Affichage des articles dont le libellé est Khoa học có cách nấu cơm giúp giảm cân .. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Khoa học có cách nấu cơm giúp giảm cân .. Afficher tous les articles

dimanche 24 février 2019

Khoa học có cách nấu cơm giúp giảm cân .


Gạo được xếp vào danh sách những thực phẩm có nhiều năng lượng, dễ tăng cân.
Một chén cơm chứa khoảng 240 calo, lượng calo này nhanh chóng chuyển thành chất béo nếu không bị đốt cháy.
Các nhà khoa học ở Sri Lanka đã phát hiện cách nấu cơm đơn giản có thể làm giảm đến 50% lượng calo của nó, đồng thời mang đến một số lợi ích quan trọng khác cho sức khỏe.
Nghiên cứu này bắt đầu được triển khai từ năm 2015, do hai nhà khoa học là Sudhair James và Pushparajah Thavarajah từ trường Cao đẳng Khoa học Hóa học Sri Lanka thực hiện.
Bước đầu, các nhà khoa học cho một lượng dầu ( như dầu dừa, hoặc dầu olive..) bằng khoảng 3% lượng gạo sẽ nấu vào trong nồi trước khi đổ gạo và nước vào nấu cơm. 3% lượng dầu tương đương khoảng 1 muỗng cà phê cho mỗi l cup gạo. Sau khi nấu xong, để cơm vào trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 12 giờ. Trước khi ăn, chỉ cần hâm cơm lại bằng lò vi sóng, vậy là xong (nên hấp cơm).

Trong phương pháp nấu cơm này, dầu hoạt động bằng cách tương tác với các phân tử tinh bột và làm thay đổi cấu trúc của nó. Việc làm mát trong 12 giờ sẽ dẫn đến hình thành liên kết hydro giữa các phân tử bên ngoài hạt gạo và biến nó thành tinh bột kháng. Việc hâm nóng gạo sau đó sẽ không làm thay đổi lượng tinh bột kháng đã được hình thành.
Tinh bột kháng chính là loại tinh bột không phân hủy thành glucose trong dạ dày, vì thế mà có lượng calo thấp hơn, thay vào đó chúng đi qua ruột già - nơi chúng hoạt động giống như chất xơ và mang lại nhiều lợi ích cho đường ruột.
Trong khi gạo nấu như cách thông thường chủ yếu là dạng tinh bột tiêu hóa. Nếu cơ thể tiêu hao không hết sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo.
Để có được thành công này, các nhà khoa học ở Sri Lanka thử nghiệm 8 cách nấu cơm khác nhau với 38 loại gạo khác nhau và kéo dài nhiều năm.
Nghiên cứu được trình bày tại hội nghị Quốc gia và Triển lãm của Hiệp hội Hóa học Mỹ.
Hà Di -  Nguồn Theo Sciencealert
Nancy Quách sưu  tầm