Affichage des articles dont le libellé est Tê bì chân tay. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tê bì chân tay. Afficher tous les articles

jeudi 13 octobre 2016

Tê bì chân tay




TÊ BÌ CHÂN TAY


********************************



10 mẹo nhỏ nhỏ điều trị dứt điểm bệnh tê chân tay

10 bài tập dưới đây sẽ giúp cho quá trình lưu thông máu lưu thông tới tứ chi dễ dàng hơn, cơ thể cũng trở nên thư giãn, các cơ linh hoạt mềm mại hơn, từ đó giúp cải thiện chứng tê chân tay ở người cao tuổi.
Tất cả các bài tập này cần phải thực hiện cả hai bên trái, phải, kiên trì tập luyện trong vòng 2 tháng sẽ cho kết quả rõ rệt.
1. Bóp và xát chân
Ngồi trên bất kỳ mặt phẳng nào có thể duỗi thẳng chân được. Duỗi thẳng hai chân ở tư thế ngồi trên các mặt phẳng giường hoặc ghế. Dùng hai tay nắm lấy cổ chân bên trái giữ vài giây, rồi dùng tay chà xát từ gót lên tới đùi 3 lần. Sau đó lặp lại động tác tương tự với chân bên phải.
2. Xoa hai đầu gối
Ngồi trên giường hoặc ghế, chân duỗi thẳng hoặc co. Dùng hai tay để trên hai đầu gối, xoay hai tay theo chiều kim đồng hồ trong vòng 20 lần, lặp lại 20 lần khi xoay ngược lại.
3. Quay cổ chân
Bài tập này bắt buộc người bệnh phải duỗi thẳng hai chân trên các mặt phẳng, hai tay hai chân đều thả lỏng, cổ chân tự xoay theo hai chiều, mỗi chiều 10 vòng.
4. Xát lòng bàn chân
Ngồi trên giường, để chân trái lên đùi phải. Đầu tiên dùng tay trái kéo căng lòng bàn chân, giữ nguyên kết hợp với dùng tay phải xát nhẹ nhàng lòng bàn chân trái. Lặp lại trong vòng 30-50 lần sau đó đổi chân thực hiện các thao tác tương tự.
5. Luyện tay – vận động hai vai
Người bệnh ngồi trên ghế cứng hoặc giường sao cho lưng thẳng, xoay tròn vai trừ trước ra sau và theo chiều ngược lại mỗi bên 10 vòng nhưng với điều kiện vẫn giữ hai tay cố định phía trước bụng.
6. Hai tay đỡ trời
Hai bàn tay đan chéo vào nhau sao cho lòng bàn tay úp xuống mặt đất, để ngang với bụng rồi từ từ nâng ngang tầm mũi. Sau đó nhanh chóng chuyển hướng cho lòng bàn tay ngửa lên trời giống như động tác nâng đỡ, nâng hai tay lên cao mắt hướng theo kết hợp hít vào thật sâu. Cuối cùng thả hai tay xuống ngang hai bên hông đồng thời thở ra.
Lặp lại động tác như trên 5 lần mỗi ngày.
7. Xoay vai
Người đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, để hai tay lên hai vai, xoay tròn vai từ sau ra trước và từ trước ra sau, mỗi chiều lặp lại 10 lần.
8. Xoay cổ tay
Hai tay đan vào nhau, tiến hành xoay cổ tay theo chiều kim đồng hồ 10 vòng, xoay theo chiều ngược lại cũng 10 vòng.
9. Xát mu bàn tay



Động tác này có thể áp dụng bất cứ khi nào người bệnh có thời gian rảnh rỗi, nên luyện tập thường xuyên và duy trì mỗi ngày.
Dùng lòng bàn tay bên trái xát mạnh lên mu bàn tay bên phải và ngược lại, thực hiện trong vòng 20 lần.
10. Bóp và xát tay
Chứng tê tay sẽ giảm đi rất nhiều nếu người bệnh kiên trì áp dụng động tác bóp và chà xát tay dưới đây.

*********************************

* Cách xoa bóp khi bị bong gân cổ chân: 

– Dùng ngón tay cái của bàn tay cùng phía với chân bị bong gân ấn miết lên các huyệt giải khê, khâu khư, chiếu hải, thái khê rồi thả tay ra, mỗi huyệt ấn miết 14 lần.
– Nắm xoay khớp cổ chân theo chiều kim đồng hồ 36 lần và xoay ngược lại 36 lần.
– Xoa tay cho ấm nóng rồi xoa bóp nhẹ lên khớp cổ chân trong 3 phút kết hợp ngâm nước ấm kích thích tuần hoàn máu. Cách này áp dụng sau khi bong gân 1 ngày.

Trên đây là một số cách chữa bong gân cổ chân, cổ tay đơn giản bạn có thể thực hiện nhanh chóng ngay tại nhà để làm giảm nhanh cơn đau và chữa bong gân hiệu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là những phương pháp áp dụng cho trường hợp bạn bị bong gân nhẹ, nếu khớp bị chấn thương gây bong gân nặng kèm theo triệu chứng sưng nề và thâm tím, bạn nên đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa điều trị tốt nhất.

HUYỆT: Thái Khê 
HÌNH ẢNH



TÊN HUYỆT :Thái Khê 

Huyệt là nơi tập trung kinh khí mạnh nhất (thái) của kinh Thận, lại nằm ở chỗ lõm giống hình cái suối (khê), vì vậy gọi là Thái Khê (Trung Y Cương Mục).

Huyệt Khâu Khư



HUYỆT: Chiếu Hải 
HÌNH ẢNH



TÊN HUYỆT :Chiếu Hải 

• Chiếu = ánh sáng rực rỡ; Hải = biển, ý chỉ chỗ trũng lớn. Khi ngồi khoanh 2 bàn chân lại với nhau thì ở sẽ thấy chỗ trũng (hải) ở dưới mắt cá chân trong. Huyệt cũng có tác dụng trị bệnh rối loạn ở mắt, vì vậy, gọi là Chiếu Hải (Trung Y Cương Mục).
• Chiếu có nghĩa là ánh sáng đi đến, huyệt này trị bệnh ở mắt. Hải là nơi hội tụ của nhiều dòng suối nhỏ, ý nói huyệt có tác dụng trị bệnh về mắt một cách rộng rãi như biển vậy” (Khổng Huyệt Mệnh Danh Đích Thiển Thuyết).