ĐIỂM
HẸN
“Như một giấc mơ buổi sáng, càng sống cuộc đời của chúng ta sẽ trở nên tươi sáng hơn, và lý lẽ của mọi sự tỏ ra rõ ràng hơn. Những gì lúc trước làm cho chúng ta khó hiểu trở nên ít bí ẩn hơn, và những con đường quanh co trở thành những đường lộ thẳng.”
(Jean Paul Richter)
Câu nói của nhà văn Jean Paul Richter dường như nói lên kinh nghiệm sống của chính bản thân ông cũng như các môn đệ lúc xưa và nhiều người trong chúng ta. Trong cuộc sống, có lẽ chúng ta đã từng trải qua những giai đoạn đen tối hoặc khó hiểu, những giai đoạn làm cho chúng ta hoang mang khi không biết đời mình sẽ đi về đâu. Chúng ta cũng có những kinh nghiệm “được cứu vớt”, “được dẫn ra” khi chúng ta lướt qua được những thử thách. Trong những trải nghiệm đó, nếu chúng ta đừng vội lướt qua những kinh nghiệm đáng quý ấy, nhưng biết lắng đọng và nhìn lại những bài học và những hồng ân mà Thiên Chúa ban cho ta, chúng ta sẽ thấy rằng Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta. Mỗi Ngôi Vị của Thiên Chúa Ba Ngôi luôn tác động trong cuộc sống của mỗi người và giúp chúng ta nhận ra rằng chúng ta chẳng bao giờ cô đơn một mình.
Tuy nhiên trong thân phận con người, mỗi lần cuộc đời chúng ta đi vào ngõ cụt, chúng ta lại luẩn quẩn trong vòng xoay của lo sợ. Lắm lúc cái khó khăn nhất cho chúng ta không phải là những gì đã xảy đến, nhưng là chúng ta không biết dừng lại để dò xem mình đang đi đâu, hoặc chúng ta không đủ kiên nhẫn để chờ xem những gì sẽ đến, hoặc chúng ta không bình tĩnh đủ để nhận ra và nhắc nhở chính mình về hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho ta trong quá khứ. Chúng ta quên rằng ngay cả trong những mất mát lớn lao, những cuộc chia tay như cắt ruột, những thất bại như dìm ta xuống lòng đất thẳm sâu, nếu chúng ta biết dừng lại và nhìn lên Chúa, biết bám vào Chúa Con, và biết lắng nghe sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ tìm ra được một sức mạnh siêu nhiên phát xuất từ trong tâm hồn chúng ta. Và sức mạnh ấy sẽ làm cho chúng ta ngỡ ngàng vì chúng ta biết nó không tự chúng ta mà có.
Khi Chúa Giêsu nói lời chia tay với các môn đệ, Ngài chuẩn bị cho các ông một điểm hẹn vững chắc đó là ở trong tình yêu và sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần. Có lẽ Chúa Giêsu cũng biết rõ bản tánh con người nơi các môn đệ cho nên Ngài dặn các ông rất kỹ. Nếu chúng ta để ý nghe từng lời nhắn nhủ của Chúa Giêsu với các môn đệ, chúng ta sẽ nhận ra được tâm trạng của Chúa Giêsu lúc ấy như thế nào. Chúng ta sẽ nhận ra lòng gắn bó, sự xót xa, cũng như một cái gì đó thánh thiêng của sự chia tay, như nhà văn Jean Paul Richter nói: “cảm xúc của con người luôn luôn tinh tuyền nhất và rực rỡ nhất trong lúc hội ngộ và chia tay.”
Đấng bảo trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy… anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi… “Thầy ra đi và đến cùng anh em.” Nếu anh em yêu mến Thầy thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Thiên Chúa Cha, bởi vì Thiên Chúa Cha cao trọng hơn Thầy.
Dù các môn đệ đã được Chúa nhắn nhủ nhưng khi khó khăn xảy đến các ông lại quên hết những giáo huấn của Thầy mình và quên mất Thầy mình là ai. Nếu chúng ta nhìn lại hành trình của các môn đệ từ lúc Chúa Giêsu bắt đầu đi vào cuộc tử nạn cho đến giai đoạn sau khi Chúa Giêsu phục sinh, chúng ta thấy các môn đệ đã thay đổi rất nhiều. Trước khi Chúa Giêsu đi vào cuộc tử nạn, các ông đã từng là những người làm phép lạ khi Chúa Giêsu sai các ông đi rao giảng. Các ông đã mạnh bạo tuyên xưng luôn theo Thầy của mình, nhưng khi Thầy Giêsu bị bắt các ông đã quên hết tất cả và đã bỏ trốn. Và ngay khi Chúa Giêsu sống lại, các ông lại không tin và tưởng rằng đó chỉ là chuyện hão huyền và Thầy Giêsu thật sự đã bỏ rơi các ông, và dường như các ông đã thất vọng - người thì trở lại làng Emmau, kẻ thì trở về với công việc đánh cá. Và khi Chúa đến với các ông, có lẽ vì đang mải mê trong sự hoang mang sợ hãi, các ông đã không nhận ra Thầy mình. Tuy nhiên, dần dần Chúa Giêsu đã đánh thức các ông ra khỏi sự sợ hãi hoang mang và giúp các ông vững tin hơn, và từ đó các môn đệ trở nên nhạy bén hơn và nhận ra Ngài là ai khi Ngài đến với họ.
Qua hành trình đức tin của các môn đệ, chúng ta thấy Chúa luôn luôn dẫn dắt và chuẩn bị cho mỗi một người. Ngài để lại cho các ông Chúa Thánh Thần để chăm sóc và dẫn dắt các ông trong mọi sự và qua đó các ông trở nên những con người mới và nhạy bén trong hành trình tâm linh với Chúa Thánh Thần. Cũng vậy, chúng ta xin được ơn để học hỏi nơi các ngài ơn biết nhạy bén để nhận ra sư hiện diện của Chúa Giêsu trong cuộc sống, nhất là những lúc chúng ta gặp thử thách. Xin Chúa Thánh Thần giúp ta biết nhìn ra những dấu chỉ tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa trong những tháng ngày qua và trong giây phút hiện tại qua tất cả mọi tạo vật của Ngài. Ước gì mỗi người chúng ta luôn biết dừng lại để lắng nghe niềm vui Phục Sinh đang rạo rực trong tâm hồn và biết ôm chặt niềm vui này trong con tim vì đó là bảo chứng tình yêu và là điểm hẹn của Thiên Chúa Ba Ngôi dành cho nhân loại.
“Như một giấc mơ buổi sáng, càng sống cuộc đời của chúng ta sẽ trở nên tươi sáng hơn, và lý lẽ của mọi sự tỏ ra rõ ràng hơn. Những gì lúc trước làm cho chúng ta khó hiểu trở nên ít bí ẩn hơn, và những con đường quanh co trở thành những đường lộ thẳng.”
(Jean Paul Richter)
Câu nói của nhà văn Jean Paul Richter dường như nói lên kinh nghiệm sống của chính bản thân ông cũng như các môn đệ lúc xưa và nhiều người trong chúng ta. Trong cuộc sống, có lẽ chúng ta đã từng trải qua những giai đoạn đen tối hoặc khó hiểu, những giai đoạn làm cho chúng ta hoang mang khi không biết đời mình sẽ đi về đâu. Chúng ta cũng có những kinh nghiệm “được cứu vớt”, “được dẫn ra” khi chúng ta lướt qua được những thử thách. Trong những trải nghiệm đó, nếu chúng ta đừng vội lướt qua những kinh nghiệm đáng quý ấy, nhưng biết lắng đọng và nhìn lại những bài học và những hồng ân mà Thiên Chúa ban cho ta, chúng ta sẽ thấy rằng Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta. Mỗi Ngôi Vị của Thiên Chúa Ba Ngôi luôn tác động trong cuộc sống của mỗi người và giúp chúng ta nhận ra rằng chúng ta chẳng bao giờ cô đơn một mình.
Tuy nhiên trong thân phận con người, mỗi lần cuộc đời chúng ta đi vào ngõ cụt, chúng ta lại luẩn quẩn trong vòng xoay của lo sợ. Lắm lúc cái khó khăn nhất cho chúng ta không phải là những gì đã xảy đến, nhưng là chúng ta không biết dừng lại để dò xem mình đang đi đâu, hoặc chúng ta không đủ kiên nhẫn để chờ xem những gì sẽ đến, hoặc chúng ta không bình tĩnh đủ để nhận ra và nhắc nhở chính mình về hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho ta trong quá khứ. Chúng ta quên rằng ngay cả trong những mất mát lớn lao, những cuộc chia tay như cắt ruột, những thất bại như dìm ta xuống lòng đất thẳm sâu, nếu chúng ta biết dừng lại và nhìn lên Chúa, biết bám vào Chúa Con, và biết lắng nghe sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ tìm ra được một sức mạnh siêu nhiên phát xuất từ trong tâm hồn chúng ta. Và sức mạnh ấy sẽ làm cho chúng ta ngỡ ngàng vì chúng ta biết nó không tự chúng ta mà có.
Khi Chúa Giêsu nói lời chia tay với các môn đệ, Ngài chuẩn bị cho các ông một điểm hẹn vững chắc đó là ở trong tình yêu và sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần. Có lẽ Chúa Giêsu cũng biết rõ bản tánh con người nơi các môn đệ cho nên Ngài dặn các ông rất kỹ. Nếu chúng ta để ý nghe từng lời nhắn nhủ của Chúa Giêsu với các môn đệ, chúng ta sẽ nhận ra được tâm trạng của Chúa Giêsu lúc ấy như thế nào. Chúng ta sẽ nhận ra lòng gắn bó, sự xót xa, cũng như một cái gì đó thánh thiêng của sự chia tay, như nhà văn Jean Paul Richter nói: “cảm xúc của con người luôn luôn tinh tuyền nhất và rực rỡ nhất trong lúc hội ngộ và chia tay.”
Đấng bảo trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy… anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi… “Thầy ra đi và đến cùng anh em.” Nếu anh em yêu mến Thầy thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Thiên Chúa Cha, bởi vì Thiên Chúa Cha cao trọng hơn Thầy.
Dù các môn đệ đã được Chúa nhắn nhủ nhưng khi khó khăn xảy đến các ông lại quên hết những giáo huấn của Thầy mình và quên mất Thầy mình là ai. Nếu chúng ta nhìn lại hành trình của các môn đệ từ lúc Chúa Giêsu bắt đầu đi vào cuộc tử nạn cho đến giai đoạn sau khi Chúa Giêsu phục sinh, chúng ta thấy các môn đệ đã thay đổi rất nhiều. Trước khi Chúa Giêsu đi vào cuộc tử nạn, các ông đã từng là những người làm phép lạ khi Chúa Giêsu sai các ông đi rao giảng. Các ông đã mạnh bạo tuyên xưng luôn theo Thầy của mình, nhưng khi Thầy Giêsu bị bắt các ông đã quên hết tất cả và đã bỏ trốn. Và ngay khi Chúa Giêsu sống lại, các ông lại không tin và tưởng rằng đó chỉ là chuyện hão huyền và Thầy Giêsu thật sự đã bỏ rơi các ông, và dường như các ông đã thất vọng - người thì trở lại làng Emmau, kẻ thì trở về với công việc đánh cá. Và khi Chúa đến với các ông, có lẽ vì đang mải mê trong sự hoang mang sợ hãi, các ông đã không nhận ra Thầy mình. Tuy nhiên, dần dần Chúa Giêsu đã đánh thức các ông ra khỏi sự sợ hãi hoang mang và giúp các ông vững tin hơn, và từ đó các môn đệ trở nên nhạy bén hơn và nhận ra Ngài là ai khi Ngài đến với họ.
Qua hành trình đức tin của các môn đệ, chúng ta thấy Chúa luôn luôn dẫn dắt và chuẩn bị cho mỗi một người. Ngài để lại cho các ông Chúa Thánh Thần để chăm sóc và dẫn dắt các ông trong mọi sự và qua đó các ông trở nên những con người mới và nhạy bén trong hành trình tâm linh với Chúa Thánh Thần. Cũng vậy, chúng ta xin được ơn để học hỏi nơi các ngài ơn biết nhạy bén để nhận ra sư hiện diện của Chúa Giêsu trong cuộc sống, nhất là những lúc chúng ta gặp thử thách. Xin Chúa Thánh Thần giúp ta biết nhìn ra những dấu chỉ tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa trong những tháng ngày qua và trong giây phút hiện tại qua tất cả mọi tạo vật của Ngài. Ước gì mỗi người chúng ta luôn biết dừng lại để lắng nghe niềm vui Phục Sinh đang rạo rực trong tâm hồn và biết ôm chặt niềm vui này trong con tim vì đó là bảo chứng tình yêu và là điểm hẹn của Thiên Chúa Ba Ngôi dành cho nhân loại.
P.Anh-NNga sưu tầm