xay vào xào sơ, thêm 20gr nấm mèo ngâm mềm băm nhỏ, 300gr củ sắn bào sợi vắt ráo nước vào xào chín.

3.

Nêm vào phần nhân 1/2 muỗng canh hạt nêm, 2 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng canh đường, đảo đều cho thịt thấm gia vị, rồi tắt bếp thêm hành lá thái nhỏ, 1 muỗng cà phê tiêu xay.

4.

Phần nước mắm: Cho 2 muỗng canh đường vào nồi nhỏ, thắng màu caramel để nước mắm có màu vàng đẹp. Sau đó, thêm 3 muỗng canh nước lọc, 3 muỗng canh nước mắm ngon, khuấy cho hỗn hợp tan đều rồi tắt bếp, thêm 1/2 muỗng canh tỏi băm, 1 muỗng canh ớt băm, 2 muỗng canh nước cốt chanh rồi tiếp tục khuấy đều.

5.

Khi bột đã ủ được 1 tiếng, đong vớt bỏ phần nước trong bên trên, sau đó thêm nước lọc mới đúng phần định lượng nước đã bỏ đi.

6.

Bắt lên bếp chảo chống dính, làm nóng chảo ( để lửa vừa) rồi phết lên 1 lớp dầu ăn mỏng, múc 1 vá bột đổ vào, lắc chảo để bột dàn đều, rồi đậy nắp lại 30 giây để bánh chín. Tiếp đó, cho 1 vá trứng vào dàn đều trên mặt bánh, rồi đậy nắp thêm 30 giây nữa.

7.

Sau đó, từ từ lấy bánh ra sao cho bánh không bị rách, trải bánh lên thớt cho nhân vào giữa, rồi cuốn nhẹ tay lại.

8.

Cắt bánh ra thành từng khúc nhỏ vừa ăn, thêm chả và bánh tôm cắt nhỏ, kèm với giá trụng, rau thơm và dưa leo, chang thêm nước mắm chua ngọt lên trộn đều và thưởng thức. Vỏ bánh mềm, béo từ trứng cuộn bên trong phần nhân thịt thơm ngon, chấm thêm nước mắm chua ngọt làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn, quyến rũ thực khách hơn.

  • H.C chuyển

Les Femmes Les Plus Puissantes Du Monde

 




samedi 10 avril 2021

Về Cây Trà

 Về cây trà

                                    



              
                          

 Thái Công Tụng


1. Dẫn nhập .


Trong những thực vật đi sâu vào văn hoá Viet Nam, ta phải nhắc ngay đến cây trầu, cây trà và cây cau . Nếu miếng trầu để nhai thì tách trà để uống: uống lúc giải lao, uống ngoài đồng ruộng, uống khi khách đến nhà . Trà trong giao tiếp xã hội, trong thủ tục cưới xin, trong thờ cúng, tóm lại, trà là một yếu tố văn hoá của người Việt, đất Việt. Tục uống trà của người Việt đã tạo nên một nét bản sắc văn hoá . Nét đẹp ẩm thực uống trà được thể hiện qua những vần thơ, những câu ca dao, tục ngữ, những điệu hò dân gian trữ tình và những áng thi văn bất hủ của các danh nhân văn hoá Việt Nam:

Làm trai biết đánh tổ tôm
Uống trà Mạn Hão, ngâm nôm Thuy Kiều .

hoặc:

"Chồng em đi ngược về xuôi,
Buôn chè Mạn Hảo tháng ba thì về ."

Trà Mạn Hão, đôi khi gọi tắt là trà Mạn là loại trà mọc vùng Thượng Du, Trung Du miền Bắc . Đó là loại trà cổ thụ rừng, thân mộc vùng Hà Giang – Lai Châu – Yên Bái được đóng thành bánh gói giấy đỏ giữa có đóng nhãn đề năm sản xuất. Trà Mạn rất được ưa chuộng. Nguyên liệu lấy từ trà Shan Tuyết cổ thụ vùng mạn ngược Hà Giang, mọc tự nhiên trên những dãy núi ở độ cao 800m – 2.400m, quanh năm sương phủ. Họ chọn lựa những búp non, những lá trà rửa sạch và sau khi đóng bánh, phơi khô, họ cho trà vào chum, trên phủ một lớp lá chuối khô, ủ 3- 4 năm cho trà phong hoá bớt chất chát hết mùi ngái, có độ xốp như giấy bản mà vẫn lưu giữ được hương vị đặc trưng mới đem ra dùng, vì thế bao giờ cũng phải ghi rõ thời gian chế biến. 

 

<image001.jpg>

 


    Chè Shan tuyết Hà Giang - đặc sản được người tiêu dùng ưa chuộng

Trà, có nơi gọi là chè, cũng có trong ca dao:

Chè ngon, nước chát xin mời

Nước non non nước, nghĩa người chớ quên

<image002.jpg>

Trong văn hóa Việt Nam, trà có một vai trò quan trọng trong giao tiếp xã hội. Người Việt xưa dù là sống trên núi cao, dưới đồng bằng châu thổ hay bên bờ biển, dù là người sang, kẻ hèn, công chức, công nhân v.v. tất thảy đều giữ một tập tục uống trà.  Trà có mặt trong  ngày hội làng, đình đám,   giúp mọi người xích lại gần nhau,  bỏ qua những mặc cảm, oán thù để  sống nhân bản hơn.Trong cuộc sống, trà không chỉ là thức uống dân dã, giản dị mà nó còn là đề tài, nguồn cảm hứng cho các nhà thơ, nhà văn. Trà còn sử dụng như một phương tiện giao tiếp, trong biếu xén, quà tặng,  cưới xin, ăn hỏi, thờ cúng,  ma chay. Các quán trà ven vĩa hè đường phố ở Viet Nam là nơi mọi người đến nhâm nhi trà trao đổi thông tin, thời sự quốc tế, giá vàng, giá đô la, cá cược hội thắng đá ban v.v. Trong giao tiếp ứng xử xã hội con người Việt Nam thường dùng trà, trầu cau, rượu để chào mời khách đến nhà thăm hỏi, tiễn bạn đi xa, cưới xin, ma chay, thờ cúng tổ tiên, Tết quà biếu…Trong văn hoá Việt, chữ Ngũ tiềm tàng trong nếp sống như ngũ hành, ngũ sắc .Ngũ hành đối ứng với ngũ sắc, ngũ sắc chủ trì ngũ tạng, dùng ngũ sắc trong trà làm tăng năng lượng cho ngũ tạng của thân thể, giúp cả thân và tâm đạt đến trạng thái cân bằng. Hiểu biết đạo lý này, mỗi người đều có thể lựa chọn cho mình một loại trà thích hợp để dưỡng sinh và dưỡng tâm.

Phong tục đón khách đến nhà, mời trà thể hiện trong ca dao tục ngữ, hò vè, câu đối, hát quan họ, hát ghẹo rất phong phú, ví dụ như: Bắc Ninh có dân ca quan họ nói lên tục uống trà tại nông thôn như sau:

Mỗi (Mấy) khi khách đến chơi nhà

Đốt than quạt nước pha trà người xơi

Trà này quý lắm người ơi

Mỗi người một chén cho tôi vừa lòng

Muốn cho sông cạn núi liền

Để anh đi lại chẳng phiền đò giang

Vào chùa thấy chữ linh nhang

Gần chùa mà chẳng bén duyên chút nào

Sáng trăng sáng cả vườn đào

Hỏi rằng ngồi đấy ai nào còn không?

Nên chăng?

Se sợi chỉ hồng.

(Dân ca quan họ Bắc Ninh)

 

Lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam gắn chặt với cây chè và phong tục uống trà. Uống chè tươi, chè mạn hảo là nét bản sắc văn hoá ẩm thực của người Việt từ thuở hồng hoang đến tận ngày nay. Lời chào đon đả “Chè ngon, nước chát xin mời/ Nước non non nước, nghĩa người chớ quên” của những bà mẹ Việt Nam da nhăn nheo, chít khăn mỏ quạ, miệng bỏm bẻm nhai trầu, hay những thiếu nữ mặc áo tứ thân với chiếc yếm đào vừa mộc mạc mà chân chất, vừa luyến láy mà ấn tượng. Bát nước chè xanh nước chát là biểu tượng của tâm hồn người Việt hiếu khách, thuỷ chung. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc, cây chè vẫn gắn bó thắm thiết với con người Việt Nam. Đã từ lâu, trà đi vào thơ ca dân gian như một biểu tượng của tâm hồn người Việt, đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam.

Nhiều câu tục ngữ nói lên kinh nghiệm trồng chè như: Nắng tốt chè, mưa tốt lúa .

Trà trồng ở Viet Nam với sản lượng trên một triệu tấn, ngoài phần tiêu thụ nội địa, còn xuất cảng sang nhiều nước như Pakistan và vài nước Trung Đông .

 

2. Trà trong thi văn Việt


21.Trà trong thơ Nguyễn Trãi . Cụ Nguyễn Trãi (1380-1442), đề cao trà trong tập thơ Ức Trai Thi Tập . Lúc này đã có các loại trà đen, trà xanh, trà ô long, vàng, trắng, ướp hoa và những tác phẩm thơ ca khác của cụ Nguyễn Trãi cũng đặc tả một thói quen uống trà thường ngày của cụ:

“nhân nhàn quan rảnh sướng cho ta

Đóng cửa thâu ngày ít qua lại

Mây toả đầy nhà mai đốt bách

Tùng reo quanh gối, tối đun trà

Sửa mình chỉ biết làm hơn cả

Nên phận đâu cần học lắm mà

Vu khoát đời ta mang bệnh ấy

Không phương chữa lão nặng thêm ra

Thắp hương trước án, bên mai luỹ

Quét tuyết đun trà, trước trúc tiên”.

và từng nhắc đến bóng Hồng Mai ở bài Ngôn chí trong Ức Trai thi tập:

… Cởi tục chè thường pha nước tuyết

    Tìm thanh trong vắt tịn chè mai.

Cởi tục là cởi bỏ những ưu phiền thế tục, pha nước tuyết là nước trong nhất, nước băng, nước sương trong như tuyết. Chè mai là chè Hồng Mai, thứ chè của các thiền gia .Trên thi đàn Việt, bóng dáng trà Hồng Mai ẩn hiện qua nhiều thế kỷ và từng là thi hứng thăng hoa của biết bao thế hệ danh nhân - trà sĩ. Hương vị chè Hồng Mai vẫn còn đó suốt cả trăm năm, mặc cho bao cơn binh lửa đã diễn ra.

2.2.trà trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm .

Cuối thế kỷ 15, Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) rũ áo từ quan dung dị như một vị tiên thưởng trà trong cảnh sơn thủy hữu tình. Ông còn cho chúng ta thưởng thức loại trà mai khiến ông lâng lâng trong cõi mộng:

Khát uống trà mai hương ngọt ngọt

Giấc nằm hiên nguyệt gió hiêu hiêu

2.3. trà trong thơ Tú Xương .

Nhà thơ Tú Xương đã từng than thở về cái ma lực của “trà”:

Một trà, một rượu, một đàn bà

Ba cái lăng nhăng nó hại ta.

Chừa được cái gì hay cái nấy,

Có chăng chừa được rượu với trà!

2.4. trà trong truyện Kiều

Truyện Kiều cũng có nhắc đến trà Hồng Mai , giúp Hoạn Thư bớt cơn ghen khi bắt gặp người chồng là Thúc Sinh đang tình tự với Kiều: chén trà thiền đã giúp nàng bình tĩnh lại, bỗng chốc tỉnh táo và trở nên cao thượng:

Thiền trà cạn nước hồng mai

Thong dong nối gót thư trai cùng về

Trà Hồng Mai là loại trà chọn chế biến từ gốc mai già, cắt khúc chẻ răm nhỏ đem sao, pha nước sôi có sắc hồng nhạt, vị thanh đậm, ngọt hậu rất đặc biệt. Đây là một loại thiền trà phổ biến ở các chùa chiền miền Bắc trong  quá khứ .

Trà cũng còn được nhắc đến trong Truyện Kiều:

Khi hương sớm, khi trà trưa

Bàn vây điểm nước, đường tơ hoà đàn


3. Trà trên thế giới


Phần lớn trà được sản xuất tại Ấn Độ gọi là trà Assam (đôi khi nó được gọi là C. sinensis assamica hay C. assamica). Đây là loại cây nhỏ (thân đơn), lá to bản. Trong thiên nhiên, trà Assam có thể mọc cao đến 6 - 20 mét (20–65 ft); nhưng khi canh tác thì cây được xén kỹ chỉ còn cao nhỉnh hơn thắt lưng người. Ở những vùng đất trũng, cây trà cần độ ẩm cao (mưa nhiều) nhưng đất trồng phải ráo nước, không được úng. Trà Assam có hương vị ngọt khi pha nước uống, không giống như vị các loại trà Trung Hoa.

Ngoài trà Assam vừa đề cập, ta có thể kể thêm trà từ cây Camellia sinensis, sản xuất ra các loại trà quen thuộc như  trà đen, trà xanh, trà Ô Long v.v.  Cây trà xuất xứ từ Trung Quốc nhưng ngày nay, có thể gặp các đồn điền trà ngay tại các vùng đất cao ở Ethiopia, ở Rwanda v.v. Riêng ở Viet Nam, có thể gặp nhiều nơi ở miền Bắc như Tuyên Quang, Yên Bái; miền Trung có trồng trà vài nơi ở Quảng Trị (Cùa), Quảng Nam . Trên Cao Nguyên, có nhiều đồn điền trà ở Pleiku (đồn điền Cateka), đồn điền trà vùng Dran ở gần Dalat  cũng như nhiều vườn trà nhỏ của nông dân vùng Băo Lộc-Di Linh..

 

                                       Đồi chè B'lao. Ảnh: Báo Bình Định.


4. Các loại trà khác nhau do chế biến

<image005.jpg>


Tùy lứa tuổi mà lá trà có thể dùng làm thành phẩm trà khác nhau vì thành phần hóa học trong lá khác nhau. Thông thường, chỉ có lá chồi và 2 đến 3 lá mới mọc gần thời gian đó được thu hoạch để chế biến. Việc thu hoạch thủ công bằng tay diễn ra đều đặn mỗi 1 đến 2 tuần. Lá của trà dài từ 4–15 cm và rộng khoảng 2–5 cm. Lá tươi chứa khoảng 4% caffein.

Mỗi loại trà  có đặc trưng, màu sắc, hương vị khác nhau.Ta có trà xanh, trà đen, trà Ô Long, trà trắng, trà vàng v.v.  nhưng mọi trà đều từ lá của cây Camellia sinensis ; gọi như vậy vì cây trà gốc gác bên Tàu .Giống trà này có nhiều chủng loại nhưng không phải vì vậy mà trà có nhiều màu sắc khác nhau! .Trà có nhiều màu là do cách biến chế lá trà sau khi thu hoạch, dựa vào hai biến số là oxyhoá và lên men

Trà ngày nay thường được chia làm 5 loại, chính là “Ngũ sắc trà”: Hắc Trà, Bạch Trà, Hồng Trà, Lục Trà, Hoàng Trà. “Ngũ sắc trà” này có thể làm dịu ngũ tạng, đạt đến mục đích cuối cùng là giúp con người khỏe mạnh, tâm thân an hòa.

Hoàng Trà .Hoàng Trà là loại trà đã được lên men, có đặc điểm là lá vàng, nước vàng. Trong Ngũ hành, Hoàng Trà thuộc thổ, có vị ngọt, hương vị ngậy. Khi uống, Hoàng Trà nhập kinh tì, thông với kinh dạ dày. Cho nên, Hoàng Trà giúp điều dưỡng tì vị, trợ giúp tiêu hóa. Hoàng Trà thích hợp uống vào thời điểm giao mùa hạ và mùa thu.

<image006.jpg>

Bạch Trà

Bạch Trà là loại trà chế biến tối thiểu từ các búp trà màu bạc và lá được chọn kỹ lưỡng, sau đó được hấp chín và sấy khô. Nhờ cách chế biến này, bạch trà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Bạch Trà có tên gọi từ lớp lông tơ màu bạc trắng mịn phủ lên chồi chưa mở của cây chè. Bạch Trà có hương vị nhẹ, tinh tế và hơi ngọt.

Về Ngũ Hành, Bạch Trà thuộc Kim. Khi uống, Bạch Trà nhập kinh phế, thông kinh đại tràng, phế chủ bì mao.. Cho nên Bạch Trà có tác dụng giải nhiệt, tán độc, hạ hỏa, thích hợp uống vào mùa thu.Trung Y nói: Mùa thu là mùa vạn vật xơ xác, tiêu điều, khiến miệng và lưỡi con người đều khô, cổ họng có cảm giác đắng, dễ phát sinh bệnh về hô hấp. Bạch Trà tính lạnh, có thể hạ hỏa, lợi niệu, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Cho nên, mùa thu thích hợp để uống Bạch Trà.

Trung Y nói: Mùa đông khí của trời đất bị phong kín, nước đóng băng, dương khí dần dần bị tiêu tan, vạn vật ngủ đông, nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của nhân thể cần cao. Hắc Trà có thể giữ dương khí, kiện vị, làm ấm bụng nên thích hợp uống vào mùa đông.

            Lục Trà (trà xanh). Trà xanh là những loại trà không lên men, là lá trà chưa trải qua quá trình héo và ôxi hóa. do đó chứa nhiều chất chống oxythoá và cũng có nhiều théine hơn .  Trà xanh được chế biến từ những lá trà non, được hấp, đảo đều bằng tay hoặc bằng máy, rồi sấy khô. Nước có màu xanh lục nhạt. Đây là màu nguyên thủy của lá Trà không ủ.

Trà xanh được làm từ lá non, sau khi thu hoạch về, lá trà để cho héo bằng cách phơi khô dưới ánh nắng, hoặc sao khô trên chảo.. là những phương pháp thủ công phổ biến. Sấy khô trong lò, thùng quay hoặc hấp là những phương pháp phổ biến hiện đại. Mục đích là để phá hủy cac enzim (diệt men) và như vậy chận đứng sự lên men, sau đó trải qua quá trình làm nguội nhanh để không làm trà bị oxy hóa, giữ được trạng thái màu sắc xanh của trà..  

   Sản lượng trà xanh thường là lớn nhất, chủng loại cũng nhiều nhất và được sử dụng rộng rãi nhất. Đặc điểm của trà xanh khi pha là nước thanh trong, lá trà có màu xanh... Không đường, ít calo và chứa nhiều chất chống ô xy hóa, polyphenol và flavonoid, trà xanh là một loại đồ uống hoàn toàn tốt cho sức khỏe và đã được khoa học chứng minh về hiệu quả của chúng trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường, theo Times of India.

Trà xanh Trung Quốc nổi tiếng nhất là trà Long Tĩnh (Rồng Trong Giếng) sản xuất ở Hàng Châu. Trà xanh tạo ra một loại đồ uống có màu nhẹ, xanh nhạt hoặc vàng chanh. Do không trải qua công đoạn oxy hóa nên nước trà thường có màu xanh hoặc vàng, có mùi cháy (trà xào) hoặc mùi lúa non (trà hấp), vị chát. Đây hoàn toàn là màu nguyên thủy của lá trà, không hề do ủ trà hay qua chế biến.  Trà xanh giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp giảm cholesterol xấu, giúp giảm cân. Trà xanh được dùng phổ biến ở Việt Nam. Một số loại trà xanh được ướp thêm hương, hoa rất phổ biến tại miền Nam như trà lài (lục trà nhài), trà sen, trà sâm dứa, trà sói (gọi theo các tên loại cây/ hoa được ướp vào trà).

          Hồng Trà .Hồng Trà là loại trà đã trải qua quá trình ô xi hóa hoàn toàn, có đặc thù là nước đỏ và hương vị ngọt ngào. Trong Ngũ hành, Hồng Trà thuộc hỏa, vị đắng. Trung y nói: Mùa hạ là mùa cây cối tươi tốt, là mùa trời, đất, khí hòa hợp, vạn vật sinh trưởng mạnh, nắng gắt như lửa, ngày dài đêm ngắn, nước trong cơ thể con người tiêu hao rất nhiều, khí huyết phần nhiều không đủ, tâm trạng phiền muộn, lo âu. Mùa này thích hợp uống Hồng Trà vì Hồng Trà lạnh giúp giảm nhiệt độ cơ thể, giải nhiệt, nâng cao tinh thần, giúp tim khỏe mạnh, dưỡng huyết..

Hoàng Trà .Hoàng Trà là loại trà đã được lên men, có đặc điểm là lá vàng, nước vàng. Trong Ngũ hành, Hoàng Trà thuộc thổ, có vị ngọt, hương vị ngậy. Khi uống, Hoàng Trà nhập kinh tì, thông với kinh dạ dày. Cho nên, Hoàng Trà giúp điều dưỡng tì vị, trợ giúp tiêu hóa. Hoàng Trà thích hợp uống vào thời điểm giao mùa hạ và mùa thu.

<image007.png>

 

Hắc trà (Black tea).Hắc Trà có màu đen vì lá trà đều bị oxy hoá 100% với thời gian ủ lâu hơn để lá trà được ôxy hóa hoàn toàn làm cho lá trà có màu đen. Quá trình này còn gọi là lên men toàn phần. Chế biến loại trà này cũng phải qua nhiều giai đoạn hơn: làm héo (fletrissage) bằng cách sưởi nóng trong lò với nhiệt độ 90 độ C từ 10 đến 15 phút, cuộn tròn (roulage),rồi oxyhoá trong gian phòng với ẩm độ 90 đến 95% và nhiệt độ từ 20 đến 22 độ C trong vòng từ 1 tiếng đến 3 tiếng đồng hồ. Về ngũ hành, Hắc Trà thuộc thủy, có vị mặn chát. Khi uống, Hắc Trà nhập kinh thận, đi vào kinh bàng quang. Thận là ngọn nguồn của sự sống, là gốc của nguyên khí và cũng là vốn liếng, sức khỏe của con người. Cho nên, Hắc Trà có tác dụng kéo dài tuổi thọ của con người. Bàng quang là kinh mạch bài tiết của nhân thể, cho nên Hắc Trà giúp giảm cân, tiêu mỡ, thích hợp uống vào mùa đông, kích thích tiêu hóa.

Trà đen còn được gọi là hồng trà do nước trà có màu đỏ hồng;  tuỳ vào mức độ oxy hoá trong quá trình lên men mà màu nước sẽ có sắc độ khác nhau. Những loại hồng trà nổi tiếng là trà Thiết Quan Âm (Phúc Kiến), Đại Hồng Bào ở Trung Quốc lục đia; Động Đình trà ở Đài Loan. Hồng Trà là loại trà phổ biến nhất ở phương Tây.

Trà Ô-long (Oolong tea) có màu sắc giữa trà xanh và trà đen ; chế biến từ những lá non, phơi nắng trên những tấm phên bằng tre, vò nát và đựng trong các rổ tre. Mục đích của sự vò nát là để làm hư hại những mạch dẫn nhựa và cạnh lá, tạo ra màu đỏ. Sau đó, lá trà được ủ ngắn hạn (semi-fermented) trong vài tiếng đồng hồ, và sao liền tay trên các chảo nóng  và sấy khô. Trà đen là loại trà được xuất cảng nhiều nhất và chiếm gần 60% sản lượng quốc tế  Khi uống, người Tây phương thường pha trà này chung với sữa hoặc đường.

         Trà Phổ Nhĩ (Pu-erh tea) là loại trà cổ xưa và hiếm nhất, lấy tên từ một vùng ở Vân Nam (Trung Hoa). Loại trà này chỉ thích hợp cho những người sành uống trà mà thôi. Đầu tiên, lá trà  trãi qua giai đoạn cố định hoá để chận đứng oxyd hoá sau đó cho cuộn tròn và phơi khô lần thứ nhất . Sau đó, họ ủ cho trà lên men trong căn phòng nhiệt độ phải cao hơn 25 độ .  Nước của trà Pu-erh thường có ánh đỏ đậm hoặc nâu. Trà Pu-erh là loại trà độc nhất để càng lâu càng ngon (như rượu tây)


5.Chế biến trà đen.


Trà đen còn gọi là “Hồng Trà” vì khi pha, nước thường có màu hồng đỏ. Những loại hồng trà nổi tiếng là trà Thiết Quan Âm (Phúc Kiến), Đại Hồng Bào ở Trung Quốc lục đia; Động Đình trà ở Đài Loan. Những huyền thoại về "Trảm Mã Trà" hay "Hầu Trà" đều thuộc loại Hồng Trà. Hồng Trà là loại trà phổ biến nhất ở phương Tây.  Khác với trà xanh và trà trắng, trà đen là trà đã lên men và oxyhoá.


Một quy trình chế biến trà đen tiêu chuẩn trên thế giới được thực hiện như sau:

a.Giai đoạn làm héo (flétrissage).  Mục đích giai đoạn này là giảm bớt hàm lượng nước trong búp chè, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vò. Khi làm héo, lượng nước của búp chè giảm đi 38 - 40%, làm cho búp chè dẻo dai hơn giúp cho quá trình vò đỡ giập nát. Khi lượng nước giảm thì hàm lượng chất khô trở nên đậm đặc, tạo điều kiện cho các phản ứng sinh hóa và các quá trình biến đổi khác diễn ra dễ dàng hơn, nâng cao chất lượng chè thành phẩm. Protein biến đổi sâu sắc để tạo thành các axit amin hoà tan. Một số chất khác như VitaminC, diệp lục, tinh bột giảm đi, cafein có tăng lên một chút do axitamin hình thành cafein.


Điều kiện cần thiết để làm héo tốt là:

- Ẩm độ không khí : 60 - 70%

- Nhiệt độ không khí: 44 - 45o C

- Thời gian héo: 3 - 4 giờ


b. Giai đoạn vò (roulage). Các chất hoà tan trong nước có trong tế bào, đặc biệt là Catechin muốn thực hiện được quá trình oxy hoá dưới tác dụng của các enzym Polyphenoxlaza và Peroxidaza phải được tiếp cận với oxygen, vậy cần phải phá vỡ vỏ và màng tế bào để chuyển các enzym làm cơ chất của chúng ra bề mặt của lá. Ngoài ra, do quá trình vò, các chất hoà tan sẽ đi vào nước nóng tốt và nhanh hơn khi pha chè, và thể tích khối chè cũng giảm hẳn đi. Quá trình vò cần đạt được độ giập của tế bào là 70 – 75%. Tuỳ theo quy mô sản xuất mà mỗi cối vò từ 120 – 160kg. Vò 3 lần. Thời gian mỗi lần vò là 45 phút, độ nhiệt 22-240 C, độ ẩm không khí 90 - 92%.

Quá trình phân loại giữa các lần vò nhằm mục đích tách phần chè nhỏ đủ độ giập tế bào ra khỏi khối chè vò, tạo điều kiện thông thoáng giảm nhiệt độ và tạo ra các tính chất cơ lý mới để qua quá trình vò tiếp theo được thuận lợi.

Chè sau khi phân loại qua khỏi lưới sàng đã đủ tiêu chuẩn về kích thước và độ giập tế bào sẽ được rải vào các khoảng một lớp dày 4 - 5 cm và đưa sang quá trình lên men.


c. Giai đoạn lên men . Quá trình lên men là trung tâm của  chế biến chè đen, là quá trình cực kì quan trọng ảnh hưởng đến phẩm chất chè thành phẩm. Chính nhờ quá trình này mà nguyên liệu sau hai quá trình chuẩn bị sơ khởi là làm héo và vò chịu những chuyển hoá sâu sắc về mặt hoá học để tạo nên màu sắc, mùi vị, ngoại hình của chè thành phẩm .

Các nhà khoa học chia quá trình lên men lá chè làm hai giai đoạn (2 pha). Giai đoạn một khi tế bào của lá bị phá vỡ sau lần vò 1, giai đoạn này kéo dài từ 2 - 3 giờ. Gia đoạn hai kể từ khi bắt đầu đưa chè vào phòng lên men cho đến khi quá trình lên men kết thúc.

Để thuận lợi cho quá trình lên men thì ở các phòng vò và lên men đều phải duy trì nhiệt độ trong giới hạn 24 – 26 độ C và độ ẩm không  khí  phải đạt 95 – 98%; không khí trong phòng vò và lên men cần điều chỉnh để đảm bảo cứ 7 - 100kg chè vò có khoảng 1m3 không khí sạch mát.


d. Giai đoạn sấy. Mục đích của giai đoạn này là dùng nhiệt độ cao để đình chỉ các quá trình hoạt động của men nhằm cố định phẩm chất chè, làm cho lượng nước còn lại khoảng 7 – 9% theo yêu cầu thương phẩm trên thị trường. Yêu cầu nhiệt độ sấy 95 – 105 độ C, thời gian sấy 30 - 40 phút. Sau giai đoạn sấy là hoàn thành quá trình chế biến chè thành phẩm, qua hệ thống phân loại, phân cấp đóng bao và đưa ra thị trường tiêu thụ.


e. Giai đoạn sàng chè.  Sàng chè có hai dạng khác nhau:

 - Sợi chè để nguyên vò xoăn lại, gọi là chè truyền thống hay chè OTD (Orthodox tea - OTD tea): Sau khi sàng phân loại trong quá trình tinh chế chia ra làm nhiều loại tuỳ thuộc vào chất lượng chè như OP (Orange Pekoe), P(Pekoe), PS (Pekoe Shouchong ), BOP ( Brokon orange Pekoe ), BP (Broken Pekoe), BPS ( Brokon Pekoe Shouchong ), F ( Faning S ), Dust, chất lượng từ cao đến thấp theo nguyên liệu từ búp non, lá bánh tẻ, lá già .

- Sợi chè cắt thành từng mảnh nhỏ, gọi là chè CTC (Crushing= nghiền; Tearing = xé; Curling = vò xoắn lại ): Mùi vị, hương như chè đen OTD nhưng pha nhanh, tiện sử dụng, rất được ưa chuộng ở các nước công nghiệp phát triển. Đối với những giống chè cành thuộc thứ chè shan do trọng lượng búp lớn có thể tiến hành chế biến theo quy trình công nghệ  CTC để khắc phục ngoại hình cọng lớn đối với quy trình chế biến OTD.

g.  Đóng thành phẩm. Sau khi hoàn thành các công đoạn trên chè sẽ được đóng gói thành phẩm để mang đi tiêu thụ.


7. Thay lời kết .

Nếu trong văn hoá Tây phương, caphê hay rượu là những loại nước uống thông dụng thì trong văn hoá Đông phương, đó lại là trà. Tại Nhật Bản, trà còn được nâng lên một tầng cao hơn, đó là trà đạo kết hợp uống trà với tinh thần Thiền, nhằm làm sạch tâm hồn, tu tâm dưỡng tánh để đạt tới giác ngộ, vượt qua bờ bên kia

 

                                          Thái Công Tụng

T.Phước chuyển


https://hungviet-vhr.org/2020/11/04/ve-cay-tra/