Trà hoa cúc – Thức uống thần kỳ cho sức khỏe người Việt
Tác giả: Kim NgânTham vấn y khoa: Lê Thị Mỹ Duyên.
Không chỉ là một thức uống bổ dưỡng, trà hoa cúc còn có tác dụng kháng khuẩn, chống vi khuẩn gây cảm cúm, giảm mỡ trong máu và giúp giải tỏa căng thẳng một cách hiệu quả.
Hoa cúc không chỉ là loài hoa trang trí cho không gian sống mà còn được sử dụng như một loại thức uống. Với y học ngày càng tiên tiến hiện nay, trà hoa cúc đã được công nhận là một thức uống đầy tinh tế với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Trà hoa cúc là gì?
Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc có thành phần chính từ hoa cúc khô. Theo nhiều nghiên cứu, hoa cúc dùng làm trà có tên khoa học là Chrysanthemum Indicum, họ Asteraceae, có vị đắng, cay, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ não và chữa suy nhược thần kinh.
Cùng với trà hoa sen, trà hoa cúc cũng được xem là một loại thức uống thanh tao, đầy thi vị trong văn hóa uống trà phong phú của người Việt Nam.
Thành phần trà hoa cúc
Thành phần chủ yếu có trong tinh dầu hoa cúc là bisabolol (levomenol) – thành phần hoạt chất có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Bisabolol có tác dụng chống kích ứng, chống viêm và chống vi khuẩn.
Không những vậy, hoạt chất này còn giúp phái nữ sở hữu làn da rạng ngời hơn. Chúng được dùng như thành phần dưỡng da, giúp giảm bong tróc và kích thích quá trình tự phục hồi của da.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, trong hoa cúc chứa apigenin – một chất có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng, khiến chúng nhạy cảm hơn với thuốc trị ung thư.
10 tác dụng tuyệt vời của trà hoa cúc
Trà hoa cúc từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để bồi bổ sức khỏe và làm dịu một số triệu chứng bệnh thông thường. Khi pha trà, nước trà có hương thơm tinh tế, nhẹ nhàng và hương vị ấm áp, dễ chịu.
Sau đây là một số tác dụng tuyệt vời mà trà hoa cúc đem lại.
1. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Trà hoa cúc có nhiều flavones, một lớp chất chống oxy hóa. Theo nghiên cứu, flavones có khả năng làm giảm huyết áp và mức cholesterol, là những dấu hiệu quan trọng của nguy cơ mắc bệnh tim của bạn.
Thêm vào đó, các nghiên cứu gần đây còn chứng minh rằng chất chống oxy hóa trong hoa cúc khá công hiệu trong việc điều trị chứng đau thắt ngực hoặc làm dịu những cơn đau ngực xuất phát từ bệnh động mạch vành.
Ngoài ra, hoa cúc còn có tác dụng làm giảm huyết áp và ngăn ngừa các triệu chứng liên quan như chóng mặt, mất ngủ và nhức đầu.
2. Giải cảm
Theo tạp chí sức khỏe Natural Health, các thầy thuốc cổ truyền Trung Quốc đã sử dụng trà hoa cúc để chữa phong hàn hoặc cảm lạnh kèm sốt cao, sưng tấy và nhức đầu. Nhờ vào tính mát của loại thảo dược này mà chúng được dùng để hạ sốt rất hiệu quả.
Để chế biến ra những tách trà hoa cúc giúp giải cảm, bạn hãy cho vào ấm trà một thìa cà phê trà hoa cúc khô với hoa kim ngân và lá bạc hà khô, sau đó rót một lít nước sôi vào và đợi trà nguội dần.
Uống một tách trà hoa cúc mỗi hai giờ sẽ giúp làm dịu các triệu chứng cảm lạnh khó chịu trong cơ thể.
3. Làm dịu mẩn đỏ do nóng trong người
Các bác sĩ Đông y khẳng định rằng việc phát ban là do cơ thể bị nhiệt gây nên. Với tính giải nhiệt, trà hoa cúc có thể sử dụng để điều trị bệnh ban đỏ. Nếu bị phát ban, bạn hãy uống trà hoa cúc mỗi 2–3 giờ và uống trà cho đến khi các vết ban biến mất.
Các bác sĩ cũng khuyên rằng bạn nên tránh ăn các loại thức ăn nhiều gia vị hoặc đồ cay, nóng vì chúng sẽ góp phần làm bạn bị nóng trong người.
4. Cải thiện sức khỏe đôi mắt
Trà hoa cúc đem lại nhiều lợi ích cho “cửa sổ tâm hồn” của bạn, bao gồm tác dụng cải thiện thị lực đối với những người mắt mờ, tầm nhìn yếu. Nếu mắt hay bị đau, khô hoặc đỏ do đọc sách hoặc làm việc với máy tính trong một khoảng thời gian dài, trà hoa cúc chính là lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ sức khỏe đôi mắt.
5. Ngăn ngừa ung thư
Nghiên cứu tại Mỹ phát hiện chất apigenin trong trà hoa cúc có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng và giúp các thuốc trị ung thư phát huy tác dụng hơn.
Trong các nghiên cứu ống nghiệm, apigenin đã được chứng minh là chống lại các tế bào ung thư, đặc biệt là các tế bào vú, đường tiêu hóa, da, tuyến tiền liệt và tử cung.
Ngoài ra, một nghiên cứu trên 537 người đã quan sát thấy rằng những người uống trà hoa cúc 2 – 6 lần mỗi tuần có khả năng mắc ung thư tuyến giáp ít hơn đáng kể so với những người không uống trà hoa cúc.
6. Trị mất ngủ, hạ huyết áp
Trà hoa cúc được mệnh danh là liều thuốc ngủ tự nhiên tốt nhất. Uống một cốc trà hoa cúc trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy trà hoa cúc còn có tác dụng kháng khuẩn gây cảm cúm và giúp làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu, đặc biệt là làm dịu bớt căng thẳng thần kinh, giúp bạn ngủ ngon giấc mà không bị trằn trọc.
7. Giải nhiệt
Tác dụng giải nhiệt hiệu quả của hoa cúc rất tốt cho những người thường xuyên bị nhiệt, nóng bức do làm việc trong môi trường chật hẹp, như văn phòng, công xưởng…
Bạn có thể kết hợp loại trà này với trà xanh và hoa hòe để tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt, giải độc, làm sáng mắt, giúp phòng ngừa và chữa trị chứng nhức đầu do sốc nhiệt.
8. Tiêu độc, nhuận gan
Trà hoa cúc kết hợp với hoa kim ngân và bồ công anh là một bài thuốc giúp tiêu độc, nhuận gan, chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa và viêm gan cấp tính. Bạn cũng có thể dùng hoa cúc kết hợp với nấm phục linh để giúp sắc mặt tươi tắn hơn với làn da sáng mịn.
9. Chữa đau bụng kinh nguyệt
Trà hoa cúc làm tăng hoạt chất giúp giảm co thắt cơ tử cung trong thời kỳ “đèn đỏ”, từ đó làm dịu các cơn đau bụng kinh khó chịu.
Bạn cũng có thể dùng dầu chiết xuất từ hoa cúc thoa vào bụng dưới để xoa dịu chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên, các mẹ bầu nên cẩn thận khi sử dụng trà hoa cúc bởi loại thảo dược này có thể tác động tới bào thai trong bụng.
10. Lợi ích khác
Một nghiên cứu lâm sàng đã phát hiện ra rằng các thành phần hoạt tính trong hoa cúc có tác dụng kháng sinh chống lại một số loại vi khuẩn, đặc biệt là streptococcus và staphylococcus.
Trà hoa cúc cũng có thể làm dịu cơn đau đầu do căng thẳng, trị hôi miệng và khô miệng. Thêm vào đó, trà hoa cúc giúp cơ thể thư giãn bằng cách làm dịu thần kinh và thanh lọc tâm trí.
Nên uống trà hoa cúc vào lúc nào?
Thời điểm thích hợp nhất để uống trà hoa cúc và nhiều loại trà khác là khi vừa thức dậy, sau bữa ăn ít nhất 30 phút và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.
Trong nhiều trường hợp, các dược sĩ đông y khuyên mọi người nên thường xuyên sử dụng trà hoa cúc thay cho các loại nước uống giải khát khác, bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên vì sự chuyển biến tích cực về sức khoẻ. Ví dụ như:
- Sau khi ăn nhiều dầu mỡ: Cơ thể người bình thường cần tới 4 tiếng đồng hồ để tiêu hóa các thực phẩm giàu mỡ. Nếu sử dụng trà sau khi ăn, đây sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn tiêu hóa nhanh hơn, tránh cảm giác ngán và đầy bụng.
- Sau khi ăn mặn: Ăn mặn làm lượng muối trong cơ thể tăng cao, bạn nên uống trà để trung hòa cơ thể và nhanh chóng bài tiết lượng muối dư thừa. Uống trà hoa cúc thường xuyên còn góp phần giảm nguy cơ ung thư.
- Sau khi vận động, ra mồ hôi: Vận động cơ thể sau một khoảng thời gian thường khiến mồ hôi ra nhiều, làm cơ thể bạn mất đi một lượng nước đáng kể và có cảm giác choáng váng, mệt mỏi. Trà là thức uống tốt nhất để bù nước cho cơ thể, giảm nồng độ của máu, giảm sự đau nhói của các bắp thịt do việc vận động quá mức gây nên.
Một số lưu ý khi sử dụng trà hoa cúc
Tác dụng của trà hoa cúc rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng bạn nên lưu ý những trường hợp sau đây.
1. Không dùng trà hoa cúc để uống thuốc
Chất axit tannic có trong trà có thể tạo ra phản ứng hóa học với một số chất có trong thuốc (chẳng hạn như viên sắt sulfate, berberine,…) tạo nên kết tủa, gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc cũng như tác dụng của thuốc.
Nếu như dùng nước trà để uống thuốc an thần (như phenobarbital …), thì chất caffeine và theophylline trong trà cùng các chất kích thích khác sẽ làm cho thuốc an thần bị giảm bớt, hoặc mất tác dụng. Do vậy bạn không nên dùng trà hoa cúc kết hợp với bất kì loại thuốc nào mà không có chỉ định của bác sĩ.
2. Phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng trà hoa cúc
Không có nhiều nghiên cứu đảm bảo rằng trà hoa cúc hoàn toàn an toàn cho phụ nữ mang thai. Một cốc trà hoa cúc có thể giúp nâng cao tinh thần và trấn an hệ thần kinh.
Tuy nhiên, phụ nữ khi mang thai hệ miễn dịch suy giảm hơn bình thường, lá lách và dạ dày đều yếu, nếu uống trà hoa cúc rất dễ bị kích thích dạ dày. Thậm chí, nếu uống lượng nhiều còn gây nên tiêu chảy và các triệu chứng khác.
3. Không uống trà hoa cúc khi đói
Khi bạn đang đói bụng thì chính là lúc đường huyết trong cơ thể đang thấp. Bụng rỗng uống trà sẽ làm loãng axit dạ dày, gây ức chế tiết dịch vị, cản trở tiêu hoá, thậm chí tạo nên hiện tượng “say trà” với các dấu hiệu như đánh trống ngực, khó chịu dạ dày, hoa mắt, bồn chồn, và ảnh hưởng hấp thu protein, dẫn tới viêm niêm mạc dạ dày.
Vì vậy, khi mời ai dùng trà hoa cúc, bạn có thể mời kèm theo đồ ngọt, vừa là để ăn kèm vừa một phần là chất đường trong đồ ngọt giúp tăng đường huyết. Đôi khi dù không đói nhưng uống quá nhiều trà cũng dễ bị say.
Trà hoa cúc có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Mỗi ngày nhấm nháp vài tách trà hoa cúc là một trong những cách tốt nhất giúp bạn thư giãn, an thần, hết lo lắng và đem lại cảm giác yên bình. Tuy nhiên, hoa cúc có thể gây ra một số dị ứng khi sử dụng. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu dùng trà hoa cúc.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Hoa cúc: Những lợi ích chữa bệnh bất ngờ
- Uống trà nóng mỗi ngày giúp bạn có đôi mắt khỏe mạnh
- Cách sử dụng trà xanh giảm cân hiệu quả
- Cách làm trà hoa cúc chuẩn vị nhâm nhi vào mỗi sáng
********************************
Camomille, bienfaits : 5 avantages (prouvés scientifiquement !) de la boire en tisane
Camomille, quelques détails
La camomille utilisée pour faire des tisanes est la camomille romaine : elle est ainsi utilisée de façon culinaire et médicinale, mais aussi en cosmétique. Il s’agit d’une espèce originaire de la façade atlantique de l’Europe et du nord de l’Afrique.
Elle est avant tout connue pour être consommée sous forme de tisane, mais son huile essentielle, obtenue par distillation à la vapeur d’eau des fleurs, a aussi des propriétés reconnues et efficaces.
La camomille romaine a beaucoup d’avantages pour la santé : nous vous en proposons cinq confirmés par des études scientifiques.
Camomille, bienfaits : 5 raisons d’en boire régulièrement
1- Amélioration du sommeil
La camomille contient de l’apigénine, un antioxydant qui a un effet sur le cerveau permettant de lutter contre l’insomnie et de favoriser le sommeil (1, 2).
Dans une étude, des femmes participantes ont bu de la tisane de camomille pendant 2 semaines suite à leur accouchement, alors que d’autres n’en buvaient pas : le groupe qui consommait de la camomille dormait mieux et avaient moins de symptômes de dépression postpartum que les femmes qui ne buvaient pas de tisane (3).
De même, une autre étude a trouvé que sur une période de 28 jours, les personnes qui prenaient 270 mg d’extrait de camomille deux fois par jour se réveillaient moins souvent au cours de la nuit et prenaient 15 minutes en moins pour s’endormir que les participants qui ne prenaient pas d’extrait (4).
2- Favorise la digestion
Certaines études semblent suggérer que la camomille est favorable à une bonne digestion. En effet, elle semblerait pouvoir protéger contre la diarrhée grâce à ses propriétés anti-inflammatoires (5, 6).
Une autre étude a suggéré que la camomille pourrait être efficace dans la prévention des ulcères d’estomac puisqu’il est possible qu’elle réduise l’acidité dans l’estomac et inhibe la croissance de bactéries qui contribuent au développement d’ulcères (7).
Plus d’études doivent être menées pour confirmer ces effets, mais dans tous les cas, la camomille a été utilisée traditionnellement depuis longtempos contre différents problèmes de digestion, comme la nausée et les ballonnements (8).
3- Prévention de certains cancers
Les antioxydants qui se trouvent dans la tisane de camomille sont liés à une réduction du risque de certains cancers. En effet, la camomille contient de l’apigénine : plusieurs études suggèrent que l’apigénine lutte contre certains cancers, notamment ceux du sein, du système digestif, de la peau, de la prostate et de l’utérus (9, 10, 11).
De même, une étude effectuée avec 537 participants a trouvé que les personnes qui buvaient de la tisane de camomille entre 2 et 6 fois par semaine avaient moins de risque de développer un cancer de la thyroïde que les participants qui n’en buvaient pas (12).
4- Contrôle du taux de glucose dans le sang
Les qualités anti-inflammatoires de la camomille peut prévenir la détérioration des cellules du pancréas, ce qui arrive quand le taux de sucre dans le sang est élevé de manière chronique (13). La santé pancréatique est très importante puisqu’il s’agit de l’organe responsable de la production d’insuline, l’hormone qui enlève le sucre du sang.
Lors d’une étude avec des participants diabétiques, ceux qui ont consommé de la tisane de camomille avec leurs repas pendant 8 semaines ont fait baissé leur taux de glucose dans le sang de manière significative par rapport à ceux qui buvaient de l’eau (13).
5- Amélioration de la santé cardiaque
La camomille contient des flavones, un type d’antioxydant. Les flavones ont le potentiel de faire baisser la tension artérielle et le taux de cholestérol, deux facteurs importants qui engendrent des maladies cardiaques (14, 15). Une étude a suggéré que la consommation de tisane de camomille améliore le cholestérol total chez les diabétiques, ainsi que les niveaux de triglycéride et de « mauvais » cholestérol LDL (16).
D’autres avantages
Les bienfaits suivants sont plus anecdotiques et nécessitent plus d’évidence scientifique pour être confirmés :
- Favorable au système immunitaire : la tisane de camomille est souvent utilisée dans la prévention et la lutte contre le rhume et pour calmer les maux de gorge.
- Soulage la dépression et l’anxiété : il existe des évidences qui suggèrent que la camomille peut calmer les symptômes de l’anxiété et de la dépression, mais surtout lorsqu’elle est utilisée en aromathérapie ou en compléments (17, 18).
- Bonne pour la peau : l’utilisation de camomille sous la forme de crèmes, lotions ou savons a des qualités hydratantes et peut aider à réduire les inflammations de la peau (19, 20).
Quelques précautions
La consommation de camomille n’est a priori pas dangereuse, mais les personnes ayant des allergies à d’autres plates de la famille des Astéracées devraient l’éviter.
De même, les produits cosmétiques contenant de la camomille peuvent être irritants pour les yeux s’ils entrent en contact direct avec ceux-ci et parfois mener à des conjonctivites.
Il est aussi important de signaler que la sureté de consommer de la tisane de camomille n’a pas été confirmée pour les enfants, femmes enceintes ou allaitant et les personnes avec des problèmes de foie ou de reins.
Crédit photo : pexels.com