FOUNTAIN VALLEY (NV) - Ước mơ gần 10 năm qua về việc
có một ngôi nhànhỏ dành để chăm sóc các vị cao niên của người
dược sĩ có vóc dáng nhỏ nhắn Mai T. Nguyễn nay đã thành hiện thực.
Việc mở một ngôi nhà để chăm sóc người cao tuổi không phải là chuyện đầu tiên xuất hiện nơi đây. Nhưng khi giấc mơ đó được thực hiện bằng tấm lòng của một người khuyết tật, đang là dược sĩ tại bệnh viện Fountain Valley, cũng là chủ tịch hội từ thiện Trái Tim Bác Ái, lại là điều khiến người ta phải suy nghĩ.
'Loving Care Senior Home' - Ngôi Nhà Yêu Thương
Nếu như “nursing home” thường đông đúc người và khiến người ta có cảm giác mình đang ở “bệnh viện” thì mô hình “ngôi nhà yêu thương” mà Dược Sĩ Mai T. Nguyễn đang thực hiện khiến người ta cứ ngỡ như mình đang ở nhà!
Mà quả thực đó là một ngôi nhà, như bao ngôi nhà khác. Có điều nó sạch sẽ, tươm tất và luôn có y tá túc trực, có dược sĩ theo dõi thuốc men, chuyện trò cùng người cao tuổi sinh sống tại đây.
'Loving Care Senior Home' - Ngôi Nhà Yêu Thương
Nếu như “nursing home” thường đông đúc người và khiến người ta có cảm giác mình đang ở “bệnh viện” thì mô hình “ngôi nhà yêu thương” mà Dược Sĩ Mai T. Nguyễn đang thực hiện khiến người ta cứ ngỡ như mình đang ở nhà!
Mà quả thực đó là một ngôi nhà, như bao ngôi nhà khác. Có điều nó sạch sẽ, tươm tất và luôn có y tá túc trực, có dược sĩ theo dõi thuốc men, chuyện trò cùng người cao tuổi sinh sống tại đây.
Dược Sĩ Mai T. Nguyễn (giữa) và vợ chồng ông bà Steve và Eileen Kaufmann, khách hàng của cô.
Ngôi nhà khang trang có tên “Loving Care Senior Home” rộng gần 7,500 sqft, tọa lạc tại số 9435 Kiwi Circle, Fountain Valley, thoạt trông không khác gì những ngôi nhà yên tĩnh, đẹp đẽ xung quanh. Tuy nhiên, khi cửa chính mở ra, cả gian phòng khách rộng lớn, tràn ngập ánh nắng đập ngay vào mắt mọi người. Cũng từ vị trí này, qua chiếc cửa sổ, người ta có thể nhìn thấy một khoảng sân thật lớn phía sau với giàn hoa giấy đỏ rực, với những cây dừa, cây cọ xanh um. Ðây chính là nơi lưu trú của một số người cao niên trong những ngày tháng tới, như chính ngôi nhà của họ.
Bước vào cửa, phía bên trái là năm căn phòng nhỏ, căn nào cũng có cửa sổ nhìn ra khoảng trời đầy nắng. Nơi đây có hai phòng đôi và hai phòng đơn dành cho sáu người bệnh. Ngoài ra, còn có một phòng dành riêng cho y tá hay người chăm sóc.
“Mặc dù vừa khai trương và đến ngày đầu Tháng Tư các bệnh nhân mới dọn đến ở, nhưng tất cả các giường đều đã có người ghi danh hết rồi.” Dược Sĩ Mai cho biết.
Cùng với đông người ghé thăm ngôi nhà trong ngày khai trương là hai vợ chồng ông bà Steve và Eileen Kaufmann, người đang chuẩn bị đưa bà mẹ 98 tuổi đến ở vào thời gian tới.
“Chúng tôi đã đến xem nhà của Mai trước rồi và cảm thấy cô bắt đầu công việc một cách tuyệt vời. Phòng ốc ngăn nắp, patio lớn, mọi thứ đều rất đẹp đẽ và gọn gàng. Hơn nữa, chúng tôi rất thương Mai.” Bà Kaufmann nói một cách chân tình.
Theo lời bà Kaufmann, mẹ bà hiện đang ở một nhà hưu dưỡng khác khoảng hơn năm năm nay, “nhưng tôi thấy việc chuyển bà đến đây sẽ tốt hơn cho bà. Và đây cũng là nơi tốt cho tất cả mọi người.”
Tiếp lời vợ, ông Kaufmann cho biết thêm, “Chúng tôi cũng nghe, cũng biết về Mai là người có trái tim nhân hậu. Chúng tôi cảm thấy mẹ tôi sẽ an toàn khi ở đây.”
Trong số sáu người khách lưu trú trong thời gian tới, có hai người Việt Nam, cũng là hai người trẻ tuổi nhất, một ngấp nghé 60, mang trong mình căn bệnh tiểu đường và những biến chứng của nó, người còn lại cũng khoảng 65, “đang ở nơi toàn người Mỹ, nay nghe nơi này có người Việt Nam nên muốn chuyển đến đây ở.” Dược Sĩ Mai tiết lộ.
Bước vào cửa, phía bên trái là năm căn phòng nhỏ, căn nào cũng có cửa sổ nhìn ra khoảng trời đầy nắng. Nơi đây có hai phòng đôi và hai phòng đơn dành cho sáu người bệnh. Ngoài ra, còn có một phòng dành riêng cho y tá hay người chăm sóc.
“Mặc dù vừa khai trương và đến ngày đầu Tháng Tư các bệnh nhân mới dọn đến ở, nhưng tất cả các giường đều đã có người ghi danh hết rồi.” Dược Sĩ Mai cho biết.
Cùng với đông người ghé thăm ngôi nhà trong ngày khai trương là hai vợ chồng ông bà Steve và Eileen Kaufmann, người đang chuẩn bị đưa bà mẹ 98 tuổi đến ở vào thời gian tới.
“Chúng tôi đã đến xem nhà của Mai trước rồi và cảm thấy cô bắt đầu công việc một cách tuyệt vời. Phòng ốc ngăn nắp, patio lớn, mọi thứ đều rất đẹp đẽ và gọn gàng. Hơn nữa, chúng tôi rất thương Mai.” Bà Kaufmann nói một cách chân tình.
Theo lời bà Kaufmann, mẹ bà hiện đang ở một nhà hưu dưỡng khác khoảng hơn năm năm nay, “nhưng tôi thấy việc chuyển bà đến đây sẽ tốt hơn cho bà. Và đây cũng là nơi tốt cho tất cả mọi người.”
Tiếp lời vợ, ông Kaufmann cho biết thêm, “Chúng tôi cũng nghe, cũng biết về Mai là người có trái tim nhân hậu. Chúng tôi cảm thấy mẹ tôi sẽ an toàn khi ở đây.”
Trong số sáu người khách lưu trú trong thời gian tới, có hai người Việt Nam, cũng là hai người trẻ tuổi nhất, một ngấp nghé 60, mang trong mình căn bệnh tiểu đường và những biến chứng của nó, người còn lại cũng khoảng 65, “đang ở nơi toàn người Mỹ, nay nghe nơi này có người Việt Nam nên muốn chuyển đến đây ở.” Dược Sĩ Mai tiết lộ.
Dược Sĩ Mai T. Nguyễn (trái) và một trong những vị khách lưu trú tại “Loving Care Senior Home,” bà Loavern, 78 tuổi.
Nói về ý tưởng hình thành “Loving Care Senior Home,” người phụ nữ nhỏ nhắn này nhớ lại quãng thời gian đang còn thực tập tại bệnh viện. “Lúc còn đang đi thực tập, một bà y tá gợi ý nếu tôi thích công việc chăm sóc bệnh nhân thì nên mở một ngôi nhà như thế này nếu có điều kiện. Tôi rất thích lời gợi ý đó và ấp ủ ước mơ đó cả 10 năm nay.”
Cô tâm sự, “Mỗi ngày tôi làm việc với rất nhiều người, tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Khi họ yếu, hoặc ngay cả khi họ hấp hối, thấy rất buồn, mình có mặt trong giờ phút đó với họ, cùng với gia đình họ chia sớt những nỗi đau. Mối quan hệ giữa mình với bệnh nhân quan trọng lắm, không chỉ là chuyện mình đưa họ thuốc uống, thế là xong đâu. Mình tới nói chuyện với họ sẽ khiến họ cảm thấy đỡ hơn rất nhiều.”
“Làm người, ai cũng yêu thương bố mẹ hết nhưng đôi khi mình không có đủ thời gian và khả năng để chăm sóc cha mẹ già 24/24 thì nơi đây giống như ngôi nhà cho họ ở. Chỉ nhận có sáu bệnh nhân thôi, với hai y tá túc trực thường xuyên.” Dược Sĩ Mai giải thích thêm về lý do vì sao người cao tuổi cần đến nơi này.
Bên cạnh đó, mỗi tuần vài lần còn có người đến hướng dẫn tập thể dục, tập Taichi, trò chơi, và khoảng sân sau nhà sẽ dành cho các vị cao niên nào yêu thích trồng cây cảnh, có nơi tiêu khiển.
Vấn đề ăn uống của những người khách lưu trú tại đây cũng được quan tâm “tùy theo tình trạng sức khỏe, thức ăn hầu hết sẽ được nấu tại chỗ để tính toán liều lượng đường muối cho phù hợp với sức khỏe mỗi người.” Chủ nhân ngôi nhà cho biết.
Chi phí căn bản hiện nay là $2,700/tháng cho một người ở phòng đôi. “Tùy theo tình trạng sức khỏe và yêu cầu của từng người mà chi phí sẽ được tính thêm chút ít.” Tuy nhiên, “Loving Care Senior Home” cũng nhận những chương trình trợ giúp của chính phủ.
Cô tâm sự, “Mỗi ngày tôi làm việc với rất nhiều người, tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Khi họ yếu, hoặc ngay cả khi họ hấp hối, thấy rất buồn, mình có mặt trong giờ phút đó với họ, cùng với gia đình họ chia sớt những nỗi đau. Mối quan hệ giữa mình với bệnh nhân quan trọng lắm, không chỉ là chuyện mình đưa họ thuốc uống, thế là xong đâu. Mình tới nói chuyện với họ sẽ khiến họ cảm thấy đỡ hơn rất nhiều.”
“Làm người, ai cũng yêu thương bố mẹ hết nhưng đôi khi mình không có đủ thời gian và khả năng để chăm sóc cha mẹ già 24/24 thì nơi đây giống như ngôi nhà cho họ ở. Chỉ nhận có sáu bệnh nhân thôi, với hai y tá túc trực thường xuyên.” Dược Sĩ Mai giải thích thêm về lý do vì sao người cao tuổi cần đến nơi này.
Bên cạnh đó, mỗi tuần vài lần còn có người đến hướng dẫn tập thể dục, tập Taichi, trò chơi, và khoảng sân sau nhà sẽ dành cho các vị cao niên nào yêu thích trồng cây cảnh, có nơi tiêu khiển.
Vấn đề ăn uống của những người khách lưu trú tại đây cũng được quan tâm “tùy theo tình trạng sức khỏe, thức ăn hầu hết sẽ được nấu tại chỗ để tính toán liều lượng đường muối cho phù hợp với sức khỏe mỗi người.” Chủ nhân ngôi nhà cho biết.
Chi phí căn bản hiện nay là $2,700/tháng cho một người ở phòng đôi. “Tùy theo tình trạng sức khỏe và yêu cầu của từng người mà chi phí sẽ được tính thêm chút ít.” Tuy nhiên, “Loving Care Senior Home” cũng nhận những chương trình trợ giúp của chính phủ.
Người dược sĩ vượt lên trên số phận
Vài năm gần đây, hình ảnh người phụ nữ nhỏ bé như một “chú lùn” xuất hiện thường xuyên trong nhiều chương trình từ thiện, đặc biệt là các hoạt động dành cho trẻ em bị bệnh tự kỷ (austism) và khuyết tật mang tên “Trái Tim Bác Ái” trở nên khá quen thuộc với nhiều người.
Tuy nhiên, hành trình vượt lên số phận mặc cảm tự ti về căn bệnh bẩm sinh không cho mình có được dáng vóc bình thường như bao người khác của dược sĩ Mai T. Nguyễn lại là câu chuyện không nhiều người biết.
Cô bắt đầu câu chuyện về chính bản thân mình có phần rụt rè hơn những khi cô nói về các dự án dành cho hoạt động thiện nguyện mà cô thường làm.
Vượt biên sang Mỹ cùng với gia đình vào năm lên sáu tuổi, khi cô đã mang chứng bệnh “co rút gân” từ lúc mới chào đời.
“Khi còn nhỏ, tôi chơi với bạn bè thì đứa nào cũng bằng nhau. Nhưng đến khi tụi nó lớn lên thì mình cũng vẫn cứ như vậy thôi. Nhất là đến tuổi biết yêu thì thấy rất là khó khăn, khổ sở. Thấy bạn mình có người yêu, có bạn bè, tôi tủi thân lắm. Làm người bình thường mà, làm sao tránh khỏi tâm trạng như vậy.” Dược Sĩ Mai kể.
“Không chỉ là yêu đương mà nhiều trò chơi, mình cũng không thể chơi được như những đứa con nít bình thường khác. Nhiều lúc chỉ đứng khóc thôi. Có khi đi chợ, đơn giản nhất như chuyện vói tay lấy đồ, mình cũng không lấy tới. Tự hỏi tại sao mình không lấy được, mình không giống như người ta. Có hôm đi chợ, trèo lên lấy đồ rồi bị té...” Cô nhớ lại, gượng cười, trong khi nước mắt cứ rơi.
Cảm thấy “cây thánh giá mà Chúa cho con mang nặng quá!” Cô khóc, khóc rất nhiều.
Từ một đứa học trò giỏi, bước vào tuổi 13, 14, cô bắt đầu “học tuột xuống cái vèo” khi nhận ra nỗi buồn và mặc cảm bản thân.
Cô kể, “Tôi đua đòi, ham muốn cái này cái kia. Ði chơi phá làng phá xóm, nhuộm tóc đỏ, tóc vàng dựng đứng, rồi cắt tóc như con trai. Suốt ngày chỉ đi chơi thôi, 'đầy đủ các món ăn chơi,' bạn bè kêu làm gì cũng làm, không quan tâm gì hết, không cần biết gì hết, vì lúc đó nghĩ mình có gì mất đâu mà lo. Thực sự nếu không có gia đình cầu nguyện thì có lẽ tôi cũng đi bụi đời rồi bởi vì không thiết cái gì hết. Buồn quá rồi!”
Tuy nhiên, đến khoảng năm học lớp 11, cô “dần dần suy nghĩ lại.”
“Cũng như tôi, bố mẹ tôi khóc rất nhiều. Tôi cảm thấy an ủi vì biết lúc nào bố mẹ cũng đứng sau lưng tôi, giúp tôi vượt qua mọi khó khăn. Chỉ có điều đó làm cho tôi sức mạnh, chứ ngoài ra tôi không có một sức mạnh nào hết.” Cô Mai nói tiếp.
Người con gái tật nguyền đó nhận ra mình cần phải bắt đầu lại cuộc đời mới khi đặt chân vào đại học. “Tôi học lại từ đầu, vì điểm tôi quá dở. Nhưng khi đã chịu học thì cái đà lên rất nhanh.”
Năm 2003, Mai T. Nguyễn tốt nghiệp dược sĩ từ trường Western University ở
“Học dược là theo ý nguyện của bố tôi, vì lúc đó tôi cũng chẳng biết mình thích cái gì nữa. Nhưng khi vô ngành rồi thì càng học càng thích, càng mê và cảm thấy cám ơn bố rất nhiều khi đã chọn cho tôi ngành phù hợp với bản thân mình.” Cô Mai nói thêm.
Một năm sau khi tốt nghiệp và có việc làm ổn định, người dược sĩ trẻ bắt tay vào việc làm thiện nguyện. Ðến năm 2008, Hội Trái Tim Bác Ái ra đời, trở thành điểm tựa cho nhiều phụ huynh gốc Việt có con em bị bệnh tự kỷ và khuyết tật.
Năm 2009, sau hơn 30 năm rời khỏi Việt Nam, người dược sĩ khuyết tật có trái tim luôn hướng về những người đồng cảnh ngộ, trở về quê hương lần đầu tiên, khởi đầu cho những việc thiện nguyện tại đây.
Dược Sĩ Mai T. Nguyễn và chiếc nón, kỷ vật của ba cô.
Cầm trên tay chiếc nón có hình huy hiệu của một thành viên từng làm việc cho CIA, vật kỷ niệm duy nhất mà ba cô để lại khi ông qua đời vào năm 2009, cô Mai nói trong nước mắt hạnh phúc, “Nhìn lại, tôi cảm thấy rất cám ơn Thiên Chúa đã bảo vệ cho tôi, cám ơn gia đình đã không bao giờ mất tin tưởng nơi tôi, đây là điều rất quan trọng. Niềm tin mà ba tôi đặt vào tôi rất mạnh vì ba tôi lúc nào cũng tin tưởng tôi sẽ làm được chuyện. Vì sự tin tưởng đó mà tôi có thể đứng vững tới bây giờ.”
“Có thể do tôi đã nhiều lần vấp ngã nên tôi cảm thấy quý cuộc đời hơn. Cũng nhờ tôi tiếp xúc với bệnh nhân nên tôi thấy quý cuộc đời hơn. Tôi vẫn nhớ ba tôi thường nói, 'Con cố sống mỗi ngày như ngày sau cùng của con. Hãy cố gắng giúp càng nhiều người càng tốt. Giúp tha nhân cũng chính là giúp bản thân mình.'”
Nụ cười sau nước mắt của người dược sĩ khuyết tật giàu trái tim bác ái dường như rạng rỡ hơn trong nắng ngày Xuân.
“Có thể do tôi đã nhiều lần vấp ngã nên tôi cảm thấy quý cuộc đời hơn. Cũng nhờ tôi tiếp xúc với bệnh nhân nên tôi thấy quý cuộc đời hơn. Tôi vẫn nhớ ba tôi thường nói, 'Con cố sống mỗi ngày như ngày sau cùng của con. Hãy cố gắng giúp càng nhiều người càng tốt. Giúp tha nhân cũng chính là giúp bản thân mình.'”
Nụ cười sau nước mắt của người dược sĩ khuyết tật giàu trái tim bác ái dường như rạng rỡ hơn trong nắng ngày Xuân.
Kim Liên sưu tầm
-