Bộ
mặt Sài gòn, lúc 1955, người ta còn thấy những thầy Cảnh Sát được gọi là Mã Tà,
đứng huýt còi ở các ngã tư đường. Vậy mà chẳng bao lâu chữ gọi mã tà đó đã biến
mất.
Và sau này, sẽ còn nhiều cái biến mất như thế.
Và sau này, sẽ còn nhiều cái biến mất như thế.
Nhiều cái biến mất như thế
để Sài Gòn như hôm nay.
Người ta vẫn còn thấy những xe thổ mộ đủng đỉnh, kêu lóc tóc vui tai với các lục lạc của xe ngựa kéo trên các con đường từ chợ Bến Thành xuống tận Ngã Tư Bảy Hiền, hay từ Bến thành đi chợ Bà Chiểu. Nó vẫn như ngang nhiên thách đố với các tuyến đường xe buýt nay đã chật ních người. Nó vẫn có những khách hàng quen thuộc là những người thuộc giới bình dân, giới buôn thúng bán mẹt.
Nó chỉ dần dần biến mất lúc nào không ai hay
khi mà những chiếc xe Lambretta ba bánh nhập cảng từ Ý đã được chế biến lại
cùng chạy trên những tuyến đường đó. Xe Lam nhanh hơn, chở tới 12 người, 10
người ngồi ở đằng sau, khi cần, có thể ghé thêm hai người ngồi bên cạnh tài xế.
Vậy tất cả là 13 người chứ không 12. Xe lại có nhiều chuyến hơn, cứ đầy là chạy
và ngồi thoải mái hơn.
Đặc biệt bên hai thành xe có ghi hai câu: Hữu sản hóa, đợt tự chủ. Nếu tôi nhớ
không lầm chính sách hữu sản hóa này là ở dưới thời ông Kỳ làm Thủ tướng. Nhưng
xe xích lô ba bánh, xích lô đạp, đặc sản miền Nam
vẫn tồn tại trong suốt 20 năm miền Nam còn lại.
Người trung thành nhất với xích lô đạp, phải chăng là thi sĩ Vũ Hoàng Chương? Có thể ông nghèo vì hút thuốc phiện, nhưng mỗi lần đi dạy ở trường Chu Văn An ông luôn luôn đến trường bằng xe xích lô đạp. Quần áo luôn luôn là ủi thẳng nếp, thắt cravate, tay áo manchette bằng vàng, đầu chải bóng.
Người trung thành nhất với xích lô đạp, phải chăng là thi sĩ Vũ Hoàng Chương? Có thể ông nghèo vì hút thuốc phiện, nhưng mỗi lần đi dạy ở trường Chu Văn An ông luôn luôn đến trường bằng xe xích lô đạp. Quần áo luôn luôn là ủi thẳng nếp, thắt cravate, tay áo manchette bằng vàng, đầu chải bóng.
Người chạy xích lô đạp thường tranh nhau mời ông không phải vì ông là thi sĩ,
mà vì người ông nhẹ như bấc, không chắc ông có cân nặng bằng nửa số ký của
người khác không?
Tác giả Lửa Từ Bi hồi 75 đã đi tù Cộng Sản.
Ông nhẹ như bấc, không biết người Cộng sản sợ ông nỗi gì, sợ một người nhẹ như bấc mà đầy đọa ông trong tù. Hỡi những kẻ ngồi lom khom viết bài bênh “Cụ Hồ” nghĩ gì về việc đầy đọa trong tù một thi sĩ trói gà không chặt? Lúc họ thả thì vài ngày sau, ông giã từ cõi thế. Chắc ông cũng chả muốn sống làm gì?
Và có ai ngờ rằng, xích lô đạp vẫn có chỗ của nó sau hơn nửa thế kỷ sinh tồn.
Tác giả Lửa Từ Bi hồi 75 đã đi tù Cộng Sản.
Ông nhẹ như bấc, không biết người Cộng sản sợ ông nỗi gì, sợ một người nhẹ như bấc mà đầy đọa ông trong tù. Hỡi những kẻ ngồi lom khom viết bài bênh “Cụ Hồ” nghĩ gì về việc đầy đọa trong tù một thi sĩ trói gà không chặt? Lúc họ thả thì vài ngày sau, ông giã từ cõi thế. Chắc ông cũng chả muốn sống làm gì?
Và có ai ngờ rằng, xích lô đạp vẫn có chỗ của nó sau hơn nửa thế kỷ sinh tồn.
Sau giải phóng, rất nhiều nhà văn, nhà báo,
chuyên viên, giáo sư đổi ra đạp xích lô.
Đó cũng là một góc cạnh về thế hệ thanh niên miền Nam đọa đầy dưới gót của đôi dép râu?
Và tự nhiên nay nó trở thành biểu tượng nếp sống văn hóa của một thời. Hà Nội nay nhan nhản xích lô đạp dành cho khách du lịch chạy vòng vòng quanh khu phố cổ Hà Nội.
Đó cũng là một góc cạnh về thế hệ thanh niên miền Nam đọa đầy dưới gót của đôi dép râu?
Và tự nhiên nay nó trở thành biểu tượng nếp sống văn hóa của một thời. Hà Nội nay nhan nhản xích lô đạp dành cho khách du lịch chạy vòng vòng quanh khu phố cổ Hà Nội.
Người ngoại quốc danh tiếng nào đến Việt Nam thì cũng có dịp ngồi trên đó
cả. Mới đây vợ chồng Brad Pitt và Angelina Jolie cũng có dịp ngồi xe xích lô
cho biết mùi vị Việt Nam.
Nhưng cái đổi thay rõ nét nhất là cái áo dài con gái thay thế cho chiếc áo bà ba, chiếc quần hai ống rộng. Chẳng bao lâu sau, chẳng biết từ lúc nào toàn miền Nam mà đặc biệt các nữ sinh Trung Học, từ Sài gòn ra Trung, từ Sài gòn xuống Lục tỉnh. Chỉ áo dài là áo dài. Áo dài Trưng Vương, áo dài Gia Long, áo dài Nguyễn Bá Tòng, áo dài Nữ trung học Lê văn Duyệt, áo dài Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho, áo dài Tống Phước Hiệp, Vĩnh Long, áo dài Nữ Trung Học Nha Trang và nhất là áo dài Đồng Khánh Huế.
Nhưng cái đổi thay rõ nét nhất là cái áo dài con gái thay thế cho chiếc áo bà ba, chiếc quần hai ống rộng. Chẳng bao lâu sau, chẳng biết từ lúc nào toàn miền Nam mà đặc biệt các nữ sinh Trung Học, từ Sài gòn ra Trung, từ Sài gòn xuống Lục tỉnh. Chỉ áo dài là áo dài. Áo dài Trưng Vương, áo dài Gia Long, áo dài Nguyễn Bá Tòng, áo dài Nữ trung học Lê văn Duyệt, áo dài Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho, áo dài Tống Phước Hiệp, Vĩnh Long, áo dài Nữ Trung Học Nha Trang và nhất là áo dài Đồng Khánh Huế.
Và
nó cũng mở đầu cho thiên tình khúc tuyệt vời Ngày xưa ... Hoàng Thị của Pham
Thiên Thư:
Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ..
Anh đi theo hoài
Gót giày thầm lặng
Đường chiều úa nắng
Mưa nhẹ bâng khuâng
Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Bước em thênh thang
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài
Áo em ngày nọ
Phai nhạt mây mầu
Chân tìm theo nhau
Còn là vang vọng …
Đường mưa nho nhỏ..
Anh đi theo hoài
Gót giày thầm lặng
Đường chiều úa nắng
Mưa nhẹ bâng khuâng
Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Bước em thênh thang
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài
Áo em ngày nọ
Phai nhạt mây mầu
Chân tìm theo nhau
Còn là vang vọng …
Nó
biểu tượng cho cái gì tinh khiết, trinh nữ, tinh tuyền và mời gọi. Nó che dấu
bằng hai vạt áo dài mà như thể mở, biện chứng kín mà hở. Nó mời mọc mà kín đáo
chối từ, nó bày tỏ phái tính, sexy đến ứ cổ họng với nét nổi lên của chiếc quần
lót hằn lên tuổi dậy thì. Không có y phục phụ nữ nào trên thế giới lại sexy đến
như thế. Ngay cả sau này với mini-jupe cũng không sánh bì.
Nó không cần đến những Cardin, Courrèges, St. Laurent, Paco Robanne. Cùng lắm, nó chỉ thua Le Panty, Monokini, quần lót Le petit bâteau của thập niên 1970 Nhưng những thứ này phải “ăn gian” từng centimét mới có được như thế.
Nó không cần đến những Cardin, Courrèges, St. Laurent, Paco Robanne. Cùng lắm, nó chỉ thua Le Panty, Monokini, quần lót Le petit bâteau của thập niên 1970 Nhưng những thứ này phải “ăn gian” từng centimét mới có được như thế.
Áo dài không ăn gian. Cạnh đó là hàng nút bấm mong manh như lối ngõ vào bên
trong nằm hở ra cạnh sườn. Nó không những chỉ là một nét đẹp con gái mà nó trở
thành biểu tượng cho một nếp sống văn hóa Việt Nam.
Sau này, không biết bao nhiêu những tranh ảnh, bìa báo Xuân, báo Tết chụp hình các thiếu nữ trẻ miền Nam trong chiếc áo dài truyền thống đó.
Và người ta có thể hãnh diện về điều này mà không có gì phải hổ thẹn khi nói đến.
Tuổi thanh xuân thiếu nữ đi liền với nét đẹp con gái ấy.
Sau này, không biết bao nhiêu những tranh ảnh, bìa báo Xuân, báo Tết chụp hình các thiếu nữ trẻ miền Nam trong chiếc áo dài truyền thống đó.
Và người ta có thể hãnh diện về điều này mà không có gì phải hổ thẹn khi nói đến.
Tuổi thanh xuân thiếu nữ đi liền với nét đẹp con gái ấy.
Nó phản ánh thế hệ thanh thiếu nữ
thời ấy mà hễ bất cứ ai không còn là con gái, xồ xề một chút, vùng đùi, vùng
mông nở nang một chút là mặc áo dài thường khó coi.
Sự đòi hỏi của tôi có khắt khe quá chăng? Nhưng chính sự đòi hỏi khắc nghiệt ấy
làm tăng giá trị chiếc áo dài miền Nam tuổi trẻ. Nhiều phụ nữ các bà
mặc trong các dịp lề hội. Thấy làm sao.
Rất tiếc sau 75, ra ngoài đường, Sài gòn vắng bóng chiếc áo dài. Cũng là vắng bóng tuổi trẻ miền Nam? Hay tuổi trẻ miền Nam không còn nữa? Người ta không còn phân biệt ai là con gái, ai là đàn bà được nữa đến như thể ai cũng là đàn bà, đến như thể ai cũng mất cả rồi.
Khi không còn những áo dài đó, Sài gòn buồn thiu. Như cây rừng không còn lá.
Tuổi trẻ miền Nam
thời ấy biểu tượng vẫn là hình ảnh cô thiếu nữ mặc áo dài trắng quần trắng.
Đừng thứ mầu khác, đừng xanh đỏ lò loẹt. Vén tà áo dài sang bên, hở một bên,
kín một bên, cho thấy đùi trinh nữ, cho thấy tuổi dạy thì, hai đùi nhẹ khép lại
khi bước đi hay khi ngồi trên chiếc xe vê lô sô lếch thời thượng.Rất tiếc sau 75, ra ngoài đường, Sài gòn vắng bóng chiếc áo dài. Cũng là vắng bóng tuổi trẻ miền Nam? Hay tuổi trẻ miền Nam không còn nữa? Người ta không còn phân biệt ai là con gái, ai là đàn bà được nữa đến như thể ai cũng là đàn bà, đến như thể ai cũng mất cả rồi.
Khi không còn những áo dài đó, Sài gòn buồn thiu. Như cây rừng không còn lá.
Bây giờ, tôi không thấy những bước đi kiêu sa thiếu nữ như thế nữa. Đó là hình ảnh cô gái, mình ong thon thon ngồi trên chiếc xe Solex trông giống như một con bò ngựa biết bay. Phất phới, tung gió, nhẹ lướt, mái tóc hất lại đẵng sau, đầu buộc bím mầu xanh tím, để lại đằng sau những cái nhìn dõi suôi bắt không kịp. Và những đôi mắt thèm thuồng.
Ingarary gọi đó là một chuỗi diễn hành phái tính (Mascarade de la fénimité )
Xin mượn lời thơ của Nguyên Sa:
Giấc mơ em mặc jupe hồng
... thôi rồi Sài Gòn ơi!
Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay?
Em cười tà áo bay trên
Đám mây ở dưới nỗi phiền muộn xa
Anh ngồi chỗ hẹn hôm qua
Đám mây ngồi cạnh bài thơ nhẹ nhàng,
Giấc mơ mặc áo lụa vàng
Nơi anh nằm ngủ có hàng
Thùy dương
(Nhẹ nhàng) (8)
Trong
khi đó thì những cậu con trai cỡi xe Vespa, đời ED, đôi kính mầu đen, chiếc áo
Montagu, mầu xanh đậm rồ ga hay lượn uốn éo. Nếu Solex là con gái, thì Vespa là
con trai. Nếu Solex là con bò ngựa thì Vespa là con bọ hung. Solex là nữ tính,
Vespa là nam tính (9).
Nếu con gái ăn quà thì con trai Bát phố. Bát phố phải chăng là nói nhại từ tiếng Pháp battre le pavé? Thôi thì là gì cũng được. Và xin mượn lại chữ nghĩa của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng:
Nếu con gái ăn quà thì con trai Bát phố. Bát phố phải chăng là nói nhại từ tiếng Pháp battre le pavé? Thôi thì là gì cũng được. Và xin mượn lại chữ nghĩa của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng:
... Từ xa phố chợ đến giờ
Chân thôi bỏ lệ gõ bờ lộ quen (10)
Bát phố là một thứ giải trí chiều thứ bảy của con trai Sài gòn. Mà điều
căn bản là có mặt. Làm gì, bận bịu gì cũng bỏ đi Bonard bát phố. Sinh viên, học
sinh các lớp tú tài, lính tráng đi hành quân ở xa về, công chức các bộ, các nha
đều đi dạo phố, ngắm người hay *rửa mắt. Mà phần lớn bọn họ là độc thân, chưa
có vợ con. Nếu sang một tý thì vào Givral ngồi, tàm tạm thì một ly nược mía
Viễn Đông cũng xong.
Con gái biểu tượng nhất, cái Look theo nghĩa bây giờ là hình ảnh cái thân hình dong, lưng thẳng, găng tay trắng, cặp kính mầu, áo dài trắng, phải áo dài trắng mới được, mới con gái, mới trinh nữ, mới thanh khiết. Vạt áo dài phía sau vắt ngang sang bên kia để hở một bên phần đùi trông cộn hẳn lên trên chiếc Vê lô solex mầu đen. Đi xe vê lô solex chứng tỏ con nhà khá một tý, sang trọng và đài các. Cái dáng ngồi solex trông rất con gái, rất phái tính.
Người phụ nữ sinh ra là để như vậy. Les femmes seraient faites ainsi.
Quyến rũ bằng chính thân xác mình.
Nhờ áo dài đó mà phụ nữ, cô nữ sinh trở thành phụ nữ hơn. La robe lui permettait de devenir plus féminine. Phải nói là thời thượng và ấn tượng lắm. Cộng thêm cái thói ăn quà vặt. Ăn qùa vặt là rất con gái, rất trẻ, rất bắt mắt. Khi cô nữ sinh ăn quà thì tưởng là ăn quà thật. Nhưng đôi khi cũng chỉ là cái cớ sự cho sự trình diễn, sự được nhìn. Nó như chờ đợi một điều gì đó. Điều mà Thị Nở đã chờ đợi từ tuổi 15, 16 thời con gái, nay đà 30 và bao nhiêu thế hệ con gái cũng đã chờ đợi như thế. Như cơn mưa mùa hạ. Như chồi non hé nụ. Như em chờ anh lúc này. Chí Phèo chỉ đến hoàn tất công việc chờ đợi ấy.
Cuộc đời đôi khi đơn giản là như thế.
Ngoài hai thứ đó ra, con gái cũng đi dạo phố. Con trai đi dạo phố là để ngắm. Con gái đi dạo phố xuất hiện như một trình diễn, ăn diện, mốt, kiểu để được nhìn, để được thừa nhận, để nhận phần lớn là những lời tán tỉnh, khen tặng.
Vespa Sài Gòn (thập niên
1960)
Đó
là cả một cái guồng máy của sự xuất hiện. L’engrenage du paraitre .
Và
cuối cùng, thú vui giải trí chung cho cả con trai lẫn con gái vẫn là ciné và
tiệm sách. Ciné là nơi hẹn hò để trai gái gặp nhau cuối tuần để trò chuyện, để
tỏ tình, để lén lút hôn nhau. Những nụ hôn mật ngọt ấy. Quên sao được. Những
mối tình của giới trẻ thời đó đến đó và dừng lại ở đó. Sau đó để lại một chút
gì. Để kỷ niệm, để nhớ, để mãi mãi là như thế.
Nay gặp nhau cuối đời, lòng như chợt tỉnh, như chấu ủ bếp lửa bừng lên từ đám tro tàn. Gặp nhau muộn phiền, thương hoài ngàn năm.
Viết đến đây lại chợt nghĩ đến Nguyên Sa. Ông đã nói hộ cho tuổi trẻ Sài gòn:
Nay gặp nhau cuối đời, lòng như chợt tỉnh, như chấu ủ bếp lửa bừng lên từ đám tro tàn. Gặp nhau muộn phiền, thương hoài ngàn năm.
Viết đến đây lại chợt nghĩ đến Nguyên Sa. Ông đã nói hộ cho tuổi trẻ Sài gòn:
Nắng
Sài gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu mầu áo ấy vô cùng
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu mầu áo ấy vô cùng
Tuổi
trẻ miền Nam
là như thế. Lành mạnh mà không thiếu lãng mạn, tình tứ. Dắt tay nhau mà đi. Làm
thơ tình. Gởi gắm nhắn nhe.
Chân
díu bước mà mắt nhìn vương vướng
Nàng đến gần tôi chỉ dám quay đi
Cả những giờ bên lớp học trường thi
Tà áo khuất thì thầm chưa phải lúc
(Tuổi mười ba)
Nàng đến gần tôi chỉ dám quay đi
Cả những giờ bên lớp học trường thi
Tà áo khuất thì thầm chưa phải lúc
(Tuổi mười ba)
Trích
Le Dragon d'Annam của vua Bảo Đại, trang 333.
(2) Trích trong Nhìn lại 60 năm tranh đấu cho Việt Nam, hồ sơ đệ tứ tập 3, trang 318, Nhóm đệ tứ tại Pháp.
(3) Đọc thêm 1945/1995 , Lê Xuân Khoa, trang 266-276
(4) Trích lại trong Thập Giá và lưỡi gươm, Trần Tam Tỉnh, trang 111. LM Trần Tam Tỉnh là giáo sư đại học Laval, tỉnh Québec. Cuốn sách vừa kể trên thật ra chỉ là cuốn sách dịch từ cuốn Dieu et César, Paris, thánng 10/1978. Và bằng một cách không lương thiện, Vương Đình Bích, một linh mục quốc doanh dịch chẹo ra Thập giá và lưỡi gươm. Đổi nhan đề như thế với đầy ác ý. Tôi đà có 4,5 lần có dịp găp Lm Trần Tam Tỉnh từ chiều đến đêm, chỉ có hai người. Lm đã không bao giờ nhắc đến bản dịch này. Phần tôi cũng không tiện hỏi. Cuốn sách do sự chỉ đạo biên tập của Trương Văn Khuê. Thêm mối nghi ngờ cắt xén, thêm bớt, ngụy tạo. Đã hẳn cần dè dặt lắm đối với bản dịch này. Cả một cuốn sách như thế, nhưng tôi không hề thấy một tham khảo, trích dẫn tài liệu từ bất cứ sách vở nào, trừ sự trích dẫn từ mấy tờ báo.
(5) Trong cuốn Những gì còn nhớ do tập san Y sĩ phát hành, 2001
(6) Xem Việt Nam niên biểu 1939/1975, Chính Đạo 401
(7) Trích Trần Mộng Tú Hà Nội Gió hopluu.net/ Phụ trang đặc biệt/ Ký – HanoiGio-tmt.htm
(8) Trích lại trong Trong dòng cảm thức Văn Học miền Nam của Trần Văn Nam, trang 411-412
(9) Dĩ nhiên, sau velo Solex thì cũng có một số xe hiệu khác như xe gắn máy hiệu Goebel, Sach của Đức. Có thể nó hữu dụng, nhưng trong bề ngoài khó coi, dị tướng. Rồi cái PC nhỏ nhắn, xinh sắn, xe đạp Mini cũng một thời cho đến lúc xuất hiện xe Honda 67. Chiếc xe Honda đến thay đổi hẳn diện mạo xe gắn máy ở Sài gòn. Hữu dụng, mát mắt, vụt phóng, không cần phải đạp ga ì à ì ạch.
(10) Trích Bùi Bảo Trúc trong bài Chữ Nghĩa chúng ta
(2) Trích trong Nhìn lại 60 năm tranh đấu cho Việt Nam, hồ sơ đệ tứ tập 3, trang 318, Nhóm đệ tứ tại Pháp.
(3) Đọc thêm 1945/1995 , Lê Xuân Khoa, trang 266-276
(4) Trích lại trong Thập Giá và lưỡi gươm, Trần Tam Tỉnh, trang 111. LM Trần Tam Tỉnh là giáo sư đại học Laval, tỉnh Québec. Cuốn sách vừa kể trên thật ra chỉ là cuốn sách dịch từ cuốn Dieu et César, Paris, thánng 10/1978. Và bằng một cách không lương thiện, Vương Đình Bích, một linh mục quốc doanh dịch chẹo ra Thập giá và lưỡi gươm. Đổi nhan đề như thế với đầy ác ý. Tôi đà có 4,5 lần có dịp găp Lm Trần Tam Tỉnh từ chiều đến đêm, chỉ có hai người. Lm đã không bao giờ nhắc đến bản dịch này. Phần tôi cũng không tiện hỏi. Cuốn sách do sự chỉ đạo biên tập của Trương Văn Khuê. Thêm mối nghi ngờ cắt xén, thêm bớt, ngụy tạo. Đã hẳn cần dè dặt lắm đối với bản dịch này. Cả một cuốn sách như thế, nhưng tôi không hề thấy một tham khảo, trích dẫn tài liệu từ bất cứ sách vở nào, trừ sự trích dẫn từ mấy tờ báo.
(5) Trong cuốn Những gì còn nhớ do tập san Y sĩ phát hành, 2001
(6) Xem Việt Nam niên biểu 1939/1975, Chính Đạo 401
(7) Trích Trần Mộng Tú Hà Nội Gió hopluu.net/ Phụ trang đặc biệt/ Ký – HanoiGio-tmt.htm
(8) Trích lại trong Trong dòng cảm thức Văn Học miền Nam của Trần Văn Nam, trang 411-412
(9) Dĩ nhiên, sau velo Solex thì cũng có một số xe hiệu khác như xe gắn máy hiệu Goebel, Sach của Đức. Có thể nó hữu dụng, nhưng trong bề ngoài khó coi, dị tướng. Rồi cái PC nhỏ nhắn, xinh sắn, xe đạp Mini cũng một thời cho đến lúc xuất hiện xe Honda 67. Chiếc xe Honda đến thay đổi hẳn diện mạo xe gắn máy ở Sài gòn. Hữu dụng, mát mắt, vụt phóng, không cần phải đạp ga ì à ì ạch.
(10) Trích Bùi Bảo Trúc trong bài Chữ Nghĩa chúng ta
Nhưng may thay, mọi người Việt Nam, nhất là thanh niên, giới trẻ, lúc bấy giờ đều có một giấc mơ là làm thế nào để có một miền Nam phát triển và phú cường để đối địch với miền Bắc.
Và mặc dầu còn có những bất cập đủ thứ, tôi vẫn phải nhìn nhận rằng, những năm tháng còn lại, kể từ ngày ấy, mỗi giây phút năm tháng sống, học hành, lớn lên thành người thời đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam vẫn là những năm tháng ân sủng cho tuổi trẻ của tôi và những bạn bè cùng trang lứa.
Chúng tôi đã lớn lên từ đó, trở thành người hữu dụng cũng từ đó.
Cafe Givral, Mở cửa từ năm
1950
Như lời Phạm Duy tỏ bày: ”Dưới thời Cộng Hòa thứ nhất, từ khi chế độ nhà Ngô thành lập và tiến dần tới thời thịnh trị rồi mạt vận, miền Nam, nếu chưa được là thiên đường của đông đảo văn nghệ sĩ đi tìm tự do thì cũng là nơi đất lành chim đậu. Một thế hệ văn nghệ sĩ mới đã thành hình và họat động dữ dội bên những vị đàn anh di cư từ miền ngoài. Phòng trà, tiệm bánh, quán nước như Kim Sơn, Mai Hương, La pagode, Givral, Brodard … là nơi không hẹn mà văn nghệ sĩ tới gặp nhau hằng ngày.” (11)
Trong 9 năm cầm quyền thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chỉ có 3 lần có những biến động chính trị. Nhưng chỉ riêng năm 1964, có 13 lần miền Nam rơi vào những biến động có thể làm lung lay nền Cộng Hòa. Nói như thế để thấy rằng sự ổn định chính trị nằm ở thời điểm nào.
Phần tôi nghĩ rằng, chúng tôi không bước đi những bước đi đơn độc.
Chúng tôi có bạn đồng hành, đồng trang lứa, có những người lính, người sĩ quan
VNCH cùng lớn lên ở đấy, đang xả thân thay cho chúng tôi. Và cho dù cuối cùng
để mất miền Nam
thì những giá trị tinh thần ấy vẫn còn đó.
Luc Nguyen Van
LT chuyển