Affichage des articles dont le libellé est Stroke và cộng đồng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Stroke và cộng đồng. Afficher tous les articles

lundi 15 juillet 2019

Stroke và cộng đồng

Stroke và cộng đồng



http://viendongdaily.com/stroke-va-cong-dong-kuspGngB.html

Bài CHU TẤT TIẾN

Ngày hôm qua, vừa mới nghe tin không vui: Một người bạn văn từ bao nhiêu năm mới bị stroke. May mắn là anh đã khỏe lại, tuy nhiên, một cánh tay trái và chân trái gần như bị tê liệt, đi đứng lệch lạc. Trước đây vài năm, một người bạn khác, chỉ vì nghe một kẻ xấu phê bình có tính chất xúc phạm, đã lên cơn giận và té xuống vì “stroke.” Hiện nay, anh vẫn đi như người có tật ở chân, nghiêng qua nghiêng lại.
Một bạn văn khác, không may mắn như hai bạn kia, đã gục xuống bàn, khi đang viết bài. Vì anh ở một mình, không có ai giúp đỡ, nên đã ra đi. Ngoài ra, còn có nhiều người quen khác, ngay cả trong giới y khoa, cũng bị “stroke” nhưng vì biết được sự nguy ngập của căn bệnh, đã kịp thời được người nhà chở đến bệnh viện khi cơ thể mới báo động, và được chữa khỏi.
Riêng cá nhân người viết bài này, đã bị hai lần “stroke nhẹ” (light stroke, mild stroke, mini-stroke), và được chữa trị kịp thời cũng như đã tập trung vào “thiền” rồi sau đó, tự tập luyện (self-physical therapy) nên không để lại di chứng nào. Những trường hợp kể trên đã chứng tỏ rằng, người Việt mình bị “stroke” nhiều lắm. Do đó, trong mục đích phục vụ cộng đồng, người viết xin gửi bài viết này lên báo, với hy vọng, may ra giúp đỡ được ai đó thoát khỏi căn bệnh có thể chết người này.

1. Các loại stroke

a. Hemorrhagic stroke (Xuất huyết não): xảy ra khi một đoạn mạch máu có vách mỏng bị vỡ, làm tràn máu vào các mô não, gây ra phù não.
b. Ischemic stroke: (Máu đông trên não): Một cục máu đông đã ngăn cản máu đến các tế bào não, khiến não bị thiếu oxy và chết. (Đa số chúng ta đều cho “stroke” là chảy máu não, thì không đúng hẳn!)

2. Nguyên nhân của stroke
Thông thường stroke xảy ra với những người bị bệnh cao mỡ, cao máu, tiểu đường, hay hút thuốc lá, hoặc bị mập phì, đôi khi vì bị áp lực xã hội khiến lo lắng hay suy nghĩ quá độ.

3. Triệu chứng

Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh xuất huyết não là gì?
Các triệu chứng phổ biến của xuất huyết não là: Đột nhiên bị nhức đầu dữ dội, tay hoặc chân cử động bất thường hoặc tê liệt, méo miệng, không cười được, nói ngọng, mờ mắt, có thể buồn nôn, muốn ói... Nếu chúng ta thấy bạn ta có dấu hiệu đi đứng lạng quạng, hoặc tự dưng lấy tay ôm đầu, kêu đau, thì yêu cầu người đó cười thử và lặp lại những câu khó. Nếu họ không cười được hoặc cười méo xệch... thì chở người đó đến phòng “Emergency” ngay lập tức.

4. Chữa trị


- Ngay khi người bệnh được chở đến bệnh viện với triệu chứng bị “stroke,” bác sĩ giải phẫu phải áp dụng giải phẫu ngay để hút máu tràn trong não hoặc để tìm cục máu đông ở trong não mà tìm phương pháp lấy đi.
- Cho uống thuốc chống co giật, thuốc giảm huyết áp, giảm cao mỡ cũng như chống tiểu đường và chống đông máu. Có thể phải cần thêm thuốc an thần nếu người bệnh bị căng thẳng.

5. Phục hồi

- Speech Therapy: luyện lại giọng nói, cách phát âm cho chuẩn xác.
- Physical Therapy: tập lại các cử động tay chân.
- Occupational Therapy: tập lại các việc làm thường nhật như tắm, ăn, mặc, đọc sách hay viết sách...
- Mental Support: tập Thiền, thư giãn, giúp ổn định thần kinh.
Trong các phương pháp trên, việc phục hồi cử động tay chân là vô cùng quan trọng, nếu không, có thể bị tật cả đời, có người sẽ đi lệch một bên, nghiêng ngả, mất thăng bằng vì một bên người bị liệt. Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc, và đi đến các phòng tập Physical Therapy, bệnh nhân phải tự tập một mình.
Yếu tố cần thiết cho việc tập luyện:

- Kiên trì, không nản chí khi chưa thấy kết quả, và tập nhiều năm liên tiếp, không bỏ một ngày. Thời gian tập tối thiểu là 1 tiếng đồng hồ buổi sáng, 1 tiếng đồng hồ buổi chiều. Càng tập lâu càng tốt và càng mau chóng có kết quả.

- Tập hít thở: cần mang Oxygen vào não cũng như đến các cơ phận bị thương tật như tay và chân. Yếu tố chính của việc tập hít thở là: 1. Vận động nhẹ nhàng, phối hợp với hít thở. 2. Tập trung tư tưởng để theo dõi hơi thở cũng như từng động tác. Chú ý hết sức vào việc tập luyện.

Các phương pháp tự tập luyện


1. Tập cổ: Mục đích để đẩy máu lên não nhanh hơn và nhiều hơn: Xoay cổ theo một đường vòng tròn. Bắt đầu từ bên trái, gập cổ xuống rồi xoay cổ sang bên phải theo vòng tròn. Khi gập cổ xuống trước cũng khi khi ngửa cổ ra sau phải làm sao cho vòng tròn càng rộng càng tốt. Bắt đầu xoay thì hít vào chầm chậm, đến nửa vòng thì thở ra. Xoay 10 vòng. Sau đó, xoay ngược lại, từ phải qua trái. 10 vòng.


2. Tập vai: Tay nào liệt thì tập vai đó. Tưởng tượng có một trục chạy ngang hai vai, thì cố nhấc vai trái lên, xoay một vòng chung quanh cái trục tưởng tượng đó. Trong khi xoay thì hít vào và thở ra thật chậm. Khi quen rồi, thì nhắm mắt để dễ tập trung tư tưởng. Xoay chừng 10 lần thì xoay ngược lại, cũng 10 lần. Sau khi xoay vòng 20 lần rồi thì tập nhích vai lên, giật xuống cũng 20 lần.


3. Cùi chỏ: Tay phải đỡ dưới cánh tay trái, giữa nách và cùi chỏ. Xoay cánh tay bên ngoài quanh cái điểm tựa là cùi chỏ 20 lần.


4. Cổ tay và Bàn tay:
- Xoay: Tay phải nắm lấy cổ tay trái, xoay bàn tay 10 lần quanh cổ tay.
- Vẫy: Lấy cổ tay làm trụ, vẫy bàn tay từ trên xuống dưới 10 lần rồi vẫy bàn tay qua phải, trái 10 lần. (Làm càng nhiều càng tốt).
- Vuốt: Dùng tay phải nắm lấy tay trái, vuốt mạnh từ cổ tay ra ngón tay. Sau đó, nắm lấy từng ngón của tay trái, vuốt mạnh từ góc trong của ngón ta ra tới đầu ngón tay.

- Bóp: Tay phải bóp tay trái từ vai ra tới cổ tay. Bóp thật mạnh để kích thích máu chạy đều.
- Điểm huyệt: Dùng ngón trỏ của tay phải đỡ bên dưới ngón tay cái và dùng ngón tay cái của bàn tay phải ấn mạnh vào “móng tay” của ngón cái, day day nhiều lần, rồi đổi sang ngón trỏ, ngón giữa, ngón nhẫn và ngón út. Sau đó, cũng dùng ngón trỏ của tay phải đỡ bên dưới bàn tay trái và dùng ngón cái của bàn tay phải điểm mạnh vào “khe giữa” của ngón cái và ngón trỏ của tay trái, chỗ dầy thịt và có cảm giác đau buốt. Nếu điểm mà không thấy đau thì di chuyển sâu hơn cho đến khi thấy đau thì day day nhiều lần vào chỗ nào đau nhất mới công hiệu.
- Kéo tay: Mua một miếng “vải” mềm co dãn được (Yoga Elastic Band) để kéo tay, mỗi tay một đầu miếng “vải” rồi dùng sức kéo căng ra hai bên, trong khi kéo thì “hít thở” thật chậm. Hoặc cột một đầu miếng “vải” vào một chân bàn rồi dùng tay kéo căng ra.

5. Chân: Tập chân rất quan trọng. Khi còn trẻ, máu chạy từ chân lên tim thoải mái, nên không tạo ra áp xuất trên tim, nhưng khi lớn tuổi và khi bị bệnh, thì những mạch máu ở chân chẩy ngược lên tim rất chậm cũng giống như người già leo dốc vậy, khiến cho quả tim phải dùng sức bóp mạnh, mới “hút” máu lên tim được. Sự cố gắng bóp mạnh đó tạo ra một áp xuất lớn hơn bình thường: cao huyết áp. Vì thế, phải tập bàn chân, đầu gối, và bắp thịt đùi.

- Ngồi trên ghế, gác chân trái lên chân phải. Tay trái nắm lấy cổ chân trái, tay phải nắm lấy bàn chân trái rồi xoay bàn chân theo vòng tròn. Hít thở chậm. Xoay từ phải sang trái 50 lần, rồi xoay từ trái sang phải 50 lần (càng nhiều càng tốt). Dùng nắm tay phải đấm mạnh vào gan bàn chân trái 10 lần để kích thích các huyệt ở gan bàn chân.

- Đứng vịn tay phải vào tường. Hít thật chậm và từ từ co chân trái lên, (càng cao và càng sát ngực càng tốt), rồi từ từ thả chân xuống (không chạm đất) và thở ra, đếm “Một”. Tiếp tục co duỗi chân như thế 20 lần, cho thật mỏi, rồi nghỉ 15 giây, làm tiếp cho đến khi mỏi thì nghỉ, rồi lại tiếp tục đến tổng cộng 50 lần thì đổi chân.

- Nằm ngửa, “đạp xe đạp ngược”, nghĩa là để 2 chân co lên rồi tưởng tượng như đang đạp xe, nhưng không đạp tới, mà đạp lui. Đạp chừng 10, rồi 20 lần, rồi nghỉ. Khi nào hết mỏi, lại đạp tiếp.

Massage và châm cứu

Ngoài các động tác tự tập luyện như trên, cần Massage và Châm Cứu. Về Massage, thì có thể mua một cái máy Massage cầm tay, chạy điện để tự mình giúp cho mình. Tay phải cầm máy, rà thật chậm từ vai xuống tay, chỗ nào đau đau thì ngừng lại vài phút. Sau khi massage tay, thì massage chân: Để máy chạy trên đầu gối vài phút, chỗ nào đau thì ngừng lại lâu hơn. Rà máy xuống bắp chuối, đến chỗ cuối của bắp chuối (giao điểm của chỗ phồng và chỗ phẳng xuống chân) thì dò tìm chỗ nào đau đau thì ngừng lại vài phút.

Nếu có thể được thì đi châm cứu, 1 tuần 3 lần.


Đại loại những thế trên đều là Physical Therapy để giúp cho người bệnh chóng hồi phục. Nên nhớ đây không phải là thuốc, nên không bắt buộc phải có kết quả như nhau, có người làm cả vài tháng mới có công hiệu, người chỉ tập hai tuần lễ là thấy cơ thể đổi khác, khỏe mạnh hơn, vì tùy theo sự tập trung tư tưởng, ý chí, và sự bền bỉ của mỗi người.

Sương Lam

Nancy Quách chuyển