Affichage des articles dont le libellé est St- Petersburg (Russia 2014). Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est St- Petersburg (Russia 2014). Afficher tous les articles

mardi 3 juin 2014

St- Petersburg (Russia 2014)

Sankt-Peterburg là một trung tâm lớn thứ nhì sau Moskva về kinh tế, văn hóa và khoa học của Nga, nhưng nếu nói về phương diện tham quan du lịch thì nó còn hơn cả Moskva cổ kính. Thành phố còn được gọi là thủ đô phía Bắc của Nga, đã được tổ chức UNESCO thừa nhận là thành phố du lịch hấp dẫn thứ 8 của thế giới. Vào năm 2004 Sankt-Peterburg đã đón nhận 3,4 triệu du khách từ khắp thế giới. Số du khách đến thăm thành phố trong những năm gần đây tăng liên tục. Do thành phố có một hệ thống kênh đào chằng chịt với vô số những chiếc cầu cổ kính ở bên trên nên nó cũng được mệnh danh là Venice của phương Bắc.

 

 Cathedral Resurrection of Christ


                                          Du khách luôn tấp nập



Con đường với những quán cà phê đặc biệt thu hút du khách





Trước shopping center lớn


Ngồi hút phì phèo thuốc lào Turkey 








phó nhòm đang làm việc với cô dâu chú rể để có các tấm hình độc đáo


 



 


 

 














                                Trung tâm thành phố



 

 


                     Lớp dạy nhảy trong vườn hoa



                                         Nghỉ chân

                        Tàu bè trên sông Neva

 


Pháo đài Petro-Pavlov. Ở giữa là tháp mạ vàng của Tu viện Petro-Pavlov









                           Nhà thờ St-Isaac



 





 

Nghỉ trưa

 

 

 

Có tulip purple
















 Chỗ thay quần áo ở beach khá đặc biệt


                                                                          Có quyền phơi nắng






Bớt du khách có thể tắm ngựa được rồi













Trên giòng sông Neva
Tour guide trên tàu chỉ nói tiếng Nga nên mình thành "vịt nghe sấm"






Tour guide cầm micro ngồi riêng 1 cõi trong phòng

Hoàng hôn trên sông Neva rất đẹp






Bị cô phó nhòm của tàu dụ chụp và bán làm quà kỷ niệm 

Tòa nhà trước khách sạn được chụp từ lầu 4








Quảng trường Cung điện với cột trụ Alexander, Cung điện Mùa đông


Màu xe match với màu áo !




                                   Hermitage

Bảo tàng Ermitazh (tiếng Nga: Эрмитаж, Ermitaj), nằm ở trung tâm thành phố Sankt-Peterburg, nước Nga, ngày nay là một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới. Hơn 60 ngàn trong tổng số 3 triệu hiện vật được trưng bày trong gần 1000 căn phòng. Bên cạnh một số lượng lớn các hiện vật cổ, Hermitage sở hữu một bộ sưu tập hội họa giá trị bậc nhất thế giới, sánh ngang với bảo tàng LouvreParisPradoMadrid. Trong số những hiện vật của Hermitage, có những họa phẩm nổi tiếng của các bậc thầy người Pháp, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha như Rembrandt, Rubens, Matisse, Paul Gauguin, Raffaello, Pablo Picasso. Với khoảng 2500 nhân viên, mỗi năm bảo tàng Ermitage đón khoảng 3 triệu lượt khách viếng thăm. Tòa nhà bảo tàng cùng trung tâm lịch sử Sankt-Peterburg đã được tổ chức UNESCO xếp hạng di sản thế giới.

 
               Chụp hình với du khách ở quảng trường $$!


Chợ giống Costco, tour guide có card dẫn vào mua sắm 


Mời đọc bài viết của Charles Truong

http://kim-doan.blogspot.ca/2012/07/nhung-cam-nghi-ve-nuoc-nga.html

Sankt-Peterburg

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sankt-Peterburg
Санкт-Петербург (tiếng Nga)
—  Thành phố liên bang  —
Chiều kim đồng hồ từ phía trên bên trái: Nhà thờ Saint Isaac, Peter và Pháo đài Paul trên đảo Zayachy, Quảng trường Cung điện với cột trụ Alexander, Cung điện Mùa đông, Cung điện Petergof và Nevsky Prospekt.

Cờ

Phù hiệu
Tọa độ: 59°57′B 30°18′ĐTọa độ: 59°57′B 30°18′Đ
Địa vị chính trị
Quốc gia Liên bang Nga
Vùng liên bang Tây bắc[1]
Vùng kinh tế Tây Bắc[2]
Thành lập 27 tháng 5, 1703[3]
Thành phố liên bang Ngày lễ 27 tháng 5[4]
Chính quyền (tại thời điểm tháng 3 năm 2010)
 - Thống đốc Georgy Poltavchenko
 - Cơ quan lập pháp Cơ quan lập pháp

Thống kê
Diện tích [5]
 - Tổng cộng 1.439 km2 (555,6 sq mi)
Thứ tự toàn Nga 82nd
Dân số (điều tra 2010)
 - Tổng cộng 4.879.566
 - Hạng 4th
 - Mật độ[6] 3.390,94 /km2 (8.782,5 /sq mi)[Chuyển đổi: Số không hợp lệ]
 - Đô thị 100%
 - Nông thôn 0%
Dân số (2013 est.) 5.028.000 người[7]
Múi giờ
ISO 3166-2 RU-SPE
Biển số xe 78, 98, 178
Ngôn ngữ chính thức tiếng Nga[8]
Sankt-Peterburg (tiếng Nga: Санкт-Петербург; đọc là Xanh Pê-téc-bua, tức là "Thành phố Thánh Phêrô") là một thành phố liên bang của Nga. Nó thành phố lớn thứ hai và cố đô của nước Nga, nằm trên châu thổ sông Neva và trên một hòn đảo cận kề; thông với Vịnh Phần Lan. Từ năm 1924 đến 1991 thành phố mang tên là Leningrad (tiếng Nga: Ленинград).
Dân số theo thống kê của năm 2005 là 4,7 triệu người, còn diện tích là trên 670 kilômét vuông (diện tích tổng thể còn lớn hơn nhiều và là 1.439 kilômét vuông, với gần 5 triệu 550 ngàn dân).
Trải qua nhiều thế kỉ tên của thành phố cũng bị thay đổi nhiều lần, thí dụ Sankt-Peterburg và Sankt Peterburh. Sau khi nổ ra Đệ nhất thế chiến, vào năm 1914 người ta đã đổi tên thành phố thành Petrograd để tránh tên gốc Đức (vì Nga đang giao chiến với Đức). Mười năm sau Petrograd lại đổi thành Leningrad, để tưởng niệm Vladimir Ilyich Lenin – vị lãnh tụ đã mất của nước Nga Xô Viết. Sau khi Liên Xô sụp đổ, thành phố được trả lại tên ban đầu sau một cuộc trưng cầu dân ý.
Đối với người Việt vào đầu thế kỷ 20 thì Sankt-Peterburg được phiên âm là Thành Bỉ Đắc như trong bài "Á Tế Á ca" của Phan Bội Châu.

Lịch sử thành phố

Bài chi tiết: Lịch sử Sankt-Peterburg
Vấn đề danh dự của Sa hoàng Nga từ các triều đại Romanov là phải tạo đường thủy liên kết với Biển Baltic. Trong vòng hơn 100 năm liên tiếp mà tất cả các đời Sa hoàng đều không đạt được mục tiêu như ý muốn. Phải đến thời Pyotr Đại Đế (Pyotr I) người Nga mới tới được biển Baltic. Nhờ có cuộc chiến tranh phương Bắc, chống lại Thụy Điển trong những năm 17011721 và nhờ chiến thắng trong trận Poltava vào năm 1710, cũng như những thỏa ước hòa bình có lợi tại Nystad, Sa hoàng Pyotr I đã có thể khai thác các miền ven biển.
Giấc mơ lớn nhất của Sa hoàng là xây dựng một thành phố thật qui củ để qua đó chứng tỏ sự hùng hậu của nước Nga. Dự án của công trình này được bắt đầu ngay từ năm 1703 trên Hòn đảo con thỏ giành được từ tay người Thụy Điển (người Viking). Công trình được xây dựng đầu tiên trên đảo là pháo đài SanktPiterburh, ngày nay gọi là Pháo đài Petro-Pavlov, thực hiện theo lệnh của Sa hoàng ngày 16 tháng 5, năm 1703 (là ngày 27 tháng 5 tính theo lịch Gregory). Ngày này được công nhận là "ngày khai sinh" của thành phố. Trên phiến đá kỉ niệm dịp này người ta đã khắc dòng chữ như sau: "Ngày 16 tháng 5, năm 1703, thành phố Sankt-Peterburg đã được Sa hoàng và Hoàng tử Aleksei Petrovich xếp đặt".
Vào năm 1917, thành phố được đổi tên thành Petrograd. Lúc này, triều đại Sa hoàng cuối cùng, Nikolai II, là triều đại rối ren. Chiến tranh với Nhật Bản không được ủng hộ. Chính sự thất bại đã châm ngòi cho những cuộc biểu tình phản đối trên đất nước. Ngày chủ nhật 22/1/1905, quân đội đã nã súng vào đoàn người biểu tình trước Cung điện Mùa đông ở Sankt Peterburg. Khoảng 1000 người biểu tình đã thiệt mạng. Trong đó có cả phụ nữ và trẻ em đã chết. Sự kiện Ngày Chủ nhật đẫm máu đã bị nhân dân toàn thế giới lên án. Các cuộc nổi dậy của nông dân, bãi công, biểu tình, ám sát và binh biến diễn ra liên tiếp, cho đến khi Sa hoàng Nikolai miễn cưỡng chấp nhận yêu sách của những người phản đối. Tháng 10 năm 1905, Sa hoàng Nikolai đã ký một văn kiện hứa đảm bảo quyền tự do ngôn luận và thành lập một hạ viện thông qua bầu cử - viện Duma.
Tình hình vẫn không giảm sau năm 1916, giá thức ăn tăng gấp 4 lần. Đoàn người chờ bánh mì trước Cung điện Mùa đông bắt đầu gây náo loạn. Trong khi đó, quân lính không theo lệnh vua, đứng ra lãnh đạo đoàn người biểu tình. Dân chúng luôn yêu cầu Sa hoàng phải thoái vị. Sau sự kiện Ngày Chủ nhật đẫm máu, không một quốc gia châu Âu nào đồng ý tiếp nhận vị Sa hoàng bị trục xuất này.
Cách mạng tháng Hai đã lật đổ Sa hoàng và chế độ phong kiến, lập nên thể chế dân chủ (tư sản), Chính phủ lâm thời thành lập do Kerensky đứng đầu. Nhưng những người Bolshevik đứng đầu là Vladimir Ilyich Lenin và Lev Trotsky tiếp tục đấu tranh, tổ chức những cuộc nổi dậy lan rộng trên đất nước. Đến ngày 7/11/1917 (theo lịch Julius là tháng 10), cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đã thành công, lật đổ Chính phủ Lâm thời và lập ra nhà nước công nông đầu tiên.
Tháng 9 năm 1941, quân Đức bao vây Leningrad (Sankt Peterburg ngày nay). Cuộc chiến kéo dài 872 ngày. Gần một triệu người đã chết vì bom đạn, đói khát và bệnh tật. Khi quân Đức tiến vào thành phố, nhiều người đã trốn thoát. Tuy nhiên gần ba triệu người đã bị bắt.
Không có chất đốt để sưởi ấm và nước để uống, thức ăn không đủ. Trong tình trạng thiếu thốn đó, thịt của động vật nuôi, chuột và chim được sử dụng để nuôi con người. Chỉ tính riêng trong tháng Giêng và tháng Hai, đã có tới 200 nghìn người phải bỏ mạng. Cuối cùng, cuộc phong toả chấm dứt vào ngày 27/1/1944.
Trải qua các thời kỳ Lenin, Stalin, cuối cùng, Liên Xô tan rã thành 15 nước khác nhau. Tên thành phố từ Leningrad đổi thành cái tên ban đầu, là Sankt Peterburg. Nền kinh tế bắt đầu khôi phục lại. Tự do ngôn luận đã tạo một môi trường sôi động cho đời sống xã hội. Các hoạt động tôn giáo và nghệ thuật được phát triển. Du lịch trở thành nền kinh tế chính của thành phố. Các điểm đến du lịch hấp dẫn, như Cung điện mùa đông, Cung điện mùa hè...đẹp tuyệt vời sáng chói giữa phương Bắc lạnh giá của Nga khiến cho thành phố này như một Venice của phương Bắc.

Dân số


Biểu đồ dân số của St. Peterburg
Năm 1976, thành phố bùng nổ với số dân là trên 5 triệu. Năm 2004, St. Peterburg có số dân là khoảng 4 triệu người, giảm đi một triệu. Đa số là người Nga. Dự kiến sẽ giảm trong các năm tới.

Hành chính

Thành phố Sankt-Peterburg hiện (2012) được phân chia thành 18 quận (район):

Phân chia hành chính Sankt-Peterburg
  1. Admiralteysky
  2. Frunzensky
  3. Kalininsky
  4. Kirovsky
  5. Kolpinsky
  6. Krasnogvardeysky
  7. Krasnoselsky
  8. Kronshtadtsky
  9. Kurortny
  10. Moskovsky
  11. Nevsky
  12. Petrodvortsovy
  13. Petrogradsky
  14. Primorsky
  15. Pushkinsky
  16. Tsentralny
  17. Vasileostrovsky
  18. Vyborgsky

Du lịch

Trung tâm lịch sử của thành phố Sankt-Peterburg
Welterbe.svg Di sản thế giới UNESCO
Sankt Petersburg Auferstehungskirche 2005 a.jpg
Quốc gia Flag of Russia.svg Nga
Kiểu Văn hóa
Hạng mục i, ii, iv, vi
Tham khảo 540
Vùng UNESCO Europe and North America
Lịch sử công nhận
Công nhận 1990 (kì thứ 14)
Sankt-Peterburg là một trung tâm lớn thứ nhì sau Moskva về kinh tế, văn hóa và khoa học của Nga, nhưng nếu nói về phương diện tham quan du lịch thì nó còn hơn cả Moskva cổ kính. Thành phố còn được gọi là thủ đô phía Bắc của Nga, đã được tổ chức UNESCO thừa nhận là thành phố du lịch hấp dẫn thứ 8 của thế giới. Vào năm 2004 Sankt-Peterburg đã đón nhận 3,4 triệu du khách từ khắp thế giới. Số du khách đến thăm thành phố trong những năm gần đây tăng liên tục. Do thành phố có một hệ thống kênh đào chằng chịt với vô số những chiếc cầu cổ kính ở bên trên nên nó cũng được mệnh danh là Venice của phương Bắc.
Nhờ có vị trí địa lí thuận lợi (59,93 độ vĩ bắc và 30,32 độ kinh đông), thành phố có các ngành công nghiệp phát triển như: đóng tàu (với xưởng đóng tàu nổi tiếng mang tên Baltic); cơ khí (với các xưởng Electrosila, xưởng Kirov); điện kĩ thuật và điện tử; luyện kim và kim loại màu; hóa chất, và nhất là cao su; dệt vải, may mặc; giày da; in ấn; gỗ, giấy; vật liệu xây dựng và thực phẩm.


Pháo đài Petro-Pavlov. Ở giữa là tháp mạ vàng của Tu viện Petro-Pavlov

Sông Neva được gọi là "phố chính" của Sankt-Peterburg.
Sankt-Peterburg còn là một đầu mối giao thông lớn về đường sắt và đường bộ và là một trong những cảng biển lớn nhất của Nga. Đây cũng là căn cứ chính của hải quân Nga (Hạm đội Baltic). Cảng sông được các tuyến đường thủy nối liền với các biển Bạch Hải, biển Azov, biển Caspibiển Đen. Thành phố cũng có một phi trường quốc tế: Sân bay Pulkovo
Do thành phố này nằm ở vị trí rất xa về phương Bắc nên nó còn nổi tiếng với hiện tượng các đêm trắng, là các đêm sáng như trăng rằm mà không hề có trăng. Do sự khúc xạ ánh sáng Mặt Trời từ phía bên kia Địa cầu đang là "ban ngày", vượt qua miền Cực Bắc để tỏa sáng xuống thành phố. Đôi khi cũng có thể trông thấy hiện tượng cực quang.
Thành phố có 41 trường đại học, trong đó có trường tổng hợp, trên 170 viện nghiên cứu khoa học, trên 2.000 thư viện (trong đó có Thư viện mang tên Mikhain Jevgraphovic Saltikov-Shchedrin), đài quan sát thiên văn Pulkovo, Nhà hát Maria, trong những năm 19201992 là Nhà hát Nhạc kịch Opera và Ballet mang tên Sergey Kirov. Ở đây cũng có phòng hòa nhạc vốn nổi tiếng trên thế giới, được thành lập từ năm 1862. Sankt-Petersburg cũng là một trong những trung tâm bảo tàng trọng yếu của châu Âu, tài nguyên này thuộc về Bảo tàng Ermitage và Bảo tàng Nga. Kề liền với thành phố có những địa danh du lịch – tĩnh dưỡng như khu Pushkin, Petrostation, Pavlovsk, Zielonogorsk, Siestrorieck hoặc là Gatchina.

Hình ảnh


Chiều kim đồng hồ từ phía trên bên trái: Nhà thờ Saint Isaac, Peter và Pháo đài Paul trên đảo Zayachy, Quảng trường Cung điện với cột trụ Alexander, Cung điện Mùa đông, Cung điện Petergof và Nevsky Prospekt

Chú thích

  1. ^ Президент Российской Федерации. Указ №849 от 13 мая 2000 г. «О полномочном представителе Президента Российской Федерации в федеральном округе». Вступил в силу 13 мая 2000 г. Опубликован: "Собрание законодательства РФ", №20, ст. 2112, 15 мая 2000 г. (President of the Russian Federation. Sắc lệnh #849 of 13-5-2000 Về đại diện toàn quyền của Tổng thống Liên bang Nga tại Vùng liên bang. Có hiệu lực từ  13-5-2000.).
  2. ^ Госстандарт Российской Федерации. №ОК 024-95 27 декабря 1995 г. «Общероссийский классификатор экономических регионов. 2. Экономические районы», в ред. Изменения №5/2001 ОКЭР. (Gosstandart của Liên bang Nga. #OK 024-95 27-12-1995 Phân loại toàn Nga về các vùng kinh tế. 2. Các vùng kinh tế, as amended by the Sửa đổi #5/2001 OKER. ).
  3. ^ Official website of St. Petersburg. St. Petersburg in Figures
  4. ^ Законодательное Собрание Санкт-Петербурга. Закон №555-75 от 26 октября 2005 г. «О праздниках и памятных датах в Санкт-Петербурге», в ред. Закона №541-112 от 6 ноября 2008 г. (Legislative Assembly of Saint Petersburg. Law #555-75 of October 26, 2005 On Holidays and Memorial Dates in Saint Petersburg. ).
  5. ^ Official website of St. Petersburg. Петербург в цифрах (St. Petersburg in Figures) (tiếng Nga)
  6. ^ Giá trị mật độ được tính bằng cách chia dân số theo điều tra năm 2010 cho diện tích chỉ ra trong mục "Diện tích". Lưu ý rằng giá trị này có thể không chính xác do diện tích ghi tại đây không nhất thiết phải được diều tra cùng một năm với điều tra dân số.
  7. ^ Rosstat. Оценка численности постоянного населения на 1 января 2013 г. (tiếng Nga)
  8. ^ Ngôn ngữ chính thức trên toàn lãnh thổ Nga theo Điều 68.1 Hiến pháp Nga.

Đọc thêm