LỄ VƯỢT
QUA VÀ LỄ PHỤC SINH
Lễ Vượt Qua
là một đại lễ của người Do Thái và gần gũi nhất
đối với các Ki Tô hữu. Đó là một lễ hội mừng được mùa, và là một lễ hội tôn
giáo rất phổ biến trong gia đình, được tổ chức mừng vào mùa Xuân hằng năm, kéo
dài 7 ngày (tại đất nước Israel, 8 ngày trong Do thái
lưu vong) để kỷ niệm ngày Xuất Hành ra khỏi Ai cập.
Phục Sinh là
ngày lễ kỷ niệm quan trọng nhất của các Ki tô hữu mừng Chúa Giêsu sống lại. Nó
được gọi là PASCHA (tiếng Hy lạp là VƯỢT QUA).
Saldarini
trong tác phẩm Chúa Giêsu và Lễ Vượt Qua đã viết: “Các nghi thức của lễ Phục
Sinh liên quan đến Lễ Vượt Qua , vì Lễ Vượt Qua của người Do Thái và lễ kỷ niệm
Chúa Giê su chịu chết và phục sinh của Ki Tô hữu hình thành từ cùng một niềm
tin, nghi lễ giống nhau và có cùng truyền thống thần học. Chúa Giê su đã cứu
chuộc chúng ta như Thiên Chúa đã cứu dân Israel xưa”[1][1]
Trong
bài nghiên cứu này, chúng ta sẽ xem xét sự giống nhau giữa Lễ Vượt Qua và Lễ
Phục Sinh, và ý tưởng của sự hy sinh và cứu độ được tìm thấy trong
việc cử hành hy lễ.
1. Nguồn
gốc lễ Vượt Qua.
Chữ tiếng Anh Passover
được nhận từ tiếng Hy Lạp pesah , trong sách Xuất Hành
chương 12 câu 13, “Ta sẽ Vượt Qua các ngươi… khi ta giáng hoạ trên đất Ai-cập”.
Trong khi chữ Hy lạp pashcha, là nến
tảng của từ Pasch hay Pascha. “Sách Xuất Hành chương 12 và
13 giải thích rằng : Lễ phát triển từ 3 cử hành riêng biệt : Hy Lễ Vượt Qua,
tiệc bánh không men, và việc dâng con đầu lòng là nét riêng biệt của người Do
thái trước đây và không liên quan gì đến việc trốn thoát khỏi Ai Cập”[2][2].
Những con vật đã được cạo lông, xẻ thịt để đem những phần ngon phục vụ cho bữa
tiệc buổi lễ đó và phần thịt còn lại được dùng chuân bị cho bữa tối .
Theo
Saldarini, “Lễ Vượt Qua bắt đầu như là một lễ hội mùa xuân giữa các mục đồng
bán du mục trước khi người Do Thái tồn tại đã khá lâu. Nó tồn tại như một lễ
hội của tôn giáo của người Do Thái kỷ niệm ngày thoát khỏi ách nô lệ tại Ai
Cập. Và nó vẫn tồn tại trong các gia đình cũng như trong các hội đường ngày
nay”[3][3].
Trước khi dân Do Thái được giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập, Thiên Chúa đã đánh
phạt người Ai Cập bằng việc giết đứa con đầu lòng và các thú vật của người Ai
Cập. Ngài đã hướng dẫn họ biết cách tránh cho đứa con khỏi cái chết cùng với
các đứa con của người Ai cập, bằng cách phải giết một con cừu hoặc một con dê
rồi lấy máu đó bôi lên cửa, để Thiên Chúa đi qua mà con cái họ sẽ không bị giết
hại. Ông Mô se ghi nhận những lời truyền của Thiên Chúa rồi hướng dẫn lại dân
chúng cho việc mừng lễ Vượt Qua trong tương lai.
Từ những gợi ý trong Cựu ước và lịch sử các tôn giáo,
Saldarini đã sắp xếp lại hình thành một bản liệt kê nguyên thủy của lễ Vượt
Qua. Hy lễ Vượt Qua dâng cho các vị thần minh để đảm bảo sự an toàn cho các đàn
gia cầm đi lại an toàn từ thung lũng tới các cánh đồng cỏ triền núi đã được
người Do Thái làm theo để kỷ niệm chuyến đi an toàn trong Isarel. Bữa tiệc Bánh
không men đầu tiên ( một tuần mà người ta chỉ ăn bánh không men, để đánh dấu
ngày bắt đầu mùa thu hoạch và cũng là để con người nhận ra mình phụ thuộc vào
Thiên Chúa vì được ban cho đất đai màu mỡ.), tượng trưng cho việc bắt đầu cuộc
sống mới. Câu chuyện kinh thánh qua việc thiếu men biểu trưng cho sự vội vàng
rời khỏi Ai cập của người Do Thái.
Các loại hoa
trái đầu mùa hay đứa con đầu lòng dâng cho Thiên Chúa để thừa nhận Thiên Chúa
là Đấng ban ơn và là Đấng bảo vệ cho sự sống. Máu các con vật đầu lòng được
dâng làm hiến tế được liên kết đến máu trong Hy Lễ Vượt Qua. Con người đã được
ban tặng nhu cầu bảo vệ cho sự sống được tượng trưng qua những công việc họ
làm, họ liên kết với những kinh nghiệm cụ thể trong lịch sử của dân Israel .
Hành động trao ban sự sống và hành động bảo vệ sự sống trong đất Ai Cập của
Thiên Chúa được liên kết hài hòa trong bữa tiệc Vượt Qua của người Do thái /
tiệc Bánh không men[4][4].
Cùng với việc thống trị đền thờ, tiệc Vượt Qua đã thành một hy lễ long trọng
tại Giêrusalem. Sau đó, qua việc tổ chức sắp xếp lại việc tế tự nơi đền thờ mà
họ đã cho phá hủy hoặc xây dựng lại, thì lễ Vượt Qua đã trở thành ngày đầu tiên
và quan trọng nhất của tuần lễ bánh không men và sau đó tên Vượt Qua đã được dùng để chỉ cả hai ngày
lễ[5][5].
2. Lễ Vượt Qua thời Chúa Giê su
Vào thế kỷ I
trước Công Nguyên, hy tế Vuợt Qua và bữa ăn chỉ diễn tại Giêrusalem vì con vật
( một con cừu hoặc một con dê ) phải bị giết trong Đến thờ. Sách Đệ nhị Luật đã
mô tả là bữa tiệc của người Do Thái đã phải diễn ra tại Giêrusalem, là trung
tâm chính trị và tôn giáo linh thiêng của đạo Do Thái. Lễ Vượt Qua là một ngày
hội hành hương, đám đông dân chúng khắp các nơi trên đất nước Palestin tụ về để
mừng lễ quan trọng nhất. Vào lúc 3 giờ, các linh mục bắt đầu thánh hiến các
sinh vật không bị tì vết một năm tuổi, được các vị đứng đầu mỗi hộ gia đình đem
tới khu vực Đền thờ. Các thầy Lê vi và các khách hành hương cùng hát thánh ca
và thánh vịnh để ngợi khen và tạ ơn. Vào xế chiều, các gia đinh ăn bữa tiệc
Vượt Qua.
Tân Ước cho biết rằng Chúa Giêsu cũng đã lên Giêrusalem nhiều lần cùng
với cha mẹ và cùng với các môn đệ của Ngài sau này. Tin Mừng Nhất Lãm thuật lại
việc các môn đệ đi tìm kiếm căn phòng để Thầy –Trò cùng nhau dùng bữa Vượt Qua
tại đó. Chúa Giê su bảo môn đệ đi đến nhà một người đàn ông và hỏi mượn căn
phòng đã được dọn sẵn để chuẩn bị cho bữa tiệc. Thông thường vì có nhiều người
đến tụ về quá đông đến nỗi mà trong suốt thời gian lễ Vượt Qua, bữa tiệc có thể
được ăn tại bất cứ nơi nào ở Giêrusalem hơn là chỉ tại Đền thờ. Tuyển tập các chú giải luật trong Kinh Thánh cho biết
rằng các nhóm người đến ăn đông đủ , nên có thể ăn hết thịt con vật được sát tế
. Vì thế, nhóm 10 đến 20 người tụ tập trong
nhiều phòng đã thuê hay nhiều lều để nấu nướng và cùng ăn. Bữa ăn sẽ
được ăn ngay khi trời tối, vì ngày của người Do Thái được bắt đầu khi mặt trời
lặn. Lễ Vượt Qua bắt đầu vào buổi tối. Nhóm ăn các đồ ăn được qui định trong
Kinh Thánh, đó là các phần thịt của con vật đã sát tế, thường là thịt cừu, bánh
không men và rau đắng. Người ta uống rượu, vì thời điểm đó rượu là món uống
thường được dùng. Bốn chén rượu là thiết yếu cho Nghi
lễ tiệc vượt qua sau
này, xuất phát từ việc dùng rượu trước đó. Tài liệu về các tập quán của
lễ Vượt Qua thì sơ sài và một số tập quán đã thay đổi. Sách Xuất Hành nói rằng
: khi ăn lễ Vượt Qua nên thắt đai lưng và đi giầy, cầm gậy trong tay và ăn vội
vã. ( một mô phỏng bữa ăn cuối cùng trước khi rời khỏi Ai Cập ). Hơn nhiều thế
kỷ, hình thức đã thay đổi và được nới lỏng; vì thế bây giờ nó là một lễ kỷ niệm
nhàn nhã của gia đình. (Xin đọc Phụ lục I cho bữa ăn Seder Hiện Đại)
3. Nghi lễ
tiệc Vượt qua
Từ “ Seder” có nghĩa là “trật tự” trong
tiếng Do thái. Nó có nghĩa là trật tự của nghi thức ( bao gồm việc cầu nguyện
và nêu các biến cố ) của đêm đầu tiên của lễ Vượt Qua. Không chắc chắn là thứ
tự của các biến cố nào được tuân thủ trong bữa tiệc Vượt Qua trong suốt thế kỷ
đầu. Ngày càng nhiều hướng dẫn hoàn hảo hơn được tìm thấy trong “ dấu vết của
Mishna có tên Pesachim kể từ cuối thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên; vì thế một vài
thay đổi có thể có từ thời Đức Ki Tô”[6][6].
Có lẽ có những món khai vị như một món rau hoặc sà lách trộn giấm và một ít
nước sốt tiếp theo sau là một chén rượu. Một phép lành trên bánh sẽ khởi đầu
cho bữa ăn chính thức. Sau bữa ăn, người ta uống thêm một chén rượu . Những
phép lành này là dịp công bố về Chúa Giêsu. Sau bữa ăn, người ta nói về ý nghĩa
ngày lễ hoặc câu chuyện liên quan đến lễ Vượt Qua lần đầu tiên. Người ta hát
các bài Thánh ca và thánh vịnh để ca tụng Thiên Chúa là Đấng giải thoát, đem họ
ra khỏi đất Ai Cập. Ngay sau khi hát các thánh vịnh, người ta uống ly rượu cuối
cùng. Đối với người Do Thái, bữa tiệc Vượt Qua giúp họ nhận thức lại họ là hậu
duệ của Abraham, đã được Thiên Chuá cứu đưa ra khỏi Ai Cập, được Môi sê dẫn dắt
cũng như được ban cho đất sống và cách sống. Điều đó bao gồm sự hy sinh, máu,
bánh mì và cả khái niệm về cái chết. “ Thiên Chúa là trọng tâm của các lời kinh
nguyện và các lễ nghi.
Trong quá khứ, Thiên Chúa đã cứu dân Israel, Ngài chăm
sóc họ trong hiện tại và
sau cùng sẽ cứu chuộc họ trong ngày sau hết”[7][7].
Chúa Giêsu đã cử hành lễ Vượt Qua và dùng những yếu tố này để lập ra một nghi
thức mới – Bí Tích Thánh Thể- và sau này trở thành Chiên Vượt Qua.
Lễ Vượt Qua là một lễ hội bao gồm rất nhiều lễ nghi
được nói đến trong Ngũ thư. Lễ nghi này đã được
các giáo sĩ Do Thái thêm thắt và rồi lại mở rộng do các tập quán địa phương. Tuyển tập các chú giải luật trong Kinh Thánh, việc biên
soạn luật và qui định của người Do Thái lui ngày lại tới năm 200 sau Công
Nguyên. Việc phá hủy đền thờ La Mã vào năm 70 sau Công Nguyên mang ý nghĩa :
không có một hy tế nào khác được thực hiện tại Giêrusalem. Tuyển tập các chú giải luật trong Kinh Thánh cho rằng
lễ Vượt Qua có thể được tổ chức mừng mà không cần đến hy lễ đã hình thành nên
trung tâm điểm của bữa ăn, một thay đổi lớn trong tập quán cổ truyền của người
Do Thái. Vì các Giáo sĩ Do Thái giáo đã đua việc nghiên cứu Kinh Thánh và lề
luật làm trọng tâm của lối sống và việc thờ phượng (Việc giải thích Kinh Thánh
theo Midrashic được đưa thêm vào ở những điểm đặc biệt), điểm cốt lõi của buổi
lễ trở thành việc giải thích chương 26 sách Đệ Nhị Luật là Thiên Chúa đã cứu
dân Israel như thế nào. “Vì vậy điều quan trọng là cuốn Kinh thánh này chú giải
rằng lễ Nghi lễ
tiệc Vượt Qua thường được gọi
là lễ Vượt Qua Haggada. Haggada là giải thích phần Kinh Thánh
không mang tính luật lệ, giải thích phần trình thuật trong Kinh Thánh”[8][8].
Theo
Saldarini, bữa tiệc lễ Vượt Qua Seder cho nhiều yếu tố tương tự như việc thờ
phượng của các Ki Tô hữu. “Sự cứu rỗi và cứu chuộc là trọng tâm, và bánh là
biểu tượng chủ yếu. Kinh Thánh được đọc, được ghi nhớ và được sống động qua
việc tham dự của cộng đồng. Việc cầu nguyện và cử hành nghi thức nhắm đến lòng
thương của Thiên Chúa trong quá khứ và sự quan phòng của Ngài trong tương lai”[9][9].
Bữa tiệc Lễ
Vượt Qua Seder kết hợp và tích hợp nhiều khía cạnh về niềm tin cũng như cuộc
sống thực tế của người Do Thái. Những lời nói và hành động diễn tả sự việc đã
xảy ra trong lễ Vượt Qua đầu tiên, và những gì mà người Do Thái đã làm kể từ
đó. Bánh không men và rau diếp đắng biểu trưng cho sự nguy hiểm và đau khổ mà
dân Israel đã gặp phải bên Ai Cập, cũng như là biểu trưng cho niềm hy vọng về
việc cứu rỗi.
4. Lễ Vượt Qua trong Kinh Thánh
Cốt lõi của
niềm tin Ki Tô Giáo là tin vào Chúa Giê su chết để chuộc tội cho con người, và
sự Phục Sinh của Ngài đã cho chúng ta một cuộc sống mới được lớn lên trong niềm
tin của người Do Thái. Các Ki Tô hữu đầu tiên đã liên kết những giờ phút cuối
cùng của Chúa Giê su với việc kỷ niệm lễ Vượt Qua, và họ sử dụng những biểu
tượng và ám chỉ để hiểu về những việc làm của Chúa Giê su. Trong việc thờ
phượng hàng ngày, họ đọc Cựu Ước tiên báo về sự xuất hiện của Chúa Giê su, một
Đâng Cứu thế.
Trong 4 cuốn
Tin Mừng, có nhiều câu chuyện và lời dạy khác nhau về Chúa Giê su. Trong Tin
Mừng Nhất lãm, chúng ta tìm thấy nhiều sự liên quan đến lễ Vượt Qua trong câu
chuyện nói về cái chết của Chúa Giê su và các biến cố quanh vấn đề đó.
Chúa Giê su
và cha mẹ của Ngài đã từng lên Gierusalem để mừng lễ Vượt Qua và các ngày lễ
khác. Khi lên 12 tuổi, Chúa Giê su đã ở lại còn cha mẹ Ngài thì trở lại
Nazaret. Sau đó , 2 ông bà đã quay lại tìm và thấy Ngài ngồi giữa các luật sĩ
và đang trả lời các vấn đề một cách thông minh. ( Lc.2,41-50). Ngài giải thích
cho bà Maria và ông Giuse biết về sự thất lạc của mình, là Ngài còn phải thi
hành công việc do Cha Ngài trao phó.
Khởi đầu sứ
vụ của mình ( ngay sau khi dự tiệc cưới tại Cana ), Chúa Giê su lại quay về
Gierusalem để mừng lễ Vượt Qua. Ngài thấy người ta buôn bán những con vật để
làm hiến tế và đổi tiền trong khuôn viên đền thờ. Ngài đánh đuổi họ và nói nhà
của Cha Ngài không phải là nơi họp chợ. Tuy nhiên, việc buôn bán được chấp nhận
ở vùng đất chung quanh Đền thờ., và thậm chí cần thiết cho những người bán
những vật làm hy tế[10][10] (
Mc. 11,11, 15-17; Mt. 21, 12-13; Lc. 19,45-46; Ga. 2, 13-22).
Trong chương
6 Tin Mừng Thánh Gioan, chúng ta thấy Chúa Giê su đi chung quanh biển Galilee
ngay trước ngày lễ Vượt Qua. Ngài làm phép hóa bánh và cá ra nhiều để nuôi đám
đông người đến nghe Ngài giảng dạy. Ngài làm phép lạ lần thứ hai khi đi trên
mặt nước đến cùng các môn đệ.
Theo Tin
Mừng Nhất Lãm, Chúa Giê su đã dùng bữa cùng các môn đệ ( lễ Vượt Qua cuối cùng
) vào đêm trước lễ Vượt Qua và chịu đóng đinh vào ngày thứ nhất của lễ Vượt
Qua. Điều cuối cùng thực sự khó khăn này đã làm các nhà nghiên cứu đến chỗ đặt
vấn đề về các niên đại của Tin Mừng Nhất lãm nói chung, và Thánh sử Marco nói
riêng; đồng thời truy vấn xem có phải chính Nghi lễ
tiệc Vượt Qua, Chúa Giê su đã ở cùng các môn đệ hay chỉ làm một Lời chúc tụng (một phép lành
trên bánh và rượu trong ngày Sabbath)[11][11].
Các nhà văn tôn giáo cho rằng các biến cố cuối cùng
trong cuộc đời của Chúa Giê su thực hiện diễn ra trong khoảng thời gian 24 giờ
từ bữa Tiệc ly tới đóng đinh trước ngày lễ Sabbath. Chúa Giê su đã sai 2 môn đệ
vào thành Giêrusalem tìm một người đàn ông đặc biệt mà Thầy trò sẽ cùng nhau
mừng lễ Vượt Qua tại nhà ông ta. Người đàn ông này có một căn phòng riêng trên
lầu đã chuẩn bị sẵn vào việc dùng tiệc. Chắc chắn rằng thành phố có rất đông
người tụ tập về, và không có phòng nào ở khu vực đền thờ có thể dùng vào việc
tổ chức tiệc được.Các trình thuật Tin Mừng không nói gì về các chi tiết của bữa
tiệc, thậm chí cũng không đề cập đến món thịt cừu nướng. Chúng ta không thấy
nhóm người đi hiến tế một con vật nào. Không một ai đọc hay thuật lại chuyện
dân di cư hay đặt câu hỏi. Sloyan đã viết những lời bình trong sách Lễ
Vượt Qua trong Kinh Thánh: “Các nhà truyền giáo không nói về vấn đề
thịt cừu trong lễ Vượt Qua, có lẽ bởi vì nó không có nằm trong một nghi thức Ki
Tô Giáo nào”[12][12].
Chắc chắn rằng, việc phá hủy đền thờ Giêrusalem và đền thờ đã thay đổi việc cử
hành lễ Vượt Qua. Thứ hai, là bản thân Chúa Giê su đã thay cho chiên hiến tế,
tức là thành Con Chiên Thiên Chúa và là trung tâm của Tam Nhật Thánh Phục Sinh.
Những gì
chúng ta đọc về bữa tiệc Lễ Vượt Qua Seder thì rất ít. Có bánh mì và rượu dọn
sẵn trên bàn và có những ghế mà người ta có thể dựa ngữa. Ngoài ra còn có một
cái đĩa dùng để đựng bánh. Trong các Tin Mừng (Ga.13,26 ; Mt.26,24 ; Mc.14,22 ;
và Mt. 26.25 ; Lc.22,19) ghi nhận rằng Chúa Giê su làm phép bánh ( tạ ơn Thiên
Chúa, theo Thánh sử Luca ), rồi bẻ ra và nói : “ Đây là mình Thầy”. Thánh Luca
thêm, “ .. ..vì các con. Hảy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Trong Nghi lễ tiệc Vượt Qua, có Mozi Mazzah là lời chúc tụng trên bánh không men đã được phân phát
cho người tham dự cùng ăn.
Chúa Giê su
cầm lấy ly rượu (nước ép của trái nho), đọc lời tạ ơn, đưa cho các môn đệ và
nói : “…Đây là máu giao ước của tôi đổ ra cho nhiều người..”. Thánh sử Matheu
thêm : “…cho nhiều người được tha tội..” (Mt.26,28), trong khi đó Thánh sử Luca
nói: “ Chén này đổ ra cho anh em là Giao ước mới trong máu Thày” (Lc. 22,20) .
Chén này tương ứng với lời Chúc tụng sau các bữa
ăn được nói trên ly rượu thứ ba.
Chỉ có thánh sử Marco đề cập tới việc hát các thánh
vịnh Hallel có lẽ là vào cuối bữa ăn và trước khi cả nhóm lên núi Olives
(Mc.14,26). Từ khi Chúa Giê su nói rằng Ngài sẽ không uống rượu cho đến lúc
Ngài uống cùng các môn đệ tại Vương quốc mới. Ngài đã không uống chén rượu thứ
tư sau khi hát tiếp Hallel (tức hát tiếp Tv.114-117).
Đêm Vọng
Phục sinh phát sinh từ những qui định trong Kinh thánh cho nghi lễ Vượt Qua.
Người Do Thái đã chờ đợi thâu đêm khi Thiên Chúa giết các con đầu lòng của
người Ai Cập. Cuối cùng Pharaoh đã phải đống ý cho dân Do thái ra đi; và người
dân Israel vẫn thức đêm để cầu nguyện tôn vinh Thiên Chúa trong đêm đó.
5. Lễ Phục Sinh thời kỳ đầu của Ki
Tô giáo
Tuần Thánh
đã không được tổ chức trong thế kỷ đầu và đầu thế kỷ thứ hai. Một buổi lễ Phục
Sinh độc lập bắt đầu vào thế kỷ thứ hai. Việc rửa tội theo nghi thức mới vào
buổi cầu nguyện đêm thứ bảy bắt đầu vào thế kỷ thư ba. Nước tượng trưng cho
quyền năng cứu độ của Thiên Chúa đã dẫn đưa dân Do Thái vượt qua Biển Đỏ tới
miền đất tự do và trở nên một Dân Thánh, và sau này nước chảy từ cạnh sườn Chúa
Giê su để giải phóng họ khỏi ách tội lỗi. Nước rửa tội lau sạch các vết nhơ do
tội đồng thời làm cho con người nên mới và giải thoát con người khỏi ách tội
lỗi. Thứ sáu Tuần Thánh bắt đầu vào thế kỷ thứ tư.
Các Ki tô
hữu tiên khởi sống tại Gierusalem cho đến năm 70 sau Công Nguyên đã mừng lễ
Vượt Qua và dùng bữa tối sau đó theo cách thông thường. Dù chúng ta không có
những bằng chứng trực tiếp, nhưng theo Sadarini cho rằng chắc chắn người Ki tô
hữu đã đưa thêm vài nghi thức để kỷ niệm ngày Chúa Giê su chịu chết và sống lại
đống thời hồi tưởng lại bữa ăn cuối cùng như là lễ Vượt Qua.
Hai mươi năm sau ngày Chúa Giê su chịu chết đã có nhiều
dân ngoại trở thành Ki Tô hữu. Những người không phải Do thái này đã không giữ
luật của Do Thái cũng như không tuân giữ các ngày lễ. Tuy nhiên họ cũng đã hiểu
về lễ Vượt Qua và ý nghĩa của ngày lễ đó. Trong thư gửi tín hữu Corinto (
1.Cor.5,6-8), Thánh Phao lô có đề cập đến tạp tục dùng bánh không men ( lễ bánh
không men ) và Chúa Giê su như là Hiến Tế Vượt Qua.
Các Ki Tô
hữu gốc Do thái, các tín
đồ phái Duy bần và phái Nazia tận hiến cho Giavê, của thế kỷ thứ hai bị
các nhà lãnh đạo Giáo hội coi là dị giáo. Họ bảo thủ về cách sống rất Do Thái
và tuân giữ luật Môi se, do đó họ bác bỏ lời dạy của thánh Phao lô. Họ tuân thủ
nghiêm nghiêm ngặt giữ ngày Sabbath, họ hướng mặt về Gie6rusalem khi cầu
nguyện, dùng bánh không men và nước để cử hành Bí Tích Thánh Thể. Họ thừa nhận
Chúa Giê su là Đấng Messiah và là tiên tri chứ không phải là Thiên Chúa. Nhóm
này vẫn còn tồn tại tới thế kỷ thư tư, đặc biệt tại Syria.
Tại Syria và
Tiểu Á, trong suốt 2 thế kỷ đầu, nhiều tín hữu Ki tô giáo đã mừng lễ Vượt Qua
Ki Tô giáo đồng thời gian với lễ Vượt Qua của người Do Thái, bắt đầu vào ngày
thứ 14 tháng Nisan. Các Quartodecimans
(tiếng Latinh có nghĩa là:“các Ngày Mười bốn Nisan) đã không ăn mừng lễ Vượt Qua của người Do
Thái, mà nhịn ăn để tưởng nhớ về cái chết của Chúa Giê su. Họ đọc những câu
truyện được ghi ở chương 12 trong sách Xuất Hành. Vào sáng sớm ngày thứ 15, họ
dùng bữa Bữa Tiệc Ly.
Đây là những tài liệu xưa nhất mà chúng ta có được về mừng lễ Chúa Giê su sống
lại của các Ki tô hữu.
Vào cuối thế
kỷ thứ 2, ĐGH Victor I chính thức đặt 1 ngày lễ Chủ Nhật. Ngài đã chấm dứt việc
cử hành các nghi thức Quartodecimans về việc mừng sự thương khó và sống lại của
Chúa Giê su trong Lễ Vượt Qua của người Do Thái.
Mặc dù có sự ủng hộ của các văn sĩ lỗi lạc Ki Tô giáo,
nhưng việc cử hành lễ Vượt Qua của Ki tô Giáo phương Đông đã dần dần không còn
phổ biến trong khoảng 2, 3 thế kỷ tiếp theo nữa, vì các tập tục và lễ nghi của
Giáo Hội phương Tây đã được phổ biến .
Đến thế kỷ
thứ 2, Lễ Chúa Nhật Phục Sinh đã được biết đến ở Roma và những nơi khác. Sang
đến thế kỷ thứ 3,4 ngày lễ Phục Sinh được cả Giáo Hội Công Giáo Tây phương và
Đông phương cử hành.
Lễ Vượt Qua
của người Do Thái và Ki Tô giáo đã có ảnh hưởng lớn đến mừng lễ Chúa Nhật Phục
Sinh, đầu tiên là bằng việc đón mừng lễ và ăn chay. Những bài đọc và lời cầu
nguyện đã được đưa thêm các chi tiết. Ánh sáng của ngọn nến duy nhất để xua tan
bóng đêm tượng trưng cho Chúa Giê su, Ánh Sáng của Trần Gian, đã khuất phục xua
tan bóng đêm của tội ác. Các bài đọc sách Xuất hành dùng trong lê Vượt Qua của
Ki tô giáo đã được đưa thêm vào. Phụng vụ thánh lễ ngày nay gồm 7 bài đọc Cựu
ước gồm sách Xuất hành và sách tiên tri Ezekiel, nói về việc Thiên Chúa sẽ cứu
Dân Người thoát khỏi ách lưu đầy, và thanh tẩy họ khỏi tội lỗi và sự bất tuân
phục, qua Chúa Giêsu[13][13].
Trong thế kỷ
thứ 3, Mùa Phục Sinh đã được mở rộng đến ngày Thăng
Thiên (lễ Thất tuần của người Do Thái,
hay là Lễ Tuần – còn gọi là Lễ vật hoa trái đầu mùa
– năm mươi ngày sau lễ Vượt Qua. Cả lể Vượt Qua và lễ lễ Thất
tuần, (tiếng Hy lạp là pentekoste
= ngày thứ năm mươi = lễ Ngũ tuần = mỗi tuần 10 ngày) đều nhìn nhận Thiên
Chúa là Đấng Ban Ơn cho loài người, và là Chúa của mọi thời như đã được ghi
trong sách Đệ Nhị Luật (Đnl.26, 1-11)
Các Ki Tô
hữu đầu tiên đã chấp nhận ngày lễ 50 ngày này và đã tạo cho nó một nét đặc
trưng hoàn toàn mới qua việc mừng Chúa chịu chết, sống lại rồi gửi Thánh Thần
Ngôi Ba tới, đồng thời sáng lập Giáo hội. Cũng như người Do thái đã được soi
dẫn bởi cột lửa thì người Ki Tô hữu được Chúa Thánh Thần hướng dẫn và soi sáng[14][14].
Kết luận
Phụng Vụ lễ Phục Sinh bắt nguồn từ Phụng Vụ Lễ Vượt Qua .Ý nghĩa thần học của việc mừng lễ của
cả hai đều giống nhau : Thiên Chúa đã dần dắt và giải cứu dân Israel cũng như
Chúa Giê su đã cứu chuộc chúng ta. Lễ Vượt Qua đánh dấu sự hình thành dân Do
Thái là một dân tộc thống nhất, một dân tộc được chọn để đi
về Đất Hứa. Lễ Tam Nhật Thánh Phục Sinh đánh dấu sự bắt
đầu của Ki Tô Giáo, nơi mà lời hứa cứu chuộc của Thiên Chúa được thực hiện qua
cái chết của Chúa Giê su để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi, và cho chúng ta
bước vào Vương Quốc của Thiên Chúa là Nước Trời.
Phụ lục I cho bữa ăn Seder Hiện Đại
Ngày nay bữa ăn Lễ Vượt Qua Seder
theo những bước sau :
KADDESH
: Đọc lời chúc phước trên ly rượu , thánh hóa ngày sống
REHAZ
: Rửa tay mà không đọc lời chúc phước
KARPAS:
Nhúng rau, chẳng hạn như khoai tây, củ cải , cần tây hay
ngò tây …vào
nước muối và ăn nó.
YHAZ:
bẻ vỡ Mazza / matzah ngay giữa, bánh không men và cất giữ một nửa dành cho phần tráng miệng (một miếng mazzah / matzah đặt ở một
bên vào lúc khởi đầu Seder, rồi sẽ ăn vào cuối bữa)
MAGGID:
Kể chuyện và hát chúc tụng Thiên Chúa trên chén rượu thứ hai sẽ uống vào cuối
phần này.
RAHZAH : Rửa tay
trước bữa ăn cùng với 1 cử chỉ chúc lành.
MOZI
MAZZAH: Đọc lời chúc phước cho bánh và chúc phúc thêm cho mazzah /matzah. , ăn
1 miếng mazzah phía trên và phần giữa mazzah còn lại.
MAROR:
ăn rau đắng chấm haauroset (bánh ngọt, loại bánh
được làm bằng rượu vang, các loại hạt và các nguyên liệu khác, được dùng vào Nghi lễ tiệc Vượt Qua)
KOREKH : ăn bánh sandwich ở phần
dưới mazzah
SHULHAN
OREKH : bữa ăn của ngày lễ
ZAFUN : ăn phần giữa mazzah,
afikoman đã được cất giữ
BAREKH : đọc lời tạ ơn trên chén
rượu thứ ba sau bữa ăn.
HALLEL : hát tiếp bài ca chúc
tụng sau khi uống chén rượu thứ tư.
NIRZAH : “chấp nhận” . Thiên
Chúa đã ưng nhận những việc đã làm và những bài thánh ca đã được hát[15][15].
Người viết bài: Phó tế
Luca Trần Đức (mùa Xuân 2001, ĐCV Vô
Nhiễm Nguyên Tội, Seton Hall University, South Orange, New Jersey USA).
Chuyển ngữ: tu sĩ Dòng Thánh Tâm (Huế).
Theo
Dòng Thánh Tâm
[16][1] Saldarini, Anthony J., JESUS and PASSOVER, page 1.
[17][2] Saldarini, page 5-6.
[18][3] Saldarini, page 3.
[19][4] Saldarini, page 7-8.
[20][5] Saldarini, page 15.
[21][6] Sloyan, Gerard s, The Paschal Feast in the Bible, page 95.
[22][7] Saldarini, page 50.
[23][8] Saldarini, page 42.
[24][9] Saldarini, page 43.
Nguồn internet