lundi 28 mars 2016

Cây cầu mang tên Đại Tây Dương

Cây cầu mang tên Đại Tây Dương nổi tiếng ở Na Uy được xây dựng trên các hòn đảo nhỏ và đảo đá ngầm, kết nối với nhau bằng nhiều đường đắp cao, cầu cạn.

Đường Đại Tây Dương, Na Uy dài hơn 8 km, rộng 6.5 m được xây dựng nhằm kết nối các hòn đảo trong vùng biển Na Uy và thành phố Averoy với phần đất liền tại Eide. Nối giữa các đảo nhỏ và đảo đá ngầm là nhiều đường đắp cao, cầu cạn và 8 cây cầu. Ảnh: taberhols

Trong đó nổi bật nhất là cầu Storseisundet với hình dạng vặn xoắn theo cấu trúc địa chất khu vực. Cầu Storseisundet dài 260 m, có hình dạng uốn cong theo cấu trúc địa chất khu vực và hướng gió. Do có độ uốn cong cao nên ở một số góc nhìn người ta tưởng chừng như cây cầu bị cắt ngang ở đỉnh.

Đường Đại Tây Dương được khởi công ngày 1/8/1983. Suốt thời gian xây dựng, khu vực này đã gánh chịu 12 trận cuồng phong. Đường được khánh thành vào ngày 7/7/1989, chi phí xây dựng là gần 15 triệu USD; 25% chi phí này được thu lại qua lệ phí cầu đường và phần còn lại lấy từ ngân sách. Kế hoạch thu phí dự kiến kéo dài trong 15 năm nhưng đến tháng 6/1999 đã thu xong và kể từ đó việc thu phí cũng được bãi bỏ.
Tháng 12/2009, đường Đại Tây Dương được Cục Di sản văn hóa Na Uy công nhận là di sản văn hóa cần bảo quản và được xếp hạng tuyến đường du lịch quốc gia. Các công ty sản xuất ô tô khi làm phim quảng cáo rất hay sử dụng bối cảnh của con đường này vì sự độc đáo và hấp dẫn của nó. Ảnh:unvisitedplaces

Năm 2006 nó được tạp chí The Guardian của Anh công bố là con đường có hành trình tốt nhất thế giới. Trước đó, con đường đã dành danh hiệu “Công trình xây dựng thế kỷ của Na Uy” trong năm 2005. Nó cũng được tạp chí Pravda của Nga bình chọn là một trong những con đường đẹp nhất thế giới năm 2009. Ảnh:wiki
Ngoài 8 cây cầu nằm dọc tuyến, đường Đại Tây Dương còn có 4 điểm dừng chân để nghỉ ngơi và ngắm cảnh. Nhiều khu vực dành cho du khách, bao gồm ăn uống, câu cá và có cả khu nghỉ dưỡng dành cho người đi lặn biển được xây dựng trên đảo. Ảnh: unvisitedplaces

Du khách rất thích chinh phục cung đường này vào mùa biển động (từ đầu tháng 8), vì đây là cơ hội hiếm có để trải nghiệm những con sóng dồn dập, tung bọt trắng xóa và tràn qua cầu. Ảnh:unvisitedplaces

Khi biển động thì việc đi ngang qua đường Đại Tây Dương là một thử thách đầy mạo hiểm và không dành cho những người yếu bóng vía. Tuy nhiên, ngắm cảnh Bắc cực quang từ trên đường Đại Tây Dương, khung cảnh ngoạn mục, kỳ ảo với những màu sắc lung linh sẽ cho bạn một trải nghiệm không thể nào quên. Ảnh:lyngstadcreations

Có lẽ vì lý do đó mà trong buổi hoàng hôn, một phượt thủ vẫn mải miết chinh phục con đường nổi tiếng thế giới này. Ảnh: unvisitedplaces

Nguyễn Tuấn Quyền

samedi 26 mars 2016

Cách Lần Hạt Mân Côi

Cách Lần Hạt Mân Côi
by STEPHEN on SEPTEMBER 20, 2009 · 148 COMMENTS




Chuỗi Mân Côi

Lần Hạt Mân Côi:

(bắt đầu) Làm Dấu Thánh Giá và đọc Kinh Tin Kính
Đọc Kinh Lạy Cha
Đọc 3 Kinh Kính Mừng
Đọc Kinh Sáng Danh

Đọc Mầu Nhiệm thứ nhất và Kinh Lạy Cha
Đọc 10 Kinh Kính Mừng
Đọc Kinh Sáng Danh và Lời Nguyện Mân Côi

Đọc Mầu Nhiệm thứ hai, rồi đọc Kinh Lạy Cha
Lặp lại mục 6 và 7 => và tiếp tục cho đến hết các Mầu Nhiệm thứ 3, 4 và 5

Đọc Kinh Lạy Nữ Vương, Kinh Trông Cậy và Các Câu Lạy
Làm Dấu Thánh Giá
Hôn Thánh Giá Chúa với tâm hồn kính mến. (hết)
* Khi lần Chuỗi Mân Côi, xin lưu ý cố gắng sốt sắng và đừng đọc nhanh quá!


Cách Chọn Mầu Nhiệm Cho Từng Ngày Trong Tuần:
Thứ Hai & Thứ Bảy => Mầu Nhiệm VUI
Thứ Ba & Thứ Sáu => Mầu Nhiệm THƯƠNG
Thứ Tư & Chúa Nhật => Mầu Nhiệm MỪNG
Thừ Năm => Mầu Nhiệm SÁNG
Ngoại trừ những ngày đặc biệt sau:

Những ngày Chúa Nhật Giáng Sinh => Mầu Nhiệm VUI
Những ngày Chúa Nhật Mùa Chay => Mầu Nhiệm THƯƠNG


Suy Niệm 5 Sự Vui:

Hình Ngắm (suy gẫm)
Thứ nhất thì ngắm: Thiên thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai. Ta hãy xin cho được ở khiêm nhường.
Thứ hai thì ngắm: Đức Đà đi viếng Bà Thánh Isave. Ta hãy xin cho được lòng yêu người.
Thứ ba thì ngắm: Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu trong hang đá. Ta hãy xin cho được lòng khó khăn.
Thứ tư thì ngắm: Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền Thánh. Ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy.
Thứ năm thì ngắm: Đức Bà tìm được Đức Chúa Giêsu trong Đền thánh. Ta hãy xin cho đươc giữ nghĩa cùng Chúa luôn.


Suy Niệm 5 Sự Thương:

Hình Ngắm (suy gẫm)
Thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu. Ta hãy xin cho được ăn năn tội nên.
Thứ hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn. Ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó bằng lòng.
Thứ ba thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai. Ta hãy xin cho được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.
Thứ tư thì ngắm: Đức Chúa Giêsu vác Thánh Giá. Ta hãy xin cho được vác Thánh Giá theo chân Chúa.
Thứ năm thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây Thánh Giá. Ta hãy xin đóng đanh tính xác thịt vào Thánh Giá Chúa.


Suy Niệm 5 Sự Mừng:

Hình Ngắm (suy gẫm)
Thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu sống lại. Ta hãy xin cho được sống lại thật về phần linh hồn.
Thứ hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lên trời. Ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời.
Thứ ba thì ngắm: Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống. Ta hãy xin cho được lòng đầy dẫy mọi ơn Đức Chúa Thánh Thần.
Thứ tư thì ngắm: Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời. Ta hãy xin ơn chết lành trong tay Đức Mẹ.
Thứ năm thì ngắm: Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời. Ta hãy xin Đức Mẹ phù hộ cho ta được thưởng cùng Đức Mẹ trên nước thiên đàng.


Suy Niệm 5 Sự Sáng:

Hình Ngắm
Thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu phép Rửa tại sông Giođan. Ta hãy xin cho được sống xứng đáng là con cái Chúa.
Thứ hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana. Ta hãy xin cho được vững tin vào quyền năng của Ngài.
Thứ ba thì ngắm: Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối. Ta hãy xin cho được hoán cải và đón nhận Tin Mừng.
Thứ tư thì ngắm: Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi. Ta hãy xin cho được lắng nghe và thực hành lời Chúa.
Thứ năm thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể. Ta hãy xin cho được năng kết hiệp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể.


Các Kinh:
Dấu Thánh Giá
Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần. Amen.

Kinh Tin Kính
Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Tôi tin kính Đức Chúa GiêSu Kitô là con một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi; bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh: chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đanh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết sống lại; lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công. Tôi tin phép tha tội tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy, Amen.

Kinh Lạy Cha
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.

Kinh Kính Mừng
Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử. Amen.

Kinh Sáng Danh
Sáng danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con, và Đức Chúa Thánh Thần. Như đã có trước vô cùng, và bây giờ, và hằng có, và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lời Nguyện Mân Côi (hoặc còn gọi là Câu Than Fatima, hoặc Kinh Fatima)
Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con. Xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhầt là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Kinh Lạy Nữ Vương
Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành, làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy, thân lạy Mẹ. Chúng con, con cháu E-và, ở chốn khách đầy, kêu đến cùng Bà, chúng con ở nơi khóc lóc than thở kêu khẩn Bà thương. Hỡi ôi! Bà là Chúa bầu chúng con, xin ghé mặt thương xem chúng con. Đến sau khỏi đày, xin cho chúng con được thấy Đức Chúa Giêsu, Con lòng Bà gồm phúc lạ. Ôi khoan thay! Nhân thay! Dịu thay! Thánh Maria trọn đời đồng trinh. Amen.

Kinh Trông Cậy
Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê chớ bỏ lời con nguyện, trong cơn gian nan thiếu thốn, Đức Nữ Đồng Trinh hiển vinh sáng láng hằng chửa chúng con cho khỏi mọi sự dữ, Amen.

Các Câu Lạy
Thưa: Lạy rất thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu.
Đáp: Thương xót chúng con.

Thưa: Lạy Trái Tim cực Thánh cực tịnh Rất Thánh Đức Bà Maria.
Đáp: Cầu cho chúng con.

Thưa: Lạy Ông thánh Giuse là bạn thanh sạch Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh.
Đáp: Cầu cho chúng con.

Thưa: Các Thánh Tử Vì Đạo nước Việt Nam.
Đáp: Cầu cho chúng con.

Thưa: Nữ Vương ban sự bằng an.
Đáp: Cầu cho chúng con.


Tham Khảo Thêm:

Nguồn Gốc Kinh Mân Côi
15 Lời Đức Mẹ Maria Hứa Ban Cho Những Ai Lần Chuỗi Mân Côi
Tại sao lần hạt mân côi?

jeudi 24 mars 2016

Đường Pétrus Ký ở Sài Gòn với bến xe lẫy lừng một thời

Đường Pétrus Ký ở Sài Gòn với bến xe lẫy lừng một thời

TTO - Năm 1940, chính quyền của Pháp ở Sài Gòn đặt tên cho con đường giới hạn bởi đường Galliéni (nay là đường Trần Hưng Đạo) và đường 11è RIC (nay là đường Trần Phú) là đường Pétrus Ký.
Đường Pétrus Ký ở Sài Gòn với bến xe lẫy lừng một thời
Bến xe Pétrus Ký ở Sài Gòn năm 1950 - Ảnh tư liệu
Còn con đường nối tiếp theo đường Pétrus Ký, từ đường 11è RIC đến đường Pavie (nay là đường 3 Tháng 2) được đặt tên là đường Boulevard de Ceinture. Năm 1955, chính quyền Sài Gòn đã gộp 2 đoạn đường này thành một con đường và lấy tên là đường Pétrus Ký. 
Chính quyền Pháp đặt tên đường là Pétrus Ký nhằm tôn vinh một người Việt Nam đã được cả loài người tôn vinh là nhà bác học và cũng bởi con đường này khá gần với nhà cũ, mộ phần của nhà bác học Pétrus Trương Vĩnh Ký cũng như ngôi trường trung học nổi tiếng mang tên ông - lúc đó nằm trong khuôn viên khá rộng lớn, bao quanh bởi các con đường mà nay gọi là Trần Bình Trọng, Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ, An Dương Vương (Q. 5).
Ngày 14-8-1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam đổi tên đường Pétrus Ký thành đường Lê Hồng Phong và nối dài tới đường Hoàng Dư Khương thuộc quận 10 như ngày nay.
Đường Pétrus Ký ngày xưa chỉ dài khoảng 1,3km, nhưng đường Lê Hồng Phong ngày nay có chiều dài hơn 2km, chiều rộng toàn mặt đường khoảng 30m, gồm 4 làn đường, chia cho mỗi chiều di chuyển có 2 làn đường.
Đường này giao nhau với các đường nay là: Trần Hưng Đạo, Phan Văn Trị, Nguyễn Trãi, Trần Phú, Hùng Vương, Vĩnh Viễn, ngã bảy Chợ Lớn, Trần Quốc Toản (nay là đường 3 Tháng 2), Cao Thắng.
Đường Pétrus Ký xưa nối đường Hoàng Dư Khương (quận 10) với đường Trần Hưng Đạo (Q.5), chạy xuyên qua địa bàn của các quận 3, 5, 10 của Sài Gòn (nay là TP.HCM).
Những dấu ấn lịch sử trên đường Pétrus Ký
Đường Pétrus Ký chạy qua một khu vực mang dấu ấn lịch sử khá lâu đời của vùng đất Sài Gòn. Đó chính là giao điểm của các con đường: Pétrus Ký (nay là Lê Hồng Phong), Hui Bon Hoa (nay là Lý Thái Tổ), Ngô Gia Tự, Điện Biên Phủ trở thành ngã bảy Lý Thái Tổ. 
Theo một số nhà nghiên cứu lịch sử, khu vực ngã bảy Lý Thái Tổ chính là khu vực mang tên Đồng Mả Ngụy từ thời vua Minh Mạng (1820-1840) - nơi chôn những người thma gia cuộc nổi dây của Lê Văn Khôi, con nuôi tổng trấn Lê Văn Duyệt.
Gần hơn, vào năm 1926, Hội Đức Trí Thể Dục đã được thành lập bởi các ông Nguyễn Khắc Nương, Lưu Văn Lang (được đặt tên một con đường nằm bên hông chợ Bến Thành ngày nay) và một số trí thức miền Nam Việt Nam thời bấy giờ đã phát động rộng khắp phong trào rèn luyện thể dục thể thao nhằm mục tiêu “dân cường, nước mạnh”.
Thập niên 1930, Hội Đức Trí Thể Dục đã tổ chức các buổi hội thảo, nói chuyện và hội họp của nhiều trí thức, sinh viên học sinh ở Nam kỳ về triết học biện chứng cũng như về thơ mới - thơ cũ thu hút nhiều thính giả.
Đặc biệt vào năm 1963, phong trào Phật giáo chống lại sự đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm đã diễn ra khắp Sài Gòn. Viện Hóa Đạo và Việt Nam Quốc Tự (hiện đang xây dựng mới) nằm ngay ngã tư đường Pétrus Ký - Trần Quốc Toản (nay là đường 3 Tháng 2) vốn là cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng là một địa điểm nổi tiếng trong những năm tháng đấu tranh đẫm máu của Phật giáo Sài Gòn.
Bến xe vang bóng một thời Pétrus Ký
Đường Pétrus Ký ở Sài Gòn với bến xe lẫy lừng một thời
Bến xe Pétrus Ký ở Sài Gòn năm 1955 - Ảnh tư liệu
Chỉ sau khoảng 10 năm mang tên là đường Pétrus Ký thì con đường đã mang thêm một chức năng mới. Những năm cuối thập kỷ 1940 và những năm đầu thập kỷ 1950, lần lượt các bến xe khách Sài Gòn đi các tỉnh miền Trung, miền Đông và miền Tây nằm rải rác ở nhiều nơi tại Sài Gòn (như ở đường Nguyễn Thái Học, Nguyễn Cư Trinh ở Q. 1…) đều được chuyển về đường Pétrus Ký.
Tên gọi Bến xe Pétrus Ký ra đời từ đó.
Dọc theo sát lề phía tây của đường Pétrus Ký, từ ngã sáu Lý Thái Tổ đến ngã tư Pétrus Ký - Nguyễn Trãi đã trở thành nơi đậu của hàng trăm chiếc xe khách.
Mỗi tuyến xe khách đều có một màu sơn cho xe khác nhau để hành khách dễ tìm xe, đã tạo cho phần lớn chiều dài của đường Pétrus Ký lộng lẫy màu sắc: nào là màu xanh của xe khách Dĩ An, Biên Hòa,màu đỏ của xe khách Đà Nẵng, màu vàng viền đỏ của xe khách Bình Dương…
Bến xe Pétrus Ký hoạt động 24/24g. Không khí nhộn nhịp diễn ra khắp chiều dài bến xe ngày cũng như đêm.
Biết bao thế hệ con người từ các tỉnh lên Sài Gòn lần đầu tiên đều đã chân ướt chân ráo trên bến xe Pétrus Ký này, với cặp mắt ngơ ngác khi nhìn thấy đất Sài Gòn bao la, lạ lẫm mà lâu nay họ tưởng tượng.
Dịch vụ ở bến xe Pétrus Ký
Đường Pétrus Ký ở Sài Gòn với bến xe lẫy lừng một thời
Bến xe Pétrus Ký ở Sài Gòn năm 1960 - Ảnh tư liệu
Với tần suất hàng trăm lượt xe khách vô bến và xuất bến mỗi ngày, bến xe Pétrus Ký đã nhanh chóng hình thành các loại dịch vụ đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người thường xuyên có mặt ở bến xe, từ chủ xe, tài xế, lơ xe cho đến hành khách, phu khuân vác…
Hàng quán ăn uống mọc lên suốt chiều dài của bến xe Pétrus Ký, từ bình dân đến cao cấp. Nhà trọ, khách sạn mini cũng xuất hiện để phục vụ cho khách lỡ đường.
Dĩ nhiên không thể thiếu các mảnh đời thân thương: những mẹ gánh hàng rong, những chị bán trà đá, những em bán báo dạo… với những tiếng rao lảnh lót thỉnh thoảng lại vang lên giữa không gian ồn ào tiếng động cơ xe và khói bụi…
Bên cạnh những cảnh sống cơ cực bám theo sinh cảnh của bến xe Pétrus Ký còn có mấy mảnh đời đen tối. Suốt trong một thời gian dài, bến xe Petrus Ký cũng từng nổi tiếng với những dân đứng bến, những tay anh chị sống ngang tàng với nghề bảo kê, giựt dọc, đâm thuê chém mướn…
Cũng không thể không kể đến một số chị em từng sống chen chúc xóm Bình Khang - Cây Điệp hay còn gọi là khu nhà máy giày Bata (nay là Công ty cổ phần Giày Sài Gòn, thuộc khu phố 1, phường 2, quận 10), trong những căn nhà nhỏ hẹp ở khu vực dân lao động nằm cạnh hãng giày Bata nằm ngay trong khu vực bến xe Pétrus Ký, với một nghề nghiệp khá cổ xưa nhưng chưa được công nhận là một nghề: mại dâm.
Trở thành đường Lê Hồng Phong
Sau năm 1975, đường Pétrus Ký được đổi thành đường Lê Hồng Phong. Từ đó, bến xe Pétrus Ký trở thành bến xe Lê Hồng Phong. 
Ngày 11-12-1976, bến xe Lê Hồng Phong được đặt tên mới là xa cảng miền Đông Trung bộ. Năm 1981, bến xe chuyển đến phường 26, quận Bình Thạnh, rồi từ năm 1985, chuyển đến bến xe Miền Đông ngày nay.
Bao nhiêu sự ồn ào, phức tạp của khu vực vốn từng là bến xe cũng đã tan biến theo…
Đường Pétrus Ký ở Sài Gòn với bến xe lẫy lừng một thời
Một đoạn đường Lê Hồng Phong hiện nay. Ảnh chụp sáng 11-1 - Ảnh: HỜ TƯỜNG
Con đường mang tên nhà bác học Pétrus Ký dạo nào, nay đã quen thuộc với người dân thành phố suốt hơn 40 năm qua với tên gọi đường Lê Hồng Phong.
... Và TP.HCM hiện cũng có đường Trương Vĩnh Ký
TP.HCM hiện có một con đường mang tên Trương Vĩnh Ký, hiện đang nằm trên địa bàn phường Tân Thành, quận Tân Phú (thuộc tỉnh Gia Định xưa), dài khoảng 1km, từ ngã ba Trương Vĩnh Ký - Lũy Bán Bích đến giáp đường Gò Dầu.
Đường Pétrus Ký ở Sài Gòn với bến xe lẫy lừng một thời
Đường Trương Vĩnh Ký giáp với đường Lũy Bán Bích ở quận Tân Phú. ảnh chụp sáng 11- - Ảnh: Hồ
Tường

Hồng Công chuyển

lundi 21 mars 2016

Lời Phước Hạnh



LỜI PHƯỚC HẠNH

21. Xuân Và Tình Yêu 33
20. Thời Gian Qua Mau 26
19. Nỗi Buồn Vơi Đi 15
18. Dâng Lời Cảm Tạ 18
17. Chọn Nơi Nào? 33
16. Trên Hoang Đảo 17
15. Tình Cha 29
14. Lên Đúng Chuyến Bay 33
13. Hy Vọng 19
12. Thay Đổi 20
11. Nếu Tôi Biết 32
10. Vòng Tay Yêu Thương 11
9. Ngài Đã Sống Lại 9
8. Trời Cứu Tôi 33
7. Dâng Lời Tạ Ơn 8
6. Tìm Được Niềm Vui 10
5. Tìm Được Câu Trả Lời 10
4. Xin Cứu Con 8
3. Nguồn Nước Vĩnh Cửu 14
2. Hướng Lên Cao 11
1. Con Đường Chúa Đã Đi 30
Lời giới thiệu

Như bóng theo hình, "Phước hạnh và sự thương xót sẽ theo tôi..." khi tôi sống trong Nhà Chúa, lắng nghe và làm theo Lời Ngài. (Thi-thiên 23:6; Giô-suê 1:8). 

Kính mời quý vị theo dõi những mẫu chuyện ngắn trong đời sống hằng ngày để tìm sự dạy dỗ, hướng dẫn qua Lời Thánh Kinh.   
Muốn nhận được CDs Lời Phước Hạnh để giới thiệu Tin Mừng Cứu Rỗi của Chúa Cứu Thế Giê-xu cho bạn hữu xin liên lạc:


LỜI PHƯỚC HẠNH

P.O. Box 340338
Tampa, FL 33694
USA


Nhẫn Nại Chịu Đựng 181
Lời Phước Hạnh
2016-02-20


Ngước Mắt Nhìn Lên
Lời Phước Hạnh
2016-02-17 | 30 lượt xem

Thoát Chết
Lời Phước Hạnh
2016-02-17 | 27 lượt xem

Đi Đâu? Về Đâu?
Lời Phước Hạnh
2016-02-17 | 26 lượt xem



Niềm Hân Hoan Vui Mừng Th…
Lời Phước Hạnh
2016-02-17 | 32 lượt xem

Thay Thân Đổi Phận
Lời Phước Hạnh
2016-02-17 | 23 lượt xem

Làm Con Vua Thánh Trên Tr…
Lời Phước Hạnh
2016-02-16 | 31 lượt xem

Đặt Trọn Lòng Tin
Lời Phước Hạnh
2016-02-16 | 25 lượt xem

TIN HAY KHÔNG TIN
Lời Phước Hạnh
2014-09-11 | 2542 lượt xem

THIẾU GÌ?
Lời Phước Hạnh
2014-09-11 | 782 lượt xem

HẠNH PHÚC KHI THA THỨ…
Lời Phước Hạnh
2014-09-13 | 827 lượt xem

HOÀNG ĐẾ CỦA CHÚ
Lời Phước Hạnh
2014-05-30 | 1203 lượt xem

NGƯỜI CHA NHÂN TỪ
Lời Phước Hạnh
2014-05-30 | 814 lượt xem

BẢO HIỂM LINH HỒN
Lời Phước Hạnh
2014-05-30 | 744 lượt xem

MẸ VẪN SỐNG
Lời Phước Hạnh
2014-03-22 | 1347 lượt xem

LÒNG ƯỚC MONG
Lời Phước Hạnh
2014-03-22 | 848 lượt xem

CHẾT NHƯNG CÒN SỐNG
Lời Phước Hạnh