Ở
thời điểm này, nhiều bức tranh ấn tượng ghi lại vẻ đẹp đất nước - con
người - văn hóa Việt Nam đã được các họa sĩ Pháp thực hiện:
Tranh của họa sĩ người Pháp Joseph Inguimberty (1896-1971), trưởng khoa Hội họa của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Bức tranh khắc họa phụ nữ Việt Nam ở những thập niên đầu của thế kỷ 20, do họa sĩ Joseph Inguimberty thực hiện.
Hai bức tranh tách biệt ở trên đã từng được Joseph Inguimberty đưa vào thành một bức sơn dầu khổ lớn, đặt tên là “Gia đình bên bờ ao”.
Bức “Đất và người miền Bắc”.
Bức “Người phụ nữ nằm võng”.
Bức “Cô gái miền Bắc” vẽ năm 1934.
Bức “Đi chợ”.
Bức “Những người phụ nữ” vẽ năm 1932 của Joseph Inguimberty.
Joseph
Inguimberty là một họa sĩ Pháp. Trong trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông
Dương, ông vốn được học trò yêu mến bởi là người có phương pháp giảng
dạy thực tế, ít tính hàn lâm, kinh viện.
Joseph
Inguimberty rất hứng thú với văn hóa Việt Nam. Trong thời kỳ sinh sống
tại đây, ông đã thực hiện nhiều tranh về đất nước - con người Việt Nam.
Joseph
Inguimberty luôn khuyến khích các học trò của mình hãy thực hiện những
bức tranh thể hiện đậm đặc màu sắc văn hóa quê hương, cùng với đó, ông
đề cao cách thể hiện màu sắc và ánh sáng. Trong tranh của Inguimberty,
người ta có thể cảm nhận thấy rõ đường đi của ánh sáng, đặc biệt, tranh
ông sử dụng những gam màu dịu dàng, lãng mạn.
Joseph
Inguimberty còn rất hứng thú với chất liệu sơn mài và đã khuyến khích
học trò của mình thử nghiệm với tranh sơn mài để nâng tầm sơn ta, từ
những món đồ mỹ nghệ thủ công, lên thành một thể loại tranh nghệ thuật.
Tại
Pháp, Joseph Inguimberty đã từng theo học mỹ thuật và kiến trúc tại
trường Nghệ thuật - Thiết kế Quốc gia Pháp (Paris). Inguimberty đã từng
giành được một số giải thưởng hội họa ở Pháp trước khi tới Việt Nam hồi
năm 1925 và được mời làm trưởng khoa Hội họa ở trường Cao đẳng Mỹ thuật
Đông Dương.
Có lẽ đóng góp lớn
nhất của Inguimberty đối với mỹ thuật Việt Nam chính là việc ông đã cùng
với các học trò của mình thử nghiệm ở dòng tranh sơn mài - dòng tranh
đã trở thành điểm nhấn đặc biệt của hội họa Việt Nam đối với hội họa thế
giới.
Trên
đây là một bức tranh sơn mài hai mặt được tạo thành từ 6 tấm gỗ ghép,
một mặt khắc họa đoàn rước trong cung đình Huế và một mặt khắc họa cảnh
quan mùa xuân. Tác phẩm do thầy trò Joseph Inguimberty cùng thực hiện ở
trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Bức
tranh đã từng được đem bán đấu giá ở Hồng Kông và đạt mức giá 1.100.000
đô la Hồng Kông (3 tỉ đồng). Bức tranh chỉ đề là tác phẩm của trường
Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, vì vậy, có thể hiểu đây là một tác phẩm do
thầy trò Joseph Inguimberty cùng thực hiện. Kích thước của tác phẩm này
là 180x300cm, được thực hiện vào khoảng năm 1938-1940.
Ngay
khi đặt chân đến Việt Nam năm 1925, Inguimberty đã bị choáng ngợp bởi
vẻ đẹp và chất lượng của những món đồ mỹ nghệ sơn mài của Việt Nam,
trong 20 năm giảng dạy ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương,
Inguimberty đã cùng đồng hành với nhiều thế hệ học trò để sáng tạo và
phát triển một trường phái tranh sơn mài của Việt Nam.
Những
họa sĩ nổi tiếng trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam như Tô Ngọc Vân, Phạm
Hậu, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Khang, Trần Văn Cẩn, Trần Quang Trân đều đã
từng học về nghệ thuật vẽ tranh sơn mài trong ngôi trường này. Tác phẩm
trên đây là một ví dụ độc đáo về những kỹ thuật cao tay, điêu luyện mà
thầy trò nhà trường đã đạt tới.
Nếu
mặt thứ nhất lấy nền màu đỏ thì mặt thứ hai lấy nền màu vàng. Bức này
khắc họa một con phượng hoàng, bên cạnh nó còn có hai con sếu, bay giữa
những bông hoa mai, hoa cúc, những cây tùng, cây trúc, trong phong cảnh
mùa xuân. Đây vốn là những hình ảnh ước lệ, tượng trưng, mang nhiều ý
nghĩa biểu đạt trong văn hóa Á Đông.
Sự
đối lập giữa hai bức tranh ở hai mặt thể hiện nỗ lực đạt tới sự cân
bằng, hài hòa. Tác phẩm có thể coi là một ví dụ tiêu biểu về thời kỳ
thầy trò trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cùng nhau nghiên cứu, thực
hiện tranh sơn mài.
Bức
sơn mài này cũng được thực hiện bởi thầy trò trường Cao đẳng Mỹ thuật
Đông Dương hồi năm 1940. Tác phẩm khắc họa hình ảnh chim phượng hoàng,
bên cạnh đó còn có hình ảnh một vài con sếu trong quang cảnh mùa xuân.
Tác
phẩm đã được bán đấu giá ở Hồng Kông và đạt mức 687.500 đô la Hồng Kông
(1,9 tỉ đồng). Bức tranh được ghép thành từ 10 tấm gỗ với tổng kích
thước 170x300cm.
Bức “Dân tộc vùng cao” vẽ bằng phấn màu và màu bột trên giấy, do họa sĩ người Pháp André Maire (1898-1984) thực hiện năm 1949.
Bức “Cảnh Hà Nội” do họa sĩ Pháp Gaston Roullet (1847-1925) thực hiện năm 1885.
Bức “Hải Phòng” do Gaston Roullet thực hiện đã được bán đấu giá với mức giá 56.250 đô la Hồng Kông (158 triệu đồng).
Bức tranh khắc họa quang cảnh Huế của Gaston Roullet, thực hiện hồi năm 1886. Tác phẩm đã được bán với giá 81.250 đô la Hồng Kông (228 triệu đồng).
Bức tranh khắc họa quang cảnh kênh Tàu Hủ ở Sài Gòn năm 1939, do họa sĩ người Pháp Léo Craste (1887-1970) thực hiện. Craste từng cộng tác với tạp chí Đô Thành Hiếu Cổ tại Huế.
Bức tranh sơn dầu “Một đám rước ở Đông Dương” vẽ năm 1927 của họa sĩ người Pháp René Bassouls - một người rất yêu mến đất nước - con người Việt Nam, ông đã từng thực hiện nhiều bức tranh ghi lại những nét thẩm mỹ văn hóa độc đáo ở nơi đây. Qua những bức tranh của René Bassouls, người ta có thể cảm nhận thấy sự ngưỡng mộ và hòa mình của họa sĩ vào đời sống văn hóa đang trải ra xung quanh ông.
Bức “Chợ bên bến sông” - một bức tranh sơn dầu của họa sĩ người Pháp Victor Tardieu (1870-1937), thực hiện vào khoảng năm 1924. Bức tranh đã được bán đấu giá với mức giá 150.000 đô la Hồng Kông (420 triệu đồng). Victor Tardieu chính là hiệu trưởng đầu tiên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Bức “Mẹ và con” của Victor Tardieu vẽ năm 1925, có giá 367.500 đô la Hồng Kông (1 tỉ đồng). Bức tranh được vẽ bằng than và phấn màu trên giấy.