mardi 30 septembre 2014

Cần tây hạ huyết áp, chữa gút

Cần tây mang lại rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nên có khả năng phòng chống một số bệnh nguy hiểm, đặc biệt là chứng huyết áp cao.
 
Cần tây hạ huyết áp, chữa gút
Ảnh minh họa: Internet

Không chỉ là nguyên liệu dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, cần tây còn mang lại rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nên có khả năng phòng chống một số bệnh nguy hiểm, đặc biệt là chứng huyết áp cao.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỉ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính.
Song rất may là trong các loại rau sử dụng ăn hằng ngày lại rất giàu dược tính nên còn là thuốc chữa bệnh như rau cần tây chẳng hạn.
Người ta đã xác định trong 100g lá cần tây có chứa đến 6,3% protein; 0,6% lipid; 2,1% chất khoáng tố vi lượng (như: calcium, phốtpho, sắt); quả chứa tinh dầu có mùi thơm: limonene và các chất chuyển hóa của sadanolic acid. Ngoài những khoáng tố, sinh tố và chất dinh dưỡng, cần tây còn chứa một tỉ lệ lớn chất kích thích tố và tinh dầu nên có mùi thơm đặc trưng và mạnh mẽ. Hạt rau giúp chống đầy hơi, sình bụng, kích thích sự bài tiết, làm tăng lượng nước tiểu và đặc biệt là làm gia tăng sự ham muốn tình dục. Vì rất giàu các chất có hiệu lực nên cần tây còn có một tên gọi khác là celery, theo nghĩa Latin là “tác động nhanh”.
Trị chứng huyết áp cao: cần tây chứa canxi, sắt, phốtpho, giàu protid (gấp đôi so với các loại rau khác), nhiều acid amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não. Trong cần tây có chứa chất hóa học tự nhiên apigenin giúp ngừa chứng huyết áp cao và giúp giãn nở mạch. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rau cần có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt, thời gian duy trì tùy theo liều lượng nhiều hay ít và trên từng đối tượng.
Cách dùng: rau cần tây sắc lấy nước uống hằng ngày (chia 3 lần) uống đến khi thấy huyết áp ổn định. Hoặc, dùng rau cần tươi giã vắt lấy nước thêm một ít mật ong và đường mạch nha, lượng như nhau, đem đun nóng ấm và uống ngay, cũng cho kết quả hạ huyết áp rõ rệt. Cần tây dùng cả thân 50g, thái khoảng đốt ngón tay, đổ 3 bát con nước, sắc lấy một bát, uống ngày 3 lần như vậy. Sau một thời gian ngắn, huyết áp sẽ ổn định.
Bổ thận, hạ huyết áp: rau cần tây 100g, thịt lợn nạc 100g, nước luộc gà 300ml, nấm hương 30g, dâu 10g, hành 10g, gừng 5g, muối, dầu vừa đủ. Cho dầu vào chảo nóng phi thơm gia vị rồi cho các vị còn lại cùng nước luộc gà, đun nhỏ lửa 20 phút, chia làm 2 – 3 lần ăn trong ngày.
Chữa mỡ trong máu cao: cần tây và táo đen đem sắc nước uống hàng ngày thay nước chè. Sau một tháng lượng mỡ trong máu sẽ giảm xuống rõ rệt. Mặt khác nhờ trong cần tây có hàm lượng magnesium và sắt cao, nên uống dịch ép rau cần và cà rốt mỗi ngày, rất hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh thiếu máu, bệnh Hodgkin, các chứng xuất huyết…
Dùng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não, bất động: lấy rau cần tây tươi giã nát uống kết hợp với điều trị Tây y hay phục hồi chức năng là rất tốt. Trong rau cần tây có chứa nhiều canxi, sắt, phốt pho, giàu protid và đều gấp đôi các loại rau khác. Các acid amin tự do ở cần tây cũng nhiều, tinh dầu, manitol, inositol, các vitamin sẽ giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não.
Trị bệnh gút (gout): sự có mặt của chất kiềm trong cần tây có tác dụng trung hòa các chất acid, nhờ đó rau cần có thể hỗ trợ chữa được các bệnh do acid tăng cao trong máu như urê huyết cao, nhiễm trùng máu, bệnh phong thấp và bệnh gút.
Bệnh đường hô hấp: hạt cần tây có tác dụng làm giảm co thắt nên được dùng chữa hen suyễn, viêm phế quản, viêm màng phổi và bệnh lao phổi.
Ngừa sỏi thận: ăn rau cần tây có thể giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận.
Trị bệnh đi tiểu nước đục như sữa: cách bào chế và dùng rễ cần tây cắt sát gốc thân, tốt nhất có đường kính từ 2cm trở lên (nếu nhỏ hơn thì phải lấy tăng lên). Mỗi lần dùng 10 bộ rễ, rửa sạch cho vào 500ml nước đun sắc nhỏ lửa cho tới khi cạn còn khoảng 200ml thì lấy để uống. Mỗi ngày cần uống 2 lần vào buổi sáng, tối, lúc bụng đói. Kết quả rất công hiệu. Uống thuốc từ 3 – 7 ngày nước tiểu trở lại hoàn toàn trong.
Chữa mất ngủ: lượng chất kiềm trong cần tây có công dụng giúp những người đang mắc chứng mất ngủ có thể ngủ ngon hơn. Khoáng chất này làm cho hệ thần kinh êm dịu lại, giảm bớt sự căng thẳng và lo âu.
Giúp xương chắc khỏe mạnh: loại rau này là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, cùng với rất nhiều canxi và magiê – rất có ích cho quá trình tạo xương và giúp các khớp luôn khỏe mạnh. Cần tây còn chứa polyacetylene, một chất kháng viêm, vốn có khả năng làm giảm sưng và đau xung quanh các khớp xương.
Làm lợi tiểu: hàm lượng kali và natri trong cần tây sẽ chịu trách nhiệm về khả năng giúp lợi tiểu. Chúng kích thích cơ thể sản xuất nước tiểu và điều chỉnh lượng chất lỏng trong cơ thể bằng cách loại bỏ lượng nước thừa.
Trị táo bón: từ xa xưa, cần tây đã được dùng làm thuốc nhuận tràng. Chúng làm dịu các dây thần kinh vốn đã hoạt động quá mức do các loại thuốc nhuận tràng nhân tạo. Nhờ đó, làm nhẹ chứng táo bón một cách tự nhiên.
Chữa vàng da: xào 150g cần tây với 15g dạ dày lợn, ăn liên tục trong 1 tuần đến 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Chữa bệnh viêm gan mạn: dùng rau cần tây xào ăn hoặc sắc lấy nước uống liên tục trong nhiều ngày, nhiều tháng.
Chữa cảm cúm: ăn cần tây với cháo nóng hoặc ăn sống, nấu canh, xào…
Chữa trị viêm miệng, họng: cần tây 30g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm vài hạt muối tinh, súc miệng ngày 3 lần, hoặc có thể nuốt từ từ càng nhanh khỏi. 
TK sưu tầm

lundi 29 septembre 2014

Xử dụng chó trả lại đồ thất lạc ở phi trường Amsterdam

 

Published on 23 Sep 2014 KLM’s dedicated Lost & Found team at Amsterdam Airport Schiphol is on a mission to reunite lost items as soon as possible with their legitimate owner. From a teddy bear found by the cabin crew to a laptop left in the lounge. Locating the owners can sometimes be a challenge, so special forces have been hired…

Xử dụng chó tại phi trường Amsterdam Airport Schiphol để trả lại cho hành khách hàng hóa thất lạc như i-phone......


 
KNiệm sưu tầm

Bien laver ses fruits et légumes

Mode d’emploi pour éviter d’avaler cire, germes et pesticides.


Pesticides, cire, germes, sans oublier les aléas du transport entre les champs et le supermarché… La peau des fruits et légumes – source non négligeable de vitamines, minéraux et antioxydants – doit impérativement être lavée. Comment ?
« On trempe les aliments cinq minutes dans de l’eau chaude additionnée d’un peu de bicarbonate de soude, on brosse avec énergie et on finit par un grand rinçage », répond Marise Charron, nutritionniste et présidente de NutriSimple.

On peut aussi préparer un spray maison avec 45 ml de jus de citron + 1 c. à soupe de bicarbonate de soude + 250 ml d’eau filtrée. On en pulvérise les fruits et légumes, puis on rince. Dans le doute, on privilégie une agriculture biologique.
À retenir : pommes, fraises et raisins sont les produits qui contiennent le plus de pesticides. Ceux qui en ont le moins ? Avocat, maïs sucré et ananas.

Source : Environmental Working Group

samedi 27 septembre 2014

Sắn dây, MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA SẮN DÂY ĐỐI VỚI SỨC KHỎE


MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA SẮN DÂY ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Cả trong đông y và tây y đã có rất nhiều nghiên cứu về công dụng của sắn dây. Tuy nhiên người tiêu dùng thường xuyên sử dụng bột sắn dây lại ít biết về các nghiên cứu cụ thể này. Dưới dây xin giới thiệu tổng quát một số kết quả nghiên cứu để chúng ta cùng tham khảo.
 

Tình hình nghiên cứu trên thế giới
 

Ở phương Đông, từ 2000 năm trước sắn dây đã có một vị trí quan trọng trong y học dưỡng sinh Trung Quốc, Nhật Bản. Sự đông đặc của bột sắn dây làm cho các phân tử bột sắn dây đi vào thành ruột và trung hòa axit ở đây, chống lại vi trùng, ngăn cản các bệnh tiêu chảy. Nó làm thuyên giảm ngay các chứng đau họng và đầy hơi trong ruột. Theo giáo sư Dhamananda, viện trưởng Viện nghiên cứu y học cổ truyền bang Oregan, thì bột sắn dây chứa hàm lượng cao flavonoid, là một loại hoạt chất tăng cường sự hoạt động hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Flavonoid là một chất nổi tiếng chống lại oxi hóa cơ thể. Sắn dây có tác dụng ngăn chặn sự co rút của các tế bào ruột, do đó làm máu chảy tốt hơn và giảm chứng co ruột, xoắn ruột. Những nghiên cứu về sắn dây theo quan niệm y học hiện đại được thực hiện phần lớn tại Trung Hoa, Nhật, Đức... Tác dụng y học của sắn dây được nghiên cứu cẩn thận ở Trung Quốc từ những năm 70. Các kết quả công bố cho rằng sắn dây có tác dụng giảm huyết áp, giảm đau đầu, giảm các chứng đau nhức vai và cổ. Ở Trung Quốc, bột sắn dây chữa được các chứng bệnh điếc tai do sự suy giảm hệ tuần hoàn. Nó có tác dụng làm giảm cholesterol, các khối mỡ máu, máu đông và chống bệnh đau tim. Trong cuốn “Tự bảo vệ sức khỏe”, xuất bản năm 1973, Muramoto đề nghị uống trà bột sắn dây trong các trường hợp cảm lạnh, làm giảm các cơn đau nói chung, các chứng chuột rút, co cơ và tiêu chảy. Dược điển Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1985) chính thức ghi Cát căn là vị thuốc hạ nhiệt dùng trong các trường hợp cảm sốt kèm theo cảm giác khó chịu hoặc đau nhức nơi cổ, bả vai; giải khát khi sốt nóng...


Viện nghiên cứu dược thuộc Viện Y học Khoa học Trung Quốc đã làm thí nghiệm trên chuột bạch thấy rằng tiêm dưới da hoặc vào xoang bụng của chuột bạch hoạt chất cát căn trong cồn etylic với liều 10g/kg thể trọng chuột bạch đã được gây thiếu máu cơ tim cấp tính. Theo dõi bằng điện tâm đồ cho thấy hoạt chất cát căn có tác dụng bảo vệ thiếu máu cấp tính cơ tim rõ rệt.


Bột sắn dây thường được dùng với tác dụng điều hòa thân nhiệt: thử nghiệm tại Nhật đã chứng minh các chế phẩm từ Cát căn có tác dụng hạ nhiệt nơi thỏ đã bị gây sốt. Các nghiên cứu tại Nhật cho thấy Cát căn có những tác động trên những bệnh nhân bị đau thắt ngực (angina pectoris): 38% bệnh nhân thuyên giảm, 42% có những chuyển biến tốt sau 1 tháng thử nghiệm. Cát căn cũng có những tác dụng hạ huyết áp, hạ đường huyết. Trong một thử nghiệm tại Trung Hoa: 52 người cao huyết áp được cho uống mỗi ngày 8 muỗng cà phê bột Cát căn dưới dạng trà, sau 8 tuần: 17 người đạt kết quả tốt, 30 người thuyên giảm rõ rệt. Sắn dây trong chữa bệnh tai - mũi - họng: khi thử nghiệm trên 33 người bị mất thính lực bất ngờ, sắn dây được cho dùng chung với vitamin B hỗn hợp: 9 trường hợp khỏi hẳn và 6 trường hợp thuyên giảm. Isoflavon trong sắn dây như daidzein, daidzin và puerarin có những tác động như những chất ức chế, có tính nghịch chuyển, các phân hóa tố alcohol và aldehyd dehydrogenase. (Alcohol Clin. Exp Res No 18-1994). Daidzein, trích tinh Cát căn làm giảm sự tiêu thụ alcohol, giảm cao điểm của nồng độ alcohol trong máu, và rút ngắn thời gian gây ngủ của alcohol nơi thú vật. Sự giảm cao điểm nồng độ alcohol có thể do ở sự kéo dài thêm thời gian của thực phẩm trong bao tử (Am JClin Nutr No 68-1998).


Các thí nghiệm của Yujiro Niiho tại Viện bào chế Isan, dùng trích tinh hoa Sắn dây bằng methanol cho thấy khi cho uống trích tinh, nồng độ alcohol và aldehyd trong máu người uống rượu giảm xuống rất nhanh. (HerbalGram No 23-1990). Cát căn là thuốc giải độc rượu. Một nhà nghiên cứu y học Trung Quốc tên là Vĩnh Minh Cường phỏng vấn 300 người Trung Quốc dùng bột sắn dây đều cho thấy bột sắn dây có tác dụng giải say rượu, trung hòa các chất độc và giải nhiễm độc do rượu cho các cơ quan nội tạng mà không để lại hiệu ứng phụ nào cho cơ thể. Khi ông Vĩnh Minh Cường quay trở lại trường đại học Havard, ông đã tổng kết các kinh nghiệm y học đó và kết luận rằng: củ sắn dây không biết vì lý do gì còn có tác dụng làm giảm ham muốn uống rượu ở người nghiện rượu và giảm sự tàn phá của rượu lên cơ thể con người.
Các nghiên cứu về tác dụng của sắn dây sẽ còn tiếp tục ở cả Mỹ và ở Châu Á.
Có lẽ khả năng quý giá của sắn dây còn vượt qua cả các tuyên bố nghiên cứu hiện có ở nước này. Các tài liệu đông y cổ của Trung Quốc đều cho rằng các loại thuốc có chứa sắn dây còn dùng để chữa cả bệnh hiểm nghèo.


Tình hình nghiên cứu trong nước

Sắn dây là một loài cây thuốc lâu đời ở Việt Nam và được trồng khá phổ biến từ vùng miền núi đến đồng bằng. Từ lâu, y học dân gian đã coi sắn dây như một loại thuốc có thể chữa được nhiều chứng bệnh như cảm sốt phong nhiệt, kiết lị kèm theo sốt, giải nhiệt,...


Từ năm 2001, PGS.TS. Đỗ Thị Hoa Viên và TS. Phan Quốc Kinh đã nghiên cứu chiết xuất bằng cồn và xác định các isoflavonoid từ các nguyên liệu: Củ sắn dây tròn và Củ sắn dây mọc hoang ở rừng Hòa Bình. Từ đó đã xác định được cấu tạo hóa học và hàm lượng của daidzein, genistein trong các nguyên liệu trên và so sánh với daidzein, genistein chuẩn. Phan Quốc Kinh, Đỗ Hoa Viên và Lê Minh Châu đã công bố kết quả nghiên cứu chiết xuất và tinh chế isoflavonoid có hoạt tính estrogen trong củ sắn dây (Tạp chí Khoa học và Công nghệ 2003,2,10-15). Một trong số các nhóm chất được chứng minh là có tác dụng chữa bệnh của sắn dây là các dẫn chất thuộc nhóm isoflavonoid có hoạt tính oestrogen, hay còn gọi là các phytoestrogen. Đây là một nhóm hoạt chất đa dạng có nguồn gốc từ thực vật mà những chất này có cấu trúc và chức năng tương tự như hormone estrogen của động vật có vú, có khả năng thay thế estrogen trong cơ thể phụ nữ. 

Các phytoestrogen có tác dụng ngăn ngừa các biểu hiện rối loạn hormone cũng như làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, loãng xương, ung thư vú, ... ở phụ nữ thời kì tiền mãn kinh và còn có tác dụng phòng chống ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới. 

Đề tài “Nghiên cứu in vivo tác dụng nội tiết kiểu oestrogen của Isoflavones chiết xuất từ sắn dây, Pueraria thomsoni Benth” của tác giả Đỗ Thị Hoa Viên (Tạp chí Khoa học và công nghệ- Tập 44 Số2/2006 Tr.61-64) đã đi đến kết luận là cao chiết isoflavone từ củ sắn dây Pueraria thomsonii Benth. có hoạt tính nội tiết kiểu estrogen trên 51,5% chuột nhắt trắng cái với liều uống 150 mg / con / ngày. Điều này cho thấy hoạt tính estrogen của hỗ nhợp isoflavone chiết xuất từ củ sắn dây là khá rõ rệt. Thạc sỹ Trần Thị Xuân, 2005. Nghiên cứu isoflavon từ sắn dây trồng và sắn dây mọc hoang.

Năm 2009, Nhóm nghiên cứu gồm hai sinh viên Hoàng Ngọc Tú và Nguyễn Thị Minh Trang, khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Công nghệ Sài Gòn đã nghiên cứu sản xuất thử nghiệm thành công rượu vang từ sắn dây. 


 Phân tích cho thấy, rượu sắn dây chứa chất puerarin có thể ngừa ung thư, tốt cho tim mạch, giúp vi khuẩn đường ruột có lợi phát triển.
V
à thực tế trong kinh nghiệm sử dụng cho thấy bản thân sắn dây là 1 loại thực phẩm có thể dùng rất thường xuyên, có tác dụng tốt cho người sử dụng mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.

Nguồn tin: Đề tài tốt nghiệp của sinh viên Bùi Bích Trường Ngân


************************************************************ 

Thần dược sắn dây - VietSN


Củ sắn dây thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt do ngoại cảm, đau cổ gáy, đau đầu, thiếu máu cơ tim… 


Củ sắn dây chữa bệnh tim mạch

Theo dược học cổ truyền, sắn dây vị ngọt, tính mát, có công dụng giải cơ thoái nhiệt, phát biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, sắn dây có tác dụng dược lý khá phong phú như hạ nhiệt, cải thiện lưu lượng tuần hoàn não và động mạch vành tim, làm giảm đường huyết, điều hòa rối loạn lipit máu, hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim

Ngoài ra củ sắn dây còn có tác dụng giải độc, bảo hộ tế bào gan, chống lão hóa và ung thư, dự phòng tích cực tình trạng nhiễm virus đường hô hấp, nâng cao năng lực chịu đựng của cơ thể trong tình trạng thiếu oxy…Các bài thuốc từ củ sắn dây

Bài 1: Củ sắn dây thái phiến và câu đằng lượng bằng nhau, hai thứ đem tán vụn, phơi hoặc sấy khô, trộn đều rồi đựng trong lọ kín để dùng dần.

Mỗi ngày lấy 30g đựng trong túi vải buộc kín miệng rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Đây là loại nước giải khát rất tốt cho những người bị cao huyết áp, đau đầu, nhiệt miệng, cổ vai đau nhức.

Bài 2: Củ sắn dây 200g, đan sâm 180g, bạch linh 90g, cam thảo 60g.

Tất cả sấy khô tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần.

Mỗi ngày lấy 40g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Đây là thứ nước giải khát cực tốt cho những người mắc các bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, phụ nữ có thai không được dùng.

ND (Tổng hợp)
DatViet


******************************************************





Thu đang đến KĐ



Thu đang đến




Mùa thu Bắc Mỹ đã đến rồi, lá vàng đỏ càng ngày thêm rực rỡ, mấy hôm nay vùng Sherbroohe nhiệt độ cao hơn bình thường trên 20, tiếp diễn hơn 3 ngày liền và không mưa có nắng ấm nên được gọi là " Mùa hè của thổ dân: l`été des Indiens"*, về đêm hơi lành lạnh và ban mai hay có sương mù, Hè Indien năm nay  đến hơi sớm vì thông lệ khoảng tháng 10 mới có những ngày đẹp và ấm áp như thế.

 
 Hình của Meteo Sherbrooke

Một số hình ảnh đầu mùa Thu chụp sáng nay ở Domaine Howard Sherbrooke xin gởi đến các bạn, tuy lá chưa đổi màu hoàn toàn nhưng thấy đẹp và lòng mình đã  xao xuyến, hãy cùng nhau nghe Ngọc Lan hát thật ngọt ngào, réo rắt Liên Khúc Mùa Thu Cho Em-Theo Lá Vàng Bay...., và ngắm cảnh Thu sang ở Québec Sherbrooke.
Không biết các bạn có cảm giác thế nào riêng KĐ thấy thật thanh thản, nhẹ nhàng, nhiều kỷ niệm đẹp của những mùa Thu xưa được gợi nhớ  và  lâng lâng với cái đẹp của thiên nhiên đang được hưởng.

KĐ 09-2014 








Tĩnh lặng





lý tưởng để đọc sách













sắp đến Halloween rồi




 
 
     Hình ven sông chảy ngang Sherbrooke (Internet)

     hình Internet Hoàng Hôn SherBrooke

*******************************************************************
Thu 2014








 28-09-2014



 
Mùa này mấy chú sóc Suisse con, rất linh hoạt đi trữ hạt Hướng Dương





*********************************************



Thêm  hình ảnh Thu 2013

http://kim-doan.blogspot.ca/2013/10/mua-thu-sherbrooke-canada-2013.html
http://kim-doan.blogspot.ca/2013/10/canh-thu-sherbrooke-2013.html


* Sherbrooke, capitale des étés indiens

Mardi, septembre 30, 2014, 20:39 - Sherbrooke, qui connaît deux fois plus d’étés indiens que les autres villes du Québec, s’apprête à battre un record historique, avec 10 jours de chaleur consécutifs.

Si la tendance se maintient, Sherbrooke connaîtra le plus long été des Indiens de l’histoire du Québec. La région enregistre des températures au-dessus des normales depuis le 24 septembre qui devraient perdurer jusqu’au 3 octobre. 

Le dernier record remonte en 1947, où la ville avait eu droit à un été indien de 8 jours. 

L’été des Indiens est effectivement plus de deux fois plus fréquent en Estrie qu’ailleurs dans le sud du Québec. 

Sherbrooke est surtout la reine des gels hâtifs, qui surviennent de 3 semaines à 1 mois avant les autres régions, en raison de la topographie (montagnes et vallées). Comme il s’agit d’un critère de définition de l’été des Indiens, c’est plus facile d’en connaître à Sherbrooke qu’ailleurs.



L'été des Indiens en statistiques.

Le premier gel au Québec. 

You tube do Ông Trần Năng Phùng thực hiện