mardi 28 février 2023

PHIM : 💥 VIỆT NAM 🌺 QUÊ HƯƠNG🌸TÌM LẠI

 - Mời Quý Bạn K1 xem một Bộ VIDEO gồm 41 Tập,  ký sự bằng Hình ảnh của Huy Hà Media thực hiện công phu , hành trình thăm lại khắp miền Đất Nước Việt Nam thân yêu của chúng ta :



 https://www.youtube.com/playlist?list=PLj0GhlmSL3icsTIg3uaY2eVezPeNM-VgB

Hủ tiếu Việt Nam lên sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời.

 Hủ tiếu Việt Nam lên sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời.

Nguồn: Gordon Ramsay, Masterchef US
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời
Xưa nay chỉ thấy món phở Việt Nam nổi danh, thế nhưng món hủ tiếu cũng được khen không kém cạnh bạn nhé..
 
Gordon Ramsay là một đầu bếp người Anh nổi tiếng thế giới với thành tựu đã từng nhận đến 16 ngôi sao Michelin danh giá.

Ngoài ra, Gordon Ramsay còn sở hữu nhiều chuỗi nhà hàng cao cấp trên thế giới và là nhân vật truyền hình xuất hiện thường xuyên trên các chương trình ẩm thực nổi tiếng.
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 1.
Đặc biệt, trong chương trình Gordon’s Great Escape, Gordon Ramsay đã lang thang đến nhiều đất nước, tách biệt với cuộc sống bận rộn hàng ngày để toàn tâm toàn ý cho bản thân trải nghiệm các món ngon vật lạ nhiều nơi.
Và sau chuyến viếng thăm Campuchia thì Gordon Ramsay đã ghé thăm Việt Nam và lang thang trên mọi nẻo đường để tìm hiểu ẩm thực.
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 2.
Ban đầu, Gordon cứ nghĩ món ăn Việt Nam cũng như các món Thái hoặc các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á.
Thế nhưng, sau khi được trải nghiệm ẩm thực Việt Nam xong thì ông hoàn toàn bất ngờ và thốt lên rằng: "Ẩm thực Việt Nam đúng là độc đáo và không thể so sánh với bất cứ món ăn nào ở những đất nước mà tôi đã đi qua".
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 3.

 

Đặc biệt, ấn tượng khó phai nhất đối với Gordon Ramsay chính là món hủ tiếu được thưởng thức ngay trên thuyền đang trôi lềnh bềnh trên sông ở miền Tây Nam Bộ... Ấn tượng của Gordon Ramsay về món hủ tiếu miền Nam thật sự rất sâu sắc.
Ông cho biết rằng, mùi thơm của hẹ, rau mùi, húng quế hòa quyện tạo nên hương vị cân bằng và thanh nhẹ. Thậm chí, Gordon còn cho biết thêm, phần nước dùng hủ tiếu có thể ngon hơn nhiều nhà hàng Việt tại London.

 


Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 4.
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 5.
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 6.
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 7.
Và quá ấn tượng với món hủ tiếu Việt Nam, ngay sau khi về nước, Gordon đã đưa hẳn món hủ tiếu thành đề tài hóc búa cho các đầu bếp đã lọt vào top 5 trong chương trình Masterchef Mỹ.
Chính đề tài hủ tiếu Việt Nam này đã khiến cho các thí sinh đầy tài năng cảm thấy hoang mang. Bởi họ đã được cho nếm thử phần nước dùng, ăn thử món hủ tiếu Việt Nam, cảm nhận mùi vị rồi chế biến lại sao cho giống nhất.
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 8.
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 9.
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 10.
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 11.
Hầu hết các thí sinh đều cảm thấy bất ngờ trước hương vị đặc biệt của hủ tiếu Việt Nam, thậm chí có thí sinh còn có ý định bỏ cuộc thì quả thật hương vị món ăn này quá độc đáo đến mức không thể đoán ra được nguyên liệu gì đã được dùng qua.
Và ngay trong chương trình thì Gordon Ramsay cũng khẳng định với các thí sinh rằng: "Đây là một trong những món ăn tuyệt vời nhất mà tôi từng được ăn nên hy vọng các bạn đừng làm tôi thất vọng".

 


Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 12.
 
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 13..
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 14.
Hủ tiếu Việt Nam lên cả sóng truyền hình Mỹ và được đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay khen ngon hết lời - Ảnh 15.
 
Như vậy, đi theo hành trình của vị đầu bếp lừng danh Gordon Ramsay thì chúng ta chợt nhận ra rằng, Việt Nam không chỉ có món phở mới độc đáo mà món hủ tiếu cũng ngon không kém cạnh bạn nhé.

 


Đặc biệt, nguyên liệu chế biến hủ tiếu cũng rất đa dạng, không chỉ có hủ tiếu thịt lợn, hủ tiếu xương mà còn có hủ tiếu gà, bò viên, hoành thánh, hải sản tôm mực...
Đó là lý do vì sao chỉ mới nhắc đến hai từ hủ tiếu là nhiều bạn đã cảm nhận ngay được mùi thơm thoang thoảng bay xung quanh và gợi lên cơn thèm khó kiềm chế được.
 
 
Nguồn: Gordon Ramsay, Masterchef US

SỨ ĐIỆP MÙA CHAY NĂM 2023 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

 SỨ ĐIỆP MÙA CHAY NĂM 2023

CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

Khổ chế Mùa Chay và Lộ trình Hiệp Hành




Anh chị em thân mến!

Các Sách Tin Mừng Matthêu, Marcô và Luca đều thuật lại biến cố Chúa Giêsu Hiển dung. Qua đó, chúng ta thấy Chúa đáp lại thái độ của các môn đệ khi chưa thật sự hiểu Người. Thật vậy, trước đó không lâu, đã có một cuộc xung đột thực sự giữa Thầy Giêsu và môn đệ Simon Phêrô, người mà sau khi tuyên xưng niềm tin của mình vào Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, đã phản đối lời tiên báo về cuộc khổ nạn và thập giá của Người. Chúa Giêsu đã mạnh mẽ quở trách ông: “Xatan, lui ra đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người!” (Mt 16, 23). Và rồi, “sáu ngày sau, Chúa Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông Giacôbê, tới một ngọn núi cao” (Mt 17, 1).

Đoạn Tin mừng về Chúa Giêsu Hiển dung được đọc hàng năm vào Chúa Nhật II Mùa Chay. Thật vậy, trong mùa Phụng vụ này, Chúa đem chúng ta đi với Người và dẫn đến một nơi riêng biệt. Trong khi những bổn phận thường ngày đòi buộc chúng ta phải ở lại những nơi quen thuộc và những thói quen lặp đi lặp lại đến độ nhàm chán, thì trong Mùa Chay, chúng ta được mời gọi đi lên một ngọn núi cao” cùng với Chúa Giêsu và sống một kinh nghiệm thiêng liêng đặc biệt – sự khổ chế – như dân thánh của Thiên Chúa.

Khổ chế Mùa Chay là một quyết tâm được trợ giúp nhờ ân sủng, để vượt thắng khiếm khuyết đức tin và thái độ phản kháng của chúng ta khi đi theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá. Đây chính là điều mà Phêrô và các môn đệ cần phải thực hiện. Để đào sâu kiến thức về Thầy, để hiểu trọn vẹn và đón nhận mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa, được thực hiện trong sự hiến thân trọn vẹn vì tình yêu, chúng ta phải để Chúa Giêsu dẫn mình đi lối riêng, đưa lên cao và tách ra khỏi sự tầm thường và phù phiếm. Giống như một cuộc leo núi, chúng ta cần phải khởi hành một lộ trình khó khăn đòi hỏi nỗ lực, hy sinh và tập trung. Những điều kiện tiên quyết này cũng rất quan trọng đối với lộ trình Hiệp Hành mà, là một Hội Thánh, chúng ta đã dấn thân thực hiện. Sẽ thật hữu ích khi chúng ta suy tư về mối tương quan giữa khổ chế Mùa Chay và trải nghiệm Hiệp Hành.

Trong cuộc “tĩnh tâm” trên núi Tabor, Chúa Giêsu đem theo ba môn đệ, những người được chọn để chứng kiến một biến cố độc nhất vô nhị. Chúa Giêsu muốn chia sẻ kinh nghiệm ân sủng này, chứ không giữ lại cho riêng mình, cũng như toàn bộ đời sống đức tin của chúng ta là một trải nghiệm được sẻ chia. Vì chính trong sự liên đới với nhau mà chúng ta đi theo Chúa Giêsu. Và chúng ta, là một Hội Thánh lữ hành giữa dòng thời gian, cùng trải nghiệm Năm phụng vụ và trong đó có Mùa Chay, chúng ta cùng tiến bước với anh chị em mà Chúa đã đặt bên cạnh chúng ta như những bạn đồng hành. Cũng giống như biến cố Chúa Giêsu và các môn đệ đi lên Núi Tabor, chúng ta có thể khẳng định rằng, hành trình Mùa Chay của chúng ta là “Hiệp Hành”, bởi vì chúng ta cùng nhau đi trên một con đường, với tư cách là những môn đệ của một vị Thầy duy nhất. Hơn nữa, chúng ta biết rằng chính Chúa Giêsu là Con Đường, và do đó, trong hành trình Phụng vụ cũng như trong tiến trình Thượng Hội đồng, Giáo Hội không làm gì khác hơn là bước vào mầu nhiệm Đức Kitô – Đấng Cứu Độ một cách sâu xa và trọn vẹn hơn.

Và như thế chúng ta cùng bước lên cao điểm. Tin mừng thuật lại rằng Chúa Giêsu “biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng” (Mt 17, 2). Đây là “chóp đỉnh”, mục tiêu của cuộc hành trình. Vào cuối cuộc leo núi, khi đang ở trên đỉnh núi với Chúa Giêsu, ba môn đệ được ơn nhìn thấy Người trong vinh quang, chói ngời ánh sáng siêu nhiên. Một ánh sáng không đến từ bên ngoài, nhưng tỏa ra từ chính Chúa. Vẻ đẹp thiêng liêng của thị kiến này trỗi vượt hơn những nỗ lực mà các môn đệ đã cố gắng khi lên Núi Tabor. Như trong bất kỳ chuyến leo núi gian nan nào, đang khi leo, chúng ta phải chăm chú nhìn vào con đường; nhưng bức tranh toàn cảnh mở ra ở cuối lộ trình gây bất ngờ và đền đáp cho chúng ta bởi sự kỳ diệu của nó. Cũng vậy, tiến trình Hiệp Hành thường có vẻ như là một con đường khó khăn, và đôi khi có thể gây nản lòng. Tuy nhiên, điều chờ đợi chúng ta ở cuối hành trình chắc chắn sẽ là một điều gì đó kỳ diệu và ngỡ ngàng, điều đó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý muốn của Thiên Chúa và sứ mạng dành cho chúng ta trong khi phục vụ vương quốc của Ngài.

Trải nghiệm của các môn đệ trên núi Tabor càng phong phú hơn nữa khi, bên cạnh Chúa Giêsu biến hình, xuất hiện ông Môsê và Êlia, vốn là hiện thân của Lề luật và các Ngôn sứ (x. Mt 17, 3). Điều mới mẻ của Đức Kitô vừa là sự hoàn tất Giao ước cũ và các lời hứa, vừa không tách rời khỏi lịch sử của Thiên Chúa với dân của Ngài và đồng thời mặc khải ý nghĩa sâu xa hơn cho lịch sử đó. Tương tự như vậy, lộ trình Hiệp Hành bắt nguồn từ truyền thống của Giáo Hội, nhưng đồng thời cũng mở ra cho những điều mới mẻ. Truyền thống là nguồn cảm hứng để tìm kiếm những con đường mới, và để tránh những cám dỗ đối nghịch của sự trì trệ và ngẫu hứng.

Hành trình khổ chế Mùa Chay cũng như tiến trình Thượng Hội đồng đều có mục tiêu là một cuộc biến hình, cả về phương diện cá nhân lẫn Giáo Hội. Một sự biến đổi, mà trong cả hai trường hợp, đều có khuôn mẫu nơi Chúa Giêsu Hiển dung và được thực hiện nhờ ân sủng của mầu nhiệm Vượt qua của Người. Để cuộc biến hình này có thể trở thành hiện thực nơi chúng ta trong năm nay, tôi muốn đề nghị hai “Lộ trình” cần đi theo để cùng lên núi với Chúa Giêsu, và cùng với Người đạt tới mục tiêu.

Lộ trình thứ nhất liên quan đến mệnh lệnh mà Chúa Cha ngỏ với các môn đệ trên núi Tabor, khi họ chiêm ngưỡng Chúa Giêsu Hiển dung. Tiếng từ đám mây phán ra: “Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!” (Mt 17, 5). Do đó, đề xuất đầu tiên rất rõ ràng: Chúng ta cần lắng nghe Chúa Giêsu. Mùa Chay là thời gian ân sủng để chúng ta lắng nghe Lời khi Người ngỏ lời với chúng ta. Nhưng Chúa Giêsu nói với chúng ta như thế nào? Trước hết, từ Lời Chúa mà Giáo hội công bố cho chúng ta trong Phụng vụ. Mong sao chúng ta đừng để Lời ấy bị bỏ ngoài tai; trong trường hợp không thể tham dự Thánh Lễ thường xuyên, chúng ta hãy đọc các Bài đọc Kinh Thánh hàng ngày, dù là với sự trợ giúp của internet. Ngoài Kinh Thánh, Chúa còn nói với chúng ta qua anh chị em của chúng ta, nhất là qua những khuôn mặt và câu chuyện của những người cần được giúp đỡ. Nhưng tôi cũng muốn thêm vào một khía cạnh khác, rất quan trọng trong tiến trình Hiệp Hành: thái độ lắng nghe Chúa Giêsu cũng bao gồm việc lắng nghe anh chị em khác trong Giáo Hội. Cách lắng nghe lẫn nhau là mục tiêu chính trong một số giai đoạn của tiến trình, nhưng nó luôn luôn không thể thiếu trong phương pháp và phong cách của một Giáo Hội hiệp hành.

Khi nghe tiếng Chúa Cha, các môn đệ “kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất. Bấy giờ Chúa Giêsu lại gần, chạm đến các ông và bảo: “Chỗi dậy đi, đừng sợ! Các ông ngước mắt lên, không thấy ai nữa, chỉ còn một mình Chúa Giêsu mà thôi” (Mt 17, 6-8). Đây là đề nghị thứ hai cho Mùa Chay này: đừng dựa vào một thứ tôn giáo được tạo ra từ những sự kiện phi thường và những kinh nghiệm kịch tính, hãy vượt qua nỗi sợ vì phải đối diện với thực tế và những đấu tranh, khó khăn và mâu thuẫn của nó trong cuộc sống hàng ngày. Ánh sáng mà Chúa Giêsu tỏ ra cho các môn đệ là sự báo trước về vinh quang Phục sinh, và đó phải là mục tiêu trong cuộc hành trình của chúng ta, khi chúng ta đi theo “một mình Người”. Mùa Chay hướng về Lễ Phục Sinh: “tĩnh tâm tự nó không phải là mục đích, nhưng là phương thế chuẩn bị cho chúng ta trải nghiệm cuộc khổ nạn và thập giá của Chúa Giêsu với đức tin, đức cậy và đức mến, hầu đạt tới sự phục sinh. Cũng vậy, trên lộ trình Hiệp Hành, ngay cả khi Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng của một số trải nghiệm hiệp thông mạnh mẽ, thì chúng ta đừng ảo tưởng là mình đã đến đích. Vì, cũng tại đây, Chúa lặp lại với chúng ta rằng: “Chỗi dậy đi, đừng sợ”. Vậy thì chúng ta hãy đi xuống đồng bằng, và xin cho ân sủng mà chúng ta đã trải nghiệm giúp chúng ta trở thành “những nghệ nhân của tính hiệp hành” trong cuộc sống thường ngày tại các cộng đoàn của chúng ta.

Anh chị em thân mến, xin Chúa Thánh Thần thúc đẩy và nâng đỡ chúng ta trong Mùa Chay này khi chúng ta lên núi với Chúa Giêsu, để cảm nghiệm được vẻ huy hoàng thần linh của Người. Và nhờ đó, chúng ta được củng cố trong đức tin, được tiếp tục kiên trì trong cuộc lữ hành cùng với Chúa Giêsu, Đấng là vinh quang của dân Người và ánh sáng của muôn dân.

Rôma, Đền thờ Thánh Gioan Lateranô,
ngày 25. 01. 2023, Lễ Thánh Phaolô Trở lại.

Chuyển ngữ: Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm

lundi 27 février 2023

Le clou de girofle, bienfaits


https://www.youtube.com/watch?v=8_QwnkhSiS4

 Le clou de girofle est un fruit utilisé sec en cuisine pour sa saveur puissante. Il favorise la digestion et lutte contre les douleurs dentaires. L'hypertension est une contre-indication. Comment utiliser l'huile essentielle de clou de girofle ? Quels sont les bienfaits pour les dents ? En infusion ? Les réponses avec Christelle Deloges.

Le clou de girofle, fréquemment utilisé en cuisine, possède également des vertus pour la santé.  Il favorise notamment la digestion et lutte contre les infections dentaires. Le clou de girofle est contre-indiqué en cas d'hypertensionOn peut l'utiliser en huile essentielle ou en infusion. Quels sont ses bienfaits ? Comment l'utiliser pour les dents ? Comment faire une infusion de clou de girofle ? Comment utiliser l'huile essentielle de clou de girofle ?

Quels sont les bienfaits du clou de girofle ?

Le clou de girofle est considéré par la phytothérapie européenne comme :

► Antiseptique, anti-infectieux et antibactérien à large spectre d'action. Les clous de girofle sont par exemple utilisés contre les infections urinaires comme les cystites et les calculs rénaux.

► Antifongique et antiparasitaire, le clou de girofle a notamment une action vermifuge sur le ténia.

Stomachique : la saveur du clou de girofle favorise la digestion. Ses composés aromatiques permettent de lutter contre les maux d'estomac (ballonnement, aérophagie, gènes gastriques).

► Antalgique : cette action est rapide sur les douleurs dentaires.

"Le clou de girofle tire tous ces bienfaits de sa concentration en eugénol, particulièrement puissante dans son huile essentielle", précise Christelle Deloges, naturopathe. Ses propriétés en font également un très bon allié dans la lutte contre certaines affections virales. Le clou de girofle aide à lutte contre la toux, notamment. L'épice a également des qualités anti-inflammatoires intéressantes pour soulager les rhumatismes, les douleurs musculaires. Cette action est principalement due à sa teneur élevée en flavonoïdes. Pour bénéficier de ses bienfaits, il est possible d'ajouter le clou de girofle en petites quantité – son goût est fort – dans les plats au quotidien. Son huile essentielle (HE de clous de girofle) est très puissante. Elle est un anesthésique efficace en cas de douleurs localisées et un antiseptique parfait pour combattre les virus et les champignons. Cette HE est également considérée depuis longtemps comme anti-inflammatoire.

Comment utiliser le clou de girofle pour les dents ?

Le clou de girofle est tout indiqué pour lutter contre les infections dentaires et buccales. Grâce à ses propriétés antiseptiques, désinfectantes et d'anesthésiant local, le clou de girofle permet de soulager les maux de dents en général, et plus spécifiquement en cas de caries, d'aphtes, ou pour lutter contre la gingivite et la parodontite.

►Soulager le mal de dent et les gencives douloureuses : écraser légèrement un clou de girofle et le placer à l'endroit où ça fait mal. Cette petite recette permet de calmer la douleur en attendant de consulter. En cas de douleur dentaire aiguë : mâcher un clou de girofle durant quelques minutes en attendant de consulter.

►Pour une hygiène buccale régulière, fabriquer votre propre bain de bouche à base de girofle : porter l'équivalent d'une tasse d'eau à frémissement et retirer du feu. Ajouter 5 à 6 clous de girofle et laisser infuser pendant que le mélange refroidi. Retirer les clous de girofle, c'est prêt. En plus d'assainir la cavité buccale, cette préparation rafraîchit l'haleine.

Comment utiliser le clou de girofle comme aphrodisiaque ?

Réputé aphrodisiaque, le clou de girofle rejoint le gingembre et le safran au rang des aliments mythiques de la stimulation sexuelle. En vérité, l'action du clou de girofle – comme celle du gingembre et du safran – est stimulante et échauffante. Il provoquerait un afflux sanguin – permettant une meilleure érection - et donnerait du tonus. Sa réputation d'aphrodisiaque est donc un peu surfaite.

Comment utiliser le clou de girofle pour les cheveux ?

Le clou de girofle appliqué en lotion sur le cuir chevelu et la chevelure est un excellent remède pour apaiser l'inflammation de la peau, réduire les pellicules et stimuler la circulation sanguine. La repousse du cheveu est stimulée et sa vitalité est renforcée. Fabriquer vous-même votre lotion capillaire en additionnant une dizaine de clous de girofle moulu (l'équivalent d'1 cuillère à café) à de l'eau tiède dans un flacon, avant de l'utiliser en massage sur le cuir chevelu. Laisser poser avant de rincer ou de shampouiner.

Comment faire une infusion de clou de girofle ?

L'infusion de clous de girofle est utilisée à la fois pour un usage interne et externe. La recette : disposer entre 3 et 8 clous de girofle dans une tasse. Verser de l'eau bouillante dessus. Laisser infuser 10 minutes. Ôter les clous et ajouter une cuillère de miel liquide ou une pincée de cannelle pour sucrer la préparation. Christelle Deloges recommande aussi l'usage de la décoction "plus concentrée" qui consiste "à faire frémir 3 clous de girofle dans un peu plus qu'une tasse d'eau pendant 5 à 10 minutes, puis de laisser infuser quelques minutes hors du feu". Laisser refroidir, filtrer et utiliser :

► En usage interne dans le cas de parasites intestinaux et pour soulager la nausée, la digestion et les troubles intestinaux. En plus de faciliter la digestion, cette infusion ou décoction aide à prévenir et lutter contre la grippe et les autres maladies infectieuses fréquentes en hiver. A boire 2 à 3 fois par jour sur un temps court, une semaine maximum. Le bain de bouche peut, quant à lui, être pratiqué quotidiennement.

► En usage externe : l'infusion ou la décoction peuvent s'appliquer sur la peau à l'aide de compresses en cas d'infections fongiques de la peau et des muqueuses, mais également pour désinfecter et favoriser la cicatrisation des plaies.

L'huile essentielle doit être utilisée avec précautions,

Comment utiliser l'huile essentielle de clou de girofle ?

L'huile essentielle de clou de girofle est très puissante, il est impératif de l'utiliser avec précautions, à faible dose et de manière limitée dans le temps (7 jours maximum par voie orale), ou de l'éviter selon le cas personnel.

► En application locale : en cas de douleur dentaire, carie, abcès, aphte : appliquer 1 goutte d'HE de clou de girofle pure du bout du doigt ou à l'aide d'un bâtonnet sur la zone douloureuse, dans l'attente de consulter un dentiste sans tarder. L'HE de clou de girofle peut aussi être appliquée localement sur une mycose cutanée (pied d'athlète), idéalement combiné avec l'HE de tea tree et de géranium rosat, diluées dans une huile végétale (de nigelle par exemple).

► Par voie interne : en cas d'infection urinaire, cystite, préparer un mélange de 2 HE complémentaires : dans un flacon en verre avec compte goutte, verser 20 gouttes d'HE de clou de girofle et 20 gouttes d'HE de sarriette. Placer 2 gouttes de ce mélange dans une gélule vide et compléter avec une huile végétale alimentaire, et avaler, 3 fois par jour, pendant 5 jours maximum.

► En massage : en cas de fatigue nerveuse et sexuelle, appliquer en massage le long de la colonne vertébrale 1 goutte d'HE de clou de girofle mélangée à une cuillère à café d'huile végétale (de noisette par exemple). Ne pas appliquer l'HE pure sur la peau.

► En cuisine : l'HE de clou de girofle peut être intégrée dans une préparation culinaire en respectant le dosage : 1 goutte pas plus, à l'issue de la cuisson du plat ou de la sauce. Ne pas la cuire.

► En diffusion : s'utilise diluée (maximum 5 à 10 %) dans d'autres huiles essentielles plus douces comme l'orange douce, la bergamote ou l'essence de citron, pour un effet stimulant.

Quels sont les dangers du clou de girofle ?

"Même si le clou de girofle est utilisé depuis des centaines d'années, notamment au niveau culinaire (pain d'épices, bouillon, thé…) des précautions sont utiles" prévient le naturopathe. 

► Les tisanes de clou de girofle, pourtant bien moins concentrées que l'huile essentielle, ne doivent pas être utilisées sur une longue période ou de façon régulière (toxique pour le foie en surdosage). Il convient de prendre 2 à 3 tasses par jour pendant une semaine maximum en cas de rhume par exemple.

► L'huile essentielle ne doit pas être utilisée dans le bain car elle est dermocaustique, et qu'elle ne se dilue pas dans l'eau puisque c'est une huile ! " avertit la naturopathe

En revanche les bains de bouche (avec une décoction de quelques clous de girofle dans de l'eau frémissante), même utilisés régulièrement, ne posent pas de problème, même à une faible dilution.

Peut-on l'utiliser pour soigner les enfants ?

"Les bains de bouche d'infusion de clou de girofle peuvent être utilisés chez les enfants sur une période donnée (à condition que l'enfant sache recracher la solution !)", précise la naturopathe. Dans le cadre des traitements orthodontiques, ils sont très efficaces pour atténuer la douleur (effet anesthésiant et anti-inflammatoire).

Peut-on utiliser le clou de girofle enceinte ?

L'huile essentielle de clou de girofle est contre-indiquée chez les femmes enceintes et allaitantes. Sauf pendant l'accouchement, le clou de girofle étant un tonique utérin, il est possible d'utiliser l'infusion quelques jours avant et le jour-J.

Quelles sont les contre-indications du clou de girofle ? 

Les personnes sujettes à l'hypertension et/ou souffrant de problèmes hépatiques doivent impérativement éviter d'utiliser le clou de girofle, ou consulter un spécialiste, précise la naturopathe.

L'HE de clou de girofle est dermocaustique (irrite et brûle la peau). Ne pas l'utiliser pure sur la peau ou les muqueuses, mais toujours bien la diluer dans une huile végétale, à 20% maximum pour un usage cutané localisé (hors usage dentaire très localisé). La diffusion d'HE de clou de girofle n'est pas recommandée. L'HE est interdite aux femmes enceintes et allaitantes et interdite aux enfants de moins de 12 ans, rappelle la naturopathe.

Merci à Christelle Deloges, naturopathe, à Villemoisson-sur-Orge (91).

MÙA CHAY LINH THIÊNG

Mùa Chay là thời gian linh thiêng đong đầy tình yêu để cầu nguyện, để ăn năn sám hối và để hy sinh hãm mình, nhờ đó mà canh tân bản thân mình ngày mỗi hoàn thiện hơn.  "Mùa Chay mời gọi các Kitô hữu thể hiện mầu nhiệm Vượt Qua cách sâu sắc và cụ thể hơn trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội của họ, trên hết qua việc ăn chay, cầu nguyện và bố thí." (Sứ điệp Mùa Chay năm 2019, số 3).

 

1. Mùa Chay linh thiêng


Mùa Chay linh thiêng lại về với đời sống tín hữu Công giáo.  Mùa Chay là thời gian 40 ngày dọn lòng mừng lễ Phục Sinh, trải dài từ Lễ Tro cho đến Tuần Thánh, lặp lại thời gian 40 ngày chay tịnh của Chúa Giêsu năm xưa khi chuẩn bị bước vào đời công khai rao giảng Tin Mừng (Mt 4,2).  Con số 40 còn lặp lại nhiều biến cố khác trong lịch sử cứu độ như 40 ngày của Êlia trên núi Horeb dọn mình thực thi sứ vụ Chúa trao (1 V 19,8), như 40 ngày của Môsê trên núi Sinai chuẩn bị đón nhận thập điều Chúa dạy (Xh 34,28), và như 40 năm dân Chúa lưu lạc trong hoang địa dọn lòng đặt chân vào đất hứa.  Mùa Chay như vậy là thời điểm thuận lợi để sống mầu nhiệm Tử Nạn của Chúa Kitô thông qua việc chay tịnh để sẵn sàng mừng lễ Phục Sinh.  Nhưng Mùa Chay không chỉ là việc chay tịnh, cho dẫu khởi đầu và kết thúc Mùa Chay được diễn ra bằng việc buộc ăn chay và kiêng thịt thứ tư Lễ Tro và thứ sáu Tuần Thánh.  Mùa Chay còn là mùa xuân tâm hồn với những sinh hoạt đổi mới đời sống đức tin.

Cầu nguyện, canh tân, chia sẻ: đó là ba sinh hoạt mỗi người chúng ta cố gắng thực hiện trong Mùa Chay năm nay, cũng là ba chiều kích với Chúa, với mình, với tha nhân dệt nên nhịp sống Giáo Hội. 
Mùa Chay là thời gian đặc biệt như lời Thánh Phaolô nói: “Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ” (2 Cr 6,2).  Đây là thời gian thuận tiện để mỗi người quyết tâm hoán cải, tăng cường việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện, thống hối, mở rộng tâm hồn đón nhận thánh ý Chúa, quảng đại giúp đỡ tha nhân.
 

2. Mùa Chay là mùa tình thương

 

Hành trình thiêng liêng của Mùa Chay bắt đầu từ tình thương: cầu nguyện, chay tịnh để sống đức ái chia sẻ.


Mùa Chay với hành trình bốn mươi ngày là “thì mạnh” của Năm Phụng Vụ, là “thời Thiên Chúa thi ân và là ngày Thiên Chúa cứu độ” (2Cr 6,2).  Bước vào Mùa Chay, Giáo Hội nhấn mạnh đến những cách thế hy sinh hãm mình để qui hướng về Thiên Chúa, tôn vinh Người, đồng thời cũng qui hướng về tha nhân, để lưu tâm giúp đỡ, sống tình bác ái huynh đệ.


Mùa Chay là thời điểm mà Chúa Giêsu Kitô tuôn đổ muôn vàn ân sủng cho Giáo Hội qua mầu nhiệm Thánh Giá.  Mùa Chay thúc đẩy mỗi tín hữu sống tinh thần hy sinh, sám hối và hòa giải cách chân thành và triệt để hơn, theo đúng tinh thần Tin Mừng.


Ngay đầu Mùa Chay, Phụng vụ đã nhắc nhở ta cần phải trầm tư để chiêm niệm về thân phận: "Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về tro bụi.”  Ý nghĩa của Lời Chúa quá rõ ràng: mọi người sẽ phải chết.  Vậy ta lao tâm khổ trí, vất vả ngược xuôi, ganh đua tranh dành để tìm kiếm của cải, danh vọng, thú vui..., ta nỗ lực học hỏi, tìm tòi, phát minh, xây dựng... nhưng khi cái chết đến, ta mang theo được thứ gì, tất cả có nghĩa gì cho ta?  Cuối cùng thì cái gì là đáng quan tâm nhất trong đời?  Ðâu là bậc thang giá trị đời ta?


Xin đừng sống dửng dưng, thờ ơ, khép kín trước người nghèo.  Hãy luôn chạnh lòng xót thương như Chúa Giêsu đã thương những người cùng khốn.  Hãy sống quảng đại cho đi, vui vẻ chia sớt, không chỉ của cải vật chất mà có khi chỉ là một nụ cười thân thiện, một cái bắt tay khích lệ, một lời nói an ủi đỡ nâng, một lần viếng thăm, một cuộc gặp gỡ kiến tạo sự hiệp nhất bình an.  Khi chia nụ cười, ta sẽ nhận về vô số niềm vui.  Khi chia vòng tay, ta sẽ nhận về mênh mông ấm áp.  Khi chia quan tâm, ta sẽ nhận về bao la yêu thương.  Khi chia yêu thương, ta sẽ nhận về rất nhiều hạnh phúc.


3. Mùa Chay và các việc đạo đức

 

Ba việc đạo đức được nhắc nhở rất nhiều trong Mùa Chay là: bác ái, ăn chay và cầu nguyện.  Đây là ba vũ khí tuyệt hảo để chống lại sự tấn công của ma quỷ và đền bù tội lỗi mình.  Những việc lành phúc đức này, khi được thi hành thì hãy làm với tất cả tấm lòng của mình; không làm để khoe khoang.  Chỉ cần Thiên Chúa thấu hiểu và biết cho chúng ta là đã đủ rồi.  Đừng làm để được người đời khen và vì thế mà chúng ta mất đi lời khen tặng của Thiên Chúa. (x.Mt 6,1-6).


Ăn chay và kiêng thịt, chịu tro chỉ là hình thức bên ngoài mà thôi.  Canh tân nội tâm vẫn là trọng tâm của Mùa Chay.  Kiêng bớt các tội là điều mà Thiên Chúa mong muốn.  Sửa đổi tính nết để trở thành người tốt hơn, đạo đức hơn, thánh thiện hơn.  Bớt nói hành, giảm nói xấu, siêng năng việc đạo đức.


Trong sứ điệp Mùa Chay 2019, Đức Thánh cha Phanxicô đề nghị những việc làm cụ thể để những thực hành Mùa Chay truyền thống này mang một ý nghĩa mới: “Ăn chay có nghĩa là học để thay đổi thái độ của chúng ta đối với người khác cũng như đối với mọi loài thụ tạo: từ cơn cám dỗ muốn “ngấu nghiến” mọi thứ để thỏa mãn sự thèm muốn của mình, đến chỗ có khả năng hy sinh vì tình yêu, và khả năng lấp đầy sự trống rỗng của con tim chúng ta.  Cầu nguyện để học biết cách khước từ sự sùng bái thần tượng cũng như tự mãn về cái tôi của mình, đồng thời thú nhận rằng, chúng ta cần tới Thiên Chúa và Lòng thương xót của Ngài.  Chia sẻ bác ái để tự giải thoát khỏi tính ngông cuồng, khiến chúng ta chỉ sống cho mình, với ảo tưởng rằng mình sẽ có được một tương lai bảo đảm, trong khi tương lai đó không thuộc về chúng ta” (số 3).


Theo lời dạy của Đức Thánh Cha, chúng ta sống Mùa Chay năm nay trong niềm vui bằng việc ăn chay và cầu nguyện được liên kết với việc làm phúc bố thí.  Qua đó chúng ta đem niềm vui có Chúa đồng hành đến với người nghèo, làm cho họ nhận ra sự hiện diện của một vị Thiên Chúa tình yêu luôn quan tâm săn sóc họ và còn tự đồng hóa với họ qua Con yêu dấu của Ngài là Đức Giêsu Kitô.


Tình yêu là một đề tài vừa phong phú, vừa hấp dẫn của văn chương, nghệ thuật, phim ảnh… và luôn mang tính thời sự.  Thử hỏi thế nào là yêu thương thì quả thật không dễ trả lời cách rõ ràng và có tính thuyết phục.  Ngay cả những việc to lớn như “đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí hay nộp cả thân xác để chịu thiêu đốt” thì cũng chưa hẳn là đã yêu thương (x.1Cor 13,3).


Tình yêu là huyền nhiệm vì “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8).  Tình yêu cốt ở điều này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4,10).  Như thế, có thể nói yêu thương là thực hiện điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu.


Yêu thương thể hiện bằng hành vi cụ thể, thực tế.  Đã yêu là yêu đến cùng.  Hoa trái của tình yêu là kết quả của nhiều nỗ lực hy sinh, quên mình.  Yêu thương cách đích thực thì sẵn sàng hiến dâng cả mạng sống (x.Ga 15,13).


Ngôi Lời nhập thể là cách Thiên Chúa diễn tả tình yêu của Người đối với nhân loại.  Tình yêu Thiên Chúa đã bước xuống, chấp nhận nhập thể để làm người.  “Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân phận nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Pl 2,7).  Tình yêu được diễn tả như vậy nói lên sự từ bỏ mình vì yêu thương.  Sự từ bỏ mình như thế là chọn lựa rất tự do của Thiên Chúa toàn năng, vô cùng khôn ngoan, vô cùng sáng suốt, vô cùng thông hiểu.  Chính vì thế, mà chọn lựa ấy là vô cùng cao quý.


Mùa Chay giúp ta sống hy sinh từ bỏ, thực hành yêu thương.


Tình yêu đích thực là tình yêu dâng hiến, tình yêu hy sinh quên mình, tình yêu sẵn sàng chết cho kẻ mình yêu.  Tình yêu chân chính đòi hỏi phải chết đi mỗi ngày cho tính ích kỷ và sự hẹp hòi nơi bản thân.  Hôm qua cầm trái cây, thấy đẹp cắt ra, bị sâu bên trong.  Hư cả trái phải vất bỏ.  Ích kỷ, chỉ nghĩ tới mình, chỉ lo cho mình: đó là con sâu nằm trong quả ngọt tình yêu, đục khoét tình yêu.  Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “Trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, tôi đã tìm cách mô tả những dấu hiệu rõ nhất về những dấu hiện thiếu vắng tình yêu này: ích kỷ và tinh thần lười biếng, bi quan vô ích, cám dỗ chỉ quan tâm đến mình, chiến tranh liên lỉ giữa chúng ta và tinh thần thế gian khiến chúng ta chỉ quan tâm đến vẻ bề ngoài, và do đó giảm đi lòng nhiệt thành truyền giáo của chúng ta” (Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, 76-109).


 “Chúng ta đừng để mùa hồng ân này trôi qua vô ích!  Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta cất bước trên con đường hoán cải thực sự.  Chúng ta hãy bỏ lại sau lưng tính ích kỷ và sự tự hấp thụ vào chính mình, nhưng hướng đến sự Phục sinh của Chúa Giêsu.  Chúng ta hãy đứng bên cạnh những anh chị em đang túng thiếu của chúng ta, chia sẻ những của cải tinh thần và vật chất của chúng ta với họ” (Sứ điệp Mùa Chay 2019).


Thánh Phaolô nói đến những đặc tính của tình yêu là: nhẫn nhục, hiền hậu, khiêm nhường, không ghen tương, không nóng giận, không tìm tư lợi, luôn tin tưởng nhau, chịu đựng nhau và tha thứ cho nhau (x.l Cr 12,31-13,8).


Mùa Chay thêm đức tin cho những ai sống yêu thương.  Đặc biệt các đôi bạn trẻ bước vào đời sống hôn nhân.  Tình yêu phải có niềm tin.  Tin nhau để trao tay cho nhau, thề hứa chung thủy trọn đời trước mặt Thiên Chúa.  Gởi ai một đồ quý giá là đã tin tưởng người ấy.  Tin yêu là đôi mắt cho đôi bạn nhìn thấu lòng nhau.  Tin yêu là đôi chân giúp đôi bạn vượt qua mọi khó khăn.  Tin và yêu là đôi cánh giúp đôi bạn nắm tay nhau bay vào bầu trời hạnh phúc.  Yêu thì phải tin.  Tin sẽ càng yêu.  Không tin sẽ khó mà yêu.  Không yêu thì không thể tin được.


Tin Chúa đôi bạn sẽ biết tin nhau vì Chúa là Sự Thật, là sự Trung Tín.  Tin Chúa đôi bạn sẽ tránh xa những giả tạo và ích kỷ.  Yêu Chúa đôi bạn sẽ biết yêu nhau, vì Chúa là Tình Yêu, một tình yêu lớn lao đến nỗi đã hy sinh mạng sống cho người mình yêu.  Yêu Chúa đôi bạn sẽ biết hy sinh quên mình quảng đại trong một tình yêu chân thực.

Mùa Chay thiêng liêng là mùa xuân tâm hồn cho những ai sống vững vàng trong đức tin và dạt dào lòng yêu mến.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

T.Anh chuyển