Khoa học đã chứng minh: 'Có nhân quả báo ứng'
Trường đại học Cardiff và đại học Texas đã kết
hợp nghiên cứu và chỉ ra nguyên lý “nhân quả báo ứng”: “thiện hữu thiện báo, ác
hữu ác báo” (có nghĩa: làm điều thiện sẽ gặp việc tốt lành, làm điều ác sẽ gặp
việc xấu xa) là hoàn toàn có căn cứ khoa học.
Một tạp chí của Mỹ đã từng công bố một bài viết có tựa đề
“tâm trạng xấu sẽ sản sinh ra độc tố”, báo cáo nghiên cứu cho biết: “Những suy
nghĩ xấu của con người sẽ có thể gây ra những thay đổi hóa học trong sinh lý,
sinh ra độc tố trong máu. Khi một người trong tâm trạng cay đắng, giận dữ, sợ
hãi, cảm giác ghen tị, thì những vật chất ngưng tụ lại sẽ có những mầu sắc khác
nhau, thông qua phân tích hóa học cho thấy, những suy nghĩ tích cực sẽ khiến
cho chất dịch trong cơ thể sản sinh độc tố”.
Thống kê đã chỉ ra, những tội phạm thiếu niên có thể trạng
tốt hơn những người cùng lứa tuổi, nhưng đến khi họ bước vào độ tuổi trung niên
thì tình trạng sức khỏe lại giảm đi nhanh chóng. Tỉ lệ nằm viện và bị tàn phế ở
họ cao hơn gấp nhiều lần người bình thường. Điều này rất có khả năng liên quan
đến thói quen sinh hoạt và tâm thái của họ.
Tiến sĩ người Mỹ, ông Williams chuyên gia về tim mạch, vào
năm 1958 đã tiến hành nghiên cứu 500 sinh viên đại học y. 25 năm sau ông đã
phát hiện ra, những người có tâm thái thù địch mạnh hoặc tương đối mạnh, có tỉ
lệ tử vong lên tới 96%, những người này có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cũng gấp
5 lần so với người bình thường.
Các giáo sư Stephen Post và Jill Neimark tại trường đại học
Case Western Reserve và Stony Brook đã đi sâu nghiên cứu từ góc độ y học và
khoa học về mối tương quan giữa việc “cho đi” và “nhận lại” của những việc làm
thiện.
Các nhân viên nghiên cứu đã lập ra một bảng biểu ghi chép
chi tiết, và theo dõi trong thời gian dài những người có sở thích làm vì người
khác. Họ đã phân ra mỗi một hình thức cho đi và nhận lại, sau đó tiến hành thống
kê vật lý và phân tích sinh lý. Từ đó đưa ra “chỉ số hạnh phúc” và “tác dụng chữa
bệnh”: Những người nhân hậu thích làm vì người khác, thì sẽ có những ảnh hưởng
rất lớn đối với sức khỏe và tâm lý của họ, thậm chí là trong thời gian khá lâu.
Hơn nữa, năng lực trong xã hội, khả năng phán đoán và tâm thái đều được đề cao
toàn diện.
Chỉ đơn giản là một nụ cười thiện ý, hay những cử chỉ hài
hước, đều có thể tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Sau khi tổng hợp các tài liệu nghiên cứu của hơn 40 trường
đại học tại Mỹ, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận kinh ngạc: “Giữa sự cho đi
và nhận lại có tồn tại một bí mật chuyển hóa năng lượng thần kỳ. Khi một người
cho đi, thì năng lượng hồi báo sẽ thông qua rất nhiều hình thức để quay trở lại
người đó, tuy rằng đa số những người đó hoàn toàn không cảm giác thấy điều
này…”
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng nghiên cứu về lĩnh vực khoa
học thần kinh và phát hiện ra: “Khi con người có những ý nghĩ lương thiện, suy
nghĩ tích cực, thì những tế bào miễn dịch sẽ hoạt động mạnh hơn, những người đó
sẽ không dễ mắc bệnh. Khi họ duy trì trạng thái tâm lý đó càng lâu thì hệ thống
miễn dịch của họ sẽ càng khỏe mạnh. Ngược lại, những người có suy nghĩ xấu, suy
nghĩ tiêu cực, thì sự tuần hoàn của các chức năng trong cơ thể sẽ bị phá hoại.”
Trường đại học Harvard đã làm một cuộc thí nghiệm, họ để
các sinh viên xem một đoạn video nói về một phụ nữ đã làm các việc để giúp đỡ
người nghèo và người tàn tật. Sau đó họ lấy những mẫu nước bọt của những người
sau khi xem thước phim cảm động này. Sau khi phân tích cho thấy, số lượng chất
đề kháng trong nước bọt của những người này đã tăng lên đáng kể so với khi chưa
xem.
Người xưa thường nói “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”,
hay “gieo nhân nào, gặt quả ấy”. Những thứ đó từ trước đến nay luôn luôn vô
hình, do đó có người tin có người không tin. Nhưng hiện nay điều này đã được
các nhà khoa học chứng minh.
Hãy luôn giữ trong mình một trái tim thiện lương, luôn nghĩ
cho người khác trước, thì tương lai tươi sáng sẽ luôn chờ đón chúng ta ở phía
trước.
Hồng Công sưu tầm