Affichage des articles dont le libellé est CÓ MỘT CẶP VỢ CHỒNG CỰC KỲ GIAN ÁC. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est CÓ MỘT CẶP VỢ CHỒNG CỰC KỲ GIAN ÁC. Afficher tous les articles

jeudi 6 février 2014

CÓ MỘT CẶP VỢ CHỒNG CỰC KỲ GIAN ÁC



SAPA trong màn sương



CÓ MỘT CẶP VỢ CHỒNG CỰC KỲ GIAN ÁC

Linh mục Piô Ngô Phúc Hậu

Sapa 22.12.2013
Mình tạm biệt Sơn Tây vào lúc 9 giờ 30 tối hôm qua. Sáng nay mình tới bến xe Lào Cai vào lúc 5 giờ 30. Vừa ra khỏi xe thì có người chào.

-         Chào cha cố

-         Tại sao anh biết tôi?

-         Con gặp cha nhiều lần ở tòa giám mục rồi. Cha Bình bảo con đi đón cha đây. Cha muốn ghé thăm Cha Thành hay đi thẳng về Sapa?

-         Đi Sapa luôn. Giờ này vào nhà xứ nào cũng bị hố. Một là cha xứ đang đi "ấy". Hai là bố đang sửa soạn đi dâng lễ...

Mình tới Sapa vào lúc 6 giờ 30. Bắt tay chào Cha Bình. Nghỉ một tí. Ăn một tí. Đọc kinh hai tí, rồi đi thăm người và đi xem phong cảnh hết một buổi sáng. Từ trên sân nhà thờ nhìn xuống phố: chỉ thấy khách du lịch đi đứng lố nhố. Chẳng biết ai gầy, ai béo. Chẳng biết ai đẹp, ai xấu. Chỉ thấy những bộ quần áo dày cộm và những cặp mắt hấp háy. Nhưng hình ảnh gây ấn tượng nhất vẫn là những người phụ nữ Hơ-mông: lùn lùn, tròn tròn, bùm kín bằng vài thổ cẩm, địu con sau lưng, đi tới đi lui như dòng chảy của con suối.

Họ cố tình gây chú ý để tiếp cận khách du lịch, may ra bán được một cái mũ thổ cẩm, một đôi xuyến bằng bạc. Thu nhập chẳng là bao, nhưng vẫn hơn là làm ruộng. Có ai đó đã hãnh diện tuyên bố: "Phú quý nhà quê, không bằng ngồi lê ngoài chợ".

Cũng từ sân nhà thờ, mình nhìn lên dãy núi Hàm Rồng vừa hùng vĩ vừa duyên dáng với màu xanh lam nấp sau màu xanh lục, vừa xanh biêng biếc, vừa xanh thăm thẳm. Đẹp quá! Thế nhưng tại sao lại có những mảng trắng nằm rải rác trên nền xanh một cách thiếu nghệ thuật đến thế? Người ta đua nhau trả lời: “Tuyết đấy”. Người Hà Nội đua nhau lên Sapa để xem tuyết: “Đẹp như tuyết ”, “Trắng như tuyết”. Thế nhưng…ở Sapa có những người nghèo khóc nấc lên vì tuyết. Tại sao? Để đấy.

 

Sapa 23.12.2013

Sáng nay mình đi dâng lễ ở Hầu Thào, cách Sapa 7 km. Khi xe gần tới nhà thờ, thì bỗng dừng lại ở đầu con dốc. Bác tài xế kiêm chủ xe khiêm tốn thanh minh với hành khách:

-         Phải đi bộ thôi. Ngọn tre gãy ngang thân thò xuống, mui xe cao không chui qua được.

-         Tại sao kỳ cục vậy?

-         Tại tuyết. Tuyết rơi trên ngọn tre, nhẹ như bông gòn. Nhưng tuyết chồng lên tuyết, biến thành băng giá, nặng như nước đá, đè lên thân cây. Cây tre đực dày và cứng thì đứng vững. Cây luồng vừa to vừa mỏng không đủ sức chống đỡ, đành gãy ngang thân, xé toạc ra thành nhiều mảnh. Một cây tre thẳng tắp cao vút trị giá từ bốn đến năm chục nghìn, bây giờ bị tuyết bẻ gãy, bán chạy, bán tháo chả ai mua. Cho không cũng chả ai lấy. Đau xót vô vàn! Sau khi bẻ gãy hàng ngàn cây tre, tuyết còn bẻ gãy cành đào, cành mận; tuyết còn đạp nát những vườn rau và vườn hoa. Dân đang nghèo bây giờ lại nghèo hơn. Tất cả chỉ vì tuyết. Tuyết làm vui mắt người giàu. Tuyết làm ứa lệ người nghèo. Tuyết là người đẹp tàn nhẫn.

Sapa 27.12.2013

Cha Bình dành trọn hai ngày rưỡi để đưa mình đi thăm các cụm giáo dân thuộc tỉnh Lai Châu. Đó là San Thàng, Mường So, Nậm Tăm, Huổi Bắc, Nậm Pắt, Bình Lư, Nậm Sỏ và Mường Tè. Đi mãi, đi mãi mà vẫn phải bỏ qua ba điểm cuối cùng. Từ San Thàng đến Mường So chỉ có 30 cây số. Nhưng từ Nậm Tăm đến Huổi Bắc thì phải đi 210 cây số. Đường nào cũng là đèo. Đèo nào cũng ngoằn ngoèo và cheo leo.

Tỉnh Lai Châu chưa có một cụm giáo dân nào được nâng cấp thành giáo họ; chưa có một nơi thờ tự nào được công nhận là nhà thờ.

Các cụm giáo dân Hơ-mông đều ở sâu trong vùng núi hiểm trở và heo hút. Nhà sàn rải rắc bám lấy sườn đồi. Từ nhà này qua nhà kia phải xuống một con dốc và lên một con dốc. Nội thất thì tuềnh toàng. Trâu bò thì “ấy ” một cách vô tư và rải đều trên đường mòn. Đến với cộng đoàn nào Cha Bình cũng hỏi các em thiếu nhi: “Chúng con có đi học không?” “ Chúng con có trốn học không?” Khi hỏi “Có bao nhiêu em học lớp một”, thì gần như em nào cũng giơ tay. Nhưng khi hỏi “Có bao nhiêu em học lớp phổ thông?”, thì mọi người nhìn nhau, ngơ ngác. Cứ mỗi lần giã từ một cộng đoàn, Cha Bình lại nhắc nhở: “Không được bỏ học nhé”.

Sơn Tây 29.12.2013

Mình về tới Sơn Tây  vào lúc 21 giờ tối hôm qua, mang theo một nỗi buồn man mác về cái nghèo của đồng bào miền Tây Bắc. Vừa buồn vừa tức. Tức vì người nghèo vẫn cứ mãi mãi chiếm ba phần tư dân số thế giới và chỉ được hưởng mười tám phần trăm tài nguyên của trái đất. Nói một cách cụ thể, thì cứ một trăm người sẽ có:

-         75 người nghèo chia nhau ăn 18 bát cơm. Ăn hết cơm mà bụng vẫn còn xót xa, mà nước miếng vẫn còn nhểu tồm tộp.

-         25 người giàu được ăn tới 82 bát cơm. Vừa ăn vừa đổ bỏ. Ăn no kềnh bụng mà cơm vẫn còn thừa mứa một đống.

Tại sao người nghèo lại đông đảo và cực khổ đến thế? Giáo hội đã cùng với ngàn vạn người thiện chí quyết tâm chấm dứt tình trạng nghèo trên thế giới, vì nghèo xúc phạm đến nhân phẩm. Nhưng tình trang nghèo vẫn còn đó. Mẹ Têrêsa Calcutta đã dốc toàn lực của cả một đời để cứu vớt người nghèo. Nhưng bà đã phải than thở rằng: “Muối bỏ biển”.

Buồn quá, mình ngồi nghĩ miên man. Nghĩ mãi thì bất ngờ, mình nhớ đến văn hào Victor Hugo, một nhà văn đã từng cay cú với cái nghèo, nhưng cuối cùng vẫn phải giơ tay đầu hàng nó. Thông cảm với nỗi lòng của Victor Hugo, mình bèn viết một lá thư ngỏ gửi ông, dù rằng lá thư này chẳng bao giờ tới tay ông.

Kính thưa cụ Victor Hugo.

Năm 1862 cụ cho ra đời một tác phẩm vĩ đại. Đó là cuốn Les Misérables (Những kẻ khốn cùng). Tôi đọc tác phẩm này một cách say mê. Tôi có cảm tưởng là cụ đã đập bàn, khi tuyên bố câu này: “ NGHÈO  và DỐT là một cặp vợ chồng đẻ ra quái thai”. Thấy cụ giận dữ, tôi cũng giận dữ theo. Tôi giận như cụ và còn giận hơn cụ nữa. Tôi hằn học, chỉ mặt chúng nó và la lên rằng: “ NGHÈO và DỐT là một cặp vợ chồng cực kỳ gian ác”.

Cụ Victor Hugo kính mến.

Năm 1862 cụ khiển trách nặng lời với cặp vợ chồng NGHÈO –DỐT. Chúng nó làm bộ điếc không thèm nghe, còn ra vẻ vênh váo. Năm 1885 cụ nhắm mắt lìa đời, còn chúng nó thì cứ sống phây phây. NGHÈO –DỐT vẫn khống chế ba phần tư dân số thế giới. Kể từ ngày cụ về bên kia thế giới, tính đến nay đã được 129 năm rồi, NGHÈO –DỐT vẫn còn  đó, vẫn cứ phây phây và vênh váo.

Bậc tiền bối Việt Nam của chúng tôi cũng bị day dứt trước cảnh NGHÈO –DỐT của nhân sinh. Các cụ đã ra tay tế độ cứu vớt người nghèo. Chiến thuật của các cụ là “Có thực mới vực được đạo”. Sau khi đem  hết tâm huyết ra để đẩy lui NGHÈO –DỐT, các cụ đành buông xuôi tay và thở dài: “No thân ấm cật, dâm dật khắp nơi”. Bó tay!

Cụ Victor Hugo kính mến.

Tôi bất mãn vô cùng khi thấy cụ và các vị tiến bối Việt Nam của tôi bị cặp vợ chồng NGHÈO –DỐT quật ngã nằm la liệt trên vệ đường lịch sử của hơn một thế kỷ. Chưa hết. Hằng trăm, hằng ngàn, hằng vạn những tâm hồn đầy nhiệt huyết cũng đang bị vợ chồng chúng nó quật ngã, nằm lả tả trên mọi nẻo đường của năm châu lục. Thất vọng quá, tôi muốn tìm một nơi thanh vắng để tránh mặt chúng nó và để ngẫm nghĩ, mong tìm được một chiến thuật mới.

Và…. Thưa Cụ, chiến thuật mới ấy là “Diệt DỐT, để DỐT diệt NGHÈO”.

Tôi vận động các nhà hảo tâm tặng học bổng cho các em học sinh nghèo. Mỗi học bổng là một “phao cứu dốt”. Mỗi “phao cứu dốt” là một niềm phấn khởi cho cha mẹ nghèo. Cha mẹ nghèo đang oằn vai gánh vác, bỗng cảm thấy nhẹ nhõm đứng nhìn con cắp sách đến trường.

Khi được học hành đến nơi đến chốn, các em sẽ hết dốt. Khi đã hết dốt, các em sẽ biết phải làm gì để thôi nghèo.

Để khuyến khích các em ham học, tôi tặng các em một phương trình bậc một như sau:

Giỏi + ngoan = tuyệt vời

Giỏi – ngoan = lưu manh

Ngoan – giỏi = khù khờ

Cụ Victor Hugo kính mến ơi!

Vừa mới áp dụng chiến thuật “ Diệt DỐT để DỐT diệt NGHÈO” tôi thấy cặp vợ chồng NGHÈO – DỐT bắt đầu chia rẽ nhau. Chúng nó vẫn đẻ ra quái thai, nhưng bắt đầu đẻ thưa dần. Hy vọng trong tương lai vợ chồng NGHÈO – DỐT sẽ thôi nhau. Mong thay!

Kính mến chào Cụ.



Đồng kính gửi:

-         Linh mục Phêrô Phạm Thanh Bình

          Nhà thờ Sapa, Thị trấn Sapa, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai

          Tél.: (020) 387 3014- Mob. 0912234500

          Email: bibaha@gmail.com



-         Linh mục Phaolô Nguyễn Quốc Anh

          Giám đốc Caritas Hưng Hóa.

          70 Lê Lợi- Tx. Sơn Tây- Hà Nội

          Tél.: (04) 33 618 775- Mob. 0945577172

          Email: caritashh@gmail.com

*********************************************************************

Sapa

If you want a place of cultural authenticity and natural tranquility, you have found the right place. Sapa is a mountainous town in Northen Vietnam where you write poem, have your cameras on for most of your time, cheer over a community wine pot, learn to appreciate indigenous culture or just to escape Hanoi heat and city noise. Being one of the most attractive tourism destinations of the country, Sapa is a precious gift that Mother Nature dedicates to Vietnam.
Location and history

350km far north-west from Hanoi, Sapa, the capital of Sapa District in Lao Cai Province, lies at the altitude of 1600m. With the temperature ranging from the lowest of -1oC to the highest of 29oC, Sapa’s climate is moderate and drizzly in summer while chill and foggy in winter.
Sapa (or Chapa- the “sandy place”) first appeared in Vietnam national map in the late 1880s when the French disembarked in highland Tonkin. The first permanent French civilian resident arrived in Sapa in 1909, and by 1920, there were a number of villas being built in this area by prosperous professionals. Going through many ups and downs, nowadays, Sapa is the prominent holiday destination, favored by both locals and foreign tourists.
Sapa - fairy home of ethnic minorities

There is nowhere in Vietnam can tourists easily meet the local ethnic minorities like in Sapa. The district is the home of a great diversity of ethnic people, including five main groups of Hmong, Yao, Tay, Zay and Xa Pho. They do not live in center area but in hamlets scattering on the valleys throughout Sapa District. Actually, not until the 20th century did a majority of the ethnic people changed to sedentary lifestyle with intensive farming method on sloping terraces, instead of slash-and-burn culture like in the past. Town of Sapa is where ethnic minority people gather, trade or sell their farming products such as rice, corn, fruits, as well as handicrafts and souvenirs to tourists. There is one interesting fact about ethnic minority people in Sapa that besides their dialects, many of them, especially small children, can speak English pretty well with clear pronunciation.

 Trekking in Sapa 

Spending time visiting ethnic minorities’ villages, observing their daily’s activities or even living homestay, in order to understand more about their culture is now the top priority of visitors, especially international ones. A trip to Sapa would definitely more meaningful with participatory activities, such as learning to make handicrafts or helping the local with farm work! In case time does not allow, you can always hire a local guide for your trekking routes. Chances are these boys and girls will tell you lovely stories about their traditions, their lives or even ask you to join their family activities.
Sapa- challenging for mountainous trekking

Sapa is voted to be the best trekking spot in Vietnam, by both natives and foreigners. The whole district is dominated by The Hoang Lien Son mountain range, which also includes Mt. Fan Si Pan- the highest peak in Vietnam and the entire Indochina peninsula with the height of 3143m. This mount is not only a tough challenge to trekking enthusiasts but also an opportunity to witness the splendid mountainous vista.
   Trekking in Sapa   
The scenery of the Sapa region represents a harmonious relationship between the minority people and nature, which can be seen perceptibly in the paddy fields carpeting the rolling lower slopes of the Hoang Lien Mountains. It was the elements wearing away the underlying rock over thousands of years that created this impressive physical landscape.
The geographical location of the area makes it a truly unique place for a rich variety of plants, birds, mammals, amphibians, reptiles and insects, some of them can only be found in northwestern Vietnam.
Sapa- thunderstruck local food

Sapa’s specialties are another reason attracting more and more tourists travelling to this town. A wide range of sub-tropical vegetables such as white cauliflower, red beet, or chayote are planted here. There are dishes that will be a must to enjoy for every visitor - boiled chayote consumed with sesame or “lon cap nach”- pig carried under armpit, which are home pigs but are raised in the field or forest.
      Lon cap nach      
The cool weather of the region makes barbecued meat and fish with mushroom and vegetables the most preferred street foods in Sapa. People grill corn, sweet potatoes, dumpling, bamboo-tube rice, or even eggs as well. Nevertheless, tourists can try many other local foods like purple sticky rice or “thang co”- horse meat right in Sapa market.
More surprisingly, Western restaurants, from Italian to French ones, can also be found around the center of Sapa, at a very reasonable price.
How to get there?

Visitors can choose to go to Sapa by train or car, but train is more advisable because of the long and bumpy road.
                
Train is the most popular way to get to Sapa
Most tourists arrive in Lao Cai, the province to which Sapa belongs, by train (read more about train from Hanoi to Sapa) and it is definitely an impressive ride. The train leaves Hanoi train station in the evening and arrives in Lao Cai train station in early morning. From Lao Cai train station to Sapa is another hour bus ride, which gives your eyes a massage with the endless blue sky and colourful terraced paddy field. The road is curved around the mountain and you will just go from one surprise to another. The further you go, the closer you are to the sky and to nature.
Sapa is definitely a place to remember. And maybe to return as well!