Nhà Thờ nơi có Mộ của Chúa
xếp hàng để vào viếng Mộ Chúa
đốt nến cầu nguyện
đang chờ sắp đến phiên vào viếng Mộ Chúa
Từ Mộ Chúa bước ra , chỉ vào được 1 phút vả không được chụp hình, nơi này do bên Kitô chính thống kiểm soát
nơi cử hành lễ, sát bên mộ Chúa
nơi Chúa được tẩm liệm
Tấm đá xức dầu (The Stone of Anointing), mà truyền thuyết cho là nơi Joseph of Arimathea đã đặt xác chúa Giêsu lên để xức dầu chuẩn bị chôn.
Bên đồi Golgota nơi Chúa được tẩm liệm
trong sân nhà thờ
****************************************************
Phố Cổ Jérusalem
Cửa Damas
Nhà thờ Mộ Thánh
Nhà thờ Mộ Thánh (Kitô giáo Đông phương gọi là Nhà thờ Phục sinh), là một nhà thờ nằm ở bên trong bức tường thành của thành phố cổ Jerusalem. Nhà thờ này ở gần khu Muristan.[1]
Nơi đây được tôn kính như Đồi Sọ (đồi Can Vê hay Golgotha)[2] nơi chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập giá[3] và cũng được cho là gồm cả nơi mà chúa Giêsu được mai táng và đã sống lại sau 3 ngày. Nhà thờ này là điểm viếng thăm quan trọng của những Kitô hữu hành hương ít nhất từ thế kỷ thứ 4. Ngày nay nhà thờ này cũng được dùng làm trụ sở chính của Thượng phụ Chính thống giáo Hy Lạp ở Jerusalem (Greek Orthodox Patriarch of Jerusalem), trong khi quyền kiểm soát nhà thờ này được chia sẻ giữa nhiều giáo hội Kitô giáo khác nhau, như Chính Thống giáo Đông phương, Chính Thống giáo Cổ Đông phương và Giáo hội Công giáo Rôma. Các giáo hội Anh giáo và Tin Lành không có sự hiện diện thường trực trong nhà thờ này.[4] và các thực thể thế tục trong các thỏa thuận phức tạp về cơ bản không thay đổi trong nhiều thế kỷ.
Mục lục
- 1Lịch sử
- 2Việc bố trí bên trong nhà thờ hiện nay
- 3Nguyên trạng
- 4Sự liên quan tới đền thờ nữ thần Aphrodite
- 5Nghi ngờ tính xác thực của địa điểm này
- 6Gallery hình
- 7Tham khảo
- 8Thư mục
- 9Đọc thêm
- 10Liên kết ngoài
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Việc xây dựng[sửa | sửa mã nguồn]
Vào đầu thế kỷ thứ 2, địa điểm của nhà thờ hiện nay là đền thờ nữ thần Aphrodite; nhiều nhà văn thời xưa mô tả nơi đây là đền thờ nữ thần Venus, vị thần của người La Mã tương đương nữ thần Aphrodite. Eusebius, trong quyển Life of Constantine của ông cho rằng[5] địa điểm nhà thờ này có nguồn gốc từ một nơi tôn kính của Kitô giáo, nhưng hoàng đế Hadrianus đã cố ý cho đổ đất lấp những nơi của Kitô giáo này, rồi xây đền thờ của riêng ông trên đỉnh (đất lấp), do ông ghét Kitô giáo[6]. Mặc dù Eusebius không nói nhiều, nhưng dường như đền thờ nữ thần Aphrodite đã được xây dựng như một phần trong cuộc tái thiết Jerusalem của Hadrianus giống như Aelia Capitolina[7] năm 135, sau khi Jerusalem bị tàn phá bởi cuộc Chiến tranh Do Thái-La Mã thứ nhất năm 70 và cuộc Khởi nghĩa Bar Kokhba năm 132–135.
Khoảng năm 325-326 hoàng đế Constantine I ra lệnh phá đền thờ Aphrodite và đào đất nền của đền thờ đưa đi nơi khác, rồi chỉ thị cho Macarius of Jerusalem - vị giám mục địa phương – xây một nhà thờ trên địa điểm này. Tập Itinerarium Burdigalense[8] tường thuật trong năm 333: Tại đây, hiện nay, do lệnh của hoàng đế Constantine, đã xây dựng một vương cung Thánh đường, tức là một nhà thờ đẹp lạ lùng.[9] Hoàng đế Constantine hướng dẫn cho mẹ ông – hoàng thái hậu Helena - xây các nhà thờ trên những địa điểm tưởng nhớ tới cuộc đời của chúa Giêsu. Bà đã hiện diện từ năm 326 trong việc xây dựng nhà thờ này và đích thân tham gia các cuộc khai quật và xây dựng.
Trong khi khai quật, Helena (được cho là) đã tái phát hiện Thánh giá thật, và ngôi mộ (chôn xác Chúa), dù rằng tường thuật của Eusebius không đề cập tới sự có mặt của Helena tại nơi khai quật cũng như việc phát hiện Thánh giá, mà chỉ nói tới ngôi mộ. Theo Eusebius, ngôi mộ đưa ra một bằng chứng rõ ràng, có thể nhìn thấy rằng đó chính là ngôi mộ của chúa Giêsu;[10][11] Socrates Scholasticus (s. khoảng năm 380), trong quyển Ecclesiastical History (Lịch sử Giáo hội Kitô) của ông đã mô tả đầy đủ việc phát hiện này[12] (sau này được Sozomen và Theodoret nhắc lại) trong đó nhấn mạnh vai trò của Helena trong việc khai quật và xây dựng nhà thờ này; cũng giống như Nhà thờ Giáng Sinh ở Bethlehem (cũng do Constantine và Helena thiết lập) để tưởng nhớ việc đản sinh của chúa Giêsu, thì Nhà thờ mộ Thánh là để tưởng niệm cái chết và sự sống lại của Ngài.
Nhà thờ do hoàng đế Constantine xây gồm 2 nhà thờ nối liền với nhau trên 2 địa điểm thiêng liêng khác nhau, trong đó là một vương cung Thánh đường (gọi là Martyrium (Tử đạo) mà một phụ nữ tên Egeria đã viếng thăm trong thập niên 380), một atrium[13] (tên là Triportico) với đồi Golgotha truyền thống ở một góc, và một rotunda (phòng lớn hình tròn), gọi là Anastasis (Phục sinh), nơi có di tích của một ngôi "mộ đục vào trong núi đá" mà Helena và giám mục Macarius xác định là mộ mai táng chúa Giêsu. Mặt đá ở đầu phía tây của tòa nhà được đục bỏ, mặc dù không biết rõ là ở thời Constantine nó còn lại bao nhiêu, vì việc nghiên cứu khảo cổ đã phát hiện là ngôi đền thờ nữ thần Aphrodite rộng tới khu phòng lớn hình tròn (rotunda) hiện nay,[14] và vì thế mép ngoài của đền thờ phải xa hơn về phía tây. Theo truyền thuyết, Constantine đã cho đục bỏ mặt đá chung quanh ngôi mộ, mà không làm hại nó, để cô lập ngôi mộ, ở trung tâm của gian phòng lớn hình tròn (rotunda) là một nhà nhỏ được gọi là "Kouvouklion" (Kουβούκλιον; tiếng Hy Lạp hiện đại = ngăn phòng nhỏ) hoặc Aedicule[15] (từ chữ Latin: aediculum = ngôi nhà nhỏ), được cho là bao quanh ngôi mộ này, mặc dù ngày nay không có thể xác minh truyền thuyết nói trên, vì các di tích còn lại được hoàn toàn bao bọc bởi một vỏ bọc bằng đá cẩm thạch. Việc khám phá ra các ngôi mộ kokhim[16] ngay bên ngoài tường phía tây của nhà thờ, và gần đây hơn việc điều tra khảo cổ học ở sàn của gian phòng lớn hình tròn, cho thấy một mũi núi hẹp có độ dài ít nhất 10 yard (= 9,14 m) đã phải nhô ra từ mặt đá nếu những vật ở bên trong ngăn phòng nhỏ (Aedicule) đã một lần tồn tại bên trong nó. Kiến trúc vòm của gian phòng lớn hình tròn đã được hoàn thành vào cuối thế kỷ thứ 4. Hàng năm, Giáo hội Chính Thống giáo Đông phương cử hành lễ kỷ niệm ngày Thánh hiến nhà thờ Phục sinh (nhà thờ Mộ Thánh) vào ngày 13 tháng 9 (đối với những nhà thờ theo Lịch Julius truyền thống, ngày13 hiện rơi vào ngày 26 tháng 9 của Lịch Gregory hiện đại).
Hư hại và phá hủy[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà thờ này bị hư hỏng bởi trận hỏa hoạn năm 614 khi vua Khosrau II của Đế chế Ba Tư xâm chiếm Jerusalem và chiếm giữ Thánh Giá. Năm 630, Hoàng đế Heraclius hành quân thắng lợi tiến vào thành Jerusalem và phục hồi Thánh Giá đích thực để xây dựng lại Nhà thờ Mộ Thánh. Dưới sự cai trị của người Hồi giáo, nó vẫn còn là một nhà thờ Kitô giáo. Các nhà cai trị Hồi giáo ban đầu đã bảo vệ các địa điểm Kitô giáo của thành phố, cấm phá hủy và sử dụng như khu nhà ở. Năm 966, các cửa và mái nhà bị đốt cháy trong một cuộc bạo loạn Ngày 18.10.1009, khalip Al-Hakim bi-Amr Allah của Nhà Fatima ra lệnh phá hủy toàn bộ nhà thờ. Người ta tin rằng Al-Hakim "đã bực tức vì số lượng lớn các người hành hương tới Jerusalem trong mùa Phục Sinh, đặc biệt để chiêm ngắm phép lạ hàng năm của ngọn lửa thiêng trong Mộ Chúa. Các biện pháp chống lại nhà thờ này là một phần của một chiến dịch chống lại các nơi thờ phượng Kitô giáo ở Palestine và Ai Cập, gây ra rất nhiều thiệt hại khác: Adhemar Chabannes ghi nhận rằng nhà thờ Thánh George ở Lydda với nhiều nhà thờ khác đã bị tấn công, và Nhà thờ Mộ Thánh bị triệt phá bình địa... Nhà văn Kitô giáo Yahya ibn Sa'id tường thuật là mọi thứ đã bị san bằng, ngoại trừ những phần không thể phá hủy được hoặc quá khó khăn để gỡ bỏ.[17]
Xây dựng lại[sửa | sửa mã nguồn]
Trong các cuộc đàm phán trên phạm vi rộng giữa nhà Fatimid và Đế quốc Byzantine trong các năm 1027-1028 một thỏa thuận đã đạt được, theo đó vị Caliph mới Ali az-Zahir (con trai của Al-Hakim) đồng ý cho phép xây dựng lại và trang trí lại nhà thờ này.[18] Đổi lại,nhà thờ Hồi giáo (mosque) ở Constantinople được phép mở cửa lại và các bài giảng được công bố nhân danh az-Zahir.[18] Các nguồn Hồi giáo nói rằng một thỏa thuận phụ cũng được ký kết, cho phép nhiều Kitô hữu đã từng bị cưỡng bách phải cải theo Hồi giáo trong cuộc bách hại của Al-Hakim, được công khai từ bỏ đạo Hồi.[18] Ngoài ra, khi phóng thích 5.000 tù nhân Hồi giáo, đế quốc Byzantine cũng đòi được khôi phục các nhà thờ khác đã bị Al-Hakim phá hủy cùng việc tái thành lập Patriarch (tòa Thượng phụ) ở Jerusalem.[18] Việc xây dựng lại nhà thờ tốn một khoản tiền rất lớn, được hoàng đế Constantine IX Monomachos và thượng phụ Nicephorus của Constantinople tài trợ, cuối cùng đã hoàn tất vào năm 1048.[19] Mặc dù đế quốc Byzantine đã tiêu một khoản tiền lớn vào dự án này, "nhưng cũng không thể xây dựng lại toàn bộ, mà chỉ tập trung vào gian phòng lớn hình tròn (rotunda) cùng những tòa kiến trúc chung quanh, còn vương cung Thánh đường lớn vẫn còn là đống đổ nát".[17] Công trình xây dựng lại gồm "một sân lộ thiên với 5 nhà nguyện nhỏ liên hợp".[20] Các nhà nguyện nằm ở phía đông của sân phục sinh, nơi từng có bức tường của nhà thờ lớn. Các nhà nguyện này tưởng niệm các cảnh Cuộc thương khó của Giêsu, chẳng hạn nơi giam giữ và nơi đánh đòn chúa Giêsu. Việc Thánh hiến các nhà nguyện này cho thấy tầm quan trọng của lòng sùng kính của các người hành hương đối với chúa Giêsu. Các nhà nguyện này được mô tả như một loại Via Dolorosa[21] thu nhỏ lại'... vì chỉ có ít hoặc không có việc xây dựng lại ở địa điểm vương cung Thánh đường lớn. Những người hành hương từ phương Tây tới Jerusalem trong thế kỷ 11 thấy phần lớn nơi Thánh thiêng vẫn còn đổ nát".[17] Việc kiểm soát Jerusalem – và do đó cả Nhà thờ Mộ Thánh - tiếp tục thay tay nhiều lần giữa nhà Fatimid và vương triều Seljuq (trung thành với Nhà Abbas ở Baghdad) cho tới khi có cuộc Thập tự chinh năm 1099.[22]
Thời Thập Tự chinh[sửa | sửa mã nguồn]
Nhiều sử gia cho rằng mối quan tâm chính của Giáo hoàng Urban II, khi kêu gọi tiến hành cuộc Thập tự chinh thứ nhất, là mối đe dọa từ cuộc xâm lược vùng Tiểu Á của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Constantinople để đáp ứng lời kêu gọi của Hoàng đế Alexios I Komnenos (của Constantinople). Các nhà sử học đồng ý là số phận của Jerusalem - và do đó của nhà thờ Mộ Thánh - được quan tâm, nếu không phải là mục tiêu trước mắt của chính sách của Giáo hoàng năm 1095. Ý tưởng chiếm Jerusalem đã được chú trọng nhiều hơn khi cuộc Thập tự chinh được tiến hành. Khu vực nhà thờ xây dựng lại được các hiệp sĩ của cuộc Thập tự chinh chiếm lại từ tay Nhà Fatimid ngày 15 tháng 7 năm 1099.[17]
Cuộc thập tự chinh thứ nhất đã được hình dung như là một cuộc hành hương có vũ trang, và không có người thập tự chinh nào có thể coi cuộc hành trình của mình là hoàn thành trừ khi anh ta đã cầu nguyện như một người hành hương tại Mộ Thánh. Hoàng thân Godfrey de Bouillon tham gia Thập tự chinh, người đã trở thành người Thập tự chinh đầu tiên chiếm được Jerusalem, đã quyết định không sử dụng danh hiệu vua Jerusalem trong suốt cuộc đời mình, và tự tuyên bố mình là "Advocatus Sancti Sepulchri" ( Người bảo vệ Mộ Thánh).
Ở thời Thập tự chinh, một bể chứa nước dưới vương cung Thánh đường cũ được đồn đại là nơi mà hoàng thái hậu Helena tìm thấy Thánh Giá thật, và bắt đầu được tôn kính như vậy; dù rằng bể đó sau này trở thành "Nhà nguyện phát hiện Thánh Giá", không có bằng chứng cho tin đồn trước thế kỷ 11, và việc nghiên cứu khảo cổ hiện đại bây giờ cho thấy bể chứa được Monomachos sửa chữa ở thế kỷ 11.[14]
Nhà chép sử biên niên William xứ Týros tường thuật việc làm lại nhà thờ này ở giữa thế kỷ thứ 12. Quân Thập tự chinh nghiên cứu khu phế tích phía đông của nơi này, đôi khi đào bới qua đống đổ nát, và trong khi cố gắng đào tìm bể chứa nước, họ đã phát hiện ra một phần mức nền nguyên thủy bao quanh ngôi đền của Hadrian; họ đã quyết định biến nơi này thành một nhà nguyện cung hiến cho Helena (Nhà nguyện Thánh nữ Helena), mở rộng đường hầm khai quật ban đầu của họ thành một cầu thang thích hợp. Quân Thập tự chinh bắt đầu tái trang bị nhà thờ theo kiểu kiến trúc Roman và thêm vào một tháp chuông. Những công trình xây dựng lại này đã hợp nhất các nhà nguyện nhỏ ở đây thành một tổng thể và đã được hoàn thành dưới thời trị vì của Nữ hoàng Melisende trong năm 1149, lần đầu tiên đặt tất cả các nơi Thánh nằm chung dưới một mái nhà. Nhà thờ này trở thành trụ sở của Latin Patriarchs[23] thứ nhất, và cũng là trụ sở của scriptorium (phòng viết các bản sao)của vương quốc Jerusalem. Nhà thờ, cùng với phần còn lại của thành phố Jerusalem, đã bị rơi vào tay Saladin năm 1187, mặc dù hiệp ước thành lập sau cuộc thập tự chinh thứ ba cho phép các người hành hương Kitô giáo được tới nhà thờ này. Hoàng đế Friedrich II của đế quốc La Mã Thần Thánh chiếm lại thành phố và nhà thờ theo một hiệp ước trong thế kỷ 13, trong khi bản thân ông đang bị vạ tuyệt thông, dẫn đến kết quả kỳ cục là ngôi nhà thờ linh thiêng nhất của Kitô giáo được đặt dưới quyền của một tín hữu bị Giáo hội cấm chỉ tham gia nghi lễ phụng vụ. Năm 1244, cả thành phố Jerusalem và nhà thờ này bị Khwarezm chiếm.
Các thời sau này[sửa | sửa mã nguồn]
Các tu sĩ dòng Phanxicô trùng tu thêm vào năm 1555, vì nó đã bị bỏ bê mặc dù số lượng khách hành hương tăng lên. Các tu sĩ dòng Phanxicô xây lại Aedicule (căn phòng nhỏ), mở rộng cấu trúc để dựng lên một tiền phòng (ante-chamber).[24] Sau cuộc trùng tu năm 1555, quyền kiểm soát nhà thờ thay đổi giữa các tu sĩ dòng Phanxicô và Chính Thống giáo, tùy thuộc bên nào có thể kiếm được firman (sắc lệnh nhà vua) thuận lợi từ Sublime Porte[25]. vào một thời điểm cụ thể, thường là thông qua hối lộ hoàn toàn, và những cuộc va chạm dữ dội không phải là hiếm. Không có thỏa thuận về vấn đề này, mặc dù đã được nói đến tại các cuộc đàm phán Hiệp ước Karlowitz năm 1699.[26] Năm 1767, mệt mỏi vì cãi nhau, "Sublime Porte" đã ban hành một "firman" phân chia nhà thờ cho các bên tranh chấp.
Năm 1808, một cuộc hỏa hoạn lại làm hư hại nhà thờ lần nữa, khiến cho mái vòm của Rotunda sụp đổ và phá tan phần trang trí bên ngoài của Edicule. Rotunda và phần bên ngoài của Edicule được xây dựng lại trong năm 1809-1810 bởi kiến trúc sư Komminos of Mytilene theo phong cách kiến trúc Baroque thịnh hành thời đó. Đám cháy không lan vào bên trong Aedicule, và phần trang trí bằng đá cẩm thạch của Mộ được khôi phục lại từ năm 1555, mặc dù nội thất của tiền phòng, bây giờ được gọi là "nhà nguyện thiên thần", đã được xây dựng lại một phần theo mặt bằng hình vuông, thay cho phần cuối dạng bán cầu ở phía tây trước đó.
Một firman (sắc lệnh) khác năm 1853 của sultan củng cố sự phân chia nhà thờ hiện tại giữa các cộng đồng (Chính Thống giáo và Công giáo) và thiết lập một nguyên trạng cho các sắp xếp để "tồn tại mãi mãi", gây ra những bất đồng ý kiến về việc bảo trì và thậm chí các thay đổi nhỏ, bao gồm cả bất đồng về việc loại bỏ một cái thang ở bên ngoài ban-công cuối nhà thờ dưới một cửa sổ; cái thang này vẫn ở nguyên một vị trí kể từ đó đến nay.[27]
Tấm ốp đá cẩm thạch màu đỏ mà Komminos dùng cho Aedicule đã xuống cấp nặng và bị lìa khỏi cấu trúc cơ bản. Từ năm 1947 "chính quyền Anh ủy trị Palestine" (chính quyền Anh cai trị Palestine theo ủy nhiệm của Liên Hiệp Quốc) đã cho đặt một khung sắt ốp bên ngoài để giữ tấm đá cẩm thạch nói trên khỏi bị hư hại. Cho tới nay vẫn không có thỏa thuận nào (giữa các bên) về việc tu bổ sửa chữa tấm ốp nói trên. Vòm nóc nhà thờ hiện nay được xây từ năm 1870, đã được tu bổ trong thời gian từ năm 1994-1997, như là một phần của những việc trùng tu mở rộng hiện đại Nhà thờ Mộ Thánh, được tiến hành từ năm 1959. Trong thời gian từ năm 1973 tới 1978 các công trình phục hồi và khai quật bên trong tòa nhà và dưới khu phố Muristan gần đó, đã xác định được rằng nơi này nguyên là một mỏ đá, mà từ đó "meleke" trắng, đá vôi đã được khai thác.[28] Về phía đông của Nhà nguyện Thánh Helena, những người khai quật đã phát hiện một ô trống có chứa một bản vẽ tàu thủy La Mã ở thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên,[29] 2 bức tường thấp chống đỡ nền của ngôi đền từ thế kỷ thứ hai của thời Hadrian, và một bức tường cao hơn ở thế kỷ thứ 4 được xây dựng để chống đỡ Vương cung thánh đường của Constantine.[30][31] Gần đây nhà chức trách Giáo hội Chính thống Armenia đã cải tạo nơi khảo cổ này thành "nhà nguyện Thánh Vartan", và làm một lối đi bộ nhân tạo trên mỏ đá ở phía bắc của nhà nguyện, để có thể đi vào nhà nguyện này từ "nhà nguyện Thánh Helena (nếu được phép).
Đã có vài tranh cãi trong năm 2010, khi Hội đồng thành phố Jerusalem đe dọa cúp nước dẫn vào nhà thờ do tranh cãi về các hóa đơn tiền nước.[32]
Việc bố trí bên trong nhà thờ hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]
Sơ đồ mặt bằng về các bố tri bên trong nhà thờ[sửa | sửa mã nguồn]
Phòng nhỏ (chứa Mộ Thánh)
Catholicon
Rotunda (Phòng tròn lớn trên có mái vòm)
Phiến đá xức dầu
Nhà nguyện jacobite
Mộ ông Giuse Arimathie
Nhà nguyện Chính thống giáo copte
Gian cung thánh latin
Bàn thờ thánh Maria Madalena
Nhà nguyện dòng Phanxicô kính việc Chúa sống lại hiện ra với Đức Mẹ
Nhà người Hồi giáo gác cửa nhà thờ
Lối vào nhà thờ (cánh ngang phía nam)
Nhà nguyện dòng Phanxicô kính 7 sự đau khổ Đức Mẹ
Nhà nguyện Công giao kính việc đóng đinh Chúa
Nhà nguyện Chính thống giáo Hy Lạp ở đồi Canvê
Bàn thờ trên đồi Canvê
Bàn thờ Stabat Mater
Bàn thờ nơi Chúa bị đóng đinh
Gian cung thánh Chính thống giáo Hy Lạp
Vòm Đức Mẹ Marria
Nhà nguyện nơi Chúa bị nhốt
Nhà nguyện Chính thống giáo Hy Lạp kính thánh Longinus
Nhà nguyện Chính thống giáo Armenia về việc lính Do Thái chia áo Chúa Giêsu
Nhà nguyện nơi Chúa bị sỉ nhục
Nhà nguyện thánh Helena
Nhà nguyện nơi phát hiện Thánh giá thật
Nhà nguyện thánh Vardan
Mỏ khai thác đá thời xưa
Catholicon
Rotunda (Phòng tròn lớn trên có mái vòm)
Phiến đá xức dầu
Nhà nguyện jacobite
Mộ ông Giuse Arimathie
Nhà nguyện Chính thống giáo copte
Gian cung thánh latin
Bàn thờ thánh Maria Madalena
Nhà nguyện dòng Phanxicô kính việc Chúa sống lại hiện ra với Đức Mẹ
Nhà người Hồi giáo gác cửa nhà thờ
Lối vào nhà thờ (cánh ngang phía nam)
Nhà nguyện dòng Phanxicô kính 7 sự đau khổ Đức Mẹ
Nhà nguyện Công giao kính việc đóng đinh Chúa
Nhà nguyện Chính thống giáo Hy Lạp ở đồi Canvê
Bàn thờ trên đồi Canvê
Bàn thờ Stabat Mater
Bàn thờ nơi Chúa bị đóng đinh
Gian cung thánh Chính thống giáo Hy Lạp
Vòm Đức Mẹ Marria
Nhà nguyện nơi Chúa bị nhốt
Nhà nguyện Chính thống giáo Hy Lạp kính thánh Longinus
Nhà nguyện Chính thống giáo Armenia về việc lính Do Thái chia áo Chúa Giêsu
Nhà nguyện nơi Chúa bị sỉ nhục
Nhà nguyện thánh Helena
Nhà nguyện nơi phát hiện Thánh giá thật
Nhà nguyện thánh Vardan
Mỏ khai thác đá thời xưa
Lối vào nhà thờ là thông qua một cửa duy nhất ở cánh ngang phía nam nhà thờ. Lối đi hẹp này để vào một tòa nhà lớn như vậy đã tỏ ra có những lúc rất nguy hiểm. Ví dụ, khi một đám cháy xảy ra vào năm 1840, hàng chục người hành hương đã bị dẫm đạp đến chết. Năm 1999, các cộng đồng (Chính Thống giáo và Công giáo) đã đồng ý làm một cửa thoát hiểm mới ở nhà thờ, nhưng cho tới nay cũng chưa thấy nói cửa đó đã được làm hay chưa.
Đồi Can Vê (Golgotha)[sửa | sửa mã nguồn]
Ở phía nam của bàn thờ, qua hành lang nhỏ (một lối đi chung quanh phía cuối gian cung Thánh của nhà thờ) là một cầu thang lên đồi Can-vê (Golgotha), theo truyền thuyết là nơi đóng đinh chúa Giêsu và là nơi được trang trí nhiều nhất của nhà thờ. Bàn thờ chính ở đây thuộc về Chính Thống giáo Hy Lạp, trong đó có Đá đồi Can-vê (chặng đàng Thánh giá thứ 12). Đá này có thể nhìn thấy dưới lớp kính trên cả hai phía của bàn thờ, bên dưới bàn thờ có một lỗ được cho là chỗ để dựng thập giá lên. Bên Công giáo (dòng Phanxicô) có một bàn thờ ở bên cạnh: Nhà nguyện (tưởng niệm việc) Đóng đinh vào thập giá (chặng đường Thánh giá thứ 11). Phía bên trái bàn thờ này, về hướng nhà nguyện của Chính Thống giáo, có một tượng đức Mẹ Maria, được tin là làm những phép lạ (chặng đường Thánh giá thứ 13, nơi xác chúa Giêsu được tháo khỏi thập giá đem xuống trao cho gia đình).
Bên dưới đồi Can-vê và 2 nhà nguyện ở đó, trên sàn chính, là Nhà nguyện của Adam. Theo truyền thuyết, Chúa Giêsu bị đóng đinh trên nơi mà hộp sọ Adam được chôn cất. Đá của đồi Can-vê được nhìn thấy bị nứt thông qua một cửa sổ trên bức tường bàn thờ, vết nứt theo truyền thuyết được cho là gây ra bởi trận động đất xảy ra khi Chúa Giêsu gục chết trên thập giá, và được các học giả nói là do kết quả của việc khai thác đá ở một chỗ nứt tự nhiên trong đá.[33]
Tấm đá xức dầu[sửa | sửa mã nguồn]
Ngay bên trong lối vào là Tấm đá xức dầu (The Stone of Anointing), mà truyền thuyết cho là nơi Joseph of Arimathea đã đặt xác chúa Giêsu lên để xức dầu chuẩn bị chôn. Tuy nhiên, truyền thuyết này chỉ được chứng thực từ thời Thập tự chinh, và tấm đá hiện nay chỉ được thêm vào trong lần tái thiết năm 1810.[24]
Rotunda và Aedicule[sửa | sửa mã nguồn]
Rotunda (Phòng lớn hình tròn) nằm ở giữa nhà thờ, bên dưới vòm lớn hơn trong 2 vòm của nhà thờ. Ở giữa Rotunda là nhà nguyện được gọi là Edicule (ngăn phòng nhỏ), trong đó có Mộ Thánh. Edicule có hai phòng: phòng đầu tiên có tấm đá của Thiên thần, một mảnh của phiến đá được cho là đã niêm phong ngôi mộ sau khi chôn cất Chúa Giêsu; còn phòng thứ hai chứa chính ngôi mộ.
Nguyên trạng ở Rotunda[sửa | sửa mã nguồn]
Dưới biện pháp nguyên trạng (status quo) giáo hội Chính Thống giáo Đông phương, Giáo hội Công giáo Rôma và Giáo hội tông đồ Armenia đều có quyền ở bên trong Mộ Thánh, và cả ba cộng đồng giáo hội trên đều cử hành phụng vụ hoặc lễ misa hàng ngày ở đây. Rotunda cũng được dùng cho những lễ nghi khác trong những dịp đặc biệt, chẳng hạn như lễ Holy Fire (Lửa thiêng) trong ngày Thứ bẩy tuần Thánh do Thượng phụ Chính thống giáo Hy Lạp của Jerusalem cử hành. Ở phía sau, trong một nhà nguyện xây dựng bằng lưới sắt mắt cáo trên nền đá hình bán nguyệt, có một bàn thờ do giáo hội Chính Thống giáo Coptic sử dụng.
Ngoài ra phía sau của Rotunda là một nhà nguyện rất thô kệch, có lối vào một phòng đục trong đá, mà từ đó một vài mộ kokhim tỏa ra. Mặc dù nơi này được phát hiện tương đối gần đây, và không xác định được là cái gì, nhưng nhiều Kitô hữu tin rằng đó là ngôi mộ của Joseph xứ Arimathea trong đó Giáo hội Chính Thống Syria cử hành Phụng vụ của họ vào ngày chủ nhật. Bên phải của ngôi mộ về phía đông nam của Rotunda là nhà nguyện (Chúa Giêsu) hiện ra, được dành riêng cho giáo hội Công giáo Rôma.
Nhà thờ chính của tu viện Chính Thống giáo (Catholicon) và lối đi[sửa | sửa mã nguồn]
- The Catholicon (nhà thờ chính của tu viện Chính Thống giáo) - Ở phía đông đối diện với Rotunda là một kiến trúc của Thập tự quân chứa bàn thờ chính của Nhà thờ, ngày nay là nhà thờ chính của tu viện Chính Thống giáo (catholicon). Mái vòm thứ nhì, nhỏ hơn nằm ngay trên trung tâm điểm giao nhau giữa cánh dọc và cánh ngang nhà thờ ở gian cung Thánh nơi đặt một omphalos (tượng đá hình cái rốn của người) từng được cho là trung tâm thế giới (kết hợp với nơi đóng đinh chúa Giêsu cùng thập giá và nơi Chúa phục sinh). Phía đông của omphalos là một iconostasis[34] lớn ngăn cách hậu điện linh thiêng của Chính Thống giáo, trước ngai của thượng phụ Chính Thống giáo Hy Lạp ở Jerusalem ở phía nam đối diện với ngai của thượng phụ Chính Thống giáo Hy Lạp ở thành Antioch ở phía bắc.
- Nơi giam chúa Kitô - Ở phía đông của nhà thờ là Nơi giam chúa Kitô, được các tu sĩ dòng Phanxicô cho là nơi giam giữ chúa Giêsu. Chính Thống giáo Hy Lạp cho rằng nơi giam chúa Giêsu thực sự là ở bên trong Monastery of the Praetorium (Tu viện Dinh Pháp quan) của họ, ở gần nhà thờ mang tên Nhà thờ Ecce Homo[35], ở chặng thứ nhất trên Via Dolorosa[36]. Giáo hội Chính Thống Armenia coi một chỗ hốc tường trong Monastery of the Flagellation (tu viện Chúa Giêsu bị đánh đòn), gần chặng thứ hai trên "Đường đau khổ", là Nơi giam chúa Kitô. Một bể chứa nước trong số các phế tích gần Church of St. Peter in Gallicantu[37] cũng được coi là Nơi giam chúa Kitô.
Xa hơn về phía đông ở hành lang có che chắn là 3 nhà nguyện (từ nam lên bắc):
- Greek Chapel of St. Longinus - Nhà nguyện Chính Thống giáo Hy Lạp, cung hiến cho Thánh Longinus, một binh sĩ La Mã mà theo Tân Ước đã đâm ngọn dáo mác vào cạnh sườn chúa Giêsu khi bị đóng đinh trên thập giá.
- Armenian Chapel of Division of Robes -
- Greek Chapel of the Derision – nhà nguyện tưởng niệm việc chúa Giêsu bị người Do Thái nhạo báng ở cực nam của hành lang có che chắn.
Khu phức hợp thuộc Giáo hội Chính thống Armenia[sửa | sửa mã nguồn]
- Nhà nguyện Thánh nữ Helena - giữa 2 nhà nguyện đầu tiên có cầu thang đi xuống nhà nguyện Thánh nữ Helena, thuộc giáo hội Chính Thống Armenia.
- Nhà nguyện Thánh Vartan - ở phía bắc của nhà nguyện Thánh nữ Helena là một cửa sắt rèn trang trí lộng lẫy, bên ngoài là một bệ nhân tạo để nhìn Quarry (Mỏ Đá), và dẫn tới Nhà nguyện Thánh Vartan. Nhà nguyên này chứa các di vật khảo cổ từ đền thờ của Hadrian và Vương cung Thánh đường của Constantine. Các khu vực này thường đóng cửa.
- Nhà nguyện phát hiện Thánh giá thật - một cầu thang khác 22 bậc từ Nhà nguyện Thánh nữ Helena dẫn xuống Nhà nguyện phát hiện Thánh giá thật của Công giáo Rôma, được tin là nơi mà Thánh giá thật được tìm thấy.
Phía bắc Aedicule[sửa | sửa mã nguồn]
- Nhà nguyện Maria Magdalena – Nhà nguyện này ở nơi mà Maria Magdalena gặp lại chúa Giêsu sau khi Ngài sống lại.
- Nhà thờ dòng Phanxicô -
Phía nam Aedicule[sửa | sửa mã nguồn]
Ba nhà nguyện Thánh James người Công chính, Thánh Gioan Tẩy giả và Forty Martyrs of Sebaste (40 vị tử đạo ở Sebaste, nay là Sivas ở Thổ Nhĩ Kỳ),của Chính Thống giáo Hy Lạp, ở phía nam Rotunda và phía tây sân trước ban đầu tạo thành khu liên hợp "nhà rửa tội" (baptistery) của giáo hội Constantinean, nhà nguyện ở cực nam là tiền sảnh, nhà nguyện ở giữa là "nhà rửa tội" thực sự, còn nhà nguyện phía bắc là một phòng trong đó vị thượng phụ xức dầu cho người mới được rửa tội trước khi dẫn họ vào Rotunda ở phía bắc của khu liên hợp này.
Mái nhà thờ[sửa | sửa mã nguồn]
Người ta có thể lên mái nhà thờ từ sân nhỏ bên trong của Tòa thượng phụ Chính Thống giáo Hy Lạp ở Jerusalem.
Nguyên trạng[sửa | sửa mã nguồn]
Những cộng đồng tôn giáo chính trông nom nhà thờ này là Chính Thống giáo Đông phương, Chính Thống giáo Armenia và Giáo hội Công giáo Rôma, trong đó Chính Thống giáo Đông phương có phần lớn nhất. Trong thế kỷ 19, Giáo hội Chính thống Coptic, Giáo hội Chính thống Ethiopia và Giáo hội Chính thống Syria cũng được tham gia với trách nhiệm ít hơn, trong đó có các nơi Thánh thiêng cùng những cấu trúc bên trong và chung quanh nhà thờ này. Thời gian và các nơi thờ phượng dành cho mỗi cộng đồng được điều chỉnh chặt chẽ ở các khu vực chung.
Việc thiết lập "nguyên trạng" năm 1853 cũng không làm ngưng được bạo hành, vẫn thường tiếp tục xảy ra, ngay cả trong thời hiện đại. Trong một ngày mùa hè nóng bức năm 2002, một tu sĩ giáo hội Chính Thống Coptic đã di chuyển chiếc ghế của mình từ vị trí đã thỏa thuận vào trong bóng râm. Việc này được các tu sĩ Chính Thống giáo Ethiopian coi như thái độ thù địch, dẫn tới đánh lộn khiến 11 người phải nhập viện.[38]
Trong một vụ va chạm khác vào năm 2004 trong khi giáo hội Chính Thống giáo đang cử hành "Lễ suy tôn Thánh giá" thì một cửa ở nhà nguyện của dòng Phanxicô (Công giáo) vẫn mở. Điều này được bên Chính Thống giáo coi như không tôn trọng họ, nên đã nổ ra vụ ẩu đả khiến vài người bị bắt, nhưng không ai bị thương nặng.[39]
Ngày Chúa nhật Lễ Lá, trong tháng 4 năm 2008, một cuộc cãi lộn đã nổ ra khi một tu sĩ Hy Lạp bị một phe đối lập tống ra khỏi tòa nhà. Cảnh sát đã được gọi tới nhưng cũng bị những người hăng máu đang cãi lộn tấn công luôn.[40] Một cuộc va chạm giữa các tu sĩ Armenia và Hy Lạp cũng đã nổ ra trong ngày chúa nhật 9.11.2008, trong khi cử hành Lễ kính Thánh Giá.[41][42]
Theo thỏa thuận nguyên trạng (status quo), không phần chung nào của nhà thờ được bố trí lại nếu không có sự đồng thuận của tất cả các cộng đồng tôn giáo nói trên. Điều này thường dẫn tới tình trạng bỏ bê không sửa chữa kịp thời các hư hại khi các cộng đồng nói trên không thỏa hiệp được với nhau. Điển hình là tình trạng chậm trễ trong việc tu sửa edicule (gian phòng nhỏ chứa mộ Chúa), khiến cho nhu cầu sửa chữa nơi này hiện nay trở nên cấp thiết.
Một ví dụ bất tiện khác về thỏa thuận giữ nguyên trạng là một chiếc thang bằng gỗ dưới cửa sổ bên ngoài lan can trên lối vào nhà thờ: một người nào đó đã đặt chiếc thang này ở đây trước năm 1852, mà theo thỏa thuận giữ nguyên trạng thì nơi đây là phần chung, nên chiếc thang vẫn nằm y nguyên ở vị trí này cho tới ngày nay, không ai được đụng vào.[43][44]
Không cộng đoàn nào kiểm soát lối vào chính. Năm 1192, Saladin phân công việc kiểm soát cửa vào nhà thờ cho hai gia đình người Hồi giáo lân cận. Gia tộc Joudeh Al-Goudia được giao phó nhiệm vụ giữ các chìa khóa của nhà thờ, còn gia tộc Nusseibeh phụ trách giữ cửa. Biện pháp bố trí này còn tồn tại tới ngày nay. Gia đình Joudeh Al-Goudia nắm giữ các tài liệu của các vua Hồi giáo Ottoman cai trị Jerusalem xác định họ là gia đình duy nhất được trao phó các chìa khóa của nhà thờ.
Sự liên quan tới đền thờ nữ thần Aphrodite[sửa | sửa mã nguồn]
Như đã nói trên, nơi đây đã từng là đền thờ nữ thần Aphrodite trước khi Constantine cho xây nhà thờ, một chi tiết mà truyền thuyết Kitô giáo cho là do Hadrian cố ý đặt đền thờ trên ngôi mộ của chúa Giêsu như một sự coi khinh Kitô giáo. Tuy nhiên, đền thờ của Hadrian được đặt ở vị trí này thực ra chỉ đơn thuần vì đây là nơi giao nhau của tuyến đường chính bắc nam (mà bây giờ là Suq Khan-ez-Zeit) với một trong hai đường chính đông-tây (mà bây giờ là Via Dolorosa tức Đường đau khổ hay Đường Thánh giá),[cần dẫn nguồn] và tiếp cận trực tiếp với forum (quảng trường lộ thiên, nơi dân chúng tụ họp) (mà bây giờ là vị trí của Muristan[45](hẹp hơn); theo truyền thống của các thành phố La Mã thì Forum được đặt ở ngã tư giao lộ giữa con đường chính nam-bắc gặp con đường chính đông tây (mà nay là El-Bazar/phố David). Cả đền thờ và Forum chiếm toàn bộ khoảng không gian của giao lộ giữa 2 đường chính đông-tây (vài di tích trên mặt đất của phần cuối đền thờ phía đông có tường bao quanh vẫn còn tồn tại ở chỗ phái bộ truyền giáo Nga lưu vong" (Russian Mission in Exile).
Sự liên quan tới thành phố Jerusalem[sửa | sửa mã nguồn]
Phúc âm mô tả ngôi mộ chúa Giêsu nằm ở bên ngoài bức tường thành Jerusalem cổ,[46] vì thông thường nơi mai táng trong thời cổ được coi là nơi không sạch sẽ, do đó thường không nằm phía trong các tường thành[47], tuy nhiên Nhà thờ Mộ Thánh lại nằm ở khu giữa thành phố do Hadrian lập nên, tức bên trong các tường thành Jerusalem cổ, do vua Hồi giáo Suleiman the Magnificent xây năm 1538. Người ta cho rằng thành Jerusalem vào thời chúa Giêsu thì hẹp hơn nhiều, nên vị trí này lúc đó nằm bên ngoài các tường thành, sau đó thành phố được nới rộng dần ra kể từ khi Herod Agrippa (41–44) được lịch sử ghi nhận là đã nới rộng thành phố về hướng bắc và hướng tây. Khu vực ngay phía nam và phía đông của ngôi mộ thời xưa là mỏ khai thác đá[48] Năm 2007, nhà khảo cổ Dan Bahat cho biết 6 ngôi mộ từ thế kỷ thứ nhất đã được tìm thấy trong khu vực Nhà thờ Mộ Thánh. Điều đó có nghĩa là nơi này (đã) nằm ở bên ngoài thành phố, không còn nghi ngờ gì nữa....,[49] Việc xác định niên đại các ngôi mộ được căn cứ trên sự kiện là chúng thuộc kiểu kokh, kiểu mộ thông thường ở thế kỷ thứ nhất; tuy nhiên, kiểu mộ kokh cũng là thông thường ở đầu thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.[50]
Khả năng có thể một ngôi mộ ở thế kỷ thứ nhất được đặt ở phía tây thành phố Jerusalem thật đáng ngờ, vì theo Akiba ben Joseph - vị lãnh đạo giáo sĩ Do Thái ở cuối thế kỷ thứ nhất - được trích dẫn trong sách Mishnah (sách chép luật Do Thái truyền khẩu) – thì các ngôi mộ không được đặt ở phía tây thành phố vì gió ở Jerusalem thường thổi tới từ hướng tây, và như vậy sẽ đem theo mùi ô uế của xác chết vào thành phố cùng Núi Đền Thờ.[51]. Hồ sơ khảo cổ cho biết là những chỉ thị do Akiba ben Joseph nêu ra bên trên cho việc chọn địa điểm mai táng, được tuân thủ cách cứng nhắc; hầu như mọi ngôi mộ của Jerusalem cổ truyền đều nằm ở phía đông thành phố, trên Núi Olives, ngoại trừ vài ngôi mộ nằm cách một kilometre về phía tây, và các ngôi mộ trong Nhà thờ Mộ Thánh[52]
Tuy nhiên, ta phải lưu ý rằng, nơi được cho là hốc tường đặt cuộn kinh Torah trong ngôi nhà dường như nguyên thủy được xây dựng dùng làm đền thờ Kitô-Do Thái giáo từ khoảng năm 70 tới năm 135 sau Công nguyên trên vị trí theo truyền thuyết là Cenacle (Nhà Tiệc Ly) hoặc phòng ở tầng trên của Last Supper (Bữa ăn cuối cùng) và nay được xác định là vị trí King David's Tomb (Mộ vua David) thì không hướng về Núi Đền Thờ, mà hướng về vị trí Ngôi Mộ Thánh,[53] điều đó có lẽ cho thấy là cộng đồng Kitô hữu xây dựng nó đã bắt đầu chuyển nhiều truyền thống tôn giáo mà ban đầu kết hợp với Đền Thờ (Do Thái giáo) thành những nơi mà họ kết hợp với cái chết và Sự phục sinh của Giêsu (chẳng hạn như nơi an táng tổ phụ Adam và trung tâm thế giới)
Nghi ngờ tính xác thực của địa điểm này[sửa | sửa mã nguồn]
Mặc dù việc xác định Aedicule (căn phòng nhỏ) là nơi có mộ chúa Giêsu không phải là giáo lý đức tin đối với bất cứ nhóm Kitô hữu đa số nào, nhưng các Kitô hữu Chính Thống giáo và Công giáo vẫn tin chắc vào địa điểm truyền thống này. Tuy nhiên, do nhiều vấn đề về địa điểm này nẩy sinh, nên nhiều học giả đã bác bỏ tính hợp thức của nơi này.[54] Chính sự kiện là bên ngoài thành phố Jerusalem vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất Kitô giáo có nhiều nơi được gọi trong các biệt ngữ địa phương là "Golgotha" (bởi vì tất cả những nơi đó đã được sử dụng như một nơi hành quyết tội nhân) đã làm cho nhiệm vụ tìm kiếm địa điểm đích thực nơi Chúa Giêsu bị hành hình trở nên phức tạp.[55] Trong khi đó, vị trí truyền thống của Golgotha bị một số nhà sử học coi như không thích hợp để dùng làm nơi hành quyết tử tội bằng cách đóng đinh vào thập giá, do cấu trúc đá nhô ra phía trước của nó.[56] Sau thời gian lưu trú ở Palestine trong các năm 1882–83, tướng Charles George Gordon đã tìm thấy một địa điểm ở bên ngoài các tường thành cổ mà ông ta cho là vị trí đích thực của đồi Golgotha. Mặc dù Nhà thờ Mộ Thánh có ngôi mộ chỉ cách đồi Golgotha (trong nhà thờ) vài yards (0,9144 mét), nhưng không có lý do đặc biệt nào để coi việc đặt 2 nơi gần nhau (mộ và đồi Golgotha) là cần thiết; tuy nhiên, Gordon theo nguyên tắc này, kết luận rằng địa điểm đồi Golgotha mà ông ta tìm thấy cũng phải nằm gần nơi mai táng chúa Giêsu, nên xác định một ngôi mộ gần đó – nay gọi là Garden Tomb[57] – là nơi mai táng chúa Giêsu. Các vật sành sứ và khảo cổ tìm thấy trong khu vực này sau đó được xác định có niên đại từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, nên theo ý kiến các nhà khảo cổ thì nơi có ngôi Garden Tomb đã bị bỏ hoang từ thế kỷ thứ nhất sau CN.[58] Về mặt Kinh Thánh thì điều này không phù hợp với 3 trình thuật Phúc âm (Matthew, Luca, và Gioan) trong đó đặc biệt nói rằng ngôi mộ của chúa Giêsu là mới và trong đó chưa có đặt xác ai. Mặc dù có những phát hiện về khảo cổ, nhưng Garden Tomb đã trở thành nơi ưa thích cho các người Tin Lành hành hương. Những nhà lãnh đạo Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô đã rất do dự trong việc xác định chính thức, dù rằng nhiều tín đồ Mormon coi Garden Tomb là địa điểm chính xác của ngôi mộ chúa Giêsu.
Gallery hình[sửa | sửa mã nguồn]
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ khu phố có các tiệm buôn bán thuộc khu vực Kitô giáo ở Jerusalem
- ^ Church of the Holy Sepulchre, Jerusalem
- ^ McMahon, Arthur.L. (1913). “Holy Sepulchre”. Catholic Encyclopedia. New York: Robert Appleton Company.
- ^ The search for a Protestant Holy Sepulchre: the Garden Tomb in nineteenth-century Jerusalem, The Journal of Ecclesiastical History, ngày 1 tháng 4 năm 1995, Kochav, Sarah
- ^ NPNF2-01. Eusebius Pamphilius: Church History, Life of Constantine, Oration in Praise of Constantine | Christian Classics Ethereal Library
- ^ Eusebius, Life of Constantine, 3:26
- ^ tên Latin đầy đủ là Colonia Aelia Capitolina, một thành phố do hoàng đế Hadrianus xây dựng trên vùng Jerusalem, và bị quân đội La Mã chiếm đóng, rồi bị phá hủy từ năm 70 sau Công nguyên
- ^ hành trình của một người Burdigalense (nay là Bordeaux, Pháp) hành hương tới Đất Thánh
- ^ Itinerarium Burdigalense, trang 594
- ^ Eusebius, Life of Constantine, Chapter 28
- ^ NPNF2-01. Eusebius Pamphilius: Church History, Life of Constantine, Oration in Praise of Constantine | Christian Classics Ethereal Library
- ^ NPNF2-02. Socrates and Sozomenus Ecclesiastical Histories | Christian Classics Ethereal Library
- ^ phòng lớn hoặc sân lộ thiên có hàng cột ở cạnh, thường là ở giữa một tòa nhà có các phòng bao bọc 4 bên chung quanh
- ^ a ă Virgilio Corbo, The Holy Sepulchre of Jerusalem (1981)
- ^ Americans spell this as Edicule
- ^ một ngôi mộ liên hợp được đặc trưng bởi một loạt các hang dài và hẹp, tỏa ra từ một căn phòng trung tâm, trong đó người chết được đặt mai táng
- ^ a ă â b Morris 2005
- ^ a ă â b Lev 1991 Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “Lev 1991” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác - ^ Foakes-Jackson 1921
- ^ Fergusson 1865
- ^ đường khổ nạn = đường mà Chúa Giêsu vác thập giá đi qua tới nơi chịu đóng đinh
- ^ Gold 2007
- ^ Thượng phụ Công giáo Đông phương theo nghi lễ latin ở Jerusalem
- ^ a ă Jerome Murphy-O'Connor, The Holy Land, (2008), page 56
- ^ Cổng đài danh dự của thủ tướng ở Constantinople, trụ sở chính phủ của sultan đế quốc Ottoman, chỉ chính phủ đế quốc Ottoman
- ^ Geschichte der europäischen Staaten, Geschichte des östreichischen Kaiserstaates, János Nepomuk Jozsef Mailáth (gróf), Band 4, Seite 262, F. Perthes, Hamburg 1848.
- ^ http://www.bibleinterp.com/articles/sepulchre.shtm The Church of the Holy Sepulchre:A Work in Progress
- ^ Hesemann, Michael (1999). Die Jesus-Tafel. Freiburg. tr. 170. ISBN 3-451-27092-7. (tiếng Đức)
- ^ [1][liên kết hỏng]
- ^ Jerome Murphy-O'Connor, The Holy Land, (1998), page 59
- ^ the height difference can be easily seen - the yellowish wall on the left is the 4th century wall, the pinkish wall on the right is the 2nd century wall
- ^ Israel threatens to cut off water supply to Church of the Holy Sepulchre, AsiaNews.it
- ^ [2] (archived from the original)
- ^ bình phong gồm các ảnh Thánh ngăn cách giữa hậu điện và phần còn lại của nhà thờ
- ^ "Này là Người", lời tổng trấn Pilate nói với dân Do Thái khi đưa chúa Giêsu sau khi bị đánh đòn ra cho họ xem
- ^ Đường đau khổ = đường mà chúa Giêsu vác thập giá đi từ dinh tổng trấn Pilate tới đồi Golgotha để chịu đóng đinh
- ^ "nhà thờ Thánh Phêrô nghe tiếng gà gáy", theo Thánh kinh, Phêrô đã chối là không quen biết chúa Giêsu 3 lần trong đêm chúa Giêsu bị bắt, cho tới khi nghe tiếng gà trống gáy lúc rạng đông thì ông tỉnh ngộ, ăn năn hối tiếc lời chối của mình
- ^ Christian History Corner: Divvying up the Most Sacred Place | Christianity Today | A Magazine of Evangelical Conviction
- ^ Fisher-Ilan, Allyn (ngày 28 tháng 9 năm 2004). “Punch-up at tomb of Jesus”. The Guardian (London). Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2010.
- ^ Armenian, Greek worshippers come to blows at Jesus' tomb - Haaretz - Israel News
- ^ “Riot police called as monks clash in the Church of the Holy Sepulchre”. London: Times Online. Ngày 10 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2008.
- ^ “Once again, monks come to blows at Church of Holy Sepulcher”. The Associated Press. 11 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2008.
- ^ “Holy Sepulchre Ladder”.
- ^ An unusual and rare location of the ladder was documented by an Israeli tour guide in February 2009 [3]
- ^ khu phố buôn bán trong khu vực Kitô giáo thuộc thành Jerusalem cổ
- ^ for example, Hebrews 13:12
- ^ [Toynbee, Jocelyn M. C. Death and Burial in the Roman World, pp. 48-49, JHU Press. 1996. ISBN 0-8018-5507-1. An exception in the Classical World were the Lycians of Anatolia. There are also the Egyptian mortuary-temples, where the object of worship was the deified royal person entombed, but Egyptian temples to the major gods contained no burials. For an extreme example, see ancient Delos.
- ^ See Discoveries at Archaeological excavations at Meleke.
- ^ Dan Bahat in German television ZDF, ngày 11 tháng 4 năm 2007
- ^ Rachel Hachlili, (2005) Jewish Funerary Customs, Practices and Rites in the Second Temple Period
- ^ Baba Batra 25a
- ^ Ephraim Stern, (editor), New Encyclopedia of Archaeological Excavations in the Holy Land, 1993
- ^ “Church of the Apostles Found on Mt. Zion”.
- ^ Given that the area of Golgotha was understood by the early Jerusalem church to have been further south than the site now occupied by the Church of the Holy Sepulchre, it would certainly have been miraculous if, given the history here outlined, Constanline's workmen had struck the right tomb. […] We can deduce from the late second-century evidence of Melito of Sardis that the Jerusalem church pointed out Golgotha as lying under the colonnaded streets of the forum or the adjacent Cardo Maximus or Decumanus. This location is confirmed by the evidence of Eusebius, writing in his Onomasticon. The site of Golgotha was close to the temple of Venus, built by order of the emperor Hadrian, but further south. With Constantine came a relocation of Golgotha. The emperor made the identification of the site as actually lying under the temple of Venus. He wished to destroy this and replace it with a new Christian temple in honour of the 'saving sign', the cross, which had proved the instrument of his success. Proof of his having chosen the correct site, for those who may have been doubtful amongst the Jerusalem church, came with the finding of the wood of Christ's cross in the course of excavating the Hadrianic fill. The matter was clinched when an empty tomb was discovered and heralded as being that belonging to Christ. Further tombs which came to light were simply cut away. […] Christians began to see the rock of the cross as being the precise place where Jesus' cross had been positioned; the decorative cross was believed to have replaced the cross of wood on which the Saviour had died. The rock of the cross, the former Venus shrine, became Golgotha itself. It may well have been that the belief that Hadrian built a temple on Golgotha led to the idea that pagans wished to annihilate sites with Christian significance in general, so that it was precisely for this reason that the Christians were inclined to accept that the birthplace of Christ was in the cave of Tammuz-Adonis in Bethlehem. But the evidence suggests that Hadrian did not build his temple exactly over Golgotha, and that neither the Rock of Calvary nor the supposed Tomb of Christ was venerated by Christians before the fourth century. - Christians And The Holy Places - The Myth Of Jewish-Christian Origins, Joan E. Taylor, Clarendon Press Oxford, Oxford University Press 1993.
- ^ "However, around 398 Jerome vehemently dismissed the legend as a fable (in Matt. xvii. 33). He repeated the reference to the person discoursing on Ephesians, but he went on to say that it was just "a popular interpretation", which was "pleasing to the ears" of people. Nevertheless, Golgotha did not gain its name because of Adam's skull, but because it was local jargon for "execution place", or "place of beheading". He explained that outside the gate of Jerusalem there were areas where criminals were executed, and these were each called "Golgotha", even in his day. Jesus was therefore killed in "the field of the condemned", as a criminal among criminals. Furthermore, said Jerome implicitly arguing against Origen, the Jews did not have a tradition that Adam was buried at Golgotha. Jerome knew of the tradition of Adam's burial at Hebron (cf. Lib. loc. 75.23). Since Jerome was familiar with Jerusalem and its surroundings, his first-hand knowledge of the language of the local population provides weighty evidence for a proper understanding of the name "Golgotha". Perhaps, if there were other "execution places" around Jerusalem, this would account for Cyril of Jerusalem's specification of the "Christian Golgotha" in his lectures as being "pre-eminent" (Cat. xiii. 39, or x. 19), a double entendre of a word which appears to refer both to the physical height of the hill (part rock, part fill) of Golgotha and to its importance.- "Christians And The Holy Places - The Myth Of Jewish-Christian Origins", Joan E. Taylor, Clarendon Press Oxford, Oxford University Press 1993, p.130
- ^ "Golgotha was no longer seen as the site as a whole but as the rocky outcrop with the cross on its summit. It became one of the many sacred sites within a growing complex of shrines and buildings. The actual form of the rock was obscured and no one realized just how unlikely a place it would have been for a crucifixion; it was naturally hollow and stood 12 metres above bedrock on the east, and 5 metres above bedrock on the west. In other words, any Roman soldiers who wished to crucify three people on the top of this unstable spur would have had to overcome enormous difficulties, to say the least." - "Christians And The Holy Places - The Myth Of Jewish-Christian Origins", Joan E. Taylor, Clarendon Press Oxford, Oxford University Press 1993, p.131
- ^ Mộ trong Vườn, một ngôi mộ nằm bên ngoài tường thành cổ Jerusalem gần Cổng Damascus
- ^ Gabriel Barkay, The Garden Tomb, published in Biblical Archaeology Review March/April 1986
Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]
- Lev, Yaacov (1991). State and Society in Fatimid Egypt. Boston: Brill Academic Publishers. ISBN 9789004093447.
- Fergusson, James (1865). History of Architecture in All Countries. J. Murray.
- Gold, Dore (2007). The Fight for Jerusalem. Washington: Regnery Publishing, Inc. ISBN 159698029X.
- McMahon, Arthur.L. (1913). “Holy Sepulchre”. Catholic Encyclopedia. New York: Robert Appleton Company.
- Coüasnon, Charles (1974). The Church of the Holy Sepulchre in Jerusalem. London: Oxford University Press for the British Academy. ISBN 0197259383.
- Bokenkotter, Thomas (2004). A Concise History of the Catholic Church. Doubleday. tr. 155. ISBN 0385505841.
- Foakes-Jackson, Frederick John (1921). An Introduction to the History of Christianity. Macmillan Company.
- Bahat, Dan (1986). “Does the Holy Sepulchre church mark the burial of Jesus?”. Biblical Archaeology Review 12 (3): 26–45.
Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]
- Corbo, Virgilio C. (1981). Il Santo Sepolcro di Gerusalemme. Aspetti archeologici dalle origini al periodo crociata (bằng tiếng Ý). 3 Vol. Jerusalem: Studium Biblicum Franciscanum (Yerûšālayim). OCLC 164994330.
- Biddle, Martin (1999). The Tomb of Christ. Scarborough: Sutton Publishing. ISBN 0750919264.
- Biddle, Martin; Seligman, Jon; Tamar, Winter; Avni, Gideon (2000). The Church of the Holy Sepulchre. New York: Rizzoli in cooperation with Israel Antiquities Authority, distributed by St. Martin's Press. ISBN 0847822826.
- Gibson, Shimon; Taylor, Joan E. (1994). Beneath the Church of the Holy Sepulchre Jerusalem: The archaeology and early history of traditional Golgotha. London: Committee of the Palestine Exploration Fund. ISBN 0903526530.
- Krüger, Jürgen; Mendrea, Dinu; Nalbandian, Garo (2000). Die Grabeskirche Zu Jerusalem. Geschichte — Gestalt — Bedeutung. München: Schnell & Steiner. ISBN 3795412730.
- Roese, Gerhard (2002). Die Rekonstruktion des Turmes der Grabeskirche in Jerusalem (bằng tiếng Đức). Darmstadt: Roese-Design. ISBN 3000097759.
- Cohen, Raymond (2008). Saving the Holy Sepulchre: How Rival Christians Came Together to Rescue Their Holiest Shrine. Oxford Oxfordshire: Oxford University Press. ISBN 0195189663.
****************************************************************
Basilique St Sépulcre
L’église du Saint-Sépulcre ou basilique du Saint-Sépulcre, également appelée basilique de la Résurrection (en grec : Ναός της Αναστάσεως, Naós tis Anastáseos ; en géorgien : აღდგომის ტაძარი, Agdgomis Tadzari ; en arabe : كنيسة القيامة (Kanīsat al-Qiyāmah ) ; en arménien : Սուրբ Յարութեան տաճար, Sourp Haroutyan Tadjar) ou Agia Anastasis (« Sainte Résurrection ») par les chrétiens d'Orient, est une église chrétienne située dans le quartier chrétien de la Vieille ville de Jérusalem. Cette basilique est vénérée par une grande partie des chrétiens qui y vont en pèlerinage depuis le ive siècle, dépassant au début du xxie siècle le million de pèlerins par an sur les 1,9 million de visiteurs qu'accueille Israël1. Il s’agit d'un sanctuaire englobant selon la tradition le lieu de la crucifixion (le Golgotha), ainsi que la grotte où le corps du Christ fut déposé après sa mort (le Saint-Sépulcre ou tombeau de Jésus). Par inférence, c'est là qu'aurait eu lieu la résurrection (Anastasis en grec, « Résurrection »).
Enjeu symbolique fort, l'église accueille les cultes de plusieurs confessions chrétiennes différentes. Toutes ces communautés y sont protégées par le statu quo sur les lieux saints. Elle est également un des sièges du patriarcat arménien et orthodoxe de Jérusalem.
Sommaire
Histoire[modifier | modifier le code]
Le site[modifier | modifier le code]
L'Église du Saint-Sépulcre est construite sur les lieux présumés du Calvaire, le Mont Golgotha, qui servait de carrière2 de pierre « meleke » depuis le viiie siècle av. J.-C. et était une colline au nord-ouest de la ville de Jérusalem, à une altitude comprise entre 710 et 780 mètres. Par la suite, au ier siècle av. J.-C., les cavités d'extraction furent recouvertes de terre et le lieu fut transformé en jardin ou verger. Dans le même temps, tout un réseau de grottes sépulcrales fut édifié à l'ouest de la carrière, dans ses parties abandonnées. À 35 m de ce cimetière juif, un gros monolithe calcaire, probablement inutilisable pour la pierre de taille, avait été isolé au milieu des carrières. À l'époque du Christ, ce monolithe était en partie recouvert par les débris des carrières et par la terre apportée naturellement par l'activité érosive, il servait selon la tradition chrétienne de lieu d'exécution3.
Le Mont Golgotha est initialement à l'extérieur des remparts de Jérusalem construits par le roi Ézéchias à la fin du viiie siècle av. J.-C. puis par les Hasmonéens dans la deuxième moitié du iie siècle av. J.-C. mais est finalement à l'intérieur de la cité fortifiée lorsque le troisième rempart est érigé en partie par Agrippa Ier vers 444.
Selon la tradition chrétienne, ce site est le lieu de la crucifixion du Christ (le rocher du Calvaire) mais aussi son tombeau qui est d'après les Évangiles fermé par une pierre roulante5 et est constitué d'un vestibule, d'une chambre funéraire à hauteur d'homme avec un arcosolium surmontant son lit funéraire, ce dernier pouvant avoir à sa tête une sorte de coussinet et à ses pieds un exhaussement6,7. Selon l'évangile selon Matthieu, c'est Joseph d'Arimathie qui aurait offert son propre tombeau pour Jésus8. Pour le théologien Raymond Edward Brown, il semble pourtant vain de vouloir localiser le tombeau de Jésus d'après les textes évangéliques : la péricope de la mise au tombeau dans le sépulcre de Joseph d'Arimathie est en effet un récit à l'historicité fort douteuse et probablement un embellissement théologique9,10. De plus, toutes les localisations du ive siècle, des lieux associés à la vie de Jésus, sont sujettes à caution11.
Le souvenir de l'emplacement de la crucifixion et de la tombe aurait été présent dans la communauté chrétienne au iie siècle, comme le suggère le graffiti retrouvé en 1971 par des archéologues arméniens travaillant sur la chapelle Saint-Vartan et daté de cette époque (la datation n'étant pas précise au siècle près pour être affirmatif) : il représente un navire marchand romain accompagné de l'inscription latine en encre noire Domine ivimus (« Seigneur, nous devons partir »)12.
Église constantinienne[modifier | modifier le code]
Eusèbe de Césarée décrit dans sa Vie de Constantin (Vita Constantini)13 comment le site du Saint Sépulcre, devenu un lieu de dévotion pour la communauté chrétienne à Jérusalem, fut recouvert par la suite de terre sur laquelle on édifia un temple païen dédié à la triade capitoline (la statue de Vénus étant à l'emplacement du calvaire) et celle de Jupiter à l'emplacement du lieu de la résurrection du Christ). Bien qu'Eusèbe de Césarée n’en dise pas beaucoup, il s'agit d’une partie de la Jérusalem reconstruite par Hadrien en 135 et rebaptisée Ælia Capitolina, après la répression de la révolte juive de 70 et la révolte de Bar Kokhba de 132-135, l'empereur romain faisant raser jusqu'au roc le site puis le nivelant et le remblayant. Il éleva un forum14 sur l'emplacement de la tombe de Jésus et érigea à côté un capitole sur le modèle de celui de Rome et dont fait partie le temple de Vénus15. Cependant Eusèbe de Césarée ne parle que d’antron (« grotte ») et évoque le tombeau du Christ16. Alors que la quête identitaire des juifs se manifeste par le développement du culte synagogal par les pharisiens, les judéo-chrétiens parallèlement mettent en place la tradition du Golgotha, lieu où Adam est né, a péché et où son corps est enfoui17, et lieu de crucifixion du Christ, le Nouvel Adam18. Si aucun lieu de culte chrétien, pas même le Golgotha, n'est historiquement attesté à Jérusalem avant le ive siècle19, la redécouverte « miraculeuse » du sépulcre par sainte Hélène suggère l'existence d'une tradition fermement conservée par la communauté chrétienne de Jérusalem concernant l'emplacement approximatif du tombeau de Jésus20.
Après les travaux d'arasement d'Hadrien, le souvenir de l'emplacement du Golgotha et du Sépulcre est quelque peu perdu, les récits de pèlerinage de Jérusalem qui datent de cette période (tel l'Anonyme de Bordeaux) ne les mentionnant pas21.
L'empereur Constantin ordonna vers 325/326 que le site antique soit découvert. Selon un rapprochement entre tradition topologique et tradition littéraire, l'évêque Macaire de Jérusalem lui révéla lors du premier concile de Nicée l'emplacement où fut crucifié et enterré le Christ22. Eusèbe de Césarée raconte le recouvrement miraculeux du tombeau du Christ lors des excavations23. L'empereur put alors confier à l'architecte Zénobie la construction d'un vaste complexe chrétien : bâti sous Constantin et ses successeurs de 330 à 1009 ap. J.-C., le premier sanctuaire couvrira alors deux hectares.
Le pèlerin de Bordeaux (Itinerarium Burdigalense) rapporta les faits suivants en 333 : « Là, à présent, sur l’ordre de l'empereur Constantin, a été construit une basilique, c'est-à-dire une église de beauté merveilleuse, ayant à ses côtés des réservoirs d’où l’on tire de l’eau et un bassin à l’arrière, où les petits enfants sont baptisés »24.
Socrate le Scolastique (né vers 380), dans son « Histoire Ecclésiastique », donne une description précise de la découverte (reprise plus tard par Sozomène et par Théodoret de Cyr). Il souligne le rôle important qu’ont joué les fouilles, la redécouverte de la Vraie Croix par la mère de Constantin, sainte Hélène à qui l'empereur donna la tâche de construire des églises sur les différents sites qui commémoraient la vie de Jésus-Christ : l'Église du Saint Sépulcre, la basilique de l'Éléona et l'Église de la Nativité à Bethléem. Elle fit aussi construire une église à l'entrée d'Hébron25.
Le complexe de Constantin se déployait sur une longueur de 138 mètres et une largeur variant de 38 à 45 mètres. Il reliait trois églises érigées sur les trois différents sites saints, incluant26 :
- Une rotonde de 36,5 mètres de diamètre, appelée Anastasis (« la Résurrection »), érigée vers 350, surmontée d'un dôme avec un oculus (son modèle est le Panthéon romain) et dans laquelle se trouvait une grotte (affleurement rocheux quadrangulaire dans lequel fut taillé une chambre sépulcrale) identifiée par Hélène et Macaire de Jérusalem comme étant le lieu de sépulture de Jésus. Des sondages pratiqués devant ses faces suggèrent un bloc rocheux dont les parois se dressaient verticalement à une hauteur de 11 mètres à partir du fond rocheux, qui est à 6,75 m sous le pavage actuel, des tombes ayant été creusées dans ce bloc rocheux27,
- Une grande basilique (le Martyrium avec 5 ailes, visité par la religieuse Égérie vers 380), faisant 56 mètres de longueur sur 40 mètres de largeur,
- Un atrium oriental entouré de colonnes et s'ouvrant à l'est sur le cardo maximus par trois grands portails, les propylées, qui donnaient sur le forum.
Après avoir arasé la dénivellation rocheuse dans laquelle la grotte sépulcrale se trouvait, le Tombeau mis ainsi à découvert fut abrité au centre de la rotonde par une structure appelée Kouvouklion (en grec : chambrette) ou Édicule (ædiculum en latin, petit bâtiment). La rotonde et le Martyrium furent reliés par une cour (appelé parfois le « Saint-Jardin » ou atrium occidental) à ciel ouvert et à double colonnade sur trois côtés qui formait un triportique, englobant en son sein le rocher du Calvaire. Le dôme de la rotonde fut construit vers la fin du ive siècle28. La basilique fut orientée Est-ouest, comme le Temple de Jérusalem alors en ruines, faisant de cet édifice chrétien le « nouveau Temple » du Christ29.
À l'occasion des Tricennalia (trentième anniversaire de règne) de Constantin, la dédicace du Martyrium eut lieu le 30,31 alors que la rotonde n'était pas encore terminée, vu l'énormité du rocher à tailler32. Le sanctuaire est connu à cette époque sous le nom d'« église de la sainte Croix », Constantin voulant honorer bien plus cette insigne relique que le tombeau du Christ33. En choisissant comme date pour la dédicace de l'église du Saint-Sépulcre le (date coïncidant avec les anniversaires des dédicaces du temple de Jupiter capitolin à Rome et du Premier Temple de Jérusalem par Salomon, Constantin manifeste l'intention apologétique qui l'anime dans cette entreprise de la remise en valeur du tombeau du Christ)34,35.
Depuis, le pèlerinage vers ce complexe, symbole (l’Hagios Taphos, le « lieu saint ») le plus éminent de la Chrétienté, se développa : les itinéraires vers la Terre Sainte constituèrent alors le pèlerinage auquel les occidentaux attachèrent le plus d'importance. La durée d'un pèlerinage de Jérusalem pouvait durer de quelques mois à quelques années.
Le Concile de Chalcédoine en 451 fit de Jérusalem un patriarcat autonome, confirmant la renommée de cette province de Palestine qui gagne le nom de Terre sainte25.
L'église du Saint Sépulcre au Moyen Âge[modifier | modifier le code]
La splendeur des édifices constantiniens sur le terrain du jardin du Golgotha dura de 335 à 614.
L’édifice fut touché par un incendie en 614 lorsque les troupes Perses de Khosro II, conduites par le Général Romizane (surnommé Schahr-Barâz, le sanglier royal), envahirent Jérusalem et s’emparèrent de la Vraie Croix. Le patriarche d'Alexandrie Eutychès écrit dans ses annales : « L'empereur Chosroes II envoya son général Schahrbaraz…Il détruit les églises de Constantin, celle du Calvaire et celle du Saint Sépulcre et il détruisit une grande partie de la ville ». En 630, l'Empereur Héraclius, ayant vaincu les Perses, marcha triomphalement dans Jérusalem et restitua la Vraie Croix à l'église rebâtie du Saint Sépulcre. La première construction put être réparée parce que les édifices, tout en étant gravement endommagés, étaient cependant restés debout. Le patriarche Modeste réutilisa les matériaux de l’église pour construire un monument moins imposant vers 650, se concentrant surtout sur la Rotonde. Parmi les nouveautés de la restauration de Modeste il convient d'indiquer la couverture du Calvaire par une voûte à croisillons36.
Le pèlerin chrétien Arculfe a réalisé des schémas à partir de tablettes de cire. Grâce à son travail, on a une description de l’édifice de 680 et un plan37.
Sous la dynastie abbasside (638-969)[modifier | modifier le code]
En 638 l'arrivée des conquérants arabes n'entraîna pas de modifications particulières dans le sanctuaire.
Sous la domination musulmane elle resta une église chrétienne. Les premières lois Musulmanes protégeaient les différents sites chrétiens de la ville et en particulier le Saint Sépulcre. Elles interdisaient notamment leur destruction et leur utilisation comme lieu d’habitation.
Voici comment Eutychius, patriarche d'Alexandrie, décrit les événements relatifs à la conquête arabe : « Omar ibn al-Khattâb et ses généraux partirent de la Syrie vers Jérusalem pour assiéger la Ville. Le Patriarche de Jerusalem Sophronius se rendit auprès d'Omar ibn al-Khattâb, lequel accorda sa protection aux habitants de la Ville au terme d'une lettre remise à ce patriarche. Omar ibn al-Khattâb garantit la sauvegarde des sites chrétiens et donna ordre à ses hommes de ne pas détruire ces sites ni de les utiliser comme habitations. »
Le récit d'Eutychius rapporte qu'Omar ibn al-Khattâb visita l'église de la Résurrection et s'arrêta pour s'asseoir sous son porche; mais, au moment de la prière, il s'éloigna de l'église et fit sa prière en dehors. Il craignait que les générations futures interprètent ce geste, le prenant comme prétexte pour transformer l'église en mosquée. Eutychius ajouta qu'Omar ibn al-Khattâb avait écrit un décret interdisant aux musulmans de se réunir en ce lieu pour y prier.
Cependant pour l'historien Vincent Lemire :
« Le réexamen critique des sources a récemment montré qu'aucun texte contemporain ne mentionne le nom d'Umar [Omar] en lien avec la conquête arabe de Jérusalem; qu'Umar ne s'est jamais rendu à Aelia/Iliya mais à Ayla/Eilat sur le golfe d'Aqaba ; que le récit de sa rencontre avec Sophronios [Sophrone], le patriarche de Jérusalem... ne fait que démarquer la tradition présente chez les auteurs arabes, de son entrevue avec l'évêque d'Eilat38. »
La seconde église fut détruite par un tremblement de terre en 746.
Au début du ixe siècle un violent séisme abîma la coupole de l'Anastasis. Les dommages furent restaurés en 810 par le Patriarche Thomas. En 841, l'église subit un incendie. En 935 les chrétiens réussirent à éviter qu'une mosquée ne soit construite en un lieu juxtaposé à la Basilique. En 938 Nouvel incendie. Le feu s'engouffra dans la Basilique, dans l'aprotique et même dans l'Anastasis. En 966, en raison d'une défaite des armées musulmanes en Syrie une émeute éclata et fut suivie de représailles. La Basilique fut encore une fois incendiée. Les portes et le toit brûlèrent, le patriarche fut assassiné. Mais tous ces désastres abîmèrent surtout les structures en bois. Les dommages purent être réparés au prix de grands sacrifices de la part de la communauté chrétienne, plongeant cette dernière dans le dénuement.
Sous la dynastie fatimide (969-1099)[modifier | modifier le code]
Lorsque les califes égyptiens Fatimides prirent Jérusalem en 969, la situation des chrétiens devint plus précaire.
Au début du règne de la dynastie fatimide, notamment sous le règne du calife Al-Aziz, on leur donnait encore une assez grande liberté. Mais le , le bâtiment originel du Saint-Sépulcre fut complètement détruit par le calife fatimide et chiite Al-Hakim bi-Amr Allah36. L'Édicule, les murs est et ouest ainsi que le toit du tombeau abrité et taillé dans la roche furent détruits ou détériorés (les versions contemporaines varient), mais les murs nord et sud furent heureusement protégés grâce aux débris occasionnés par l’ampleur des dommages.
L'historien arabe Yahia Ibn Sa'id décrit cet événement ainsi :
« Ils s'emparèrent de tous les meubles qui se trouvaient dans l'église et les détruisirent complètement; ils ne laissèrent que ce dont la destruction était très difficile. Ils détruisirent aussi le Calvaire et l'église de Saint Constantin et tout ce qui se trouvait à proximité, et ils tentèrent d'éliminer les vestiges sacrés. Cette destruction commença le Mardi cinquième jour avant la fin du mois de Saffar () ».
La destruction du Saint-Sépulcre provoqua en Europe de vives réactions, souvent irrationnelles. Par exemple, le moine de l'Abbaye de Cluny, Raoul Glaber, accusa les Juifs d’être la cause de ces malheurs. Il en résulta que les Juifs furent chassés de Limoges et de nombreuses autres villes françaises. Finalement, cette destruction est une des causes des croisades à venir et notamment celle dont se sert le pape Urbain II en 1095 pour appeler les chrétiens à libérer le Saint-Sépulcre. Enfin, cette destruction entraîna une vague de construction d'églises du Saint-Sépulcre, sur le modèle de celle de Jérusalem, dans tout l'occident chrétien39.
Ce ne fut que plusieurs années après que les chrétiens eurent la permission de reconstruire le sanctuaire. Ce fut le résultat d'un traité de paix entre l'empereur byzantin Romain III Argyre et le successeur d'Al-Hakim. Après la mort d'Al-Hakim, les pèlerinages reprirent. On reconstruisit le Saint-Sépulcre et nombre d’églises. Des groupes de pèlerins vinrent régulièrement d’Europe. La reconstruction eut sans doute eu lieu entre 1030 et 1048. Les travaux commencèrent sous le règne de l'empereur Constantin IX Monomaque, du fait de ses bonnes relations avec les Fatimides.
Une série de petites chapelles fut érigée sur le site en 1048, mais suivant des conditions strictes imposées par le califat. Les architectes de l'Empire, dès leur arrivée à Jérusalem, déterminèrent l'impossibilité de restaurer tout ce qui fut construit par Constantin. Les architectes byzantins sauvèrent la rotonde au-dessus du Sépulcre mais ils ne reconstruisirent pas l’immense basilique de Constantin le Grand, qui allait du Calvaire à la grande rue du marché. Ils décidèrent de conserver seulement l’Anastasis, en lui adjoignant une grande abside à l'Est et plusieurs chapelles sur le terrain de la place du jardin et au lieu du Martyrium. Une galerie supérieure fut ajoutée dans la rotonde. Les travaux furent achevés entre 1042 et 1048. Au cours de cette reconstruction le Porche oriental, le Martyrium et le Portique du jardin disparurent.
Malgré ces changements, la nouvelle architecture présentait un style artistique de grande qualité. Des mosaïques recouvraient les parois et la coupole. L'Abbé russe Daniel, qui visita Jérusalem à cette époque, en donna une description :
« L'église de la Résurrection est de forme ronde et appuyée sur douze colonnes monolithes et six pilastres. Le pavement est fait de très belles dalles de marbre. Elle a six portes et des tribunes dotées de douze colonnes représentant les saints Prophètes; de belles mosaïques sont sous le plafond et sur les tribunes.L'autel est surmonté d'une Icône du Christ. Au-dessus de l'autel majeur, on remarque une mosaïque représentant l'exaltation d'Adam. L'Ascension du Christ est représenté dans l'abside. L'Annonciation sur les deux pilastres voisins de l'autel.La coupole de l'église n'est pas clôturée par une voûte en pierre, mais par des poutres de bois, entrelacées entre elles. L'église a une ouverture à son sommet. Le Saint Sépulcre est placé sous cette coupole ouverte. »
Le voyageur musulman Nasir-I Khusraw décrivit aussi le Saint-Sépulcre en 1047 :
« L’église actuelle est une très grande construction qui peut contenir 8 000 personnes. L’édifice est très habilement construit de marbres colorés, avec une ornementation et des sculptures. À l’intérieur, l’église est partout ornée de broderie byzantine travaillée avec de l’or et de tableaux. Et ils ont représenté Jésus – que la paix soit avec lui – qui est parfois montré montant un âne. Il existe aussi des tableaux représentant d’autres prophètes, Abraham, par exemple, et Ismaël et Isaac, et Jacob avec son fils – que la paix soit avec eux tous... Dans l’église on trouve une peinture divisée en deux parties représentant le Ciel et l’Enfer. Une partie montre les sauvés au Paradis, alors que l’autre décrit les damnés en Enfer, avec tout ce qu’il y a là-bas. Assurément il n’existe pas d’autre lieu au monde avec une peinture semblable. Dans l’église sont assis un grand nombre de prêtres et de moines qui lisent l’Évangile et disent des prières, jour et nuit ils sont occupés de cette façon40. »
Durant la période croisée (1099-1187)[modifier | modifier le code]
La Première croisade était perçue comme un pèlerinage armé car aucun croisé ne pouvait considérer son voyage complet s’il n’avait pas effectué une prière au Saint-Sépulcre. En effet depuis 1090, les Turcs Seldjoukides, qui avaient pris possession des lieux, persécutaient les chrétiens et leur en interdisaient l'accès. Pierre l'Ermite, prétendant avoir été témoin d'actes de barbaries et d'atrocités à l'encontre des pèlerins chrétiens, invita le peuple en Europe à se « croiser » pour reprendre Jérusalem aux musulmans. Il en résulta en 1096 une Croisade populaire qui fut un échec. Il fallut attendre l'arrivée des Croisés chevaliers qui reprirent le site lors de la première croisade le . Ils entreprirent ensuite sa reconstruction.
Voici le récit de la prise de Jérusalem par Raymond d'Aguilers, qui, avec les exagérations d'usage dans une chronique de ce genre, témoigne de l'importance du site pour les croisés :
« Après la prise de la ville, il était beau de voir la dévotion des pèlerins devant le Sépulcre du Seigneur et de quelle façon se manifestait leur joie en chantant à Dieu un chant nouveau. Et leur cœur offrait à Dieu vainqueur et triomphant des louanges inexprimables en paroles…41. »
Le chef des croisés, Godefroy de Bouillon, devint le premier monarque latin de Jérusalem mais décida de ne pas utiliser le titre de « roi » durant sa vie, se déclarant simplement : Advocatus Sancti Sepulchri (« Avoué (Protecteur ou Défenseur) du Saint Sépulcre »). Il prit alors le titre de baron. Il ne voulait pas porter une couronne d’or sur le lieu où le Christ avait porté une couronne d’épines. De plus, les clercs estimaient que le Lieu saint appartenait à l’Église et qu’ils devaient constituer une sorte de seigneurie ecclésiastique dont les croisés n'étaient que les défenseurs laïques.
Entre 1125 et 1150, Albert d'Aix, non contemporain, et dont l'historicité est mise en doute, écrivait dans son ouvrage publié pour la première fois en 1584 (en période protestante allemande) à Helmstœdt, par Reiner Reineck, in-4º, sous le titre de Chronicon hierosolymitanum, réimprimée par Jacques Bongars dans ses Gesta Dei per Francos, puis republié en 1824 par François Guizot, à propos de Godefroy de Bouillon lors de la prise de Jérusalem en :
« Tandis que tout le peuple chrétien […] faisait un affreux ravage des Sarrasins, le duc Godefroy, s'abstenant de tout massacre, […] dépouilla sa cuirasse et, s'enveloppant d'un vêtement de laine, sortit pieds nus hors des murailles et, suivant l'enceinte extérieure de la ville en toute humilité, rentrant ensuite par la porte qui fait face à la montagne des Oliviers, il alla se présenter devant le sépulcre de notre seigneur Jésus-Christ, fils de Dieu vivant, versant des larmes, prononçant des prières, chantant des louanges de Dieu et lui rendant grâces pour avoir été jugé digne de voir ce qu'il avait toujours si ardemment désiré. »
Dès son installation dans Jérusalem, il s'attacha à structurer autour du Tombeau du Christ, une communauté mixte, composée de chanoines séculiers et de chevaliers, des croisés restés en Terre sainte. Ces derniers constituaient un groupe appelé milites sancti Sepulcri (« chevaliers du Saint-Sépulcre »). L'ordre du Saint-Sépulcre fut ainsi créé. Ces chevaliers avaient pour mission de protéger la sépulture sacrée et ses biens.
L’Higoumène Daniel visita la ville en 1106 et rapporta la description suivante :
« L’église de la Résurrection est de forme circulaire ; elle comprend douze colonnes monolithiques et six piliers, et elle est pavée de très belles dalles de marbre. Il existe six entrées et galeries avec soixante colonnes. Sous les plafonds, au-dessus des galeries, les saints prophètes sont représentés en mosaïque comme s’ils étaient vivants ; l’autel est surmonté d’un portrait du Christ en mosaïque. Le dôme de l’église n’est pas fermé par une voûte de pierre, mais il est formé d’une structure de poutres en bois, de façon que l’église soit ouverte dans sa partie supérieure. Le Saint Sépulcre est sous ce dôme ouvert42 »
Le chroniqueur Guillaume de Tyr rapporte la reconstruction du Saint-Sépulcre (cf. Schéma) au milieu du xiie siècle. Les croisés rénovèrent l'église, agrandissant le modeste édifice antérieur pour en faire une vaste basilique de style romano-gothique et y ajoutèrent un clocher mais ils se contentèrent surtout de consolider la restauration fort réduite entreprise entre 1030 et 1048.
Ils restaurèrent le dôme de l’église byzantine et la crypte Sainte-Hélène. En 1144, la cour intérieure fut fondue dans un monument de style roman composé d’une basilique surmontée d’un dôme, entre l’église Sainte-Hélène et la Rotonde. Depuis cette période, l’église du Saint-Sépulcre possédait deux dômes, et les cinq sites les plus sacrés du christianisme étaient abrités. Le Saint-Sépulcre fut reconstruit suivant le plan de la croix. Le fut consacré le chœur des croisés, qui remplaçait l'ancienne cour à ciel ouvert reliant la rotonde à l'église de Constantin. La rotonde abritant la tombe du Christ et les chapelles au-dessus du rocher du calvaire (auxquelles on accéda par la « chapelle des Francs ») étaient désormais abritées sous le même édifice. Une partie du « Triple portique » constantinien fut préservé dans l'aile nord : ces « Arches de la Vierge » correspondaient selon la tradition à la voie qu'emprunta la Mère du Seigneur pour se rendre au Sépulcre de son Fils43.
Pour l'inauguration de la nouvelle basilique on grava des inscriptions en lettres d'or sur la porte de bronze. On pouvait y lire :
« Ce Lieu saint a été consacré par le sang du Christ, notre propre consécration ne peut donc rien ajouter à sa sainteté. Mais l'édifice élevé autour de ce sanctuaire et au-dessus a été consacré le par le patriarche Foucher dans la quatrième année de son patriarcat et par d'autres prélats et pour le cinquième anniversaire de la prise de la ville qui à cette époque resplendissait autant que l'or très pur. C'était en l'an 1149 de la naissance de Notre Seigneur. »
L'inauguration eut ainsi lieu le , date symbolique de la prise de Jérusalem par les croisés 50 ans plus tôt.
Les rénovations unifièrent ainsi les différents lieux saints. Ces dernières furent réalisées durant le règne de la reine Mélisende en 1149.
La plupart des rois de Jérusalem furent ensevelis dans l'église du Saint-Sépulcre. C’est durant cette période que de nombreuses traditions chrétiennes liées à la vie de Jésus sont instituées (traditions appuyées par des attestations littéraires assez fermes et constantes mais des attestations liturgiques et archéologiques quasiment inexistantes), notamment celle de la Via Dolorosa.
Aucune reconstruction majeure n’a été entreprise depuis.
Sous la période ayyoubide[modifier | modifier le code]
L'église et le reste de la ville furent perdus pour les Croisés avec Saladin. L’historien Imad al-Din écrit d'ailleurs à ce sujet que les Francs envisagèrent un martyre collectif dans l’église du Saint-Sépulcre.
À partir de ce moment, les Chrétiens se voient interdits de séjour, à l’exception des Chrétiens orientaux, qui sont chargés de l’entretien du Saint-Sépulcre. Néanmoins, un traité établi après la Troisième croisade tolérait la visite du site pour les pèlerins chrétiens.
Alors qu’il était excommunié, l'empereur Frédéric II récupéra la ville et l'église à la suite d'un traité signé au xiiie siècle. Cette situation eut pour résultat curieux de frapper l’église la plus sainte de la Chrétienté d’interdit.
En 1244, les Turcs Khwarezmiens pillèrent Jérusalem, massacrèrent les Chrétiens et dévastèrent le Saint-Sépulcre.
Libération pacifique de la basilique et rénovation[modifier | modifier le code]
Par négociations pacifiques entre 1333 et 1335, le roi Robert d'Anjou et la reine consort de Naples Sancia de Majorque obtinrent du sultan d'Égypte la réouverture au culte chrétien des quatre principaux sanctuaires de Terre Sainte, en premier lieu celui du Saint-Sépulcre. L’ordre franciscain s'installa au couvent du Mont Sion et dans l’église du Saint Sépulcre et y prit progressivement l'ascendant sur les communautés géorgiennes, syrienne, grecque, arménienne, jacobite et abyssinienne45.
Les pèlerins arrachant des morceaux de la tombe du Christ, la banquette de pierre de l’arcosolium fut recouverte d'une cuve de marbre en 134546.
Au xve siècle, durant la période ottomane, les conflits entre musulmans et chrétiens firent leur apparition. Le Saint-Sépulcre fut une fois de plus dévasté. À partir du xvie siècle, la prééminence revient à la « confrérie du Saint Sépulcre », Hagiotaphites qui appartiennent à l'organisation de l'Église orthodoxe en Grèce puis les souverains se battirent à coup de firmans pour rétablir tour à tour la primauté des pays latins ou orthodoxes47.
Malgré l’augmentation constante des pèlerins depuis le Moyen Âge et durant l'époque moderne, à l'instar de Jérusalem, le site n'était plus entretenu et se dégradait. Félix Fabri, un frère dominicain allemand, y fait allusion après avoir effectué deux pèlerinages en Terre Sainte, le premier en 1480 et le second en 1483 : « La ville est dans un grand état de désolation. De nombreux bâtiments sont détruits [...] la malheureuse Jérusalem a souffert, souffre encore et souffrira plus tard de plus de sièges, dégradations, destructions et terreurs qu’aucune autre ville au monde48. »
En 1555, les moines franciscains obtinrent l'autorisation d'apporter des améliorations en restaurant le Saint-Sépulcre. Boniface de Raguse, custode de Terre Sainte, fit reconstruire l'édicule, rénovant notamment les plaques de marbre qui recouvraient le Tombeau49. En 1648, le dôme fut restauré. Menacé à nouveau d'effondrement, il fut consolidé, les travaux de restauration s'achevant en 1719. La mosaïque qui le couvrait fut fragmentée en de petits morceaux qui furent vendus comme souvenirs.
Époque contemporaine[modifier | modifier le code]
Un incendie détériora à nouveau sérieusement la structure en 1808 et provoqua l’effondrement du dôme qui brisa les décorations extérieures de l'Edicule. Le feu n'atteint pas l'intérieur de l'édicule et les décorations en marbre du Tombeau. La Rotonde et l'extérieur de l'Édicule furent reconstruits suivant un style architectural ottoman baroque entre 1809] et 1810 sous la supervision de l'architecte Nikolaos Komnenos, architecte grec natif de Mytilène50.
La pluie et la neige ont progressivement endommagé l'édicule, notamment les crampons de fer qui retenaient les pierres. En 1868, le dôme a été reconstruit et l'oculus du dôme protégé par un couvercle, évitant ainsi les intempéries. Depuis 1947 l'édicule, dont le revêtement de marbre rouge plaqué de Komnenos se détache sous son propre poids de la structure sous-jacente, est maintenu en place grâce à une structure extérieure métallique installée par les britanniques, les poutres portant l'inscription Burn Steel India Scob (nom d'un acier de la compagnie britannique des Indes orientales). Le dôme actuel fut construit entre 1863 et 1868 grâce aux aides financières des gouvernements français, russe et ottoman.
Les rénovations modernes les plus importantes ont commencé en 195951. Dans les années 1960, le Père Virgilio Canio Corbo, franciscain et professeur en archéologie, mène des fouilles qui amènent à la découverte de complexes funéraires derrière la chapelle des Jacobites, telle la « Tombe de Joseph d'Arimathée ». Ces tombes de type kokhim remontent probablement au ier siècle52. Des travaux de restauration du dôme ont été effectués entre 1994 et 1997.
Aujourd'hui, la foule des fidèles, pèlerins et touristes qui visite ce sanctuaire peut être déconcertée par son architecture mal définie, fruit d'une longue histoire, et par son atmosphère sombre, moite, bruyante et étouffante peu propice au recueillement ou à une expérience mystique53. Les pèlerins peuvent être ainsi victimes du syndrome de Jérusalem.
Aucun projet n'est envisagé pour sa rénovation en raison des rivalités dues au statu quo jusqu'en 2016, année qui voit les communautés chrétiennes s'accorder pour entamer une restauration conservative. En 2015, la police israélienne avait en effet brièvement fermé le sanctuaire après que l'Autorité des antiquités d'Israël ait dénoncé la « dangerosité » de l’édifice54.
Statu quo[modifier | modifier le code]
Depuis la rénovation de 1555, le contrôle de l'église a été confié alternativement aux Franciscains et aux Orthodoxes. Sous l’empire ottoman, chaque communauté pouvait obtenir, sur fond de corruption, un firman accordé provisoirement par la « Sublime Porte », ce qui causait régulièrement des affrontements violents.
En 1767, las des querelles, la « Sublime Porte » édita un firman qui partagea l'église entre les revendicateurs. Ce fut confirmé en 1852 par un autre firman qui prit des dispositions permanentes par l’intermédiaire d’un statu quo établissant une division territoriale entre les communautés et reconnaissant de facto la prééminence, toujours actuelle, du Patriarcat orthodoxe sur les autres communautés55.
Les premiers gardiens sont l’Église orthodoxe grecque, l’Église catholique romaine et l'Église apostolique arménienne. Au xixe siècle, les Coptes orthodoxes, les Éthiopiens orthodoxes et les Syriaques orthodoxes obtinrent des responsabilités moins importantes associées à des hauts lieux ainsi qu'à certaines structures dans le Saint Sépulcre et autour. En plus de cette répartition spatiale (avec des espaces propres ou communs), le partage inclut aussi une répartition des heures de prière et de procession. Ces droits de propriété et d'utilisation protégés par le statu quo sur les lieux saints sont garantis par l'article LXII du traité de Berlin (1878) mais tous les détails n'ont pas été pris en compte, laissant subsister des flous et rendant la cohabitation parfois tumultueuse. Ces droits sont également régis par le Régie par le Waqf de Jérusalem, loi musulmane concernant les biens religieux. Le statu quo suit cette règle qui stipule qu'on perd un droit si l'on n'en fait pas usage, et qu'un empiétement de ses voisins devient légal si l'on ne s'y oppose pas, d'où les multiples revendications et conflits entre ces communautés si jalouses de leurs prérogatives au Saint-Sépulcre56.
À l'intérieur de l'édifice, les différentes chapelles et lieux saints sont meublés et décorés selon les coutumes et les rites de la communauté religieuse qui en détient la possession.
L'établissement du statu quo n'a pas stoppé les vieilles velléités. Par une chaude journée d'été 2002, un moine copte qui était posté sur un toit déclara au territoire éthiopien qu’on avait déplacé sa chaise de l’endroit ombragé où elle se trouvait. Ce fut considéré comme une attitude hostile par les Éthiopiens. Onze personnes furent hospitalisées à la suite de l'altercation. Cet exemple est révélateur du conflit perpétuel, entre les orthodoxes coptes et éthiopiens concernant les titres de propriété de la chapelle des Éthiopiens (située sur le toit de la chapelle de Sainte-Hélène).
Un autre incident eut lieu en 2004 lorsque lors des célébrations orthodoxes de l'Exaltation de la Sainte-Croix, une porte de la chapelle franciscaine fut laissée ouverte. Cela fut pris comme un signe d'irrespect de la part des Orthodoxes et un pugilat éclata. Certains individus furent arrêtés mais personne ne fut sérieusement blessé. En 2008, des rixes éclatèrent entre paroissiens arméniens et grecs-orthodoxes. Des popes grecs orthodoxes et des prêtres arméniens en sont venus aux mains, le , dans la basilique du Saint-Sépulcre. La police israélienne est intervenue pour séparer les deux camps. Certains des prêtres ont utilisé des cierges comme gourdins tandis que d'autres tentaient d'arracher les soutanes de leurs rivaux.
Conformément au statu quo, aucune partie désignée comme territoire commun ne peut être rénovée sans le consentement de toutes les communautés. Lorsque les communautés n’arrivent pas à s’entendre, l’édifice ne peut bénéficier des réparations dont il aurait pourtant grandement besoin.
Après le séisme de 1927, l'autorité politique en place (conformément aux dispositions du statu quo) dut intervenir pour entreprendre des réparations urgentes. Pourtant, un simple petit désaccord retarde certaines rénovations urgentes notamment celle de l'Édicule. Il faudrait modifier le Statu Quo mais un simple changement serait préjudiciable à certaines communautés qui refusent de renoncer à leurs privilèges.
Sur le rebord de la fenêtre de l'entrée de l'église se trouve un signe évocateur de cette situation : une échelle en bois fut placée à cet endroit autrefois, avant 1852, au moment où le statu quo incluait les portes et les rebords de fenêtres dans la gestion commune. L'échelle est encore présente à ce jour et dans la même position où elle se trouvait les siècles passés, en attestent la photo et la gravure ci-dessus.
Aucune des communautés ne contrôle l'entrée principale. En 637, le calife Omar confia la garde de la porte à la famille Nusseibeh. En 1192, Saladin partagea cette responsabilité à deux familles musulmanes voisines, pour éviter les conflits entre communautés chrétiennes. On a confié aux Joudeh la garde de la clé et les Nusseibeh ont eu pour tâche de garder la porte. Ces fonctions sont encore en vigueur aujourd’hui. Deux fois par jour, un membre de la famille Joudeh apporte la clé à un Nusseibeh qui ouvre et ferme la porte.
Les querelles laissent parfois place à l'unité, ainsi en 1963, les trois communautés présentes au Sépulcre ont élu le Père Corbo archéologue des travaux effectués dans les zones communes, une tâche qui l’a occupé pendant 17 ans où il suivait matin et soir le chantier.
Description[modifier | modifier le code]
Les différentes parties[modifier | modifier le code]
La basilique actuelle est celle laissée par les Croisés en dépit de nombreuses réparations aux xixe et xxe siècles.
On atteint le parvis de l'Église du Saint-Sépulcre en suivant la Via Dolorosa de la Vieille ville de Jérusalem, marquée par neuf des quatorze Stations du chemin de croix, les cinq dernières stations étant à l'intérieur de la basilique qui est à quelques pas du Muristan. Différentes ruelles du souk aboutissent à la rue Sainte-Hélène dans le quartier chrétien de la vieille ville de Jérusalem qui mène au parvis. Le côté occidental de cette place pavée est bordé de trois chapelles gréco-orthodoxes (du sud au nord : chapelle de Saint Jacques, de Saint Jean Baptiste et des 40 Martyrs), le côté oriental du monastère orthodoxe de Saint-Abraham, de la chapelle arménienne de Saint-Jacques, de la chapelle copte Saint-Michel-Archange et de la chapelle grecque de Sainte-Marie-Égyptienne57.
La façade dégradée de l'église, divisée en deux par une frise ornée de motifs végétaux, dispose d'une porte double située au niveau du transept sud mais seule celle sous l'arche gauche reste ouverte, celle sous l'arche droite ayant été murée au xiie siècle par Saladin qui la considérait comme superflue pour le petit nombre de Chrétiens à cette époque58. La colonne du milieu à la gauche de la porte présente une large fissure. Selon une tradition orthodoxe, le feu sacré du Saint-Sépulcre serait sorti de cette colonne en 1547 alors que les Arméniens avaient réussi à évincer les Grecs orthodoxes du sanctuaire. La perte du feu miraculeux aurait forcé les Arméniens à redonner l'accès au Saint-Sépulcre aux Grecs59.
Depuis le xiiie siècle, la garde de la clé de cette porte est confiée à deux familles musulmanes (Judeh et Nuseibeh, appelés les « gardiens musulmans » ou les « portiers musulmans », la première étant la propriétaire des clés et la seconde étant chargée d'ouvrir la porte60). Selon la légende, les autorités, lasses des conflits entre les communautés chrétiennes du sanctuaire, auraient chargé ces deux familles de garder le lieu. En réalité, les communautés chrétiennes devaient payer de fortes taxes au Sandjak ottoman en échange de leur protection. Le sultan Malik al-Salih Ayyoub institue en 1244 ces « gardiens musulmans » qui font payer aux pèlerins pour ouvrir la porte une taxe individuelle qui a varié selon les époques, taxe abolie en 1831 par Ibrahim Pacha, à l'exception des communautés religieuses qui doivent toujours s'en acquitter61. Il existe aujourd'hui un rituel très complexe entre ces « gardiens musulmans » et les trois grandes communautés (Franciscains, grecs et arméniens) pour l'ouverture et la fermeture des portes62, rituel qui peut être à l'origine de rixes63. Le chemin d’accès étroit de cette porte s’est avéré être parfois dangereux pour une si grande structure. En effet, à l’occasion d’un incendie qui éclate en 1840, une douzaine de pèlerins sont piétinés à mort. En 1999, les différentes communautés se mettent d’accord pour installer une nouvelle porte de sortie dans l'église, mais il n'y a jamais de rapport effectué pour la réalisation de cette dernière58.
À gauche de la porte d'entrée, le clocher révèle la grandeur du projet de restauration des Croisés mais un séisme en 1545 qui fait s'effondrer ses étages supérieurs sur le dôme du baptistère grec orthodoxe et les réparations qui se sont ensuivies ont réduit sa hauteur de moitié (29 mètres), les musulmans s'étant opposés à sa reconstruction, de crainte qu'il ne dépasse le minaret de leur mosquée voisine64. Le parvis de la Basilique est balayé par les Grecs tandis que les Latins nettoient les marches de l'escalier adossé à la façade63 qui conduit à droite à la « chapelle Notre Dame des Sept douleurs », dite « chapelle des Francs ». Cette chapelle permettait aux pèlerins d'accéder à la chapelle du Calvaire et de toucher le rocher du Golgotha, d’y accomplir leurs vœux et d’obtenir les indulgences même si la basilique était fermée ou s’ils ne pouvaient payer la taxe d’entrée. Cette chapelle est actuellement la station X de la Via Dolorosa où selon la tradition Jésus aurait été dépouillé de ses vêtements. En dessous se situe un oratoire grec orthodoxe dédié à sainte Marie l'Égyptienne65.
Actuellement, le Saint-Sépulcre se divise en cinq grandes sections : le Golgotha, la Tombe, la Basilique, le Corridor et la Crypte de la Croix.
Six groupes religieux chrétiens se partagent son espace :
- les Catholiques romains,
- les Grecs orthodoxes,
- les Arméniens apostoliques,
- les Syriaques orthodoxes,
- les Coptes,
- les Éthiopiens orthodoxes.
À l’intérieur, proche de l’entrée, se trouve la Pierre de l'Onction, dite aussi « Pierre de l’Embaumement » dont la tradition67 en fait l’endroit où le corps de Jésus fut préparé par Nicodème et Joseph d'Arimathie avant d’être inhumé68.
La Rotonde d’Anastasis se trouve sur la gauche de l’entrée du Saint-Sépulcre juste en dessous du plus grand des deux dômes de l'église. Elle est formée au sol de l'alternance de groupes de trois colonnes et de paires de piliers carrés en marbre (ces supports, emprisonnés dans de larges blocs carrés pour résister aux séismes, sont décorés par des chapiteaux modernes sculptés dans le style byzantin). Ces supports soutiennent à l'étage une galerie de 16 colonnes et de 17 arcades (cet étage abrite une tribune au-dessus du déambulatoire et qui est réservée aux Arméniens et aux Latins), puis un niveau de fenêtres murées, enfin des niches correspondantes aux arcades s'élèvent au-dessus de la frise de la dernière galerie. Sur l'arc de ces niches prend naissance le dôme décoré en 1997 d'une étoile à 12 branches symbolisent les 12 apôtres. La restauration de la Rotonde achevée dans les années 1990 a montré que ces supports étaient initialement beaucoup plus élevés et que les Croisés ont réduit leur hauteur de moitié, les deux colonnes près de l’autel de sainte Marie-Madeleine étant probablement les deux parties d’une seule et même colonne appartenant au premier complexe constantinien ou au temple d’Hadrien69. Son diamètre est de 20,9 m et la coupole culmine à 21,5 m du sol. À sa périphérie, le déambulatoire qui permettait aux pèlerins de tourner autour du sanctuaire, est désormais réservé aux sacristies grecque, arménienne et copte. En son centre se trouve l'Édicule du Saint-Sépulcre qui a été réalisé par les Grecs Orthodoxes après l'incendie de 1808, remplaçant celui des franciscains du xvie siècle. Il abrite le Saint-Sépulcre, la tombe de Jésus, constituée de la chapelle de l’Ange (de la Résurrection) et de la chambre funéraire. L'entrée de l'édicule est attribuée aux Grecs orthodoxes70, un moine pressant la foule pour écouler le flot ininterrompu des visiteurs53. L'arrière est occupé par un autel copte, ces chrétiens d'Égypte obtenant la permission du gouvernement turc de l'ériger pendant l'emprisonnement des Franciscains (1537-1540)71.
Le statu quo donne des droits aux Orthodoxes, aux Catholiques ainsi qu’à l’Église Apostolique arménienne à l'intérieur du tombeau. Les trois communautés peuvent y célébrer la Divine Liturgie ou la Messe tous les jours. Il est aussi utilisé dans le cadre d'autres cérémonies pour des occasions spéciales, notamment la cérémonie du Samedi saint ou bien encore la cérémonie orthodoxe du feu sacré célébrée par le Patriarche Orthodoxe grec de Jérusalem.
Une chapelle copte, sur le bas-côté occidental de l'édicule et protégée par un treillage en fer, abrite un fragment de pierre demi-circulaire taillé dans un ancien monument visible sous l’autel qui est utilisé par les coptes orthodoxes70.
À l'ouest des piliers de la Rotonde se trouve la chapelle dite « des Syriens » (les Orthodoxes syriaques y célèbrent leur liturgie chaque dimanche) taillée très irrégulièrement à la main et qui, selon la tradition, est le tombeau de Joseph d'Arimathie (deux chambres funéraires de type kokhim auraient abrité la tombe de Joseph d'Arimathie et de Nicodème). La dispute de droits entre Syriens et Arméniens explique la dégradation de cette chapelle sombre et mal entretenue, marquée encore par l'incendie qui a ravagé le Saint-Sépulcre en 180872.
À la droite du Sépulcre, sur la partie sud-est de la Rotonde on peut voir la Chapelle de l'Apparition réservée aux Catholiques.
L’arche byzantine relie la Rotonde, construction du vie siècle, à l’ouest et l’église croisée, du xiie siècle, à l’est. Sur le côté est, face à la Rotonde, se trouvait jadis le Chœur des Chanoines de la basilique des Croisés et qui correspond aujourd'hui au catholicon grec orthodoxe au centre de la basilique, ce vaste espace au sol de marbre entouré d'un mur étant la plupart du temps fermé au public70. Il abrite l'autel principal de l'église, la liturgie y est assurée en majeure partie par des moines Grecs-Orthodoxes et présidée par le Patriarche Grec-Orthodoxe de Jérusalem. Il est surmonté d'une coupole à tambour, recouverte d'une récente mosaïque de style byzantin représentant le Christ pantocrator entouré par les évêques et les patriarches de Jérusalem, ses pendentifs représentant les évangélistes. Lors des fouilles de 1967 et 1968, l'architecte Grec Athanasios Economopoulos a trouvé sous le sol, à hauteur de l'abside croisée, l’abside de l'église des Martyrion construite par les architectes de Constantin73. L’abside de l’église, orientée vers l’est, fut restaurée en 1850, puis rénovée à nouveau dans les années 1980. Le centre de l’église est marqué d’une pierre ronde, qui représente l’Omphalos Mundi, le nombril du monde pour les Chrétiens74. À l'est on peut voir un grand iconostase qui délimite le sanctuaire orthodoxe grec et qui était auparavant le trône patriarcal ainsi que le trône pour les célébrations épiscopales75.
À l'Est du catholicon se succèdent les chapelles de la Sainte prison (se référant à la nuit de détention que Jésus passa après son arrestation à Gethsémani), de saint Longinus, du Partage des Vêtements de Jésus et de la Colonne des Injures76.
Sur le côté sud, on accède, via le déambulatoire, à un escalier dont les marches sont recouvertes de plaques de marbre pour éviter les dégradations et qui mène à la chapelle du Calvaire (ou du Golgotha) aménagée par les Grecs orthodoxes après l'incendie de 1808 et divisée en deux petites nefs par deux piliers, l'une appartenant aux Grecs orthodoxes, l'autre aux Latins (à la Custodie franciscaine de Terre sainte). Le rocher du Calvaire est un bloc de mauvais calcaire issu de la carrière dont les architectes constantiniens ont aplani les aspérités naturelles et taillé les côtés : sa hauteur totale fait en moyenne 11 m, dont 4,50 m sont présentement au-dessus du sol de l'église. Son diamètre varie de 5 à 7 m en raison de sa forme irrégulière77. Partie la plus luxueusement décorée de l'église, l'autel du Calvaire appartient aux Orthodoxes grecs et est associé à la station XII de la Via Dolorosa correspondant au lieu de la crucifixion de Jésus selon la tradition. L'autel de la Crucifixion à droite appartient aux Franciscains et est associé à la station XI de la Via Dolorosa où selon la tradition fut cloué sur la Croix à même le sol70. Des disques en marbre noir de chaque côté du maître-autel de la chapelle du Calvaire, marquent les trous dans lesquels auraient été placées les croix des deux larrons crucifiés avec Jésus, Kestas et Dismas. Les pèlerins touchent et embrassent la roche grâce à un trou dans le disque d’argent enchâssé dans les dalles de marbre sous cet autel, le rocher étant également visible à travers des plaques de verre sur les côtés de l’autel. Devant l'iconostase dorée, le Christ en croix est entouré de deux statues en argent, la vierge Marie et son disciple préféré, saint Jean78.
À l'est, dans le déambulatoire il y a un escalier qui descend à la chapelle Sainte-Hélène et qui appartient à l'Église apostolique arménienne et date du xiie siècle. La chapelle comporte deux absides, l'une dédiée à sainte Hélène, l'autre au Bon larron. Son sol est recouvert de mosaïques. Une chaire au sud-ouest est, selon la tradition, celle de sainte Hélène, lorsqu'elle vint en pèlerinage à Jérusalem pour le recouvrement de la Croix. Le chroniqueur Guillaume de Tyr (1130-1186) décrit la restauration de la basilique qui est intervenue au milieu du xiie siècle. Les croisés ont procédé à des fouilles à l'orient de la basilique pour retrouver les traces du Golgotha, et ont découvert les vestiges de l'espace clos qui entourait le temple d'Hadrien. C'est ainsi qu'ils ont décidé de vouer ce lieu à sainte Hélène et d'en faire une chapelle. D'autres fouilles en 1972-1973 ont mis au jour deux murs bas du temple d'Hadrien, la représentation d'un bateau romain du iie siècle, et un mur plus élevé du ive siècle qui soutenait la basilique constantinienne. Les autorités de l'Église apostolique arménienne ont récemment transformé cet espace en chapelle dédiée à saint Vartan, avec un accès au nord. Elle peut être visitée sur demande à partir de la chapelle Sainte-Hélène79.
La chapelle d'Adam qui est créée artificiellement après l'invasion des Perses en 614 et qui appartient actuellement aux Grecs orthodoxes, expose derrière une vitrine le rocher d'Adam. Selon une tradition légendaire qui apparaît dans les Catéchèses de Cyrille de Jérusalem80, Adam aurait été enterré dans cette chapelle et rappelé à la vie par le sang de Jésus qui aurait coulé sur sa tête par la fissure du rocher du Calvaire situé au-dessus dans la chapelle du Golgotha. Treize marches conduisent à la chapelle de l'Invention de la Vraie Croix, qui est une cave dégagée des ruines par les Croisés au xie siècle. Selon la tradition rapportée par Eusèbe de Césarée dans sa Vie de Constantin, Hélène y aurait découvert, dans une ancienne citerne, trois croix, trois clous (le premier a été intégré dans la couronne de Fer à Monza, le second est dans la cathédrale de Milan et le troisième à Rome) et le titulus81. Point le plus bas de la basilique, cette chapelle rupestre82 a des murs recouverts de fresques du xiie siècle peu visibles. Des découpes par blocs de l’ancienne carrière de pierre marquent le plafond83.
Notons que la partie sud, se divise en plusieurs parties : les portails principaux, le dôme du Golgotha et le clocher. Les portails principaux sont rehaussés d’archivoltes sculptées de feuilles d'acanthe et de médaillons. À droite des portails, le dôme du Golgotha surmonte les deux étages du bâtiment. À gauche des portails, les six étages originels du clocher sont aujourd'hui au nombre de quatre. On y vénère le Saint-Sépulcre et le Christ.
Monastère Deir es-Sultan sur le toit[modifier | modifier le code]
Sur le toit de l'église se trouve le monastère Deir es-Sultan de l'Église éthiopienne orthodoxe84. Au début du xvie siècle, à la suite d'une guerre du souverain d’Harar, ville musulmane située à l'Est de l’Éthiopie qui faisait partie du Sultanat d'Adal, contre le Négus Gelawdéwos d'Éthiopie85, celui-ci dut abandonner sa communauté. les Éthiopiens furent alors expulsés du Saint-Sépulcre et s'installèrent dans un premier temps, dans deux petites chapelles extérieures partagées avec les Coptes, qui leur en fermèrent l'accès en 1890. Le sultan ottoman Abdülhamid II leur accorda alors le droit d’installer une grande tente sur le toit du Saint-Sépulcre pour célébrer leurs Pâques. Il s'y trouve la réplique d'un village africain en miniature86,87.
Plan[modifier | modifier le code]
Plan de l'église du Saint-Sépulcre
Édicule du Saint-Sépulcre (tombeau du Christ)
Catholicon Rotonde d’Anastasis Pierre de l’Onction Chapelle jacobite Tombe de Joseph d'Arimathie Chapelle copte Chœur latin Autel de Sainte-Marie-Madeleine Chapelle franciscaine de l'Apparition de Jésus ressuscité à sa mère Gardiens musulmans Façade : entrée de la basilique Chapelle franciscaine de Notre-Dame des Sept Douleurs – dite des Francs – Chapelle latine de la mise en croix Chapelle grecque de la Crucifixion Autel de la mise en croix Autel du Stabat Mater Autel de la Crucifixion Chœur grec Arches de la Vierge Marie Chapelle de la Sainte prison Chapelle grecque de Saint Longinus Chapelle arménienne du Partage des Vêtements de Jésus Chapelle de la Colonne des Injures Chapelle de Sainte Hélène Chapelle de l'Invention de la Vraie Croix Chapelle de Saint Vardan Carrière antique |
Répliques[modifier | modifier le code]
Il existe de nombreuses répliques du Saint-Sépulcre de Jérusalem, qui ont été bâties dans le monde occidental depuis le Moyen Âge. Ces copies du Saint-Sépulcre présentent souvent des degrés de similitude très différents par rapport à l'original88. On en trouve des exemples en France (l'abbatiale Saint-Sauveur de Charroux, la basilique de Neuvy-Saint-Sépulchre, l'église du Saint-Sépulcre d'Angers, l'église Saint-Hilaire de Savonnière-en-Woevre (55) ou l'église Saint-Martin de Rigny-Saint-Martin (55)), en Allemagne (dans la cathédrale Notre-Dame de Constance ou à Görlitz) et même une aux États-Unis (à Washington).
Notes et références[modifier | modifier le code]
- (en) Noam Shoval, « Tourism Development in Jerusalem 1967-2005 », in D. Bar and E. Meiron (eds.), Planning Jerusalem Revisited. Jerusalem, Yad Itshak BenZvi, 2009, p. 390
- Un cimetière dans une carrière de pierres désaffectée, à la sortie du village d'Aboud, offre un tableau ressemblant à ce cimetière du Golgotha. Cf. Marie-Armelle Beaulieu et Jean Sylvain CaillouT, « Se représenter le tombeau de Jésus », Terre Sainte Magazine, no 636, , p. 50.
- La Basilique Antique du Saint Sépulcre et son architecture [archive]
- Guy Couturier, « Le Saint-Sépulcre ou le tombeau de Jésus [archive] », revue Parabole, septembre-octobre 1997, vol. XX, n° 1
- 4 Mc 16, 4 [archive]
- 5 Mc 16, 5 [archive], 12 Jn 20, 12 [archive]
- Estelle Villeneuve, Jean Radermakers, Jean Vervier, La découverte du tombeau de Jésus, Éditions Fidélité, , p. 87
- 60 Mt 27, 60 [archive]
- (en) Raymond Edward Brown, The death of the Messiah, from Gethsemane to the grave. A commentary on the, Passion narratives of the four Gospels, Doubleday, , p. 1224.
- Simon Légasse, Le procès de Jésus, Cerf, , p. 155-160.
- Étienne Trocmé, L'évangile selon saint Marc, Labor et Fides, , p. 368.
- (en) Eva Marie Everson, Reflections of God's Holy Land : A Personal Journey Through Israel, Thomas Nelson Inc, (lire en ligne [archive]), p. 235
- Eusèbe de Césarée, Vita Constantini, III, 25.
- Les travaux de restauration de l'église du Saint-Sépulcre ont notamment mis en évidence le mur de cette esplanade, le téménos.
- Nicole Belayche, « Du Mont du Temple au Golgotha : le Capitole de la colonie d’Ælia Capitolina », Revue d’Histoire des Religions, vol. 214, , p. 387-413
- (en) Martin Biddle, The Tomb of Christ, Sutton Pub, .
- Cette tradition est probablement à rattacher à la tradition juive qui plaçait toute la vie d'Adam sur le mont Moriah, la tradition chrétienne faisant du Golgotha un nouveau Moriah. Cf. Pierre Maraval, Lieux saints et pèlerinages d'Orient : histoire et géographie des origines à la conquête arabe, Cerf, , p. 57.
- (en) Yaron Z. Eliav, God's Mountain : The Temple Mount in Time, Place, and Memory, The Johns Hopkins University Press, , 392 p.
- (en) Joan E. Taylor, Christians and the Holy Places : The Myth of Jewish-Christian Origins, Clarendon Press, , p. 384
- Pierre Maraval, Lieux saints et pèlerinages d'Orient : histoire et géographie des origines à la conquête arabe, Cerf, , p. 35.
- Guy Couturier, « Un tombeau enseveli [archive] », revue Parabole, septembre-octobre 1997, vol. XX, n° 2
- (en) Peter Walker, « Jerusalem in the Early Christian Centuries » P.W.L.Walker ed., Jerusalem Past and Present in the Purposes of God, Tyndale House, 1992, p. 83
- Eusèbe, Vie de Constantin, III, 26
- L’Anonyme de Bordeaux, 333, page 594, il s'agit de la plus ancienne description d’un pèlerinage en Terre sainte par un chrétien d’Occident et qui remonte au début du IVe siècle
- (en) Margaret Barker, « Jerusalem the Golden : Vision and Memory of the Church », International Journal for the Study of the Christian Church, vol. 5, no 1, , p. 1-10
- (en) Gregory T. Armstrong, « Constantine's Churches : Symbol and Structure », Journal of the Society of Architectural, vol. 33, no 1, , p. 15-17
- (en) Shimon Gibson, Joan E. Taylor, Beneath the Church of the Holy Sepulchre, Jerusalem : the archaeology and early history of traditional Golgotha, Palestine Exploration Fund, , p. 21
- (en) Peter J. Leithart, Defending Constantine : The Twilight of an Empire and the Dawn of Christendom, InterVarsity Press, , p. 138-139
- (en) David Summers, Real spaces : world art history and the rise of Western modernism, Phaidon, , p. 149
- Lemire et al. 2016, p. 123
- Le marque depuis la fête de l'Exaltation de la Sainte-Croix.
- Jacques Rossel, Aux Racines de L'Europe Occidentale, L'âge d'homme, , p. 341
- (en) Peter W. L. Walker, Holy City Holy Places: Christian Attitudes to Jerusalem and the Holy Land in the Fourth Century, Oxford University Press, , p. 127-130
- Pierre Maraval, Lieux saints et pèlerinages d'Orient : histoire et géographie des origines à la conquête arabe, Cerf, , p. 52.
- Pierre Maraval, Récits des premiers pèlerins chrétiens au Proche-Orient, Cerf, , p. 141-142.
- Guy Couturier, « Achèvement et ruines [archive] », revue Parabole, mai-juin 1998, vol. XXI, n° 1
- Arculfe I, 2-3, 6, 7-8. Cité dans: Peters (F.E.). Jerusalem. Princeton University Press, 1985, p. 204-206.
- Vincent Lemire (sous la direction de), Jérusalem, histoire d'une ville-monde, Paris, Flammarion Champs Histoire, (ISBN 978-2-0813-8988-5), p.155
- (en) Justin E. A. Kroesen, The Sepulchrum Domini Through the Ages : Its Form and Function, Peeters Publishers, , p. 19
- Nasir-I Khusraw. Diary of a Journey Through Syria and Palestine. Palestine Pilgrims Text Society, volume 4, 1893. Reprint: New York, AMS Press, 1971, p. 60.
- Raymond d'Aguilers, Historia Francorum qui ceperunt Jerusalem (Histoire des Francs qui s'emparèrent de Jérusalem), chronique rédigée latin
- The Pilgrimage of the Russian Abbot Daniel in the Holy Land. Palestine Pilgrims Text Society, volume 4, 1895. Reprint: New York, AMS Press, 1971, p. 11-15.
- Arches de la Vierge [archive]
- (en) Adrian Boas, Jerusalem in the Time of the Crusades : Society, Landscape, and Art in the Holy City Under Frankish Rule, Routledge, , 272 p.
- Sabino de Sandoli, La libération pacifique des lieux saints au XIVe siècle, The Franciscan Centre of Christian Oriental Studies, , 159 p.
- Guy Couturier, « La tombe de Jésus [archive] », revue Parabole, 2001, vol. XXIII, n° 3, p. 16
- Bernard Heyberger, Les chrétiens du Proche-Orient au temps de la réforme catholique, École Française de Rome, , 712 p.
- The Book of the Wanderings of Felix Fabri. New York, AMS Press, 1971, vol. 2, p. 262. (Réimpression de: Palestine Pilgrims Text Society, 7-10)
- (en) Shimon Gibson, Joan E. Taylor, Beneath the Church of the Holy Sepulchre, Jerusalem : the archaeology and early history of traditional Golgotha, Palestine Exploration Fund, , p. 12
- (en) Martin Biddle, The Tomb of Christ, Sutton Pub, .
- (en) Charles Coüasnon, « Les travaux de restauration du Saint-Sépulcre », Comptes-rendus des séances de l'Académie des Inscriptions et Belles-Lettres, vol. 110, no 2, , p. 209-226 (lire en ligne [archive])
- (it) Virgilio Canio Corbo, Il Santo Sepolcro di Gerusalemme : aspetti archeologici dalle origini al periodo crociato, Franciscan Print. Press,
- Adrien Jaulmes, « Le Saint-Sépulcre, sanctuaire bruyant et convoité » [archive], sur Le Figaro,
- « Sur la tombe de Jésus à Jérusalem, une course pour trouver la pierre originale où ‘son corps a été étendu’ » [archive], sur timesofisrael.com,
- Sélim Sayegh, Le Statu quo des Lieux Saints. Nature juridique et portée internationale, Libreria editrice della Pontificia università lateranense, , p. 261.
- (en) Jerome Murphy-O'Connor, Keys to Jerusalem, Oxford University Press, , p. 210
- Hugues Vincent, Jérusalem de l'Ancien Testament: recherches d'archéologie et d'histoire, Éditions Gabalda, , p. 104
- (en) The New Pilgrim’s Guide, The Holy Sepulchre, ATS Pro Terra Sancta, , p. 8
- Jamʻīyat al-Āthār al-Qibṭīyah, Bulletin de la Société d'archéologie copte, Société d'archéologie copte, tome XV, 1960, p. 249
- (en) Saul P. Colbi, A History of the Christian Presence in the Holy Land, University Press of America, , p. 52
- (en) Robert J. Wright, The Holy Sepulchre: The Church of the Resurrection an Ecumenical Guide, Ecumenical Theological Research Fraternity in Israel, , p. 11
- « Ouverture » du St Sépulcre [archive], sur saintsepulcre.custodia.org
- Le minutage des cérémonies au Saint-Sépulcre [archive]
- Catherine Dupeyron, Chrétiens en Terre sainte, Albin Michel, , p. 110
- Chapelle des Francs [archive], sur saintsepulcre.custodia.org
- (en) Matilde Serao, Au pays de Jésus: souvenirs d'un voyage en Palestine, Plon-Nourrit, , p. 121
- Jn 19. 40 [archive]
- Pierre de l’Onction [archive] sur www.saintsepulcre.custodia.org
- Rotonde ou Anastasis [archive] sur www.saintsepulcre.custodia.org
- « Église du Saint-Sépulcre », reportage de Frédéric Jacovlev dans la série Voyage en terre Sainte pour la chaîne KTO, 2012
- Sanctuaire Saint Sépulcre. Sous la domination turque [archive], site de la Custodie franciscaine de Terre sainte.
- Le tombeau de Joseph d'Arimathie [archive], sur saintsepulcre.custodia.org
- Virgilio Canio Corbo, Le Saint-Sépulcre de Jérusalem. Aspects archéologiques de ses origines à la période des Croisades, Jérusalem 1981-1982, vol. 1, p. 21
- Cette tradition, tirée de Ps 74,12 par des auteurs chrétiens de la seconde moitié du ive siècle, est matérialisée dès le viie siècle par une borne de pierre (ou un bassin évasé), au centre de l'atrium. Cf. Pierre Maraval, Lieux saints et pèlerinages d'Orient : histoire et géographie des origines à la conquête arabe, Cerf, , p. 57.
- Catholicon [archive]
- (en) Augustin Calmet, Charles Taylor, Calmet's dictionary of the Holy Bible : with the Biblical fragments, Holdsworth and Ball, , p. 231
- Le Golgotha [archive], sur interbible.org
- Nikēphoros Moschopoulos, La Terre Sainte: essai sur l'histoire politique et diplomatique des Lieux Saints de la chrétienté, Selbstverl, , p. 22.
- Chapelle de Sainte-Hélène [archive]
- (en) Joan E. Taylor, Christians and the Holy Places : The Myth of Jewish-Christian Origins, Clarendon Press, , p. 132
- Le Recouvrement de la Vraie Croix [archive]
- Il s'agit d'une ancienne citerne comme le montrent les murs recouverts d’un mortier hydraulique riche en cendres, sainte Hélène ayant selon la tradition retrouvé la croix dans une citerne.
- Chapelle de l’invention de la Croix [archive]
- Chrétiens éthiopiens : les exclus du Saint-Sépulcre [archive]
- L’Église éthiopienne orthodoxe [archive]
- Un petit coin d'Afrique à Jérusalem - L'Église éthiopienne [archive]
- Jérusalem : La basilique du Saint Sépulcre [archive]
- Richard Krautheimer, "Introduction to an 'Iconography of Mediaeval Architecture'" [archive], Journal of the Warburg and Courtauld Institutes 5 (1942), pp. 1-33.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire