Bữa ăn có canh mướp đắng (trái khổ qua) và cà chua là một trong 9 món trường thọ. Ảnh: N.Hữu
9 Món Trường Thọ
Nếu biết kết hợp chọn thực phẩm có lợi trong bữa ăn hằng ngày sẽ trì hoãn được sự lão hóa
9 Món Trường Thọ
Nếu biết kết hợp chọn thực phẩm có lợi trong bữa ăn hằng ngày sẽ trì hoãn được sự lão hóa
Với
những người có thói quen vận động cơ thể, việc giải phóng năng lượng
thường xuyên dễ dàng duy trì được sức khỏe và sự trẻ trung. Tuy nhiên,
nếu biết kết hợp với việc chọn thực phẩm có lợi thì tuổi thọ sẽ tăng rất
nhiều.
1- Món ăn cơ thể dễ hấp thụ nhất là cháo. Cháo có thể điều hòa dạ dày, bổ tì, thanh lọc phổi, mát đường ruột. Nhà dinh dưỡng thời nhà Thanh - Tào Tử Sơn đã từng nói: “Người già mỗi ngày nên ăn cháo, không kể bữa, có thể tăng cường sức khỏe và hưởng đại thọ”.
1- Món ăn cơ thể dễ hấp thụ nhất là cháo. Cháo có thể điều hòa dạ dày, bổ tì, thanh lọc phổi, mát đường ruột. Nhà dinh dưỡng thời nhà Thanh - Tào Tử Sơn đã từng nói: “Người già mỗi ngày nên ăn cháo, không kể bữa, có thể tăng cường sức khỏe và hưởng đại thọ”.
2- Theo nghiên cứu của nhà dinh dưỡng học Nhật Bản thì mướp đắng là thực phẩm trường thọ có giá trị dinh dưỡng “toàn phương vị”. Một trong những bí quyết trường thọ của người Okinawa là ăn nhiều mướp đắng, uống trà mướp đắng và uống nước mướp đắng. Ở Việt Nam, mướp đắng còn gọi là khổ qua, có mặt tại hầu hết các địa phương. Cách chế biến cũng đa dạng, từ hầm canh, xào, ăn sống... tất cả đều tốt cho việc tăng cường tuổi thọ.
3- Bên cạnh khổ qua, sữa bò tươi cũng được coi là một trong những thực phẩm hoàn hảo. Trong sữa có nhiều protein, canxi và những nguyên tố cần thiết khác cho não. Đặc biệt uống sữa là cách bổ sung canxi nhanh và hiệu quả nhất. Nếu công việc căng thẳng khiến mất ngủ, nguyên nhân gây giảm thọ, đặc biệt là với nam giới, chỉ cần thử uống một ly sữa nóng vào buổi tối, sẽ dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ.
4- Ngô (bắp) hiện được trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Trong ngô có chứa nhiều axit béo và axit không no như axit linolic nên có tác dụng bảo vệ não bộ và giảm lượng mỡ trong máu. Đặc biệt, lượng axit glutamic trong ngô rất cao, nên sẽ kích thích các tế bào không ngừng chuyển động và trao đổi thông tin. Ăn ngô thường xuyên, nhất là ngô tươi sẽ giúp cho bạn có bộ não khỏe mạnh và tất nhiên duy trì cuộc sống dài lâu.
5- Các nhà khoa học chứng minh rằng những người thường xuyên ăn cà chua có khả năng giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư. Bởi lẽ trong cà chua có chứa chất lycopene, một chất chống ôxy hóa rất quan trọng, giúp tiêu diệt các tế bào có nguồn gốc ung thư. Có thể ăn cà chua sống hoặc cà chua nấu chín mỗi ngày. Một khi cơ thể đủ khả năng chống ôxy hóa, sự tươi trẻ sẽ duy trì được dài lâu.
6- Khoai tây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều vitamin (C, B6, chất xơ), đặc biệt hàm lượng kali trong khoai tây được các chuyên gia dinh dưỡng xếp đầu danh sách củ nguyên chất chứa nhiều kali. Khoai tây giàu kali, hữu ích trong việc đề phòng chứng đột quỵ. Mỗi tuần, một người nên ăn từ 3 – 4 củ khoai tây.
7- Trong canh xí quách chứa thành phần chất béo collagen, vừa có thể giúp trẻ con tăng trưởng và giúp người có tuổi tăng sự dẻo dai cho xương, trì hoãn tủy xương lão hóa. Để cơ thể hấp thụ tốt món ăn này, trong thành phần chế biến canh xí quách cần có thêm một ít giấm, sẽ giúp cho phosphor và canxi của xương tan trong canh.
8- Song song với việc cung cấp các chất tái tạo tế bào, ngăn ngừa các tác nhân độc hại xâm nhập cơ thể cũng hết sức quan trọng. Bông cải xanh (broccoli ) là một thực phẩm đáp ứng được nhu cầu đó. Ngoài việc bông cải xanh ( broccoli ) thanh nhiệt, tốt cho sức khỏe, nó còn giúp cho tế bào da ngăn ngừa những tổn hại do bức xạ cực tím gây ra. Ở một quốc gia nhiệt đới, gió mùa như Việt Nam, lúc nào cũng có thể bị tiếp xúc với tia cực tím thì dùng bông cải xanh là lựa chọn khôn ngoan.
9- Tám loại thực phẩm trên, tùy theo khẩu vị, có thể kết hợp, thiết kế thực đơn hợp lý cho từng ngày. Món có thể và nên dùng mỗi ngày là trà xanh. Lá trà xanh vốn nổi tiếng vì khả năng chống lão hóa. Càng ngày, những nhà khoa học lại càng phát hiện thêm nhiều tính năng của trà xanh, nhưng điều khiến người ta quan tâm nhất là việc chống lão hóa và phòng ngừa ung thư của nó. Điều cần lưu ý là khi chế biến trà xanh, không nên hãm trà trong bình kín mà để hở nắp. Hơi trà thoát ra ngoài sẽ khiến nước trà không đục, sậm màu và có thể giữ được lâu.
Nguồn Internet
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tác dụng giảm béo của tỏi
Người thừa cân nên ăn nhiều tỏi
Bạn có tin là tỏi là một vũ khí khá lợi hại để đánh bật các chất béo thừa trong cơ thể?
Việc sử dụng gia vị để chế biến món ăn là điều hết sức thường xuyên trong các gia đình. Trong đó, tỏi là một loại gia vị phổ
biến.
Thế nhưng bạn đã bao giờ tìm hiểu về những tác dụng kỳ diệu của tỏi chưa? Bạn có tin là tỏi là một vũ khí khá lợi hại để đánh bật các chất béo thừa trong cơ thể?
Cùng với sự phát triển của xã hội, tỷ lệ mắc hai loại bệnh tim mạch và ung thư ngày càng tăng, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến tác dụng chống oxy hoá, chống đột biến tế bào, hạ độ mỡ trong máu và làm giảm nguy cơ máu đông của một số hoạt chất trong tỏi.
Những kết quả này đã được kiểm chứng trên những con thỏ và một nhóm người thí nghiệm. Một nhóm thỏ được nuôi bằng chế độ ăn nhiều mỡ để mức Cholesterol toàn phần tăng vọt đến 2.100. Một nhóm thỏ khác ăn cùng loại thức ăn trên nhưng được bổ sung thêm chất chiết xuất từ tỏi thì mức Cholesterol trung bình chỉ khoảng 419. Mặc dù cả 2 con số này đều cao hơn bình thường, và là nguyên nhân hình thành mảng xơ vữa nhưng các bác sỹ thấy rằng mảng xơ vữa trong những con thỏ được dùng tỏi không nghiêm trọng như ở những con thỏ không dùng tỏi.
Nghiên cứu khác của một nhóm nhà khoa học Ấn độ trên những đối tượng khoẻ mạnh được cho dùng khoảng 57g tỏi hoặc lượng chất chiết xuất tỏi tương đương thì độ Cholesterol giảm trung bình từ 229 xuống còn 213 trong vòng 3 giờ đồng hồ. Một báo cáo của các nhà khoa học trường Đại học Newyork cũng cho biết những người ăn hàng ngày từ ½ đến 1 củ tỏi trong vòng từ 8 đến 24 tuần có thể hạ độ cholesterol xuống khoảng 9%.
Thế nhưng bạn đã bao giờ tìm hiểu về những tác dụng kỳ diệu của tỏi chưa? Bạn có tin là tỏi là một vũ khí khá lợi hại để đánh bật các chất béo thừa trong cơ thể?
Cùng với sự phát triển của xã hội, tỷ lệ mắc hai loại bệnh tim mạch và ung thư ngày càng tăng, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến tác dụng chống oxy hoá, chống đột biến tế bào, hạ độ mỡ trong máu và làm giảm nguy cơ máu đông của một số hoạt chất trong tỏi.
Tác dụng giảm béo của tỏi
Đã
có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh được tác dụng giảm béo của
tỏi thông qua cơ chế làm giảm lượng mỡ trong máu. Tỏi có tác dụng làm
giảm Triglycerid và hàm lượng Cholesterol xấu (LDL). Đây là thủ phạm gây
ra những mảng xơ vữa đông mạch, làm nghẽn tắc mạch. Đồng thời, tỏi lại
tăng Cholesterol tốt (HDL), đây là chất chủ yếu chuyên chở Cholesterol
ra khỏi động mạch để quay trở về gan, tránh sự lắng đọng Cholesterol
thành các mảng xơ vữa.Những kết quả này đã được kiểm chứng trên những con thỏ và một nhóm người thí nghiệm. Một nhóm thỏ được nuôi bằng chế độ ăn nhiều mỡ để mức Cholesterol toàn phần tăng vọt đến 2.100. Một nhóm thỏ khác ăn cùng loại thức ăn trên nhưng được bổ sung thêm chất chiết xuất từ tỏi thì mức Cholesterol trung bình chỉ khoảng 419. Mặc dù cả 2 con số này đều cao hơn bình thường, và là nguyên nhân hình thành mảng xơ vữa nhưng các bác sỹ thấy rằng mảng xơ vữa trong những con thỏ được dùng tỏi không nghiêm trọng như ở những con thỏ không dùng tỏi.
Nghiên cứu khác của một nhóm nhà khoa học Ấn độ trên những đối tượng khoẻ mạnh được cho dùng khoảng 57g tỏi hoặc lượng chất chiết xuất tỏi tương đương thì độ Cholesterol giảm trung bình từ 229 xuống còn 213 trong vòng 3 giờ đồng hồ. Một báo cáo của các nhà khoa học trường Đại học Newyork cũng cho biết những người ăn hàng ngày từ ½ đến 1 củ tỏi trong vòng từ 8 đến 24 tuần có thể hạ độ cholesterol xuống khoảng 9%.
Ngăn ngừa những bệnh tim mạch thường gặp ở người béo
-Tăng huyết áp: Hoạt chất của tỏi có tính chất gần giống như nội tiết tố prostaglandin PGI2 vừa giãn nở mạch vừa ngăn chặn quá trình kết tập tiểu cầu nên có tác dụng hạ huyết áp.
- Xơ vữa động mạch: Bên cạnh cơ chế giảm LDL, tăng HDL thì trong tỏi còn có chất ajoene làm giảm nồng độ fibrinogen trong máu giúp giảm nguy cơ nghẽn mạch. Qua đó làm giảm những nguy cơ mắc tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim ở những người này.
- Cách làm: Dùng 300g tỏi. Sau khi bóc võ và xắt lát mỏng, ngâm tỏi trong 600g rượu trắng khoảng 40 độ.
- Liều dùng: Sau 2 tuần chắt rượu ra để dùng. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần từ 15 đến 20 giọt. Sau khi dùng khoảng 2 hoặc 3 tuần nên theo dõi huyết áp để giảm dần liều dùng xuống liều duy trì (10 giọt/ngày). Đó là liều dùng phổ biến nhất, thực tế cần phải linh động gia giảm liều tuỳ theo cơ địa hàn nhiệt và điều kiện của mỗi người.
Ngoài tác dụng giảm mỡ, hỗ trợ điều trị những bệnh tim mạch thường gặp ở người béo phì như các bạn đã thấy ở trên thì tỏi còn có rất nhiều những công dụng khác như trị cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu, mụn nhọt, bệnh gan, thấp khớp, tiểu đường…Chính bởi vậy, người ta coi tỏi như một ‘thần dược” mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.
Nguồn Tiền Phong.
-Tăng huyết áp: Hoạt chất của tỏi có tính chất gần giống như nội tiết tố prostaglandin PGI2 vừa giãn nở mạch vừa ngăn chặn quá trình kết tập tiểu cầu nên có tác dụng hạ huyết áp.
- Xơ vữa động mạch: Bên cạnh cơ chế giảm LDL, tăng HDL thì trong tỏi còn có chất ajoene làm giảm nồng độ fibrinogen trong máu giúp giảm nguy cơ nghẽn mạch. Qua đó làm giảm những nguy cơ mắc tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim ở những người này.
Cách sử dụng tỏi cho người béo:
Theo
đông y, tỏi là một vị thuốc có tính nóng, tác động vào hai kinh can và
vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, trừ phong, thông khiếu,
tiêu nhọt, tiêu đờm... Việc sử dụng thường xuyên tỏi trong chế độ ăn của
những người béo rất tốt. Ngoài ra có thể chế thành những bài thuốc rất ý
nghĩa cho người béo. Sau đây là một công thức ngâm rượu tỏi để chữa cao
huyết áp hoặc làm hạ độ cholesterol trong máu.- Cách làm: Dùng 300g tỏi. Sau khi bóc võ và xắt lát mỏng, ngâm tỏi trong 600g rượu trắng khoảng 40 độ.
- Liều dùng: Sau 2 tuần chắt rượu ra để dùng. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần từ 15 đến 20 giọt. Sau khi dùng khoảng 2 hoặc 3 tuần nên theo dõi huyết áp để giảm dần liều dùng xuống liều duy trì (10 giọt/ngày). Đó là liều dùng phổ biến nhất, thực tế cần phải linh động gia giảm liều tuỳ theo cơ địa hàn nhiệt và điều kiện của mỗi người.
Ngoài tác dụng giảm mỡ, hỗ trợ điều trị những bệnh tim mạch thường gặp ở người béo phì như các bạn đã thấy ở trên thì tỏi còn có rất nhiều những công dụng khác như trị cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu, mụn nhọt, bệnh gan, thấp khớp, tiểu đường…Chính bởi vậy, người ta coi tỏi như một ‘thần dược” mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.
Nguồn Tiền Phong.