Affichage des articles dont le libellé est 4 điều quan trọng nhất trong giáo dục gia đình. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est 4 điều quan trọng nhất trong giáo dục gia đình. Afficher tous les articles

dimanche 7 octobre 2018

4 điều quan trọng nhất trong giáo dục gia đình

GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

4 điều quan trọng nhất trong giáo dục gia đình – Có phẩm chất, mới có tương lai

Làm cha mẹ, trong lòng muốn con trai thành rồng con gái thành phượng cũng là điều dễ lý giải, là lẽ thường tình. Nhưng mà nhất ngôn nhất hành, nhất cử nhất động của cha mẹ đều sẽ ảnh hưởng lên thân con trẻ, ảnh hưởng đến cuộc đời các con. 
Vậy nên, cha mẹ muốn giáo dục con cái thành người như thế nào, thì trước hết chính cha mẹ hãy trở thành người như thế. 

1. Cha mẹ tu dưỡng tốt, con cái mới có giáo dưỡng 


Giáo dục đến từ những điều nhỏ nhặt nhất trong sinh hoạt, gia đình là nơi giáo dục chính. Chúng ta thường nói: Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ, cha mẹ là người thầy đầu tiên của con.
Chính như Jean-Jacques Rousseau, nhà văn, nhà triết học nổi tiếng thế kỷ 18 đã từng nói: “Giáo dục của người ta khi sinh ra thì đã bắt đầu rồi, trước khi trẻ nói được thì đã nghe người khác nói, trẻ lúc đó đã nhận giáo dục rồi. Lời nói và việc làm mẫu mực của cha mẹ khi đó mang ý nghĩa trọng đại trong giáo dục con trẻ”.
Trong văn hóa truyền thống của Trung Hoa có câu: “Dưỡng bất giáo, phụ chi quá”, ý rằng nuôi con mà không dạy là lỗi của người cha. Tolstoy cũng từng nói rằng: “Toàn bộ giáo dục hoặc 99,9% giáo dục đều quy về sự gương mẫu, quy về sự đoan chính và hoàn thiện của cha mẹ trong sinh hoạt hàng ngày”.
Giáo dục là quá trình âm thầm mài dũa một cách tinh tế, muốn con trẻ trở thành một người giáo dưỡng, thì đầu tiên cha mẹ cũng nên có được sự tu dưỡng, tức là thái độ cư xử đúng mực.

Cha mẹ tu dưỡng tốt, con cái mới có giáo dưỡngMuốn con trẻ trở thành một người giáo dưỡng, thì đầu tiên cha mẹ cũng nên có được sự tu dưỡng, tức là thái độ cư xử đúng mực. (Ảnh: vinasem.vn)
Có vô số thí dụ cho chúng ta biết rằng: Sau lưng của đứa trẻ có giáo dưỡng là có bóng dáng của bậc cha mẹ có tu dưỡng, sau lưng đứa trẻ ‘đầu gấu’ thông thường có bóng dáng của phụ huynh không mẫu mực.
Trẻ con lúc nhỏ sẽ bắt chước hành vi của bố mẹ để có được một loại cảm giác an toàn với bố mẹ chúng. Theo thời gian thay đổi, hành vi bắt chước này dần dần trở thành tính cách của con trẻ.
Nếu những điều mà cha mẹ biểu hiện xuất ra đều là hành vi khuyết thiếu sự tu dưỡng, vậy thì đứa trẻ thông qua việc bắt chước các loại hành vi đó cũng sẽ trở nên khuyết thiếu sự giáo dưỡng.
Cha mẹ nếu lấy bản thân làm đức hạnh để giáo dục con, thì con trẻ sẽ kiện toàn những phần còn thiếu trong nhân cách. Điều này quyết định sự trưởng thành của đứa trẻ về sau. Phẩm chất đạo đức chẳng phải sẽ cao thượng, xử sự chẳng phải sẽ thỏa đáng? Hết thảy những điều này đối với cuộc đời của đứa trẻ là vô cũng ý nghĩa, chẳng phải sẽ giúp trẻ có trí lực cao hơn và xa hơn hay sao!
Tu dưỡng của bạn, chính là giáo dưỡng của con trẻ. Lấy tu dưỡng để nuôi tu dưỡng, lấy đức hạnh để nuôi đức hạnh, yêu cầu con trẻ đạt đến điểm đó thì đầu tiên cha mẹ phải làm được đến đó.

2. Cha mẹ có gương mẫu, con trẻ mới có thể ưu tú 

Gương mẫu là nền tảng căn bản của tinh thần một người, nó tỏ rõ khí phách và tấm lòng của một người, cũng là phản ánh tinh thần bên trong của người đó. Sự gương mẫu và tầm nhìn của cha mẹ, quyết định thế giới quan của trẻ.
Tăng Quốc Phiên từng nói rằng: “Người muốn mưu đại sự đầu tiên cần trọng phẩm cách”. Cha mẹ có phẩm cách lớn, con cái mới có thể bay cao.
Làm bậc cha mẹ, không chỉ là quan tâm con cái ăn no hay không no, mặc ấm hay không ấm, quan tâm đối với trẻ không chỉ dừng lại ở bề mặt vật chất, mà còn phải càng quan tâm về mặt tinh thần.
Dưỡng dục con trẻ, không chỉ là “nuôi dưỡng” mà còn là “giáo dục”. Ngoài sự đầy đủ vật chất ra, điều cha mẹ nên cân nhắc là bồi dưỡng con thành người như thế nào.

Cha mẹ có gương mẫu, con trẻ mới có thể ưu túĐể trẻ có giáo dưỡng, đạo đức thì trước hết cha mẹ cần làm gương cho con cái noi theo. (Ảnh: afamily.vn)
Phẩm cách của cha mẹ quyết định thái độ và tầm nhìn của con trẻ đối với thế giới. Làm cha mẹ không có nghĩa là đánh mất bản thân, cha mẹ có phẩm cách lớn sẽ không dùng hết sức mình để giúp đỡ con, mà là cho con không gian sinh hoạt và suy nghĩ độc lập.
Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người, giáo dục con trẻ không thể nóng lòng nhất thời. Trong giáo dục gia đình, nếu mục đích chỉ gói gọn trong mấy điều ‘làm rạng rỡ tổ tông, kiếm nhiều tiền, mua được nhà to…’, tầm nhìn của cha mẹ bị giới hạn vào những thứ đó, thì phẩm cách con cái sẽ chịu hạn chế.
Cha mẹ có phẩm cách lớn, tựa như Gibran – tác gia người Ả Rập trong thơ của mình đã từng viết: “Con cái của bạn, kỳ thực không phải là con cái của bạn… Chúng chỉ nương nhờ bạn mà đến thế giới này thôi, không phải vì bạn mà đến,… Bạn có thể cho chúng tình yêu, nhưng không phải như bạn nghĩ đâu”.
Cha mẹ có phẩm cách, mới có thể mở ra tương lai cho con trẻ.

3. Cha mẹ có tầm nhìn, con cái có tương lai rộng mở

Trong “Luận Ngữ” viết: “Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu” (người không lo xa ắt có họa đến gần), câu nói này không chỉ áp dụng trong sinh hoạt thường ngày, mà cũng vô cùng ý nghĩa trong giáo dục con cái.
Tầm nhìn của cha mẹ sẽ cất giữ tương lai của con cái.
Trong “Chiến quốc sách” có nói rằng: “Phụ mẫu chi ái tử, tắc vi chi kế thâm viễn”, ý rằng cha mẹ thương yêu con, vì con mà lo lắng suy xét mọi bề. Thân làm cha mẹ, không ai là không lo cho tương lai của con cái. Cha mẹ tuy không thể áp đặt lý tưởng của mình lên con cái, nhưng cũng có thể vì lý tưởng và tương lai của con mà góp một phần nhỏ công sức.
Con đường con cái trưởng thành sẽ luôn đối mặt với rất nhiều ngã rẽ, tại ngã rẽ quan trọng trong cuộc đời, cha mẹ nên là những nhà cố vấn tài ba. Tầm nhìn của cha mẹ lúc đó mới phát huy giá trị.
Từng có một câu chuyện rằng: Có một bé gái đặc biệt thích hội họa, được coi là có tài năng thiên bẩm trong lĩnh vực này. Bạn của bố mẹ cô bé đề nghị hãy tìm một giáo viên tốt, sẽ giúp em bồi dưỡng tốt hơn nữa.
Bố mẹ cô bé tuy trên miệng là đồng tình, nhưng một mực không đồng ý. Sau này, theo thời gian trôi đi, tài năng của cô bé đã ngày càng mai một hầu như không còn lại gì.

Cha mẹ có tầm nhìn, con cái có tương lai rộng mởNếu cha mẹ không có tầm nhìn và định hướng cho con thì đã làm mất đi tương lai của chính con mình. (Ảnh: shutterstock.com)
Phương Trọng Vĩnh [1] dưới ngòi bút Vương An Thạch cũng có tài năng thiên phú nhưng vì cha mẹ không có tầm nhìn nên cuối cùng tài năng đó dần tiêu mất.
[1] Phương Trọng Vĩnh: Từ bé đã có tài năng thơ phú nhưng vì phụ mẫu vì cái lợi trước mắt (bán những tác phẩm mà con viết) mà bỏ phí tài năng. 
Cha mẹ có tầm nhìn xa sẽ căn cứ theo tình huống thực tế của con cái mà lo liệu. Cho đứa trẻ sống vui vẻ thoải mái không đồng nghĩa với việc buông lỏng giáo dưỡng.
Học tập và hạnh phúc không phải là xung đột và đối lập, cha mẹ có tầm nhìn xa sẽ không chỉ lấy thành tích và việc “thắng làm vua, thua làm giặc” để đánh giá một cách đơn giản và thô bạo như thế; mà ngược lại sẽ bồi dưỡng hứng thú học tập, phát triển điểm mạnh của trẻ, chỉ dẫn trẻ không ngừng hoàn thiện những chỗ thiếu sót của bản thân.
Cha mẹ có tầm nhìn xa, con đường tương lai cho con cái càng rộng mở

4. Cha mẹ có nguyên tắc, con cái có kỷ luật

Tình yêu của cha mẹ có thể vô điều kiện nhưng nhất định phải có nguyên tắc.
Trong “Nhan thị gia huấn” có viết: “Sự tôn nghiêm giữa cha con, không thể suồng sã. Tình cốt nhục không thể sơ sài; sơ sài thì không tiếp nối được nhân từ, hiếu thuận; suồng sã thì sẽ sinh lười nhác ngạo mạn”.
Cha mẹ trong khi giáo dục con trẻ mà không có nguyên tắc hoặc nguyên tắc nhiều lần

bị phá vỡ, vậy tương lai của đứa trẻ có thể sẽ xuất hiện nhiều phiền toái.
Có nguyên tắc chính là tuân thủ quy củ. Nguyên tắc chính là khi trẻ làm điều sai, chúng ta không thể vì yêu trẻ mà dung túng, mà là giúp đứa trẻ ý thức được chỗ sai của 

chúng, nhẫn nại dẫn dắt chúng sửa lại lỗi sai ấy.
Cha mẹ có nguyên tắc mới có thể giáo dục ra những đứa trẻ có kỉ luật, có đạo đức và ý chí mạnh mẽ. Nếu làm cha mẹ mà không kiên trì với nguyên tắc làm cha mẹ của mình, phóng túng con cái, không giúp trẻ hiểu được khuôn phép đạo đức, thì sẽ dưỡng thành những đứa trẻ không có nguyên tắc, không có quan niệm kỉ luật.

Cha mẹ có nguyên tắc, con cái có kỷ luật

Để những đứa trẻ sống có kỉ luật, có đạo đức và ý chí mạnh mẽ thì cha mẹ cần sống có kỷ luật và nguyên tắc với con ngay từ tấm bé. (Ảnh: shutterstock.com)
Con trẻ càng nhỏ, cha mẹ càng cần phải lý tính, càng cần phải kiên trì nguyên tắc. Đối diện với việc làm sai trái và những yêu cầu vô lý, cha mẹ phải dùng thái độ kiên quyết

để trẻ hiểu đúng đắn giới hạn hành vi của mình.
Nhiều gia đình đều có chung tình trạng là, trong gia đình tuy có quy củ nhưng một khi trẻ khóc ầm ĩ lên thì cha mẹ lại đánh mất nguyên tắc của mình. Rất nhiều đứa trẻ bị làm hư đều có một điểm chung, chính là yêu cầu của chúng luôn được thỏa mãn, chỉ cần chúng khóc la, thậm chí chưa cần khóc la, bố mẹ sẽ hạ yêu cầu của mình xuống một 

lần, hai lần, ba lần… cuối cùng làm mất đi nguyên tắc của cha mẹ.
Muốn cho con trẻ tuân thủ quy củ và coi trọng quy tắc, bậc cha mẹ đầu tiên nên kiên trì với nguyên tắc của mình. Sau khi định ra một số nguyên tắc, con trẻ phải nghiêm túc chấp hành, không thể dễ dãi mà phá vỡ quy củ.
Trong quá trình giáo dục trẻ, cha mẹ phải nắm chắc chừng mực, không mất đi tình thương, nhưng cũng phải kiên trì với nguyên tắc của mình.
Con cái chính là tấm gương của cha mẹ. Làm cha mẹ tốt nên hiểu rõ, quá trình giáo dục con cái cũng là một quá trình đề cao và hoàn thiện bản thân mình. Và thay vì nhất mực yêu cầu con trẻ “trở thành ai”, cha mẹ hãy làm tấm gương tốt nhất cho trẻ, bởi điều này còn quan trọng hơn rất nhiều.

Theo soundofhope.org
Mạn Vũ biên dịch

T.Anh chuyển