Quần đảo Diomede nằm trên eo biển Bering giữa châu Á và Châu Mỹ. Trung tâm của quần đảo này cách đất liền Alaska, lục địa Bắc Mỹ khoảng 42km, cách đất liền Siberia phần lãnh thổ châu Á của Liên Bang Nga khoảng 41.85km nghĩa là nó cách đều tương đối hai bờ của hai châu lục châu Á và châu Mỹ. Quần đảo này chỉ có hai đảo là Diomede lớn và Diomede nhỏ hay tên gọi cute hơn là Diomede bé nhỏ. Vì nó có hai đảo thôi nên cũng rất là dễ để chia nhau. Đảo lớn nằm gần Nga hơn nên thuộc chủ quyền Nga, cái nhỏ gần Mỹ nên thuộc về Mỹ, khoảng cách gần nhất giữa hai đảo là khoảng 3,7km. Đây là vùng đất cũng khá khắc nghiệt, ít người đến đây bằng thuyền mặc dù không xa bờ lắm, phần lớn người ta sẽ đi bằng trực thăng đối với cả hai phía Nga và Mỹ. Cuối video sẽ là hình ảnh cuộc sống hiện tại ở đây, các bạn nhớ nán lại đến cuối.
Điều đặc biệt của hai hòn đảo này mọi người hay nói đùa đó là có thể thấy được quá khứ và tương lai. ở giữa hai hòn đảo cũng chính là đường đổi ngày quốc tế. Khi đi tàu thuyền đi qua đường đổi ngày thì phải chỉnh đồng hồ lên sớm 1 ngày hoặc trễ một ngày. Như chúng ta thấy đây thì phía Alaska múi giờ UTC-9 còn phía Nga là múi giờ UTC+12. Chêch lệch nhau 21 tiếng. Ví dụ như bạn ở trên hòn đảo Diomede bé nhỏ 9 giờ sáng hôm nay thì nhìn sang bên kia nó đã là 6 giờ sáng ngày hôm sau. Thực tế chúng ta chỉ cần đi thuyền khoảng 600 mét thì chúng ta đã bước sang ngày mới rồi. Chính vì vậy hòn đảo của Mỹ còn được gọi là đảo Hôm Qua, còn của Nga là hòn đảo ngày mai.
giữa hai châu lục này thông qua một cầu đất Bering với chiều rộng bắc nam lên đến 1600km. Sau đó băng tan vào lộ ra hai hòn đảo này. Đảo lớn rộng 29 km vuông, điểm cao nhất 477m, đảo nhỏ rộng 7,3 km vuông điểm cao nhất 494m. Phần trên của các hòn đảo này khá bằng phẳng giống như được một thế lực siêu nhiên dùng một các xẻng cắt bỏ vậy. Không rõ người dân đã sống trên hai hòn đảo này từ bao giờ. Nhưng từ lâu nó đã là nơi sinh sống của một cộng tự cung tự cấp. Người dân trên hai đảo lúc đó khá thân thiết. Họ săn cá voi hải cẩu chim và lượm trứng của các loài chim này. Người dân bản địa là người Inupiat hay là người Eskimo. Theo mô tả của các nhà thám hiểm, Họ sử dụng đồ trang sức làm bằng xương cá hải mã. Trong quyển sách The Bering Strait Crossing: Một biên giới Đông Tây ở thế kỷ 21 của Jamesóliver. Tác giả dẫn lại mô tả vào Năm 1881 của John Muir, một du khách hiếm hoi đến đảo, đã viết:
“Giống như những con chim biển sinh sản ở đây và bay về che khuất mặt nước, núi đá và bầu trời, Người bản địa cũng dựng lên túp lều của họ trên vách đá, kéo thuyền và mọi thứ đi lên, đi xuống trên những con đường mòn dốc. Những túp lều chủ yếu bằng đá với mái lợp bằng da. ”
Ở đây còn có một truyền thuyết về hai cha con chiến đấu với một loài chim khổng lồ, sau đó hai người rơi xuống biển và hình thành nên hai hòn đảo này, hòn lớn là cha hòn nhỏ là con, khá giống với truyền thuyết của người Việt về hòn Phụ Tử ở tỉnh Kiên Giang. Cuộc sống của cư dân hai hòn đảo cứ êm đềm như vậy.
Thương vụ Alaska.
Nga bán Alaska cho Mỹ, theo tôi thì tôi hiểu đơn giản như thế này vào thời điểm giữa thế kỷ 19 thì các đế quốc phương Tây đang rất mạnh, trong đó Anh đang mở rộng ảnh hưởng ở Canada, đế quốc Nga lúc đó lo sợ không giữ được vùng đất xa xôi này nên mong muốn bán nó đi. Về phía Mỹ, người có công thúc đẩy thương vụ này là Ngoại trưởng William Seward, một số người chỉ trích cho rằng đây là trò điên rồ của Seward, nhưng lịch sử chứng minh những người chỉ trích đã sai, Alaska có giá trị lớn hơn nhiều số tiền được mua. Sáng 30/03 năm 1867 hai bên đặt bút ký vào hiệp định trị giá 7,2 triệu Mỹ kim nhượng Alaska của Đế quốc Nga cho Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Cũng Trong quyển sách The Bering Strait Crossing. Tác giả đã trích Hiệp ước năm 1867 về quần đảo này như sau Biên giới “cách đều Đảo Kruzenstern, với Đảo Ratmanov và đi về phía bắc vô tận cho đến khi nó biến mất hoàn toàn ở Bắc Băng Dương.” Tên gọi đó là tên của hai hòn đảo theo tiếng Nga Kruzenstern đảo lớn Ratmanov là đảo nhỏ, hiểu đơn giản, biên giới hai nước nằm ở hai hòn đảo này và kéo dài vô tận trên Bắc Băng Dương.
Thời đó Nga và Mỹ từng có quan hệ như những đồng minh như thế.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Diomede Lớn đã trở thành một căn cứ quân sự của Nga, và vẫn như vậy trong một thời gian sau đó. Sau Thế chiến thứ hai, người dân bản địa buộc phải rời Đảo Diomede Lớn vào đất liền để tránh các cuộc tiếp xúc qua lại biên giới. Trong Chiến tranh Lạnh, phần ngăn cách giữa hai hòn ảo này được gọi là "Bức màn băng" giữa Liên Xô và Hoa Kỳ cùng như giữa hai khối mà hai nước này đứng đầu. Tuy nhiên sự kiện được xem đã phá vỡ bức màn băng này là vào tháng 8/1987, khi đó một nữ vận động viên bơi lội người Mỹ tên Lynne Cox đã bơi trong hai giờ từ đảo Diomede nhỏ của Mỹ sang đảo lớn của Liên Xô, một cột mốc được công nhận là giúp xoa dịu căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh giữa Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev.