|
HẠNH PHÚC THAY |
SƯU TẦM |
Một người Pháp tên là Pi-e Quốc (Alfred de Pierrecout) để lại gia tài hai triệu đô la với lời di chúc phải dùng số tiền này gây giống những người khổng lồ. Người ta đã tìm và chuyển những người cao lớn ngoại khổ về một vùng gần tỉnh Ru-ăng (Rhuen), rồi khuyến khích họ lập gia đình với nhau, mong thành lập một dòng giống khổng lồ.
Chương trình này tiến hành được ít năm rồi thất bại. Còn Chúa Giêsu cũng muốn gây dựng một dòng giống vĩ nhân và đã thành công. Bí quyết thành vĩ nhân của Chúa đã tóm gọn trong Bài giảng trên núi, cũng gọi là “Tám mối phúc thật”.
Chúa Giêsu công bố những bí quyết hạnh phúc này trên một gọn núi. Khung cảnh làm tăng vẻ hùng vĩ long trọng, khiến ta nhớ tới núi Sinai của Cựu Ước, nơi Thiên Chúa công bố mười giới luật. Những điều hạnh phúc này cũng gọi là Hiến chương Nước Trời, đây là tóm lược toàn bộ giáo lý của Đức Kitô. Tuy đơn sơ giản dị nhưng là tinh hoa của Tin Mừng, Chúa muốn gửi gắm với tất cả nhân loại, nhất là những người đau khổ: ốm yếu, tật nguyền, nghèo túng, thất nghiệp, những người bị khinh chê, tuyệt vọng, giới thu thuế và người tội lỗi.
Phúc cho những ai có tâm hồn nghèo khó…, phúc cho những người hiền lành…, phúc cho ai có từ tâm…, phúc cho ai bị bắt bớ vì sự công chính…
Những người gặp khó khăn đau khổ sẽ được hạnh phúc trong Giáo Lý Đức Giêsu, đây là kiểu nói khác của Lời Chúa: “Ai vất vả mệt mỏi hãy đến với Ta và Ta sẽ cho nghỉ ngơi. Hãy nhận lấy gánh của Ta và hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng và các con sẽ được nghỉ ngơi lại sức vì ách của Ta êm ái, gánh của Ta nhẹ nhàng” (Mt 11,28-30). Chính vì đem hạnh phúc lại cho người đau khổ mà Chúa Giêsu mới đúng là “Đấng được trông chờ”, là “người được tiên báo”, là “người đem Tin Mừng Cứu Độ”. Chúng ta đừng được quên từ ngữ Tin Mừng Cứu Độ đã được chính Chúa nhắc lại: “Thần Linh Chúa xuống trên tôi, Người đã xức dầu tôi, sai tôi mang Tin Mừng cho người nghèo, băng bó cho ai có cõi lòng tan vỡ, công bố giải thoát cho các tù nhân, an ủi những người bị áp bức…” (Is.61,1-6; Lc.4,18).
Hạnh phúc cho họ… vì Nước Trời là của họ… Tám mối phúc thật đóng khung trong kết luận đó. Nước Trời thuộc anh em, không phải chỉ là lời hứa hẹn mai sau, nhưng niềm hạnh phúc này còn lan toả ngay trong hiện tại. Khi hiến chương tám mối phúc thật được thực hiện thì những người đau khổ sẽ hạnh phúc, tình thế sẽ đổi thay. Chúa không ca tụng đói nghèo, đau khổ, nhưng muốn cải thiện cuộc sống dưới ánh sáng Tin Mừng. Nước Trời, Nước Thiên Chúa là tổ chức được xây dựng ngay trong cuộc sống thế trần, và đầu tiên nhằm xoá hết khổ đau, áp bức. Chúa Giêsu không phải chỉ là Vua mai sau, nhưng ngay bây giờ Nước Chúa đã hình thành, và Chúa đã là Vua luôn đem hạnh phúc cho dân của Người.
Phúc cho người có tâm hồn nghèo, vì Nước Trời thuộc về họ. Phúc cho người hiền lành, họ sẽ được đất. Trong từ ngữ Hy Lạp, hai ý đó chỉ có một từ. Đó không phải là thái độ chịu đựng tiêu cực, nhưng là một cố gắng đạt tới, để cho nhân quyền được tôn trọng.
Phúc cho ai than khóc, họ sẽ được ủi an. Phúc cho ai đói khát công chính, họ sẽ no thoả. Phúc cho ai có từ tâm, họ sẽ được thương xót. Phúc cho ai tinh sạch trong lòng, họ sẽ thấy Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã khóc với Matta và Maria; Chúa đã sống công chính rập mẫu Chúa Cha. Chúa đã thương xót các tội nhân, Người luôn tha thứ. Các tín hữu phải noi gương Chúa ban phát lòng thương xót và tha thứ. Khi đó họ được gọi là con Thiên Chúa, vì họ đã kiến tạo hoà bình.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con noi gương các bậc thánh thiện mà Giáo Hội mừng kính hôm nay, biết thực hành những lời Chúa dạy trong Tám mối phúc thật, để chúng con lãnh nhận hạnh Chúa hứa ban.
|
vendredi 30 octobre 2015
HẠNH PHÚC THAY
Câu chuyện về Rau Muống qua văn chương và bài viết của Bs Nguyễn Xuân Quang.
RAU MUỐNG:
ANH ĐI, ANH NHỚ QUÊ NHÀ, NHỚ AO RAU MUỐNG, NHỚ CÀ DẦM TƯƠNG.
Nguyễn Xuân Quang
Rau muống là một thứ rau quốc hồn quốc túy của đại tộc Bách Việt. Rau muống là hồn quê, hồn nước của dân Việt. Rau muống là cây rau biểu tượng cho dân tộc Việt, nói theo chữ Hán thì rau muống là “quốc thái” của chúng ta (quốc thái cũng có một nghĩa theo quốc thái dân an). Dù có đi đâu chăng nữa, dù có đi khắp năm châu bốn biển, người Việt cũng vẫn nhớ vẫn thèm rau muống:
Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ ao rau muống, nhớ cà dầm tương.
Rau muống mọc ở vùng sông nước nên là thứ rau căn bản của đại tộc Việt, của Bách Việt sống ở vùng sông nước, là rau của Lạc Việt, của Việt Ruộng Nước, của Việt dòng Mặt trời nước Lạc Long Quân. Lê Quí Đôn trong Vân Đài loại ngữ có cho biết: “Sách Thảo mộc trạng nói: Úng thái (rau muống) tính lạnh vị ngọt, người Nam lấy cỏ, rau làm bè thưa để lỗ nhỏ, thả trên mặt nước rồi trồng úng thái lên trên bè, bè nổi lênh đênh như bèo… Ấy là một thứ rau lạ của phương Nam”.
Sách Quảng Đông tân ngữ chép:
“Ở Quảng châu, cứ 10 khu hồ thì ba khu thả cá, 3 khu thả sen, súng, ấu; 4 khu làm ruộng trồng úng thái làm bè thả xuống nước. Bè theo nước mà lên xuống, gọi là phù điền (ruộng nổi). Rau đó tục gọi là rau muống (mộng thái). Rau muống giải các thứ độc, nên cả nước, nhà nào cũng trồng để ăn” (1).
Khuất Nguyên (340- 277 Trước Công nguyên), một đại công thần nước Sở gọi rau muống là “Túc Mãng”. Sở là một nước thuộc đại tộc Việt. Lúc Khuất Nguyên bị biếm chức vì bọn nịnh thần, ông bỏ nước Sở về ở vùng Động Đình Hồ, cái nôi của Đại Tộc Việt. Ông thu thập tất cả các bài phong dao, kể cả các bài dân ca, hát ru, hát chầu văn, hát hò, hát chèo đò… ở vùng Động Đình hồ rồi san định lại thành Sở Từ Ca và Trường Ca Ly tao. Rau muống “túc mãng” đã được Khuất Nguyên nhắc tới trong trường ca Ly Tao:
Cốt dư nhược tương bất cập hề,
Khủng niên tuế chi bất ngô dữ.
Chiêu khiến phê chi mộc lan hề,
Tịch Lãm châu chi Túc mãng.
và sau đây là bài dịch của Vũ Khánh:
Ta như kẻ trên đường hoảng hốt,
Sợ tháng năm hun hút mau trôi.
Mộc Lan sớm cắt trên đồi,
Chiều tà Túc mãng hái nơi cạnh dòng.
Trong chuyến đi thăm Động Đình Hồ, bữa ăn trưa ở Nhạc Dương, chúng tôi cũng được ăn thứ rau muống mọc ở hồ Động Đình, một thứ rau muống có từ huyển sử Việt
(xem Hồ Động Đình và Bách Việt, bacsinguyenxuanquang.wordpress.com).
(xem Hồ Động Đình và Bách Việt, bacsinguyenxuanquang.wordpress.com).
Rau muống cũng đã được Nguyễn Trãi, một vị công thần khai quốc của chúng ta nhắc tới trong bài “Gởi Bạn” tức “Ký Hữu” trong tập Ức Trai thi tập như sau:
Bình sinh thế lộ thán truân chiên,
Vạn sự duy ưng phó lão thiên.
Thốn thiệt đản tồn không tự tín
Nhất bàn như cố diệc tham liên.
Quang âm thúc hốt thỉ nan tái
Khách xá thê lương dạ tự niên.
Thập tải độc thư bần đáo cốt,
Bàn duy mục túc tọa vô chiên.
Học giả Đào Duy Anh đã dịch như sau:
Bình sinh vất vả ngán đường đời,
Muôn việc đành nên phó mặc trời.
Tấc lưỡi hãy còn, ăn nói được,
Chiếc thân vẫn khó, xót thương thôi!
Bóng xuân thấm thoát thì khôn kéo,
Quán khách lạnh lùng đêm quá dài.
Đọc sách mười năm mà kiết xác,
Ăn tràn rau muống, chẳng chiên ngồi.
Chiên là chăn, đệm (2). Chú ý ở đây Nguyễn Trãi gọi rau muống là mục túc thay vì túc mãng.
Như thế rau muống được gọi là:
–mộng thái như đã thấy ở trên người Quảng châu gọi rau muống là mộng thái. Theo m=b như mồi hôi = bồ hôi, ta có mộng = bộng và theo biến âm th = c (như má thóp = má cóp, Mường ngữ thóp mỡ = tóp mỡ = cóp mỡ, thầm lặng = câm lặng), ta có thái = cải. Mộng thái có nghĩa là cải bộng, cải rỗng. Tên này cùng nghĩa với tên úng thái, ông xôi cũng có nghĩa là cải ống ( xôi = côi = cải và úng = ống) và tênkhông tâm thái là cải có phần tim ruột trống không tức cải rỗng.
-rau “túc mãng” như Khuất Nguyên đã gọi.
-và mục túc như Nguyễn Trãi đã dùng.
Nên nhớ là người Trung Hoa ở phương Bắc đất khô và lạnh không có rau muống như trên đã thấy Sách Thảo Mộc trạng đã nói rau muống “là một thứ rau lạ của phương Nam” vì thế cho nên các tên mộng thái, úng thái, ông xôi, không tâm thái, túc mãng, mục túc đều là những tên phiên âm dịch nghĩa từ tiếng Nôm Bách Việt .
Rau túc mãng, rau mục túc nghĩa là gì?
Tham khảo qua thư riêng, nhà nghiên cứu chữ Nôm Bách Việt Đỗ Thành cho biết:
Rau muống là rau “mãnh” là rau sống mạnh/sức sống mãnh liệt mà thành tên: ngắt cọng không có rễ trồng vẫn được, có thể sống trên bờ đất khô, đất ẩm và dưới nước sông / hồ / ao/ lu/ chậu v v … và vì rau rỗng ruột cho nên gọi là ống; phát âm ống được giữ nguyên để dùng cho cả vùng Hoa Nam từ Trường Giang trở xuống hướng nam để gọi tên cho loại rau nầy, Trung Văn ngày nay vẫn gọi rau nầy嗡菜-Ống thái, những người không biết thì dịch là ung thái
-tiếng Quảng Đông mới đọc chữ này là ung/dung/dúng-嗡 .
-tiếng Bắc Kinh củng đọc giống như Quảng Đông.
-tiếng Triều Châu đọc trại âm trở thành Én chạy (ống thái); ở miền tây Việt Nam có câu “chờ anh thì em vẫn chờ, chờ cho én chạy(sậy) lên bờ nở hoa”.
Phía Bắc của Trung Quốc không trồng được rau muống và những người không hiểu thì dùng chữ mới gọi là 䔨菜-ung thái, Nam Kinh và nam Trường Giang nói chung thì vẫn viết là 嗡菜 Ông thái và lại bị VN dịch là Ung thái!
Rau muống luôn mọc thành bè nổi lềnh bềnh, mạng lưới của rau là đặc tính để dân gian gọi là rau “mạng”, mạng-綱 theo Quảng Đông đọc là ” mọn”, Triều Châu đọc là “màn”, Bắc Kinh đọc là “quàn”; Đường âm/Hán Việt đọc là “võng-綱“; rau mạnh-mãnh hay võng hay là ống/ón lai với âm Mọn/món của Quảng Đông thành ra rau “muống”; muống hay “muộn” tính ra là đồng âm …khi người con gái gốc Hoa Nam ở miền tây Việt Nam trách chàng lâu quá/muộn mà chưa hỏi cưới thì mượn rau muống/muộn để nói … quá lâu (chờ rau muống dưới nước lên bờ nở hoa).
Túc mãng-宿莾 chưa bao giờ có nghĩa là rau muống; chẳng lẽ Khuất Nguyên viết trong thơ tối thì đi hái rau muống? Và tại sao buổi tối mới hái rau muống? Cả tỉ người Trung Quốc ngày nay không ai giải nghĩa Túc mãng là rau muống trong Ly Tao của Khuất Nguyên, họ giải thích khác và vẫn đi vào bế tắc, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, ông nói gà bà nói vịt; nói chung là chưa ai hiểu đúng hết thơ của Khuất Nguyên và riêng kết luận Túc mãng là rau muống thì sẽ có hơn 1 tỉ người không hiểu nổi.
Cái tên vô tâm thái – 無心菜 xuất hiện tận thời Trụ Vương trong truyện Phong Thần, bởi vì rau ống có cái khoảng giữa tim là trống không, đưa cả rau muống/rau ống vào truyện thì có thể biết tác giả của truyện là cư dân của một dân tộc rành và thường ăn rau muống/ rau ống/ vô tâm thái.
Khuất Nguyên gọi rau muống là Túc Mãng thì không có bằng chứng Túc Mãng là rau muống đã rỏ ràng bằng các tài liệu tham khảo bên Trung Văn, còn Nguyễn Trãi gọi là Mục Túc thì có gì làm bằng chứng Mục Túc có nghĩa là rau muống?
Ngày nay gọi là ung xôi hay mộng thái hay ung thái 雍菜/嗡菜 hoặc én sậy (Triều Châu) đều là trại âm của chử ống.
-Chữ ống-嗡 được ghép bởi khẩu-口 là hình ống/rổng + với chữ ông-翁 để mượn âm “ông”, ống/ông bị biến âm ung, en, én , dung, dung.
– chữ mãnh/mạnh/mạng thì biến thành mọn (Quảng Đông) và mộng thái! Chỉ là mạnh thành ra mọn rồi món mới ra âm “muống”; muống lại bị thành muộn cho nên mới xảy ra chuyện cô gái Triều Châu ở miền Tây Việt Nam vừa gọi Én sậy/(chạy) là rau muống/muộn (muộn: trể, lâu…) để trách “chờ anh thì em vẫn chờ, chờ cho Én chạy lên bờ nở hoa”.
Cái gốc vẫn là rau ống-嗡 và đây là điều thú vị để thấy từ thời nhà Thương cho đến nay thì từ Trường Giang-長江 trở xuống phía Nam đều là văn hóa và phát âm của Việt tộc/tiếng Việt là chuẩn là gốc” (Đỗ Thành).
Về phía Tây phương, người Pháp, ngoài tên gọi theo thực vật là “liseron d’eau”, còn có một tên khác văn vẻ hơn gọi rau muống là “Belle de jour”, (Người đẹp ban ngày) hay là “Nhật Quang Kiều nữ” (2). Anh Mỹ gọi dây bìm bìm là “morning glory” (“buổi sáng huy hoàng”) và rau muống là “water morning glory” (rau “buổi sáng huy hoàng mọc dưới nước”).
Tôi còn thắc mắc là rau “Túc Mãng” của Khuất Nguyên và rau “Mục Túc” của Nguyễn Trãi trong văn chương bác học có nghĩa gì liên hệ với văn hoá của chủng Người Mặt Trời Bách Việt có cốt lõi là nòng nọc, âm dương Chim-Rắn Tiên Rồng theo Vũ Trụ giáo, Mặt Trời giáo hay không?
Không biết rau Belle de Jour Nhật Quang Kiều Nữ và ‘water morning glory’ gọi rau muống là thứ rau tiêu biểu của Bách Việt có liên hệ gì với Thái Dương Thần Nữ Âu Cơ, Mẹ Tổ Mặt Trời Hừng Rạng của đại tộc Người Mặt Trời Rạng Ngời Bách Việt hay không?
-Tên thực vật học: Ipomoea aquatica Forsk.
-Tên Việt: muống.
-Tên Mường: muông.
-Tên Trung Quốc: Úng Thái, Quảng Đông đọc là ông xôi, Quảng châu là mộng thái…
-Tên Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân: Kangkung.
-Tên Thái, Lào: Pak bung (đọc là pạc bung).
-Tên Campuchia: Tluol, tra kuôn.
-Tên Nhật: horenso.
-Tên Guam: kankan hoặc cancon, kangkung.
-Tên Paulau (một quốc gia thuộc Tiểu đảo, Micronesia): kangum, kangkum.
-Tên Pháp: liseron d’eau, Belle de jour.
-Tên Mỹ: water morning glory.
Rau muống mọc ở vòng đai nhiệt đới. Rau muống trồng hay mọc dại ở ao, đầm, đìa, sông, hồ, bưng, bàu:
Còn trời, còn nước, còn mây,
Còn ao rau muống, còn đầy chum tương.
Rau muống thuộc họ dây bò, cuộn (convolvulaceae), bà con với khoai lang (Ipomoea batatas), thuộc họ dây bìm bìm. Trước đây bìm bìm có tên thực vật học làIpomoea bimbim, từ bimbim này lấy theo tên Việt Nam bìm bìm…Tại Hoa Kỳ và nhiều nơi không có ao hồ, rau muống trồng bằng hạt trong bồn đất sũng nước. Loại thông thường dùng làm rau ăn cọng xanh, nhưng cũng có loại cọng tim tím gọi là rau muống tía. Cọng rau muống rỗng, láng, mọng, rễ lan, lá có đáy cụt tròn bầu, hình trái tim, hình mũi tên, hình mũi mác, thùy lá nở rộng hay thon hẹp, cuống hoa có một hay vài hoa hình phễu dài từ 3-5cm, màu trắng hoặc màu hoa cà (nửa hồng nửa lam), tím nhiều ở giữa hoa, cánh ngoài láng, thuôn hình noãn.
Hoa rau muống (nguồn projectnoah.org).
Hoa có cả nhụy đực, nhụy cái, bầu noãn có hai bao noãn hình quả trứng dài 8-10mm, hột có lông hay không.
Ở Việt Nam rau muống trồng từ đầu mùa xuân:
Cuối thu trồng cải, trồng cần,
Ăn rong sáu tháng cuối xuân thời tàn,
Bấy giờ rau muống đã lan,
Lại ăn cho đến thu tàn thời thôi.
Rau muống tàn vào cuối thu cho nên rau muống tháng chín già, cỗi rất xơ dai:
Rau muống tháng chín,
Nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn.
Rau muống ngon tùy từng vùng, rau muống ngon nhất ở vùng Hiên Ngang:
Cua Phụng Pháp,
Rau muống Hiên Ngang.
Mua rau muống, muốn chọn thứ rau ngon phải xem xét lá rau:
Mua bầu xem cuống,
Mua muống xem lá,
Mua cá xem mang.
Rau muống là một loại rau căn bản của dân dã Việt Nam. Rau muống có thể đã đóng góp vào việc nuôi dưỡng, sinh tồn của dân tộc Việt Nam. Rau muống được coi như là một món ăn thanh đạm. Như trên ta thấy những vị công thần như Khuất Nguyên, Nguyễn Trãi khi bị thất sủng về vườn sống cuộc đời thanh đạm nơi đồng nội ngày ngày ăn rau muống nhưng tâm hồn giữ được thanh thơi, liêm khiết. Người con gái quê Việt, tuy nghèo sống nhờ rau muống tương cà nhưng mà sống vui vầy trong hạnh phúc đạo lý gia đình và tự lập:
Nhà em có vại cà đầy,
Có ao rau muống có đầy chum tương,
Dầu không mỹ vị cao lương,
Trên thờ cha mẹ, dưới nhường anh em,
Một nhà vui vẻ êm đềm,
Đói no tùy cảnh, không thèm lụy ai.
Tình yêu và hạnh phúc vẫn còn mãi mãi miễn là có được một ao rau muống, có đầy chum tương:
Còn trời, còn đó, còn đây,
Còn ao rau muống còn đầy chum tương.
Rau muống có thể dùng nấu ăn bằng bất cứ cách nào cũng được: ăn sống, luộc, nấu canh, xào, làm nộm, trộn salad… Sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư viết: “Rau muống mọc ở các ao hồ, là một thứ rau ta rất hay ăn. Người ta hái và bó nhiều ngọn với nhau thành từng mớ, các ngọn rau có lá, người ta nhặt những lá sâu lá úa và bỏ những cuống già đi, rồi đem luộc hoặc xào, hoặc nấu canh. Xào thì phải có mỡ và thường cho thêm tỏi. Nấu canh thì thường nấu với tương, nấu với cua đồng, tôm he, sườn lợn. Rau muống luộc mà chấm với tương ăn cũng ngon, còn nước luộc rau thì đem chan vào cơm mà ăn với cà cũng thú vị” (3). Món giản tiện nhất là rau muống luộc ăn với cà pháo muối chua.
Nhà em có vại cà đầy,
Có ao rau muống, có đầy chum tương.
Nước rau muống luộc có thể để vậy vắt chanh chan cơm hay đánh dấm với cà chua, hành, tỏi… Rau muống xào tỏi phải kèm vài ngọn kinh giới (4). Rau muống nấu canh, phải kể thêm là nhà nghèo thường nấu suông nghĩa là không có gì cả ngoài mắm muối còn nhà khá giả có thể nấu canh rau muống với trứng cáy, cua đồng, tôm, sườn heo… Rau muống nấu canh muốn cho ngọt phải ngắt những ngọn non như thấy qua câu ca dao sau đây:
Ốc bực mình ốc,
Ốc vặn ốc vẹo,
Bèo bực mình bèo,
Lênh đênh mặt nước,
Nước bực mình nước,
Tát cạn cấy khoai.
Khoai bực mình khoai,
Đào lên cấy muống,
Muống bực mình muống,
Ngắt ngọn nấu canh,
Anh bực mình anh,
Vợ con chưa có,
Đêm nằm vò võ,
Một xó giường không,
Hỏi giường có bực mình không hỡi giường?
Rau muống nấu canh tôm, ăn vào mát lòng mát dạ, con gái chưa chồng ăn vào dậy tình:
Rau muống mẹ nấu canh tôm,
Con ăn mát dạ đêm hôm đòi chồng.
Rau muống ăn sống thường là rau muống chẻ, nhiều khi vội, chỉ chẻ làm tám, làm tư hay để nguyên cả cọng. Ăn bún chả Hà Nội hay bún riêu phải có rau muống chẻ nhỏ ngâm nước, xoắn tít lại, ăn nhai ròn tan và mát miệng mới đạt tới được mức tuyệt đỉnh của nghệ thuật ăn uống. Rau muống làm nộm với giá luộc, thịt ba chỉ thái nhỏ, mè, chanh, rau kinh giới và nhất là có thêm rau rút. Salad rau muống thường trộn dầu, dấm, thịt bò… Người Thái Lan có món rau muống xào đặc biệt. Rau muống xào suông với mắm ruốc, tỏi ớt hay với thịt, cá, mực rất cay. Tác giả đã từng ăn món rau muống xào rất cay tại Chiang Mai, Thái Lan. Một đĩa rau muống xào đếm thấy trên hai mươi trái ớt hiểm. Tính ra cứ một cọng rau muống gần như lại có một quả ớt. Ở đây rau muống xào họ dịch là fried morning glory (rau “rạng sáng” xào). Tại Jakarta, tại City Hotel Cafe cũng có món rau muống xào rất cay gọi là “kangkung hot plate”. Cái cay ở đây có thêm vị safron và những gia vị của “đảo gia vị” (“spicy island”) phảng phất mùi cà-ri. Dân hải đảo Thái Bình Dương nấu canh hay xào rau muống với cá. Đồng bào ở miền Nam ngoài những món thông thường, còn có món cọng rau muống muối dưa ròn tan, ăn hết xẩy. Khi trước, lúc còn làm trưởng chi Y tế Hồng Ngự, Kiến Phong, tác giả được thưởng thức món cọng rau muống muối chua này cho đến nay vẫn còn nhớ và thèm. Rau muống miền Nam, nhất là vùng Đồng Tháp Mười mọc dại thành từng bè nổi trên mặt nước trông mênh mông bát ngát, người ăn không hết, rau muống kéo về cho trâu bò ăn, băm ra nuôi heo và thả xuống những chà cá nuôi cá… Dân quê miền Trung còn ăn rau muống sống nguyên cọng với cá, thịt cuốn với bánh tráng ăn như ăn gỏi cuốn.
So sánh cách dùng rau muống để trị bệnh của các quốc gia có rau muống ở Đông Nam Á, Nam Đảo và một phần Ấn Độ, chúng tôi thấy họ dùng rau muống chữa bệnh có những điểm chủ trị giống chúng ta dùng rau muống như một vị thuốc Nam:
– Việt Nam:
Việt Nam dùng rau muống để giải nhiệt, giải độc, trị sốt nóng cao của trẻ em, thông máu, đau bụng máu, đau bụng kinh…
– Nam Dương:
Dùng rau muống làm êm dịu dây thần kinh, an thần, trị bứt rứt, mất ngủ và nhức đầu.
– Campuchia:
Dùng rau muống trị sốt mê sảng.
Nhìn chung, chúng ta thấy rau muống có những chủ trị chính là trị sốt nóng, đau nhức, trị sưng, thông máu, êm dịu thần kinh. Rau muống rõ ràng có tính chất của thuốc Aspirin. Vì những lý do này Nhật Bản trước đây đã bảo trợ cho y giới Nam Dương nghiên cứu cây thuốc dân tộc rau muống với các chất gây ra đau nhức prostaglandins. Kết quả thử nghiệm công bố cho thấy rau muống có chứa những hoạt chất ngăn chăn sự tổng hợp prostaglandins giống hệt như họ thuốc Aspirin (5-16). RAU MUỐNG QUẢ THẬT LÀ MỘT LIỀU THUỐC ASPIRIN. Ta đã biết Aspirin là một quí dược trị và ngừa được không biết bao nhiêu là bệnh hiểm nghèo như đau nhức, thấp khớp, sốt nóng, sưng…, ngừa bệnh mạch vòng tim, ngừa cơn đứng tim, ngừa đứt mạch máu não, giảm nguy cơ ung thư ruột già… Như thế rau muống cũng là một quí dược như aspirin. Vì vậy, cũng cần lưu tâm là những người có khuynh hướng bị loãng máu không nên ăn rau muống vài ba ngày trước ngày mổ xẻ đã định để tránh bị chẩy máu trong và sau khi mổ.
Dân Việt Nam nổi tiếng về làm việc cần mẫn, tháo vát và thông minh. Đào Duy Anh, trong Việt Nam Văn Hóa Sử Cương đã viết: “Sức làm việc khó nhọc, nhất là người miền Bắc, thì ít dân tộc bì kịp”. Dân miền Bắc được mệnh danh là Bắc kỳ rau muống. Phải chăng rau muống là một liều thuốc loại aspirine đã giúp dân Việt làm việc nặng nhọc mà không thấy đau nhức mình mẩy và tinh thần không mỏi mệt.
Tóm lại rau muống là một “biệt thái”, một sắc thái đặc biệt, một thứ rau đặc biệt của Đại tộc Việt, của Lạc Việt sông nước, của Việt Mặt Trời Nước Lạc Long Quân. Rau muống thuộc một nền văn minh và văn hóa riêng biệt Động Đình Hồ trồng lúa nước, giỏi về sông nước, đánh cá, thủy vận, ăn cá mắm, nước mắm, ăn món rau chính mọc chỗ có nước là rau muống… Rau muống nuôi dưỡng tầng lớp nông dân lao động thanh bần của tộc Việt, lớp người áo vải rau muống tương cà này là thành phần nồng cốt đã dựng nước, giữ nước từ mấy ngàn năm nay.
Ngày nay người Việt có mặt khắp năm châu bốn biển, rau muống cũng vươn mọc dài ra khắp năm châu bốn biển. Chỗ nào có người Việt sống chỗ đó có rau muống mọc xanh tươi hồn Việt.
Rau muống hồn xanh Đại tộc Việt.
Hồng Công chuyển
jeudi 29 octobre 2015
PHÚC THAY AI HIỀN LÀNH
|
PHÚC THAY AI HIỀN LÀNH |
Linh Mục Inhaxiô Trần Ngà |
Trong khi độc ác và bạo lực đang leo thang tại nhiều nơi trên thế giới; khi việc chém giết đối thủ cách dã man, tàn bạo được xem như là chủ trương của những nhóm phiến quân đang nổi dậy; khi có nhiều hung thủ sẵn sàng giết cả gia đình nạn nhân vô tội, kể cả trẻ con còn nằm nôi, để chiếm đoạt của cải hay để báo thù… thì lời kêu gọi sống hiền lành của Chúa Giê-su vang dội lên trong Tin Mừng Mát-thêu hôm nay: “Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp” (Mt 5, 1-12) quả là phương dược tối cần thiết cho căn bệnh trầm kha của nhân loại.
Chúa Giê-su là Thiên Chúa nên Ngài có đầy đủ những phẩm tính cao đẹp nhất, thế nhưng Ngài lại chú trọng đến đức tính hiền lành hơn hết và kêu mời chúng ta: “Hãy học với Tôi vì Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11, 29), “Phúc cho những ai hiền lành”, “Hãy khôn ngoan như con rắn và hiền lành như bồ câu” (Mt 10, 16).
Giờ đây, xin cùng nhìn lại những phẩm chất của người hiền lành.
Người hiền lành mềm dẻo như tre
Trong cơn bão tố cuồng phong, nhiều cây cổ thụ cao lớn bị quật ngã, trốc gốc, gãy cành; nhưng tre cũng như lau sậy thì an bình vô sự nhờ tính mềm dẻo của mình. Tương tự như thế, người hiền lành luôn mềm dẻo trong cách đối nhân xử thế, nên họ có thể tự bảo toàn mình trước các trận “cuồng phong”.
Người hiền lành uyển chuyển dịu dàng như nước
Người ta có thể đập vỡ đá cứng, nhưng không bao giờ đập vỡ được nước. Khi ta giáng búa tạ vào đá, đá sẽ dùng sự cứng rắn của mình kháng cự lại búa và như thế đá sẽ bị vỡ tan; còn khi giáng búa tạ vào nước, nước dùng sự mềm mại của mình mà nuốt lấy búa và nhận chìm búa xuống bùn!
Nước tuy mềm mại nhưng có thể bào mòn đá cứng: “nước chảy đá mòn.” Người hiền lành tuy mềm mỏng nhưng có thể khuất phục những tâm hồn chai đá nhất.
Người hiền lành lấy nhu thắng cương, lấy nhược thắng cường
Họ hiểu được chân lý Chúa Giê-su dạy: “Ai dùng gươm thì sẽ phải chết vì gươm” nên họ không dùng bạo lực với bất cứ ai. Họ không ăn miếng trả miếng như bao nhiêu người khác, không theo luật “mắt đổi mắt răng đền răng” nhưng biết chế ngự tính nóng nảy, hãm dẹp tính tự ái, biết lấy thiện báo ác, biết lấy tình thương xoá bỏ hận thù.
Vì thế, rốt cuộc, người hiền lành mới là người chiến thắng. Họ thu phục được nhân tâm và tình yêu của mọi người chung quanh.
Câu chuyện sau đây cho chúng ta thấy rõ bài học này:
“Ngày xưa, một người nông dân ở cạnh nhà một người thợ săn. Người thợ săn nuôi một đàn chó săn rất dữ tợn và khó dạy; chúng thường nhảy qua hàng rào và rượt đuổi đàn cừu của người nông dân. Người nông dân yêu cầu người hàng xóm canh giữ đàn chó nghiêm ngặt để khỏi quấy rối đàn cừu của anh, nhưng người thợ săn không đếm xỉa gì đến những lời đó.
Một ngày nọ, đàn chó lại nhảy qua hàng rào, đuổi cắn đàn cừu và làm nhiều con trong đàn bị thương nặng.
Lúc này, người nông dân không thể chịu đựng được nữa nên anh ta bèn lên phủ để trình báo quan. Vị quan phủ chăm chú lắng nghe đầu đuôi câu chuyện rồi nói:
“Ta có thể phạt người thợ săn và bắt anh ta xích hoặc nhốt đàn chó lại, nhưng nếu ta làm như thế thì anh sẽ mất đi một người bạn và có thêm một kẻ thù. Anh muốn điều gì hơn: một người bạn hay một kẻ thù làm hàng xóm của mình?”
Người nông dân trả lời rằng anh muốn có một người bạn thì hơn. Vị quan phủ nghe vậy bèn phán:
“Được, vậy ta sẽ bày cho anh một cách để vừa bảo vệ an toàn cho đàn cừu, vừa giữ được tình bạn”.
Nghe lời chỉ dẫn của vị quan phủ, vừa về đến nhà, người nông dân bắt ba con cừu đẹp nhất trong đàn đem tặng cho ba cậu con trai nhỏ của người hàng xóm.
Đám trẻ rất vui thích quấn quít chơi đùa bên mấy con cừu. Để bảo vệ cho những con vật dễ thương mà con mình rất yêu quý, người thợ săn liền làm một cái cũi to lớn và chắc chắn để nhốt đàn chó. Từ đó trở đi, đàn chó không bao giờ quấy rầy đàn cừu của người nông dân nữa.
Cảm kích trước sự hào phóng của người nông dân dành cho những đứa con của mình, người thợ săn thường mang những món mà anh săn được sang cho người nông dân. Người nông dân đáp lại bằng thịt cừu và phô mai mà anh ta làm ra. Thế là chỉ trong một thời gian ngắn, người thợ săn và người chăn cừu trở thành bạn tốt của nhau.”
(Khuyết danh, từ internet)
Thế là bằng ứng xử hiền lành khôn khéo, người nông dân đã khuất phục được kẻ thù.
Lạy Chúa Giê-su hiền lành khiêm nhượng,
Xin cho chúng con hiểu rằng: giải quyết tranh chấp bằng bạo lực, hung tàn, độc ác… là con đường dẫn đến đau thương, tang tóc và huỷ diệt; trái lại, giải quyết tranh chấp bằng đường lối ôn hoà, hiền lành, nhân ái… vẫn luôn là thượng sách.
Xin cho chúng con mau mắn đáp lời Chúa mời gọi: “Hãy học với Tôi vì Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11, 29), nhờ đó, gia đình, xã hội chúng con được luôn an bình hạnh phúc.
Tin Mừng Mat-thêu (5, 1-12)
1 Thấy đám đông, Đức Giê-su lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên.2 Người mở miệng dạy họ rằng:
3 "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó,
vì Nước Trời là của họ.
4 Phúc thay ai hiền lành,
vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
5 Phúc thay ai sầu khổ,
vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
6 Phúc thay ai khát khao nên người công chính,
vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.
7 Phúc thay ai xót thương người,
vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
8 Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch,
vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
9 Phúc thay ai xây dựng hoà bình,
vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
10Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính,
vì Nước Trời là của họ.
11 Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa.
12 Anh em hãy vui mừng hớn hở,
vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.
Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế.
|
mercredi 28 octobre 2015
Nhà dưỡng lão ở Mỹ-BS Trần Công Bảo
Người già ở hải ngoại: sự am hiểu về VDL là nên ! ,vì không ai biết đươc tương lai ..!?
Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người "bán thời gian" (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ...
Nursing Home - Viện Dưỡng Lão
Bs Trần Công Bảo
Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”.
Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về "Viện Dưỡng Lão" (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là "Giám Đốc Y Tế" (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.
Trong Việt ngữ chúng ta thường dùng từ Viện Dưỡng Lão, nhưng trong Anh ngữ thì có nhiều từ khác nhau như Nursing home, Convalescent home, Rehabilitation and Nursing center, Skilled nursing facility (SNF), Rest home... Nói chung, VDL là một nơi cho những người bị yếu kém về thể xác không thể tự săn sóc cho mình được trong cuộc sống hàng ngày. Thí dụ như không thể nấu nướng, giặt giũ, đi chợ... nặng hơn nữa như không đủ sức để làm những việc tối cần thiết cho cuộc sống như ăn uống, đi tiêu, đi tiểu... hoặc cần phải có thuốc men đúng lúc mà không thể tự làm được.
Khi nói tới VDL người ta thường chỉ nghĩ tới những người già mà thôi. Thật ra có nhiều người "trẻ" nhưng vì tật bệnh không thể tự lo cho mình được cần phải có sự giúp đỡ của SNF (skilled nursing facility). Vậy thế nào là VDL?
VDL là nơi cung cấp những dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày cho những người không đủ khả năng lo cho chính mình. Tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh tật mà có những VDL khác nhau:
1- Skilled Nursing Facility (SKF): là nơi cung cấp những dịch vụ cho những người bị khuyết tật nặng như tai biến mạch máu não gây nên bán thân bất toại, hôn mê lâu dài, hoàn toàn không còn khả năng ngay cả trong việc ăn, nuốt, tiêu, tiểu... Thường thường tại SNF có hai phần: phục hồi (rehabilitation) và săn sóc sức khỏe (nursing care). Có những người sau khi được giải phẫu thay xương khớp háng (hip replacement), thay đầu gối (knee replacement), hay mổ tim (bypass, thay valve tim) … cần thời gian tập dượt để phục hồi (rehabilitation). Sau đó họ có thể về nhà sinh hoạt bình thường cùng gia đình.
2- Intermediate care facility (ICF): cung cấp dịch vụ cho những người bệnh như tật nguyền, già cả nhưng không cần săn sóc cao cấp (intensive care). Thường thường những người này không có thân nhân để lo cho mình nên phải vào đây ở cho đến ngày cuối cùng (custody care).
3- Assisted living facility (ALF):Thường thường những người vào ALF vẫn còn khả năng tự lo những nhu cầu căn bản như tắm rửa, thay quần áo, đi tiêu, đi tiểu một mình được. Họ chỉ cần giúp đỡ trong việc bếp núc, theo dõi thuốc men và chuyên chở đi thăm bác sĩ, nhà thờ, chùa chiền hay mua sắm lặt vặt. Họ vẫn còn phần nào "độc lập".
4- VDL cho những người quá lú lẫn (Alzheimer facility):có những bệnh nhân bị lú lẫn nặng, đến nỗi không nhận ra người thân như vợ, chồng, con cháu nữa. Không biết tự đi vào buồng tắm, phòng vệ sinh để làm những công việc tối thiểu. Họ không biết họ ở đâu, dễ đi lang thang và lạc đường. Nếu ở nhà thì phải có người lo cho 24/24. Những VDL dành riêng cho những bệnh nhân này, thường là "locked facilty", cửa ra vào được khóa lại để bệnh nhân không thể đi lạc ra ngoài. Cách đây khá lâu đã có trường hợp một bệnh nhân đi ra khỏi viện, lạc đường, bị xe lửa cán chết! Từ đó có locked facilty. Đôi khi cũng có những viện bệnh nhân được gắn alarm vào cổ chân. Nếu bệnh nhân đi qua cửa thì alarm sẽ báo động và nhân viên sẽ kịp thời mang về lại.
NHỮNG DỊCH VỤ ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI VDL : Điều này tùy theo từng viện. Tuy nhiên những dịch vụ sau đây là cần thiết:
1- Phòng ngủ.
2- Ăn uống
3 - Theo dõi thuốc men
4- Những điều tối thiểu hàng ngày như tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh cá nhân...
5- 24/24 lo cho những trường hợp bệnh khẩn cấp.
6- Sinh hoạt hàng ngày như giải trí, tôn giáo...
7- Vật lý trị liệu. Dịch vụ này rất quan trọng để giúp người bệnh có thể phục hồi càng nhiều càng tốt. Trong vật lý trị liệu có nhiều dịch vụ khác nhau:
a- Tập dượt (physical therapy): như tập đi, tập lên xuống cầu thang, tập tự vào giường ngủ hay ra khỏi giường một cách an toàn, không vấp ngã...
b- Speech therapy: tập nói, tập nuốt khi ăn uống... Có những bệnh nhân bị stroke, không thể nói hay ăn được, cần được tập để phục hồi chức năng này.
c- Occupational therapy: Tập mang giầy, bí tất (vớ)... Tập sử dụng bếp gaz, bếp điện cho an toàn để tránh bị tai nạn.
AI TRẢ TIỀN CHO VDL? Có nhiều nguồn tài trợ khác nhau:
1- Medicare
2- Medicaid (ở California là Medi-Cal).
3- Bảo hiểm tư, có nhiều người mua sẵn bảo hiểm cho VDL.
4- Tiền để dành của người bệnh (personal funds).
MEDICARE là do qũy liên bang, chỉ trả tối đa 100 ngày cho những bệnh nhân cần tập dượt để phục hồi chức năng tại một skilled nursing facility (SNF). Thường những bệnh nhân bị stroke, gãy xương... cần dịch vụ này. Medicare KHÔNG TRẢ cho custody care.
MEDICAID là do qũy liên bang và tiểu bang. Qũy này trả nhiều hay ít là tùy từng tiểu bang. Medicaid trả cho dịch vụ y tế và custody care.
BẢO HIỂM TƯ thì tuy theo từng trường hợp sẽ có những quyền lợi khác nhau, nhưng thường rất hạn chế.
Hiện nay người ta ước lượng trên nước Mỹ có khoảng 1.4 triệu người sống trong 15,800 VDL. Các VDL này đặt dưới sự kiểm soát của bộ y tế, đặc biệt là do Centers for Medicare & Medicaid Services (CMS) giám sát. Hàng năm các VDL đều phải trải qua một cuộc kiểm tra rất gắt gao (survey) của CMS. VDL nào không đúng tiêu chuẩn thì có thể bị đóng cửa! Mục đích kiểm tra của CMS là để bảo đảm cho các bệnh nhân tại VDL được săn sóc an toàn, đầy đủ với chất lượng cao. Đồng thời tránh những trường hợp bị bỏ bê (negligence) hay bạo hành (abuse) về thể xác lẫn tinh thần. Tại mỗi VDL đều có lưu trữ hồ sơ kiểm tra cho công chúng xem. Bất cứ ai cũng có thể xem kết quả của các cuộc kiểm tra này. Tất cả các VDL đều phải có các biện pháp để bảo đảm sự săn sóc cho bệnh nhân theo đúng tiêu chuẩn. Nếu không sẽ bị phạt tiền, và có những trường hợp bị đóng cửa.
Trên đây tôi đã trình bày sơ qua về những điểm chính của VDL. Tuy nhiên, như quý bạn đã từng nghe và biết, có nhiều khác biệt giữa những VDL. Theo tôi nhận xét thì quan niệm chung của mọi người là "không muốn vào VDL". Chúng ta từng nghe những chuyện không tốt thì nhiều, mà những chuyện tốt thì ít. "Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa", là câu ngạn ngữ người mình vẫn nói từ xa xưa đến nay. Tôi đã đọc không biết bao nhiêu là bài viết về việc con cái "bất hiếu", bỏ bố mẹ, ông bà vào VDL rồi không đoái hoài tới. Tôi cũng thấy nhiều trường hợp các cụ vào VDL một thời gian rồi không muốn về nhà với con cháu nữa! Trên đời này không có gì là tuyệt đối cả, trong cái hay có cái dở, và trong cái dở lại có thể tìm ra cái hay. Vậy chúng ta rút tỉa được kinh nghiệm gì trong vấn đề này? Tôi chỉ xin nêu lên những nhận xét chủ quan của riêng tôi mà thôi. Có thể quý vị không đồng ý hết, nhưng nếu rút tỉa được ít nhiều ý kiến xây dựng thì "cũng tốt thôi".
NHỮNG "BỆNH" CÓ THỂ DO VDL GÂY RA:
1- Lo lắng (anxiety): Trong tháng 9/2011 những nhà nghiên cứu hỏi ý kiến của 378 bệnh nhân trên 60 tuổi nằm VDL tại thành phố Rochester, New York. Kết qủa là có trên 27.3% trả lời là họ bị bệnh lo lắng, từ vừa đến nặng. Nếu không được chữa trị sẽ đưa đến bệnh trầm cảm (depression). Nên nhớ là 378 bệnh nhân này là người Mỹ chính cống, sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Chúng ta hãy tưởng tượng người Việt mình không biết rành tiếng Anh, không hợp phong tục, tập quán thì sự khó khăn sẽ nhiều như thế nào! Còn một vấn đề nữa là thức ăn, chúng ta quen "nước mắm, thịt kho"..., làm sao mà có thể nuốt hamburger, sandwich… ngày này qua ngày khác! Các vấn đề này càng làm bệnh lo lắng, trầm cảm nặng thêm!
2- Phản ứng của thuốc (adverse drug reactions): Trong tháng 1/2012 ngưòi ta theo dõi các bệnh nhân tại VDL, kết qủa là ít nhất 40% các bệnh nhân dùng trên 9 loại thuốc khác nhau. Uống càng nhiều thuốc thì phản ứng càng nhiều. Có ba loại phản ứng khác nhau:
a- Phản ứng phụ (side effects): thí dụ như uống aspirin làm bao tử khó chịu, thuốc cao máu làm táo bón... Loại này thường xảy ra, không cần phải ngưng thuốc.
b- Drug interference: (tạm dịch là thuốc đối tác với nhau): có nhiều loại thuốc uống chung với nhau sẽ làm tăng hoặc giảm sức tác dụng. Thí dụ thuốc loãng máu coumadin mà uống chung với thuốc tim như amiodarone sẽ làm dễ chảy máu. Có những thức ăn hay nước uống dùng chung với thuốc cũng ảnh hưởng đến thuốc. Thí dụ uống nước bưởi hay nho với một vài loại thuốc cũng sẽ tăng sức tác dụng của thuốc, dễ gây ngộ độc.
c- Dị ứng với thuốc (allergic reaction): Loại này nguy hiểm hơn, thường làm da nổi mề đay, đỏ, ngứa. Nếu nặng thì có thể chết được như phản ứng với penicillin chẳng hạn. Nếu bị dị ứng thì phải ngưng thuốc ngay.
3- Ngã té (fall): Người già rất dễ bị té ngã gây nên nhiều biến chứng quan trọng như chảy máu trong đầu (intracranial bleeding), gãy xương (như gãy cổ xương đùi, tay...). Khi già quá hoặc có những bệnh ảnh hưởng đến sự di chuyển, không còn đi lại vững vàng, nhanh nhẹn như lúc trẻ nên dễ vấp, té ngã.
4- Da bị lở loét (decubitus ulcers): Những người bị liệt giường, không đủ sức để tự mình xoay trở trên giường, rất dễ bị lở loét da gây nên nhiều biến chứng tai hại.
5- Nhiễm trùng (infection):như sưng phổi, nhiễm trùng đường tiểu...nhất là những người cần phải dùng máy móc như máy thở (respirator), ống thông tiểu (Folley catheter)…
6- Thiếu dinh dưỡng, thiếu nước (malnutrition, dehydration): Ở các cụ già thì trung tâm khát (thirst center) trong não không còn nhạy cảm nữa, nên nhiều khi cơ thể cần nước mà không thấy khát không uống nên bị thiếu nước. Cái cảm giác "ngon miệng (appetite) cũng giảm đi nên không muốn ăn nhiều gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng.
VẬY CÓ NÊN VÀO VDL KHÔNG? Việc này thì tùy trường hợp. Theo tôi:
1- Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người "bán thời gian" (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ...
2- Nếu không thể ở nhà được, mà tài chánh cho phép thì có thể ở những assisted living facilities. Ở đây thường họ chỉ nhận tiền (personal funds) chứ không nhận medicare & medicaid. Tại đây thì sự săn sóc sẽ tốt hơn.
3- Group homes (nhà tư): Có những người nhận săn sóc cho chừng 4-6 người mỗi nhà. Họ cũng lo việc ăn uống, chỗ ở, thuốc men, chở đi bác sĩ...Thường thì rẻ hơn tùy từng group.
4- Nếu "chẳng đặng đừng" phải vào VDL thì phải làm sao để có được sự săn sóc "tốt nhất"?
a- Làm sao để lựa chọn VDL:
* Vào internet để xem ranking của VDL (tương tự như các tiệm ăn có xếp loại A, B, C...)
* Mỗi VDL đều phải có cuốn sổ phúc trình về các cuộc kiểm tra (survey) do bộ y tế làm hàng năm. Trong đó bộ y tế sẽ nêu lên những khuyết điểm mà họ đã tìm thấy. Cuốn sổ này được để ở khu công cộng (public area) trong khuôn viên của VDL. Hỏi receptionist thì họ sẽ chỉ cho.
* Hỏi ý kiến thân nhân những người có thân nhân đang nằm tại đó.
* Quan sát bên trong và ngoài của VDL: xem có sạch sẽ, không mùi hôi, nước tiểu. Theo dõi cách đối xử, săn sóc của nhân viên với bệnh nhân.
* Nếu có thể thì tìm một VDL có nhiều người Việt đang ở để có nhân viên nói tiếng Việt, có thức ăn Việt, có chương trình giải trí theo kiểu Việt.
b- Nếu đã quyết định chọn VDL cho người thân rồi thì phải làm gì sau đó?
* Chuẩn bị tư tưởng không những cho bệnh nhân mà con cho cả chính mình và mọi người trong gia đình để có được sự chấp nhận (acceptance) càng nhiều càng tốt.
* Thăm viếng thường xuyên: Nếu nhà đông con cháu thì không nên đến thật đông một lần rồi sau đó nhiều ngày không có ai đến. Nếu được, nhất là trong vài tháng đầu, luân phiên nhau tới, mỗi ngày một lần một vài người. Làm lịch trình ai đi thăm ngày nào, giờ nào...
* Nên làm một cuốn sổ "thông tin" (communication book) để cạnh giường. Trong cuốn sổ này mỗi khi ai đến thăm thì viết ngày giờ, tên người đến thăm, và nhận xét xem bệnh nhân có vấn đề gì cần lưu ý, giải quyết. Nếu không có vấn đề gì thì cũng nên viết vào là không có hoặc cho nhận xét về vui, buồn, than thở của bệnh nhân...
* Cuối tuần hay ngày lễ: nên có người vào hoặc mang bệnh nhân về nhà nửa buổi để được sống với không khí gia đình dù ngắn ngủi, hay đưa ra khỏi VDL để làm đầu, tóc hoặc tới tiệm ăn cho khuây khỏa...
* Nên sắp xếp để bệnh nhân có sách báo, băng nhạc bằng tiếng Việt cho bệnh nhân giải trí.
* Cho dù có những bệnh nhân bị hôn mê bất tỉnh lâu dài, nhưng khi đến thăm hãy cứ thì thầm bên tai họ những lời yêu thương, những kỷ niệm cũ. Nắm tay, xoa dầu để tỏ tình thương yêu. Tuy họ không có thể cảm thấy được 100% nhưng chắc chắn họ vẫn còn một chút nhận thức, làm họ hạnh phúc hơn, mặc dù mình không nhận thấy. Để bên đầu giường những băng nhạc, câu kinh mà khi còn khỏe họ đã thích nghe.
* Một điều chót mà theo kinh nghiệm của tôi, rất có hiệu quả: đối xử tốt nhưng nghiêm túc với nhân viên của VDL:
- Đối xử tốt: lịch sự, nhẹ nhàng, không thiếu những lời cám ơn cho những nhân viên phục vụ tốt. Thỉnh thoảng mua một vài món quà nhỏ cho họ (tôi xin nhấn mạnh “nhỏ thôi”– đừng nên coi đây là hối lộ) như đồ ăn, thức uống ... để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Mình tốt với họ thì họ sẽ quan tâm đến mình nhiều hơn. Người mình vẫn nói: "Có qua có lại mới toại lòng nhau").
- Tuy nhiên đối xử tốt không có nghĩa là mình chấp nhận những sai trái của họ. Thí dụ mình đã báo cáo những thay đổi về sức khỏe của bệnh nhân cho họ mà không ai quan tâm giải quyết thì mình phải lịch sự nêu ra liền. Nếu cần thì gặp ngay những người có trách nhiệm như charge nurse, nursing director và ngay cả giám đốc của VDL để được giải quyết. Nên nhớ là phải lịch sự, nhã nhặn nhưng cương quyết thì họ sẽ nể phục mình. Tôi đã thấy nhiều trường hợp đạt yêu cầu một cách rất khả quan.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi xin chia sẻ với quý bạn. Dĩ nhiên là không hoàn toàn đầy đủ tất cả những gì quý bạn mong muốn, nhưng hy vọng cũng đáp ứng được phần nào những ưu tư, lo lắng cho người thân của quý bạn.
Bs. Trần Công Bảo
Các bạn già đã chuẩn bị chưa ? Ứ hự !!!
Phạm Anh chuyển
Danser avec le Tai Chi Chuan
Danser avec le Tai Chi Chuan
Chère lectrice, cher lecteur,
Le Tai Chi Chuan est à l'origine un art martial, c'est-à-dire un entraînement au combat, à la guerre.
Toutefois, rares sont les Occidentaux qui pratiquent aujourd'hui le Tai Chi dans ce but. Même en Chine, il est très majoritairement pratiqué comme une chorégraphie, orientée vers la coordination des mouvements du corps avec ceux du groupe. On vise la grâce du geste. On le pratique souvent en musique et c'est donc une danse absolument pacifique qui, nous allons le voir, a de multiples vertus pour la santé.
Le Tai Chi : la sobriété heureuse
Le Tai Chi Chuan ne nécessite pas de combinaison en lycra, pas de lunettes de soleil profilées, pas même de chaussures spéciales ! Pas de patch ni de chronomètre électronique, pas de raquette ni même de balle ou de sac. Le Tai Chi est résolument « low-tech ».
Des siècles de pratique et d'expérience en Chine ont montré son intérêt pour la santé. Depuis cinquante ans, il s'est progressivement enraciné dans la culture occidentale mais ce n'est que récemment que des études scientifiques ont porté sur le Tai Chi. Il est aujourd'hui recommandé pour un grand nombre de maladies chroniques comme :
- Les problèmes de dos et de genou
- L'hypertension artérielle et les autres problèmes liés au stress
- Les problèmes de circulation
- Les problèmes nerveux
- Les douleurs articulaires
- L'asthme
- Les maladies psychiques
Sans doute avez-vous déjà vu dans les parcs publics des groupes de personnes pratiquant le Tai Chi. Elles sont cinq à dix et font des mouvements lents suivant l'exemple d'un maître au physique en général asiatique. C'est très surprenant la première fois, on se demande s'il s'agit de fous ou d'une secte dangereuse !
En réalité pas du tout, il s'agit de l'art martial/activité santé le plus pratiqué au monde. Il se pratique dans un environnement naturel. Il consiste à prendre le tempsde réaliser les mouvements pour lesquels notre corps est fait.
En Chine, les parcs publics et les plages sont chaque matin pleins de gens qui commencent leur journée par ces enchaînements de mouvements doux et lents. Des centaines de millions de personnes pratiquent le Tai Chi. Les Chinois considèrent le Tai Chi comme un exercice officiel et un trésor national. Son efficacité est d'autant plus importante que le pays n'a historiquement jamais été équipé d'un réseau médical et hospitalier sophistiqué.
Le Tai Chi est aujourd'hui très connu grâce à des documentaires télévisés. Tout un « business » s'est également développé autour. Toutefois, rares sont les personnes qui comprennent réellement la logique et toutes les subtilités de cet art. Même les maîtres expérimentés dans les autres arts martiaux n'en connaissent souvent que l'aspect superficiel.
Tai Chi : oui, mais lequel ?
Tai Chi Chuan est un terme générique. Il existe différents types de Tai Chi. Leur point commun est d'être composés d'une succession de mouvements lents. Au delà, tout dépend du maître à qui vous vous adresserez. Ce qui est sûr, c’est que le Tai Chi n'est pas du karaté ni du Kung Fu au ralenti. Les principes du Tai Chi authentique sont fondamentalement différents de ceux des arts martiaux violents.
Le Tai Chi est intéressant par de nombreux aspects. Mais j'estime particulièrement sa valeur pour :
- Entretenir votre Qi ou énergie vitale
- Solliciter votre corps et exercer vos muscles profonds
- Apprendre à comprendre et utiliser la structure de votre corps (squelette, muscles et tissus conjonctifs)
- Apprendre à vous concentrer sur le moment présent
Certaines de ces notions peuvent vous paraître un peu étrangères et difficiles à saisir, mais c'est en elles que se cache la magie du Tai Chi.
C'est en vivant chacune d'elles que les personnes qui pratiquent le Tai Chi améliorent leur santé et leur bien-être à tous les niveaux.
Se libérer du stress, des douleurs, des tensions
Au cours de l'apprentissage, vous ressentez cette impression d'être plus en accord avec vous-même et avec votre environnement. Cette impression de maîtrise, de prise de contrôle, provient aussi du fait que le Tai Chi est un art guerrier, une technique de combat. Même si ce n'est pas le but premier, il n'empêche que vous développez un sentiment d'assurance qui correspond à une réalité : vous devenez mieux capable de vous défendre et de faire face aux dangers qui peuvent surgir autour de vous.
L'énergie vitale, ou Qi, est la force qui anime les êtres humains comme tous les êtres vivants. Le Tai Chi Chuan rééquilibre le Qi, améliore la santé, la longévité et la qualité de vie.
Les techniques de Tai Chi sont une façon originale de mettre à l'épreuve le corps et l'esprit, en les renforçant. Les mouvements lents, doux mais continus, augmentent la mobilité du corps et la résistance des muscles. Il font circuler la lymphe et évacuent les mucosités. Les bienfaits sont assez profonds pour contrer les effets délétères de long terme causés par le stress, les douleurs, les tensions dont souffrent de nombreuses personnes. Après quelques mois seulement de pratique, le Tai Chi permet de reprendre des activités physiques et de retrouver une liberté de mouvement que l'on pensait perdue depuis longtemps.
Les mouvements du Tai Chi consistent à aligner correctement la structure du squelette avec les tissus conjonctifs. À un haut niveau, le Tai Chi devient extrêmement précis et exige d'atteindre, avec les différentes parties du corps, des positions exactes au point d'être frustrantes de subtilité. Les os, les tendons et les ligaments doivent être alignés exactement de telle manière pour procurer un avantage mécanique, que l'on soit immobile ou en mouvement. Atteindre la perfection peut prendre beaucoup de temps, mais une fois que l'on a compris, l'avantage d'une bonne posture, d'une bonne stabilité et de l'économie de mouvement devient évident.
J'ai dit qu'un des intérêts du Tai Chi est d'apprendre à vivre l'instant présent. Aussi simple que cela paraisse, c'est sans doute la notion la plus difficile à atteindre pour la majorité des Occidentaux. À partir du moment où nous nous levons chaque matin, notre journée se passe sous un déluge de stimuli sensoriels. Nous sommes absorbés par le monde qui nous entoure.
Le monde de l’intérieur
Le Tai Chi nous enseigne qu'il y a un autre monde, tout aussi grand, et tout aussi important… le monde de l'intérieur.
Dans la philosophie du Tao, il est dit que tout ce qui est à l'extérieur est aussi à l'intérieur. Si nous passons nos vies à foncer sur des autoroutes, qu'allons-nous manquer de ce qui se trouvait au bord du chemin ? L'approche lente du Tai Chi ne se contente pas de nous permettre, elle nous oblige à atteindre un stade supérieur de conscience de soi. Les personnes qui s'initient au Tai Chi apprennent à cultiver deux états concomitants, celui de l'attention et celui de l'intention, et à les combiner en un « Un » indivisible. Cela permet d'éclaircir la conscience et d'avancer dans la vie d'une façon mieux réfléchie et plus enrichissante. En tant que tel, ce sont des ingrédients importants pour évoluer vers une meilleure santé et vers un plus profond sentiment d'intégration comme être humain.
Aussi séduisant que cela puisse paraître, le vrai défi est de le faire bien, parce qu'une pratique incorrecte ne produira pas l'ensemble des résultats désirés. Pour bien apprendre le Tai Chi, il est nécessaire d'avoir un bon guide et de s'engager à pratiquer fréquemment. Le Tai Chi Chuan est très beau à regarder. Le simple fait d'observer d'autres personnes le pratiquer donne déjà un sentiment de calme et d'émerveillement. Mais ce qui est vraiment important dans le Tai Chi échappe complètement à l'observation du premier venu. C'est l'expérience intérieure du Tai Chi qui est si précieuse, mais qui exige aussi tant de discipline pour l'atteindre.
Au minimum, il permet de se ressourcer en quittant pour un instant le rythme effréné de la vie moderne. Mais tandis que vous vous laissez entraîner dans les mouvements souples et lents d'une séquence de Tai Chi, c'est tout votre système psycho- et physiologique (corps/esprit) qui se détend (réaction parasympathique), incluant les fonctions cardiovasculaire, nerveuse et endocrine (hormones). Il produit notamment un effet régénérant, rajeunissant, et non cette sorte d'abrutissement de l'esprit que l'on pourrait attendre d'une si profonde relaxation. En calmant les esprits et en relaxant les corps, le Tai Chi offre, au niveau le plus fondamental, une oasis pour l'humanité moderne, qui la protège du stress et des distractions du monde.
C'est donc un domaine essentiel qui est couvert dans notre nouvelle collection, lesSecrets de la médecine chinoise. Pour en savoir plus, cliquer ici.
À votre santé !
Jean-Marc Dupuis
Sante Nature Innovation
Inscription à :
Articles (Atom)