jeudi 31 août 2017

ĂN Bs Trần Mộng Lâm

Ăn là hành vi nạp năng lượng nhằm duy trì sự sống và tăng trưởng của động vật nói chung trong đó có con người. Tùy theo cách ăn, con người có thể kéo thêm tuổi thọ. Tuy nhiên ăn vụng mà không biết chùi mép thì có ngày ăn dao, tuổi thọ không tăng mà có khi chết bất đắc kỳ tử. Làm thế nào sống lâu trăm tuổi hãy đọc bài dưới đây của Bs TML 




Miếng ăn là miếng tồi tàn
Mất đi một miếng lộn gan trên đầu 

Do đó ĂN CHÙA thì sống lâu là cái chắc 

Xin mời đọc Bài viết này, tôi xin bắt chiếc ông Song Thao để chỉ dùng một chữ ăn làm tựa đề. Tôi nói về một vấn đề mà ai cũng làm, ai cũng cần, đó là việc nhét thực phẩm vào bụng. Lẽ ra, tôi phải viết là nhét thực phẩm vào dạ, vì nhà văn Trà Lũ đã phân biệt rõ sau khi tra cứu sách vở là : dạ là phần trên rốn, còn bụng là phần dưới rốn. Thực phẩm trước khi xuống tới bụng, phải qua dạ trước đã. Xin cám ơn cụ Trà Lũ đã mở mang trí tuệ cho kẻ hèn này.Nhờ cụ Trà Lũ, mà tôi hiểu rõ tại sao người mình nói : Bụng cả hơn Dạ. 

Tôi ít khi viết về bệnh tật, vì chuyện bệnh tật không gây cảm hứng cho tôi nhưng mới đây một độc giả gửi email về cho tôi hỏi muốn ít bệnh tật khi về già, thì phải làm sao để được khoẻ mạnh, sống lâu, nên để khỏi phụ lòng ông bạn, tôi viết bài này. Coi như phá lệ, làm những chuyện mà tôi không muốn làm, không thuộc về những lãnh vực mà tôi thích thú. Trước đây, khi còn nhỏ, mỗi khi tôi không ăn hết đồ ăn, địa phương tôi người ta gọi là bỏ mứa, thì mẹ tôi luôn luôn dây tôi rằng : Nhiều người không có cái gì ăn, con đừng bỏ mứa, phải tội. Lời dạy này đến nay tôi vẫn không quên tuy mẹ tôi qua đời đã lâu. Sau này, khi lập gia đình, gặp khi tôi không ăn hết tô bún bò tổ chảng, thì luôn luôn bị trách : Có vậy mà cũng không ăn hết. Hôm nay, tuy rất nhớ ơn mẹ, nhưng với tư cách người lo về sức khoẻ con người, tôi khẳng định một điều là : Nếu không còn đói nữa, thì nên buông đũa. Dĩ nhiên đó là một hành động xấu, phí phạm thức ăn, nhưng tôi có lý do của tôi, là vì tôi thấy không dễ chịu một chút nào khi ăn no quá, vậy tại sao lại tự mình làm khổ mình ?? Cái đói, tôi đã biết, trong khoảng thời gian từ tháng tư năm 1975 đến tháng tư năm 1977, khi tôi bị bọn mắc dịch bắt vào tù, nhưng từ khi sang Canada, tôi trở lại với tật xấu cũ là khi nào hết thích ăn, là ngưng, mặc ai nói ngả nói nghiêng.. Nguyên tắc này người Nhật gọi là HARA HACHI BU, nghĩa là muốn mạnh khỏe, phải ngưng ăn khi dạ dầy đầy đến 80%.

Sau khi ăn uống xong, người Mỹ hay nói : I am full (tôi đầy ứ), trong khi một người Nhật ở tại OKINAWA lại nói : I am no longer hungry (tôi không còn đói nữa). Tại sao nói tới OKINAWA ?? Lý do là OKINAWA là nơi có nhiều người sống trên 100 tuổi, gấp 3 lần các nơi khác. Ông Dan Buettner, tác giả cuốn sách bán chạy hàng đấu THE BLUE ZONES, dậy cách sống lâu, đã đến tận OKINAWA để xem người dân ở đây làm cách nào mà sống lâu như vậy. Ông đã cộng tác với National Geographic và nghiên cứu về đề tài Secrets of Long Life. Ngoài OKINAWA, ông còn đến nhiều nơi trên thế giới để nghiên cứu các nơi có người dân sống dai như các cụ Bành Tổ, thí dụ như đảo SARDINIA. Tuy nhiên, OKINAWA đứng đầu trên thế giới. Tại OKINAWA, tác giả đã gặp một cụ bà tên Oshi Okushima, sống tại một cái làng mang tên Ogimi, bà ta trên 100 tuổi . Ông rất ngưỡng mộ cách sống của người phụ nữ này. Cũng tại OKINAWA, Dan đã có cơ hội gặp Craig Willcox và người anh song sinh của ông này là bác sỹ Bradley Willcox, tác giả của một nghiên cứu về cách ăn uống của đại học University of Toronto . Sau đó cả 3 người đến gập lão ông Toku Oyakawa 105 tuổi . Cụ này ăn cá mỗi ngày và có vợ lúc đó cũng đã được 92 tuổi. Tóm lại, tại OKINAWA, có rất nhiều cụ ông, cụ bà sống trên 100 tuổi. Tuy vậy giới trẻ tại Okinawa không khác gì những giới trẻ tại Mỹ hay tại các thành phố khác tại Nhật ngày nay, kể từ khi OKINAWA bị âu mỹ hóa, với Gà Kentucky và Mac Monald’s. 

Những người già trên 100 tuổi của OKINAWA khác với thế hệ sau của thành phố này ở chỗ : Họ chỉ ăn thịt vào những ngày lễ lớn như Lể Tân Niên (Lunar New Year) mà thôi, ngoài ra nguồn chất đạm của các cụ này đến tư cá và đậu nành. Cụ bà Kamanda Nakazato , 102 tuổi, sống tại bán đảo Motubu với hai người con đều trên 70 nhưng rất khỏe mạnh. Cụ cho biết trước thế chiến thứ hai, dân làng ăn uống rất đạm bạc, chỉ có lúa gạo, rau và một loại khoai ngọt mà dân ở đây gọi là IMO. Mỗi ngày, cụ dây sớm lúc 6 giờ sáng, uống trà jasmin và cháo miso soup rồi làm việc, vậy mà rất khỏe. Hỏi đến thịt thì cụ cho biết chỉ ăn thịt vào lể đầu năm âm lịch. Hỏi đến hamburger và Coca Cola thì cho biết trong đời cụ chưa một lần uống Coca Cola còn hamburger thì nhiều năm về trước, cụ mới ăn lần đầu. Thế hệ cụ Kamanda, trước mỗi bữa ăn, thay vì nguyện cầu, cám ơn thương đế, thì người dân ở đây dành một vài phút và nói to : HARA HACHI BU, nghĩa là chúng ta hãy ăn vừa no nhé.
Người dân OKINAWA, thuở xưa,trước đệ nhị Thế Chiến, mỗi khi gặp nhau, thay vì chào hỏi, họ nói : NMU KAMATOIN, nghĩa là anh hay chị đã ăn khoai ngọt chưa ?? 

Tóm lại, theo Dan Buetter, thì bí quyết của người OKINAWA để sống lâu là : 

1) ặn chỉ vừa đủ để làm đầy 80% dạ dầy mà thôi.
2) ặn ít thịt động vật.
3) ặn cá, thực vật, nhất là rau, đậu, Tofu, Tương, Chao 
4) Luôn luôn lạc quan, chú ý giúp đỡ tha nhân, có nhiều bạn bè, và có nụ cười . 

Trong căn nhà Kamanda ở, nhất là trong bếp, các đồ nhà bếp rất nhỏ bé, không có kẹo, bánh gì hết.Tại chương số 9 của cuốn sách, tác giả The Blue Zones tóm tắt 7 yếu tố làm con người sống lâu, đó là :

cách ăn uống,
bạn bè (đời sống xã hội),
nghỉ ngơi,
trà (herbal teas),
rượu (nhưng vừa phải : 2 ly nhỏ rượu vang một ngày), 
Tôn giáo (niềm tin) 
và ít lo lắng (stress).

Rất nhiều yếu tố khiến người ta ăn nhiều: vui với bạn bè, cách trình bầy bánh kẹo của các nhà sản xuất đẹp quá, hấp dẫn quá, mùi vị hấp dẫn quá, tiện trong tầm tay với…v..v Những điều đó là những cái bẫy, chúng ta phải tháo gỡ. Phải biết rằng mỗi con người đều có một cái mức về calories, ta tạm gọi là caloric set point. Quá cái mức đó, ta sẽ bị mập. Mập phì đem đến nhiều bệnh tật như Huyết áp cao, Tiểu đường, suy thận….v..v Khi tôi còn đi học, trong lớp tôi có nhiều bạn to khoẻ, đẹp trai, phương phi béo tốt, da trắng nõn, các cô thiếu nữ chạy theo ầm ầm. Nay tôi đã trên 75 tuổi, tính toán lại, thấy phần lớn các bạn to khỏe đẹp trai đó chết họặc bệnh nặng, đi đứng phải chống gậy hay marchette, còn lại mấy thằng gầy gò, nhỏ bé, giống như tôi, thì lại khá hơn nhiều, dĩ nhiên có kém đi. tuổi già, ai mà chống lại được với thời gian !!! Hải Thượng Lãn Ông có lý khi nói rằng : Bệnh do Khẩu Nhập-Họa do Khẩu Xuất. Cẩn thận miếng ăn, lời nói, sẽ làm chúng ta bớt các vấn đề về sức khỏe. 
Không có một nghiên cứu thống kê nào rõ rang về vấn đề nêu trên, nhưng kinh nghiệm cá nhân cho thấy những gì Dan Buettner viết ra trong cuốn sách The Blue Zones rất chính xác. Tôi chỉ viết lại một phần rất nhỏ, cần phải đọc cả cuốn sách thì mới thấy tại sao nó là một New York Bestsellers. Trong Internet, tìm đánh chữ Vitality Compass, sẽ thấy những câu hỏi. Trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ có một ý niệm về quỹ thời gian còn lại của bản thân mình. Chắc không chính xác như máy tính, nhưng cũng vui vui. 

BS Trần Mộng Lâm

Thị trấn Beppu Nhật Bản

Thị trấn Beppu, Nhật Bản lúc nào cũng tỏa khói nghi ngút, khiến du khách luôn đùa rằng nơi đây như đang bốc cháy.

Hình ảnh suối nước nóng ở Beppu.
Beppu là một thị trấn nhỏ, ở phía nam đảo KyThị trấn lúc nào cũng sôi sùng sục ở Nhật Bảnushu, giữa biển và núi lửa. Nó được biết đến với biệt danh "thủ đô suối nước nóng" bởi khắp thị trấn có tới gần 3.000 lỗ địa nhiệt, phun trào hơn 130.000 tấn nước nóng vào không khí mỗi ngày.
Cũng vì lý do trên, thị trấn lúc nào cũng bị bao phủ mờ mịt bởi hơi nước nóng. Nhiều du khách đã gọi Beppu là "thị trấn bốc cháy".
Với lượng hơi nước này, Beppu chỉ đứng thứ hai trên thế giới, sau vườn quốc gia Yellowstone, Mỹ.
Beppu cũng là nơi sở hữu những suối nước nóng có nhiệt độ thường xuyên hơn 90 độ C. Món ăn mà du khách thường được thưởng thức khi đến địa phương là trứng luộc, được làm chín bằng việc ngâm trực tiếp trong hồ nước nóng.
Chính nhờ vị trí địa lý đặc biệt này, Beppu nhanh chóng trở thành nơi nghỉ dưỡng và tắm suối nước nóng hút khách hàng đầu ở Nhật Bản. Tuy nhiên, người dân địa phương lại không mấy thích thú với hiện tượng tự nhiên này.
Họ đã gọi nơi đây là địa ngục trần gian và 8 suối nước nóng nhất luôn có tên được bắt đầu bằng từ "địa ngục". Trên ảnh là Vòi địa ngục, một mạch nước nóng bỏng rát, phun liên tục trong vòng 6-10 phút và cứ 30-40 phút lại phun trào một lần.
Trên ảnh là suối nước nóng có tên gọi Hồ máu địa ngục, do nơi này chứa nhiều kim loại có màu đỏ.
Tại suối nước nóng Nồi lẩu địa ngục, nước trong hồ luôn ở mức 85 độ C.
Ăn trứng luộc chín bằng cách thả vào nước hồ đang sôi sùng sục là một trải nghiệm thú vị mà bất kỳ du khách khi đến Beppu đều muốn thưởng thức.
Ngoài ra, du khách đến đây còn có thể thưởng thức ẩm thực địa phương, mua đồ tại các cửa hàng lưu niệm, tắm trong các suối nước nóng hạ nhiệt hơn.
Theo Amusing Planet, không chỉ có tác dụng thu hút du khách đến tham quan, các suối nước nóng ở đây còn được người dân dùng để bơm dẫn vào các ống nước trong gia đình, nhà hàng... dùng làm nước trong sinh hoạt như tắm rửa.
Nguồn: News/shutterstock.
Anh Minh
Nam Hoàng sưu tầm





mercredi 30 août 2017

Làm món chiên tránh cháy khét.

Bạn thường làm những món ăn chiên rán cho gia đình ăn? Bạn đang gặp rắc rối, vì món chiên bị cháy hoặc ám mùi khét? Chỉ cần cho thứ này vào chảo rán, món chiên rán của bạn sẽ ngon hơn, mà không lo vấn đề này nữa.

Những món chiên rán luôn có một sức hút "vô hình" đối với nhiều người. Chỉ cần tưởng tượng hình ảnh những chiếc bánh rán, hay món chiên rán tẩm bột vàng ruộm, vỏ giòn rụm, bên trong mềm ngon... cũng đã khiến "con tim xao xuyến” ngay !.

Tuy nhiên, khi chiên rán thực phẩm, nếu lượng dầu ăn không đủ, nhiệt độ quá cao, hoặc thời gian chiên rán không thích hợp, các món chiên rán của bạn sẽ dễ dàng bị ám mùi khét của dầu, hoặc thậm chí là cháy… đen nữa.



Không đủ dầu ăn, nhiệt độ quá cao, hoặc thời gian chiên không hợp lý …  đều có thể làm món chiên rán của bạn bị ám mùi khét, hoặc thậm chí là bị cháy luôn.

Món chiên rán bị cháy không chỉ làm món ăn mất đi mùi thơm, và hương vị vốn có, mà còn làm lãng phí thực phẩm, và gây hại cho sức khoẻ người ăn.

Để tránh tình trạng này, bạn chỉ cần cho một thứ vào chảo khi chiên rán. Thứ đó là... cà rốt. Theo chia sẻ của nữ Đầu bếp nổi tiếng Amelia Saltsman trong cuốn sách dạy nấu ăn "The Seasonal Jewish Kitchen", thả cà rốt vào chảo chiên rán, là một mẹo nấu ăn truyền thống tuyệt vời, tuy cũ nhưng không hề lỗi thời.

Amelia cho biết: Khi chiên rán thực phẩm, từ chiên thịt, cá cho tới rau hay bánh, bạn chỉ cần cho thêm hai khúc cà rốt dày 5 cm vào chảo, bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề thực phẩm bị cháy, hay ám mùi khét nữa.

Bạn chuẩn bị một củ cà rốt tươi (loại to, nếu dùng loại nhỏ, bạn hãy chuẩn bị hai củ). Sau đó, bạn gọt vỏ, cắt thành hai khúc dày 5 cm, rồi thả vào chảo dầu, và chiên cùng thực phẩm.



Chỉ cần hai khúc cà rốt dày 5 cm, bạn không còn phải lo lắng thực phẩm sẽ bị khét, hay cháy trong khi chiên rán.

Hai khúc cà rốt này có tác dụng giống như nam châm; nhưng thay vì hút kim loại, chúng lại hút hết những cặn dầu đen - "thủ phạm" gây cháy thực phẩm, và tạo mùi khét cho món ăn.

Cà rốt đóng vai trò như những viên nam châm hút cặn dầu đen, giúp thực phẩm không bị cháy hay ám mùi,  bảo đảm món ăn luôn thơm ngon
Mẹo vặt đơn giản nhưng cực hiệu quả này có tác dụng với mọi loại thực phẩm chiên rán, từ chiên bánh, cho tới các món chiên mặn như thịt hay cá..., và đặc biệt hiệu quả với các món chiên ngập dầu.

L.Chi sưu tầm

mardi 29 août 2017

Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm ra mắt sách ‘Chuyện Đời Xưa’ của Trương Vĩnh Ký


Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm ra mắt sách ‘Chuyện Đời Xưa’ của Trương Vĩnh Ký

Nguyên Huy/Người Việt

Tác phẩm văn học “Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký, Những Điều Thú Vị” của Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
WESTMINSTER, California (NV) – Chiều Chủ Nhật, 27 Tháng Tám, bốn nhà giáo Trần Văn Chi, Phạm Lệ Hương, Nguyễn Trung Quân, và Nguyễn Văn Sâm sẽ thuyết trình về Trương Vĩnh Ký, người xây đắp quốc văn (chữ Quốc Ngữ) trong thời kỳ chữ Quốc Ngữ còn phôi thai, tại Viện Việt Học, Westminster.
Cũng trong buổi hội thảo này, Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm sẽ ra mắt cuốn sách ông mới xuất bản, “Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký, Những Điều Thú Vị.”

Ông cho biết: “Nghe nói từ lâu, ông Trương Vĩnh Ký có một tác phẩm là ‘Chuyện Đời Xưa’ rất thú vị, nhưng tôi chưa được thấy, nay nhờ thầy Vương Hồng Sển đã tìm được nguyên bản, đọc thấy thật thú vị nên muốn phổ biến rộng rãi. Trước hết là để gìn giữ tài sản văn học Việt Nam, sau là để giới thiệu văn chương Quốc Ngữ trong giai đoạn mới hình thành, trong đó Trương Vĩnh Ký là người có công lớn vun bồi cho chữ Quốc Ngữ thành chữ nước ta.”
“Trong giai đoạn khởi thủy ấy, Trương Vĩnh Ký đã mượn thứ chữ mới này để đưa chữ Quốc Ngữ vào đời sống dân tộc. Với những bài viết của ông được phổ biến lúc bấy giờ, ông đã có công bảo tồn ngôn ngữ của dân tộc. Công trình của ông là mở đầu cho một giai đoạn văn chương Quốc Ngữ. Ông đã chuyển nhiều tác phẩm viết bằng chữ Nôm sang chữ Quốc Ngữ bằng lối hành văn ‘nói sao viết vậy,’” ông nói.
“Chính vì điểm này nên những sách của Trương Vĩnh Ký đã giúp cho các thế hệ sau tìm hiểu rõ ràng được lối sống, ngôn ngữ của dân tộc trong giai đoạn này. Nếu chúng ta không lục soạn lại được những tác phẩm của Trương Vĩnh Ký thì chúng ta sẽ đánh mất đi những chứng tích ngôn ngữ thể hiện tâm tư tình cảm của người dân Việt miền Nam Việt Nam trong thời đại đó,” ông nói thêm.
Ông cho hay: “Vì vậy chúng tôi đã cố gắng sưu tầm lại các sách Trương Vĩnh Ký đã viết và bỏ công sưu tầm chú giải những chữ hay lối nói của người Việt miền Nam trong thời đại chữ Quốc Ngữ còn sơ khai. Có những tiếng, những chữ nay đã mất hay bị biến dạng vì ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Do đó chúng tôi in lại ‘Chuyện Đời Xưa’ của Trương Vĩnh Ký với phần chú giải cặn kẽ để người đọc thời nay hiểu được những gì Trương Vĩnh Ký đã ‘vẽ’ lại tâm tình của người thời ấy.”
Đề cập đến ý nghĩa của cuốn “Chuyện Đời Xưa,” tác giả cho biết Trương Vĩnh Ký muốn đưa ra chuyện này kia để giúp sửa đổi cách sống cho người đọc (đến nay vẫn còn có ý nghĩa giáo dục ấy), thấy chuyện hay thì bắt chước, chuyện dở thì loại bỏ. Mục đích thứ hai của ông là giúp cho một số người học tiếng “Annam.” Cũng vì mục đích này mà Trương Vĩnh Ký không có lối viết văn chương mà viết theo cách nói của người dân mà nay ta có thể gọi là tiếng “Annam ròng.”
Về điểm này, chúng ta đã biết ngôn ngữ văn chương của bất cứ một dân tộc nào cũng có thứ chữ, lối nói gọi là “cổ ngữ” hay “tử ngữ.” Đây là kho tàng cho những nhà ngôn ngữ học hay những nhà khảo cổ học trong việc tìm hiểu phục vụ cho khoa học và đời sống đương đại.
Cuốn “Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký, Những Điều Thú Vị” do Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm soạn thảo và phát hành dày chỉ gần 200 trang, do Amazon ấn hành, nhưng là một cuốn sưu khảo công phu giải thích những chữ cổ, lối nói cổ nay đã phai lạt, giúp cho người đọc không chỉ hiểu ý nghĩa câu chuyện mà còn được biết thêm về lời ăn tiếng nói, cách sống chân thực của người miền Nam.
Đề cập đến chữ Quốc Ngữ thời kỳ phôi thai ở miền Bắc, giáo sư cho rằng những người khai phá chữ Quốc Ngữ cho văn học Việt Nam như Nguyễn Đỗ Mục, Phạm Duy Tốn và sau đó là Nam Phong Tạp Chí… là những người đi sau Trương Vĩnh Ký cả mấy thập niên, thì chủ trương làm văn, viết văn đã ảnh hưởng phương Tây để chuyển kho tàng văn học chữ Nôm sang chữ Quốc Ngữ.
Trở lại cuốn sách sắp ra mắt trong dịp hội thảo về Trương Vĩnh Ký này, tác giả cho biết “Chuyện Đời Xưa” của Trương Vĩnh Ký có tất cả 74 truyện dựa theo bản in năm 1927 với tên gọi đầy đủ là “Chuyện Đời Xưa Lựa Nhón Lấy Những Chuyện Hay và Có Ích” là một cuốn sách giáo dục về luân lý, dùng tiếng “Annam ròng.” Đa số chuyện là kể về con người từ cách ăn ở, ngôn ngữ cho tới một số chuyện có liên quan đến thú vật thường là về con hổ, có lẽ vào lúc ấy, miền quê còn hoang vắng, hổ thường có mặt nên liên quan nhiều đến đời sống của con người.
Đọc cuốn sách này của nhà giáo Nguyễn Văn Sâm, người đọc không chỉ thấy thú vị về 74 truyện của Trương Vĩnh Ký, mà còn được mở mang kiến thức về ngôn ngữ của người Việt miền Nam trước khi thực dân Pháp bắt đầu mở cuộc gọi là “khai hóa” cho dân tộc Việt Nam.
Kim Liên sưu tầm

lundi 28 août 2017

3 phút tĩnh tâm: lựa chọn điều tốt

3 phút tĩnh tâm: lựa chọn điều tốt

Trước khi bắt đầu tĩnh tâm, bạn hãy ngừng lại trong giây lát và gạt qua một bên mọi nỗi bận tâm lo lắng. Hãy ý thức về sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng luôn ở với bạn, khi bạn đáp lại lời mời rao giảng Tin Mừng của Đức Giê-su.


Lời Chúa (Tv 34,14-15)
Phải giữ mồm giữ miệng, đừng nói lời gian ác điêu ngoa; hãy làm lành lánh dữ, tìm kiếm bình an, ăn ở thuận hoà.

Suy niệm
Sống một đời sống hợp luân lý không chỉ là vấn đề không được làm điều gì, nhưng nó còn liên quan tới những điều ta chọn để làm. Chống lại điều ác là một phần của đời sống luân lý, nhưng tìm kiếm để làm điều thiện cũng là một phần của đời sống ấy. Đức Giê-su dạy ta phục vụ Nước Trời bằng lời nói và bằng việc làm. Mỗi ngày, ta được mời gọi phục vụ Nước Chúa qua việc làm chứng cho Đức Ki-tô trong những hoàn cảnh khác nhau. Được nuôi dưỡng bởi ân sủng của các bí tích, ta tiếp tục lớn lên trong ân nghĩa của Chúa để phục vụ tha nhân.
Câu hỏi phản tỉnh
Tôi đã được làm cho phong phú như thế nào qua việc hiểu biết và thực hành Đức Tin?
Trong đời sống hàng ngày, làm thế nào để tôi trở thành một nhân chứng cho Đức Ki-tô?
Lời nguyện
(Hãy thưa chuyện với Chúa bằng lời nguyện dưới đây hoặc bằng lời nguyện của bạn)
Lạy Thiên Chúa của lòng xót thương, của tình yêu và sự công bình, con cảm ơn Chúa vì công trình ân sủng của Chúa nơi cuộc đời con.
Quang Khanh, S.J.
(Nguồn: www.loyolapress.com)

Ăn uống đạm bạc’ để sống lâu sống khoẻ

Sơn hào hải vị thường chỉ đáp ứng khoái khẩu ăn uống nhất thời, còn những món ăn thanh đạm bình dân, nếu biết tận dụng đúng cách sẽ giúp bạn trường thọ, bách niên giai lão mà chẳng cần đến một viên thuốc bổ đắt tiền nào.


Bổ trợ kiến thức dinh dưỡng để sống trường thọ, vừa hữu ích cho chính bản thân mình, vừa tốt khi cần chăm sóc cho cha mẹ, người thân. Dưới đây là những sở thích được tổng kết từ những người sống thọ sống khỏe.

1. Lấy hạt “trân châu ngọc mễ” làm món ăn chính

Ngô còn có tên gọi khác là Ngọc trân châu, là “thực phẩm vàng” (đúng cả nghĩa đen và bóng) được toàn thế giới công nhận và cũng là món ăn chính mà người trường thọ không thể “rời xa”.
Các nhà khoa học Mỹ nhận thấy người Pueblo bản địa (người da đỏ) không ai bị cao huyết áp và xơ cứng động mạch. Nghiên cứu thì được biết là do người dân vùng này thường xuyên ăn ngô.
Các chuyên gia phát hiện ra rằng, trong ngô hàm chứa lượng lớn lecithin, acid linoleic, vitamin E, vì vậy không dễ gây ra cao huyết áp và xơ cứng động mạch.

2. Thích món khoai lang dân dã
Ăn khoai lang là một trong những sở thích của người già trường thọ.
Theo nghiên cứu, khoai lang có 5 tác dụng lớn:
Thứ nhất dinh dưỡng phong phú, điều hoà bổ máu;
Thứ hai là nhuận tràng thông khí, có lợi cho đại tiện;
Thứ ba là ích khí, tăng cường hệ thống miễn dịch;
Thứ tư là khoai lang hàm chứa chất chống ung thư, có thể phòng chống ung thư;
Thứ năm là phòng chống lão hoá, ngăn chặn xơ cứng động mạch.
Khoai lang hàm chứa lượng lớn chất keo protit vì vậy có thể ngăn ngừa các bệnh gan và thận, tăng cường hệ miễn dịch, tiêu trừ các gốc tự do, tránh bệnh ung thư do các gốc tự do gây ra.
Trong khoai lang lại còn chứa khá nhiều canxi, magie, vì vậy có thể phòng ngừa các bệnh về xương khớp. Từ đó có thể thấy, khoai lang là một báu vật không thể thiếu của người trường thọ.

3. Đậu phụ là lựa chọn đầu tiên
Chuyên gia dưỡng sinh ví đậu phụ như là “thịt từ cây”, họ cho rằng: “Ăn cá sinh nóng, thịt sinh đờm, bắp cải, đậu phụ đảm bảo bình an”.
Sách “Tùy tức cư ẩm thực phổ” viết: “Món ăn này mọi nơi đều có thể làm được, thích hợp với cả người giàu lẫn người nghèo, xuất hiện trong bữa ăn chay cũng như bữa tiệc sang trọng, đặc biệt ăn vào mùa đông rất ngon”.
Đậu phụ có công dụng ích khí, bổ hư, lọc chì trong máu, bảo vệ gan, thúc đẩy chức năng trao đổi chất trong cơ thể. Thường xuyên ăn đậu phụ có lợi cho sức khoẻ và phát triển trí lực. Người già thường xuyên ăn đậu phụ có tác dụng rất tốt để trị liệu các chứng như xơ cứng mạch máu, xương cốt lỏng lẻo, rời rạc.

4. “Sùng bái” cải thảo – vua của các loại rau
Người già có kinh nghiệm thường nói: “cải thảo ăn nửa năm, thầy thuốc hưởng thanh nhàn”. Có thể thấy, thường xuyên ăn cải thảo hỗ trợ việc xua đuổi bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.
Cải thảo có mùi vị tươi ngon, dinh dưỡng hài hoà, chứa chất khoáng, vitamin, protein, chất xơ, carotene, ngoài ra còn hàm chứa một loại chất có thể phân giải nitrosamine – một chất gây ra ung thư.
Danh họa Tề Bạch Thạch Trung Quốc đã để lại một bức tranh cải thảo rất có ý nghĩa, bức tranh độc luận cải thảo là “vua của các loại rau” và ca ngợi “trăm loại rau không bằng cải thảo”.
Nhìn từ công dụng dược lý, cải thảo có 7 công dụng lớn là: dưỡng dạ dày, nhuận tràng, giải rượu, lợi tiểu, giảm mỡ, thanh nhiệt và chống ung thư.

5. Mỗi ngày ăn một quả trứng gà
Tiến sĩ Chert Hansheng nhà kinh tế học nổi tiếng có tuổi thọ 100, đã tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng học, mỗi ngày kiên trì ăn uống theo quy tắc “3 trong 1” tức là: “Sáng ăn 1 quả trứng gà, buổi trưa ăn 1 quả táo to, tối uống 1 cốc sữa”.
Ngoài ra, ngày ba bữa ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ăn ít thịt, ăn uống điều độ… Đều đặn như thế thì sẽ trường thọ.
Lòng trắng trứng chứa nhiều nước và protein có tác dụng khôi phục tế bào gan bị tổn thương. Chất lecithin trong lòng đỏ trứng có thể thúc đẩy tế bào gan tái sinh, còn có thể nâng cao lượng protit huyết tương trong cơ thể, tăng cường chức năng bài tiết và chức năng miễn dịch. Sau khi lecithin được cơ thể tiêu hoá, sẽ giải phóng ra choline, choline có thể cải thiện trí nhớ. Trong lòng đỏ trứng hàm chứa muối vô cơ, canxi, photpho, sắt và vitamin khá phong phú.

6. Không quên củ cải
Người già trường thọ mùa đông không rời xa củ cải. Họ nói: “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng, 1 năm 4 mùa đảm bảo an khang”.
Củ cải hàm chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, không chứa chất béo, có tác dụng đẩy mạnh trao đổi chất cũ mới, tăng cường cảm giác thèm ăn và giúp tiêu hoá.
Củ cải đích thực là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của người già. Y học cổ truyền cho rằng, củ cải có thể “hoá giải” và tiêu hoá thực phẩm tích trữ trong dạ dày, trị mất tiếng do ho, đờm gây ra; trị ho ra máu, chảy máu mũi; giải khát, trị kiết lỵ, giảm đau đầu, lợi tiểu…
Nếu ăn sống có thể giải khát, thanh nhiệt, giải đờm, ngăn hen suyễn và trợ giúp tiêu hoá; luộc chín ăn có tác dụng bổ ích, khoẻ tỳ.
“Củ cải và trà” tức là ăn củ cải, sau đó uống trà, có thể tiêu trừ khô nhiệt, bài trừ khí nóng độc tích tụ trong cơ thể, có tác dụng rất tốt để khôi phục thanh khí và tinh thần.
Củ cải kho với thịt sẽ là một món rất ngon nhưng không được ăn cùng với nhân sâm và cam quýt.

7. Cà rốt là “vật báu” của người trường thọ
Cà rốt hàm chứa nhiều vitamin A, có chứa phong phú chất carotene. Nghiên cứu chỉ rõ, cà rốt có thể cung cấp các thành phần dinh dưỡng cần thiết để phòng ngừa bệnh tim mạch, trúng gió, cao huyết áp và xơ vữa động mạch.
Chất carotene ít bị phá hủy dù ở nhiệt độ cao mà cơ thể lại dễ hấp thụ. Vào cơ thể, carotene sẽ chuyển hoá thành vitamin A, giúp trị các chứng khô mắt và quáng gà do thiếu vitamin A gây nên.
Chất carotene chỉ dễ hấp thu khi có dầu mỡ vì vậy, những người già “trường thọ” có kinh nghiệm thường cắt cà rốt thành miếng nhỏ và xào với dầu mỡ, như thế khả năng bảo tồn của carotene có thể đạt trên 79%. Cà rốt cắt miếng vuông dài rán trong chảo dầu thì chất carotene có thể bảo tồn đến 81%. Cà rốt cắt miếng nấu với thịt, tỉ lệ bảo tồn chất carotene đạt đến 95%.
Cà rốt còn có tác dụng tăng cường trí nhớ. Trước khi đọc sách hay học bài nếu ăn một đĩa cà rốt xào, rất có lợi cho việc tăng cường và củng cố trí nhớ lại có thể duy trì đôi mắt không mỏi mệt, nhất cử lưỡng tiện.

8. Thích ăn cháo
Nhìn từ thói quen ăn uống, trong những người sống trường thọ thì không có một ai là không thích ăn cháo. Nhà kinh tế học nổi tiếng của Trung Quốc – Mã Dần Sơ và phu nhân Trương Quế Quân đều là những người trường thọ trăm tuổi. Hai người đặc biệt thích ăn cháo sáng và mỗi sáng đều lấy 50g yến mạch và 250g nước nấu thành cháo.
Người sống thọ trăm tuổi ở Thượng Hải là Tô Cục Tiên mỗi ngày ba bữa đều ăn cháo nấu từ gạo, định lượng mỗi bữa là một bát nhỏ.
Các nhà y học và dinh dưỡng từ bao đời nay đều cổ động người già nên ăn cháo vì nó tốt cho sức khoẻ. Cháo dễ tiêu hoá, hấp thụ, có thể điều hòa dạ dày, bổ tỳ, thanh lọc phổi, mát đường ruột.
Nhà dinh dưỡng học thời nhà Thanh – Tào Từ Sơn đã từng nói: “Người già, mỗi ngày nên ăn cháo, không kể bữa, có thể tăng cường sức khoẻ cho cơ thể và hưởng đại thọ”. Ông biên tập cách chế biến 100 loại cháo bổ dưỡng, chuyên dùng cho người già, được rất nhiều người yêu thích.
Là thanh niên “không bị móm” không cứ phải ăn cháo thường ngày nhưng bạn nên tăng số bữa cháo trong 1 tuần hoặc thường xuyên có 1 bát cháo khai vị cũng sẽ rất tốt cho sức khoẻ.

9. Các món kê
Hạt kê
Nhiều người thích nhất ăn kê và xem kê là thực phẩm bổ dưỡng tốt cho cơ thể. Kê từ trước đến nay đều được xứng danh với tên gọi mỹ miều là “đầu đàn ngũ cốc”.Người có thể chất ốm yếu, bệnh tật thường dùng kê để bồi bổ sức khoẻ.
Theo y học cổ truyền, hạt kê có ích cho ngũ tạng, đặc biệt là dạ dày (làm dày đường ruột, dạ dày), bổ sung tinh dịch, mạnh khoẻ gân cốt, cơ bắp.
Có một danh sư nổi tiếng thời nhà Thanh đã nói: “Hạt kê là dinh dưỡng tốt nhất cho sức khoẻ con người. Khi dùng hạt kê nấu cháo, dầu kê trong cháo có tác dụng tốt hơn cả canh nhân sâm”. Có thể nói, người già trường thọ thích ăn kê là rất đúng và có cơ sở.

Hồng Phúc chuyển