Giày
sen là loại giày mà phụ nữ ở Trung Quốc thưở xưa hay đi bằng cách
“buộc” chân trông giống như một nụ hoa sen. Những đôi giày này được
thiết kế rất tinh tế, làm từ bông hoặc tơ tằm, và rất nhỏ xinh, có thể
để vừa trong lòng bàn tay.
Đôi giày sen nhỏ xíu có thể để trong lòng bàn tay
Để có thể thiết kế những đôi giày nhỏ như này, phụ nữ Trung Quốc cổ xưa phải thực hiện quy trình “bó chân”.
Nguồn gốc ra đời đôi giày sen
Tập quán đi “giày bó chân” của các cô gái Trung Quốc đã bắt đầu cách đây hơn 1000 năm, vào giữa thế kỷ 10.
Tập quán đi “giày bó chân” của các cô gái Trung Quốc đã bắt đầu cách đây hơn 1000 năm, vào giữa thế kỷ 10.
Có
nhiều giả thuyết về xuất xứ của tục bó chân. Đó là có 1 con cáo ngụy
trang thành hoàng hậu, muốn trở thành người nên con cáo này đã ngụy
trang, giấu đôi chân của mình bằng cách bó chặt chân và đi giày.
Tuy
nhiên, giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất là câu chuyện về 1 cung phi
Triệu Phi Yến của Hán Thành Đế. Nàng đã quấn những dải lụa quanh bàn
chân và nhảy múa. Hán Thành Đế vì rất ấn tượng với dáng điệu của Triệu
Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn nên gọi nó là "Kim Liên Tam
Thốn" (Gót Sen Ba Tấc) và ra lệnh cho những cung phi khác cũng bắt chước
theo.
Một
câu chuyện tương tự cũng được nhắc đến trong các tài liệu không chính
thức, nhân vật chính lại là nàng Giáng Phi sống ở thời Nam Bắc Triều.
Tuy rất khác nhau về tên nhân vật nhưng các câu chuyện trên cho thấy một
điểm chung, tục bó chân bắt nguồn trong giới thượng lưu. Việc bó chân
sau đó đã trở nên thịnh hành trong giới nữ thuộc mọi tầng lớp của xã hội
Trung Quốc và dần trở thành một tập tục.
Ý nghĩa của tập tục bó chân
Việc bó chân được xem là một giải pháp để kiểm soát và củng cố đức hạnh của nữ giới. Người ta tin rằng những người đàn bà với đôi bàn chân bé tí xíu sẽ không thể rời khỏi nhà dễ dàng, từ đó không thể có cơ hội quan hệ tình dục với người nào khác.
Việc bó chân được xem là một giải pháp để kiểm soát và củng cố đức hạnh của nữ giới. Người ta tin rằng những người đàn bà với đôi bàn chân bé tí xíu sẽ không thể rời khỏi nhà dễ dàng, từ đó không thể có cơ hội quan hệ tình dục với người nào khác.
"Cô
gái có đôi bàn chân bé khoảng 7cm, thậm chí thật gớm ghiếc, sẽ có nhiều
cơ may lấy chồng hơn một thiếu nữ có đôi bàn chân bình thường". Vì thế,
90% bé gái Trung Hoa ngày xưa, khoảng 5 hay 6 tuổi, đều phải đau khổ vì
tục bó chân này. Sự tăng trưởng của đôi bàn chân đã phải ngưng lại để
cho kích thước của chúng không vượt quá kích thước lý tưởng 7,5cm. Đó
được xem là kích thước của một đôi gót sen vàng.
Bàn chân phụ nữ bình thường và bàn chân bị bó (Ảnh chụp tại Quảng Đông, Trung Quốc).
Hình ảnh đôi chân "dị dạng" thường thấy của những phụ nữ Trung Quốc thời xưa.
“Rùng mình” với quy trình bó chân thành “gót sen vàng”
Người mẹ hoặc người bà trong gia đình sẽ bắt đầu bó chân con gái hoặc cháu gái họ khi đứa trẻ từ 4 đến 7 tuổi.
Các bé gái thực hiện nghi lễ bó chân từ rất sớm
Đầu
tiên, từng chân sẽ được ngâm trong nước lá dược thảo và máu động vật
ấm. Sau đó tất cả móng chân sẽ bị cắt càng sâu càng tốt để ngăn chặn sự
phát triển của chân và sự nhiễm trùng sau đó.
Tiếp
sau đó, bàn chân sẽ được xoa bóp nhẹ nhàng, những dải băng bằng lụa
hoặc cotton dài khoảng 3m và rộng 5 cm sau khi được ngâm vào hỗn hợp
dược thảo và máu động vật tương tự. Từng bàn chân sau đó sẽ bị bẻ gẫy và
cuốn gọn vào trong những dải băng ướt này, nén thật chặt đến kiệt
nước,kéo giật mạnh về phía gót chân. Đôi khi người ta còn tạo ra những
vết cắt sâu ở lòng bàn chân để công việc này được dễ dàng.
Trình
tự này sẽ được lặp lại 2 ngày một lần, với một lần bó chân mới. Mỗi lần
bó lại, dải băng lại được thắt chặt hơn nữa làm cho quá trình bó chân
càng ngày càng đau đớn.
Tục bó chân ở giới thượng lưu phổ biến hơn, đối với tầng lớp nông dân, phải đi cày ruộng nên tục này xuất hiện muộn hơn.
Tuy nhiên, tục bó
chân vẫn tồn tại ở Trung Quốc cho đến tận thế kỉ 20. Mãi đến năm 1928,
tập tục này mới được bãi bỏ hoàn toàn và được đông đảo dân chúng tách ra
khỏi giá trị thẩm mỹ và đạo đức. Ngày nay, người ta chỉ còn thấy những
chứng tích ít ỏi của tập tục này trên bàn chân của một số bà cụ già.
Đa dạng giày sen
Những
đôi giày "gót sen vàng" rất phong phú. Thông thường giày sen của Trung
Quốc có 5 màu cơ bản: màu đỏ, vàng, xanh da trời, màu đen và trắng.
Chất
liệu chủ yếu được làm từ lụa, kiểu dáng thường là "chúc phía trước",
nhọn hoặc hơi tròn 1 chút với hoa văn thêu trên giày khá tinh tế.
Đôi
giày của phụ nữ khi lấy chồng thường là làm bằng lụa đỏ, màu của ngày
hôn lễ và bên trong giày thường được trang trí cảnh ái ân mà người vợ
trẻ sẽ đón nhận trên chiếc giường trong đêm tân hôn. Từ trước đó, cô dâu
phải thêu những đôi giày bông sen vàng cho mẹ chồng.
Về
mặt cá nhân, cô dâu phải có ít nhất 4 đôi giày như thế. Con số lý tưởng
là 16 đôi, tức mỗi mùa dùng 4 đôi. Cũng theo quy định, trong thời gian
tang lễ kéo dài 5 giai đoạn trong 27 tháng, lụa và màu đỏ được thay bằng
vải trắng và các màu sậm.
Cùng chiêm ngưỡng đôi giày sen độc đáo này nhé!
Đôi giày sen màu đỏ mũi nhọn sâu được làm bằng lụa trang trí văn hoa. Đây là loại giày cuối thế kỷ 19, chiều dài 5 ½ inch (bên trái). Và đôi giày của người phụ nữ Mãn Châu thế kỷ 19 Trung Quốc. Giày này của phụ nữ quý tộc để đi bộ (bên phải)
Đôi giày sen đầu thế kỷ 20 có gót tròn với kích thước 4 ½ inch (ảnh
1), đôi giày sen nhọn màu hồng với lá xanh thêu nhạt đầu thế kỷ 20, có
kích thước 6 inches (ảnh 2) và đôi giày sen đi ngủ chất liệu satin màu
hồng đậm kích thước 5inch (ảnh 3)
Đôi giày nhỏ xíu với những nét văn hoa tinh tế
Đôi giày sen mũi tròn với kích thước bé xíu, rất xinh xắn
Ngày nay, người ta chỉ còn thấy những chứng tích ít ỏi của tập tục này trên bàn chân của một số bà cụ già.
Bàn chân bị biến dạng khi cụ bỏ giày
Thuật bó chân ở Trung Quốc:http://trungvuong6370.blogspot.ca/2013/02/thuat-bo-chan-cua-phu-nu-trung-quoc.html
----------------------------------------------------------------------------
Thuật bó chân ở Trung Quốc:http://trungvuong6370.blogspot.ca/2013/02/thuat-bo-chan-cua-phu-nu-trung-quoc.html
----------------------------------------------------------------------------