PHONG TRÀO THỂ DỤC VIỆT NAM CỘNG HÒA.
samedi 30 juillet 2022
PHONG TRÀO THỂ DỤC VIỆT NAM CỘNG HÒA.
Giáo sư Quách Ngọc Bá du học tại Pháp. Ông tập luyện đã tốt nghiệp và cũng là Giáo sư Thể Dục tại Viện Thể Dục Thẩm Mỹ của Bác Sĩ Desbonnet tại Paris vào năm 1936.
Năm 1938, tại miền Nam Việt Nam đầu tiên có một phòng tập Thể Dục Thẩm Mỹ Studio Apollon ở đường Armand Rouseau, Do Giáo Sư Quách Ngọc Bá từ Pháp trở về nước sáng lập tại Ngả Sáu Chợ Lớn.
Năm 1944, Nguyễn Thành Nhơn, sau 2 năm tập luyện tại phòng tập Thể Dục của Giáo Sư Quách Ngọc Bá đã trở thành Lực sĩ Khỏe mạnh và Đẹp, thay thế cho Lực sĩ Phạm Văn Tươi (Tác giả quyển “Bắp Thịt trước đã”) làm huấn luyện viên cho Viện Thể Dục Việt Nam tại Ngã Sáu Chợ Lớn, do Ông Hội Đồng Trương Văn Bền (Chủ Hãng Xà Bông Việt Nam) sáng lập .
Năm 1949, Lực Sĩ Nguyễn Thành Nhơn du học tại Pháp thụ huấn tại Trung Tâm Thể Dục Thẩm Mỹ và Y Khoa Raspail tại Paris. Và sau khi tốt nghiệp Giáo Sư, ông làm Giáo sư Thể Dục tại Trung Tâm Thể Dục này.
Giáo Sư Nhơn đã cùng người em là Nguyễn Công Án cũng đang du học tại đây, đứng ra thành lập ra Phong Trào Thể Dục Việt Nam tại Pháp, tại địa chỉ 36 Bis Boulevard Saint Germain, Quận 5 – Paris.
Năm 1954 , Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã mời một số nhân sĩ Việt Nam du học đang ở ngoại quốc có uy tín với quốc tế trở về nước để phục vụ cho quê hương.Trong số nhân sĩ đó có Giáo sư Nguyễn Thành Nhơn và em ruột là Lực sĩ Nguyễn Công Án, với những thành tích đạt được tại Pháp:
Giáo sư Nguyễn Thành Nhơn:
• 1954 –Tổng Thơ Ký, sáng lập Phong Trào Thể Dục VN tại Pháp
• 1957- Lập kỷ lục lặn sâu Thế Giới 81 thước, dưới biển Địa Trung Hải bằng khí nén (bình hơi ép) do Trung Tâm Hải Để Học Pháp Quốc (Centre d' Études Sous-marines de France) tổ chức tại Saint Florence (Đảo Corse) Pháp Quốc
• 1957 Huấn Sư Lặn Cứu Thủy Nạn của Nghiệp Đoàn Huấn Luyện Viên lặn dưới biển Pháp Quốc và của Trung tâm Hải Đế Học Pháp Quốc. (Centre d' Études Sous-marines de France)
Lực sĩ Nguyễn Công Án:
• 1953-Giải Nhất Lực Sĩ Đẹp Pháp Quốc
• 1954-Giải Ba Lực Sĩ Đẹp Thế Giới
• 1955-Giải Nhất Lực Sĩ Đẹp Thế Giói
• 1957-Giải Nhất Lực Sĩ Đẹp Thế Giới, v.v.
Năm 1957 -Khi về đến Việt Nam, Chính Phủ VNCH mời hai ông vào chức vụ Chuyên Viên Đặc Trách Thể Dục của Bộ Thanh Niên. Hai ông đã đệ trình chính phủ một dự án “Sức Khỏe Giống Nòi” với hoài bão đào tạo Thanh, Thiếu niên Nam và Nữ tập Thể Dục để trở thành những lực sĩ khỏe mạnh phục vụ cho đất nước.
Nhưng sau 1 năm Lực sĩ Nguyễn Công Án chờ đợi mà dự án không thành vì một lý do nào đó, Lực sĩ Án nhận thấy lý tưởng và hoài bão không thực hiện được nên rời khỏi Việt Nam trở lại Pháp, chỉ còn lại Giáo sư Nguyễn Thành Nhơn.
Năm 1959 - Giáo sư Nguyễn Thành Nhơn sáng lập ” Phong Trào Thể Dục Thẩm Mỹ và cử tạ Việt Nam Cộng Hòa” cho thành lập nhiều phòng tập thể dục cho thanh niên Nam Nữ khắp nơi trong nước. Còn tại Đô Thành Sài Gòn thì có phòng tập tại sân Vận Động Phan Đình Phùng, ở Chợ Lớn thì có vài phòng tập Thể Dục tư nhân của Lực sĩ Trần Vinh Quang và của Lực sĩ Vương Quảng Nhơn.
Trụ sở Trung ương Phong Trào đặt tại 203 đường Võ Tánh, Phú nhuận, tư gia của giáo sư Nguyễn Thành Nhơn. Phong trào phát triển mạnh mẽ chỉ trong vòng 1 năm thì đã bắt đầu có các cuộc thi lực sĩ Đẹp tại Đô Thành Sài Gòn, v.v.
Năm 1961, sau lần tổ chức Giải Lực Sĩ Đẹp Toàn Quốc tại Ty Thanh Niên Đô Thành, góc đường Hai Bà Trưng và đường Hồng Thập Tự,
ngay từ những ngày dưới thời Pháp thuộc, các nơi trống trải còn lại của trường thi Gia Định xưa đã được người Pháp xây dựng một dãy nhà ở của công nhân ngành thủy cục và sử dụng làm câu lạc bộ thể dục thể thao, ban đầu dành riêng cho binh lính Pháp sinh hoạt, về sau mở rộng ra cho giới thanh niên.
Phong Trào Thể Dục Thẩm Mỹ và Cử Tạ bị cấm thi tuyển Lực sĩ vì bà Ngô Đình Nhu cho là “Công súc tu sĩ”. Phong trào Thể Dục Thẩm Mỹ cũng bị ngưng hoạt động vì lệnh cấm trên.
Năm 1963, vào thời điểm bấy giờ tình hình miền Nam rối loạn, Phật Giáo và các đoàn thể khác xuống đường chống chính phủ. Vì không đồng ý đem thành phần thanh niên lực sĩ của Phong Trào gia nhập vào Đoàn thể Thanh Niên Cộng Hòa. Giáo Sư Nguyễn Thành Nhơn bị chính quyền bắt giam tại B-42 ở Thị Nghè. Và nhờ cuộc đảo chính 1-11-1963. Giáo sư Nhơn mới được giải thoát sau hơn 11 tháng bị giam cầm. Phong Trào TDTM lại tiếp tục phát triển khắp miền Nam.
1966 - Giáo sư Nguyễn Thành Nhơn được bổ nhiệm chức vụ Giám Đốc Nha Thể Dục Thể Thao Thanh Niên VNCH. Phong Trào Thể Dục Thẩm Mỹ và Cử Tạ cũng được phát triển song song với các bộ môn thể thao khác.
1970 đến 1975 - Trung Tá Lê Vĩnh Hòa Tổng Giám Đốc Phát Thanh, Điện Ảnh và Truyền Hình VNCH mời Giáo Sư Nguyễn Thành Nhơn làm Giám Đốc Chương Trình Sức Khỏe Giống Nòi “Kiến Càng” trên đài truyền hình số 9 VNCH được phát hình khắp miền Nam mãi cho đến ngày 30-4-1975.
Giáo sư Kiến Càng Nguyễn Thành Nhơn sinh ngày 16 tháng 10 năm 1924 tại Việt Nam, vừa qua đời ngày 22 tháng 5 năm 2022 tại thành phố Houston, bang Texas, Hoa Kỳ.
Hồng Phúc sưu tầm
6 nghề nghiệp độc đáo tại Hoa Kỳ
6 nghề nghiệp độc đáo tại Hoa Kỳ
Một số công việc đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt, một số khác thì chỉ đơn giản là cần người có đủ tinh thần mạo hiểm. Dưới đây là một số công việc độc đáo bạn có thể tìm thấy tại Mỹ ngày nay, thậm chí với mức lương khá cao.
Người giữ cúp Stanley
Trở thành người giữ cúp Stanley không hề đơn giản. Được khắc tên hàng ngàn đội chiến thắng kể từ năm 1892, chiếc cúp được đánh giá là chiếc cúp dành cho vận động viên chuyên nghiệp lâu đời nhất tại Bắc Mỹ. Người giữ cúp phải lau chùi nó mỗi ngày và thậm chí mang nó đi dự các sự kiện và quảng cáo trong suốt cả năm.
Thợ lặn vớt bóng gôn
Khi gôn thủ đánh bóng rơi xuống nước, phải có người lặn xuống để lấy bóng gôn. Nhưng công việc này không dành cho tất cả mọi người: thợ lặn phải quen với tầm nhìn thấp và, đối với những người làm việc tại vùng đầm lầy, có thể gặp phải cá sấu.
Người nếm kem
Một nghề hoàn hảo dành cho những ai thích ngọt, một người nếm kem sẽ dành hàng giờ để nếm nhiều loại kem và phân loại dựa vào hương vị, mùi, kết cấu và độ đặc của nó. Ứng viên hoàn hảo phải có một khẩu vị khỏe mạnh và sự chú tâm tuyệt vời đến từng chi tiết.
Người kiểm tra giường
Không gì có thể vượt qua việc được leo lên một chiếc giường ấm áp, thoải mái. Những người kiểm tra giường chuyên nghiệp tại các công ty sản xuất thì phải nằm lên và ngủ trên những chiếc giường mẫu, sau đó đánh giá mức độ thoải mái và chất lượng của những chiếc giường đó. Họ cũng có thể phải thử gối, chăn và những sản phẩm khác hỗ trợ ngủ ngon.
Người thu hoạch sứa
Một nghề sinh lời với tiềm năng kiếm được 10,000 đô la mỗi ngày, ngư dân ở Georgia, Florida, và Nam Carolina thu hoạch sứa và xuất khẩu sang các nước như Nhật Bản, Trung cộng, và Thái Lan – nơi có nhu cầu cao về loại thực phẩm này. Sứa được sử dụng trong các món ăn như súp, salad, và thậm chí còn có công dụng trị liệu.
Thợ sửa chữa gấu bông
Nếu bạn đã từng mua gấu bông tại Build-A-Bear, bạn có thể an tâm rằng nó sẽ ở bên bạn đến suốt đời và mãi mãi. Các kỹ thuật viên gấu bông ở St. Louis, Missouri, có thể sửa chữa và làm lại gấu bông cho bạn nếu các chú gấu bông của bạn bị hư hỏng.
Như Ý
Hồng Phúc sưu tầm
lundi 25 juillet 2022
Mè rang và chứng tiểu tiện ban đêm
Hạt vừng hay được gọi là hạt mè với nhiều loại, phổ biến là vừng vàng, vừng trắng và vừng đen. Hạt vừng có một hồ sơ dinh dưỡng rất kinh ngạc. Ngoài những vitamin thì trong hạt mè còn chứa lượng lớn các khoáng chất tự nhiên và các hợp chất hữu cơ bao gồm canxi, sắt, magiê, phốt pho, mangan, đồng, kẽm, chất xơ, thiamin, vitamin B6, axit folic, protein, và tryptophan. Do vậy mà những lợi ích mà hạt vừng mang lại cho sức khỏe cũng vô cùng lớn.
1. Huyết áp.
2. Phòng chống ung thư
3. Kiểm soát bệnh tiểu đường
4. Đường tiêu hóa
5. Sức khỏe xương
6. Chống viêm nhiễm
7. Bảo vệ dưới các tác nhân bức xạ
8. Sức khỏe răng miệng
9. Da và tóc
10. Chức năng chuyển hóa
Lưu ý: người lớn tuổi ăn một ngày 3 muỗng cà phê mè rang (nguyên hột, không muối, không đường) sẽ khỏi phải thức giấc tiểu tiện ban đêm.
Nếu như ăn quá nhiều hạt mè có thể gây khó chịu ở dạ dày và ruột kết. Tuy nhiên, những việc này chỉ xảy ra khi ăn với lượng rất lớn.
dimanche 24 juillet 2022
Giáo hội Công giáo tại Canada trước ngưỡng cửa chuyến viếng thăm của ĐTC
Giáo hội Công giáo tại Canada trước ngưỡng cửa chuyến viếng thăm của ĐTC (Đức Thánh Cha)
Chúa Nhật ngày 24/7/2022, Đức Thánh Cha sẽ lên đường bắt đầu chuyến viếng thăm kéo dài 6 ngày tại Canada. Đức Thánh Cha đến Canada để gặp gỡ Giáo hội tại nước này và đặc biệt muốn gặp gỡ và đẩy mạnh tiến trình hoà giải giữa các cộng đoàn Người Bản địa Canada và Giáo hội Công giáo.ĐTC gặp các phái đoàn Người Bản địa Canada
Đây là chuyến viếng thăm thứ 37 của Đức Thánh Cha tại nước ngoài kể từ khi ngài kế vị Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI vào tháng 3/2013. Khẩu hiệu của chuyến viếng thăm Canada là "Bước đi cùng nhau".
Giáo hội Canada
Tại quốc gia có diện tích gần 10 triệu km2, rộng thứ hai trên thế giới, sau nước Nga, với dân số hơn 38 triệu người, Giáo hội Canada hiện có 71 giáo phận và các cơ cấu tương đương, với 3.881 giáo xứ, 557 trung tâm mục vụ, 134 giám mục, 6.222 linh mục, trong đó có 4.117 linh mục triều và 2.105 linh mục dòng, 1.217 phó tế vĩnh viễn, 1.032 nam tu sĩ, 9.620 nữ tu và 313 thành viên các tu hội đời. Bên cạnh đó Giáo hội có 99 thừa sai giáo dân, hơn 18 ngàn giáo lý viên, 352 đại chủng sinh. Giáo hội điều hành 2.675 trung tâm giáo dục, với hơn 820 ngàn học sinh, và 435 trung tâm bác ái và xã hội.
Đức tin Công giáo được truyền đến Canada sau khi người châu Âu khám phá ra những vùng lãnh thổ này vào thế kỷ 16. Vào ngày 7 tháng 7 năm 1534, một linh mục người Pháp đi cùng với nhà thám hiểm Jacques Cartier đã cử hành Thánh lễ đầu tiên trên các bãi biển của bán đảo Gaspé, thuộc nước Pháp lúc bấy giờ. Quá trình thực dân hóa bắt đầu với việc thành lập thành phố Québec vào năm 1608 và Ville Marie, nay là Montréal, vào năm 1642. Nhiều dòng tu Pháp đã gửi các tu sĩ nam nữ đến những nơi này, bắt đầu công việc truyền giáo giữa các dân tộc bản địa.
Cuộc chinh phục Canada của người Anh vào giữa thế kỷ thứ 18 đánh dấu một giai đoạn khó khăn đối với Giáo hội Công giáo. Tuy nhiên, sau những khó khăn ban đầu, con đường hướng tới sự chung sống dân sự diễn ra nhanh chóng và khi các quyền của người Công giáo được công nhận ở Anh, vào nửa đầu thế kỷ 19, Công giáo đã có thể tự do truyền bá trong các vùng lãnh thổ nói tiếng Anh. Năm 1841, Đạo luật Liên minh đã công nhận đầy đủ về mặt pháp lý cho Giáo hội ở Canada.
Các Giáo hội Nghi lễ Đông phương cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của Giáo hội Công giáo ở Canada, đặc biệt là ở phía tây của đất nước, nơi đã có nhiều cuộc di cư từ Đông Âu, đặc biệt là từ Ucraina. Ngày nay Giáo hội Ucraina là Giáo hội Đông phương lớn nhất ở Canada. Các cộng đồng nghi lễ Đông phương khác là Slovak, Armenia, Hy Lạp-Melkite, Maronite, Can-đê và Syro-Malabar và Syro-Malankara.
Những thách đố và những vấn đề
Nằm trong bối cảnh đa tôn giáo và đa sắc tộc, Giáo hội Công giáo Canada là tôn giáo lớn nhất tại nước này. Tín hữu Công giáo chiếm 44% dân số, kế đến là Tin lành thuộc các hệ phái khác nhau (gần 1/3 dân số). Ngoài ra còn có nhiều tôn giáo thiểu số khác nhau, bao gồm Hồi giáo (3%), Do Thái giáo (1%), Phật giáo (1%) và Ấn giáo (1%).
Thách đố của việc tục hoá
Trên thực tế, từ những năm 1960, các tín hữu đã dần dần xa rời Giáo hội, và có sự suy giảm các ơn gọi, đặc biệt là ở Ontario và trong cái nôi của Công giáo Canada: Québec. Giáo hội ở tỉnh này ngày nay đã mất vai trò của một trung tâm ảnh hưởng tôn giáo và văn hóa mà nó từng có cho đến vài thập kỷ trước. Một dấu hiệu cho thấy điều này là sự phát triển của hệ thống trường học, hệ thống ngày càng mang tính cách thế tục và các lựa chọn chính trị khác trái ngược với học thuyết Công giáo.
Trên thực tế, Canada ngày nay có lẽ là nước 'cấp tiến' nhất trong số các xã hội phương Tây trong việc thử nghiệm các hình thức xã hội, văn hóa và luật pháp mới: Hỗ trợ sinh sản, nhân bản con người, tình trạng của gia đình và hôn nhân, an tử và trợ tử. Giáo hội đã lên tiếng nhiều lần và mạnh mẽ, đặc biệt thông qua Tổ chức vì gia đình và sự sống (Ocvf), về những vấn đề là trung tâm của cuộc tranh luận chính trị trong hai thập kỷ qua ở đất nước. Sự dấn thân của Giáo hội trên bình diện bảo vệ sự sống, từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên, được liên kết với việc ủng hộ gia đình tự nhiên được thiết lập trên sự kết hợp giữa người nam và người nữ. Giáo hội cũng phản đối hôn nhân đồng tính.
Dấn thân vì hòa bình, môi trường và nhân quyền
Giáo hội ở Canada cũng luôn hiện diện trong các vấn đề quan trọng khác như hòa bình thế giới, giải trừ quân bị, phát triển bền vững, môi trường, công bằng xã hội, bảo vệ quyền của người dân bản địa Canada, người nhập cư và người tị nạn và tất cả những người bị loại trừ khỏi xã hội phúc lợi. Sự dấn thân này được thực hiện thông qua Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục cùng với Ủy ban Thường trực về Phát triển và Hòa bình.
Kể từ năm 2010, cơ quan thứ hai này đã hoạt động như một giao diện giữa Hội đồng Giám mục Canada và tổ chức Công giáo Canada, với mục tiêu kép là cung cấp viện trợ cho sự phát triển của miền nam bán cầu, cho những người tị nạn và nạn nhân của chiến tranh và thiên tai, cũng như để nâng cao nhận thức của những người Công giáo Canada về những vấn đề này. Giáo hội cũng dấn thân không kém kiên quyết trong việc bảo vệ nhân quyền: các giám mục đã rất nhiều lần than phiền cũng như đưa ra vô số lời kêu gọi để Canada nghe tiếng nói của các Kitô hữu bị bách hại và của tất cả các nạn nhân của cuộc đàn áp, chiến tranh và bạo lực trên thế giới.
Giáo hội Canada cũng chia sẻ mối quan tâm ngày càng tăng của xã hội dân sự đối với môi trường. Để giúp các tín hữu suy tư và góp phần xây dựng một nền văn hóa môi trường mới, vào năm 2013, Ủy ban Công lý và Hòa bình đã cung cấp cho các giáo phận và giáo xứ một bản tóm tắt nhỏ gồm tám chủ đề chính được đề cập trong giáo huấn gần đây nhất của Giáo hội về môi trường: sự sáng tạo theo hình ảnh của Thiên Chúa; trật tự nội tại của sự sáng tạo; mối quan hệ giữa “sinh thái nhân văn” và “sinh thái môi trường”; trách nhiệm của con người đối với thụ tạo; vài trò đạo đức của môi trường; tinh thần liên đới; Đấng Sáng tạo và linh đạo và những phản ứng cần thiết cho các vấn đề môi trường ngày nay.
Được công bố trước thông điệp Laudato si' của Đức Thánh Cha Phanxicô, về việc chăm sóc ngôi nhà chung, tài liệu này có kèm theo một số trích dẫn quan trọng trích từ các thông điệp, bài phát biểu, bài giảng và thông điệp của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI. Vẫn trong bối cảnh bảo vệ môi trường và nhân quyền, các giám mục Canada đã nhiều lần can thiệp vào vấn đề khai thác mỏ tại các nước ở miền nam bán cầu (trong đó nhiều công ty Canada cũng tham gia), tố cáo những thiệt hại và bất công đối với môi trường và khẳng định rằng hoạt động kinh tế phải luôn được thực hiện với sự tôn trọng quyền con người và môi trường.
Mối quan tâm đối với các Dân tộc đầu tiên
Về mặt đối nội, Giáo hội Canada trong nhiều năm đã giải quyết mối quan tâm mục vụ đặc biệt đối với các dân tộc bản địa (các Dân tộc Đầu tiên, Inuit và Métis), những người vẫn đang phải trả giá cho hậu quả của sự thực dân của châu Âu ngày nay. Nếu trong lịch sử truyền giáo của những dân tộc này, có rất nhiều ví dụ về các nhà truyền giáo và giám mục dấn thân bảo vệ quyền của người Mỹ gốc bản địa, thì một phần của Giáo hội chịu trách nhiệm về những đau khổ do những thực dân châu Âu gây ra. Các trách nhiệm được các giám mục thừa nhận; các ngài đã ký Tuyên bố Liên Hiệp quốc năm 2007 về quyền của người bản xứ, đặc biệt có tham chiếu đến quyền tự do tôn giáo.
Đặc biệt đau đớn là bi kịch của các trường nội trú dành cho người bản địa; trong một thế kỷ, những nơi này đã tiếp nhận hơn 150.000 trẻ em bản địa bị buộc rời khỏi gia đình để được giáo dục theo văn hóa châu Âu, như một phần của chính sách đồng hóa do chính phủ Canada thực hiện. Sau sự phản đối kịch liệt vào mùa hè năm 2021, xuất phát từ việc phát hiện hài cốt của một số trẻ em bản địa trong khuôn viên của một số trường nội trú Công giáo trước đây, Hội đồng Giám mục chính thức cầu xin sự tha thứ cho tội ác đã gây ra và cam kết cộng tác với các nhà lãnh đạo của Các Dân tộc đầu tiên để xác định sự thật, cũng như tài trợ cho các con đường hàn gắn và hòa giải. Trong bối cảnh này, một phái đoàn gồm các nạn nhân, các giám mục và các nhà lãnh đạo bản xứ được dự kiến thăm Vatican vào tháng 12 năm 2021 để gặp Đức Thánh Cha, nhưng sau đó bị hoãn lại do Covid. Đến đầu năm 2022 họ đã được Đức Thánh Cha gặp tại Vatican.
Giáo hội Công giáo Canada từ lâu đã tích cực ủng hộ các Dân tộc Đầu tiên trong việc công nhận các quyền của họ (bắt đầu từ quyền của họ đối với đất đai và tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước) thông qua một hoạt động mạnh mẽ là tố cáo, giáo dục và gây nhận thức của dư luận. Thêm vào tất cả những điều này, là nhiều chương trình được xúc tiến với sự phối hợp với Hội đồng các Dân tộc Đầu tiên (ANP) để cải thiện điều kiện của người dân bản địa.
Đối thoại với các Giáo hội và các hệ phái tôn giáo khác
Trong lĩnh vực này cũng như trong các lĩnh vực khác, Giáo hội Công giáo cộng tác chặt chẽ với các cộng đồng Kitô giáo khác, thông qua Hội đồng các Giáo hội Canada, tổ chức mà Giáo hội Canada đã trở thành thành viên thường trực vào năm 1997, và cả với các hệ phái tôn giáo khác có mặt ở Canada. Sự hợp tác và liên đới với các cộng đồng tôn giáo khác là một trong những thành quả rõ ràng nhất của cam kết thúc đẩy đối thoại đại kết và liên tôn của Giáo hội Canada, được khởi xướng trong thời gian Công đồng Vatican II, với sự tham gia vào đối thoại thần học Chính thống-Công giáo Bắc Mỹ vào năm 1965, và tiếp tục với sự ra đời của một Ủy ban Anh giáo-Công giáo vào năm 1971, với cuộc đối thoại với Giáo hội Thống nhất vào năm 1974, cho đến cuộc đối thoại với các giám mục Chính thống Canada vào năm 2001, cũng như với Nhóm Làm việc Do Thái-Kitô giáo đã hoạt động từ năm 1977.
T.Anh chuyển
LES JOYEUX 5 à 8 DU CVQN (comité vie du quartier Nord Sherbrooke) à l'été 2022- Partie 1 (du 29-06 au 20-07-2022)
4è édition des Joyeux 5 à 8 du quartier Nord
le mercredi 29 juin, 17h15, au kiosque derrière l’école Montcalm, 2050, boulevard Portland, Sherbrooke.
OBJECTIF
Briser l'isolement en rencontrant les gens du quartier et en créant des liens dans une atmosphère musicale.
La rencontre se déroulera ainsi:
17h15: -Accueil, inscription, cocktail, (faire connaissance ou se retrouver)
-Petite collation gratuite (Yvon et son équipe sera de retour avec
les petites bouchées et plus)
- Flash communautaire (AQDM )
18h15: -Musique
- Prix de présence
20h00-: Fin
1ère rencontre
le mercredi 29 juin 2022 à 17h15 heures (5:15 heures p.m.) au kiosque derrière l’école Montcalm, 2050, boulevard de Portland,
avec les artistes Pascal Gemme,
et Réjean Labonté.
Pour cette fête au village, ils sauront nous réjouir avec leur musique et de plus, nous faire chanter et danser selon la tradition folklorique québécoise.
Flash communautaire
collation
Prix de présence
2ère rencontre
le mercredi 06 juillet 2022 à 17h15 heures (5:15 heures p.m.) au kiosque derrière l’école Montcalm, 2050, boulevard de Portland,
- avec Maxim Bélanger, professeur de guitare, codirecteur et copropriétaire de l’École de Musique Pianissimo.
inscription
*****************************************
3ère rencontre
le mercredi 13 juillet 2022 à 17h15 heures (5:15 heures p.m.) au kiosque derrière l’école Montcalm, 2050, boulevard de Portland,
avec l'artiste invité Sébastien Bergeron 'De ma galerie jusqu’à vous'.
" De la musique espagnole au tango, en passant par les bandes de films, vous êtes invités à venir découvrir plusieurs classiques de la guitare.
C’est en cherchant des pièces que je pouvais jouer sans accompagnement que j’ai concocté ce petit pot-pourri de classiques plus ou moins âgés.
En temps normal, je me produis exclusivement sur mon balcon mais ce sera un honneur de faire exception et de partager avec vous le fruit de mon passe-temps.
Au plaisir, S.B " .
4ème rencontre
le mercredi 20 juillet 2022 à 17h15
(5h15 p.m.) au kiosque derrière l’école Montcalm, 2050, boulevard de Portland.
avec le groupe
" En attendant Pauline".
Membres :
Dmitriy Baturkin : chant, guitare
Guillaume Lemieux : chant
Malika Humbert : chant, accordéon
Mariane Maynard : chant, clarinette.
Dmitriy Baturkin : chant, guitare
Guillaume Lemieux : chant
Malika Humbert : chant, accordéon
Mariane Maynard : chant, clarinette.
« En attendant Pauline » est un groupe de musique formé à l'été 2019
par des étudiants de l'Université de Sherbrooke. Ils se sont réunis chaque
semaine pour jouer la musique qu'ils aimaient, et ont mêlés leurs goûts et
leurs cultures diverses en un joyeux camaïeu musical. Maintenant diplômés,
ils vous invitent à partager la musique qui les anime à travers des airs
énergiques tziganes, traditionnels, folkloriques et populaires
par des étudiants de l'Université de Sherbrooke. Ils se sont réunis chaque
semaine pour jouer la musique qu'ils aimaient, et ont mêlés leurs goûts et
leurs cultures diverses en un joyeux camaïeu musical. Maintenant diplômés,
ils vous invitent à partager la musique qui les anime à travers des airs
énergiques tziganes, traditionnels, folkloriques et populaires
avec une citoyenne artiste de notre arrondissement,
Adriana Maria Betancur, guitare et voix.
Elle nous dit: « Citoyenne d’origine, j’aime jouer de la guitare pour le plaisir. Ayant eu l’occasion de chanter pour des petits groupes de personnes qui préféraient entendre du français, j’ai commencé à apprendre des chansons françaises de différentes époques que je vous présenterai ainsi que quelques pièces en espagnol, ma langue maternelle."
inscriptions, cocktail, se retrouver ou faire connaissance
petites bouchées
petites collations
Prix de présence
Inscription à :
Articles (Atom)