dimanche 28 février 2021

Thêm Một Tuổi Mới- Bs Đỗ Hồng Ngọc

Thêm Một Tuổi Mới – Đỗ Hồng Ngọc

Có người hỏi vì sao tôi không phải là bác sĩ lão khoa mà lại dám viết về… người già, nào Gió heo may đã về, nào Già ơi chào bạn, nào Già sao cho sướng…? Đúng vậy, tôi là một bác sĩ nhi khoa, bác sĩ của trẻ con, nhưng sở dĩ viết về người già là bởi vì trước sau gì mấy nhóc nhỏ mà tôi đã và đang khám chữa bệnh cũng sẽ trở thành một người già, một ngày nào đó! Hơn năm mươi năm trước khi tôi thực tập ở bệnh viện Từ Dũ, đã có dịp đỡ đẻ cho một số trẻ sơ sinh, bây giờ nhớ lại, các nhóc đó tuổi cũng đã “gió heo may” rồi còn gì! Còn mấy bệnh nhi tôi có dịp chữa trị ở Bệnh viện Nhi đồng Saigon và tại phòng mạch hằng mấy chục năm qua thì bây giờ cũng đã lại thấy mang con và cả cháu nữa đến khám bệnh. Cho nên làm gì có chuyện cách ngăn tuổi này tuổi nọ tuổi kia. Cuộc sống như một dòng sông đó thôi.



Ảnh minh họa: trích từ Internet

Lão khoa, nhi khoa…chẳng qua là một cách nói! Có người chưa hai mươi mà đã già…khú đế, có người tám mươi còn phơi phới tuổi xuân. Một thầy thuốc đàn anh của tôi thường nói : “Hãy chăm sóc các cụ từ trong bụng mẹ”! Đúng vậy, đợi các cụ ngáp ngáp rồi mới “tận tình chăm sóc” thì e rằng quá trễ, chẳng giúp ích được gì cho cuộc sống của họ, chẳng giúp các cụ thêm vui, thêm khoẻ, thêm hạnh phúc…

Tổ chức Sức khoẻ Thế giới (WHO) khi đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho Năm quốc tế người cao tuổi, (1999) cũng đã khuyến cáo muốn cho các cụ được khoẻ mạnh thì phải cho Mẹ…các cụ được dinh dưỡng tốt trong lúc mang thai, trong lúc cho các cụ… bú mớm; phải chích ngừa đầy đủ các bệnh nguy hiểm ngay từ nhỏ để các cụ không phải chịu cảnh tật nguyền bệnh hoạn sau này; phải dạy dỗ các cụ từ tuổi thiếu niên như không uống rượu, không hút thuốc lá… để các cụ sau này khỏi bị ung thư phổi, viêm phổi tắt nghẽn mạn tính, xơ gan cổ trướng; giúp các cụ có thói quen tập thể dục, chơi thể thao, ăn uống đúng cách để sau này khỏi bị xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tiểu đường v.v…Rồi khi lớn lên thì tránh các nguy cơ bệnh lây truyền qua đường tình dục, tránh béo phì, loãng xương, thấp khớp…Và dĩ nhiên đảm bảo cho các cụ có một thu nhập hợp lý để không bị lệ thuộc, để sống có phẩm giá, tiếp tục hoạt động theo năng lực, đóng góp kinh nghiệm của mình cho con cháu, được sự tôn trọng của xã hội, được thấy con thuận cháu hoà, gia đình hạnh phúc. Dĩ nhiên là bản thân các cụ phải hiểu rõ những chuyển biến tâm sinh lý của mình qua từng lứa tuổi, nhờ đó mà thích nghi, mà điều chỉnh thái độ và hành vi của mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh mới, với môi trường mới. Tóm lại, chăm sóc các cụ, nói cách nào đó, thực chất là công tác của … Nhi khoa. Hoặc cũng có thể nói nhi khoa chính là lão khoa, và lão khoa cũng chính là nhi khoa đó vậy! Ngành lão khoa ngày càng phát triển vì tuổi thọ con người ngày càng được nâng cao, không chỉ ở các nước giàu có mà ngay ở cả các nước nghčo cũng vậy là nhờ những tiến bộ của khoa học, của y học, của kiến thức vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ cũng như hiệu quả của sự cải thiện môi trường sống, của chế độ dinh dưỡng hợp lý…Thế nhưng, khi nói đến lão khoa, hình như người ta quá nặng về bệnh hoạn, về tàn phế hơn là đến sự sảng khoái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội phù hợp với tình trạng tuổi tác, giới tính, chất lượng cuộc sống của họ. Các thầy thuốc lão khoa cũng thường lại là những thấy thuốc trẻ, họ tuy có chuyên môn sâu trong chữa trị bệnh tật cho người cao tuổi nhưng chưa từng được trải nghiệm tuổi già, chưa được thưởng thức…cái già, chưa được hưởng thụ …cảnh già! Khi tôi viết cuốn “Gió heo may đã về” thì đó là lúc tôi đang thực sự nghe gió heo may, tôi đang sống với nó, sửng sốt và sảng khoái vì nó, âu lo và hồi hộp vì nó. Tôi hiểu được nỗi khắc khoải “tôi ơi đừng tuyệt vọng”, nỗi bâng khuâng “tôi đang lắng nghe, tôi đang lắng nghe im lặng của tôi…” của Trịnh Công Sơn, và những bạn bč trang lứa. Nhưng phải đợi đến tuổi 60, tôi mới dám viết “Già ơi…chào bạn” – “Bonjour Vieillesse!”- như một tiếng reo vui, chào mừng nó, cái sự già đó! Đâu dễ mà già phải không? Đến tuổi 75, tôi mới dám viết “Già sao cho sướng?”…



Cho mãi đến cuối thế kỷ 20, năm 1999, Liên Hợp Quốc mới có một “Năm” dành cho người cao tuổi, người già trên toàn thế giới, gọi là “Năm quốc tế người cao tuổi” với khẩu hiệu là “Hãy sống một tuổi già tích cực” , bởi vì trước đó người ta chỉ nghĩ tuổi già là tuổi của tàn phai, héo úa, ăn hại, là gánh nặng xã hội…cho đến khi giật mình thấy không phải vậy! Con người ở tuổi nào cũng sẽ là gánh nặng cho xã hội, cũng ăn hại, cũng tàn phai… nếu sống không ra sống, sống mà như đã chết, sống mà không hạnh phúc, không có chất lượng cuộc sống, sống mà lệ thuộc, mà khổ đau triền miên…

Ngàn năm trước, ở nước ta, vào thời nhà Lý, Mãn Giác thiền sư đã có những câu thơ còn lưu truyền mãi đến nay với một cái nhìn tích cực về tuổi già:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai…
( Mãn Giác, 1052-1096)

Xuân ruỗi trăm hoa rụng
Xuân tới trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già tới rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai…

(Ngô Tất Tố dịch)

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết! Thật vậy. Vẫn còn đó, nơi sân trước kia, đêm qua, một cành mai vàng rực rỡ đã nở, báo hiệu một sức sống mãnh liệt vẫn dâng tràn… Vậy đó, můa xuân dů đã phai, cành mai sân trước vẫn nở tươi thắm. Nụ cười vẫn lạc quan, cuộc sống vẫn tích cực, chủ động và sáng tạo không ngừng nếu những người có tuổi được chuẩn bị trước để hiểu rõ sự đổi thay , để chấp nhận, để điều chỉnh, tưới tẩm những niềm vui cho chính bản thân mình, cùng với sự ý thức giúp đỡ của gia đình và xã hội thì sẽ giúp họ có một cuộc sống đầy chất lượng, nhiều hạnh phúc.

Theo WHO : “Sức khỏe của người già là phát triển và duy trì được sự sảng khoái và hoạt động chức năng tốt nhất về tâm thần (mental), xã hội (social) và thể chất (physical)”.
Phát triển và duy trì được sự sảng khoái (well-being) và hoạt động chức năng (function) , bởi đa số các hoạt động chức năng xài lâu quá đều rệu rả, phần lớn đã “quá date”, dễ cảm thấy chán nản, tuyệt vọng, lo âu, trầm cảm… nói khác đi là khó mà… hạnh phúc. Thể chất thì “ba cao một thấp” (ba cao là cao máu (HA); cao đường (Tiểu đường); cao mỡ (Cholesterol xấu); còn một thấp là… Thấp khớp) đã đành mà tâm thần thì tám vạn bốn ngàn phiền não! Cho nên đưa vấn đề “tâm thần” lên hàng đầu là hoàn toàn hợp lý so với định nghĩa về sức khỏe ở người trẻ.
“Khổ” thì dĩ nhiên không thể có hạnh phúc. Con đường của Phật là con đường “Diệt Khổ”, con đường dẫn đến giải thoát.

Ở góc độ y sinh học, tâm lý xã hội học, thì những điều kiện để có một tuổi già hạnh phúc gồm:

Có sức khỏe tương đối ;
Tài chánh tự chủ;
Nhà ở an toàn; an ninh, môi trường thuận lợi;
Tự tại: chủ động sắp xếp cuộc sống riêng của mình,
Duy trì các mối quan hệ gia đình/ bè bạn;
Có ký ức tốt về tuổi thơ và tuổi thanh niên,
Hoạt động phù hợp để thấy luôn sống hữu ích;
Gần gũi với thiên nhiên;
Hiểu luật vô thường và biết “Từ bi hỷ xả” với chính mình!



Cũng có thể nhìn theo Tháp MASLOW:

a) Nhu cầu sinh học: gồm những vấn đề cơ bản của tồn tại như : Ăn, Ngủ, Thở, Tình dục… (physical well-being).
b) Nhu cầu an toàn: nhà ở an toàn, môi trường xã hội tốt đẹp, an ninh, bảo đảm về kinh tế, đời sống quân bình…
c) Nhu cầu xã hội (social well-being): các mối quan hệ xã hội trong gia đình, hàng xóm, cộng đồng tốt đẹp…
d) Nhu cầu tự khẳng định: để luôn có được tôn trọng, đóng góp theo công sức cho xã hội, thấy mình sống có ích…
e) Nhu cầu tâm thần, tâm linh (mental well-being): hướng thượng, có một tôn giáo lành mạnh, tin tưởng ở sự sống thiện, nhân quả, nghiệp báo…

Có thể nhìn ở góc độ “Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức” ta cũng có thể hình dung gần giống với Tháp Nhu cầu của Maslow, và nếu có Chánh kiến để thấy Vô Thường/ Khổ/ Vô ngã/ Không/ Duyên sinh… thì đã có thể “độ nhất thiết khổ ách” rồi vậy!
Đỗ Hồng Ngọc

Từ Quang, tập 35, Xuân Tân Sửu 2021

samedi 27 février 2021

NHỮNG THỨ CẦN PHẢI QUÊN

 

Những thứ cần phải quên

image
Trong cuộc sống của mình, bạn đã học được nhiều thứ, đó là học sự yêu thương, học được cách nhớ nhung một ai đó và bây giờ bạn sẽ học cách quên. Vì trong cuộc sống có những chuyện nên gìn giữ, nên cất giấu nhưng cũng có những thứ cần phải quên đi.

Vậy những gì bạn cần phải quên đi?

image
Quên đi những đau khổ: Cuộc đời không ai lúc nào cũng vui vẻ và lúc nào những điều tốt đẹp nhất cũng đến với mình. Khi bạn chia tay với người yêu bạn sẽ giam cầm mình trong đau khổ, trong những lần khóc sướt mướt. Bạn thu mình lại và có những lúc bạn tưởng chừng như trái tim mình vỡ tung ra. Bạn mềm yếu, cảm giác như chỉ có người đó mới đưa bạn ra khỏi cái nỗi đau đó mà thôi. Khi ấy bạn cần phải học cách quên đi người đó, học cách quên đi một người sẽ làm cho trái tim bạn lành lại theo thời gian. Mọi đau khổ sẽ tan biến. Mặc dù với một số bạn sẽ rất khó nhưng chưa thử làm sao chúng ta biết có làm được hay không.

image
Quên đi những hận thù: Ai đó đã lấy đi của bạn một thứ gì đó quý giá, ai đó đã lỡ xúc phạm bạn, ai đó vô tình đã làm bạn đau. Bạn cảm thấy tức giận, bạn cảm thấy lòng hận thù trong mình dâng cao. Nhưng Người ta nói tức giận là lấy sai lầm của người khác trừng phạt chính mình. Cứ mãi nhớ đến những hận thù đó thì người bị tổn thương nhiều nhất chính là bạn. Suốt ngày bạn sẽ dằn vặt bản thân, bạn sẽ tìm mọi cách để trả thù lại người ta nhưng càng suy nghĩ càng khiến cho bạn cảm thấy nặng nề. Tâm hồn bạn sẽ chẳng khi nào được thanh thản. Vậy tại sao bạn không thử học cách quên đi mọi hận thù và dám tha thứ cho những gì người khác đã làm khiến bạn tổn thương . Cuộc sống sẽ đẹp hơn, nhẹ nhõm hơn nếu bạn biết quên đi thứ cần phải quên đấy bạn ạ.

image
Quên đi những khuyết điểm của người khác: Đối với chúng ta thường dễ dàng giang tay đón lấy những ưu điểm của bạn bè, người thân. Nhưng khi họ có khuyết điểm chúng ta lại khép tay lại và tránh thật xa họ. Trên đời này chẳng có gì là hoàn hảo, chính bản thân chúng ta cũng là một mảnh ghép của cuộc sống cũng có những lúc phạm phải một sai lầm, và có một vài khuyết điểm nào đấy. Chúng ta học cách quên đi khuyết điểm của người khác là chúng ta đang học cách hoàn thiện bản thân mình, đang làm cho tâm hồn chúng ta trở nên rộng lượng hơn. Đừng lúc nào cũng nghĩ đến mặt xấu của người đối diện mà hãy nghĩ đến ưu điểm. Vì như thế sẽ làm cho mối quan hệ của bạn và người ta sẽ trở nên tốt đẹp, khăng khít hơn.

image
Quên đi những kỷ niệm, quên đi quá khứ: Những kỷ niệm đẹp, những quá khứ êm đềm hay đau khổ đối với một số người sẽ giữ mãi trong lòng để từ đó mà chiêm nghiệm mà sống tốt hơn. Nhưng trong một vài trường hợp bạn cũng phải cố quên đi quá khứ, quên đi những kỷ niệm. Bạn không thể lúc nào cũng sống trong cái kỷ niệm một thời tay trong tay với người yêu cũ. Bạn cũng không thể sống mãi trong cái quá khứ của một thời tuổi thơ êm đềm hay đau khổ mãi được. Bạn cần phải quên nó đi, bỏ lại nó ở phía sau lưng để mà bước đi, để mà lớn lên. Quên ở đây không hẳn bắt bạn quên vĩnh viễn mà quên ở đây là bạn tạm thời cất giữ nó ở một góc nào đó sâu thẳm trong tim để rồi có lúc lấy ra mà nhớ, mà vui mà buồn. Rồi cũng có thể khi bạn lớn lên một chút bạn sẽ nghĩ về chúng như một cái gì đó quý giá. Bạn sẽ tự cười, “à thì ra mình đã lớn”…

image
Quên đi lợi ích cá nhân: Ai cũng chỉ biết sống cho mình thì cuộc sống này sẽ trở nên ích kỷ và hẹp hòi, sẽ chẳng còn ai quan tâm đến ai nữa. Bạn phải học cách quên đi cái tôi cá nhân để có thể hòa cùng nhịp sống chung của cộng đồng. Bạn đi mùa hè xanh nhưng luôn chọn những việc nhẹ nhàng, luôn nghĩ cho bản thân. Trước khi làm một việc gì đó bạn luôn nghĩ đến mình sẽ được gì và mình sẽ mất gì. Nếu mất nhiều hơn được bạn sẽ chẳng bao giờ làm. Triết lý đó sẽ đúng đối với một số trường hợp. Nó sẽ hoàn toàn là ích kỷ nếu đó là làm vì lợi ích cộng đồng, làm vì tập thể. Chắc trong chúng ta chẳng lạ lẫm gì với những chiếc áo xanh tình nguyện, đêm ngày túc trực nơi bến xe để tiếp sức cho các thí sinh thi Đại học. Họ chẳng nề hà một công việc gì dù nắng làm cho cháy da, áo ướt đẫm mồ hôi. Bởi lẽ họ đã quên lợi ích cá nhân mà dốc sức vào lợi ích của tập thể. Cho và nhận đôi khi có thể mang ra để so sánh nhưng không phải lúc nào cũng so sánh được đâu bạn ạ. Có thể bạn sẽ mất nhiều hơn được nhưng đến một lúc nào đấy bạn sẽ cảm thấy cái mất ấy của mình là một điều đáng tự hào.

Và mỗi khi như vậy bạn sẽ cất cao tiếng hát “ ai cũng chọn việc nhẹ nhàng gian khổ sẽ thuộc về ai…”

image

 

Nhớ và Quên là hai phạm trù trái ngược nhau. Hãy nhớ những cái gì cần phải nhớ và hãy quên đi những thứ đáng phải quên. Chỉ khi quên đi những thứ gọi là “spam” trong tâm hồn mình bạn sẽ cảm thấy thật thanh thản. Tâm lí của bạn khi ấy sẽ trở nên cân bằng hơn. Vì ai đó đã nói rằng “ Trong cuộc sống phải biết thứ gì cần nhặt lên và thứ gì cần bỏ xuống”.

Trần Anh chuyển 

 

jeudi 25 février 2021

TÌNH THƯƠNG

 


TÌNH THƯƠNG
Hoa trái của tĩnh lặng là cầu nguyện
Hoa trái của nguyện cầu là niềm tin
Hoa trái của niềm tin là hạnh phúc
Hoa trái của hạnh phúc là tình yêu thương.

Vâng! Những dòng thơ trên những khúc hát ru nhẹ nhàng gieo vào lòng người bao cảm xúc. Có khi nào bạn đã băng qua đường quá vội vã? Có bao giờ bạn đã không kịp ngắm nhìn vẻ đẹp của một đóa hoa? Có món quà nào của cuộc sống mà bạn không nâng niu cất giữ? Đừng đợi đến ngày mai mới nhận ra cuộc sống đã yêu thương bạn biết nhường nào. Con người chúng ta không sống đơn độc. Chúng ta sinh ra để yêu thương lẫn nhau. Và tình yêu thương là hạnh phúc của con người.
Tình yêu thương là gì, bạn biết không? Từ lúc mới sinh ra chúng ta đã được yêu thương rồi. Khi bạn còn nằm trong bụng mẹ, có phải bạn đã cảm nhận được bàn tay dịu dàng của mẹ vỗ về, nghe được những lời thủ thỉ ngọt ngào không? Đó chính là tình yêu thương! Rồi khi bạn cất tiếng khóc đầu tiên, có phải bạn đã thấy gương mặt sung sướng của bố, nghe được tiếng reo vui mừng của mọi người không?
Đó chính là tình yêu thương! Rồi bạn trải qua thời thơ ấu trong vòng tay ấm áp, trong tiếng ru hời của mẹ, nghe được những câu chuyện cổ tích đẹp đẽ của bà. Đó cũng chính là tình yêu thương! Khi bạn đi học, có phải bạn bè luôn ở bên cạnh chia sẻ buồn vui với bạn? Đó cũng chính là tình yêu thương.
Những điều bình dị ấy khiến bạn luôn mỉm cười. Và tình yêu thương làm cho bạn được hạnh phúc. Yêu thương là món quà duy nhất làm giàu cho người nhận nhưng không làm nghèo đi người đã sẻ chia nó.
 Trong đêm tối tăm đến mức bạn không thể thoát ra được, hãy tin rằng yêu thương là ánh sáng tràn về soi rọi khắp nơi, cho bạn thấy được cánh cửa của hạnh phúc.
Trong lúc bạn đớn đau nhất vì đánh mất những thứ vô cùng quan trọng, hãy tin rằng yêu thương là liều thuốc hữu hiệu nhất để xoa dịu vết thương. Trong lúc bạn vấp ngã trong cuộc sống hãy tin rằng yêu thương là cái nắm tay đỡ bạn dậy và dìu bạn đi tiếp trong cuộc đời. Khi bạn cảm thấy cô đơn chán chường hãy tin rằng yêu thương là khúc nhạc dịu êm xua tan đi đêm trống vắng.
Hãy cứ tin rằng yêu thương là chìa khóa mang đến hạnh phúc cho bạn. Hạnh phúc là khi bạn nghe tiếng chim hót mỗi sớm. Hạnh phúc là được ở bên cạnh những người mà bạn yêu thương. Hạnh phúc là được tự do, được làm những gì có ích cho đời. Hạnh phúc có đôi khi chỉ là cái siết tay, là ánh mắt nhìn nhau lưu luyến, là cái ôm thật chặt khi sắp chia xa.
 Hạnh phúc là những điều rất bình dị, rất nhỏ nhoi, nhưng tất cả đều bắt đầu từ tình thương yêu to lớn. Thật hạnh phúc khi người ta biết cho đi tình yêu thương mà không cần nhớ đến, biết nhận và không hề quên.
Tình thương yêu chỉ đẹp, chỉ thật sự có ý nghĩa khi chúng ta biết cho đi chứ không phải cố gắng níu giữ lại thật chặt. Bởi khi níu giữ lại tình yêu thương là chúng ta vô tình níu giữ lại hạnh phúc đã qua, mà hạnh phúc miễn cưỡng có bao giờ vui, có bao giờ ý nghĩa? Hãy cứ để mọi thứ trôi qua, cho dù theo thời gian, mọi thứ rồi sẽ tàn phai nhưng tình yêu thương vẫn luôn còn đó, và hạnh phúc mới luôn được sinh ra.
Vì sao chúng ta phải yêu thương lẫn nhau? Vì chúng ta là con người, và vì Thượng Đế luôn rất công bằng. Người có thể ban cho ai đó giọng hát ngọt ngào như chim sơn ca, nhưng cũng có quyền lấy đi của họ ánh sáng của đôi mắt.
 Người có thể ban cho người nghệ sĩ đôi tay lả lướt trên những phím đàn, nhưng cũng có quyền tước đi khả năng nghe được âm thanh của sự sống. Người có thể ban cho bạn tài năng xuất chúng nhưng cũng có quyền đẩy bạn vào bể khổ của cuộc đời. Người không ban tặng cho ai sự hoàn hảo.
Têrêsa NgọcNga (st)






CHỌN LỰA CỦA TÌNH YÊU

 CHỌN LỰA CỦA TÌNH YÊU



“Hãy chọn lựa sự sống, để anh em và dòng dõi anh em được sống”.

Kính thưa Anh Chị em,

Sẽ không mấy bất ngờ, khi phụng vụ Lời Chúa hôm nay có chung một chủ đề, đó là chọn lựa; thế nhưng, sẽ bất ngờ hơn khi Môisen của Cựu Ước và Chúa Giêsu của Tân Ước từ hai bài đọc cùng cho thấy việc chọn Thiên Chúa, chọn sự sống, chọn bỏ mình là một ‘chọn lựa của tình yêu’. 

‘Môisen Cựu Ước’ đưa ra cho Israel dân Chúa những chọn lựa: Thiên Chúa hay thần ngoại, chúc lành hay chúc dữ, sự sống hay sự chết, hạnh phúc hay bất hạnh, đất hứa hay lưu đày? Ông nói với dân, “Tôi đã đề nghị với anh em về sự sống và sự chết, sự chúc lành và sự chúc dữ”; và này, ông kết luận, “Vậy hãy chọn lựa sự sống để anh em và dòng dõi anh em được sống. Hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa anh em”. Đó là một ‘chọn lựa của tình yêu’. 

Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu, một ‘Môisen Tân Ước’, cũng đưa ra cho những ai theo Ngài những chọn lựa: bỏ mình hay tìm mình, cứu mạng hay mất mạng, được cả thế giới hay đánh mất chính mình? Ngài nói, “Ai muốn giữ mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai mất mạng sống vì Tôi, sẽ được sống. Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào có ích chi?”. Đó cũng là một ‘chọn lựa của tình yêu’.

Bản thân Chúa Giêsu, Ngài đã chọn lựa tình yêu. Hôm nay Ngài tuyên bố, “Con Người phải đau khổ nhiều, bị các vị kỳ lão, các thượng tế, và các luật sĩ khai trừ và giết chết”; thế nhưng, chúng ta đừng bỏ qua một chi tiết then chốt mang tính quyết định liên quan đến niềm tin Kitô, “Nhưng ngày thứ ba Người sẽ sống lại”. Qua tuyên bố đó, Tin Mừng cho thấy quyết tâm của Chúa Giêsu mạnh mẽ như thế nào; Ngài quyết định ôm lấy thập giá đời mình với sự tự tin và lòng can đảm. Sở dĩ, Ngài có thể nói lên điều đó vì Ngài biết, đó ‘chọn lựa của tình yêu’ là một chọn lựa mang tính cứu độ, một chọn lựa đem lại sự sống đời đời cho một nhân loại đáng chết ngàn đời. Tình yêu đích thực là sự lựa chọn để làm những gì tốt nhất cho người khác, bất biết giá cả, bất chấp khó khăn và bất kể rủi ro đến thế nào. Tình yêu đích thực không phải là cảm giác tìm kiếm sự thoả mãn ích kỷ nhưng là một sức mạnh không gì lay chuyển, vốn chỉ tìm kiếm những điều tốt đẹp cho người mình yêu. Tình yêu của Chúa Giêsu dành cho nhân loại mạnh mẽ đến nỗi Ngài được thúc đẩy về phía cái chết đang chờ đợi với một dũng khí kiên cường, một ý chí kiên định; để từ đó, liều thân hy sinh mạng sống cho tất cả chúng ta, và không một điều gì có thể cản ngăn Ngài chối từ sứ mệnh đó. Chọn lựa của Ngài rõ ràng là một ‘chọn lựa của tình yêu’.

Alcazar, một pháo đài có từ thế kỷ 16, toạ lạc uy nghiêm trên một đỉnh đồi cao nhất ở Toledo, Tây Ban Nha. Trong cuộc nội chiến những năm 1930, Alcazar trở thành chiến trường đẫm máu, đỏ lửa ngày đêm khi nhóm Trung Thành tìm cách lật đổ những người theo Chủ Nghĩa Quốc Gia, phía đang nắm giữ pháo đài. Trong một trận chiến khốc liệt, nhà lãnh đạo Chủ Nghĩa Quốc Gia nhận được một cuộc điện thoại khi đang ở văn phòng của mình. Đó là cuộc điện thoại từ con trai của ông, người đã bị bắt bởi nhóm Trung Thành. Nội dung là một tối hậu thư: Nếu người cha không giao nộp pháo đài Alcazar, họ sẽ giết con trai ông. Người cha đã cân nhắc các lựa chọn của mình suốt nhiều tiếng đồng hồ; sau đó, dừng lại với một trái tim nặng trĩu, ông nói với con trai, “Con hãy chết như một người đàn ông!”. Đó cũng là một ‘chọn lựa của tình yêu’.

Anh Chị em,

Để cứu cả nhân loại, chứ không chỉ cứu lấy một pháo đài, Thiên Chúa Cha cũng đã để Con Một Người chịu chết còn hơn cái chết của một người đàn ông, ‘Con hãy chết như một vị Thiên Chúa!’. Đó chính là sự ‘chọn lựa của tình yêu’ vĩ đại nhất; sự chọn lựa này được lặp đi lặp lại mỗi ngày trên các bàn thờ để cứu lấy không chỉ một pháo đài,nhưng cứu lấy ‘muôn triệu lâu đài’ của Thiên Chúa là linh hồn những kẻ tin yêu Người trong một nhân loại mà máu châu báu của Đức Kitô đã đổ ra để cứu chuộc. Chị Têrêxa Hài Đồng Giêsu nói, “Giá mà chúng ta biết trước những gì mình sẽ nhận được khi từ bỏ mọi sự!”. Chúa Giêsu biết điều đó, nên Ngài dám bỏ mọi sự; hôm nay, Ngài nói cho chúng ta bí mật ấy. Cái khó nhất phải từ bỏ là bỏ mình; bỏ mọi sự mà không bỏ mình, vẫn chưa bỏ gì cả. Đó vẫn là chọn lựa hơn thua, không phải là ‘chọn lựa của tình yêu’. 

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, Mùa Chay, mùa của những chọn lựa; xin ban cho con ân sủng và sức mạnh của Ngài để con có thể chọn lấy những ‘chọn lựa của tình yêu’ mỗi ngày. Cho con biết bỏ mình, bỏ mọi hình thức yêu thương ích kỷ, hầu tham phần vào tình yêu cứu độ hoàn hảo nhất của Ngài”, Amen. 

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

mercredi 24 février 2021

Petits Pains à la vanille Française pour le Déjeuner

 


Petits Pains à la vanille Française pour le Déjeuner

Petits Pains à la Vanille Française pour le Déjeuner

PRÉPARATION
15 Min
CUISSON
15 Min
TOTAL
30 Min
RENDEMENT
20 petits pains

Ingrédients:


Pour réaliser cette Recette, vous aurez besoin des ingrédients suivants:

2 ½ tasses farine tout usage
¼ c. à thé sel
4 c. à soupe sucre
2 c. à thé poudre à pâte
½ tasse beurre froid, coupé en cubes
2 gousses de vanille, épépinées
1 tasse + 2 c. à soupe Lait aromatisé à la vanille française Lactantia®


Instructions:

Préchauffer le four à 400 °F (200 °C). Dans un grand bol, tamiser la farine, le sel, le sucre et la poudre à pâte.
Dans une tasse à mesurer, mélanger les pépins des gousses de vanille et le lait aromatisé à la vanille française Lactantia®. Réserver.

Mélanger le beurre et les ingrédients secs avec les mains jusqu’à l’obtention d’un mélange sablonneux avec des morceaux de beurre assez gros, car la taille des morceaux de beurre aura un effet sur le gonflement des petits pains.

Faire un puits au fond du bol et y verser le ¾ du mélange de lait. Avec les mains, mélanger la préparation d’ingrédients secs et humides et former une boule de pâte.
Si le mélange est trop sec, ajouter le reste des ingrédients humides. Une fois la pâte formée, la déposer sur une surface farinée et l’abaisser à ½ pouce d’épaisseur.
À l’aide d’un emporte-pièce rond, découper la pâte.
Façonner les restes de pâte en une boule et l’abaisser une deuxième fois.
Répéter le processus jusqu’à ce qu’il n’y ait plus de pâte.

Déposer les petits pains sur une plaque à pâtisserie tapissée de papier parchemin, badigeonner avec les 2 c. à soupe restantes de lait aromatisé à la vanille française Lactantia®, puis cuire au four pendant 10 à 15 minutes, jusqu’à ce qu’ils soient légèrement dorés.
Laisser refroidir et servir.

Những gương mặt Việt Nam nổi bật trên văn đàn người Mỹ gốc Á

 

Ảnh minh họa : Ocean Vương đọc thơ tại sự kiện văn hóa 'La Milanesiana' tổ chức tại Milano, Ý. Ảnh tư liệu 4/07/2017.
Ảnh minh họa : Ocean Vương đọc thơ tại sự kiện văn hóa 'La Milanesiana' tổ chức tại Milano, Ý. Ảnh tư liệu 4/07/2017. AP - Luca Bruno
Trọng Nghĩa

Sau một thời gian dài chìm trong bóng tối, trong những năm gần đây, các tiểu thuyết gia gốc châu Á đã ngày càng được công chúng ở phương Tây biết đến nhiều hơn. Nổi bật trong số này là các nhà văn người Mỹ gốc Á, mà bản sắc đã được tôi luyện trong các trại viết văn hoặc trong thế giới thơ ca, lấy cảm hứng từ các tác giả người Mỹ gốc Phi. Và đặc biệt trong số các tác giả Mỹ đó, có không ít văn thi sĩ người Việt đã thành danh.

Hiện tượng này đã được nhật báo Pháp Le Monde ngày 05/02/2021 nêu lên trong một phóng sự điều tra mang tựa đề “Từ Ocean Vương đến Celeste Ng, qua Charles Yu, sức vươn lên của các nhà văn Mỹ gốc Á”.

Gương mặt tiêu biểu : Ocean Vương

Gương mặt tiêu biểu đầu tiên được Le Monde nêu bật là nhà văn kiêm thi sĩ Ocean Vương, tên tiếng Việt là Vương Quốc Vinh, sinh năm 1988 tại Thành phố Hồ Chí Minh, qua Mỹ định cư từ năm 1990.

Theo Le Monde, chỉ bằng một tác phẩm duy nhất - “On Earth We’re Briefly Gorgeous”, tạm dịch là “Trên Trái Đất này, chúng ta được một khoảnh khắc huy hoàng ngắn ngủi” - Ocean Vuong đã gây được tiếng vang mạnh mẽ. Ngay khi được phát hành lần đầu tiên tại Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 2019, cuốn tiểu thuyết đan xen những suy nghĩ về người Việt nhập cư, về sự đồng tính với những mô tả về nỗi cô đơn và giới trẻ ngày nay, đã được xếp vào danh sách những cuốn sách bán chạy nhất của tờ New York Times.

Bản dịch ra tiếng Pháp dưới tựa đề “Un bref instant de splendeur” (“Một khoảnh khắc huy hoàng ngắn ngủi”) vừa được nhà xuất bản Gallimard phát hành tại Pháp vào giữa tháng 1, đã gây được tiếng vang nhất định, một kỳ tích đối với một tiểu thuyết gia mới vào nghề.

Tuy nhiên, đo là một thành công mà nhiều nhà quan sát đã đoán trước được. Trước khi viết tiểu thuyết, Ocean Vương đã là một cái tên nổi tiếng trong giới yêu thơ Anh Ngữ: Vào năm 2017, anh đã nhận được giải thưởng T. S. Eliot cao quý của giới thi sĩ. Tên tuổi của anh được biết tới đến mức mà cuốn tiểu thuyết của anh, ngay từ trước khi ra mắt, đã được các nhà xuất bản tranh giành khốc liệt để rồi về tay nhà xuất bản Penguin Press (một công ty con của tập đoàn khổng lồ Penguin Random House).

Là người dễ thu hút quần chúng, rất năng nổ trên các mạng xã hội, Ocean Vương -theo Le Monde, quả là một hiện tượng văn học. Và, nếu căn cứ vào vô số những lời bình luận dưới những bài mà nhà văn đăng trên mạng Instagram, hoặc những ý kiến sôi nổi về tác phẩm Un bref instant de splendeur, Ocean Vương có thể được xem là một hình mẫu cho những người trẻ gốc châu Á.

Tiếng nói nhập cư trên văn đàn Bắc Mỹ

Đối với Le Monde, tương tự như Ocean Vương hay Charles Yu (Du Triều Khải), nhà văn gốc Đài Loan mà tiểu thuyết “Interior Chinatown” (tạm dịch là “Bên trong Phố Tàu”) đã được trao giải thưởng National Book Award vào tháng 11 năm 2020, ngày càng nhiều nhân vật thuộc cộng đồng châu Á xuất hiện trên văn đàn Bắc Mỹ.

Le Monde đã nhắc đến nào là nhà văn nữ Celeste Ng (Ngũ Ỷ Ty), có cha mẹ người Hồng Kông, tác giả của những chuyện kinh dị tâm lý - mà nổi tiếng nhất là truyện “Little Fires Everywhere” (được dịch ra tiếng Pháp với tựa đề La Saison des feux) nào là Ling Ma, nữ tiểu thuyết gia người Mỹ gốc Hoa, đã được ca ngợi nhờ tiểu thuyết đầu tay mang tính tiên tri Severance (nhà xuất bản Mercure de France dịch ra tiếng Pháp dưới tựa Les Enfiévrés), bên cạnh một số người khác như nhà văn trẻ của RO Kwon gốc Hàn Quốc, hay nhà báo Jia Tolentino, có cha mẹ người Philippines.

Tất cả đều nhắc đến nhau, động viên nhau trên báo chí và mạng xã hội, và tự khẳng định mình trong tư cách là người thừa kế của những câu chuyện đặc biệt và thường bị lãng quên. Đó là câu chuyện của những người Việt Nam, Hàn Quốc hay Nhật Bản mang đậm dấu ấn của các cuộc chiến chống lại chàng khổng lồ Mỹ trong thế kỷ 20, hay của những lao động người Hoa từng ồ ạt đến Mỹ vào thế kỷ 19 để rồi sau đó bị gạt bỏ vào năm 1882 do Đạo Luật Loại Trừ Người Hoa - Chinese Exclusion Act - trước khi được chào đón trở lại vào nửa sau của thế kỷ 20. Đó cũng là câu chuyện của người Indonesia, Philippines, Ấn Độ…

Và, như thông lệ ở Mỹ, theo Le Monde, sự xuất hiện của những tiếng nói nhập cư này là kết quả của một quá trình lâu dài liên quan đến nỗ lực cá nhân, công việc của các hiệp hội hoặc tổ chức cộng đồng… Vào những năm 1960 và 1970, thuật ngữ “Người Mỹ gốc Á”, được mô phỏng theo cụm từ “Người Mỹ gốc Phi”, đã xuất hiện và ngay từ đầu, đã đi kèm với một phong trào văn học, thoạt đầu còn rất kín đáo, trước khi được “thể chế hóa” trong những đại học 2  thập kỷ sau, theo phân tích của Paul Nadal, giảng dạy văn học tại đại học Princeton.

Cathy Linh Che

Cathy Linh Che, một nhà thơ người Mỹ gốc Việt, giám đốc của Kundiman, một hiệp hội ở New York chuyên hỗ trợ các nhà văn Mỹ gốc Á, nhấn mạnh về tính cách đấu tranh của cách gọi “Người Mỹ gốc Á”, phản ánh việc “chấp nhận một bản sắc chính trị liên quan đến việc thách thức quyền tối thượng của người da trắng, sát cánh cùng với phong trào Black Power của người da đen và các phong trào phản chiến.”

Cathy Linh Che đến từ Los Angeles. Cô đã giành được giải thưởng thi ca Kundiman, Giải thưởng Norma Farber First Book của Hiệp Hội Thi Ca Mỹ và Giải thưởng Tập Thơ hay nhất của Hiệp hội Nghiên cứu người Mỹ gốc Á  cho tác phẩm Split.

Tiểu thuyết gia Việt Thanh Nguyễn

Theo Le Monde, hành trình của tiểu thuyết gia Việt Thanh Nguyễn, 49 tuổi, người đoạt giải Pulitzer năm 2016 với tác phẩm The Sympathizer, “Cảm tình viên” (được nhà xuất bản Belfond dịch ra tiếng Pháp dưới tựa đề Le Sympathisant) - minh họa cho sự đột phá của những tiếng nói mới trong giới nhà văn Mỹ gốc Á vào lãnh vực xuất bản.

"Tôi đã yêu sách từ khi còn rất trẻ", anh nói qua điện thoại từ Los Angeles, nơi anh sống và giảng dạy tại Đại học Nam California, nhưng mãi sau này, anh mới học tiếng Anh và "nghiên cứu dân tộc học" tại Berkeley.

Anh giải thích : "Lần đầu tiên được tiếp xúc với “chủ nghĩa đấu tranh”, đặc biệt là của người Mỹ gốc Châu Phi, tôi hiểu rằng tôi có thể dung hòa giữa khát khao văn học và khát vọng ngày càng tăng của tôi về công bằng chính trị và xã hội, đồng thời nói về gia đình và kinh nghiệm tị nạn của tôi trong công việc của tôi. "

Vì vậy, viết lách trở thành một cách để Việt Thanh Nguyễn "thực thi công lý cho lịch sử của những người tị nạn và dân tộc Việt Nam", điều mà ông đã làm trong Le Sympathisant. Nhưng nếu cuốn sách, xuất bản năm 2015, bán được một triệu bản trên toàn thế giới (trong đó có 700.000 bản ở Hoa Kỳ) và ngày nay được coi là tác phẩm kinh điển đương đại, điều đã khiến tác giả trở thành một nhân vật của giới trí thức Mỹ, thì cuộc chiến còn lâu mới thắng.

Dẫu sao thì theo Le Monde, trong bối cảnh các tác giả người Mỹ gốc Á đã được biết đến đều đặn trong bốn mươi năm ở thế giới Anh – Mỹ, giáo sư Paul Nadal đánh giá là Việt Thanh Nguyễn đã chiếm một vị trí đặc biệt: "Cuốn tiểu thuyết của ông đã đưa văn học châu Á vào dòng chính".

K.Hạnh chuyển

mardi 23 février 2021

BA CÁI THIẾU KINH NIÊN CỦA NGƯỜI GIÀ⁩

 BA CÁI THIẾU KINH NIÊN CỦA NGƯỜI GIÀ⁩

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
Ngày 13/12/2020
Tu là phải tập, học là phải hành. Đừng share facebook rồi chẳng làm gì cả. Phải sống thích nghi trong những năm bình thường mới và chăm sóc bản thân nhiều hơn. Đây là giai đoạn bắt đầu nở rộ sinh hoạt nhóm, cộng đồng trong thế giới phẳng.
 Chính quyền chỉ tồn tại để duy trì an ninh, trật tự. Con người chỉ phải lo kiếm cơm để sống và 50% còn lại sẽ sống trong thế giới ảo.

Già thì khổ, ai cũng biết. Sanh lão bệnh tử! Nhưng già vẫn có thể sướng. Muốn sống lâu thì phải già chớ sao! Già có cái đẹp của già. Trái chín cây bao giờ cũng ngon hơn trái giú ép. Cái sướng đầu tiên của già là biết mình… già, thấy mình già, như trái chín cây thấy mình đang chín trên cây. Nhiều người chối từ già, chối từ cái sự thật đó và tìm cách giấu cái già đi, như trái chín cây ửng đỏ, mềm mại, thơm tho mà ráng căng cứng, xanh lè thì coi hổng được.

Mỗi ngày nhìn vào gương, người già có thể phát hiện những vẻ đẹp bất ngờ như những nếp nhăn mới xòe trên khóe mắt, bên vành môi, những món tóc lén lút bạc chỗ này chỗ nọ, cứng đơ, xơ xác… mà không ngờ nhanh vậy!

Thực tế con người ta có cái khuynh hướng dễ thấy khổ hơn. Khổ dễ nhận ra còn sướng thì khó biết! Một người luôn thấy mình sướng thì không khéo người ta nghi ngờ là có vấn đề về tâm thần!

Nói chung, người già có ba nỗi khổ thường gặp nhất, nếu giải quyết đựơc sẽ giúp họ sống “trăm năm hạnh phúc”:

* MỘT LÀ THIẾU BẠN!

Empty
Nhìn qua nhìn lại, bạn cũ rơi rụng dần… Thiếu bạn, dễ hụt hẫng, cô đơn và dĩ nhiên… cô độc. Từ đó dễ thấy mình bị bỏ rơi, thấy không ai hiểu mình!.

Người già chỉ sảng khoái khi được rôm rả với ai đó, nhất là những ai “cùng một lứa bên trời lận đận”… Gặp đựơc bạn tâm giao thì quả là một liều thuốc bổ mà không bác sĩ nào có thể biên toa cho họ mua được!

Để giải quyết chuyện này, ở một số nước tiên tiến, người ta mở các phòng tư vấn, giới thiệu cho những người già cùng sở thích, cùng tánh khí, có dịp làm quen với nhau. Người già tự giới thiệu mình và nêu “tiêu chuẩn” người bạn mình muốn làm quen.

Rồi họ dạy người già học vi tính để có thể “chat”, “meo” với nhau chia sẻ tâm tình, giải tỏa stress… Thỉnh thỏang tổ chức cho các cụ họp mặt đâu đó để được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, dòm ngó, khen ngợi hoặc… chê bai lẫn nhau. Khen ngợi chê bai gì đều có lợi cho sức khỏe! Có dịp tương tác, có dịp cãi nhau là sướng rồi. Các tế bào não sẽ đựơc kích thích, đựơc hoạt hóa, sẽ tiết ra nhiều kích thích tố. Tuyến thượng thận sẽ hăng lên, làm việc năng nổ, tạo ra cortisol và epinephrine làm cho máu huyết lưu thông, hơi thở trở nên sảng khóai, rồi tuyến sinh dục tạo ra DHEA (dehydroepiandoster one), một kích thích tố làm cho người ta trẻ lại, trẻ không ngờ!…

Dĩ nhiên phải chọn một nơi có không khí trong lành. Hoa cỏ thiên nhiên. Thức ăn theo yêu cầu. Gợi nhớ những kỷ niệm xưa… Rồi dạy các cụ vẽ tranh, làm thơ, nắn tượng… Tổ chức triển lãm cho các cụ. Rồi trình diễn văn nghệ cây nhà lá vườn. Các cụ dư sức viết kịch bản và đạo diễn. Coi văn nghệ không sướng bằng làm văn nghệ!

* CÁI THIẾU THỨ HAI LÀ THIẾU ĂN!

Thực vậy. Ăn không phải là tọng là nuốt là xực là ngấu nghiến… cho nhiều thức ăn! Ăn không phải là nhồi nhét cho đầy bao tử! Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều thứ nuốt không trôi lắm! Chẳng hạn ăn trong nỗi sợ hãi, lo âu, bực tức; ăn trong nỗi chờ đợi, giận hờn thì nuốt sao trôi? Nuốt là một phản xạ đặc biệt của thực quản dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Một người trồng chuối ngược vẫn có thể nuốt được dễ dàng! Nhưng khi buồn lo thì phản xạ nuốt bị cắt đứt!

Nhưng các cụ thiếu ăn, thiếu năng lựơng phần lớn là do sợ bệnh, kiêng khem quá đáng. Bác sĩ lại hay hù, làm cho họ sợ thêm! Nói chung, chuyện ăn uống nên nghe theo mệnh lệnh của… bao tử.

“Listen to your body”. Hãy lắng nghe sự mách bảo của cơ thể mình! Cơ thể nói… thèm ăn cái gì thì nó đang cần cái đó, thiếu cái đó! Nhưng nhớ ăn là chuyện của văn hóa! Chuyện của ngàn năm, đâu phải một ngày một buổi. Món ăn gắn với kỷ niệm, gắn với thói quen, gắn với mùi vị từ thuở còn thơ! Người già có thể thích những món ăn… kỳ cục, không sao. Đừng ép! Miễn đủ bốn nhóm: bột, đạm, dầu, rau… Mắm nêm, mắm ruốc, mắm sặc, mắm bồ hóc, tương chao… đều tốt cả. Miễn đừng quá mặn, quá ngọt…là đựơc. Cách ăn cũng vậy. Hãy để các cụ tự do tự tại đến mức có thể đựơc. Đừng ép ăn, đừng đút ăn, đừng làm “hư” các cụ!

Cũng cần có sự hào hứng, sảng khoái, vui vẻ trong bữa ăn.. Con cháu hiếu thảo phải biết… giành ăn với các cụ. Men tiêu hoá được tiết ra từ tâm hồn chớ không chỉ từ bao tử.

* CÁI THIẾU THỨ BA LÀ THIẾU VẬN ĐỘNG!

Empty
Già thì hai chân trở nên nặng nề, như mọc dài ra, biểu không chịu nghe lời ta nữa! Các khớp cứng lại, sưng lên, xương thì mỏng ra, dòn tan, dễ vỡ, dễ gãy!

Bác sĩ thường khuyên vận động mà không hướng dẫn kỹ dễ làm các cụ ráng quá sức chịu đựng, lâm bệnh thêm. Phải làm sao cho nhẹ nhàng mà hiệu quả, phù hợp với tuổi tác, với sức khỏe. Phải từ từ và đều đều. Ngày xưa người ta săn bắn, hái lượm, đánh cá, làm ruộng, làm rẫy… lao động suốt ngày. Bây giờ chỉ ngồi quanh quẩn trong bốn bức tường trước TV!. Có một nguyên tắc “Use it or lose it!” Cái gì không xài thì teo! Thời đại bây giờ người ta xài cái đầu nhiều quá, nên “đầu thì to mà đít thì teo”. Thật đáng tiếc!

Không cần đi đâu xa. Có thể tập trong nhà. Nếu nhà có cầu thang thì đi cầu thang ngày mươi bận rất tốt. Đi vòng vòng trong phòng cũng được. Đừng có ráng lập “thành tích” làm gì! Tập cho mình thôi.. Từ từ và đều đều… Đến lúc nào thấy ghiền, bỏ tập một buổi… chịu hổng nổi là được!

Nguyên tắc chung là kết hợp hơi thở với vận động. Chậm rãi, nhịp nhàng. Lạy Phật cũng phải đúng… kỹ thuật để khỏi đau lưng, vẹo cột sống. Đúng kỹ thuật là giữ tư thế và kết hợp với hơi thở. Đó cũng chính là thiền, là yoga, dưỡng sinh…! Vận động thể lực đúng cách thì già sẽ chậm lại. Giảm trầm cảm, buồn lo. Phấn chấn, tự tin. Dễ ăn, dễ ngủ…

Tóm lại, giải quyết được “ba cái lăng nhăng” đó thì có thể già mà… sướng!

ĐỖ HỒNG NGỌC

THẺ CĂN CƯỚC TÂM LINH

 THẺ CĂN CƯỚC TÂM LINH

 Trong cuộc sống đời thường, ai cũng có giấy tờ tùy thân, đơn giản nhất là giấy khai sinh để biết “tông tích” của một con người.  Khi đến tuổi trưởng thành, người ta có thêm nhiều loại giấy tờ khác, cơ bản nhất là Thẻ Căn Cước.  Còn về tâm linh, chúng ta cũng có vài thứ giấy tờ khác, nhưng chúng ta có Thẻ Căn Cước tâm linh hay không?  Có.  Cũng tương tự đặc điểm riêng để nhận dạng ghi trên thẻ căn cước xã hội, đặc điểm nhận dạng riêng về tâm linh cũng khác nhau ở mỗi người.

 

Chúa Giêsu đã căn dặn chúng ta phải “hoàn thiện như Cha trên trời” (Mt 5:48), học Ngài về “lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11:29).  Chúa Giêsu nói chúng ta phải “coi chừng các ngôn sứ giả đội lốt chiên” (Mt 7:15) và “cứ xem quả thì biết cây” (Mt 7:16-20).  Vâng, rất rõ ràng, không cần nói nhiều, không cần biện minh hoặc phân bua chi ráo trọi!

 

Đây là 10 đặc điểm riêng để nhận dạng một Kitô hữu đích thực, và được “ghi” trong Thẻ Căn Cước tâm linh:

 

1. ĐƯỢC TẠO NÊN – “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa.  Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” (St 1:27).

 

2. KIỆT TÁC CỦA CHÚA – “Chúng ta là tác phẩm của Thiên Chúa, chúng ta được dựng nên trong Đức Kitô Giêsu, để sống mà thực hiện công trình tốt đẹp Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta” (Ep 2:10).

 

3. ĐƯỢC TUYỂN CHỌN – “Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền” (1 Pr 2:9).

 

4. TIN VÀO ĐỨC KITÔ – “Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.  Những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” (Ga 1:11-12).

 

5. NÊN CON NGƯỜI MỚI – “Anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện” (Ep 4:22-24).

 

6. KHÔNG BỊ KẾT ÁN – “Những ai ở trong Đức Kitô Giêsu thì không còn bị lên án nữa” (Rm 8:1).

 

7. CÔNG DÂN NƯỚC TRỜI – “Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta” (Pl 3:20).

 

8. ĐƯỢC CÔNG CHÍNH HÓA – “Khi đã được nên công chính nhờ đức tin, chúng ta được bình an với Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.  Vì chúng ta tin, nên Đức Giêsu đã mở lối cho chúng ta vào hưởng ân sủng của Thiên Chúa, như chúng ta đang được hiện nay; chúng ta lại còn tự hào về niềm hy vọng được hưởng vinh quang của Thiên Chúa” (Rm 5:1-2).

 

9. ĐƯỢC LINH HỨNG – “Khi người ta nộp anh em thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì.  Thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em” (Mt 10:19-20).

 

10. KHÔNG XÉT ĐOÁN – “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, vì anh em xét đoán thế nào thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong đấu nào thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em” (Mt 7:1-2; Lc 6:37-38).

 

Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết sống đúng với những “đặc điểm” mà Ngài đã ghi trên Thẻ Căn Cước Tâm Linh của chúng con.  Đó là chúng con tuyên xưng Danh Thánh Ngài và vâng lời Đức Kitô loan báo Tin Mừng để Nước Cha trị đến.  Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng con. Amen.

 

Trầm Thiên Thu

 

 

CĂN CƯỚC nước trời

10 THÓI QUEN SẠC PIN SAI !!! Làm chai pin điện thoại nhanh chóng

samedi 20 février 2021

Ông ‘Mattress Mack,’ người mở rộng vòng tay đón hàng ngàn dân Houston tránh rét

Ông ‘Mattress Mack,’ người mở rộng vòng tay đón hàng ngàn dân Houston tránh rét
 

Giữa lúc có hàng triệu người dân Texas vào hoàn cảnh khốn khổ của thiên tai, khiến hai cửa hàng nội thất của ông “Mattress Mack,” một doanh nhân ở Houston, trở thành nơi trú ẩn cho hàng trăm người cần giúp đỡ trong trận bão tuyết lịch sử chưa từng có trong 150 năm qua dẫn đến tình trạng mất điện, nhiệt độ xuống âm độ C, băng giá, đẩy hàng triệu người dân Texas vào hoàn cảnh khốn khổ của thiên tai.

“Showroom” hơn 100 ngàn sq ft trở thành phòng ăn, phòng ngủ

Cửa hàng nội thất Gallery Furniture nằm ở North Freeway, vào sáng Thứ Năm, 18 Tháng Hai, rất đông “khách” vô ra. Nhưng đặc biệt, đây không phải là khách đến để mua nội thất. Họ là những người người vô gia cư, không may mắn đủ ấm trong trận bão mùa Đông lịch sử của Texas. Cái lạnh dưới âm độ C làm cho “căn nhà” của họ dưới chân cầu, hay công viên nào đó, không còn an toàn nữa. Do đó, họ đến Gallery Furniture, nơi đang mở rộng cửa đón họ vào trú ẩn. Tại đây, không những họ có nơi ngủ đàng hoàng, ấm áp, mà thức ăn, nước uống cũng được chuẩn bị đầy đủ.



Ông James Franklin McIngvale, được mọi người gọi với tên thân mật là ông “Mattress Mack.” (Hình: Cát Linh)

Nếu những ai từng chứng kiến thảm họa của cơn bão Harvey đổ vào Texas năm 2017, sẽ nhớ đến một người đàn ông, chủ doanh nghiệp Gallery Furniture. Năm đó, ông cũng từng mở rộng cửa để đón những người gặp nạn mất nhà vì bão lụt. Ông là James Franklin McIngvale – được mọi người gọi với tên thân mật là ông “Mattress Mack.” Bây giờ, một lần nữa, ông và cửa hàng Gallery Furniture lại mở rộng cửa đón người cơ nhỡ, trú ẩn qua trận bão tuyết lịch sử.

Nhìn từ xa, Gallery Furniture không khác gì một công xưởng lớn. Khoảng chục nhà vệ sinh di động được đặt ngoài sân. Chúng tôi đoán là để phục vụ cho số lượng người đến trú ẩn qua đêm quá đông, vì nhà vệ sinh trong cửa tiệm không thể đáp ứng hết.

Đẩy cửa vào, bên trong là một không gian rộng lớn, được trang trí đẹp mắt với băng rôn nhiều màu và những quả bong bóng. Tất cả mọi người ở đây đều mang khẩu trang và giữ đúng khoảng cách cần thiết. Hay nhất là thái độ chào hỏi ân cần, lịch sự của nhân viên dành cho những người đến để lấy phần ăn hoặc nước uống.


Ông Kenny Nguyễn, nhân viên Gallery Furniture. (Hình: Cát Linh)

Một người đàn ông cao, gầy, tóc bạc trắng bước đến. Do tìm hiểu trước, nên chúng tôi biết trước mặt chúng tôi là “Mattress Mack” – ân nhân của hàng ngàn người cần giúp đỡ trong lúc này. Ông Mack nói hôm Thứ Hai, khi tuyết đổ xuống Houston, làm mất điện, nhiệt độ xuống thấp đến mức đông đá, thời tiết rất tệ hại.

“Chúng tôi chuẩn bị máy phát điện, dự tính mang mọi người đến đây vào đêm Thứ Hai, nhưng lúc đó giao thông quá nguy hiểm, nên thị trưởng chỉ đồng ý cho chúng tôi thực hiện vào ngày Thứ Ba. Gallery Furniture dùng nơi này làm ‘warming shelter’ – nơi để mọi người có thể có thức ăn nóng và ngủ qua đêm,” ông Mack nói với phóng viên nhật báo Người Việt.

Trong suốt ngày Thứ Ba, Thứ Tư, mỗi ngày có khoảng 1,000 người đến để tránh rét và nhận thức ăn nóng. Riêng mỗi tối, có khoảng 300 người ngủ lại vì thời tiết bên ngoài lạnh băng.

“Đây là cơ hội để chúng tôi trả ơn lại cho cộng đồng, xã hội đã cho (chúng) tôi rất nhiều,” ông Mack nói.


Một người vô gia cư ngồi ăn trong Gallery Furniture. (Hình: Cát Linh/Người Việt)

Lúc này vẫn là thời điểm khó khăn và nguy hiểm của đại dịch COVID-19. Để cưu mang hàng ngàn, hàng trăm, người vô gia cư trong chính doanh nghiệp của mình, nơi kinh doanh giường, nệm, đồ nội thất, thì có lẽ Gallery Furniture phải đối diện với một sự chuẩn bị và có lực lượng nhân viên vô cùng lớn? Nở nụ cười rất tươi, có vẻ như không có gì là khó khăn với điều đó, ông Mattress Mack chỉ vào chiếc khẩu trang, và nói: “Tất cả mọi người phải mang khẩu trang, trừ tôi vì tôi đang trả lời phỏng vấn trước ống kính. Tôi bắt buộc tất cả mọi người khi vào đây phải rửa tay bằng nước diệt khuẩn, mang khẩu trang, và giữ khoảng cách 6 foot.”

Nếu có chiếc khẩu trang, chúng tôi sẽ không thấy được nụ cười thật hiền của người đàn ông 70 tuổi.

Mỗi đêm, ông Mark đi kiểm tra những “vị khách” ngủ lại qua đêm. Ông muốn bảo đảm mỗi gia đình trong cửa hàng rộng lớn này phải cách nhau 20 hoặc 30 foot. Với những biện pháp phòng ngừa COVID-19 được thực hiện, ông tin rằng mọi người sẽ tránh bị lây nhiễm ở mức cao nhất.

“Chúng tôi học ở ông Mack lòng nhân đạo”

Có những sự việc cứ ngỡ tình cờ lại là hữu duyên. Tại đây, chúng tôi gặp anh Kenny Nguyễn, người gốc Việt duy nhất làm việc cho Gallery Furniture, là một ví dụ.


Ông “Mattress Mack” tâm lý thuê cả đôi chuột Mickey Mouse đến để tạo niềm vui cho trẻ em. (Hình: Cát Linh/Người Việt)

Kể lại câu chuyện 21 năm trước, anh Kenny nói: “Cuối năm 1999, tôi và bà xã đến Gallery Furniture mua đồ nội thất. Khi đó gặp ông Mark, rồi có duyên hay sao, tôi được nhận vào đây làm đến bây giờ. Ông ất là một người Công Giáo rất tốt. Người nào cần giúp là ông giúp hết. Texas bị lụt, bị hạn hán, hay bất cứ cái gì, ông đều giúp, không phân biệt gì cả.”

Nói về những gì anh học được ở ông “Mattress Mack,” ngoài tài kinh doanh, anh Kenny nói ngay, đó là lòng nhân đạo. Để cưu mang hàng trăm, hàng ngàn, người ngay trong doanh nghiệp với những sản phẩm có giá trị, thì sự hư hại và tổn thất là điều khó tránh. Tuy nhiên, anh Kenny cho biết, ông Mack không “đặt nặng vấn đề đó.”

“Khi ông ấy quyết định giúp đỡ bằng cách này thì ông ấy đã dự trù trước và chấp nhận những tổn thất đó. Chúng tôi học được ở ông ấy lòng nhân đạo. Ai cũng như ai, khi người ta cần giúp thì mình không thể quay lưng đi,” anh Kenny nói.

Anh Alan Baker, người đến “tá túc” ở Gallery Furniture một ngày trước, nay trở thành tình nguyện viên giúp đỡ lại những người đồng cảnh ngộ, đặc biệt là giúp cho một nơi đã giúp mình, nói với giọng xúc động: “Đây là một môi trường ấm áp dù ngoài kia thời tiết khắc nghiệt. Chúng tôi cố gắng biến thảm hoạ này thành năng lượng tích cực.”


Bàn ghế đáng giá cả ngàn đô la trở lên được dùng làm bàn ăn cho người vô gia cư. (Hình: Cát Linh/Người Việt)

Càng vào sâu bên trong, cửa hàng nội thất 100,000 sq ft càng lộng lẫy. Hoàn toàn không thể tin đây là một “warming shelter.” Những bộ bàn ghế có giá trị cả ngàn đô la trở lên được dùng làm bàn ăn cho những người vô gia cư. Bàn thì có cả gia đình ngồi ăn, vui đùa với nhau. Bàn thì chỉ có một người cắm cúi với phần ăn của mình.

Trẻ con mặc nhiên vui đùa ở một nơi đúng nghĩa là thiên đường với các em. Có kẹo, bánh ngon, có bút vẽ đủ màu để không buồn chán. Lũ trẻ còn được ông “Mattress Mack” tâm lý thuê cả đôi chuột Mickey Mouse đến để mua vui. Ăn món chính xong rồi, những “vị khách” này còn được cả những phần bánh tráng miệng.

Bà Sugar Trask, một người vô gia cư đến “cư ngụ” tại Harris County, Houston, vào năm 1991, tay cầm phần ăn của mình, nói: “Ông Mack luôn ở đây khi mọi người cần, và điều này là vượt quá giới hạn của một tấm lòng tốt. Đây là hành động vì sự vui buồn của con người, những người không có cuộc sống đúng nghĩa, những người sống trên vệ đường, dưới chân cầu. Ông ấy cho phép họ đến đây, cho họ thức ăn, chỗ ngủ. Họ được phép mang cả trẻ em vào.”


Ăn xong còn được tráng miệng nữa. (Hình: Cát Linh/Người Việt)

Bà cho rằng, đây là thảm hoạ của chung tất cả mọi người, nhưng ông Mack đã dành thời gian của mình và nhân viên của mình để cứu giúp mọi người.

“Ông ấy đang trả ơn cho những gì mà Texas và cộng đồng ưu ái cho ông. Không chỉ riêng ông mà nhân viên, những tình nguyện viên, đều rất tuyệt vời,” bà Trask nói.

Đúng như lời bà Trask nói, “đây là thảm hoạ chung cho mọi người.”

Trong thảm họa này, ông Mack đã nhìn thấy, còn rất nhiều người cần sự giúp đỡ. Đối với ông, lúc này, không phải lúc tìm xem “lỗi của ai.”

Ông nói: “Họ rất lạnh. Họ là những người khốn khổ. Cho nên, tôi không đổ lỗi cho bất kỳ ai. Tôi không cần hỏi về trách nhiệm. Tôi cần mang đến cho thế giới này một nơi tốt đẹp hơn. Chúng ta đang làm những gì tốt nhất để giúp cộng đồng mà không hỏi lỗi của ai, cũng không cần chỉ cho họ thấy rằng chúng tôi đang làm cho thế giới này tốt đẹp hơn.”

Lại nở một nụ cười thật rạng rỡ, ông Mack quay trở lại nơi làm việc.

Tiếng chuông điện thoại liên tục vang lên, và cánh cửa Gallery Furniture để liên tục đóng mở tiếp đón “những vị khách khốn khổ.” [đ.d.]

T. Phước chuyển