Affichage des articles dont le libellé est Bí quyết sống khỏe mạnh- Quốc y đại sư Đặng Thiết Đào. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bí quyết sống khỏe mạnh- Quốc y đại sư Đặng Thiết Đào. Afficher tous les articles

lundi 27 mars 2017

Bí quyết sống khỏe mạnh- Quốc y đại sư Đặng Thiết Đào

Quốc y Đại sư sống khỏe mạnh đến 101 tuổi chia sẻ cách dưỡng sinh rất đáng để tham khảo


Kim Liên sưu tầm

Quốc y Đại sư sống khỏe mạnh đến 101 tuổi chia sẻ cách dưỡng sinh rất đáng để tham khảo
Giáo sư Đông y Đặng Thiết Đào



Bí quyết sống khỏe mạnh thực tế không hề khó, bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được. Hãy tham khảo 6 phương pháp đơn giản của quốc y đại sư, bạn có thể thấy sự khác biệt rất lớn.

Để sống được 101 tuổi mà vẫn khỏe mạnh liệu có quá khó?
Sinh năm 1916, Giáo sư Đông y Đặng Thiết Đào được xem là một trong những quốc y đại sư (một danh hiệu cao quý nhất trong ngành y học cổ truyền của Trung Quốc) vẫn vô cùng khỏe mạnh.
Giáo sư Đào cho rằng, điều quan trọng nhất để khỏe mạnh chính là chú trọng đến dưỡng tâm và dưỡng đức kết hợp hài hòa với ăn uống, sinh hoạt, thể thao.
Khi tiếp xúc với ông, hầu hết mọi người đều ngưỡng mộ vì biểu hiện bề ngoài rất trẻ trung, mắt sáng, tư duy rõ ràng mạch lạc, lời nói lưu loát, đi bộ nhanh nhẹn và thái độ bình thản nhẹ nhàng.
Mặc dù cao tuổi như vậy, nhưng ông vẫn đang tiếp tục làm việc. Trong một buổi tọa đàm học thuật do Cục quản lý y dược Trung y Quốc gia (TQ) tổ chức tại Trường Đại học Trung y dược Quảng Châu, giáo sư Đào vẫn có những bài tham luận để lại ấn tượng sâu sắc. Sau đó, ông phân tích những bí quyết sống khỏe của bản thân khiến hội nghị vô cùng cảm kích.
Chúng ta hãy dành thời gian để chiêm nghiệm xem, những bí quyết này có thể áp dụng để duy trì phong độ như giáo sư Đào hay không.
Giáo sư Đào có quan niệm, muốn dưỡng tâm, trước hết phải dưỡng đức. Ông là người có trái tim yêu thương rộng mở với mọi người, quan tâm chu đáo, đặc biệt là đối với bệnh nhân.
Tất cả những kiến thức mà đại sư có được, ông đều truyền dạy hết cho học trò một cách chi tiết, dễ hiểu nhất. Mỗi ngày, ông đều duy trì phương pháp thiền "tĩnh tâm công".
Giáo sư Đào có thói quen duy trì hàng ngày việc không rời khỏi giường ngay sau khi thức dậy. Ông thực hiện các động tác thở, tập thể dục nhẹ, thiền tâm ngay trên giường để duy trì trạng thái não bộ thư giãn, toàn tâm an lạc.
Khi ngồi thiền, thân thể thả lỏng, nhắm mắt tự nhiên, đầu óc không suy nghĩ, chỉ tập hít và thở theo nhịp điệu để cải thiện chức năng phổi và hệ hô hấp.
Ngồi thiền không chỉ tốt cho tim, não, toàn bộ cơ thể mà còn có thể giúp các huyết mạch lưu thông thuận lợi hơn, tạo sức bền cho cơ thể. Rèn luyện thành thói quen sẽ giúp tráng kiện hơn lên mỗi ngày.
Mỗi sáng, ông đều cố gắng thiền hít thở khoảng 50 nhịp. Nếu ngồi nhiều thì ông sẽ tự mát-xa, bấm các huyệt vị quan trọng để thông huyết mạch tứ chi.
Nghệ thuật viết chữ đẹp (thư pháp) ở Trung Quốc được coi là một trường phái hội họa quan trọng. Giáo sư Đào cũng tập cho mình thói quen luyện viết. Việc này không chỉ có tác dụng làm mềm bàn tay, tinh mắt mà còn nâng cao khả năng tư duy nghệ thuật, đặc biệt tốt cho việc bồi dưỡng tinh thần.
Theo đại sư, việc luyện viết hàng ngày mặc dù đơn giản, nhưng nó là một biện pháp có lợi cho tổng thể, cả thể chất và tinh thần, gọi là "hình thần cộng dưỡng".
Kể từ khi bước vào tuổi 50, giáo sư Đào bắt đầu tập bát đoạn cẩm. Cá nhân ông tôn sùng bài tập này vì nó không chỉ phù hợp cho người cao tuổi, mà còn tốt cho người ốm yếu suy nhược, trẻ em và phụ nữ.
Bài tập này có từ thời Bắc Tống (TQ). Theo truyền thuyết, khi Thiền Sư Bồ Đề Đạt Ma quay mặt vào tường ở Đền Tung Sơn Thiếu lâm tự trong chín năm và sáng tạo ra bài thể dục nhịp điệu 18 động tác, thường xuyên luyện tập sẽ duy trì sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
Sau này, người dân tập nhiều và rút gọn lại thành 8 động tác. Mỗi một thế tập lại mang đến cho cơ thể một tác dụng cụ thể, điều hòa và ổn định sức khỏe.
Một số người nghĩ rằng mình dạ dày yếu nên kiêng hết món nọ đến món kia. Theo GS Đào, việc kiêng khem quá mức cũng không tốt, bản thân ông thì ăn rất đa dạng.
Ông ăn tất cả các loại thực phẩm, từ ngũ cốc đến rau quả, các loại thịt, kể cả uống rượu. Chỉ cần chú ý phương pháp ăn uống và số lượng vừa phải, đừng bao giờ ăn uống món gì quá nhiều.
Ông đặc biệt chú ý ăn uống theo sự thay đổi thời tiết 4 mùa. Ví dụ, vào mùa hè thời tiết nóng nực, GS Đào sẽ ăn các món cháo nhẹ nhàng, canh nhạt để bảo vệ tì vị. Ông thường ăn cam quýt và sầu riêng, một lượng vừa đủ mướp đắng .
Có người cho rằng ăn sầu riêng bị nóng hoặc ăn mướp đắng bị lạnh nên thường bỏ qua hai loại trái cây này. Trên thực tế, mùa hè ăn mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt cho tim, ăn sầu riêng lại làm ấm phổi tim dưỡng thận.
Nếu khi cảm ăn xong 2 loại trái cây này mà có cảm giác bị nóng thì có thể ăn thêm măng cụt để điều hòa thân nhiệt. Cách ăn uống cân bằng các loại thực phẩm là điều then chốt để có cơ thể khỏe mạnh.
Vào mùa đông, nhiều người hay nghĩ đến việc uống thuốc bổ. Theo GS Đào, ông hoàn toàn phản đối quan điểm này bởi nếu uống thuốc bổ không đúng cách sẽ làm hại sức khỏe, ông muốn mọi người hãy có thói quen bổ sung thực phẩm thay vì uống thuốc.
Nói về việc bồi bổ sức khỏe, GS Đào quan niệm rằng, thận chính là gốc của sức khỏe, nếu muốn khỏe, phải làm cho thận khỏe. Ông thường sử dụng một số vị thuốc Đông y như kỷ tử, hà thủ ô, quế, nhục thung dung, linh chi, sữa ông chúa, nấm và các loại thảo dược khác.
Việc sử dụng dài hạn các vị thuốc bắc này sẽ có tác dụng tốt và lâu dài cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều cần chú ý nhất là liều lượng, quá nhiều hay quá ít đều không có lợi.
Đại sư Đào có một thói quen ít người học theo được đó chính là đi dạo vào buổi trưa. Những ngày trời quang mây tạnh hoặc nắng ráo, ông thường ra khỏi nhà và đi bộ dưới những hàng cây.
Ông đi chậm và thư giãn trong ánh sáng mặt trời xen lẫn bóng mát, đi khoảng 10 vòng xung quanh nhà cho đến khi người ra lấm tấm mồ hôi, cơ thể thoải mái thì ông nghỉ.
Theo quan điểm Đông y, ánh nắng giữa trưa được xem là mạnh nhất trong cả ngày. Khi ánh sáng mạnh kết hợp với dương khí trong cơ thể, nó sẽ đạt đến đỉnh cao nhất, từ đó có tác dụng thúc đẩy dương khí lên cao trào, mang đến lợi ích lớn cho việc bổ thận.
Nhiều yếu người cao tuổi có thể trạng suy nhược, sợ lạnh, mệt mỏi, lưng eo đau mỏi, yếu ớt, hơi thở ngắn, hay hụt hơi, tiểu đêm nhiều là những dấu hiệu liên quan đến thận thiếu dương.
Những người hay cảm thấy tinh lực không đủ, hoặc những người trẻ tuổi bị các bệnh liên quan đến thiếu tinh, yếu tinh, xuất tinh sớm đều nên duy trì việc đi bộ vào buổi trưa để bổ dương kịp thời.
Có nhiều người khi tuổi cao lên bắt đầu cảm thấy khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, chất lượng giảm xuống, tâm trạng rất căng thẳng, buồn rầu.
GS Đào cho rằng, cùng với sự gia tăng tuổi tác, con người nên thay đổi bản thân để có một giấc ngủ tốt, mùa hè thì nên ngủ sớm dậy sớm. Trước khi ngủ nên đọc sách một lát, ngồi thiền, duy trì trạng thái tâm trạng yên tĩnh. Hãy bước vào giấc ngủ sâu vào lúc 11 giờ đêm, thời điểm âm khí đạt đến mức thấp nhất, rất có lợi cho sức khỏe.
Để nâng cao chất lượng giấc ngủ, GS Đào thường xuyên ngâm chân với nước ấm, thúc đẩy tuần hoàn máu cho vùng chân.
Trong quá trình ngâm chân, 2 tay có thể xoa bóp bấm huyệt, 2 chân tự xoa bấm các huyệt dũng tuyền, huyệt lao cung cho đến khi cảm thấy nóng ấm lên là được. Mỗi lần ngâm chân từ 10-30 phút và thực hiện các bước chăm sóc cơ bản như vậy.
Là một đại sư nổi tiếng nên ông cũng rất chú trọng sử dụng các vị thuốc Đông y phù hợp. Ví dụ ông thường tự làm một số loại dược thảo để ngâm chân như Hoài ngưu tất (怀牛膝) 30 g, Xuyên khung (川 芎) 30g, Thiên ma (天麻)15g, Câu đằng(钩藤)30g, Hạ khô thảo (夏枯草)10g, Ngô thù du(吴茱萸)10g, Nhục quế (肉桂)10g.
Những vị thuốc này đun sôi sau đó ngâm chân có tác dụng bình gan, hạ huyết áp và thúc đẩy giấc ngủ ngon.
Mặc dù đã hơn trăm tuổi nhưng GS Đào có làn da trẻ trung hơn hàng chục năm so với tuổi, trên vai và tay rất ít có vết đốm nám tàng nhang, da dẻ luôn sáng đẹp, mịn màng. Ông chia sẻ, có được điều này là nhờ 1 bí quyết nhỏ, tắm nước nóng lạnh đang xen nhau.
Cách tắm nóng lạnh đan xen cũng rất đơn giản. Nhiệt độ của nước phụ thuộc vào sức chịu đựng riêng của mỗi người, hơi nóng hoặc hơi lạnh trong khả năng của bạn.
Cụ thể, vào mùa hè, ông thường tắm nước lạnh trước, sau đó sẽ tắm nước nóng, mùa đông thì ngược lại, tắm nước ấm trước sau đó sẽ tắm nước lạnh.
Kiên trì như vậy nhiều năm, ông cảm thấy làn da có sự đàn hồi tốt lên rõ rệt, giảm các vết thâm nám, da sáng bóng lên.
Do nước nóng có thể làm cho huyết quản giãn nở, nước lạnh co lại nên việc làm cho mạch máu vừa giãn vừa co sẽ giúp chúng có phản xạ co thắt, nâng cao tính đàn hồi, giảm các triệu chứng bệnh xơ cứng mạch máu, có tác dụng tốt cho tuổi thọ của huyết quản.