Affichage des articles dont le libellé est Chung cuộc COVID-19 sẽ ra sao? Năm bước đơn giản. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Chung cuộc COVID-19 sẽ ra sao? Năm bước đơn giản. Afficher tous les articles

vendredi 3 avril 2020

Chung cuộc COVID-19 sẽ ra sao? Năm bước đơn giản

Chung cuộc COVID-19 sẽ ra sao? Năm bước đơn giản

Amir Attaran | Trà Mi

Sinh hoạt cách xa là lựa chọn duy nhất – không có cách nào khác. Sau đây là cách cuối cùng chúng ta có thể trở lại cuộc sống bình thường, một cách mà không để nhiều người phải thiệt mạng.

Mọi người đeo mặt nạ trong khi chờ  mua chất khử trùng tay tại nhà máy cất rượu Spirit of the York ở Toronto vào ngày 19 tháng 3 năm 2020. Ảnh: CP / Lars Hagberg.

Vào ngày 30 tháng 1, Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố COVID-19 là “Tình trạng khẩn trương cho sức khỏe cộng đồng toàn cầu”. Canada chưa chuẩn bị, và đại dịch COVID-19 đã tấn công ở mọi mặt. Mọi người đang tự hỏi khi nào sẽ chấm dứt việc phải ở nhà và không nhận được tiền lương.
Rõ ràng không có trả lời duy nhất cho câu hỏi này. Nó phụ thuộc vào khoa học, do luật và chính sấch hiện thời hướng dẫn, đó là cả một đại dương nhiều thay đổi của nhân loại. Tệ nhất, các chính khách có thể coi thường khoa học, điều này đúng với trường hợp Donald Trump (đã) muốn Hoa Kỳ trở lại sinh hoạt bình thường vào lễ Phục sinh, bất chấp những gì có thể xảy ra.
May thay chính khách Canada không quá điên rồ như vậy. Con đường trở lại bình thường cho chúng ta có thể sẽ được giới dịch tễ học, miễn dịch học, y học và chuyên viên y tế công cộng đồng thông báo.
Tôi viết bài này với tư cách là một chuyên viên khoa học để giúp giải thích một kết thúc hợp lý dịch COVID-19 có thể sẽ như thế nào – không phải để đe dọa, nhưng để cho thấy rằng có ánh sáng ở cuối đường hầm. Để hiểu nó, chúng ta cần phải biết những điều cơ bản về kiểm soát dịch bệnh đối với SARS-CoV-2, virus tác nhân gây ra COVID-19. Bạn có thể chỉ đọc bài viết này, hoặc đọc thêm chi tiết ở những đường dẫn để hiểu sâu hơn về mặt khoa học nếu tò mò.
Mỗi người bị nhiễm SARS-CoV-2 là một người có thể truyền nhiễm, cho dù họ có hay không có triệu chứng, thường bắt đầu vào khoảng ngày thứ năm. Có  nhều ước tính khác nhau, nhưng mỗi người nhiễm bệnh được cho là có thể truyền bệnh cho khoảng hai hoặc ba người khác. Đây được gọi là số sinh sản căn bản, hay Ro, (phát âm là ‘R-naught’) và khi Ro vẫn còn lớn hơn “1” thì dịch bệnh đang lây lan theo đường biểu diễn cấp số nhân.

Tỉ số truyên nhiễm (Ro>1) lên đỉnh điểm rồi giảm xuống (Ro<1). Nguồn: OntheNet

Chìa khóa để đánh bại SARS-CoV-2 là đem Ro xuống nhỏ hơn “1” một và giữ nó ở đó, nghĩa là mỗi người nhiễm bệnh chỉ có thể truyền nhiễm cho ít hơn một người khác. Điều đó khiếnt dịch bệnh giảm đi cho đến khi nó bị dập tắt. Tất cả mọi chuyện khác, tất cả mọi thứ khác, chỉ làm rối việc.
Vậy làm thế nào để làm cho Ro nhỏ hơn 1? Có một số phương pháp trên mặt lý thuyết, nhưng hiện tại chỉ có một biện pháp trong thực tế.
Mặc dù không phải là việc được đề nghị nên làm, nhưng người ta có thể làm như Trump, chọn cách để cho virus lây lan như cháy rừng. Nhiều người sẽ bị nhiễm và chết vì COVID-19, người già chết nhiều hơn người trẻ, nam chết nhiều hơn nữ, những người ít miễn dịch chết nhiều hơn so với những người tráng kiện – nhưng COVID-19 vẫn có thể giết bất cứ ai.
Hầu hết những người khỏi bệnh sẽ có khả năng miễn dịch tự nhiên trong tương lai, ít nhất là trong một thời gian, nếu không phải là vĩnh viễn. Trước đây đã có 40 đến 70 phần trăm dân số đã miễn dịch theo cách này, thì khi “miễn dịch cộng đồng” xẩy ra và Ro giảm xuống nhỏ hơn ‘1’ vì còn lại ít người dễ bệnh. Chúng ta không biết điều này một cách chắc chắn, nhưng vì loài khỉ đã miễn nhiễm đối với SARS-CoV-2 và con người đã miễn nhiễm với các chủng coronavirus khác, nên việc miễn dịch đối với coronavirus mới là một điều gần như chắc chắn.
Một cách khác để tăng khả năng miễn dịch cộng đồng là tiêm thuốc ngừa (vaccine). Hiện nay có thể mua vaccine coronavirus cho chó, nhưng không có vaccine cho người, và không có phép màu nào có thể mang lại vaccine đó trong năm nay. Đó không chỉ là một việc đáng xấu hổ lớn mà còn là một bằng chứng của sự thiển cận vì chính phủ các cấp đã lơ là với việc tài trợ cho những nghiên cứu vaccine ngừa coronavirus cho người sau khi đánh bại đại dịch SARS năm 2003 – nếu không thì vaccine ngừa SARS-CoV-2 có thể đã nằm trong tầm tay. (Canada có lỗi về việc này hơn bất kỳ quốc gia nào khác,vì đã cam kết với một dự án ​​về vaccine cho người, nhưng thật keo kiệt đến nỗi không thể bắt đầu các thí nghiệm lâm sàng, đó cũng là những gì đã xẩy ra cho vaccine ngừa Ebola.)
Nếu không có miễn dịch cộng đồng hoặc thuốc chủng ngừa, phương pháp thay thế tốt nhất là một loại thuốc làm giảm tải lượng virus cao và nguy cơ thiệt mạng đối với những bệnh nhân bị bệnh nặng và có lẽ giảm khả năng những bệnh nhân bị bệnh nhẹ có thể lây cho người khác. Đây là cách đối phó có hiệu quả tuyệt vời đối với HIV/AIDS. Rắc rối là, hiện nay không có thuốc cho SARS-CoV-2, và sẽ mất vài tháng để thí nghiệm những loại thuốc có triển vọng nhất. Một các khác có thể áp dụng là truyền huyết tương, một sản phẩm máu chứa kháng thể từ những người đã đánh bại virus và hết bệnh, và cách này cũng đang được thí nghiệm, mặc dù rất khó để quy mô hóa.
Như thê chúng ta chỉ còn lại một lựa chọn: sinh hoạt cách xa, hoặc đơn giản là giữ một khoảng cách giữa những người bị nhiễm và những người chưa nhiễm bệnh để ép cho trị số Ro nhở hơn một.
“Khoảng cách” ở đây có thể là cách ly, tự cách ly hoặc có thể mọi người phải đeo mặt nạ giải phẫu ở nơi công cộng và xung quanh các người thân đang bị bệnh. Hiện tại, chúng ta đang làm hai phương pháp đầu tiên. Chúng ta chắc chắn không thể láp dụng biện pháp cuối cùng vì hiện nay rẩt khan hiếm mặt nạ đến nỗi nhân viên tế đang buộc phải hạn chế khi sử dụng chúng. Rõ ràng Canada đã hoàn toàn thiếu sự chuẩn bị này, và Ontario thậm chí còn để dự trữ khẩn cấp 55 triệu khẩu trang của tỉnh bang hết hạn mà không thay thế. Nhưng nếu một ngày nào đó có đủ mặt nạ, một số (kể cả tôi) nghĩ rằng việc người Canada đeo mặt nạ là hợp lý và có nhiều kết quả hứa hẹn thì sẽ thử.
Và đó là câu trả lời: sinh hoạt cách xa (về mặt vật lý) là biệng pháp duy nhất chúng ta có thể thực hiện bây giờ. Đơn giản là không có biện pháp nào khác thay thế. Bất cứ ai còn nghi ngờ thì nên xem hoạt hình này của tờ Washington Post.

Nguồn: The Washinton Post

Câu hỏi sau đó trở thành cách tốt nhất để làm điều đó là gì, và sau đó, làm thế nào tốt nhất để trở lại cuộc sống bình thường, một cách để ít người thiệt mạng nhất và ít gây hại nhất cho xã hội và nền kinh tế.
May mắn thay, công việc nghe có vẻ  khó khăn này có thể chia thành một số bước đơn giản.

Bước 1: Giới nghiêm và xét nghiệm

Chúng ta phải duy trì sinh hoạt giữ khoảng cách đủ lâu – và gắt gao hơn nhiều so với những gì chúng ta đang làm – để chặn đứng sự lan truyền của virus trong cộng đồng. Mọi người phải ở nhà. Những cơ sở làm việc không cần thiết phải đóng cửa. Chúng ta tuyệt đối phải giữ hầu hết mọi người ở Canada cho đến khi truyền nhiễm cộng đồng của SARS-CoV-2 trở thành đường thẳng (đường cong đã bị đè bẹp) và xuống đến zero.

Đè bẹp đường cong để mua thời gian và giữ cho hệ thống y tế không bị sức ép quá lớn. Nguồn: HuffPost Canada

Chúng ta có thể giới nghiêm nửa vời và chờ hàng tháng để đạt đến điểm đó, hoặc chúng ta có thể sinh hoạt giữ khoảng cách một cách nghiêm ngặt hơn và vượt qua đỉnh lây lan trong một vài tuần. Chỉ sau đó, chúng ta mới có thể kiểm soát được dịch bệnh và cho mình cơ hội thứ hai để cùng tồn tại với virus một cách an toàn.
Trong khi Bước 1 đang được tiến hành, Canada và các tỉnh bang  phải giải quyết sự thất bại kinh hoàng không thể giải thích được khi làm quá ít xét nghiệm SARS-CoV-2, và quá chậm. Thời gian chờ đợi cho kết quả phải giảm từ nhiều ngày xuống chỉ còn vài giờ, vì nếu không xét nghiệm nhanh, thì chúng ta không thể phát giác ra và cách ly người nhiễm bệnh sớm, để tránh được bệnh tật và cái chết cho gia đình họ và cho  cộng đồng.

Công ty Spartan Bioscience tại Ottawa đang trong giai đoạn cuối để chế tạo một dụng cụ xét nghiệm COVID-19 cho kết quả trong vòng 1 giờ. Ảnh:  Spartan Bioscience.

Tất cả những xã hội mở đã chiến đấu với dịch COVID-19 và đạt kết quả tốt, như Singapore, Nam Hàn và Đài Loan, đã xét nghiệm và phản ứng nhanh chóng thật thành thạo vì họ đã chuẩn bị từ nhiều tháng hoặc nhiều năm trước Canada.
Nếu không có khả năng xét nghiệm nhanh, các bước tiếp theo, mô tả sau đây, sẽ vô hiệu, do đó, việc giải quyết ngay việt xét nghiệm nhanh và nhiều phải nằm trong số các ưu tiên cao nhất của chính phủ.

Bước 2: Từng nhóm người khỏe mạnh nhất tuần tự trở lại sinh hoạt bình thường

Khi Bước 1 đã giảm độ lây nhiễm cộng đồng xuống zero, chúng ta có thể bắt đầu để một số, không phải tất cả mọi người, trở lại cộng đồng sinh hoạt, mỗi lần một nhóm. Về mặt logic, chúng ta nên bắt đầu với những người khó có thể bị bệnh nặng, có nghĩa là người trẻ, nói chung khỏe mạnh và không kém miễn dịch, mặc dù giới khoa học cần thu thập thêm bằng chứng từ bây giờ và sau đó để chứng minh những giả định này là đúng.

Bước 3: Bình tĩnh và theo dõi mọi giao tiếp

Một số trong cộng đồng bị nhiễm và bị bệnh, nhưng đó không phải là thảm họa. Bởi vì nó chỉ là một phần của dân số Canada, các cơ sở y tế của chúng ta có thể chăm sóc người bệnh nặng (ở ICU) mà không bị quá sức hoặc hết máy thở. Trong khi đó, nhân viên y tế cộng đồng của chúng ta có thể sử dụng khả năng xét nghiệm đã được cải thiện cho bất kỳ ai có triệu chứng và nhanh chóng kiểm dịch những người đã nhiễm virus, theo dõi những giao tiếp xã hội của họ, theo dõi và kiểm tra những người đã liên hệ và cách ly họ nếu cần thiết. Trò chơi dịch tễ học về whack-a-mole (hay thuật ngữ “truy tìm dấu vết”) cho đến khi tìm thấy tất cả những người đã tiếp xúc với nhười nhiễn virus, và việc truyền nhiễm cộng đồng lại lại giảm xuống gần như zero – có nghĩa là đã đến lúc phải chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 4: Làn sóng hội nhập thứ hai

Sau khi nhóm đầu tiên đã tái hội nhập, có thể mất vài tuần, nền kinh tế đã khởi động lại phần nào, các chuyên gia y tế của chúng ta đã giải quyết được vấn đề, và nhiều người đã bị nhiễm bệnh đưa chúng ta đến tình trạng miễn dịch cộng đồng gần hơn một chút – như thế rủi ro và khó khăn đối với nhóm thứ hai sẽ ít hơn.
Có lẽ nhóm thứ hai sẽ gồm những người hơi dễ bị bệnh nặng, chẳng hạn như giới trung niên, mặc dù tôi nhắc lại khoa học có thể tinh chỉnh các tiêu chuẩn giữa lúc này và sau đó. Lặp lại Bước 3 cho nhóm thứ hai; Nghiêm ngặt theo dõi nhanh những gười đã tiếp xúc với người đã nhiễm và một lần nữa, đợi truyền nhiễm cộng đồng giảm xuống  zero trước khi tiếp tục. Vòng này sẽ vượt qua nhanh hơn vòng đầu tiên.

Bước 5: Làn sóng thứ ba và cuối cùng

Đến nay bạn đọc đã đoán được bước tiếp theo. Cuộc sống bắt đầu trở lại như bình thường ở thế giới bên ngoài, và đã đến lúc để nhóm thứ ba của những người dễ bị bệnh nặng nhất, có thể là người già, phụ nữ mang thai và bất kỳ ai bị suy giảm miễn dịch.
Họ ít có nguy cơ sau thời gian chờ đợi, vì lúc đó khoa học y tế có lẽ đã có một số kiến thức về việc cứu sống những người cực kỳ yếu đuối. Có lẽ các thí nghiệm lâm sàng có thể đã tìm thấy một loại thuốc giúp họ vượt qua nguy hiểm. Lặp lại bước 3 lần nữa.
Xuyên suốt: Trong khi các Bước từ 1 đến 5 đang diễn ra, không còn nghi ngờ gì nữa, giới khoa học và bệnh viện sẽ có được xét nghiệm huyết thanh chính xác, dễ dàng, xác định xem một người đã bị nhiễm bệnh trong quá khứ và có kháng thể có thể chống lại nhiễm trùng trong tương lai. Kiến thức đó có thể hữu ích, ví dụ bằng cách để những người đã miễn dịch vào những công việc rủi ro nhất.
Chúng ta cũng sẽ cần phải thăm dò về huyết thanh thường xuyên để xác định có bao nhiêu người ở Canada có khả năng miễn dịch. Nếu khả năng miễn dịch trong  dân số của chúng ta vẫn ở cấp còn thấp, thì cần có sự cảnh giác cao độ bởi vì bất kỳ sự tái nhiễm virus nào, có thể là do khách du lịch, sẽ lan truyền như cháy rừng.
Nhưng nếu trong một năm hoặc lâu hơn, số người có virus trong máu lên đến khoảng 40 đến 70%, thì chúng ta sẽ đạt đến ngưỡng miễn dịch cộng đồng và virus không còn là mối đe dọa lớn. Sẽ có những đợt bùng phát lẻ tẻ, nhưng việc theo dấu vết tiếp xúc sẽ trở nên dễ hơn nhiều. Dần dần cuộc sống sẽ trở lại bình thường như trước.
Đó là lúc chúng ta đã dập được dịch.

Có cần sử chữa nhà cửa nagy trongđại dịch COVID-19 hay không? Nguồn: OntheNet

Nhưng trước khi Canada có thể thắng đại dịch, Ottawa cần nghiêm khắc khuyến cáo những tỉnh bang lề mề không góp sức. Phần ít dự đoán nhất của kịch bản này là nơi chúng ta đang ở ngay bây giờ: Bước 1. Càng mất nhiều thời gian để đạt đến đỉnh điểm của dịch bệnh, giảm chỉ số Ro và đưa truyền nnhiễm cộng đồng xuống zero, thì chúng ta càng phải ở trong nhà lâu hơn hoặc không an toàn hơn, và cần lâu hơn trước khi cuộc sống có thể trở lại bình thường ở Canada. Tôi nhắc lại: có một sự lựa chọn về cách Canada tích cực áp dụng sinh hoạt xa cách đến mức nào hiện nay, và liệu Bước 1 sẽ mất vài tuần hay vài tháng là tùy vào chúng ta.

Có cần khai thác dầu cát để bán giá thấp hơn vốn trong lúc này hay không?

Giới hạn tiêu cực hiện nay là một số tỉnh bang đang xem thường biện pháp sinh hoạt cách xa vì muốn bảo vệ kỹ nghệ chính của họ. Ontario đã tuyên bố tất cả những công ty sản xuất và xây cất là những công việc cần thiết, làm như là tất cả hàng hóa đều có nhu cầu như nhau và người dân phải ở nhà không thể sống mà không cần sửa chữa nhà cửa. Alberta coi dầu cát là nhu yếu phẩm, mặc dù bitum đang bán lỗ vốn, và hàng chục ngàn nhân viên khắp Canada đang bị nhét vào các nhà máy hiện là những vườn ươm virus tuyệt vời và sau đó lây nhiễm, gây thiệt mạng cho mọi ngượi ở mọi nơi trên đất nước này.
Các tỉnh và ngành kỹ nghệ lơ là, kém kỷ luật này, và các ngành tương tự họ, cần phải thay đổi quyết định trong 24 giờ hoặc Ottawa phải dùng biện pháp cưỡng chế bằng cách ban hành Đạo luật Khẩn trương hoặc ngay cả soạn tháo một quy định khẩn cấp mới để kiềm chế hoạt động của họ vì họ đang khiến tất cả người Canada có thể bị nguy hiểm.
Cho đến nay, Ottawa đã tiến hành quá mềm mỏng – thực sự thiếu khoa học. Trừ khi chính phủ liên bang cứng rắn hơn và đưa đất nước này vào một lộ trình dựa  trên cơ sở khoa học để đánh bại dịch  COVID-19, Canada sẽ còn gặp nhiều khó khăn.
Ottawa đã loay hoay trong sự chuẩn bị. Hãy đợi để xem chính phủ sẽ có biện pháp kết thúc tốt hơn hay không.

Tác giả
Amir Attaran là một chuyên viên khoa học y sinh, luật sư và giáo sư Khoa Luật và Trường Dịch tễ học và Y tế cộng đồng tại Đại học Ottawa.
© 2020 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

Nguồn: What does the COVID-19 endgame look like? Five simple steps | Amir Attaran | MacLean’s | March 27, 2020.