Affichage des articles dont le libellé est Suy nghĩ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Suy nghĩ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Afficher tous les articles

samedi 5 novembre 2016

Suy nghĩ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe

Suy nghĩ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe   

Tác giả: Kathy McWilliams | Dịch giả: Trà Giang 


       

Suy nghĩ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe(Ảnh: pixabay / CC0 1.0)


Tiến sĩ bác sĩ David R. Hawkins, một bác sĩ, chuyên gia về tâm thần, nhà nghiên cứu nổi tiếng toàn quốc, và là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất Power vs Force. Ông đã phát hiện rằng khi bạn có thói quen hay chê trách, cáo buộc, hoặc căm hận nhắm vào người khác, là lúc bạn làm hạ mức năng lượng của cơ thể và giữ một tần số rung động (vibration frequency) thấp.
Tần số rung động được ví như một từ trường. Tiến sĩ Hawkins tin rằng nhiều người mắc bệnh vì họ thiếu lòng từ bi, tình thương yêu và lòng khoan dung. Họ thường hay đau khổ, chán nản và dễ mắc các bệnh về thể chất. 
Năng lượng tích cực
Các nghiên cứu chỉ ra rằng tần số rung động có biên độ từ 1 đến 1000 trong đó 1 là chỉ số thấp nhất và 1000 là cao nhất. Cho tới nay, tần số rung động cao nhất mà Tiến sĩ Hawkins ghi nhận được là 700. Khi một người đạt tần số rung động đặc biệt cao thì sự hiện diện của họ có thể tác động đến từ trường trên một khu vực rộng. 
Từ góc nhìn y học, Tiến sĩ Hawkins tin rằng ý niệm thật sự có sức mạnh và tác động đáng kể đến sức khỏe con người. Những suy nghĩ tích cực và lạc quan kết hợp với trái tim đầy thương yêu là những thành tố không thể thiếu để có một sức khỏe tốt.




Những suy nghĩ tích cực và lạc quan kết hợp với trái tim đầy thương yêu là những thành tố không thể thiếu để có một sức khỏe tốt 
Năng lượng tiêu cực
Tiến sĩ Hawkins khảo sát hàng chục ngàn trường hợp trên toàn cầu và kết quả luôn giống nhau: Mỗi khi tần số rung động của một người rơi xuống dưới mức 200, người đó sẽ bị ốm. 
Những ý niệm có tần số rung động cao – như sự từ bi, tình thương yêu, lòng khoan dung và sự dịu dàng – mang theo tần số dao động khoảng 400 đến 500. 
Ngược lại, sự tức giận, hay đổ lỗi, oán giận, đố kỵ, ích kỷ có tần số rung động rất thấp, mức có thể gây ra ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác 




Bí quyết sống lâu


Điểm thú vị là chế độ ăn uống và luyện tập lại không phải là điểm mấu chốt nhất để kéo dài tuổi thọ. Tiến sĩ Elizabeth Blackbum, người đoạt giải sinh lý học 2009, tóm tắt: nếu bạn muốn sống thọ hơn 100 tuổi thì việc ăn uống hợp lý chiếm 25%, các yếu tố khác chiếm 25%, trong khi đó cân bằng tâm lý chiếm 50% còn lại.
 Vậy để trở thành người trên trăm tuổi, những điểm sau cần được lưu ý: 
Tâm trạng tốt và tâm trạng xấu
Nếu bạn cả ngày mệt mỏi và tâm trạng đầy giận dữ, căng thẳng và suy nghĩ tiêu cực, cơ thể sẽ tiết ra lượng hóc môn ức chế đủ giết chết một con chuột. 



Tuy nhiên khi bạn hạnh phúc, não bộ sẽ tiết ra chất dẫn truyền dopamine  và hóc môn có lợi khác. Có một điểm chung giữa những vị sống trăm tuổi – họ có trái tim vui vẻ.


Thiết lập mục tiêu khiến cuộc sống đầy sức sống

Khi một người không có mục tiêu trong cuộc sống thì cái chết là mục tiêu cuối cùng và sức khỏe tinh thần của họ sẽ bị  tổn hại. Duy trì thái độ tích cực và nỗ lực tìm kiếm cách để đạt được mục tiêu sẽ kích thích các tế bào não và ngăn ngừa lão hóa sớm. 
Nuôi dưỡng lòng từ bi và hành thiện



Chuyên gia tâm thần cho biết hành thiện giúp trái tim đong đầy niềm vui, dẫn đến việc ngăn chặn hóc môn căng thẳng và gia tăng sản sinh hóc môn có lợi.
Hòa khí trong gia đình
Mối quan hệ hòa ái giữa các thành viên trong gia đình là một cách nữa để ngăn chặn hóc môn căng thẳng. Cùng lúc đó, khi các nhu cầu tình cảm của bạn được đáp ứng đầy đủ bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc vui vẻ. 
Sự tử tế sản sinh sự tử tế
Rất nhiều nhà tâm thần học cho rằng việc cho đi với trái tim nhân hậu là cách ngăn ngừa và chữa lành sự suy sụp.












Phạm Anh chuyển