mardi 3 décembre 2019

Bí quyết giúp cuộc sống về hưu không buồn chán


Thứ tư, 4/12/201908:00 (GMT+7)
   

Bí quyết giúp cuộc sống về hưu không buồn chán

Tập thể dục, ăn uống khoa học, sống có mục đích, duy trì mối quan hệ xã hội… giúp chuỗi ngày nghỉ hưu không tẻ nhạt, cô đơn.

Hãy tưởng tượng, bạn thức dậy trong ngày đầu tiên sau khi về hưu với cảm giác trống rỗng và tự hỏi "Bây giờ mình sẽ làm gì đây?" Câu trả lời dành cho bạn là: "Có rất nhiều điều bạn có thể làm để ngày càng hạnh phúc và minh mẫn hơn".
Dưới đây là những bí quyết sau do Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Thị Ngọc Hương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng NutiFood gợi ý.
Tập luyện giữ phong độ
Việc tập luyện đều đặn giúp duy trì sự nhanh nhẹn của cơ thể, tăng sức cơ, giảm tích lũy mỡ, kiểm soát cảm xúc và phòng ngừa một số bệnh mạn tính không lây, như loãng xương, các bệnh tim mạch, đái tháo đường type 2, rối loạn mỡ máu và một số bệnh ung thư.
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, thời gian tập luyện trung bình của người về hưu là 150–300 phút mỗi tuần, nên chọn loại hình tập luyện phù hợp với thế trạng, tình trạng sức khỏe.
Ăn uống khoa học để khỏe mạnh
Để giữ được dáng vóc cân đối và khỏe mạnh, người già nên ăn ít hơn lúc chưa về hưu. Ưu tiên ăn cá nhiều hơn ăn thịt. Chủ động giảm ăn thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, chất béo và muối khi chế biến các món ăn. Chỉ nên dùng dưới 20g đường mỗi ngày. Hạn chế rượu, bia, thuốc lá.
Ngoài ra người cao tuổi cũng nên dùng một đến hai ly sữa mỗi ngày. Nên chọn loại sữa có các dưỡng chất hỗ trợ cho các vấn đề sức khỏe thường gặp ở tuổi về hưu. Cụ thể là có cholin hỗ trợ hoạt động não bộ; MUFA-PUFA tốt cho tim mạch; bifidobacterium lactis và chất xơ giúp giảm táo bón; bộ 3 dưỡng chất phòng chống loãng xương là canxi, vitamin D3, vitamin K2; cordycepin chiết xuất từ đông trùng hạ thảo, là một hoạt chất thời thượng được chứng minh có tác dụng tăng cường sức đề kháng và tham gia điều hòa hoạt động chuyển hóa đường và chất béo trong cơ thể.
Dùng ngũ cốc - lương thực (gạo, nếp) nguyên hạt và tăng cường sử dụng đậu nành hàng ngày. Ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống đủ nước (1,5-2 lít mỗi ngày).
Sống có mục đích
Làm công việc bán thời gian, tham gia một nhóm từ thiện chăm sóc cho người già neo đơn, trẻ mồ côi, người khuyết tật, hỗ trợ các con chăm sóc cháu... sẽ thêm sắc màu cho cuộc sống. Bên cạnh đó, ứng phó với các tình huống bất ngờ xảy đến qua các công việc này sẽ giúp người cao tuổi thêm tinh anh, minh mẫn hơn.
Du lịch cũng là một lựa chọn tuyệt vời dành cho người trong độ tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, cần cẩn trọng vấn đề sức khỏe. Người cao tuổi nên ghi nhớ mang theo đầy đủ thuốc và dụng cụ y tế, và tham khảo ý kiến bác sĩ khi đi du lịch. Nên du lịch theo nhóm cùng người thân hoặc bạn bè để có thể hỗ trợ lẫn nhau khi cần.
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hương lưu ý nếu muốn du lịch, người cao tuổi nên du lịch theo nhóm để dễ hỗ trợ lẫn nhau khi cần.
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hương lưu ý nếu muốn du lịch, người cao tuổi nên du lịch theo nhóm để dễ hỗ trợ lẫn nhau khi cần.
Duy trì các mối quan hệ xã hội
Nhắn tin, trò chuyện với các đồng nghiệp cũ, hẹn uống cà phê với nhóm bạn thân thời trung học, đi bộ theo nhóm... sẽ giúp người cao tuổi duy trì bền vững các mối quan hệ xã hội. Điều này không chỉ giảm cảm giác cô đơn mà còn giúp người già thêm nhanh nhẹn, hoạt bát và tươi trẻ. 
Không nuông chiều bản thân
Đôi khi người cao tuổi sẽ nghĩ "về hưu rồi thì phải thế chứ" để biện luận cho sự chậm trễ của bản thân với những kế hoạch tích cực hoặc sự dễ dãi quá độ trong ăn uống, ngủ nghỉ... Sự nuông chiều bản thân sẽ làm họ mau lão hóa và dần mất đi những suy nghĩ tích cực.  
Chủng ngừa và khám sức khỏe định kỳ
Đừng quên tiêm vắc xin ngừa bệnh cúm và bệnh viêm phổi, đây là một trong những cách giúp người cao tuổi giảm số lần đi gặp bác sĩ trong năm.
Bên cạnh đó, hãy kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ, điều trị bệnh đúng và sớm sẽ giúp người già tránh được sự tàn phá cơ thể do bệnh tật và thuốc.
Bảo Trân

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire