K.Hạnh sưu tầm9 điểm nổi tiếng nhưng bị cấm xâm nhập trên thế giớiBạn sẽ bị đe dọa tính mạng nếu cố tình vào cổng Pluto thuộc thành cổ Thổ Nhĩ Kỳ hay lên một hòn đảo biệt lập ngoài khơi Ấn Độ.
Cổng Pluto, Thổ Nhĩ Kỳ
Cổng Pluto. Ảnh: Businessinsider.Tọa lạc tại thành phố cổ Hierapolis (Thổ Nhĩ Kỳ), cổng Pluto từng là địa điểm thờ Pluto - thần chết của người La Mã. Sử gia cổ đại Strabo đã đến thăm nơi này và nói rằng: “Bất cứ con vật nào đi vào bên trong đều chết tức thì. Tôi ném một con chim sẻ vào, nó ngay lập tức tắt thở và biến mất”.Sau khi cổng được phát hiện vào năm 1965, những nguy hiểm của nó đã được chứng minh bằng khoa học. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra nơi này có nồng độ khí CO2 đậm đặc. Vào ban đêm, nhiệt độ giảm và CO2 trở nên nặng hơn không khí, tạo thành một cái “hồ” chết người bên dưới. Vào lúc bình minh, nồng độ CO2 đủ để tiêu diệt động vật và thậm chí cả con người chỉ trong vài phút.Hầm mộ Catacombs, Paris
Hầm mộ Catacombs. Ảnh: TheGhostInMyMachine.Một trong số địa điểm rùng rợn nhất trên thế giới là hầm mộ Catacombs ở Paris, Pháp. Đường hầm được xây dựng với mục đích củng cố các mỏ đá của Paris nhưng đã trở thành kho chứa 6 triệu xác chết vào cuối thế kỷ 18.Một phần rất nhỏ của đường hầm mở cửa cho công chúng tham quan, nơi bạn có thể thấy hàng nghìn xương và hộp sọ xếp chồng lên nhau. Tuy nhiên, 99% mê cung dài 273 km vẫn bị cấm vào vì không đủ an toàn. Điều này không cản bước được những người tò mò và cả những tổ chức bí ẩn tìm cách tiến sâu hơn vào đường hầm, gây rắc rối cho lực lượng cảnh sát bảo vệ ở đây.Hầm chứa hạt giống toàn cầu Svalbard, Na Uy
Cửa hầm hạt Svalbard. Ảnh: Artictoday.Trên đảo Spitsbergen của Na Uy, hầm chứa hạt toàn cầu nằm ẩn sâu bên trong một ngọn núi ở Bắc Cực. Căn hầm được xây dựng để bảo tồn sự đa dạng của cây lương thực thế giới. Kiến trúc này có thể tồn tại khoảng 200 năm, chịu được các trận động đất và những vụ nổ bom.Nằm ở sườn của một ngọn núi nên dù tất cả băng trên trái đất tan chảy, căn hầm vẫn sẽ ở trên mực nước biển. Dưới vòm chứa là 100 triệu hạt giống, một “bản sao lưu” hoàn chỉnh của giống cây lương thực trên Trái đất. Ngay cả Triều Tiên cũng đã gửi hạt giống ở đây. Syria gần đây đã thực hiện lần rút đầu tiên từ hầm chứa, nhằm tái tạo một Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế ở Aleppo đã bị mất do chiến tranh.Đảo Bắc Sentinel, Ấn Độ
Thổ dân xua đuổi người lạ trên bờ biển đảo Bắc Sentinel. Ảnh: Hpssociety.Đảo Bắc Sentinel, nằm biệt lập ngoài khơi Ấn Độ, là ngôi nhà của bộ lạc Sentinelese, một trong số ít bộ lạc không có mối liên hệ với thế giới bên ngoài. Nhiều người tin rằng bộ lạc này sinh sống bằng săn bắt, đánh cá, hái quả.Chuyến thám hiểm đầu tiên đến đây vào năm 1967, thực hiện bởi T.N. Pandit. Mặc dù vậy, hiện bộ lạc này vẫn kiên quyết từ chối liên hệ với phần còn lại của thế giới. Bất cứ ai có ý định xâm nhập quần đảo này đều bị xua đuổi một cách thô bạo. Năm 2006, hai ngư dân vô tình ghé vào đảo đã bị bộ lạc này giết. Chính quyền Ấn Độ cấm tất cả hoạt động tiến vào đảo Bắc Sentinel để ngăn những vụ giết người.Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Trung Quốc
Khu vực tham quan lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh: tylphotography.Nằm ở vùng Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng là nơi cấm mọi hành động xâm nhập. Đội quân đất sét được phát hiện vào năm 1974 nhưng tới nay, ngôi mộ vẫn chưa được khám phá hoàn toàn. Khu vực để tham quan chỉ là một phần rất nhỏ của lăng mộ này. Những người phản đối khai quật cho rằng công nghệ hiện tại không thể bảo tồn bất cứ thứ gì trong ngôi mộ.Đảo rắn, ngoài khơi Đại Tây Dương
Đảo Ilha da Queimada Grande. Ảnh: SpiritedBliss.Hòn đảo Ilha da Queimada Grande nằm ngoài khơi bờ biển Brazil ở Đại Tây Dương. Đây là nơi duy nhất có loài rắn hổ lục đầu vàng với nọc độc mạnh gấp 5 lần các loài rắn trên đất liền. Hòn đảo này đóng cửa với khách tham quan để bảo vệ quần thể rắn này cũng như du khách. Theo ước tính, có 430.000 con rắn sống trên diện tích 445.000 m2 của đảo, tỷ lệ là một con trên mỗi m2.Surtsey, Iceland
Đảo Surtsey. Ảnh: Pinterest.Surtsey là mảnh đất được hình thành vào năm 1963, sau một vụ phun trào núi lửa khổng lồ kéo dài trong 3 năm. Bây giờ, hòn đảo chỉ được sử dụng cho nghiên cứu. Trọng tâm chính của các nhà khoa học là tìm hiểu rõ hơn cách một hệ sinh thái hình thành mà không có bất kỳ tác động nào của con người.Chỉ có hai nhà khoa học được phép đặt chân lên đảo. Một quy tắc bắt buộc phải tuân theo với họ là không được mang theo bất kỳ hạt giống nào. Nhưng một người đã lơ là quy tắc này và đi vệ sinh trên mặt đất. Sau đó, một cây cà chua mọc lên tại đây khiến các nhà khoa học thực sự bối rối vì việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến công việc nghiên cứu.Kho văn thư lưu trữ, thành phố Vatican
Một đoạn kho lưu trữ văn thư ở Vatican. Ảnh: Forbes.Vatican và Giáo hội Công giáo vốn đã chứa đựng nhiều bí ẩn từ các hoạt động của mình. Thế nhưng họ còn có một kho lưu trữ bí mật các thông tin liên quan đến Giáo hội Công giáo. Một số tài liệu có niên đại từ thế kỷ thứ 8. Kho chứa các kệ liền nhau dài hơn 80 km.Nơi này bị cấm xâm nhập. Chỉ có những nhà nghiên cứu với một giấy phép đặc biệt mới có thể vào trong. Tại đây có các tài liệu như thông điệp ngoại giao của Martin Luther hay bức thư từ của họa sĩ Michelangelo gửi Giáo hoàng Julius II.Khu vực thảm hoạ hạt nhân Fukushima, Nhật Bản
Một siêu thị trong vùng ảnh hưởng bởi nhà máy hạt nhân Fukushima. Ảnh: Imgur.Thảm hoạ hạt nhân Fukushima xảy ra tại Nhật Bản năm 2011 đã khiến người dân trong bán kính 30 km của nhà máy phải sơ tán lập tức. Đây là thảm họa thứ 2 được xếp vào cấp độ 7 theo thang đo các sự kiện hạt nhân quốc tế, bên cạnh vụ Chernobyl.Do lượng bức xạ lớn vẫn tồn tại, không ai được phép vào trong khu vực này. Nhưng có một người đàn ông thỉnh thoảng lại ra vào nơi này để chụp ảnh. Đó là Keow Wee Loong, nhiếp ảnh gia 27 tuổi người Malaysia. Anh đã chọn cách bất hợp pháp để lẻn vào khu vực ảnh hưởng từ thảm họa Fukushima.Kiều Dương
Affichage des articles dont le libellé est 9 điểm nổi tiếng nhưng bị cấm xâm nhập trên thế giới. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est 9 điểm nổi tiếng nhưng bị cấm xâm nhập trên thế giới. Afficher tous les articles
vendredi 19 avril 2019
9 điểm nổi tiếng nhưng bị cấm xâm nhập trên thế giới
Inscription à :
Articles (Atom)