Trương Vĩnh Ký
(1837-1898)
Cụ tổ 4 đời của Trương Anh Tuấn
Ông
là một nhà văn hóa sáng chói của Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX. Ông là
một học giả tiên phong, chuyên tâm nghiên cứu học thuật, sáng lập nền
báo chí Việt Nam và đóng vai trò khai sáng đối với văn học nước nhà.
Năm sinh:
1837
Quê quán:
Tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long
Nước:
Việt Nam
Lĩnh vực:
Văn học, Học thuật, Báo chí
Cuộc đời hoạt động:
- Ông sinh ngày 6-10-1837 tại tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh
Long. Gia đình ông theo đạo Gia Tô, ông vốn tên Jean Baptiste Trương
Chánh Ký, sau mới đổi là Trương Vĩnh Ký, thường gọi là Pétrus Ký, hiệu
là Sĩ Tải. Ông là con thứ ba của quan lãnh binh Trương Chánh Thi. Người
anh thứ hai là Trương Văn Sử cũng thông minh, sau ra làm quan được thăng
lên chức đốc phủ sứ.
- Khoảng năm 1839-1940 lãnh binh Trương Chánh Thi được lệnh lên trấn nhậm một vùng ở Nam Vang và mấy năm sau thì bị mất ở đó khi ông còn nhỏ tuổi. Gia đình lâm vào cảnh túng thiếu, nhưng với lòng thương con, mẹ ông ngày đêm lam lũ, tần tảo quyết chí nuôi hai con ăn học.
- Lên 5 tuổi, ôngbắt đầu học chữ Nho với cụ Đồ Học, đồng thời được linh mục Tám, một linh mục người Việt thường lui tới thăm viếng gia đình truyền dạy quốc ngữ.
- Lên 8 tuổi, ông được Cổ Long, một linh mục người Pháp, đưa vào học trường Dòng ở Cái Nhum. Ba năm theo học ở đây, Ký đã khiến thầy và bạn bè ngạc nhiên, nể phục vì trí thông minh và tính cần cù của hiếu học của mình. Nhưng hoạn nạn lại đến, triều đình Huế tăng cường việc triệt hạ đạo, lùng sục những người theo đạo, nhất là các nhà truyền giáo Cổ Long phải lẩn trốn dắt theo ba tùy tùng, trong đó có học trò yêu là Trương Vĩnh Ký. Ròng rã mấy tháng trời băng rừng lội suối, thiếu ăn thiếu mặc, thầy trò Ký trốn sang được đất Campuchia.
- Năm 1849, Cổ Long xin ông vào học trường Pinhalu, một trường có nhiều học sinh từ các nước Châu Á như Thái Lan, Miến Điện, Trung Hoa, Nhật Bản, Lào... đang theo học. Chính nơi đây, trí thông minh xuất chúng của Ký càng được nẩy nở. Ông mê say các môn học và môn học nào cũng đạt xuất sắc, đặc biệt ông tỏ ra có năng khiếu về khoa ngôn ngữ học. Cũng ở đây, ông học thêm được nhiều thứ tiếng như Khơmer, Lào, Thái, Miến Điện...
- Năm 1851, ông nhận được một trong ba học bổng nhà trường cấp cho học sinh ưu tú tiếp tục sang học ở trường đạo Pinang (Mã Lai). Cổ Long một lần nữa lại dẫn dắt học trò băng rừng lội suối, khi bằng voi, khi lội bộ về Sài Gòn, rồi tiếp tục bằng đường biển, lênh đênh gần 3 tháng nữa mới đến nơi. Năm 1852, ông vào trường thầy dòng của hội truyền giáo Viễn Đông, tức là trường Pinang (ở đảo Pinang Malaixia).
- Ở trường Pinang 6 năm (từ 15 đến 21 tuổi), Ký học các môn văn chương, khoa học, triết học, học chuyên ngữ Latinh và Hy Lạp. Ông đã đạt được giải thưởng xuất sắc về môn luận văn Latinh của vị Thống đốc nước Anh ở đảo này. Ngoài ra, ông còn học thêm được các thứ tiếng Anh, Pháp, Ấn Độ và Nhật. Ông nổi tiếng là người có trí nhớ phi thường. Ngoài việc học thần học, triết học... ông bắt đầu học thêm ngôn ngữ Hy Lạp, Anh, Nhật, Hinđu. Trong một kỳ thi luận văn viết bằng chữ Latinh, đầu đề là "Đức Datô có phải là Chúa không?", bài của ông đã được chấm giải nhất. Một nhà nhiếp ảnh người Anh là J. Thomson đã từng đi du lịch nhiều nơi và viết quyển "Mười năm du lịch Trung Quốc và Đông Dương" trong đó có đoạn đề cập đến Pétrus Ký: "Là một ngoại lệ đáng kể trong những người bản xứ mà tôi vừa giới thiệu nét đặc trưng với bạn đọc. Ông đã học ở trường trung học Penang và không bao giờ tôi quên được sự ngạc nhiên của tôi, khi tôi được người ta giới thiệu với ông. Ông nói chuyện với tôi bằng tiếng Anh rất hay, hơi có giọng Pháp, còn tiếng Pháp thì ông nói cũng không kém thuần thục và thanh lịch. Tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý cùg với nhiều thứ tiếng phương Đông đều là những thứ tiếng mà ông thông thạo. Nhờ có vốn kiến thức phi thường đó, ông có được địa vị cao. Một hôm tôi đến thăm ông, tôi thấy ông đang làm sách Phân tích so sánh các ngôn ngữ chủ yếu trên thế giới, tácphẩm này đã khiến ông bỏ ra nhiều năm làm việc cần cù. Chung quanh ông đầy đủ những quyển sách quý và hiếm mà ông đã tìm kiếm được một phần ở châu Âu, một phần ở châu Á. Buổi tối hôm ấy, có một giáo sĩ ở Chợ Lớn đến gặp ông và khi chúng tôi sắp từ biệt, thì tôi nghe họ thảo luận với nhau bằng tiếng La tinh về vài đặc điểm thuộc về thần học. La tinh là một ngôn ngữ rất khó học, nhưng ông được giải thưởng về luận văn triết học viết bằng tiếng La tinh. Do đó, Trương Vĩnh Ký nổi tiếng về môn triết học ở chủng viện Penang".
- Năm 1858, Trương Vĩnh Ký ra trường. Còn đang phân vân giữa đường tu hành và đường đời thì nhận được tin thân mẫu qua đời, ông quyết định lên đường về quê cũ thọ tang mẹ và chấm dứt một quãng đời học sinh miệt mài sách vỡ và kết quả lại hết sức rực rỡ.
- Hơn hai mươi năm dính vào “hoạn lộ”, làm việc với chính quyền thực dân Pháp, làm việc với triều đình Huế, Trương Vĩnh Ký chưa bao giờ là một “ông quan cai trị” chính cống, cũng chưa bao giờ là một nhà chính trị chuyên nghiệp. Ông cũng gặp nhiều trắc trở trên con đường chính trị bất đắc dĩ này.
- Tháng 12-1860, ông nhận lời của một giám mục Lefêbvre làm thông ngôn cho viên Thủy sư đô đốc Rigault de Genouilly đang chiếm đóng ở Sài Gòn.
- Sau khi quyết định sống cuộc sống đời thường, Trương Vĩnh Ký cưới vợ là bà Vương Thị Thọ năm 1861.
- Năm 1862, với tư cách là thông ngôn, ông tham gia trong phái đoàn Simon ra Huế bàn việc cắt nhượng 3 tỉnh Miền Đông cho Pháp.
- Năm 1863 cũng với tư cách thông ngôn, ông theo sứ bộ Phan Thanh Giản qua Pháp, để thương thuyết chuộc lại 3 tỉnh miền Đông, nhưng thất bại. Trong dịp này ông đã tiếp xúc và kết bạn với Văn hào Victor Huygo, với các ông viện sĩ Hàn lâm Littré, Durny, Renan; ông cũng đã đi thăm được các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha...
- Năm 1866, Trương Vĩnh Ký được Pháp bổ nhiệm làm giám đốc trường thông ngôn (Collège de Interprètes) và dạy tiếng Đông phương tại trường này.
- Năm 1867, ông cho in Abrégé de grammaire Annamite (Ngữ pháp Việt Nam yếu lược), chứng tỏ ông là người Việt đầu tiên viết sách ngữ pháp tiếng Việt bằng tiếng Pháp.
- Tháng 9-1869, Thủy sư đô đốc Ohier ra nghị định bổ nhiệm Trương Vĩnh Ký toàn quyền trông coi tờ “Gia định báo” mà trước đó do người Pháp (Ernest Poteau) quản nhiệm. Như vậy, ông là người Việt đầu tiên làm chủ bút một tờ báo Việt ngữ.
- Tháng 1-1872, Trương Vĩnh Ký được chuyển qua làm giám đốc trường sư phạm (Ecole Normale). Ông cũng có chân trong Hội đồng Châu thành Chợ Lớn, Hội đồng thành phố Sài Gòn.
- Năm 1875, ông cho in tác phẩm Cours d' Histoire Annamite - 2 tập (Giáo trình lịch sử Annam). Học giả Pháp là Ernest Renan từ năm 1880 đã đánh giá: "Trương Vĩnh Ký trình bày cho chúng ta biết một cách tường tận những ý tưởng của người Việt nam và lịch sử của họ. Người ta phải ngạc nhiên khi thấy trong cuốn sách Giáo trình lịch sử Annam của ông một tinh thần sáng suốt và một sự vô tư khách quan ít thấy ở những công trình có tính cách Á Đông. Nhiều nước ở Châu Âu không có được cho trường học của họ một cuốn sách lược khảo có giá trị như cuốn sách của Trương Vĩnh Ký". Với tác phẩm này, ông là người Việt đầu tiên viết sử Việt Nam bằng tiếng Pháp.
- Khi Paul Bert – một nhà văn hóa Pháp mà ông kết bạn từ năm 1863 – được cử sang làm quan toàn quyền, sau nhiều lần được mời mọc, tháng 04-1886, ông nhận lời ra giúp việc cho Paul Bert với một ý nguyện “giúp hai bên Pháp – Việt cảm thông hòa hiểu nhau”. Ông cũng được vua Đồng Khánh vừa lên ngôi tin cậy sắc phong làm Hàn Lâm Tự Độc Học Sĩ, sung cơ mật viện (8/1885).
- Năm 1886, ông cho in tác phẩm Chuyện đời xưa lựa nhón lấy những chuyện hay và có ích. Sau này khi tái bản, người ta rút gọn lại là Chuyện đời xưa, theo ông: "Người ta dùng sách này mà học tiếng thì lấy làm có ích. Vì trong ấy cách nói chính là cách nói Annam ròng". Với việc làm ấy, ông là người Việt đầu tiên cho in sách bằng chữ Quốc ngữ.
- Sau khi Paul Bert mất (1886), ông chán việc chính trị, chán nản sự đố kỵ của hai phía chính phủ, ông xin trở lại Sài Gòn làm giáo sư giảng dạy thổ ngữ Đông phương ở trường Hậu Bổ (Collège des Administrateur Stagiaires) và trường thông ngôn (Collège des Interpretes). Từ giai đoạn này cho đến cuối đời, ông để hết tâm trí vào công việc nghiên cứu và trước tác.
- Năm 1888, ông chủ trương tập san Thông loại khóa trình (Miscellanées), tất cả ra được 18 số, đình bản vào tháng 6-1989 vì thiếu vốn. Như vậy, Trương Vĩnh Ký là người Việt Nam đầu tiên chủ trì tập san tư nhân để phổ biến văn hóa nước nhà.
- Ông mất đi trong bệnh hoạn vào ngày 1-9-1898, lúc còn 62 tuổi và giữ những công trình đang biên soạn dở dang. Trên mộ ông có ghi những dòng chữ La tinh như muốn phân bua, nhắn nhủ với hậu thế: "Xin hãy thương tôi, ít ra những bạn hữu của tôi", "Kiến thức của người có nó là nguồn sống", "Những ai sống và tin tôi sẽ không phải chết đời đời".
Quan điểm viết bài
Từ khi còn ở trường Dòng Cái Nhum, Trương Vĩnh Ký đã là một học trò thông minh xuất chúng. Qua học ở Pinhalu, học ở Pinang, ôngtrở thành một học sinh lỗi lạc tài ba nhất về khoa ngôn ngữ.
Thông thạo hơn 25 thứ tiếng phương Đông và phương Tây, tâm trí lại say mê chuyên chú vào việc nghiên cứu học thuật, Trương Vĩnh Ký đã để lại một gia tài trước tác đồ sộ. Ông Khổng Xuân Thu trong cuốn “Trương Vĩnh Ký, 1837 – 1898” do Tân Việt xuất bản đã liệt kê được 118 tác phẩm đã in ấn và 14 tác phẩm chưa in và đang soạn. Vũ Ngọc Phan trong bộ “Nhà văn hiện đại” (1942) đã viết “Sự nghiệp văn chương của ông thật lớn lao”. Trần Văn Giáp trong “Lược truyện tác giả Việt Nam” (1972) cũng thừa nhận tác phẩm của Trương Vĩnh Ký “còn lại rất nhiều”. Khi biên soạn “Tự điển văn học” (1984), giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã hệ thống hóa trước tác của Trương Vĩnh Ký thành 6 loại như sau:
1 – Nghiên cứu về lịch sử, địa lý như sử ký An Nam, sử ký Trung Quốc, Tập giáo trình về địa lý Nam Kỳ...
2 – Nghiên cứu về các bộ môn khác trong khoa học xã hội như: nghiên cứu so sánh tiếng nói, chữ viết, tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc Đông dương; Tổng luận về các lối chữ tượng ý, tượng hình theo ngữ âm và theo vần a, b, c; nghiên cứu so sánh tiếng nói và chữ viết của ba ngành ngữ: phép lịch sự An Nam, Hát lý hò An Nam...
3 – Biên soạn từ điển như Từ điển Pháp – Việt; Từ điển Pháp – Hán – Việt; Từ điển địa lý An Nam; Từ điển danh nhân An Nam.
4 - Dịch sách chữ hán như: Tứ thư; Sơ học vấn tâm; Tam tự kinh; Tam thiên tự; Minh tâm bảo giám...
5 – Sưu tầm, phiên âm truyện Nôm và tác phẩm cổ Việt Nam như: Truyện Kiều, Phan Trần, Đại Nam quốc sử diễn ca, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...
6 – Sáng tác thơ như: Bút ký ghi về Vương quốc Khơmer, chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi, thơ Tuyệt mệnh...
Với tài năng lỗi lạc, kiến thức uyên bác, Trương Vĩnh Ký sớm nổi danh không những trong nước mà còn ở nước ngoài. Năm 1963, trong dịp theo sứ bộ Phan Thanh Giản qua Pháp, ông đã tiếp xúc và kết tình thân hữu với nhiều nhà văn lớn của Pháp như: Victor Hugo, Paul Bert, Littré, Renan...Dịp này ông được nhận làm thông tín viên Hội nhân chủng học. Năm 1876, ông trở thành Hội viên Hội Á Châu (Socíeté Asiatique). Ông được tặng nhiều huy chương về văn hóa của nước ngoài, trong đó Hàn lâm Pháp tặng huy chương đệ nhị đẳng (1883) và đệ nhất đẳng (1887).
Với những hoạt động văn hóa kể trên, năm 1874, giới nghiên cứu Pháp đã liệt Trương Vĩnh Ký vào hàng một trong 18 nhà bác học danh tiếng nhất thế giới đương thời.
Trương Vĩnh Ký là người tiên phong trong việc sáng lập nền báo chí Việt Nam. Tờ “Gia Định báo” khi còn Ernest Poteau quản nhiệm chỉ là một bản tin, một bản dịch Việt văn của tờ Coarrier de Sài Gòn nhưng khi đến tay ông quản nhiệm (Ngày 16/9/1869) thì tờ báo khác hẳn. Về hình thức tờ báo không thay đổi nhiều, nhưng về nội dung ông đã tập trung vào 3 chủ đích: cổ động tân học, truyền bá quốc ngữ và giáo dục quốc âm. Tờ báo đã một mình tung hoành trên 30 năm cuối thế kỷ 19 và nơi tập hợp nhiều nhà báo nổi tiếng sau này như Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của...
Trương Vĩnh Ký là một học giả tiên phong, có nhiều canh tân trong một số chuyên ngành văn hóa. Trên lĩnh vực này, ở nhiều điểm ông còn đi xa hơn Nguyễn Trường Tộ, nhà cách tân đồng thời. Ví dụ như Nguyễn Trường Tộ nhận thức rằng: “chữ Hán là thứ chữ chỉ có ai học mới biết, không học thì nghe như vịt nghe sấm”. Nhưng Trương Vĩnh Ký thì chủ trương: “Cứ lấy chữ Hán chuyển đọc ra quốc âm. Không cần học nghĩa” và ông đã cụ thể hoá” gộp hết tiếng ta lại chia thành môn loại, làm tự điển, trước tiên ban hành trong các cơ quan chính quyền và trường học cho người học dễ dàng sử dụng”. Hoặc đối với chữ quốc ngữ, Nguyễn Trường Tộ chưa dám dùng nhưng Trương Vĩnh Ký lại trước tác bằng chữ quốc ngữ, chữ Pháp... Ông còn dịch nhiều sách Hán Nôm ra quốc ngữ, soạn tự điển hai, ba ngôn ngữ. Ông có công rất lớn đối với văn tự, chữ viết của nước ta, thứ chữ được phát triển càng ngày càng rực rỡ.
Trương Vĩnh Ký đã đóng một vai trò hết sức quan trọng: vai trò khai sáng đối với văn học nước nhà.
Trương Vĩnh Ký – một trong 18 nhà thông thái nhất thế giới đương thời, người đạt kỷ lục về làu thông ngoại ngữ (26 ngoại ngữ), một nhà cách tân văn hóa, một học giả mà số lượng trước tác đạt đến 3 con số (128 tác phẩm).
- Khoảng năm 1839-1940 lãnh binh Trương Chánh Thi được lệnh lên trấn nhậm một vùng ở Nam Vang và mấy năm sau thì bị mất ở đó khi ông còn nhỏ tuổi. Gia đình lâm vào cảnh túng thiếu, nhưng với lòng thương con, mẹ ông ngày đêm lam lũ, tần tảo quyết chí nuôi hai con ăn học.
- Lên 5 tuổi, ôngbắt đầu học chữ Nho với cụ Đồ Học, đồng thời được linh mục Tám, một linh mục người Việt thường lui tới thăm viếng gia đình truyền dạy quốc ngữ.
- Lên 8 tuổi, ông được Cổ Long, một linh mục người Pháp, đưa vào học trường Dòng ở Cái Nhum. Ba năm theo học ở đây, Ký đã khiến thầy và bạn bè ngạc nhiên, nể phục vì trí thông minh và tính cần cù của hiếu học của mình. Nhưng hoạn nạn lại đến, triều đình Huế tăng cường việc triệt hạ đạo, lùng sục những người theo đạo, nhất là các nhà truyền giáo Cổ Long phải lẩn trốn dắt theo ba tùy tùng, trong đó có học trò yêu là Trương Vĩnh Ký. Ròng rã mấy tháng trời băng rừng lội suối, thiếu ăn thiếu mặc, thầy trò Ký trốn sang được đất Campuchia.
- Năm 1849, Cổ Long xin ông vào học trường Pinhalu, một trường có nhiều học sinh từ các nước Châu Á như Thái Lan, Miến Điện, Trung Hoa, Nhật Bản, Lào... đang theo học. Chính nơi đây, trí thông minh xuất chúng của Ký càng được nẩy nở. Ông mê say các môn học và môn học nào cũng đạt xuất sắc, đặc biệt ông tỏ ra có năng khiếu về khoa ngôn ngữ học. Cũng ở đây, ông học thêm được nhiều thứ tiếng như Khơmer, Lào, Thái, Miến Điện...
- Năm 1851, ông nhận được một trong ba học bổng nhà trường cấp cho học sinh ưu tú tiếp tục sang học ở trường đạo Pinang (Mã Lai). Cổ Long một lần nữa lại dẫn dắt học trò băng rừng lội suối, khi bằng voi, khi lội bộ về Sài Gòn, rồi tiếp tục bằng đường biển, lênh đênh gần 3 tháng nữa mới đến nơi. Năm 1852, ông vào trường thầy dòng của hội truyền giáo Viễn Đông, tức là trường Pinang (ở đảo Pinang Malaixia).
- Ở trường Pinang 6 năm (từ 15 đến 21 tuổi), Ký học các môn văn chương, khoa học, triết học, học chuyên ngữ Latinh và Hy Lạp. Ông đã đạt được giải thưởng xuất sắc về môn luận văn Latinh của vị Thống đốc nước Anh ở đảo này. Ngoài ra, ông còn học thêm được các thứ tiếng Anh, Pháp, Ấn Độ và Nhật. Ông nổi tiếng là người có trí nhớ phi thường. Ngoài việc học thần học, triết học... ông bắt đầu học thêm ngôn ngữ Hy Lạp, Anh, Nhật, Hinđu. Trong một kỳ thi luận văn viết bằng chữ Latinh, đầu đề là "Đức Datô có phải là Chúa không?", bài của ông đã được chấm giải nhất. Một nhà nhiếp ảnh người Anh là J. Thomson đã từng đi du lịch nhiều nơi và viết quyển "Mười năm du lịch Trung Quốc và Đông Dương" trong đó có đoạn đề cập đến Pétrus Ký: "Là một ngoại lệ đáng kể trong những người bản xứ mà tôi vừa giới thiệu nét đặc trưng với bạn đọc. Ông đã học ở trường trung học Penang và không bao giờ tôi quên được sự ngạc nhiên của tôi, khi tôi được người ta giới thiệu với ông. Ông nói chuyện với tôi bằng tiếng Anh rất hay, hơi có giọng Pháp, còn tiếng Pháp thì ông nói cũng không kém thuần thục và thanh lịch. Tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý cùg với nhiều thứ tiếng phương Đông đều là những thứ tiếng mà ông thông thạo. Nhờ có vốn kiến thức phi thường đó, ông có được địa vị cao. Một hôm tôi đến thăm ông, tôi thấy ông đang làm sách Phân tích so sánh các ngôn ngữ chủ yếu trên thế giới, tácphẩm này đã khiến ông bỏ ra nhiều năm làm việc cần cù. Chung quanh ông đầy đủ những quyển sách quý và hiếm mà ông đã tìm kiếm được một phần ở châu Âu, một phần ở châu Á. Buổi tối hôm ấy, có một giáo sĩ ở Chợ Lớn đến gặp ông và khi chúng tôi sắp từ biệt, thì tôi nghe họ thảo luận với nhau bằng tiếng La tinh về vài đặc điểm thuộc về thần học. La tinh là một ngôn ngữ rất khó học, nhưng ông được giải thưởng về luận văn triết học viết bằng tiếng La tinh. Do đó, Trương Vĩnh Ký nổi tiếng về môn triết học ở chủng viện Penang".
- Năm 1858, Trương Vĩnh Ký ra trường. Còn đang phân vân giữa đường tu hành và đường đời thì nhận được tin thân mẫu qua đời, ông quyết định lên đường về quê cũ thọ tang mẹ và chấm dứt một quãng đời học sinh miệt mài sách vỡ và kết quả lại hết sức rực rỡ.
- Hơn hai mươi năm dính vào “hoạn lộ”, làm việc với chính quyền thực dân Pháp, làm việc với triều đình Huế, Trương Vĩnh Ký chưa bao giờ là một “ông quan cai trị” chính cống, cũng chưa bao giờ là một nhà chính trị chuyên nghiệp. Ông cũng gặp nhiều trắc trở trên con đường chính trị bất đắc dĩ này.
- Tháng 12-1860, ông nhận lời của một giám mục Lefêbvre làm thông ngôn cho viên Thủy sư đô đốc Rigault de Genouilly đang chiếm đóng ở Sài Gòn.
- Sau khi quyết định sống cuộc sống đời thường, Trương Vĩnh Ký cưới vợ là bà Vương Thị Thọ năm 1861.
- Năm 1862, với tư cách là thông ngôn, ông tham gia trong phái đoàn Simon ra Huế bàn việc cắt nhượng 3 tỉnh Miền Đông cho Pháp.
- Năm 1863 cũng với tư cách thông ngôn, ông theo sứ bộ Phan Thanh Giản qua Pháp, để thương thuyết chuộc lại 3 tỉnh miền Đông, nhưng thất bại. Trong dịp này ông đã tiếp xúc và kết bạn với Văn hào Victor Huygo, với các ông viện sĩ Hàn lâm Littré, Durny, Renan; ông cũng đã đi thăm được các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha...
- Năm 1866, Trương Vĩnh Ký được Pháp bổ nhiệm làm giám đốc trường thông ngôn (Collège de Interprètes) và dạy tiếng Đông phương tại trường này.
- Năm 1867, ông cho in Abrégé de grammaire Annamite (Ngữ pháp Việt Nam yếu lược), chứng tỏ ông là người Việt đầu tiên viết sách ngữ pháp tiếng Việt bằng tiếng Pháp.
- Tháng 9-1869, Thủy sư đô đốc Ohier ra nghị định bổ nhiệm Trương Vĩnh Ký toàn quyền trông coi tờ “Gia định báo” mà trước đó do người Pháp (Ernest Poteau) quản nhiệm. Như vậy, ông là người Việt đầu tiên làm chủ bút một tờ báo Việt ngữ.
- Tháng 1-1872, Trương Vĩnh Ký được chuyển qua làm giám đốc trường sư phạm (Ecole Normale). Ông cũng có chân trong Hội đồng Châu thành Chợ Lớn, Hội đồng thành phố Sài Gòn.
- Năm 1875, ông cho in tác phẩm Cours d' Histoire Annamite - 2 tập (Giáo trình lịch sử Annam). Học giả Pháp là Ernest Renan từ năm 1880 đã đánh giá: "Trương Vĩnh Ký trình bày cho chúng ta biết một cách tường tận những ý tưởng của người Việt nam và lịch sử của họ. Người ta phải ngạc nhiên khi thấy trong cuốn sách Giáo trình lịch sử Annam của ông một tinh thần sáng suốt và một sự vô tư khách quan ít thấy ở những công trình có tính cách Á Đông. Nhiều nước ở Châu Âu không có được cho trường học của họ một cuốn sách lược khảo có giá trị như cuốn sách của Trương Vĩnh Ký". Với tác phẩm này, ông là người Việt đầu tiên viết sử Việt Nam bằng tiếng Pháp.
- Khi Paul Bert – một nhà văn hóa Pháp mà ông kết bạn từ năm 1863 – được cử sang làm quan toàn quyền, sau nhiều lần được mời mọc, tháng 04-1886, ông nhận lời ra giúp việc cho Paul Bert với một ý nguyện “giúp hai bên Pháp – Việt cảm thông hòa hiểu nhau”. Ông cũng được vua Đồng Khánh vừa lên ngôi tin cậy sắc phong làm Hàn Lâm Tự Độc Học Sĩ, sung cơ mật viện (8/1885).
- Năm 1886, ông cho in tác phẩm Chuyện đời xưa lựa nhón lấy những chuyện hay và có ích. Sau này khi tái bản, người ta rút gọn lại là Chuyện đời xưa, theo ông: "Người ta dùng sách này mà học tiếng thì lấy làm có ích. Vì trong ấy cách nói chính là cách nói Annam ròng". Với việc làm ấy, ông là người Việt đầu tiên cho in sách bằng chữ Quốc ngữ.
- Sau khi Paul Bert mất (1886), ông chán việc chính trị, chán nản sự đố kỵ của hai phía chính phủ, ông xin trở lại Sài Gòn làm giáo sư giảng dạy thổ ngữ Đông phương ở trường Hậu Bổ (Collège des Administrateur Stagiaires) và trường thông ngôn (Collège des Interpretes). Từ giai đoạn này cho đến cuối đời, ông để hết tâm trí vào công việc nghiên cứu và trước tác.
- Năm 1888, ông chủ trương tập san Thông loại khóa trình (Miscellanées), tất cả ra được 18 số, đình bản vào tháng 6-1989 vì thiếu vốn. Như vậy, Trương Vĩnh Ký là người Việt Nam đầu tiên chủ trì tập san tư nhân để phổ biến văn hóa nước nhà.
- Ông mất đi trong bệnh hoạn vào ngày 1-9-1898, lúc còn 62 tuổi và giữ những công trình đang biên soạn dở dang. Trên mộ ông có ghi những dòng chữ La tinh như muốn phân bua, nhắn nhủ với hậu thế: "Xin hãy thương tôi, ít ra những bạn hữu của tôi", "Kiến thức của người có nó là nguồn sống", "Những ai sống và tin tôi sẽ không phải chết đời đời".
Quan điểm viết bài
Từ khi còn ở trường Dòng Cái Nhum, Trương Vĩnh Ký đã là một học trò thông minh xuất chúng. Qua học ở Pinhalu, học ở Pinang, ôngtrở thành một học sinh lỗi lạc tài ba nhất về khoa ngôn ngữ.
Thông thạo hơn 25 thứ tiếng phương Đông và phương Tây, tâm trí lại say mê chuyên chú vào việc nghiên cứu học thuật, Trương Vĩnh Ký đã để lại một gia tài trước tác đồ sộ. Ông Khổng Xuân Thu trong cuốn “Trương Vĩnh Ký, 1837 – 1898” do Tân Việt xuất bản đã liệt kê được 118 tác phẩm đã in ấn và 14 tác phẩm chưa in và đang soạn. Vũ Ngọc Phan trong bộ “Nhà văn hiện đại” (1942) đã viết “Sự nghiệp văn chương của ông thật lớn lao”. Trần Văn Giáp trong “Lược truyện tác giả Việt Nam” (1972) cũng thừa nhận tác phẩm của Trương Vĩnh Ký “còn lại rất nhiều”. Khi biên soạn “Tự điển văn học” (1984), giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã hệ thống hóa trước tác của Trương Vĩnh Ký thành 6 loại như sau:
1 – Nghiên cứu về lịch sử, địa lý như sử ký An Nam, sử ký Trung Quốc, Tập giáo trình về địa lý Nam Kỳ...
2 – Nghiên cứu về các bộ môn khác trong khoa học xã hội như: nghiên cứu so sánh tiếng nói, chữ viết, tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc Đông dương; Tổng luận về các lối chữ tượng ý, tượng hình theo ngữ âm và theo vần a, b, c; nghiên cứu so sánh tiếng nói và chữ viết của ba ngành ngữ: phép lịch sự An Nam, Hát lý hò An Nam...
3 – Biên soạn từ điển như Từ điển Pháp – Việt; Từ điển Pháp – Hán – Việt; Từ điển địa lý An Nam; Từ điển danh nhân An Nam.
4 - Dịch sách chữ hán như: Tứ thư; Sơ học vấn tâm; Tam tự kinh; Tam thiên tự; Minh tâm bảo giám...
5 – Sưu tầm, phiên âm truyện Nôm và tác phẩm cổ Việt Nam như: Truyện Kiều, Phan Trần, Đại Nam quốc sử diễn ca, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...
6 – Sáng tác thơ như: Bút ký ghi về Vương quốc Khơmer, chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi, thơ Tuyệt mệnh...
Với tài năng lỗi lạc, kiến thức uyên bác, Trương Vĩnh Ký sớm nổi danh không những trong nước mà còn ở nước ngoài. Năm 1963, trong dịp theo sứ bộ Phan Thanh Giản qua Pháp, ông đã tiếp xúc và kết tình thân hữu với nhiều nhà văn lớn của Pháp như: Victor Hugo, Paul Bert, Littré, Renan...Dịp này ông được nhận làm thông tín viên Hội nhân chủng học. Năm 1876, ông trở thành Hội viên Hội Á Châu (Socíeté Asiatique). Ông được tặng nhiều huy chương về văn hóa của nước ngoài, trong đó Hàn lâm Pháp tặng huy chương đệ nhị đẳng (1883) và đệ nhất đẳng (1887).
Với những hoạt động văn hóa kể trên, năm 1874, giới nghiên cứu Pháp đã liệt Trương Vĩnh Ký vào hàng một trong 18 nhà bác học danh tiếng nhất thế giới đương thời.
Trương Vĩnh Ký là người tiên phong trong việc sáng lập nền báo chí Việt Nam. Tờ “Gia Định báo” khi còn Ernest Poteau quản nhiệm chỉ là một bản tin, một bản dịch Việt văn của tờ Coarrier de Sài Gòn nhưng khi đến tay ông quản nhiệm (Ngày 16/9/1869) thì tờ báo khác hẳn. Về hình thức tờ báo không thay đổi nhiều, nhưng về nội dung ông đã tập trung vào 3 chủ đích: cổ động tân học, truyền bá quốc ngữ và giáo dục quốc âm. Tờ báo đã một mình tung hoành trên 30 năm cuối thế kỷ 19 và nơi tập hợp nhiều nhà báo nổi tiếng sau này như Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của...
Trương Vĩnh Ký là một học giả tiên phong, có nhiều canh tân trong một số chuyên ngành văn hóa. Trên lĩnh vực này, ở nhiều điểm ông còn đi xa hơn Nguyễn Trường Tộ, nhà cách tân đồng thời. Ví dụ như Nguyễn Trường Tộ nhận thức rằng: “chữ Hán là thứ chữ chỉ có ai học mới biết, không học thì nghe như vịt nghe sấm”. Nhưng Trương Vĩnh Ký thì chủ trương: “Cứ lấy chữ Hán chuyển đọc ra quốc âm. Không cần học nghĩa” và ông đã cụ thể hoá” gộp hết tiếng ta lại chia thành môn loại, làm tự điển, trước tiên ban hành trong các cơ quan chính quyền và trường học cho người học dễ dàng sử dụng”. Hoặc đối với chữ quốc ngữ, Nguyễn Trường Tộ chưa dám dùng nhưng Trương Vĩnh Ký lại trước tác bằng chữ quốc ngữ, chữ Pháp... Ông còn dịch nhiều sách Hán Nôm ra quốc ngữ, soạn tự điển hai, ba ngôn ngữ. Ông có công rất lớn đối với văn tự, chữ viết của nước ta, thứ chữ được phát triển càng ngày càng rực rỡ.
Trương Vĩnh Ký đã đóng một vai trò hết sức quan trọng: vai trò khai sáng đối với văn học nước nhà.
Trương Vĩnh Ký – một trong 18 nhà thông thái nhất thế giới đương thời, người đạt kỷ lục về làu thông ngoại ngữ (26 ngoại ngữ), một nhà cách tân văn hóa, một học giả mà số lượng trước tác đạt đến 3 con số (128 tác phẩm).
Hầu như ở lĩnh vực học thuật nào, ông cũng có những đóng góp rất đáng
kể. Có thể gọi ông là nhà chính trị, nhà giáo dục, nhà khoa học, nhà
ngôn ngữ học... Nhưng ông lại rất khiêm tốn và sống cảnh thanh bạch,
thậm chí nợ nần.
Các tác phẩm của ông
Ông có rất nhiều tác phẩm (118 tác phẩm hoặc 128 tác phẩm), lược kê một số như:
- Truyện đời xưa
- Abrégé de grammaire annamite (Tóm lược ngữ pháp An Nam)
- Kim Vân Kiều (bản phiên âm ra chữ quốc ngữ đầu tiên)
- Petit cours de géographie de la Basse-Cochinchine
- Cours de langue annamite (Bài giảng ngôn ngữ An Nam)
- Voyage au Tonkin en 1876 (Đông Kinh du ký)
- Guide de la conversation annamite (Hướng dẫn đàm thoại An Nam)
- Phép lịch sự An Nam (Les convenances et les civilités annamites)
- Lục súc tranh công
- Cours de la langue mandarine ou des caractères chinois (Bài giảng tiếng Quan thoại hay chữ Trung Quốc)
- Cours d'histoire annamite (Bài giảng lịch sử An Nam)
- Dư đồ thuyết lược (Précis de géographie)
- Đại Nam tam thập nhất tỉnh thành đồ
- Cours de littérature annamite, 1891 (Bài giảng văn chương An nam)
- Cours de géographie générale de l'Indochine (Bài giảng địa lý tổng quát Đông Dương)
- Đại Nam tam thập nhứt tỉnh địa đồ
- Grand Dictionnaire Annamite-Français (Đại tự điển An Nam-Pháp)
Ông có rất nhiều tác phẩm (118 tác phẩm hoặc 128 tác phẩm), lược kê một số như:
- Truyện đời xưa
- Abrégé de grammaire annamite (Tóm lược ngữ pháp An Nam)
- Kim Vân Kiều (bản phiên âm ra chữ quốc ngữ đầu tiên)
- Petit cours de géographie de la Basse-Cochinchine
- Cours de langue annamite (Bài giảng ngôn ngữ An Nam)
- Voyage au Tonkin en 1876 (Đông Kinh du ký)
- Guide de la conversation annamite (Hướng dẫn đàm thoại An Nam)
- Phép lịch sự An Nam (Les convenances et les civilités annamites)
- Lục súc tranh công
- Cours de la langue mandarine ou des caractères chinois (Bài giảng tiếng Quan thoại hay chữ Trung Quốc)
- Cours d'histoire annamite (Bài giảng lịch sử An Nam)
- Dư đồ thuyết lược (Précis de géographie)
- Đại Nam tam thập nhất tỉnh thành đồ
- Cours de littérature annamite, 1891 (Bài giảng văn chương An nam)
- Cours de géographie générale de l'Indochine (Bài giảng địa lý tổng quát Đông Dương)
- Đại Nam tam thập nhứt tỉnh địa đồ
- Grand Dictionnaire Annamite-Français (Đại tự điển An Nam-Pháp)
Về ngôi mộ của cụ Trương Vĩnh Ký : quay bởi Thôn quê Saigon
https://www.youtube.com/watch? v=95EoUVBy3qQ
...
Các sách viết về ông:
- Trương Vĩnh Ký nhà văn hóa, Nguyễn Văn Trung, NXB Hội nhà văn, 1993
- Trương Vĩnh Ký – con người và sự thật, Nguyễn Văn Trấn, Ban Khoa học xã hội Thành ủy TP.Hồ Chí Minh, 1993
- Sương mù trên tác phẩm Trương Vĩnh Ký, Bằng Giang, Nhà xuất bản Văn học, 1994
- Trương Vĩnh Ký - Bi kịch muôn đời, Hoàng Lại Giang, NXB Văn Hóa và Thông Tin, 2001
- Thế kỷ XXI nhìn về Trương Vĩnh Ký, NXB Trẻ, 2002, tr.28
- Tuyển Tập Hiện Tượng Trương Vĩnh Ký, Vũ Ký, 2005
Học giả nói, viết về tác giả
- Chúng ta kính trọng ông - một nhà bác học, một nhà văn hóa lớn vừa có nhân cách vừa có chân tài. Lịch sử chắc chắn sẽ tiếp tục ghi nhận công lao của Trương Vĩnh Ký với tư cách người đi tiên phong trong cuộc chuẩn bị sự canh tân cho đất nước. (GS Trần Hữu Tá, nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của ông)
-Tóm tắt sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký gọn trong 3 tiếng "Bác học, Tâm thuật, Khiêm tốn" (Nguyễn Văn Tố )
- Đời có ba hạng người bất hủ. Trên có bậc lập đức, dưới có bậc lập công, sau có bậc lập ngôn, tuy mất đã lâu mà tiếng vẫn còn: toàn là những nhà bất hủ.
Hạng người làm sách để dạy đời là một hạng trong ba hạng người bất hủ ấy.
Ông Trương Vĩnh Ký có thể liệt vào hạng người đó, vì ông viết bao nhiêu là sách. Những sách ấy hiện vẫn còn có giá trị, quyển nào cũng có ý đủ, văn hay, không phải là người có thiên tài học vấn thì không sao viết nổi. Thật là một nhà bác ngữ uẩn suc, nước ta chưa từng có bao giờ. (Nguyễn Văn Tố)
- Trong số những sách dịch thuật, khảo cứu và sáng tác của ông, người ta thấy chỉ những sách khảo cứu của ông là có giá trị hơn cả...Người ta thấy ông rõ là một nhà bác học có óc tổ chức và có phương pháp... (Vũ Ngọc Phan)
- Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của là ba ông minh triết bảo thân, gần bùn mà chẳng nhuốm mùi bùn, không ham "đục nước béo cò" như ai, chỉ say đạo lý và học hỏi, sống đất Tào mà long giữ Hán, thác không tiếng nhơ, thấy đó mà mừng thầm cho nước nhà những cơn ba đào sóng gió còn hiếm người xứng danh học trò cửa Khổng. (Vương Hồng Sển)
- Ông Trương Vĩnh Ký từ khi đỗ đạt cho đến khi mất vẫn tỏ ra thân Pháp. Tuy nhiên, người ở miền Nam không bao giờ khinh rẻ ông. Ông không gia nhập Pháp tịch; trước khi mất, ông biết thân phận của người học giả sống trong thời kỳ khó khăn...
- Khi phong trào Duy Tân hoạt động công khai rầm rộ, ông Trần Chánh Chiếu cổ động lạc quyên đức tượng kỷ niệm ông Trương Vĩnh Ký với bài trong báo Lục Tỉnh Tân Văn nhan đề “ông Đốc Ký”.
- Ông này khi sanh tiền tuy là nhà nứơc tin cậy mặc dầu chớ chẳng hề ỷ thế mà hại quê hương, chỉ vẻ cho các quan Lang sa biết phong tục lễ nghĩa của con nhà An Nam, cho khỏi chỗ mích lòng nhau, làm cho mẹ gà phải thương con vịt. Đêm ngày lo đặt sách này dịch sách kia cho kẻ hậu sinh dễ học. Thiệt là quan thầy của cả và Nam Kỳ...
- Ngoài những tác phẩm biên khảo mang tính cách bác học, ông Trương vĩnh Ký còn chú ý đến độc giả bình dân, lời văn theo lời ăn tiếng nói thông dụng lúc bây giờ. Chuyện đời xưa của ông cùng là Chuyện giải buồn của Huỳnh Tịnh Của hãy còn được nhắc nhở. (Sơn Nam)
- Trương Vĩnh Ký không đạo mạo, không đài các, không cao kỳ; ông trai trẻ hơn, ông mới hơn… Và nhờ ông, câu văn Việt được giải phóng khỏi những xiềng xích chữ Hán. Chủ trương của ông chính là “cách nói tiếng An Nam ròng” và viết “trơn tuột như lờ nói”. Nếu đem phân tích theo ngữ pháp thì thấy lôi thôi, nhưng so với văn xuôi khác ra đời sau ông 20, 30 năm, văn ông vẫn còn hay hơn, mạch lạc khúc chiết hơn. (Thanh Lãng)
- Những biên soạn của Trương Vĩnh Ký đã có những đóng góp quan trọng cho một số ngành khoa học đương thời, nhất là khoa ngôn ngữ học và khoa học lịch sử… Các sáng tác của Trương cũng nói lên ít nhiều cá tính một con người cần mẫn trong công việc, có cái nhìn tinh tế và óc tò mò trước sự vật, nhiều lúc có khả năng hài hước hóa mọi chuyện ở đời... (Nguyễn Huệ Chi)
- Ông là người, từ nhỏ được giáo dục theo phương pháp Âu Tây, khi trưởng thành theo giúp việc người Pháp, thế mà bằng hữu viết thư giục ông, ông không nghe, vẫn khăng khăng từ chối để suốt đời được giữ bộ quần áo Việt Nam và suốt đời là một người Việt Nam thuần túy. (Lê Thanh)
- Nếu cụ Võ Trường Toản là "Hậu tổ" của Nho học ở đất Gia Định thì cụ Trương Vĩnh Ký là bậc tiền hiền của chữ quốc ngữ trong toàn cõi đất Việt. (Huỳnh Minh)
Các bài viết, bài báo về Trương Vĩnh Ký
- Tiếng Việt - những công lao bị quên lãng (Cao Xuân Hạo)
- Người chiêu tuyết cho Trương Vĩnh Ký
- Tầm vóc quốc tế của Pétrus Ký
- Petrus Trương Vĩnh Ký, người đầu tiên phát huy nền văn học chữ quốc ngữ Việt Nam
- Trương Vĩnh Ký nhà văn hóa tiên phong
- Những kỷ lục của báo chí Việt Nam
-Trương Vĩnh Ký, người mở đầu cho cuộc trò chuyện Đông Tây
...
Các sách viết về ông:
- Trương Vĩnh Ký nhà văn hóa, Nguyễn Văn Trung, NXB Hội nhà văn, 1993
- Trương Vĩnh Ký – con người và sự thật, Nguyễn Văn Trấn, Ban Khoa học xã hội Thành ủy TP.Hồ Chí Minh, 1993
- Sương mù trên tác phẩm Trương Vĩnh Ký, Bằng Giang, Nhà xuất bản Văn học, 1994
- Trương Vĩnh Ký - Bi kịch muôn đời, Hoàng Lại Giang, NXB Văn Hóa và Thông Tin, 2001
- Thế kỷ XXI nhìn về Trương Vĩnh Ký, NXB Trẻ, 2002, tr.28
- Tuyển Tập Hiện Tượng Trương Vĩnh Ký, Vũ Ký, 2005
Học giả nói, viết về tác giả
- Chúng ta kính trọng ông - một nhà bác học, một nhà văn hóa lớn vừa có nhân cách vừa có chân tài. Lịch sử chắc chắn sẽ tiếp tục ghi nhận công lao của Trương Vĩnh Ký với tư cách người đi tiên phong trong cuộc chuẩn bị sự canh tân cho đất nước. (GS Trần Hữu Tá, nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của ông)
-Tóm tắt sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký gọn trong 3 tiếng "Bác học, Tâm thuật, Khiêm tốn" (Nguyễn Văn Tố )
- Đời có ba hạng người bất hủ. Trên có bậc lập đức, dưới có bậc lập công, sau có bậc lập ngôn, tuy mất đã lâu mà tiếng vẫn còn: toàn là những nhà bất hủ.
Hạng người làm sách để dạy đời là một hạng trong ba hạng người bất hủ ấy.
Ông Trương Vĩnh Ký có thể liệt vào hạng người đó, vì ông viết bao nhiêu là sách. Những sách ấy hiện vẫn còn có giá trị, quyển nào cũng có ý đủ, văn hay, không phải là người có thiên tài học vấn thì không sao viết nổi. Thật là một nhà bác ngữ uẩn suc, nước ta chưa từng có bao giờ. (Nguyễn Văn Tố)
- Trong số những sách dịch thuật, khảo cứu và sáng tác của ông, người ta thấy chỉ những sách khảo cứu của ông là có giá trị hơn cả...Người ta thấy ông rõ là một nhà bác học có óc tổ chức và có phương pháp... (Vũ Ngọc Phan)
- Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của là ba ông minh triết bảo thân, gần bùn mà chẳng nhuốm mùi bùn, không ham "đục nước béo cò" như ai, chỉ say đạo lý và học hỏi, sống đất Tào mà long giữ Hán, thác không tiếng nhơ, thấy đó mà mừng thầm cho nước nhà những cơn ba đào sóng gió còn hiếm người xứng danh học trò cửa Khổng. (Vương Hồng Sển)
- Ông Trương Vĩnh Ký từ khi đỗ đạt cho đến khi mất vẫn tỏ ra thân Pháp. Tuy nhiên, người ở miền Nam không bao giờ khinh rẻ ông. Ông không gia nhập Pháp tịch; trước khi mất, ông biết thân phận của người học giả sống trong thời kỳ khó khăn...
- Khi phong trào Duy Tân hoạt động công khai rầm rộ, ông Trần Chánh Chiếu cổ động lạc quyên đức tượng kỷ niệm ông Trương Vĩnh Ký với bài trong báo Lục Tỉnh Tân Văn nhan đề “ông Đốc Ký”.
- Ông này khi sanh tiền tuy là nhà nứơc tin cậy mặc dầu chớ chẳng hề ỷ thế mà hại quê hương, chỉ vẻ cho các quan Lang sa biết phong tục lễ nghĩa của con nhà An Nam, cho khỏi chỗ mích lòng nhau, làm cho mẹ gà phải thương con vịt. Đêm ngày lo đặt sách này dịch sách kia cho kẻ hậu sinh dễ học. Thiệt là quan thầy của cả và Nam Kỳ...
- Ngoài những tác phẩm biên khảo mang tính cách bác học, ông Trương vĩnh Ký còn chú ý đến độc giả bình dân, lời văn theo lời ăn tiếng nói thông dụng lúc bây giờ. Chuyện đời xưa của ông cùng là Chuyện giải buồn của Huỳnh Tịnh Của hãy còn được nhắc nhở. (Sơn Nam)
- Trương Vĩnh Ký không đạo mạo, không đài các, không cao kỳ; ông trai trẻ hơn, ông mới hơn… Và nhờ ông, câu văn Việt được giải phóng khỏi những xiềng xích chữ Hán. Chủ trương của ông chính là “cách nói tiếng An Nam ròng” và viết “trơn tuột như lờ nói”. Nếu đem phân tích theo ngữ pháp thì thấy lôi thôi, nhưng so với văn xuôi khác ra đời sau ông 20, 30 năm, văn ông vẫn còn hay hơn, mạch lạc khúc chiết hơn. (Thanh Lãng)
- Những biên soạn của Trương Vĩnh Ký đã có những đóng góp quan trọng cho một số ngành khoa học đương thời, nhất là khoa ngôn ngữ học và khoa học lịch sử… Các sáng tác của Trương cũng nói lên ít nhiều cá tính một con người cần mẫn trong công việc, có cái nhìn tinh tế và óc tò mò trước sự vật, nhiều lúc có khả năng hài hước hóa mọi chuyện ở đời... (Nguyễn Huệ Chi)
- Ông là người, từ nhỏ được giáo dục theo phương pháp Âu Tây, khi trưởng thành theo giúp việc người Pháp, thế mà bằng hữu viết thư giục ông, ông không nghe, vẫn khăng khăng từ chối để suốt đời được giữ bộ quần áo Việt Nam và suốt đời là một người Việt Nam thuần túy. (Lê Thanh)
- Nếu cụ Võ Trường Toản là "Hậu tổ" của Nho học ở đất Gia Định thì cụ Trương Vĩnh Ký là bậc tiền hiền của chữ quốc ngữ trong toàn cõi đất Việt. (Huỳnh Minh)
Các bài viết, bài báo về Trương Vĩnh Ký
- Tiếng Việt - những công lao bị quên lãng (Cao Xuân Hạo)
- Người chiêu tuyết cho Trương Vĩnh Ký
- Tầm vóc quốc tế của Pétrus Ký
- Petrus Trương Vĩnh Ký, người đầu tiên phát huy nền văn học chữ quốc ngữ Việt Nam
- Trương Vĩnh Ký nhà văn hóa tiên phong
- Những kỷ lục của báo chí Việt Nam
-Trương Vĩnh Ký, người mở đầu cho cuộc trò chuyện Đông Tây
Tiếng Việt - Những công lao bị quên lãng
Trong
lịch sử của ngành Việt ngữ học, ông là một trong những tác giả ít bị
những định kiến "dĩ Âu vi trung" chi phối hơn cả, nhất là khi đem so với
sách học tiếng Việt ngày nay. Kể cho đến bây giờ, ít có cuốn sách nào
cung cấp cho ta nhiều thông tin về ngữ pháp tiếng Việt như mấy cuốn sách
không lấy gì làm dày của ông. Trong mấy cuốn này không thiếu những phát
hiện quan trọng mà ngày nay chẳng mấy ai nhắc đến, trong khi lẽ ra nó
phải được những người đi sau tiếp thu và khai triển, đào sâu hơn nữa.
****************************************
Nhóm Thiện Chí Xây Dựng Tượng Đài Petrus Ký Hải Ngoại xin chân thành cảm tạ sự hỗ trợ quý báu của quý vị và giới truyền ...
|
Trương Vĩnh Ký
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pétrus Trương Vĩnh Ký (張永記, 1837 – 1898), tên hồi nhỏ là Trương Chánh Ký, sau này đổi tên đệm thành Trương Vĩnh Ký, hiệu Sĩ Tải (士載); là một nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, và khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam.
Ông có tri thức uyên bác, am tường và có cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực văn hóa cổ kim Đông Tây, nên được tấn phong Giáo sư Viện sĩ Pháp, được ghi tên trong Bách khoa Tự điển Larousse, và đứng vào vị trí "toàn cầu bác học thập bát quân tử" tức là một trong 18 nhà bác học hàng đầu thế giới thế kỷ 19. Ngoài ra, vì biết và sử dụng thông thạo 27 ngoại ngữ, nên ông trở thành nhà bác học biết nhiều thứ tiếng nhất ở Việt Nam, và đứng vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới [1].
Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật, ... Riêng đối với nền báo chí Quốc ngữ Việt Nam, ông được coi là "ông tổ nghề báo Việt Nam", người đặt nền móng, bởi ông chính là người sáng lập, là Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên: Gia Định báo [2]).
Năm ông 8 tuổi [3], thân phụ ông được triều đình cử đi phò tá đoàn sứ thần sang Cao Miên (Campuchia ngày nay), rồi mất vì bệnh ở bên ấy.
Thấy ông ngoan và cần mẫn, Cố Tám (một tu sĩ Công giáo từng được ông Thi che giấu lúc nhà Nguyễn cấm đạo gắt gao)[4] đã khuyên mẹ ông cho ông đi học chữ Quốc ngữ và cải theo đạo Công giáo. Sau đó, ông có tên là Jean-Baptiste Pétrus Trương Chánh Ký, sau này đổi tên đệm là Pétrus Trương Vĩnh Ký, viết và gọi tắt là Pétrus Ký.
Đến khi Linh mục Long từ Pháp sang, Cố Tám (ít lâu sau ông mất) cho Pétrus Ký theo hầu nhà truyền giáo này. Thấy ông thông minh và ham học, Linh mục Long đã tận tình dạy dỗ chữ Latinh, đồng thời dành riêng cho ông một chỗ ở trong nhà Giảng vừa mới thành lập ở Cái Nhum (1846).
Năm 11 tuổi (1848), theo đề nghị của Linh mục Long, vị Giám mục chủ quản xứ đạo lúc bấy giờ cho Pétrus Ký theo Cố Hòa (tức Linh mục người Pháp Belleveaux), đang giữ chức Cai tại trường đạo Pinha-lu ở Phnom Penh (Cao Miên). Ở đây, có các học sinh là người Cao Miên (Campuchia), Ai Lao (Lào), Miến Điện (Myanma), Trung Quốc;... ông lân la làm quen và rồi học luôn các thứ tiếng ấy.
Năm 1851, Pétrus Ký lại được gửi vào trường đạo Dulalma ở Penang (đây là một hòn đảo nhỏ trên vùng biển Hạ Châu, tức Nam Dương, nay thuộc Malaysia). Ban đầu, đoàn du học (có Linh mục Long đi theo) đi theo đường bộ xuất phát từ Nam Vang, nhưng rồi đoàn bị lạc giữa rừng, lại gặp bão ở Biển Hồ, nên phải trở về Sài Gòn để xuống tàu thủy qua Penang... Trong khoảng thời gian theo học tại đây, ông còn học thêm các thứ tiếng khác, như: Ấn Độ, Anh, Tây Ban Nha, Mã Lai, Nhật Bản, Hy Lạp, Thái Lan, Pháp,...[5]
Năm 21 tuổi (1858), Trương Vĩnh Ký học xong và về nước đúng vào lúc mẹ ông qua đời.
Lúc Pétrus Ký trở về quê hương Cái Mơn, cũng là lúc thực dân Pháp đem quân sang xâm chiếm Việt Nam (Đà Nẵng bị tấn công ngày 1 tháng 9 năm 1858). Vì thế, việc cấm đạo Công giáo cũng diễn ra gay gắt hơn.
Không du học nữa, và cũng không thể ở quê nhà, Pétrus Ký chạy lên Sài Gòn vào tá túc nhà vị Giám mục người Pháp Dominique Lefèbre, và được ông này giới thiệu làm thông ngôn cho Jauréguiberry vào ngày 20 tháng 12 năm 1860.
Năm 1861 Pétrus Ký thành hôn với bà Vương Thị Thọ (con gái ông Vương Tấn Ngươn, hương chủ làng Nhơn Giang [Chợ Quán] do Linh mục Đoan họ đạo Nhơn Giang mối mai) và dời về cư ngụ ở Chợ Quán, Sài Gòn.
Ngày 8 tháng 5 năm 1862, Pháp thành lập trường Thông ngôn (Collège des Interprètes), ông được nhận vào dạy. Cũng trong năm này, ông theo sứ thần Simo đáp thuyền Forbin ra Huế bàn việc nghị hòa.
Năm 1863, triều đình Huế cử một phái đoàn do Phan Thanh Giản đứng đầu sang Pháp xin chuộc ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, và ông Giản đã xin Pétrus Ký đi theo làm thông ngôn.
Sang Pháp, Pétrus Ký cùng phái đoàn nhà Nguyễn được triều kiến Hoàng đế Napoléon III, gặp nhiều nhân vật tên tuổi thuộc nhiều lãnh vực khác nhau. Ngoài ra, ông còn được sang thăm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý và được yết kiến Giáo hoàng tại Rôma. Ngày 18 tháng 3 năm 1864, phái đoàn về đến Sài Gòn[6].
Năm 1865, Pétrus Ký xin lập một tờ báo quốc ngữ mang tên là Gia Định báo. Lời yêu cầu của ông được chấp thuận và Nghị định cho phép xuất bản được ký ngày 1 tháng 4 năm 1865, nhưng không phải ký cho ông mà lại ký cho một người Pháp tên là Ernest Potteaux, một viên thông ngôn làm việc tại Soái phủ Nam Kỳ. Mãi đến ngày 16 tháng 5 năm 1869 mới có Nghị định của Chuẩn Đô đốc Ohier ký giao Gia Định báo cho Trương Vĩnh Ký làm Giám đốc, Huỳnh Tịnh Của làm Chủ bút; và khi ấy tờ báo mới thật sự được khởi sắc.
Từ năm 1866 đến 1868, ông được bổ làm Giáo sư dạy tiếng Pháp ở trường Thông ngôn Sài Gòn.
Năm 1869, Sứ thần Tây Ban Nha sang Việt Nam nhằm ký thương ước với triều đình Huế. Tới Sài Gòn, vị sứ thần này đã xin Chính quyền Pháp ở Nam Kỳ cho phép Pétrus Ký đi theo giúp đỡ. Nhiệm vụ hoàn thành, nhân thời gian rãnh rỗi, ông sang thăm Hồng Kông, Ma Cao, Quảng Đông, Quảng Tây,...
Năm 1872, Pétrus Ký được Pháp thăng chức Tri huyện hạng nhất, đồng thời được bổ làm Đốc học (Giám đốc) trường Sư phạm dạy người Pháp học tiếng phương Đông, kiêm chức thư ký Hội đồng châu thành Chợ Lớn (1 tháng 6 năm 1872).
Ngày 1 tháng 1 năm 1874, Pétrus Ký lãnh chức Giáo sư dạy chữ Việt và chữ Pháp cho người Pháp và người Tây Ban Nha tại trường Tham biện Hậu bổ (Collège des administrateurs stagiaires), rồi làm Chánh đốc học trường ấy, đồng thời lãnh chức Ủy viên thượng Hội đồng Giáo dục (17 tháng 11 năm 1874). Cũng trong năm này, Pétrus Ký được bình chọn đứng hàng thứ 17 trong 18 "Thế giới Thập Bát Văn Hào"[7][cần dẫn nguồn]
Năm 1876, Thống đốc Nam Kỳ Duperré cử ông ra Bắc Kỳ tìm hiểu tình hình miền Bắc. Khi về Sài Gòn, ông viết cuốn Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876).
Năm 1877, ông là hội viên duy nhất và đầu tiên người Nam, được cử làm Ủy viên Hội đồng cai trị Sài Gòn.
Ngày 17 tháng 5 năm 1883, ông được Hàn Lâm Viện Pháp phong danh hiệu Viện sĩ (Officier d'Académie) [8].
Năm 1886, Paul Bert (nghị sĩ, hội viên Hàn lâm, bác học gia sinh vật học) được cử sang Đông Dương làm Khâm sứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Vốn là bạn từ trước, nên Paul Bert mời Trương Vĩnh Ký ra Huế giúp việc. Khoảng đầu tháng 6 năm ấy, Pétrus Ký ra Huế, được vua Đồng Khánh cho lãnh chức trong Cơ mật viện Tham tá, sung Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ.
Ngày 11 tháng 11 năm đó, Paul Bert bất ngờ bị bệnh chết, Trương Vĩnh Ký bị nhóm thực dân không cùng cánh bỏ rơi, bạc đãi; và bản thân Pétrus Ký sau đó cũng bị triều đình Huế nghi kỵ và trù dập nên ông lấy cớ đau phổi xin từ chức về lại Sài Gòn dạy học tại trường Hậu Bổ, trường Thông ngôn và viết sách...
Năm 1887, sau khi đi công tác ở Bangkok để giải quyết vấn đề giữa Thái Lan và Đông Dương, ông nghỉ hưu.
Năm 1888, ông xuất bản tạp chí tư nhân Thông Loại Khóa Trình (Miscellanées) được 18 số (1888-1889). Cũng trong năm này, trường Thông ngôn đóng cửa, Pétrus Ký gần như thất nghiệp. Sống trong hoàn cảnh buồn bã, túng quẫn, bệnh hoạn luôn, Pétrus Ký qua đời vào ngày 1 tháng 9 năm 1898.
Mộ phần và nhà ở khi xưa của ông (nay là nơi thờ phụng ông), hiện nằm nơi góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng thuộc quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 8 tháng 11 năm 1870, ông có lời di huấn: Người đời sanh ký tử quy, đàng đi nước bước vắn vỏi lắm. Nhưng ai cũng có phận nấy, hể nhập thế cuộc bất khả vô danh vị, cũng phải làm vai tuồng mình cho xong đã, mới chun vô phòng được. Sự sống ở đời tạm nầy, đỏ như hoa nở một hồi sương sa; vạn sự đều chóng qua hết, tan đi như mây như khói. Nên phải liệu sức, tùy phận mà làm vai tuồng mình cho xong....
Bài thơ ông sáng tác lúc gần lâm chung :
Ghi công, khi phong trào Duy Tân hoạt động công khai rầm rộ, ông Trần Chánh Chiếu đã cổ động lạc quyên đúc tượng kỷ niệm ông Trương Vĩnh Ký với bài "ông Đốc Ký" đăng trên báo Lục Tỉnh Tân Văn[16]. Trước đây, tên của ông cũng đã được Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng hòa đặt cho một ngôi trường trung học lớn ở Sài Gòn. Sau năm 1975, trường này được đổi tên là trường trung học Lê Hồng Phong.
Ông có tri thức uyên bác, am tường và có cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực văn hóa cổ kim Đông Tây, nên được tấn phong Giáo sư Viện sĩ Pháp, được ghi tên trong Bách khoa Tự điển Larousse, và đứng vào vị trí "toàn cầu bác học thập bát quân tử" tức là một trong 18 nhà bác học hàng đầu thế giới thế kỷ 19. Ngoài ra, vì biết và sử dụng thông thạo 27 ngoại ngữ, nên ông trở thành nhà bác học biết nhiều thứ tiếng nhất ở Việt Nam, và đứng vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới [1].
Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật, ... Riêng đối với nền báo chí Quốc ngữ Việt Nam, ông được coi là "ông tổ nghề báo Việt Nam", người đặt nền móng, bởi ông chính là người sáng lập, là Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên: Gia Định báo [2]).
Mục lục
Thân thế và sự nghiệp
Ông sinh ngày 6 tháng 12 năm 1837 (tức năm Đinh Dậu, Minh Mạng thứ 17) tại ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phủ Hoàng An, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre). Vĩnh Ký là con thứ ba (sau một anh cả và một người chị) của Lãnh binh Trương Chánh Thi và bà Nguyễn Thị Châu.Đi học
Lúc 5 tuổi, Vĩnh Ký cùng anh trai là Trương Chánh Sử được đi học chữ Hán với một thầy đồ tên Học ở trong xóm dạy.Năm ông 8 tuổi [3], thân phụ ông được triều đình cử đi phò tá đoàn sứ thần sang Cao Miên (Campuchia ngày nay), rồi mất vì bệnh ở bên ấy.
Thấy ông ngoan và cần mẫn, Cố Tám (một tu sĩ Công giáo từng được ông Thi che giấu lúc nhà Nguyễn cấm đạo gắt gao)[4] đã khuyên mẹ ông cho ông đi học chữ Quốc ngữ và cải theo đạo Công giáo. Sau đó, ông có tên là Jean-Baptiste Pétrus Trương Chánh Ký, sau này đổi tên đệm là Pétrus Trương Vĩnh Ký, viết và gọi tắt là Pétrus Ký.
Đến khi Linh mục Long từ Pháp sang, Cố Tám (ít lâu sau ông mất) cho Pétrus Ký theo hầu nhà truyền giáo này. Thấy ông thông minh và ham học, Linh mục Long đã tận tình dạy dỗ chữ Latinh, đồng thời dành riêng cho ông một chỗ ở trong nhà Giảng vừa mới thành lập ở Cái Nhum (1846).
Năm 11 tuổi (1848), theo đề nghị của Linh mục Long, vị Giám mục chủ quản xứ đạo lúc bấy giờ cho Pétrus Ký theo Cố Hòa (tức Linh mục người Pháp Belleveaux), đang giữ chức Cai tại trường đạo Pinha-lu ở Phnom Penh (Cao Miên). Ở đây, có các học sinh là người Cao Miên (Campuchia), Ai Lao (Lào), Miến Điện (Myanma), Trung Quốc;... ông lân la làm quen và rồi học luôn các thứ tiếng ấy.
Năm 1851, Pétrus Ký lại được gửi vào trường đạo Dulalma ở Penang (đây là một hòn đảo nhỏ trên vùng biển Hạ Châu, tức Nam Dương, nay thuộc Malaysia). Ban đầu, đoàn du học (có Linh mục Long đi theo) đi theo đường bộ xuất phát từ Nam Vang, nhưng rồi đoàn bị lạc giữa rừng, lại gặp bão ở Biển Hồ, nên phải trở về Sài Gòn để xuống tàu thủy qua Penang... Trong khoảng thời gian theo học tại đây, ông còn học thêm các thứ tiếng khác, như: Ấn Độ, Anh, Tây Ban Nha, Mã Lai, Nhật Bản, Hy Lạp, Thái Lan, Pháp,...[5]
Năm 21 tuổi (1858), Trương Vĩnh Ký học xong và về nước đúng vào lúc mẹ ông qua đời.
Lúc Pétrus Ký trở về quê hương Cái Mơn, cũng là lúc thực dân Pháp đem quân sang xâm chiếm Việt Nam (Đà Nẵng bị tấn công ngày 1 tháng 9 năm 1858). Vì thế, việc cấm đạo Công giáo cũng diễn ra gay gắt hơn.
Cộng tác với Pháp
Lược kê ra một số sự kiện đáng chú ý:Không du học nữa, và cũng không thể ở quê nhà, Pétrus Ký chạy lên Sài Gòn vào tá túc nhà vị Giám mục người Pháp Dominique Lefèbre, và được ông này giới thiệu làm thông ngôn cho Jauréguiberry vào ngày 20 tháng 12 năm 1860.
Năm 1861 Pétrus Ký thành hôn với bà Vương Thị Thọ (con gái ông Vương Tấn Ngươn, hương chủ làng Nhơn Giang [Chợ Quán] do Linh mục Đoan họ đạo Nhơn Giang mối mai) và dời về cư ngụ ở Chợ Quán, Sài Gòn.
Ngày 8 tháng 5 năm 1862, Pháp thành lập trường Thông ngôn (Collège des Interprètes), ông được nhận vào dạy. Cũng trong năm này, ông theo sứ thần Simo đáp thuyền Forbin ra Huế bàn việc nghị hòa.
Năm 1863, triều đình Huế cử một phái đoàn do Phan Thanh Giản đứng đầu sang Pháp xin chuộc ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, và ông Giản đã xin Pétrus Ký đi theo làm thông ngôn.
Sang Pháp, Pétrus Ký cùng phái đoàn nhà Nguyễn được triều kiến Hoàng đế Napoléon III, gặp nhiều nhân vật tên tuổi thuộc nhiều lãnh vực khác nhau. Ngoài ra, ông còn được sang thăm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý và được yết kiến Giáo hoàng tại Rôma. Ngày 18 tháng 3 năm 1864, phái đoàn về đến Sài Gòn[6].
Năm 1865, Pétrus Ký xin lập một tờ báo quốc ngữ mang tên là Gia Định báo. Lời yêu cầu của ông được chấp thuận và Nghị định cho phép xuất bản được ký ngày 1 tháng 4 năm 1865, nhưng không phải ký cho ông mà lại ký cho một người Pháp tên là Ernest Potteaux, một viên thông ngôn làm việc tại Soái phủ Nam Kỳ. Mãi đến ngày 16 tháng 5 năm 1869 mới có Nghị định của Chuẩn Đô đốc Ohier ký giao Gia Định báo cho Trương Vĩnh Ký làm Giám đốc, Huỳnh Tịnh Của làm Chủ bút; và khi ấy tờ báo mới thật sự được khởi sắc.
Từ năm 1866 đến 1868, ông được bổ làm Giáo sư dạy tiếng Pháp ở trường Thông ngôn Sài Gòn.
Năm 1869, Sứ thần Tây Ban Nha sang Việt Nam nhằm ký thương ước với triều đình Huế. Tới Sài Gòn, vị sứ thần này đã xin Chính quyền Pháp ở Nam Kỳ cho phép Pétrus Ký đi theo giúp đỡ. Nhiệm vụ hoàn thành, nhân thời gian rãnh rỗi, ông sang thăm Hồng Kông, Ma Cao, Quảng Đông, Quảng Tây,...
Năm 1872, Pétrus Ký được Pháp thăng chức Tri huyện hạng nhất, đồng thời được bổ làm Đốc học (Giám đốc) trường Sư phạm dạy người Pháp học tiếng phương Đông, kiêm chức thư ký Hội đồng châu thành Chợ Lớn (1 tháng 6 năm 1872).
Ngày 1 tháng 1 năm 1874, Pétrus Ký lãnh chức Giáo sư dạy chữ Việt và chữ Pháp cho người Pháp và người Tây Ban Nha tại trường Tham biện Hậu bổ (Collège des administrateurs stagiaires), rồi làm Chánh đốc học trường ấy, đồng thời lãnh chức Ủy viên thượng Hội đồng Giáo dục (17 tháng 11 năm 1874). Cũng trong năm này, Pétrus Ký được bình chọn đứng hàng thứ 17 trong 18 "Thế giới Thập Bát Văn Hào"[7][cần dẫn nguồn]
Năm 1876, Thống đốc Nam Kỳ Duperré cử ông ra Bắc Kỳ tìm hiểu tình hình miền Bắc. Khi về Sài Gòn, ông viết cuốn Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876).
Năm 1877, ông là hội viên duy nhất và đầu tiên người Nam, được cử làm Ủy viên Hội đồng cai trị Sài Gòn.
Ngày 17 tháng 5 năm 1883, ông được Hàn Lâm Viện Pháp phong danh hiệu Viện sĩ (Officier d'Académie) [8].
Năm 1886, Paul Bert (nghị sĩ, hội viên Hàn lâm, bác học gia sinh vật học) được cử sang Đông Dương làm Khâm sứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Vốn là bạn từ trước, nên Paul Bert mời Trương Vĩnh Ký ra Huế giúp việc. Khoảng đầu tháng 6 năm ấy, Pétrus Ký ra Huế, được vua Đồng Khánh cho lãnh chức trong Cơ mật viện Tham tá, sung Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ.
Ngày 11 tháng 11 năm đó, Paul Bert bất ngờ bị bệnh chết, Trương Vĩnh Ký bị nhóm thực dân không cùng cánh bỏ rơi, bạc đãi; và bản thân Pétrus Ký sau đó cũng bị triều đình Huế nghi kỵ và trù dập nên ông lấy cớ đau phổi xin từ chức về lại Sài Gòn dạy học tại trường Hậu Bổ, trường Thông ngôn và viết sách...
Cuối đời
Mặc dù đã trở về đời sống của một viên chức, nhưng Pétrus Ký vẫn bị người khác phe tìm cách hạ bậc lương và làm khó dễ việc vào ngạch Giáo sư sinh ngữ Đông Phương của ông. Khi trước, lúc còn được ưu ái, những sách của Pétrus Ký đều được nhà cầm quyền Pháp bỏ tiền ra in, để phân phối cho học sinh. Nhưng từ khi bị hất hủi, lui về ẩn dật ở Chợ Quán, ông phải bỏ tiền riêng ra in ấn và tự phát hành. Sách ế ẩm khiến Pétrus Ký phải mắc nhiều nợ.Năm 1887, sau khi đi công tác ở Bangkok để giải quyết vấn đề giữa Thái Lan và Đông Dương, ông nghỉ hưu.
Năm 1888, ông xuất bản tạp chí tư nhân Thông Loại Khóa Trình (Miscellanées) được 18 số (1888-1889). Cũng trong năm này, trường Thông ngôn đóng cửa, Pétrus Ký gần như thất nghiệp. Sống trong hoàn cảnh buồn bã, túng quẫn, bệnh hoạn luôn, Pétrus Ký qua đời vào ngày 1 tháng 9 năm 1898.
Mộ phần và nhà ở khi xưa của ông (nay là nơi thờ phụng ông), hiện nằm nơi góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng thuộc quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Chức vụ, huân huy chương
Không những Trương Vĩnh Ký là một nhà văn tiền phong của nền văn học chữ quốc ngữ mà ông còn là một học giả rất nổi tiếng. Trong quá trình hoạt động, ông đã được nhận các chức việc và huân huy chương [cần dẫn nguồn]:- Nhận huy chương Dũng sĩ cứu thế của Tòa thánh La Mã ngày 1 tháng 10 năm 1863.
- Năm 1871, được cử làm hội viên Hội Nhân Văn và Khoa học vùng Tây Nam nước Pháp, Hội nhân chủng học, Hội Giáo dục Á châu.
- Năm 1874, được phong Giáo sư ngôn ngữ Á Đông, vì Pétrus Ký đã thông hiểu 27 sinh ngữ trên thế giới.
- Trong cuộc bầu chọn "Toàn Cầu Bác Học Danh Gia"{{ai bầu chọn ?}} vào năm 1874, Pétrus Ký được bình chọn đứng hàng thứ 17 trong 18 "Thế giới Thập Bát Văn Hào". Ngoài ra, ông còn là một học giả Việt được ghi trong Bách khoa Tự điển Larousse.[cần dẫn nguồn]
- Nhận huy chương Isabelle la Catholique của Tây Ban Nha ngày 27 tháng 6 năm 1886.
- Trở thành hội viên Hội chuyên khảo về Văn hóa Á Châu ngày 15 tháng 2 năm 1876.
- Trở thành hội viên Hội chuyên học địa dư ở Paris ngày 7 tháng 7 năm 1878.
- Nhận khuê bài Hàn Lâm Viện đệ nhị đẳng bội tinh (Palmes d'Académie) của Hàn Lâm viện Pháp ngày 17 tháng 5 năm 1883.
- Nhận Tứ đẳng Long tinh, Ngọc khánh, Long khánh của Nam triều ngày 17 tháng 5 năm 1886.
- Nhận Bắc Đẩu Bội Tinh đệ ngũ đẳng của Pháp ngày 4 tháng 8 năm 1886 [cần dẫn nguồn].
- Nhận Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Pháp ngày 3 tháng 6 năm 1887.
- Nhận Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Hoàng gia Cam Bốt.
- Vua Đồng Khánh ban cho ông chức Hàn Lâm viện Thị giảng học sĩ.
- Vua Khải Định ban hàm Lễ Bộ Tham Tri.
- Vua Bảo Đại ban hàm Lễ Bộ Thượng Thư.
Một số tác phẩm
Ông có trên một trăm tác phẩm (có nguồn ghi 119 tác phẩm), nhiều quyển rất đáng chú ý, như:- Truyện đời xưa
- Abrégé de grammaire annamite (Tóm lược ngữ pháp An Nam)
- Kim Vân Kiều (bản phiên âm ra chữ quốc ngữ đầu tiên)
- Tiểu giáo trình Địa lý Nam Kỳ
- Ký ức lịch sử Sài Gòn và vùng phụ cận
- Cours de langue annamite (Bài giảng ngôn ngữ An Nam)
- Voyage au Tonkin en 1876 (Chuyến đi ra Bắc Kỳ năm Ất Hợi, 1786)
- Guide de la conversation annamite (Hướng dẫn đàm thoại An Nam)
- Phép lịch sự An Nam (Les convenances et les civilités annamites)
- Lục súc tranh công
- Cours de la langue mandarine ou des caractères chinois (Bài giảng tiếng quan thoại hay chữ Trung Quốc)
- Cours d'histoire annamite (Bài giảng lịch sử An Nam)
- Dư đồ thuyết lược (Précis de géographie)
- Đại Nam tam thập nhất tỉnh thành đồ
- Cours de littérature annamite (Bài giảng văn chương An Nam)
- Cours de géographie générale de l'Indochine (Bài giảng địa lý tổng quát Đông Dương)
- Đại Nam tam thập nhứt tỉnh địa đồ
- Grand Dictionnaire Annamite-Français (Đại tự điển An Nam-Pháp), v.v...[9]
Nỗi lòng
Hay tin Pétrus Ký, một con người tài giỏi, sẽ ra làm việc với Pháp, một số quan lại nhà Nguyễn đâm ra nghi kỵ ông. Nhưng sau nhiều toan tính, ông nghĩ rằng phải làm việc để giúp đỡ đồng bào, nhất là lúc ấy, Pháp và Nam triều chưa hiểu nhau, chưa thành thật với nhau. Pétrus Ký đã mượn câu cách ngôn Latinh "Ở với họ mà không theo họ" ("Sic vos non vobis"), để biện minh cho việc nhận lời làm thông ngôn cho Jauréguiberry.[10] Mặc dù làm việc cho thực dân Pháp, nhưng khi sưu tầm và chú thích bản Gia Định thất thủ vịnh, Trương Vĩnh Ký vẫn gọi họ là “giặc”.Ngày 8 tháng 11 năm 1870, ông có lời di huấn: Người đời sanh ký tử quy, đàng đi nước bước vắn vỏi lắm. Nhưng ai cũng có phận nấy, hể nhập thế cuộc bất khả vô danh vị, cũng phải làm vai tuồng mình cho xong đã, mới chun vô phòng được. Sự sống ở đời tạm nầy, đỏ như hoa nở một hồi sương sa; vạn sự đều chóng qua hết, tan đi như mây như khói. Nên phải liệu sức, tùy phận mà làm vai tuồng mình cho xong....
Bài thơ ông sáng tác lúc gần lâm chung :
- Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai,
- Xô đẩy người vô giữa cuộc đời.
- Học thức gửi tên con mọt sách,
- Công danh rốt cuộc cái quan tài.
- Dạo hòn, lũ kiến men chân bước,
- Bò xối, con sùng chắt lưỡi hoài!
- Cuốn sổ bình sanh công với tội,
- Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.[11]
Đánh giá
Ở cuối thế kỷ 19, học giả Pháp tên là Jean Bouchot đã gọi Trương Vĩnh Ký là "một nhà bác học duy nhất ở Đông Dương và cho đến ở nước Trung Hoa hiện đại nữa." Ngoài ra, ông này còn viết:- Ta phải xem đời của cụ Trương Vĩnh Ký là một bài học và một gương tốt cho ta. Một bài học vì, vì ta thấy người dân hoàn toàn Nam Kỳ ấy sánh kịp với các nhà thông thái xứng đáng nhất của Âu châu trong đủ ngành khoa học...[14]
- Học giả Vương Hồng Sển:
- Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của là ba ông minh triết bảo thân, gần bùn mà chẳng nhuốm mùi bùn, không ham "đục nước béo cò" như ai, chỉ say đạo lý và học hỏi, sống đất Tào mà lòng giữ Hán, thác không tiếng nhơ, thấy đó mà mừng thầm cho nước nhà những cơn ba đào sóng gió còn hiếm người xứng danh học trò cửa Khổng[15].
- Nhà văn Sơn Nam:
- Ông Trương Vĩnh Ký từ khi đỗ đạt cho đến khi mất vẫn tỏ ra thân Pháp. Tuy nhiên, người ở miền Nam không bao giờ khinh rẻ ông. Ông không gia nhập Pháp tịch; trước khi mất, ông biết thân phận của người học giả sống trong thời kỳ khó khăn...Ông này khi sanh tiền tuy là nhà nước tin cậy mặc dầu chớ chẳng hề ỷ thế mà hại quê hương, chỉ vẽ cho các quan Lang sa biết phong tục lễ nghĩa của con nhà An Nam, cho khỏi chỗ mích lòng nhau, làm cho mẹ gà phải thương con vịt. Đêm ngày lo đặt sách này dịch sách kia cho kẻ hậu sinh dễ học. Thiệt là quan thầy của cả và Nam Kỳ...
- Ngoài những tác phẩm biên khảo mang tính cách bác học, ông Trương vĩnh Ký còn chú ý đến độc giả bình dân, lời văn theo lời ăn tiếng nói thông dụng lúc bây giờ. "Chuyện đời xưa" của ông cùng là "Chuyện giải buồn" của Huỳnh Tịnh Của hãy còn được nhắc nhở[16].
- Giáo sư Thanh Lãng:
- Trương Vĩnh Ký không đạo mạo, không đài các, không cao kỳ; ông trai trẻ hơn, ông mới hơn...Và nhờ ông, câu văn Việt được giải phóng khỏi những xiềng xích chữ Hán. Chủ trương của ông chính là “cách nói tiếng An Nam ròng” và viết “trơn tuột như lời nói”. Nếu đem phân tích theo ngữ pháp thì thấy lôi thôi, nhưng so với văn xuôi khác ra đời sau ông 20, 30 năm, văn ông vẫn còn hay hơn, mạch lạc khúc chiết hơn [17].
- Giáo sư Nguyễn Huệ Chi:
- Những biên soạn của Trương Vĩnh Ký đã có những đóng góp quan trọng cho một số ngành khoa học đương thời, nhất là khoa ngôn ngữ học và khoa học lịch sử… Các sáng tác của Trương cũng nói lên ít nhiều cá tính một con người cần mẫn trong công việc, có cái nhìn tinh tế và óc tò mò trước sự vật, nhiều lúc có khả năng hài hước hóa mọi chuyện ở đời...[18]
- Nhà nghiên cứu Lê Thanh:
- Ông là người, từ nhỏ được giáo dục theo phương pháp Âu Tây, khi trưởng thành theo giúp việc người Pháp, thế mà bằng hữu viết thư giục ông, ông không nghe, vẫn khăng khăng từ chối để suốt đời được giữ bộ quần áo Việt Nam và suốt đời là một người Việt Nam thuần túy[19].
- Nhà nghiên cứu Huỳnh Minh: Nếu cụ Võ Trường Toản là "Hậu tổ" của Nho học ở đất Gia Định thì cụ Trương Vĩnh Ký là bậc tiền hiền của chữ quốc ngữ trong toàn cõi đất Việt [20].
- Nhà văn Vũ Ngọc Phan:
- Trong số những sách dịch thuật, khảo cứu và sáng tác của ông, người ta thấy chỉ những sách khảo cứu của ông là có giá trị hơn cả...Người ta thấy ông rõ là một nhà bác học có óc tổ chức và có phương pháp...[21].
- Học giả Nguyễn Văn Tố tóm tắt sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký gọn trong 3 tiếng Bác học, Tâm thuật, Khiêm tốn[22]
Ghi công, khi phong trào Duy Tân hoạt động công khai rầm rộ, ông Trần Chánh Chiếu đã cổ động lạc quyên đúc tượng kỷ niệm ông Trương Vĩnh Ký với bài "ông Đốc Ký" đăng trên báo Lục Tỉnh Tân Văn[16]. Trước đây, tên của ông cũng đã được Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng hòa đặt cho một ngôi trường trung học lớn ở Sài Gòn. Sau năm 1975, trường này được đổi tên là trường trung học Lê Hồng Phong.
Xem thêm
Một số người Việt Nam biết nhiều ngoại ngữ khác:Sách tham khảo
- Nguyễn Huệ Chi, mục từ: "Trương Vĩnh Ký" trong Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb. Thế giới, 2004.
- Vương Hồng Sển, Sài Gòn năm xưa, Nxb. TP. HCM, 1991.
- Sơn Nam, Cá tính miền Nam, Nxb Trẻ, 1997.
- Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại, Nxb Sống mới, Sài Gòn, không ghi năm xuất bản,
- Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (Tập 3), Quốc học tùng thư, Sài Gòn, 1965.
- Thanh Lãng, Bảng lược đồ văn học Việt Nam (quyển hạ), Nxb. Trình bày, Sài Gòn, không ghi năm xuất bản.
- Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, 1992.
- Huỳnh Minh, Kiến Hòa xưa, Nxb Thanh Niên, 2001.
- Phan Thứ Lang, "'Ở với họ mà không theo họ' châm ngôn và bi kịch cuộc đời Trương Vĩnh Ký", tạp chí Xưa và Nay tháng 12 năm 1997, in lại trong sách Nam Bộ xưa và nay, Nxb. TP. HCM, 2005, tr. 241-249.
- Tiểu dẫn về cuộc đời Trương Vĩnh Kỳ in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (tập 3). Nxb. Thanh Niên, 2012. Trong bài viết tắt là “Lời dẫn”.
Chú thích
- ^ Theo "Tiểu dẫn về cuộc đời Trương Vĩnh Ký" (viết tắt là “Tiểu dẫn”) in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam, tập 3, tr. 11).
- ^ Xem: Những cái nhất của 147 năm báo chí quốc ngữ Việt Nam, Infonet, 20/6/2012
- ^ GS. Phạm Thế Ngũ chép ông Thi mất năm 1845, lúc Pétrus Ký lên 8. Tiểu dẫn (tr. 12) ghi 9 tuổi (tuổi ta). Có nguồn chép khác: Huỳnh Minh (tr. 96) chép cha ông Ký mất ngay khi ông chào đời, tức năm 1837. Phan Thứ Lang chép cha ông Ký mất khi ông lên 3 tuổi.
- ^ Huỳnh Minh (tr. 96) chép cậu Tám là một Linh mục.
- ^ Theo Tiểu dẫn, tr. 13.
- ^ Theo Tiểu dẫn, tr. 19.
- ^ Mười tám văn hào gồm: Bác sĩ Allemand, Banadona d' Ambrum, Bonhomme (Honoré), Cazot (Jules), Đại tướng Chambron, Bá tước Chambord, Christophie (Albert), Conte (Casimir), Desmaze (Charles), Duprat (Pascal), Dupuy (Charles), Garnier-Pages, Guizot, Lafayette (Oscar de), Lefèvre-Pontalis (Amédée), Marcon, Pétrus Ký, Thống chế Saldonha Oliveirae Daun.
- ^ Theo Tiểu dẫn, tr. 21.
- ^ Xem đầy đủ ở đây: [1].
- ^ Dẫn theo Phan Thứ Lang, “Ở với họ mà không theo họ” châm ngôn và bi kịch cuộc đời Trương Vĩnh Ký”, tạp chí Xưa và Nay tháng 12 năm 1997, in lại trong sách Nam Bộ xưa và nay, Nxb. TP. HCM, 2005, tr. 241-249.sách nêu ở mục tham khảo). Xem thêm: [2] và [3].
- ^ Chép theo Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế, có sách chép khác một vài từ.
- ^ Lời Chúa Mỗi Ngày, Tổng giáo phận Huế
- ^ Nguyên văn, theo bản dịch năm 2011 : Xin thương tôi, xin thương xót tôi, hỡi các anh là những người bè bạn, vì chính tay Thiên Chúa đã đánh tôi! Tại sao các anh bắt chước Thiên Chúa, mà đi săn đuổi tôi, và vẫn chưa no nê với máu thịt của tôi? Ôi, những lời tôi nói đây, phải chi có người chép lại, phải chi có người ghi vào sách, có người đục bằng sắt, trám bằng chì, tạc vào đá cho đến muôn đời! Tôi biết rằng Ðấng bênh vực tôi vẫn sống, và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất. Sau khi da tôi đây bị tiêu hủy, thì với tấm thân, tôi sẽ được nhìn ngắm Thiên Chúa....
- ^ Trích trong“Pétrus Ký, érudit cochinchinois”, dẫn theo Phan Thứ Lang.
- ^ Vương Hồng Sển, Sài Gòn năm xưa, tr, 258.
- ^ a b Sơn Nam, Cá tính miền Nam, tr 101-102.
- ^ Bảng lược đồ văn học Việt Nam, sách nêu ở mục tham khảo, tr.33 - 34.
- ^ Từ điển văn học (bộ mới), NXB Thế giới, 2004, tr. 1866.
- ^ Dẫn lại theo Phan Thứ Lang, sách nêu ở mục tham khảo.
- ^ Sách ở mục tham khảo, tr. 145.
- ^ Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại, tr.45
- ^ Kỷ yếu hội Trí Tri Bắc Kỳ, số 1-2 năm 1937.
Liên kết ngoài
Wikisource có các tác phẩm gốc nói đến hoặc của:
|
- Mai Bá Triều, Tầm vóc quốc tế của Pétrus Ký
- Huỳnh Ái Tông, Trương Vĩnh Ký (1837-1898)
- GS Đỗ Quang-Vinh, Vinh danh Trương Vĩnh Ký, một nhà văn-hóa lớn, một nhà bác-ngữ-học lỗi lạc
Thể loại:
Kim Liên chuyển
Trương Vĩnh Ký (chu Han 張永記), known as Pétrus Ky and Jean-Baptiste Pétrus, (Vĩnh Long Province, 6 December, 1837 - 1 September 1898) was a Vietnamese scholar whose publications helped improve understanding between colonial Vietnam and Europe. His works helped popularize the romanized script of the Vietnamese language, Quốc Ngữ,
leading to its officialization in the early 20th century. He served in
the French colonial regime as a linguist, and also translated many
literary works into modern Vietnamese.[1]
His father was Commander Truong Chanh Thi, his mother was Nguyen Thi Chau. He started to learn the Mandarin language at as early as 5 years of age. When he was 9, he lost his father. In Cai Nhum at that time there was a Christian missionary teaching Latin language. At 12, Ky studied the Christian Bible with Father Hue (or the Priest Belleveaux) and followed him to the Pinhalu School in Phnom Penh, Cambodia. In 1851, Truong was granted a scholarship by this school to study at the Penang Seminary, then the main centre of Roman Catholic training for Southeast Asian countries.[2][3] At the Penang Seminary, Truong Vinh Ky showed outstanding learning skills to the ideological and knowledge on natural as well as social sciences, that even some of the famed personalities at that time were surprised and praised his excellent brainpower and erudite knowledge. He also proved himself skillful in linguistics. Beside the commonly used languages at the time such as French, English, Latin, Greek, Hindi, and Japanese, he was also proficient in Chinese, Spanish, Malay, Lao, Thai, Burmese. Truong Vinh Ky worked mainly in the cultural domain, but he also worked for 8 months at the Viện cơ mật (Secret Affairs Institute, Privy Council) in the court at Huế and another 8 months as an interpreter in the Vietnamese delegation to France. When the French troops attacked the Province of Gia Dinh in December, 1859, he was appointed as an interpreter to the Occupying forces.
The trip also gave him a quite broader perspective view of his own country and the blight of his fellow countrymen. After all of the 6 provinces of the Cochinchine were lost to the French invaders, Truong was appointed as the first Annamite official to serve under the French protective regime.
During his 40 years working in the cultural field, Truong Vinh Ky created 118 works of many genres such as research, collecting, translation, transcription, tens of which were written in French. He was also a member of science societies and associations in Europe. In the time of transition and cultural intersection between West and East in Vietnam at the end of 19th and early 20th century, Truong had such a grandiose career that the French scholar J. Bouchot called him "the only scholar in Indochina and even the modern China " In Vietnam, Truong was praised as the most excellent language and cultural researcher. Though there are some ideas criticizing him for having cooperated with the French colonialists, no one ever doubts his excellent learning and profound knowledge, as well as his invaluable contributions to Vietnam's cultural development during the early days of modern civilization. There have been many research books and biographical as well as critic books about Truong Vinh Ky, his life and his works. All were published and have been reprinted many times in many ways for many later researchers to get to understand him.
The people in his family And are alive are Nia truong le, tessa truong le and so many others.
******************************************************************************
Petrus Trương Vĩnh Ký (Petrus 張永記, 1837-1898), dit Petrus Key, est un érudit catholique vietnamien du sud, professeur au collège des interprètes français. Il échange des correspondances avec Émile Littré et Ernest Renan. Auteur d'environ 130 ouvrages[réf. nécessaire], il est pionnier dans la traduction de livres du français vers l'annamite ou de l'annamite vers le français. À l'instar d'Alexandre de Rhodes, il est le vrai instigateur de la latinisation de l'écriture vietnamienne.
Son nom a été porté par le grand lycée de Saigon (aujourd'hui Lycée d'élite Le Hong Phong, à Hô-Chi-Minh-ville).
.
- Sinh 1837
- Mất 1898
- Dịch giả Việt Nam
- Nhà ngôn ngữ học Việt Nam
- Tổng biên tập Việt Nam
- Người Bến Tre
- Nhà báo Việt Nam
- Nhà giáo Việt Nam
- Tín hữu Công giáo Việt Nam
- Nhà sử học Việt Nam
Petrus Ký là một nhà bác học VN về ngôn ngữ, giỏi tiếng Hán, Nôm và Pháp, người đã có công trong phát triển chữ Quốc ngữ. Tuy nhiên vì là một tín đồ Thiên Chúa nên không được triều đình Huế vinh danh, đến thời kỳ cách mạng dù rằng Cụ Pétrus Ký đã là người thiên cổ nhưng vẫn bị gán cho là theo Pháp. Chúng ta trân trọng tài năng của một nhà bác học Việt Nam đã làm cho chữ quốc ngữ trong sáng ở thời kỳ đầu và trường Trung Học P.Trương Vĩnh Ký Saigon đã đào tạo biết bao thế hệ trí thức và khắp năm châu, các tài năng từ trường Petrus Ký đã đóng góp rất lớn cho trí tuệ khoa học của cả thế giới chứ không riêng gì VN. (Trí Vịnh)
Pétrus Trương Vĩnh Ký
Kể từ khi giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) đến Việt Nam truyền đạo vào năm 1625, Đắc Lộ đã là người tiền phong trong việc quốc ngữ hoá tiếng việt từ gốc hán sang mẩu tự La mã mà tác phẩm nổi tiếng là cuốn tự điển Việt-Bồ-La (Việt-Bồ đào Nha-Latin) ra đời vào năm 1651.
Với hàng trăm tác phẩm, Pétrus Trương Vĩnh Ký là một trong những người đã đóng góp vào việc canh tân và hoàn thiện tiếng việt, một ngôi trường lớn ở Sài Gòn đã lấy tên ông đặt cho trường học nổi tiếng, nơi đã đào tạo những người con ưu tú của miền Nam VN trước 1975 - Ngôi trường đã bị đổi tên sau khi miền Nam được giải phóng - tuy nhiên tên tuổi của Pétrus Trương Vĩnh Ký vẫn còn ngự trị trong tiến trình xây dựng văn hoá và văn học Việt Nam, một vài người đã viết về Pétrus Ký:Trương Vĩnh Ký không đạo mạo, không đài các, không cao kỳ; ông trai trẻ hơn, ông mới hơn… Và nhờ ông, câu văn Việt được giải phóng khỏi những xiềng xích chữ Hán. Chủ trương của ông chính là “cách nói tiếng An Nam ròng” và viết “trơn tuột như lời nói”. Nếu đem phân tích theo ngữ pháp thì thấy lôi thôi, nhưng so với văn xuôi khác ra đời sau ông 20, 30 năm, văn ông vẫn còn hay hơn, mạch lạc khúc chiết hơn.-Thanh Lãng
Ông là người, từ nhỏ được giáo dục theo phương pháp Âu Tây, khi trưởng thành theo giúp việc người Pháp, thế mà bằng hữu viết thư giục ông, ông không nghe, vẫn khăng khăng từ chối để suốt đời được giữ bộ quần áo Việt Nam và suốt đời là một người Việt Nam thuần túy.- Lê Thanh.Trương Vĩnh Ký (6 tháng 12 năm 1837 - 1 tháng 9 năm 1898) khi mới sinh có tên là Trương Chánh Ký, tự Sĩ Tải, theo đạo Công giáo nên có tên thánh: Jean-Baptiste Pétrus, nên còn gọi tắt là Pétrus Ký. Ông là một nhà giáo, nhà báo, nhà văn và là nhà bác học Việt Nam, thông thạo 26 ngôn ngữ, được ghi trong Bách khoa Tự điển Larousse và là một trong 18 văn hào thế giới của thế kỷ 19. Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật.Trương Vĩnh Ký thiết tha với nền văn học Quốc ngữ và được coi là người đặt nền móng cho báo chí quốc ngữ Việt Nam. Ông sáng lập, là tổng biên tập những tờ báo quốc ngữ đầu tiên, cũng là cây bút chủ chốt của rất nhiều báo khác. Vì thế có thể xác định rằng Trương Vĩnh Ký là người tiên phong trong làng báo chí Việt Nam - hay còn gọi là ông tổ của ngành báo chí việt, phương tiện truyền thông đại chúng đầu tiên ở Việt Nam, trước khi có đài phát thanh và truyền hình.Petrus Trương Vĩnh Ký trong y phục triều nhà Nguyễn
Tiểu sử
Trương Vĩnh Ký, người tại ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phủ Hoàng An, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre - Kiến Hoà cũ). Ông là con thứ ba của Lãnh binh Trương Chánh Thi và bà Nguyễn Thị Châu. Năm ông 3 tuổi, thân phụ ông được triều đình cử đi sứ sang Cao Miên rồi mất ở bên ấy.Tượng Petrus Ký ngày nay tại Cái Mơn
Đi học
Nhờ mẹ tần tảo, lên 5 tuổi Trương Vĩnh Ký được đi học chữ Hán, do thầy đồ dạy tại Cái Mơn. Đến năm lên 9 tuổi, ông được linh mục Tám đem về nuôi, vì nhớ ơn lúc nhà Nguyễn cấm đạo Công giáo gắt gao; ông Thi, tức cha của Pétrus Ký, đã hết lòng che giấu ông.Ông Tám mất, có hai nhà truyền giáo người Pháp, thường gọi là Cố Hòa, Cố Long, biết Pétrus Ký vừa có trí thông minh vừa chăm học, nên đem về trường dòng ở Cái Nhum dạy chữ Latin. Năm 1848, Cố Long đưa Pétrus Ký sang học tại Chủng viện Pinhalu ở Phnom Penh, Cao Miên.Nhà bia đá Petrus Ký ở Cái Mơn
Năm 1851, trường này chọn 3 học sinh xuất sắc, trong số đó có Pétrus Ký, để cấp học bổng đi du học tại Chủng viện Giáo Hoàng ở Pinang thuộc (Malaysia). Đây là một trường chuyên đào tạo các tu sĩ cho vùng Viễn Đông...Mặt trước bia đá tại Cái Mơn
Năm 21 tuổi (1858), Trương Vĩnh Ký đang học đến năm thứ 6, và chỉ còn một năm nữa là tốt nghiệp để chịu chức linh mục, thì vào lúc giữa năm, ông phải vội vàng về nước vì được tin người mẹ hiền qua đời.Pétrus Ký trở về quê hương Cái Mơn giữa lúc Pháp đem quân vào chiếm Việt Nam, bắt đầu từ Đà Nẵng ngày 1 tháng 9 năm 1858, rồi Sài Gòn ngày 17 tháng 2 năm 1859, đến Gia Định, tiếp theo là việc mất ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Vì thế, việc cấm đạo công giáo cũng diễn ra gay gắt hơn. Lúc ấy, Pétrus Ký phân vân rồi quyết định không trở lại chủng viện nữa.Mặt sau bia đá tại Cái Mơn
Cộng tác với Pháp
Để tránh bị bắt bớ, Trương Vĩnh Ký chạy lên Sài Gòn vào tá túc nhà vị giám mục người Pháp Lefèbre, và được ông này giới thiệu làm thông ngôn cho Jauréguiberry vào ngày 20 tháng 12 năm 1860.Năm 1861 Pétrus Ký thành hôn với bà Vương Thị Thọ (con gái ông Vương Ngươn, hương chủ làng Nhơn Giang, Chợ Quán) do linh mục Đoan họ đạo Nhơn Giang mối mai và dời về cư ngụ ở Chợ Quán, Sài Gòn.Nhà Petrus Ký cư ngụ ở Chợ Quán - 1889Ngày 8 tháng 5 năm 1862, Pháp thành lập trường Thông ngôn (Collège des Interprètes), ông được nhận vào dạy.Năm 1863, triều đình Huế cử một phái đoàn do Phan Thanh Giản cầm đầu sang Pháp xin chuộc ba tỉnh miền Đông, Phan Thanh Giản xin Trương Vĩnh Ký đi theo làm thông ngôn.Nhà Petrus Ký ngày nay ở Chợ Quán
Sang Pháp, Pétrus Ký cùng phái đoàn nhà Nguyễn được triều kiến Napoléon III, gặp nhiều nhân vật tên tuổi thuộc nhiều lãnh vực khác nhau. Ngoài ra, ông còn được sang thăm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý và được yết kiến Giáo hoàng tại La Mã.Về nước, năm 1865, Trương Vĩnh Ký viết cho tờ Gia Định báo (tờ báo bằng chữ quốc ngữ đầu tiên) do ông Ernest Potteaux làm quản nhiệm.Phía trong nhà Petrus Ky - Chợ Quán
Năm 1866, ông thay thế linh mục Croc làm hiệu trưởng Trường Thông ngôn. Ngày 15 tháng 9 năm 1869, ông được thủy sư đô đốc Pháp là Ohier bổ nhiệm làm chủ bút tờ Gia Định báo và tờ An Nam chính trị và xã hội.Ngày 1 tháng 1 năm 1871, Trường Sư phạm (École normale) được thành lập, Pétrus Ký được cử làm hiệu trưởng.Ngày 1 tháng 4 năm 1871, Pétrus Ký được Pháp phong hạng nhất huyện (hàm), được cử làm thư ký Hội đồng châu thành Chợ Lớn.Năm 1873, Pétrus Ký được giao nhiệm vụ điều hành trường Tham biện Hậu Bổ (Collège des administrateurs stagiaires), dạy Việt và Hán văn và cũng bắt đầu viết sách.Nhà mồ của Petrus Ký vào khoảng năm 1930
Năm 1876, thống đốc Nam Kỳ Duperré cử ông ra Bắc Kỳ tìm hiểu tình hình miền Bắc. Năm 1877, ông là hội viên duy nhất và đầu tiên người Nam, được cử làm ủy viên hội đồng cai trị Sài Gòn.Năm 1883, ông được Hàn Lâm Viện Pháp phong hàm Viện sĩ (Officier d'Académie).Năm 1886, Paul Bert - nghị sĩ, hội viên Hàn lâm, bác học gia sinh vật học - được cử sang Đông Dương làm khâm sứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Vốn là bạn từ trước, nên Paul Bert mời Trương Vĩnh Ký ra Huế giúp việc.Ngỏ vào nhà mồ Petrus Ký, đường Trần Hưng Đạo
Đến Huế, Pétrus Ký được vua Đồng Khánh cho lãnh chức trong Cơ mật viện Tham tá, sung Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ.Ngày 11 tháng 11 năm đó, Paul Bert bất ngờ bị bệnh chết, Trương Vĩnh Ký bị nhóm thực dân không cùng cánh bỏ rơi, bạc đãi; và bản thân Pétrus Ký sau đó cũng bị triều đình Huế nghi kỵ và trù dập nên ông lấy cớ đau phổi xin từ chức về lại Sài Gòn dạy học tại trường Hậu Bổ, trường Thông ngôn và viết sách...Nhà mồ Petrus Ký hiện nayPhiá trong nhà mồ Petrus Ký
Cuối đời
Mặc dù đã trở về đời sống của một viên chức, nhưng Trương Vĩnh Ký vẫn bị người khác phe tìm cách hạ bậc lương và làm khó dễ việc vào ngạch giáo sư sinh ngữ Đông Phương của ông. Rồi năm 1888, trường Thông ngôn đóng cửa, Pétrus Ký gần như thất nghiệp.Và khi trước, lúc còn được ưu ái, những sách của Trương Vĩnh Ký đều được nhà cầm quyền Pháp bỏ tiền ra in, để phân phối cho học sinh. Nhưng từ khi bị hất hủi, lui về ẩn dật ở Chợ Quán, ông phải bỏ tiền riêng ra in ấn và tự phát hành. Sách ế ẩm khiến Pétrus Ký phải mắc nhiều nợ.Tượng Petrus Ký trên Đại Lộ Thống Nhất ở Sài Gòn trước 1975
Năm 1887, sau khi đi công tác ở Bangkok để giải quyết vấn đề giữa Thái Lan và Đông Dương, ông nghỉ hưu. Năm 1888, ông xuất bản tạp chí tư nhân Thông Loại Khóa Trình (Miscellanées) được 18 số (1888 - 1889).Sống trong hoàn cảnh buồn bã, túng quẩn, bệnh hoạn luôn, Pétrus Ký qua đời vào ngày 1 tháng 9 năm 1898.Mộ phần và nhà ở khi xưa của ông (nay là nơi thờ phụng ông), hiện nằm nơi góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng thuộc Quận 5, Sài Gòn.Buổi khánh thành tượng Petrus Ký trên Boulevard Norodom
Chức vụ, huân huy chương
Không những Trương Vĩnh Ký là một nhà văn tiền phong của nền văn học chữ quốc ngữ mà ông còn là một học giả rất nổi tiếng. Trong quá trình hoạt động, ông đã được nhận các chức việc và huân huy chương:
- Nhận huy chương Dũng sĩ cứu thế của Tòa thánh La Mã ngày 1 tháng 10 năm 1863.
- Năm 1871, được cử làm hội viên Hội Nhân Văn và Khoa học vùng Tây Nam nước Pháp, Hội nhân chủng học, Hội Giáo dục Á châu.
- Năm 1874, được phong giáo sư ngôn ngữ Á Đông, vì Pétrus Ký đã thông hiểu 27 sinh ngữ trên thế giới.
- Trong cuộc bầu chọn “ Toàn Cầu Bác Học Danh Gia” vào năm 1874, Pétrus Ký đã được bình chọn đứng hàng thứ 17 trong 18 “Thế giới Thập Bát Văn Hào”.
- Nhận huy chương Isabelle la Catholique của Tây Ban Nha ngày 27 tháng 6 năm 1886.
- Trở thành hội viên Hội chuyên khảo về Văn hóa Á Châu ngày 15 tháng 2 năm 1876.
- Trở thành hội viên Hội chuyên học địa dư ở Paris ngày 7 tháng 7 năm 1878.
- Nhận huy chương Hàn Lâm Viện đệ nhị đẳng của Pháp ngày 17 tháng 5 năm 1883.
- Nhận Tứ đẳng Long Tinh, Ngọc Khánh, Long Khánh của Nam triều ngày 17 tháng 5 năm 1886.
- Nhận Bắc Đẩu Bội Tinh đệ ngũ đẳng của Pháp ngày 4 tháng 8 năm 1886.
- Nhận Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Pháp ngày 3 tháng 6 năm 1887
- Nhận Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Hoàng gia Cam Bốt.
- Vua Đồng Khánh ban cho ông chức Hàn Lâm viện Thị giảng học sĩ.
- Vua Khải Định ban hàm Lễ Bộ Tham Tri.
- Vua Bảo Đại ban hàm Lễ Bộ Thượng Thư.
Trước đây, ông được Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa công nhận là một học giả, có công lao góp vào việc hoàn thiện tiếng việt nên đặt lại tên cho một ngôi trường trung học lớn nhất miền Nam (chuyển từ Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký sang Trường Trung Học Pétrus Ký). Sau năm 1975, trường này được đổi tên là trường trung học Lê Hồng Phong ở Sài Gòn.Tượng Petrus Ký nhìn về hướng Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn trước 'Giải Phóng' 1975, nay đã bị phế bỏ.
Hiện nay tại Sài Gòn cũng có 1 trường mang tên Trương Vĩnh Ký là Trường THPT Tư thục Trương Vĩnh Ký.Một số tác phẩm
Ông có rất nhiều tác phẩm (118 tác phẩm hoặc 121 tác phẩm), lược kê một số như:
- Truyện đời xưa
- Abrégé de grammaire annamite (Tóm lược ngữ pháp An Nam)
- Kim Vân Kiều (bản phiên âm ra chữ quốc ngữ đầu tiên)
- Petit cours de géographie de la Basse-Cochinchine
- Cours de langue annamite (Bài giảng ngôn ngữ An Nam)
- Voyage au Tonkin en 1876 (Đông Kinh du ký)
- Guide de la conversation annamite (Hướng dẫn đàm thoại An Nam)
- Phép lịch sự An Nam (Les convenances et les civilités annamites)
- Lục súc tranh công
- Cours de la langue mandarine ou des caractères chinois (Bài giảng tiếng quan thoại hay chữ Trung Quốc)
- Cours d'histoire annamite (Bài giảng lịch sử An Nam)
- Dư đồ thuyết lược (Précis de géographie)
- Đại Nam tam thập nhất tỉnh thành đồ
- Cours de littérature annamite, 1891 (Bài giảng văn chương An nam)
- Cours de géographie générale de l'Indochine (Bài giảng địa lý tổng quát Đông Dương)
- Grand Dictionnaire Annamite-Français (Đại tự điển An Nam-Pháp) v.v...
Hiện còn nhiều trước tác của Trương Vĩnh Ký đã bị thất lạc, không còn đầy đủ hoặc nằm ở thư viện nước ngoài.Nỗi lòng
Hay tin Pétrus Ký, một con người tài giỏi, sẽ ra làm việc với Pháp, một số quan lại nhà Nguyễn đâm ra nghi kỵ ông. Nhưng sau nhiều toan tính, ông nghĩ rằng phải làm việc để giúp đỡ đồng bào, nhất là lúc ấy, Pháp và Nam triều chưa hiểu nhau, chưa thành thật với nhau. Pétrus Ký đã mượn câu châm ngôn Latin Ở với họ mà không theo họ (Sic vos non vobis), để biện minh cho việc nhận lời làm thông ngôn cho Jauréguiberry.Sau 1975, tượng Petrus Ký được dời về Bảo Tàng Nghệ Thuật "Hui Bon Hoa"
Ngày 8 tháng 11 năm 1870, ông có lời di huấn: Người đời sanh ký tử quy, đàng đi nước bước vắn vỏi lắm. Nhưng ai cũng có phận nấy, hể nhập thế cuộc bất khả vô danh vị, cũng phải làm vai tuồng mình cho xong đã, mới chun vô phòng được. Sự sống ở đời tạm nầy, đỏ như hoa nở một hồi sương sa; vạn sự đều chóng qua hết, tan đi như mây như khói. Nên phải liệu sức, tùy phận mà làm vai tuồng mình cho xong....
Bài thơ ông sáng tác lúc gần lâm chung :
Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai,
Xô đẩy người vô giữa cuộc đời.
Học thức gửi tên con mọt sách,
Công danh rốt cuộc cái quan tài.
Dạo hòn, lũ kiến men chân bước,
Bò xối, con sùng chắt lưỡi hoài!
Cuốn sổ bình sanh công với tội,
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.
Và câu ghi nơi nhà mồ bằng tiếng Latinh: Miseremini Mei Satem Vos Amici Mei (Xin hãy thương tôi, ít ra là những bạn hữu của tôi).Về hoa quả ở Cái Mơn
Ông còn được xem là có công trong ngành làm vuờn ở Cái Mơn. Các giống cây ăn trái như là sầu riêng, chôm chôm tróc, măng cụt tróc, bòn bon (Lansium domesticum)... đều do ông đem từ Pinang mỗi khi bãi trường về thăm nhà.Trái bòn bon mà Pétrus Ký đem từ Pinang, Mã Lai về trồng ở Cái Mơn
Vài nét về Trường Trung Học Pétrus Trương Vĩnh Ký
Năm 1925 kiến trúc sư Hebrard de Villeneuf được chỉ định lập bản đồ thiết kế một ngôi trường mới tại Chợ Quán.
Ngày 28-11-1927 Toàn quyền Đông Dương G.Gal ra một nghị định thiết lập tại Chợ Quán một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat dành cho học sinh người bản xứ lấy tên là Collège de Cochinchine. Phân hiệu này đặt dưới sự điều hành của Ban Giám Đốc trường Chasseloup Laubat và một giáo sư phụ trách tổng giám thị của phân hiệu.Tượng đặt trong Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký
Năm 1928 khi các khu trường mới xây dựng xong,ngày 11-8-1928 Toàn quyền Đông Dương tạm quyền René Robert ký nghị định số 3116 gồm 6 điều,thành lập tại Chợ Quán ,kể từ kỳ tựu trường 1928-1929,một trường Cao Đẳng Tiểu học Pháp bản xứ, chuyển giao phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat nói trên vào trường này,và được mang tên là Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký.Cổng trường Petrus Ký trước 1975
Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký , thường gọi tắt là Lycée Petrus Ký khai giảng ngày đầu tiên là ngày 01-10-1928 . Hiệu trưởng đầu tiên là Ông Sainte Luce Banchelin, giám học là Ông Boulé, phát ngân viên là Ông Mahé. Chủ tịch hội đồng quản trị là Ông Gazano và các ủy viên người Việt Nam là Ông Nguyễn Thành Giung, tiến sĩ hóa học, giáo sư khế ước, Ông Hồ Bảo Toàn và Trần Lê Chất, quan chức, là hai phụ huynh học sinh, ủy viên người Pháp là hai Ông Sainte Luce Banchelin và Mahé.Một lớp thử nghiệm hoá chất tại trường Petrus Ký
Từ 1949 đến 1950 học sinh Petrus Ký tham gia các phong trào đấu tranh của học sinh Saigon như chống độc lập giả hiệu, tẩy chay cuộc viếng thăm hai trường Petrus Ký và Gia Long của Bảo Đại vào tháng 9-1949, đòi học tiếng Việt trong nhà trường. Ngày 23-11-1949 toàn trường bãi khóa đòi thả 5 học sinh của trường bị bắt. Ngày 24-11-1949 nhà cầm quyền lúc bấy giờ ra lệnh đóng cửa trường vô thời hạn. Đến tháng 12-1949 phụ huynh và học sinh đòi nhà cầm quyền mở cửa trường trở lại cho học sinh đi học. Nha học chánh Saigon bắt buộc học sinh muốn học lại phải làm cam kết. Cuộc đấu tranh dằng co đến ngày 9-01-1950 học sinh các trường đồng loạt hẹn nhau đi biểu tình yêu cầu Giám đốc Nha học chánh và Thủ hiến giải quyết. Chánh quyền không giải quyết được và lúc 12g30 theo lệnh của thực dân Pháp đưa lính đến giải tán và đàn áp cuộc biểu tình dẫn đến cái chết của Anh Trần Văn Ơn, học sinh lớp Seconde (lớp 10 bây giờ) của trường Petrus Ký.Lối vào chính của trường Petrus Ký trước 1975
Cái chết anh Trần Văn Ơn dấy lên làn sóng căm phẩn cả nước. Ngày 12-01-1950 gần cả triệu người ở Saigon và nhiều tỉnh về dự đám tang anh Ơn, hầu như cả Thành phố Saigon ngưng hoạt động, ngưng họp chợ, các cửa hàng đóng cửa, công chức không đến Sở làm việc, học sinh, sinh viên trường công tư, công nhân, người buôn bán, xích lô... đến dự lễ truy điệu anh Ơn tại trường Petrus Ký. Sau đó trường mở cửa lại và nhà cầm quyền Pháp bãi bỏ chế độ nội trú của trường.Dãy lớp học ở Petrus Ký khoảng cuối thập niên 50
Muốn vào học trường Petrus Ký học sinh ưu tú của Saigon và các tỉnh phía Nam phải qua kỳ thi tuyển rất gay go, từ khi mới thành lập cũng vậy mà sau này cũng vậy. Vì thuộc thành phần chọn lọc như vậy cho nên học sinh Petrus Ký đậu rất nhiều và rất cao trong các kỳ thị Kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp năm 1959 chẳng hạn là kỳ thi rất hóc búa, toàn quốc chỉ có một người đậu hạng Bình mà thôi, và người đó là học sinh Petrus Ký. Về phương diện kỷ luật và trật tự thì có lẽ không có trường nào có kỷ luật và trật tự chặt chẽ, tốt đẹp bằng trường Petrus Ký. Ngày đầu tiên vào trường, đứng xếp hàng dưới những tàn cây sao cao ngất bên hông những dãy lớp học đồ sộ uy nghi, khi các lớp học sinh chỉnh tề theo hàng ngũ lần lượt đi vào sân trong và dừng lại ở trước cửa mỗi lớp một cách rất có trật tự và kỷ luật trong không khí trang trọng.Lối vào chính ở trường ngày nay, bảng tên Petrus Trương Vĩnh Ký đã được che lại.
Học sinh Petrus Ký cũng chọc phá thầy cô, cũng đóng vai thứ ba học trò không khác gì những học trò các trường khác, nhưng chúng ta phải hãnh diện mà nói rằng cái phá hay cái đùa của học trò Petrus Ký có phần nào trí thức, ý nhị, và thông minh, chớ không quá quê mùa cục mịch, vô ý thức như một số học sinh các trường khác.Phần đông giáo sư Petrus Ký là giáo sư được chọn lọc, rất có căn bản chuyên môn và cũng rất đạo đức. Các giáo sư được bổ nhiệm về trường Petrus Ký và một số các trường lớn khác ở Saigon thường phải là những người đậu đầu hay thật cao trong danh sách tốt nghiệp CĐSP hay ĐHSP sau này, hoặc những người đã dạy lâu năm ở tỉnh. Quý thầy đều rất tận tụy với việc giảng dạy, rất thương học sinh, và rất chú tâm đến việc bảo vệ uy tín và thanh danh của trường. Một số giáo sư Petrus Ký đã đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục sau khi dạy ở trường một thời gian.
Kim Liên chuyển
*******************************
Pétrus Ký
From Wikipedia, the free encyclopedia
This article is about the person. For the school named for him, see Le Hong Phong High School.
This article may be expanded with text translated from the corresponding article in the Vietnamese Wikipedia. (February 2009)
|
Contents
Life
Truong Vinh Ky, also called J.B. Truong Chanh Ky, or Petrus Ky, was born on December 6, 1837 in Vinh Thanh Village, Minh Ly Canton, Tan Minh District, Vinh Long Province (now is Vinh Thanh Commune, Cho Lach District, Ben Tre Province).His father was Commander Truong Chanh Thi, his mother was Nguyen Thi Chau. He started to learn the Mandarin language at as early as 5 years of age. When he was 9, he lost his father. In Cai Nhum at that time there was a Christian missionary teaching Latin language. At 12, Ky studied the Christian Bible with Father Hue (or the Priest Belleveaux) and followed him to the Pinhalu School in Phnom Penh, Cambodia. In 1851, Truong was granted a scholarship by this school to study at the Penang Seminary, then the main centre of Roman Catholic training for Southeast Asian countries.[2][3] At the Penang Seminary, Truong Vinh Ky showed outstanding learning skills to the ideological and knowledge on natural as well as social sciences, that even some of the famed personalities at that time were surprised and praised his excellent brainpower and erudite knowledge. He also proved himself skillful in linguistics. Beside the commonly used languages at the time such as French, English, Latin, Greek, Hindi, and Japanese, he was also proficient in Chinese, Spanish, Malay, Lao, Thai, Burmese. Truong Vinh Ky worked mainly in the cultural domain, but he also worked for 8 months at the Viện cơ mật (Secret Affairs Institute, Privy Council) in the court at Huế and another 8 months as an interpreter in the Vietnamese delegation to France. When the French troops attacked the Province of Gia Dinh in December, 1859, he was appointed as an interpreter to the Occupying forces.
Travel to Europe
In June, 1863, he accompanied Phan Thanh Gian, the chief delegator sent to France by the Hue Court to negotiate the retrieval of provinces lost into the French hands. This trip was a very good chance for Truong to meet with famous figures at the time such Victor Hugo, Littre, Renan, and French statesmen. He also had chances to tour the world, coming to countries such as Egypt, Portugal, Spain, Italy, etc.The trip also gave him a quite broader perspective view of his own country and the blight of his fellow countrymen. After all of the 6 provinces of the Cochinchine were lost to the French invaders, Truong was appointed as the first Annamite official to serve under the French protective regime.
Professor of French language
He was professor of French language at the Interpreter School (1866-1868), Chief editor for the Gia Dinh News (1868), Director of the Pedagogic School and at the same time Secretary of the City Council of Cho Lon (1872), professor in French language for the French and Spanish expats at the Collège des Administrateurs Stagiaires in 1874. In February, 1876, Truong was appointed as the Supervisor for king Đồng Khánh at the Viện cơ mật and stayed in that job until October, 1876. Then he went back to Saigon.Later years 1886-1898
He was no longer accredited after the abrupt death of Governor-General Paul Bert on November 11, 1886, and spent most of the time doing research and teaching at the Interpreter School and the Collège des Administrateurs Stagiaires. He died on 1 September 1898, in Saigon, aged 62.During his 40 years working in the cultural field, Truong Vinh Ky created 118 works of many genres such as research, collecting, translation, transcription, tens of which were written in French. He was also a member of science societies and associations in Europe. In the time of transition and cultural intersection between West and East in Vietnam at the end of 19th and early 20th century, Truong had such a grandiose career that the French scholar J. Bouchot called him "the only scholar in Indochina and even the modern China " In Vietnam, Truong was praised as the most excellent language and cultural researcher. Though there are some ideas criticizing him for having cooperated with the French colonialists, no one ever doubts his excellent learning and profound knowledge, as well as his invaluable contributions to Vietnam's cultural development during the early days of modern civilization. There have been many research books and biographical as well as critic books about Truong Vinh Ky, his life and his works. All were published and have been reprinted many times in many ways for many later researchers to get to understand him.
Translations and publications
In the cultural area, Truong Vinh Ky was admired greatly as a scholar with broad and profound knowledge in various fields of study, both in social and natural sciences. He had considerable achievements in collecting, transcription and translation from foreign languages into Vietnamese. Some of his best-known transcription and translation works include Truyện Kiều (The Story of Miss Kieu), Lục Vân Tiên (written in Mandarin language 陸雲僊, by Nguyen Dinh Chieu), Phan Trần, and Gia huấn ca (Book of Familial Educating), Lục súc tranh công (The Six Animals Vying for Services).References
Wikimedia Commons has media related to Petrus Truong Vinh Ky. |
- Jump up ^ Patricia M. Pelley Postcolonial Vietnam: New Histories of the National Past Page 128 2002 "Working with phenomenal energy, the Catholic converts Trương Vĩnh Ký and Huỳnh Tịnh Của, for example, translated literary works ."
- Jump up ^ Understanding Vietnam - Page 69 Neil L. Jamieson - 1995 "These two men, Truong Vinh (Petrus) Ky and Huynh Tinh (Paulus) Cua, ... They sent him to a Catholic school in Cambodia and then to a seminary in Penang, where he acquired a firm grounding in both Asian and Western civilization and ..."
- Jump up ^ Vietnam Fights and Builds - Page xlix 1964 "Petrus Ky Three years later Petrus Ky once again followed Father Long, this time to Penang (Malaysia). As a brilliant pupil and a devoted believer, Petrus Ky was admitted to the Jesuits' Far East Catholic Mission. During his six years in Penang ..."
******************************************************************************
Trương-Vĩnh-Ký
Petrus Trương Vĩnh Ký (Petrus 張永記, 1837-1898), dit Petrus Key, est un érudit catholique vietnamien du sud, professeur au collège des interprètes français. Il échange des correspondances avec Émile Littré et Ernest Renan. Auteur d'environ 130 ouvrages[réf. nécessaire], il est pionnier dans la traduction de livres du français vers l'annamite ou de l'annamite vers le français. À l'instar d'Alexandre de Rhodes, il est le vrai instigateur de la latinisation de l'écriture vietnamienne.
Jeunesse
Petrus Truong Vĩnh Ký est né le 6 décembre 1837 à Vĩnh Long, ville de la Cochinchine, chef-lieu d'une province du même nom, sur le Mékong oriental, à 120 km au sud-ouest de Saigon. Il devient catholique, passe quelques années au séminaire de Malacca. Très jeune, il jouit d'une grande facilité pour les langues de l'Asie orientale et le français lui est aussi familier que sa langue maternelle. Il entre à Saigon au service du vice-amiral Charner, commandant en chef, puis du vice-amiral Adolphe Bonard, le 1er gouverneur. Il dépend de Henri Rieunier chargé, depuis 1861, des affaires indigènes à l'état-major général. Truong Vinh Ky fait partie de l'ambassade extraordinaire de Phan Thang Gian de la cour de Hué - du roi de l'Annam, Tu-Duc - de 63 personnes que conduit, à bord du vapeur l'Européen, le lieutenant de vaisseau Henri Rieunier pour tenter une renégociation du traité de Saigon, en regard des concessions faites, auprès de Napoléon III au Palais des Tuileries,à Paris.Principales publications
- Cours d'histoire Annamite à l'usage des écoles de la Basse-Cochinchine par P.J.B Truong-Vinh-Ky, 2 volumes, Saigon imprimerie du Gouvernement, 1879,
- École Domestique - Un Père à ses Enfants par P.J.B Truong-Vinh-Ky, Saigon Ban-In Nha-Hang C. Guilland et Martinon, 1883,
- Voyage au Ton-King,
- Retraite et Apothéose de Truong-Luong,
- Apologie de Truong-Long,
- Saigon d'autrefois,
- Saigon d'aujourd'hui,
- Passe temps,
- Évènements de la vie,
- Devoirs des filles et des femmes,
- Une mère à sa fille,
- La bru,
- Fais ce que dois, advienne que pourras,
- Défauts et qualités des filles et des femmes,
- Guide de la conversation Annamite,
- Maître et élève sur la grammaire de la langue française,
- Les convenances et les civilités Annamites,
- La Basse-Cochinchine,
- Maître et élève, sur l'arithmétique,
- Les devoirs des parents,
- Maître et élève, sur la géographie,
- Un enfant bien élevé,
- Maître et élève, sur la géométrie, etc, etc....
Reconnaissance
P.J.B Truong-Vinh-Ky est chevalier de la Légion d'honneur[réf. nécessaire] et officier de l'Instruction publique.Son nom a été porté par le grand lycée de Saigon (aujourd'hui Lycée d'élite Le Hong Phong, à Hô-Chi-Minh-ville).
Bibliographie
- Hervé Bernard, La conquête de la Cochinchine, paru dans la revue du Second Empire Napoléon III N°18 - Mars/Avril/Mai 2012.
Liens externes
Bộ ảnh 74 tấm về tiểu sử, trường và ngôi mộ Petrus Ky.
Petrus Ky, tiểu sử, hình ảnh trường và nơi yên... par crth2837
Kính gửi quý anh chị bộ ảnh gồm tiểu sử, hình ảnh trường và nơi yên nghỉ của ông Trương Vĩnh Ký.
Chân thành cám ơn tác giả những hình ảnh và nhạc được đưa vào show hình này.