Cohen: Tại sao phản ứng của Canada trước dịch Covid-19 khác với Mỹ?
Hạnh Thái dịch
So sánh tánh khí người dân của nước này nước kia là dễ nhầm lẫn và không chính xác. Tuy nhiên trong thời buổi của trận đại dịch thì nó cũng giúp hé cánh cửa sổ để thấy con người trên thế giới đang ứng xử thế nào .
Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan và Singapore đã kiểm soát cơn khủng hoảng tương đối tốt . Đó là điều chúng ta chờ đợi ở những con người chúng ta xem là có tính kỹ luật cao, có ý chí, và có tính tổ chức. Nước Ý thì đang chao đảo với dịch lây lan. Ưa thích tụ tập, thiếu thu thúc, đam mê, đầy óc sáng tạo, có tính độc lập- chúng ta thường nghĩ người Ý có những tính như thế. Điều này giải thích tại sao họ phản ứng chậm trước cơn đại dịch.
Và rồi nó dẫn chúng ta về nước Mỹ và nước Canada.. Như cô giáo Christie đã từng nói trong lớp Ba tiểu học trong giờ địa lý, bây giờ chúng ta làm việc so sánh và phân biệt thử xem.
Ở Mỹ, một nước có dân số 330 triệu người, có 43,500 người bị lây nhiễm và 537 người chết, dựa vào con số của sớm ngày Thứ Ba tuần này. Ở Thành phố New York, con vi khuẩn đang bùng phát. Một số nơi ở nước này đang áp dụng chính sách tự cách ly, một số nơi khác thì không. Không có một chiến lược gì rõ ràng trên qui mô toàn nước, không ban hành lệnh cấp cứu (state of emergency) trên bình diện liên bang. Các tiểu bang thì mỗi nơi có mỗi cách xử lý hoàn toàn khác nhau. Ở Hoa Thịnh Đốn thì Quốc Hội đang chiến đấu để thảo cho ra một biện pháp kinh tế. Vị Tổng thống thì tính khí bất thường và vô cảm. Ông ta chẳng tin vào cái gì, không tin lời các chuyên gia, và miễn cưỡng chịu nhận trách nhiệm của mình.
Các hãng truyền thông thì đưa tin trái nhau. Hãng Fox News, được nhiều khán thính giả nhất, đã có lần phủ nhận là có nạn đại dịch đang xảy ra, gọi đó là tin bịa đặt. Một xướng ngôn viên của đài--trước khi bị đuổi việc-- đã tuyên bố rằng con vi khuẩn Corona-19 chỉ là một âm mưu của phe Dân Chủ nhằm tái truy tố (re-impeachment) Tổng thống Donald Trump.
Một nỗi nguy hiểm là hệ thống y tế sẽ có thể bị quá tải. Trong khi năm nay là kỹ niệm 10 năm khai sinh chế độ bảo hiểm y tế Obamacare, chính sách bảo hiểm y tế phổ thông cho đến bây giờ vẫn còn bị mang ra tranh cãi- phe Cộng Hòa tìm cách đạp đổ nó, đã nhiều lần muốn dẹp bỏ nó, nhiều lần mang nó ra để đấu trước tòa án.
© DAVE CHANHình chụp Thủ tướng Justin Trudeau đứng nói trước dinh thự của ông ngày 23 tháng 3.Người Canada tin tưởng những gì giới lãnh đạo của họ nói. Ở Canada, một nước có 37 triệu dân, có 2,100 trường hợp bị lây nhiễm và 24 trường hợp tử vong, tính đến sớm ngày Thứ Ba tuần này. Đất nước đang đứng vững, ở giờ phút này. Các bệnh viện có đủ khẩu trang và máy hô hấp, ở giờ phút này. Vị Thủ tướng xuất hiện mỗi ngày trước công chúng, một mình, trước dinh thự nơi ông ở. Ông nói những điều nghe hợp lý, với quyền uy, không cường điệu. Đây là giờ phút diệu kỳ nhất của ông. Người dân Canada tin tưởng những gì ông nói. Có thể họ đã không bỏ phiếu cho ông- chỉ có 1/3 số người bỏ phiếu cho ông thôi- nhưng đó không phải là một vấn đề trong giờ phút này. Chúng ta cũng không đặt câu hỏi về khả năng của những vị bộ trưởng của ông, những người luôn cùng ông có mặt trong cơn khủng hoảng này - bà Chrystia Freeland, ông Marc Garneau, bà Patty Hajdu, Bill Blair- ai cũng bình tĩnh, có năng lực và có khả năng chuyên môn. Đây là những gì chúng ta muốn.Những vị thủ tướng của các tỉnh, đa số không thuộc Đảng Tự Do, đã không còn làm theo bản năng cố đế chống Ottawa. Doug Ford, chẳng phải là người ái mộ ông Justin Trudeau, bây giờ cũng ca ngợi tài lãnh đạo của ông này.Tất cả mọi tỉnh bang đều ban hành lệnh cấp cứu và sẽ không phản đối nếu chính phủ liên lang cũng ban hành lệnh này. Việc phải làm thì cứ làm và chúng tôi sẽ không phàn nàn gì cả.Các đảng phái đối lập không tỏ thái độ gì. Ông Andrew Scheer, người đã từng gọi ông Trudeau là "tên gian lận" mùa thu năm ngoái, giờ đây nói rằng giờ này không phải là giờ bàn chính trị. Ông ấy nói đúng. Các bằng hữu phái Bảo Thủ, những người đang phấn đấu để thay thế ông, thảy đều im tiếng. Vài người trong số họ có ý muốn dời cuộc tranh cử (LND: cuộc bầu cử vào chức vụ Chủ tịch Đảng Bảo Thủ) vào tháng Tám tới.Khác với Mỹ, ở Canada có sự đồng thuận. Không ai nói dự án cứu trợ là không đầy đủ, rằng chính phủ quá chậm chạp, rằng có sự thiên vị tài chánh đối với các công ty lớn. Ông Jason Kenney không nói rằng các tỉnh miền tây bị bỏ rơi và đảng Bloc Quebecois không nói về quyền tự trị. Người dân Canada chỉ muốn một điều, đó là tự do thoát khỏi sự sợ hãi.May mắn thay chúng ta không có đài Fox News. Đài CBC thì bất kể những yếu kém gì của nó trong vai trò một cơ quan truyền thông quốc gia, nó cũng đã hoàn thành công việc truyền thông của nó một cách thấu đáo và chân thật trong những hoàn cảnh đầy thử thách. Cũng tương tự như thế đối với các đài CTV, đài Radio Canada, các cơ quan báo chí và các trang mạng trên toàn cõi đất nước này.Tại sao chúng ta ứng xử khác như thế? Có thể đó là do bản tính chúng ta như thế. Người Mỹ ca ngợi sự độc lập, chủ nghĩa cá nhân, quyền tự do cá nhân. Nhiều người không tin tưởng chính quyền, ghét kỵ giới chính trị gia, theo chủ thuyết âm mưu pháp tòa (court conspiracy) và phủ nhận khoa học. Điều này không phải trước giờ là như vậy đâu--chính sách Giải pháp Mới và Xã hội Lớn (the New Deal and the Great Society) đã nới rộng chủ quyền của tiểu bang--, nhưng bây giờ thì như thế.
Người dân Canada chấp nhận một chính phủ lớn, là cách chúng ta xây dựng một chế độ an sinh xã hội. Hai phần ba người dân chúng ta bỏ phiếu năm ngoái cho phe cấp tiến . Chúng ta chấp nhận sự lãnh đạo.Đúng , chúng ta đã làm những sai lầm trong cuộc khủng hoảng. Chúng ta không bảo toàn an ninh kịp thời ở các sân bay, hay kiểm bệnh sớm và trải rộng đủ. Quá nhiều người lơ là xem nhẹ việc tránh tiếp xúc gần gũi nhau. Nếu chúng ta thực sự làm tốt hơn trong tất cả những điều này--bây giờ hãy còn quá sớm để biết hay để khoe khoang--không phải vì chúng ta hay ho về mặt đạo đức. Mà đó là vì chúng ta nhỏ hơn, biết tổ chức, được lãnh đạo tốt, đoàn kết hơn, biết điều độ hơn, có tinh thần cộng đồng hơn.Đây là vấn đề bản tính.Andrew Cohen là một ký giả, giáo sư và tác giả cuốn sách “Hai ngày vào Tháng Sáu: John F. Kennedy và 48 Giờ Làm Nên Lịch Sử”.