cây sam
Ở Việt Nam, quả tầm bóp còn được gọi là quả: Lồng đèn, lù đù, thù lù hay đồm độp… Quả có hình tròn nhỏ như quả cà, bên ngoài được bao bọc một lớp bọc mỏng, giống hình lồng đèn.
Khi bóp quả tầm bóp, vỏ bọc bên ngoài quả bị thủng phát ra tiếng kêu rất vui tai. Tại nông thôn, loại cây này mọc dại nhiều ven đường hoặc các bờ ruộng. Tầm bóp ở Việt Nam được xem như loại cây dại, ít được bày bán.
Tại Nhật Bản, quả tầm bóp được đóng khay bán trong các siêu thị, cửa hàng với giá vào khoảng 700 nghìn đồng/kg. Tầm bóp được người Nhật mua về làm thuốc, hoặc dành cho những người ăn kiêng. Theo đó, quả tầm bóp vị chua, tính bình tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm... vì thế đây còn được dùng như một vị thuốc Nam.
Ở Việt rẻ như cho, sang Nhật bèo tây trở thành đặc sản đắt đỏ:
Ở Việt Nam, bèo tây mọc dại hoặc được trồng tại nhiều vùng ao hồ, kênh rạch… chủ yếu làm thức ăn gia súc hoặc đồ thủ công mỹ nghệ.
Gần đây, một bộ phận rất nhỏ người dân ở Hà thành thường tìm nguồn bèo tây sạch về chế biến thành các món ăn như: Canh bèo tây, nộm bèo tây, bèo tây xào thịt bò hay dùng bèo tây làm rau ăn lẩu. Song, kiểu ăn này được cho là kỳ quặc và cũng không quá phổ biến.
Thế nhưng, trái ngược với ở Việt Nam, tại Nhật bèo tây được bán với giá khá đắt đỏ, khoảng 80 yên Nhật/cây, tương đương khoảng 16.000 đồng/cây. Bèo tây tại Nhật được mua về như một loại thuốc có nhiều tác dụng quý như: Đắp vết thương, trị mụn nhọt, mưng mủ hoặc tránh sưng tấy, chống viêm khá hiệu quả. Ngoài ra, bèo tây còn được dùng để lọc nước cũng rất tốt. Chính vì thế, loại cây này rất được người Nhật trọng dụng.
Rau càng cua là cây dại tại Việt Nam, sang nhiều nước được ví như “Thần dược”:
Rau càng cua có thể sống ở nhiều địa hình, thường mọc thành bụi ở ven ao, hồ, bờ ruộng, các dốc đá… Tại Việt Nam, loại cây này chủ yếu được lấy về làm thức ăn gia súc.
Thế nhưng ở các nước Châu Âu, rau càng cua lại rất được ưa chuộng, thường được dùng để chế biến thành nhiều món ăn vì những lợi ích y học kỳ diệu của nó. Theo Đông y, rau càng cua có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, là món ăn bài thuốc rất thích hợp chữa trị chứng nhiệt miệng, viêm họng, táo bón, đau nhức cơ khớp, tiểu đường…
Ở Philippines, người ta dùng lá càng cua đắp để điều trị ung nhọt và vết loét. Người dân TC và Brazil dùng nước ép rau càng cua để trị bệnh viêm kết mạc. Còn người Java lại dùng loại rau này để trị sốt rét, đau đầu…
Ở Việt Nam "cho không nhau", bán sang Nhật rau tía tô có giá 500 đồng/lá:
Tía tô là loại cây được trồng rất phổ biến ở Việt Nam. Chúng được xem như loại cây gia vị, bán với giá rất rẻ từ 1- 2 nghìn một bó.
Tuy vậy, một Công ty tại Bắc Ninh lại có thể trồng cây tía tô và xuất cảng sang Nhật Bản với giá 700 đồng/lá, thu về hàng tỷ đồng/năm.
Lá tía tô ở Nhật ngoài việc bán lá tươi trong siêu thị và chợ, thì nó còn được sấy khô đóng gói, bán trong nước hoặc xuất đi ngoại quốc. Một gói lá tía tô sấy như trên được bán giá 16 USD, tương đương 363 nghìn đồng.
Người Nhật coi tía tô là 1 trong 7 loại gia vị thiết yếu, rất được coi trọng. Tía tô là nguyên liệu quan trọng nhất của món dưa mận umeboshi (một món dưa muối rất phổ biến trong ẩm thực người Nhật) hoặc được dùng gói xung quanh sushi…
"Thần dược" rau sam được nhiều nước "săn” lùng:
Dù được gọi là rau, nhưng ở Việt Nam, người ta thường chỉ coi cây sam như là rau dại , mọc đầy ở trong vườn, ven đường, bờ ruộng, và chỉ dùng như một loại rau ăn lá rất hạn chế, thậm chí ở nhiều nơi còn dùng làm thức ăn cho bò.
Tuy nhiên, ở nhiều nước trên thế giới, người ta đang "săn lùng" loại rau nhỏ bé này bởi những công dụng kỳ diệu đến không ngờ. Ở nhiều nước châu Âu, rau sam được dùng trong các món ăn khá phổ biến, người Hà Lan dùng rau sam làm dưa chua, người Pháp cũng rất thích rau sam và chế biến thành nhiều món ăn đặc biệt. Hoặc ở Mỹ có món rau sam trộn dầu giấm... Người Tàu xưa gọi rau sam là "rau trường thọ”.
Theo nghiên cứu của các nhà Khoa học Mỹ và Úc, trong rau sam có chứa nhiều acid béo omega-3 hơn các loại rau ăn lá khác. Đây cũng là loại rau chứa nhiều loại vitamin cũng như các chất khoáng dinh dưỡng như magiê, canxi, kali và sắt.
Hồng Công chuyển