Bức họa “Mona Lisa” (vẽ từ 1503 đến 1517) của thiên tài toàn năng người Ý Leonardo da Vinci. Ảnh: Wikipedia.
Tài năng xuất chúng không một ai có được của Da Vinci được ông thể hiện tròn vẹn trong tác phẩm mà theo nhiều nhà phê bình nghệ thuật, ông đã ấp ủ trong 14 năm trời mới hoàn thành.
Nụ cười buồn, đôi mắt không có lông mày, ẩn số trong con mắt và khung cảnh phía sau nàng Mona Lisangồi…. chỉ là bốn trong số rất nhiều bí ẩn mà Da Vinci để lại cho hậu thế trong tác phẩm của mình.
Từ việc phát hiện ra tỉ lệ vàng trên khuôn mặt của Mona Lisa mà Da Vinci đã “ngầm” thể hiện một cách khéo léo, đến việc phân tích thành công trạng thái tâm lý “hỉ, nộ, ái, ố” của người phụ nữ trong tranh, giới khoa học lại tiếp tục khám phá được bí ẩn về cuộc đời thực “đầy đen tối” của người phụ nữ làm mẫu cho Da Vinci năm 1503.
Bí ẩn cuộc đời đen tối của người phụ nữ làm mẫu cho Da Vinci
Các chuyên gia nghệ thuật lịch sử tại bảo tàng Louvre (Pháp) nhận định, bí ẩn xoay quanh “Mona Lisa” được “che giấu một cách mầu nhiệm”. Nghĩa là, những gì chúng ta biết bây giờ có thể chưa phải là toàn bộ sự thật.
Cách đây 12 năm, các nhà khoa học thuộc Đại học Heidelberg (Đức) mới dám chắc chắn, mẫu ngồi để Da Vinci vẽ chân dung cách đây 514 năm tên thật là Lisa del Giocondo.
Bức tranh được người chồng của bà Lisa del Giocondo là Francesco del Giocondo (một thương nhân buôn bán vải và tơ lụa giàu có người Florence (Ý) đặt Da Vinci nhân dịp gia đình họ chuyển về tân gia và dịp sinh nhật của người con trai thứ hai của họ.
Nhờ nhà chồng, bà Lisa có được đôi chút tiếng tăm trong xã hội với vị trí là vợ của thương gia giàu có thuộc tầng lớp trung lưu thời bấy giờ.
Nhưng, đó chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm” trong cuộc đời của bà Lisa.
Trong cuốn sách “Mona Lisa: The People and The Painting” của hai tác giả Martin Kemp và Giuseppe Pallanti đã hé lộ bí mật về cuộc đời thực, đầy đen tối của bà Lisa.
Leonardo da Vinci (1452 – 1519).
Theo đó, năm bà Lisa 15 tuổi, thương nhân giàu có Francesco del Giocondo (người chồng sau này của bà) đã mua cô gái nhỏ kém tuổi mình rất nhiều trong một thương vụ “buôn bán nô lệ” về làm vợ.
Được biết, ông Francesco del Giocondo thường xuyên mua bán các bé gái nô lệ từ Bắc Phi rồi đi giao dịch tại Ý, trong số đó, có nhiều bé gái được ông đưa về gia trang để giúp việc cho gia đình nhà del Giocondo.
Rồi đến năm 1495, Francesco del Giocondo mua bà Lisa khi đó mới 15 tuổi và đưa về làm vợ lẽ.. Cuộc hôn nhân của bà Lisa và người chồng hơn nhiều tuổi đã xảy ra nhiều tranh cãi, phản đối.
Tuy nhiên, vì thân thế gia đình từng là dòng dõi quý tộc nhưng mất dần đi thế lực của nhà bà Lisa so với thế lực của thương gia giàu có Francesco del Giocondo, nên cuộc hôn nhân này vẫn được tiến hành bất chấp những phản đối, khác biệt.
Năm 1503, cả gia đình nhà Giocondo chuyển đến một gia trang mới. Đây chính là năm, người chồng bà Lisa đã đặt Leonardo da Vinci vẽ chân dung vợ lẽ của mình với “tôn chỉ” thể hiện gương mặt hạnh phúc, để cho con cháu thấy rằng, vợ mình hạnh phúc với chồng và các con.
Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy rằng, nụ cười của bà Lisa trong họa phẩm “Mola Lisa” (tạm dịch: Quý bà Lisa) lại rất buồn và u ám.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra điều này ở trường hợp, nếu chúng ta nhìn vào đôi mắt của Lisa, nụ cười nhẹ nhàng hiện lên, nhưng khi ta chuyển xuống nhìn đôi môi “nàng”, nụ cười chợt tắt lịm.
Đây chính là “cái tài, cái tình” của Da Vinci. Phải chăng, ở tuổi 51, ông hiểu được phần nào nỗi buồn sâu kín trong cuộc đời của người phụ nữ tưởng chừng như có tất cả ấy rồi thể hiện thành công tác phẩm mà ông đã từng bỏ bẵng đi mấy năm trời mới vẽ lại, và hoàn thành vào những năm gần cuối đời?
Vào những năm 60 tuổi, bà Lisa lâm bệnh. Thời gian sau, bà chuyển hẳn vào tu viện Sant’Orsola và sống những năm cuối đời an bình ở đó. Ngày 14/7/1542, 3 năm sau ngày bà Lisa lâm bệnh, người phụ nữ trong tranh của Da Vinci trút hơi thở cuối cùng, kết thúc quãng đời đầy thăng trầm của mình.
Tuyệt phẩm khiến hàng triệu con tim rung động
Vài thế kỷ sau khi bà Lisa mất, bức họa “Mona Lisa” bắt đầu nổi tiếng. Công chúng bắt đầu quan tâm đến những bí ẩn ẩn chứa trong tác phẩm của thiên tài hội họa Da Vinci.
Họa phẩm “Mona Lisa” được trưng bày tại bảo tàng Louvre (Pháp). Ảnh: LinkedIn
Đôi khi, họ chỉ mong ước được tận mắt “nhìn” thấy nàng. “80% công chúng trên toàn thế giới đến đây chỉ muốn ngắm nhìn Mona Lisa tận mắt”, là nhận định của Cựu giám đốc bảo tàng Louvre (Pháp) Henri Loyrette khi ông nói với tờ The New York Times (Mỹ).
Theo các nhà nghệ thuật, bức tranh này hiện có giá 800 triệu USD. Bức tranh hiện được treo sau tấm kính chống đạn ở bảo tàng Louvre.
Bài viết sử dụng nguồn: Louvre.fr, The Independent
Trang Ly
Theo Trí Thức Trẻ •