Đến sân bay Phú Quốc 11-2017
Dinh Cậu
*********************
Rượu Sim Sơn
Rượu Sim Sơn
thử rượi sim
****************************
đến nơi trồng tiêu đặc sản của Phú Quốc
nếm xoài với mắm quẹt trộn tiêu
tiêu vừa mới hái
vườn tiêu được cắt tỉa gọn ghẽ
*************************
xem ngọc trai Phú Quốc
giải thích về ngọc trai
Hột trai nuôi
**************************
đến nơi nuôi ong lấy mật
trang bị kỹ càng
chó Phú Quốc có lông xoáy đặc biệt
Chó Phú Quốc luôn có một bờm lông dựng đứng và xoáy trên lưng, có bốn chân dài, dáng người thon, và rất khỏe mạnh. Về đặc tính, chúng là loại chó rất thông minh và có khả năng tự lập rất cao cho dù có sống chung với con người. Loài chó này có khả năng tự săn mồi rất tốt, có thể khả năng bơi lội giỏi, đặc biệt chúng có đặc điểm tự đào hang để trú ẩn, sinh sản nếu sống ở nơi có đất rộng.
mới quen đã quyến luyến rồi !
đến xem cơ sở sàn xuất nước mắm
*****************************
cá tươi ướp xay nhuyễn
Bún tươi làm và luộc tại chỗ
nước chấm từ làm tự pha gồm quất, đường, nước mắm
bát bún quậy và nước chấm
************************
Phú Quốc
Phú Quốc | ||
---|---|---|
Huyện | ||
Bãi biển Phú Quốc
| ||
Biệt danh | Đảo Ngọc | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 10°13′22″B 103°57′46″ĐTọa độ: 10°13′22″B 103°57′46″Đ | ||
Diện tích | 589,23 km² | |
Dân số (2015) | ||
Tổng cộng | 101.407 người | |
Mật độ | 172 người/km² | |
Dân tộc | Chủ yếu là Kinh | |
Múi giờ | UTC+7 | |
| ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | |
Tỉnh | Kiên Giang | |
Huyện lỵ | Dương Đông | |
Thành lập | ||
Chính quyền | ||
Chủ tịch UBND | Phạm Vũ Hồng | |
Phân chia hành chính | 2 thị trấn, 8 xã | |
Biển số xe | 68-P1 XXX.XX | |
Website | phuquoc |
Phú Quốc, còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,23 km² (theo thống kê số liệu đất năm 2005), xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore thập niên 1960 khi chưa san lấp lấn biển.[1] Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía tây bắc, là thủ phủ của huyện đảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km. Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả huyện này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Đến thời điểm tháng 7 năm 2011, có 74 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Phú Quốc, với tổng vốn đầu tư là 48.087 tỷ đồng.[2]
Mục lục
Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]
Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, phía tây nam của Việt Nam, Phú Quốc trải dài từ vĩ độ: 9°53′đến 10°28′độ vĩ bắc và kinh độ: 103°49′đến 104°05′độ kinh đông.
Địa hình[sửa | sửa mã nguồn]
Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 567 km² (56.700 ha), dài 49 km. Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ bắc xuống nam với 99 ngọn núi đồi. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.
Địa chất[sửa | sửa mã nguồn]
Đảo Phú Quốc dược cấu tạo từ các đá trầm tích Mesozoi và Kainozoi, bao gồm cuội kết đa nguồn gốc phân lớp dày, sỏi thạch anh, silica, đá vôi, riolit và felsit. Các đá Mesozoi thuộc hệ tầng Phú Quốc (K pq). Trầm tích Kainozoi thuộc các hệ tầng Long Toàn (Pleistocen giữa - trên), hệ tầng Long Mỹ (Pleistocene trên), hệ tầng Hậu Giang (Holocene dưới – giữa), các trầm tích Holocen trên và các trầm tích Đệ Tứ không phân chia (Q)[3]
Khí hậu - Thủy văn[sửa | sửa mã nguồn]
Thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt.
Mùa khô: Đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc Nhiệt độ cao nhất 35 độ C vào tháng 4 và tháng 5.
Mùa mưa: Đảo Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây - Tây Nam, độ ẩm cao từ 85 đến 90%.
[ẩn]Dữ liệu khí hậu của Phú Quốc | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Năm |
Cao kỉ lục °C (°F) | 35.1 | 35.3 | 38.1 | 37.5 | 37.0 | 33.7 | 33.3 | 33.4 | 33.3 | 34.5 | 33.2 | 34.6 | 38,1 |
Trung bình cao °C (°F) | 30.4 | 31.1 | 32.1 | 32.3 | 31.4 | 30.0 | 29.5 | 29.2 | 29.2 | 29.9 | 30.3 | 30.0 | 30,5 |
Trung bình ngày, °C (°F) | 25.6 | 26.5 | 27.6 | 28.4 | 28.4 | 27.8 | 27.5 | 27.3 | 27.0 | 26.7 | 26.7 | 26.0 | 27,1 |
Trung bình thấp, °C (°F) | 22.5 | 23.5 | 24.6 | 25.4 | 25.6 | 25.3 | 25.0 | 24.9 | 24.7 | 24.3 | 24.0 | 22.9 | 24,4 |
Thấp kỉ lục, °C (°F) | 16.0 | 16.0 | 18.5 | 21.0 | 22.1 | 21.2 | 21.8 | 21.6 | 22.0 | 20.8 | 16.0 | 17.1 | 16,0 |
Giáng thủy mm (inch) | 34 (1.34) | 29 (1.14) | 54 (2.13) | 149 (5.87) | 298 (11.73) | 413 (16.26) | 418 (16.46) | 546 (21.5) | 473 (18.62) | 387 (15.24) | 169 (6.65) | 59 (2.32) | 3.029 (119,25) |
% độ ẩm | 76.3 | 77.6 | 77.6 | 80.5 | 83.8 | 85.8 | 86.6 | 87.1 | 88.0 | 86.9 | 79.6 | 73.9 | 82,0 |
Số ngày giáng thủy TB | 5.3 | 3.9 | 5.7 | 11.5 | 19.5 | 21.8 | 22.5 | 24.4 | 22.5 | 21.6 | 13.3 | 6.2 | 178,3 |
Số giờ nắng trung bình hàng tháng | 251 | 230 | 255 | 246 | 196 | 146 | 151 | 134 | 139 | 168 | 208 | 242 | 2.364 |
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[4] |
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
- Thế kỷ thứ V trước Công nguyên: Con người bắt đầu xuất hiện ở Phú Quốc, mang đặc trưng của văn hoá Óc Eo, không có dấu hiệu người Khmer ở đây.[5]
- Năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, phái đoàn Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn.
- 1680, Mạc Cửu đã lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác.
- Ông lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển: Mán Khảm (hay Mang Khảm[6], Peam[7]), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Kampong Som), Sài Mạt[8] (Cheal Meas hay Banteay Meas), Linh Quỳnh (Kiri Vong)[9] và Phú Quốc (Koh Tral[10]). Thủ phủ đặt tại Mán Khảm[11] (tức Hà Tiên), sau đổi thành Căn Khẩu[12] (Căn Kháo hay Căn Cáo). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral[13] cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có).
- Năm 1708, Mạc Cửu liên lạc được với Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu.
- Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn và được phong chức tổng binh cai trị đất Căn Khẩu.
- Năm 1724, Mạc Cửu dâng luôn toàn bộ đất đai và được phong làm đô đốc cai trị lãnh thổ Căn Khẩu, đổi tên thành Long Hồ dinh.
- Từ 1729, Long Hồ dinh nổi tiếng là vùng đất trù phú nhất vịnh Thái Lan.
- Năm 1735, Mạc Cửu mất, con là Mạc Sĩ Lân, sau đổi thành Mạc Thiên Tứ, được phong làm đô đốc, kế nghiệp cha cai trị Long Hồ dinh. Gia đình họ Mạc được Ninh vương Nguyễn Phúc Chú nâng lên hàng vương tôn. Long Hồ dinh đổi tên thành Hà Tiên trấn.
- Năm 1739, Mạc Thiên Tứ lập thêm bốn huyện: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (Bắc Bạc Liêu).
- Năm 1755, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng chúa Nguyễn lãnh thổ hai phủ Tầm Bôn (Tân An, Long An) và Lôi Lập (Gò Công) để được về Nam Vang cai trị. Năm 1758, chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn (Ang Ton II) lên làm vua và được tặng thêm lãnh thổ Tầm Phong Long (Châu Đốc và Sa Đéc). Nặc Tôn tặng riêng Mạc Thiên Tứ lãnh thổ 5 phủ miền Đông-Nam Chân Lạp: Hương Úc (Kampong Som), Cần Bột (Kampot), Châu Sum[14] (Chân Sum[15] có thể là Trực Sâm, Chưng Rừm (Chhuk nay thuộc tỉnh Kampot, Chân Sum cũng có thể là phủ Chân Sum (còn gọi là Chân Chiêm) nằm giữa Châu Đốc và Giang Thành[16], nay là vùng Bảy Núi An Giang (nơi có núi Chân Sum)[17].), Sài Mạt (Cheal Meashay Banteay Meas) và Linh Quỳnh (Kiri Vong). Năm phủ này là vùng duyên hải (ven bờ Vịnh Thái Lan) từ Srae Ambel tỉnh Koh Kong (tức Cổ Công, giáp với vùng người Thái (Xiêm La) kiểm soát) cho đến Mang Khảm (Peam), bờ đất liền đối diện phía Đông Bắc đảo Phú Quốc, đã được Mạc Thiên Tứ dâng hết cho Võ vương Nguyễn Phúc Khoát. Võ vương sát nhập tất cả các vùng đất mới vào trấn Hà Tiên, giao cho Mạc Thiên Tứ cai trị.
- Năm 1770, nhà truyền giáo Pierre Pigneu de Béhaine đặt chân lên Phú Quốc và xác nhận cư dân ở đây sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, không sử dụng tiếng Khmer.
- Năm 1855, Hoàng để Napoleon III của Pháp xác nhận Phú Quốc thuộc chủ quyền Việt Nam.[5]
- Thời Pháp thuộc, Pháp đặt Phú Quốc làm đại lý hành chính, thuộc hạt thanh tra Kiên Giang, rồi Rạch Giá. Ngày 01 tháng 08 năm 1867, Phú Quốc thuộc hạt Hà Tiên. Ngày 25 tháng 05 năm 1874, Pháp thành lập hạt Phú Quốc, bao gồm các đảo nằm trong khu vực 100° - 102° kinh Đông và 9° - 11° 30' vĩ Bắc. Đồng thời, Pháp còn mở cảng Dương Đông cho tàu thuyền các nước vào buôn bán.
- Ngày 16 tháng 06 năm 1875, giải thể hạt Phú Quốc, tái lập tổng thuộc hạt Hà Tiên, gồm 5 thôn: Lạc Hiệp, An Thới, Dương Đông, Hàm Ninh, Phú Dữ. Từ ngày 05 tháng 01 năm 1876, các thôn gọi là làng, thuộc hạt Hà Tiên. Ngày 18 tháng 05 năm 1878, đổi tên làng Lạc Hiệp thành làng Lạc Phú. Từ ngày 12 tháng 01 năm 1888, tổng Phú Quốc thuộc hạt tham biện Châu Đốc. Từ ngày 27 tháng 12 năm 1892, lại thuộc hạt Hà Tiên. Ngày 1 tháng 1 năm 1900, thuộc tỉnh Hà Tiên.
- Ngày 04 tháng 10 năm 1912, nhập hai làng An Thới và Lạc Phú vào làng Dương Đông. Từ ngày 09 tháng 02 năm 1913, tổng Phú Quốc đổi thành đại lý Phú Quốc, thuộc tỉnh Châu Đốc.
- Ngày 25 tháng 04 năm 1924, đặt làm quận Phú Quốc, thuộc tỉnh Hà Tiên. Sau năm 1956, quận Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, các làng gọi là xã, giải thể xã Phú Dữ, còn hai xã Dương Đông và Hàm Ninh, dân số năm 1965 là 12.449 người.
- Năm 1949, khi quân Trung Hoa Dân quốc thua trận trước Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Hoàng Kiệt (黃杰 Huang Chieh) một tướng lĩnh Quốc dân đảng, gốc tỉnh Hồ Nam, dẫn hơn 30.000 quân chạy sang Việt Nam lánh nạn. Lúc bấy giờ, thực dân Pháp cho họ ra đóng quân tại phía Nam đảo Phú Quốc. Sau đó, năm 1953, họ về Đài Loan theo Tưởng Giới Thạch. Đội quân Trung Hoa này bỏ lại nhà cửa, đồn điền,... Pháp thấy vậy tận dụng nhà cửa có sẵn, lập ra nhà tù rộng khoảng 40 hecta gọi là "Trại Cây Dừa", có sức giam giữ 14.000 tù nhân.
- Thời kì Việt Nam Cộng hòa, Phú Quốc là một duyên khu của hải quân.
- Năm 1964, vua Sihanouk của Campuchia tuyên bố chấp nhận đường Brevie từ thời thuộc địa là biên giới biển, đồng nghĩa với việc từ bỏ yêu sách của mình đối với Phú Quốc, công nhận Phú Quốc thuộc chủ quyền Việt Nam.
- Năm 1969, chính quyền Việt Nam Cộng hòa bác bỏ đề xuất lấy đường Brevie từ thời thuộc địa là biên giới biển và tiến hành mở rộng hải phận của Việt Nam.
- Khmer Đỏ đã hoàn toàn chấp nhận đường Brevie trong các cuộc đàm phán của họ với người Việt Nam (cho dù Khmer Đỏ đã tiến hành một chiến dịch chiếm đảo thất bại vào năm 1975).
- Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, Phú Quốc là huyện của tỉnh Kiên Giang, gồm thị trấn Dương Đông và 3 xã: Cửa Dương, Dương Tơ, Hàm Ninh.
- Ngày 4 tháng 5 năm 1975, một toán quân Khmer Đỏ đột kích đảo Phú Quốc.
- Ngày 10 tháng 5 năm 1975, Khmer Đỏ dùng tàu đổ bộ LSM và 3 tàu tuần tra PCF đưa quân đánh chiếm đảo Thổ Châu, dồn hơn 500 người dân Việt Nam trên đảo đưa về Campuchia và tàn sát toàn bộ. Ngày 27 tháng 5 năm 1975, hải quân nhân dân Việt Nam giải phóng đảo Thổ Chu.[18]
- Ngày 17 tháng 02 năm 1978, lập xã Cửa Cạn, xã An Thới, đổi tên xã Hàm Ninh thành xã Bãi Bổn.
- Ngày 24 tháng 04 năm 1993, lập xã Thổ Châu, xã Bãi Thơm, đổi xã Bãi Bổn thành xã Hàm Ninh.
- Ngày 18 tháng 03 năm 1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 23 - CP, thành lập xã Gành Dầu trên cơ sở 8.701 ha diện tích tự nhiên và 2.134 nhân khẩu của xã Cửa Cạn. Xã Cửa Cạn sau khi điều chỉnh địa giới hành chính có 5.986 ha diện tích tự nhiên và 1.149 nhân khẩu.
- Năm 1999, Chính phủ Vương quốc Campuchia và Chính phủ Việt Nam thống nhất về đường Brevie và Phú Quốc thuộc chủ quyền Việt Nam.
- Ngày 11 tháng 02 năm 2003, Chính phủ Việt Nam lại ban hành Nghị định 10/2003/NĐ - CP, thành lập thị trấn An Thới trên cơ sở 2.691 ha diện tích tự nhiên và 15.573 nhân khẩu của xã An Thới; thành lập xã Hòn Thơm trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã An Thới. Xã Hòn Thơm có 571 ha diện tích tự nhiên và 2.076 nhân khẩu. Như vậy, huyện Phú Quốc có 2 thị trấn và 8 xã như ngày nay.
- Ngày 17 tháng 9 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg công nhận huyện đảo Phú Quốc là đô thị loại II[19].
- Ngày 19 tháng 7 năm 2017, HĐND tỉnh Kiên Giang thành lập Đề án lập mới huyện đảo Thổ Châu từ xã Thổ Châu của huyện đảo Phú Quốc để trình lên Chính phủ.
Các đơn vị hành chính trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]
Phú Quốc được chia thành 9 đơn vị hành chính bao gồm 2 thị trấn: Dương Đông (huyện lỵ), An Thới và 8 xã: Bãi Thơm, Cửa Cạn, Cửa Dương, Dương Tơ, Gành Dầu, Hàm Ninh, Hòn Thơm, Thổ Châu.
Dân cư[sửa | sửa mã nguồn]
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Trước năm 1975 dân số trên đảo chỉ hơn 5000 người. Sau năm 1975, dân số trên đảo tăng lên nhanh chóng do hiện tượng di dân. Đến năm 2015, theo thống kê của tỉnh Kiên Giang dân cư sinh sống trên đảo đã lên đến trên 101.407 người, với mật độ trung bình là 172 người/km².
Các khu dân cư chính:
- Thị trấn Dương Đông
- Thị trấn An Thới
- Làng chài Hàm Ninh
- Làng chài Cửa Cạn
- Xã đảo Hòn Thơm
Hiện nay trên địa bàn huyện đảo Phú Quốc đã và đang hình thành một số khu đô thị mới khu đô thị InterContinental Phú Quốc, khu đô thị Bắc Dương Đông..
Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]
Tài nguyên - khoáng sản[sửa | sửa mã nguồn]
Hồ tiêu Phú Quốc[sửa | sửa mã nguồn]
Hồ tiêu Phú Quốc là một loại gia vị được coi là đặc sản của huyện đảo Phú Quốc thuộc Tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Đặc tính[sửa | sửa mã nguồn]
Hồ tiêu Phú Quốc có vị thơm và cay nồng, và đặc biệt là đậm vị hơn nhiều loại hồ tiêu đến từ những vùng miền khác, trong đó phải kể đến tiêu đỏ (tiêu chín). Tiêu được người dân Phú Quốc thu hoạch từng đợt chín và chủ yếu là bằng thủ công, chọn lựa những quả chín phơi riêng gọi là tiêu chín (tiêu đỏ), những quả còn xanh sau khi phơi khô được gọi là tiêu cội (tiêu đen). Do nhu cầu của thị trường, người dân đã dùng tiêu đen tẩy bỏ vỏ chỉ còn lại phần lõi hạt gọi là tiêu sọ. trong các loại tiêu thì tiêu sọ là ngon nhất và đắt tiền nhất.
Một đặc tính canh tác nữa là hàng năm người trồng tiêu thường lấy những vùng đất mới xung quanh vườn bón xung quanh gốc cây (còn gọi là "đất xây thầu"). Cây nọc (choái) chủ yếu là lấy từ lõi của các loại cây quý như ổi rừng, kiềng kiềng, trai, chay, săn đá,... Phân bón chủ yếu là phân bò, phân cá, xác mắm (phần xác cá cơm bị loại bỏ sau khi hoàn tất quy trình sản xuất nước mắm).
Hom giống chủ yếu trồng từ hom thân nên giá thành rất cao. Trung bình để trồng xong một héc-ta từ 300 - 400 triệu/héc-ta nên ít có nông dân đủ tiền trồng một lần đủ diện tích lớn mà phải trồng từ từ nhiều năm, nên một vườn tiêu ở Phú Quốc thường là có nhiều tuổi khác nhau.
Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]
Cây Hồ tiêu được trồng ở Phú Quốc hàng trăm năm. Với diện tích trung bình là 471 héc-ta tập trung ở 3 xã Cửa Dương, Cửa Cạn và Dương Tơ. Thời điểm diện tích lớn nhất là vào những năm 1995-2000 là hơn 1000 ha[20]. Đây là thời điểm giá tiêu cao nhất (100 - 120.000 đồng/kg tương đương 30 – 40 kg gạo) người trồng tiêu có lời từ 200 - 300 triệu/ha (thời điểm năm 1995 - 2000) [cần dẫn nguồn].
Giống và năng suất[sửa | sửa mã nguồn]
Giống trồng chủ yếu là 2 giống Hà Tiên và Phú Quốc (HT lá lớn và HT lá nhỏ). Hai nhóm giống này có thời gian thu hoạch gần tương đương nhau từ tháng 11 âm lịch kéo dài hết tháng 2 âm lịch. Giống Hà Tiên có năng suất cao hơn nhóm Phú Quốc nhưng tuổi thọ và kháng sâu bệnh kém hơn.
Năng suất tiêu ở Phú Quốc trung bình là 2000 – 3000 kg/ha, mật độ trồng từ 2500 - 3000 nọc/ha.
Chó Phú Quốc[sửa | sửa mã nguồn]
Khi kể về những điều đặc biệt ở Phú Quốc, không thể không kể về giống chó Phú Quốc. Đây là loài chó có đặc điểm rất riêng biệt so với các loài chó khác ở Việt Nam. Chó Phú Quốc luôn có một bờm lông dựng đứng và xoáy trên lưng, có bốn chân dài, dáng người thon, và rất khỏe mạnh. Về đặc tính, chúng là loại chó rất thông minh và có khả năng tự lập rất cho dù có sống chung với con người. Loài chó này có khả năng tự săn mồi rất tốt, có thể khả năng bơi lội giỏi, đặc biệt chúng có đặc điểm tự đào hang để trú ẩn, sinh sản nếu sống ở nơi có đất rộng.
Văn hóa - tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]
Ở đảo Phú Quốc, vào ngày rằm tháng 7 âm lịch người dân thường đi chùa tại thị trấn Dương Đông. Vào ngày này sinh hoạt tôn giáo diễn ra khá nhộn nhịp.
Cũng như những nơi khác ở Việt Nam, Phật giáo là tôn giáo có nhiều tín đồ và có ảnh hưởng nhất ở Phú Quốc với những ngôi chùa có hàng trăm năm tuổi như chùa Sùng Hưng, Sùng Đức, Sư Muôn (còn gọi là chùa Hùng Long)...
Phú Quốc được xem là nơi phát tích của đạo Cao Đài. Ngày nay trên đảo có hai Thánh thất Cao Đài ở thị trấn Dương Đông. Một là Thánh thất Dương Đông thuộc Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, hai là Thánh thất Cao Đài Hội Thánh thuộc phái Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi.
Phú Quốc này trước đây có một số nhà nguyện, nhà thờ: Khoảng năm 1930, một số giáo dân miền bắc vào đảo này làm đồn điền cao su ở gần Bãi Khem. Hai linh mục người Malaysia là Albelza và Merdrignac đã cho xây một nhà nguyện tạm bằng lá để làm nơi cầu nguyện, lễ lạc. Việc trồng cao su thất bại nên một số lớn dân chúng vào đất liền chỉ còn lại ít dân nhà nguyện dần dần bị bỏ hoang. Năm 1955, một linh mục cho xây nhà thờ ở thị trấn Dương Đông. Sau năm 1975, nhà thờ này lại bỏ trống, hiện nay được nhà nước quản lý.
Sau năm 1954, có khoảng 1.000 giáo dân quê quán ở Nghệ An ra đảo sinh sống, dưới sự dẫn dắt của linh mục Giuse Trần Đình Lữ. Nhà thờ An Thới được thành lập vào năm 1957 để phục vụ nhu cầu đời sống tôn giáo của các giáo dân. Những năm sau đó, nhiều linh mục và thầy giảng đã được Giám mục Giáo phận Long Xuyên sai đến để phục vụ. Hiện tại, chính xứ là Linh mục Gioan Trần Văn Trông, với sự giúp đỡ của 2 phó xứ là Linh mục Hải Đăng và Vinh Sơn Nguyễn Văn Cảnh. Số giáo dân hiện tại khoảng 2.000 người.
Đặc sản ẩm thực[sửa | sửa mã nguồn]
Danh lam thắng cảnh - Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]
Phú Quốc được xác định là trung tâm du lịch sinh thái và trung tâm giao thương tầm cỡ khu vực và quốc tế. Tại đây có nhiều thắng cảnh đẹp như:
3/ An Thới
|
|
|
|
|
5/ Dương Đông
- Suối Đá Bàn
- Dinh Cậu
6/ Bãi Trường
7/ Rạch Tràm
8/ Rạch Vẹm
9/ Bắc Đảo
- Bãi Thơm
- Gành Dầu
- Bãi Dài
11/ Vinpearl Safari Phú Quốc (vườn thú bán hoang dã đầu tiên của Việt Nam)
12/ Công viên giải trí Vinpearl land.
Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Phương tiện đến Phú Quốc chủ yếu bằng máy bay, tàu cao tốc hay phà. Dưới đây là các lựa chọn để đến Phú Quốc tùy theo từng điểm xuất phát khác nhau:
Rạch Giá – Phú Quốc: Khoảng cách 120 km, có thể đi bằng máy bay hay tàu cao tốc:
- Máy bay: Vietnam Airlines khai thác mỗi ngày 1 chuyến bay từ Rạch Giá đi Phú Quốc khởi hành lúc 7H:30 và đến nơi lúc 8:10. Chuyến bay theo chiều ngược lại khởi hành từ Phú Quốc lúc 8H:45 và đến nơi lúc 9H:25.
- Tàu cao tốc: Hãng tàu Superdong khai thác hành trình biển Rạch Giá – Phú Quốc và ngược lại, buổi sáng khởi hành lúc 8H:00 và buổi chiều khởi hành lúc 13H:00, thời gian di chuyển trên biển là 2,5 tiếng.
Hà Tiên – Phú Quốc: Khoảng cách 45 km, có thể đi bằng tàu cao tốc hay phà
- Tàu cao tốc: Tàu Superdong I và Superdong II khởi hành từ Hà Tiên đi Phú Quốc lúc 8h:00 và 13H:00; từ Phú Quốc đi Hà Tiên lúc 8H:30 và 13h:30 hàng ngày. Tàu cao tốc Hồng Tâm cũng khai thác hành trình biển này, khởi từ Hà Tiên đi Phú Quốc lúc 13H:30 và từ Phú Quốc đi Hà Tiên lúc 8H:30 hàng ngày. Thời gian di chuyển trên biển là 1 tiếng 20 phút.
- Phà: Phà Thạnh Thới với sức chứa 396 hành khách, khởi hành từ Hà Tiên đi Phú Quốc lúc 8H:20 và từ Phú Quốc đi Hà Tiên lúc 13:45. Phà Thạnh Thới có khoang chở xe ô tô, rất tiện lợi cho du khách muốn mang xe ra đảo để tiện đi lại. Thời gian di chuyển trên biển là 2,5 tiếng.
Hà Nội – Phú Quốc: Vietnam Airlines khai thác mỗi ngày 1 chuyến bay Airbus từ Hà Nội đi Phú Quốc khởi hành lúc 8H:40 và đến nơi lúc 10H:45. Chuyến bay theo chiều ngược lại khởi hành từ Phú Quốc lúc 11H:35 và đến nơi lúc 13H:40.
TP.HCM – Phú Quốc: Khoảng cách 500 Km, có thể đi bằng máy bay hay kết hợp xe ô tô + tàu cao tốc Rạch Giá – Phú Quốc
- Máy bay: Vietnam Airlines khai thác mỗi ngày 17 chuyến bay với máy bay ATR và 1 chuyến bay với máy bay Airbus. Viet Jet Air cùng khai thác mỗi ngày 1 chuyến bay với máy bay Air Bus. Thời gian bay là 50 phút.
- Xe ô tô + tàu cao tốc Rạch Giá – Phú Quốc: Phương Trang, Kumho và Mai Linh là những hãng xe bus chất lượng cao chuyên chở hành khách tuyến TP.HCM – Rạch Giá và ngược lại, thời gian di chuyển là 6 đến 7 tiếng tùy vào mật độ giao thông
Hải Phòng- Phú Quốc: Việt jet air từ Hải Phòng đi Phú Quốc và ngược lại 10h20 xuất phát từ HP
Cần Thơ – Phú Quốc: Có thể đi bằng máy bay hay kết hợp xe ô tô + tàu cao tốc Rạch Giá – Phú Quốc
- Máy bay: Vietnam Airlines khai thác mỗi ngày 1 chuyến bay với máy bay ATR khởi hành từ Cần Thơ đi Phú Quốc lúc 13H:00 và đến nơi lúc 13:45. Chuyến bay theo chiều ngược lại khởi hành từ Phú Quốc lúc 11H:35 và đến nơi lúc 12H:20.
- Xe ô tô + tàu cao tốc Rạch Giá – Phú Quốc: Phương Trang và Mai Linh là 2 hãng xe bus chất lượng cao chuyên chở hành khách tuyến Cần Thơ – Rạch Giá và ngược lại, thời gian di chuyển là 3 đến 3,5 tiếng tùy vào mật độ giao thông.
Hình ảnh Phú Quốc[sửa | sửa mã nguồn]
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Diện tích Singapore hiện là 702 km².
- ^ “There are 74 projects granted investment certificate in Phu Quoc” (bằng tiếng Anh). Mekong Delta Tourism Association Portal. Ngày 28 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2012.
- ^ “Biển đảo Việt Nam - Tài nguyên vị thế và những kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu (Vietnamese sea and islands – position resources, and typical geological and ecological wonders)”. ResearchGate. Truy cập 14 tháng 4 năm 2015.
- ^ “Vietnam Building Code Natural Physical & Climatic Data for Construction” (PDF). Vietnam Institute for Building Science and Technology. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018.
- ^ a ă http://nghiencuuquocte.org/2016/06/01/koh-tral-phu-quoc-giac-mo-tuyet-vong-campuchia/
- ^ Đại Nam nhất thống chí, quyển 26, trang 5.
- ^ Từ Peam ពាម trong tiếng Khmer có nghĩa là: cảng, miệng sông, cửa cảng biển.
- ^ Theo Đại Nam nhất thống chí, quyển 26, trang 15, thì: Sài Mạt có núi Sài Mạt cách huyện Hà Châu (nay là thị xã Hà Tiên) 140 dặm về phía Bắc.
- ^ Theo Đại Nam nhất thống chí, quyển 26, trang 15 và 20, thì: Linh Quỳnh có núi Linh Quỳnh cách huyện Hà Châu (nay là thị xã Hà Tiên) 120 dặm về phía Bắc, từ đó có một nguồn chi lưu của sông Giang Thành chảy theo hướng Đông Nam gom nước cho Giang Thành.
- ^ Trál, Kaôh / កោះត្រល់ /: đảo hình con thoi.
- ^ cảng của người Mán, người Khmer.
- ^ Tức Cảng Khẩu (cửa cảng) theo âm Hán Việt.
- ^ Đảo Kol Tral tiếng Khmer nghĩa là đảo có hình con thoi (dệt lụa).
- ^ Đại Nam nhất thống chí, quyển 26, trang 6.
- ^ Song Jung Nam (trang 13)dẫn lời Đào Duy Anh nói rằng nay thuộc Campuchia.
- ^ Quốc triều chính biên toát yếu, trang 66/124.