Không chỉ trên thế giới, ở Việt Nam cũng có nhiều ngôi làng khiến nhiều người phải ngạc nhiên hay trầm trồ thích thú.
1. Làng sử dụng ngôn ngữ riêng
Làng Đa Chất sử dụng ngôn ngữ cổ có từ thời Âu Lạc
Làng Đa Chất (Phú Xuyên) nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km, dân trong làng sử dụng một thứ ngôn ngữ riêng biệt để nói chuyện với nhau hàng ngày nên nếu không có phiên dịch, chắc chắn bạn sẽ có cảm giác mình lọt vào một... đất nước khác, hoặc đang ở chung với... dân tộc khác. Nguyên nhân nằm ở chỗ làng Đa Chất xưa vốn có nghề làm cối xay, để giữ bí mật nghề nghiệp, những người thợ đã tạo ra một thứ tiếng riêng mà chỉ người trong nghề mới hiểu, thứ tiếng đó đã được truyền qua nhiều thế hệ cho tới tận ngày nay.
2. Làng “đầu thai”
Vùng núi Hòa Bình ẩn giấu rất nhiều câu chuyện kỳ lạ liên quan đến tâm linh
Tỉnh Hòa Bình có rất nhiều câu chuyện kỳ lạ liên quan đến đời sống tâm linh, trong những thập niên gần đây lại càng nở rộ câu chuyện “đầu thai” tại các bản làng thuộc xã Chiềng Châu (Mai Châu, Hòa Bình). Đó là câu chuyện của những đứa trẻ sinh ra hoàn toàn bình thường, đến khi biết nói (tầm 3 – 4 tuổi) lại tự nhận mình là người của những gia đình khác cách xa đến cả chục cây số, dù trước đó hai gia đình không hề quen biết nhau, các bé còn có thể tả vanh vách đường đi, vật dụng trong “ngôi nhà xưa” mặc dù chưa đi đến đó lần nào.
3. Làng “khổng lồ”
Hầu hết người dân trong thôn Đình Tràng đều có đôichân dài"quá khổ"
Thôn Đình Tràng (Phủ Lý, Hà Nam) được gọi là làng “khổng lồ” vì vóc dáng cao lớn của người dân nơi đây. Chiều cao trung bình của nữ giới trong thôn là 1,70m, còn nam giới là 1,8m. Đây là chiều cao đáng mơ ước có thể sánh với các nước châu Âu. Hai anh em Ngô Văn Công và Ngô Văn Kiều đều cao trên 1,90m, là tuyển thủ của bóng chuyền Việt Nam.
4. Làng sinh đôi
Ấp Hưng Hiệp là làng có nhiều cặp song sinh nhất Việt Nam
Ấp Hưng Hiệp, xã Hưng Lộc, tỉnh Đồng Nai là nơi có nhiều cặp sinh đôi nhất Việt Nam. Ở ấp có tới hàng chục cặp sinh đôi, lớn tuổi nhất đã ngoài 60, nhỏ nhất mới chỉ 2 – 3 tuổi. Toàn xã Hưng Lộc hiện nay có khoảng 100 cặp sinh đôi thì chỉ riêng ấp Hưng Hiệp đã chiếm tới 70 cặp.
5. Làng không có liệt sĩ
Cây đa Tân Trào - biểu tượng của cách mạng Việt Nam
Làng Tân Lập, xã Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang là ngôi làng duy nhất ở Việt Nam không có Liệt sĩ mặc dù ở làng đã có tới 104 thanh niên lên đường ra trận, chiến đấu ở những chiến trường ác liệt nhất trên khắp cả nước. Làng chỉ có 2 thương binh và 2 bệnh binh, còn lại đều an toàn từ cuộc chiến trở về. Người làng cho rằng chính các vị thần linh thiêng trong đình Tân Trào đã phù hộ để có được điều kỳ diệu này.
6. Làng dựng tường bằng tiểu sành
Làng gốm Thổ Hà có tục xây tường bằng tiểu sành
Làng Thổ Hà tỉnh Bắc Giang vốn có nghề làm gốm lâu đời nên từ xưa đến nay, người dân trong làng đã tận dụng những chiếc tiểu sành vỡ, hỏng, không bán được để làm vật liệu xây tường. Những chiếc tiểu sành rỗng ruột này lại trở thành nơi trú ngụ của bầy ong, thường thì bức tường nào ở làng Thổ Hà cũng có vài tổ ong sinh sống. Đi giữa những bức tường làm bằng tiểu sành, thi thoảng lại nghe thấy tiếng vo ve kỳ dị này, không ít người phải rợn tóc gáy.
7. Làng không có cửa
Các ngôi nhà trong làng thường không xây cửa ra vào
Ấp Xóm Mũi ở Cà Mau là một ngôi làng cực kỳ thân thiện, an toàn đến mức hơn 80% các ngôi nhà ở đây không cần xây cửa ra vào. Vậy mà chưa nhà nào bị trộm “ghé thăm”. Có lẽ do người dân khu vực này chất phác, không tham lam, làng lại nằm ở nơi hẻo lánh, chỉ có một con đường độc đạo dẫn vào nên không kẻ trộm nào dám tới.
8. Làng trồng bí đao khổng lồ
Bí đao ở đây nặng đến 40 - 50 kg/quả nhưng giá bán lại rẻ như cho
Làng Chánh Trạch (Đình Định) là nguyên quán của một loại sản vật kỳ lạ, đó là những quả bí đao khổng lồ. Bí đao bình thường trông ở những nơi khác chỉ nặng tầm 7 – 10 kg, nhưng riêng bí trồng ở Chánh Trạch, quả nào quả nấy nặng từ 40 – 50 kg, thậm chí nhiều quả còn nặng gần 1 tạ. Hiện nay vẫn chưa ai lý giải được tại sao ở làng quê rất đỗi bình thường ấy lại trồng được những quả bí đao to “khủng khiếp” đến vậy.
Theo Phunutoday
Phạm Anh chuyển