Affichage des articles dont le libellé est Những lợi ích của gia vị và rau thìa là. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Những lợi ích của gia vị và rau thìa là. Afficher tous les articles

mardi 26 mars 2013

Những lợi ích của gia vị và rau thìa là

thìa là cá nướng thơm ngon hơn.


Những lợi ích của gia vị và rau thìa là

Người Việt mình khi nấu ăn, làm bánh, nấu xôi chè thường dùng gia vị. Các loại gia vị được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày không những đem lại vị thơm ngon hấp dẫn cho món ăn mà còn có nhiều lợi ích với sức khoẻ mà có thể những người bạn vàng của ông táo chả màn, chả ke đến những ích lợi thực sự của nó. Hihihi... Voilà, bạn ta thấy kinh giới, tai vị (hồi), gấc, lá dứa, lá cà ri (bay leaves), húng quế, thìa là thơm,... ta bỏ vào thôi, hu ke buddy! 

Sau đây là những đặc điểm của gia vị về phương diện sức khỏe:
1. Chống ôxy hoá 

Chất chống ôxy hoá trong các loại gia vị giúp trung hoà các gốc tự do, vốn được sản sinh trong suốt quá trình tạo năng lượng cung cấp cho tế bào. Các tổn thương gây ra do quá trình ôxy hoá gồm những bệnh như: bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, ung thư, bệnh tim mạch và tiểu đường.

Cách tốt nhất cung cấp chất chống ôxy hoá cho cơ thể là sử dụng các thực phẩm giàu chất chống ôxy hoá có nhiều trong rau quả và các loại gia vị. Theo Tạp chí Dinh Dưỡng Hoa Kỳ (American Journal of Nutrition), số xuất bản tháng 7, năm 2006 thì các loại gia vị giàu chất chống ôxy hoá nhất là các thực phẩm thuộc nhóm rau quả tươi


2. Kháng viêm 

Rất nhiều viêm nhiễm của cơ thể xuất hiện dưới dạng bệnh mãn tính gây tổn thương cho các bộ phận trên cơ thể. Loại viêm nhiễm này gây ra bởi một số yếu tố như: béo phì, nhiễm trùng, các bệnh răng miệng, ngộ độc và các bệnh giảm khả năng miễn dịch. Này nhé bạn vàng chất phyto có trong các loại gia vị có tác dụng kháng viêm mạnh. Những gia vị có khả năng chống viêm nhiễm như lá húng quế, tỏi, gừng, cam thảo, tía tô, kinh giới, húng tây và nghệ


3. Tăng cường hệ miễn dịch 

Hệ miễn dịch khoẻ mạnh giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, nhiễm trùng và các bệnh nguy hiểm khác. Việc sử dụng các thực phẩm có chứa các gia vị giàu các thành phần có khả năng miễn dịch sẽ giúp cơ thể chống lại bệnh tật và viêm nhiễm, ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh gây ra do hệ miễn dịch suy giảm. Gia vị giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể là ớt, tỏi và hạt tiêu đen.

4. Giải độc 

Môi trường ô nhiễm và các chất hoá học có hại có nhiều trong các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Sự trợ giúp của các gia vị trong bữa ăn hàng ngày đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường sức khoẻ.
Các gia vị có khả năng giúp cơ thể giảm độc tố như mù tạt, quả thuộc họ cam quýt (citrus fruits), nghệ, cam thảo, rau mùi,...


5. Chống ung thư 

Nguyên nhân chính gây ung thư là sự biến đổi AND, đẩy nhanh quá trình lão hoá và gây đảo lộn gene. Có nhiều hợp chất trong các loại gia vị như hồi, rau húng quế, hạt tiêu đen, lá đinh hương, thìa là, tỏi, sả, gừng, trà xanh, hương thảo,  mù tạt và nghệ có khả năng bảo vệ gien khỏi ảnh hưởng của các độc tố và các gốc tự do. 


6. Giảm bệnh tiểu đường 

Các chất phyto có trong các loại gia vị giúp điều chỉnh cơ chế bệnh lý, giảm bệnh tiểu đường và rối loạn trong trao đổi chất. Quế, lá cà ri, tỏi, sả, gừng, rau mùi là những gia vị rất hiệu quả trong việc giảm lượng đường và mỡ máu máu. Vô số hợp chất chống ôxy hoá trong các loại gia vị giúp bảo vệ cơ thể khỏi quá trình ôxy hoá nên rất tốt cho bệnh nhân  tiểu đường. 


7. Ngừa bệnh Alzheimer 

Những yếu tố như quá trình ôxy hoá, viêm nhiễm và việc tích tụ các chất độc trong não có liên quan chặt chẽ đến việc phát triển của bệnh Alzheimer. Các loại gia vị như nghệ, đinh hương, gừng và tỏi giúp bảo vệ hiệu quả và giảm ảnh hưởng của bệnh. Chất chống ôxy hoá, kháng viêm và giảm độc giúp ngừa bệnh Alzheimer hữu hiệu.


8. Phòng bệnh tim mạch 

Các bệnh liên quan đến tim mạch thường đi kèm với lượng cholesterol và triglyceride cao, huyết áp cao, béo phì, hay hút thuốc, tiểu đường và bệnh viêm nhiễm mãn tính. Các loại gia vị giúp chống lại các bệnh về tim mạch như quế, rau mùi, lá cà ri, tỏi, gừng, mù tạt, lá hương thảo, húng tây giúp ngăn các bệnh tim mạch và chứng đột quỵ. Hihihi... tôi mê các thứ ni vô cùng. 


9. Tăng cường thị lực 

Các bệnh về mắt đặc biệt hay gặp ở người ngoài 50 tuổi (giảm thị lực). Nhiều nghiên cứu lớn đã chỉ ra rằng những người có chế độ ăn giàu gia vị có khả năng chống lại quá trình ôxy hoá giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt, và tăng thị lực lên 35%.


10. Chậm lão hoá 

Môi trường ô nhiễm, cuộc sống căng thẳng là nguyên nhân gây lão hoá nhanh kéo theo nhiều bệnh liên quan đến tuổi tác. Sử dụng các đồ ăn có nhiều gia vị chứa nhiều chất chống ôxy hoá và chống viêm nhiễm giúp làm chậm lại tiến trình lão hoá của cơ thể, bảo vệ cơ thể khói tác động xấu từ môi trường bên ngoài.




Nói riêng về rau thìa là loại rau ông giời ban phát cho nhân loại, nhất là các ông bà bạn vàng của ông táo. Ví dụ bạn làm món chả cá Lã Vọng mà thiếu rau thìa là hỏng bét hết, tương tự như món chả bò quốc hồn quốc túy của nước Đại Cồ Việt ta phải có thìa là mới ngon, đúng goût bà lang trọc. Khi tôi nấu canh chua khóm với troutfish hay whitefish thì thường đệm vào tí hương thìa là cho thơm tô canh, cho xanh màu tình ái; Hoặc giả món cháo lươn, cháo frog-legs, cháo hải sản abalone, cháo diệp/scallop, cháo cá basa giải cúm heo, cho gừng, tiêu, dill vô, có thể vi rút cúm lợn sẽ chào thua mà thôi. 



Theo DS Lê Kim Phụng cho biết thìa là có những đặc điểm đáng yêu như sau: 

Rau thìa là (thì là) tên khoa học là Anethum graveolens, Mỹ ngữ gọi là "dill", họ hoa tán. Người ta thường dùng lá, quả và hạt để làm hương liệu, chế biến thức ăn và làm thuốc.  

Người dân hay dùng lá thìa là làm rau hoặc gia vị, nhất là các món như canh cá, canh lươn, ốc, cháo cá... vừa thơm ngon vừa át được mùi tanh. Tuy nhiên, ngoài tác dụng làm gia vị trong ẩm thực, thìa là còn rất nên thuốc. 



Rau thìa là

Theo đông y học, lá thìa là có tính kích thích, mùi thơm hăng hắc, hơi đắng. Nó có tác dụng kích thích sự bài tiết nước tiểu, gia tăng lượng nước tiểu thải ra, nhờ đó làm giảm các cơn đau quặn do rối loạn đường tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận. Nó còn được xem là loại thuốc êm dịu giúp cải thiện hoạt động của dạ dày.

Chữa rối loạn tiêu hóa: ăn lá thìa là nấu chín mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt và chống táo bón. Với trẻ em, 1-2 muỗng nước sắc lá thìa là trộn vào thức ăn sẽ ngừa được chứng rối loạn tiêu hóa và giúp trẻ ngủ ngon giấc. Tinh dầu thìa là trích từ sự chưng cất hạt, được dùng trong trường hợp đầy bụng, nấc cụt, ợ chua thừa axit trong dạ dày và chứng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.

Một giọt tinh dầu thìa là pha trong một muỗng mật ong, uống ngay sau bữa ăn. Tương tự, một giọt dầu thìa là trộn với một giọt dầu thầu dầu hoặc đu đủ dầu cho trẻ uống sẽ ngăn ngừa các cơn đau xoắn bụng do táo bón, vì dầu có tác dụng làm trơn lòng ruột nhờ vậy tăng tính nhuận trường cho trẻ nhỏ.

Chữa tiêu chảy và kiết lỵ: lấy hạt thìa là nướng vàng rồi nghiền thành bột trộn chung với sữa đặc hoặc kem sữa, chia uống 2-3 lần trong ngày.  Đây là thuốc đặc hiệu chữa bệnh tiêu chảy và lỵ trực trùng cấp tính.

Chữa bệnh đường hô hấp: khi cảm lạnh, cúm hoặc viêm cuống phổi dùng khoảng 60 gam hạt chế trong nước sôi, lọc lấy nước hòa với mật ong, chia ba lần uống trong ngày.

Chữa rối loạn kinh nguyệt: thìa là làm giảm đau bụng kinh ở thiếu nữ và trong các trường hợp bế kinh gây ra bởi thiếu máu, cảm lạnh. Dùng 60gam dịch chiết lá thìa là trộn chung với một muỗng nước ép rau mùi tây, chia ba lần uống trong ngày.

Chữa hơi thở hôi: nhai hạt thìa là mỗi ngày sẽ cải thiện được hơi thở, giúp hơi thở thơm tho hơn.  

Chữa mụn nhọt và sưng tấy: giã nát lá tươi thành khối nhão rồi đắp lên các mụn nhọt đã chín bị vỡ ra có máu. Có thể trộn chung một ít bột nghệ rồi đắp lên các chỗ ung loét có mủ, tác dụng làm lành rất nhanh. Lá thìa là đun trong dầu mè được điều chế thành một dạng thuốc dầu để bôi làm giảm đau trong trường hợp đau và sưng ở các khớp.

Tác dụng trên phụ nữ có thai và cho con bú: thìa là rất tốt cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, thường được dùng ngay sau khi sinh để giúp tăng lượng sữa của sản phụ. Thìa là còn giúp ngăn ngừa sự rụng trứng sớm, nên sử dụng thảo dược này được xem như một phương pháp ngừa thai hiệu quả.

Rau thìa là vừa ngon, vừa bổ, lại chữa được bệnh


Rau thìa là (thì là) tên khoa học là Anethum graveolens, họ hoa tán. Dùng lá thìa là làm rau hoặc gia vị, nhất là các món như canh cá, canh lươn, ốc, cháo cá... vừa thơm ngon vừa át được mùi tanh. Tuy nhiên, ngoài tác dụng làm gia vị trong ẩm thực, thìa là còn là vị thuốc quý. 


Thìa là có tính kích thích, mùi thơm hăng hắc, hơi đắng

Theo y học cổ truyền, lá thìa là có tính kích thích, mùi thơm hăng hắc, vị tí ti nhân nhẩn, hơi đắng. Nó có tác dụng kích thích sự bài tiết nước tiểu, gia tăng lượng nước tiểu thải ra, nhờ đó làm giảm các cơn đau quặn do rối loạn đường tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận. Thìa là còn được xem là loại thuốc êm dịu giúp cải thiện hoạt động của dạ dày. 

1-Chữa rối loạn tiêu hóa:

Ăn lá thìa là nấu chín mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt và chống táo bón. Với trẻ em, 1-2 muỗng nước sắc lá thìa là trộn vào thức ăn sẽ ngừa được chứng rối loạn tiêu hóa và giúp trẻ ngủ ngon giấc. Tinh dầu thìa là trích từ sự chưng cất hạt, được dùng trong trường hợp đầy bụng, nấc cụt, ợ chua thừa axit trong dạ dày và chứng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.

Một giọt tinh dầu thìa là pha trong một muỗng mật ong, uống ngay sau bữa ăn. Tương tự, một giọt dầu thìa là trộn với một giọt dầu thầu dầu hoặc đu đủ dầu cho trẻ uống sẽ ngăn ngừa các cơn đau xoắn bụng do táo bón, vì dầu có tác dụng làm trơn lòng ruột nhờ vậy tăng tính nhuận trường cho trẻ nhỏ.

Có rau thìa là cá nướng thơm ngon hơn.

2- Chữa tiêu chảy và kiết lỵ:

Lấy hạt thìa là nướng vàng rồi nghiền thành bột trộn chung với sữa đặc hoặc kem sữa, chia uống 2-3 lần trong ngày. Đây là thuốc đặc hiệu chữa bệnh tiêu chảy và lỵ trực trùng cấp tính.

3- Chữa bệnh đường hô hấp:

Khi cảm lạnh, cúm hoặc viêm cuống phổi dùng khoảng 60 gam hạt chế trong nước sôi, lọc lấy nước hòa với mật ong, chia ba lần uống trong ngày.

4- Chữa rối loạn kinh nguyệt:

Thìa là làm giảm đau bụng kinh ở thiếu nữ và trong các trường hợp bế kinh gây ra bởi thiếu máu, cảm lạnh. Dùng 60 gam dịch chiết lá thìa là trộn chung với một muỗng nước ép rau mùi tây, chia ba lần uống trong ngày.

5- Chữa hơi thở hôi:

Nhai hạt thìa là mỗi ngày sẽ cải thiện được hơi thở, giúp hơi thở thơm tho hơn.


Rau thìa là không thể thiếu trong món chả cá

6- Chữa mụn nhọt và sưng tấy:

Giã nát lá tươi thành khối nhão rồi đắp lên các mụn nhọt đã chín bị vỡ ra có máu. Có thể trộn chung một ít bột nghệ rồi đắp lên các chỗ ung loét có mủ, tác dụng làm lành rất nhanh. Lá thìa là đun trong dầu mè được điều chế thành một dạng thuốc dầu để bôi làm giảm đau trong trường hợp đau và sưng ở các khớp.

7- Tác dụng với phụ nữ có thai và cho con bú:

Thìa là rất tốt cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, thường được dùng ngay sau khi sinh để giúp tăng lượng sữa của sản phụ. Thìa là còn giúp ngăn ngừa sự rụng trứng sớm, nên sử dụng thảo dược này được xem như một phương pháp ngừa thai hiệu quả.