dimanche 28 avril 2019

La croisière fluviale dont je rêvais depuis toujours

« La croisière dont je rêvais depuis toujours »

 Christiane et moi venons de réaliser un vieux rêve. Une croisière fluviale sur le Rhin, Main et le Danube. Je vous le dis tout de go : ce fut 1700 kilomètres de pur bonheur. Jamais nous n’aurions cru que c’était aussi génial ! L’un des plus beaux voyages au catalogue d’Incursion Voyages. 
image
Vue de l'intérieur de la basilique Esztergom, Hongrie 
Nous étions 39 croisiéristes, quarante, avec notre magnifique accompagnatrice Incursion Voyages, Francyn qui encadrait toutes nos visites avec sa diligence coutumière et qui nous traitait aux petits oignons. Nous avons eu beaucoup de chance, un soleil radieux tout au long du parcours, un bateau tout neuf, des menus gastronomiques qui nous faisaient saliver tous les jours, des paysages bucoliques, des visites guidées de petites villes médiévales au charme insurpassable, mais aussi de grandes villes comme Vienne, Francfort et Strasbourg. On entendait des « Ho ! » et des « Ha ! » à profusion. 
image
Voyager en groupe c'est faire de merveilleuses rencontres 
Mes coups de coeurAlors, mes coups de cœur. À Budapest, la colline de Buda, son église Matyas et le Bastion des Pêcheurs d’où l’on a une vue imprenable sur le plus beau Parlement du monde, celui de Hongrie. Tout blanc de dentelles de marbre, ses toits bourgogne, il se reflétait dans le Danube sur la rive opposée. Une merveille. 
image
Vue incroyable sur le parlement surplombant le Danube, Budapest, Hongrie 
Vienne, où j’avais fêté mes 60 ans. Avant la visite guidée de l’après-midi, nous avons pris le métro, en petits groupes et nous sommes allés marcher dans la grande rue piétonne Kärtnerstrasse. La cathédrale Saint-Étienne, la Place de l’Opéra, les boutiques, les galeries, un gros coup de cœur ! Vienne est tellement romantique. En prime, nous avons eu un concert juste pour nous au Musikverein: Mozart, Strauss, Puccini… Des airs d’opéra, des valses, un émerveillement pour tout le groupe. Laissez-moi vous le dire… beaucoup d’émotions. 
image
Palais du Belvédère, Vienne, Autriche 
Le lendemain, l’Abbaye de Melk, le summum du baroque en Autriche. Gigantesque, opulente, son église entièrement recouverte d’or et des jardins luxuriants… À des lieues de la modestie que l’on attend généralement d’un monastère. Nous étions tous impressionnés. 
image
L'abbaye de Melk, Autriche 
Ensuite, on arrive en Allemagne: Ratisbonne, ses rues médiévales ravissantes et la Walhalla, un Parthénon aussi grand que celui d’Athènes, au sommet d’une colline où sont exposés 121 bustes de marbre de grands noms de la culture germanophone. Une folie du roi Louis 1er de Bavière, un temple érigé dans les années 1830. Faut voir. En plus, c’était brumeux ce matin-là. Encore plus mystérieux !ages 201 
Puis, le soir, la grouillante petite ville universitaire de Bamberg, des centaines de joyeux étudiants, bière à la main, dans les rues du centre médiéval. Absolument charmant. 
image
Le charme de Bamberg, Allemagne
À Nuremberg, où nous sommes passés devant le palais de justice où a eu lieu le célèbre procès des criminels nazis, nous avions pour guide Hildegarde, un nom prédestiné pour la visite de la partie médiévale de la ville et des alentours du château de Barberousse érigé au XIIe siècle. Au centre de la grande place une fontaine de 60 pieds de hauteur, en grande partie dorée et sur la grille qui l’entoure, il y a un anneau de laiton porte-bonheur si on le touche. Plusieurs de nos amis l’ont touché, rêvant sans doute au Lotto Max de Loto-Québec.
image
La Belle Fontaine (en allemand Der schöne Brunnen), Nuremberg, Allemagne 
Plus loin, Miltenberg, la Perle du Main, sa rue principale bordée de dizaines de maisons datant d’aussi loin que le XIVe siècle nous a tous ravis. On n’arrêtait pas de prendre des photos. Je pourrais vous nommer toutes ces petites ou grandes villes médiévales allemandes où nous nous sommes arrêtés. Toute et chacune avaient un charme incroyable et donnaient le goût d’y retourner un jour. Tout au long, de superbes paysages paisibles de fermes, de collines aux couleurs d’automne, de petits villages où pointaient des clochers en forme d’oignon, quelques châteaux bavarois, constamment des images à carte postale, où que l’on porte l’œil. Il fallait nous voir prendre l’apéro, en fin d’après-midi, dans ce décor féérique et constamment renouvelé. C’est ça, la beauté d’une croisière fluviale. On se laisse bercer. On contemple. On échange nos impressions, nos émotions. Un petit scrabble sur le pont-soleil avec ça ? 
image
Vue sur le château de Wertheim sur les bords du Main, Allemagne 
Puis, au quinzième jour, la croisière prend fin à Strasbourg et, pour conclure le voyage, deux jours en Alsace: Strasbourg, Colmar et Riquewihr. Christiane et moi y étions déjà allés, nous avons des amis là-bas. J’avais hâte de voir la tête de nos voyageurs quand ils découvriraient Riquewihr, particulièrement. Eh bien ! Je ne me trompais pas. Tous, ils n’arrêtaient pas de mitrailler chaque maison, chaque place, chaque petite rue piétonne de cette toute petite ville colorée et toute en fleurs avec leurs appareils-photo! 
image
Le charme de Colmar et ses canaux, France 
Un mot sur la croisière MS Symphonie 
En terminant, un mot sur le MS Symphonie. Un bateau de croisière des plus convivial. Nous étions en tout 106 passagers, et il y avait 30 membres d’équipage pour veiller à notre confort, nous dorloter, nous amuser, nous faire danser et que dire des repas! 13 jours de gastronomie intensive. Goulasch hongrois, cabillaud à l’anis, magret au pinot noir, escalope viennoise, saucisses bavaroises, filets de caille, râble de lapin farci, jamais nous n’avons mangé la même chose. Chaque plat était un délice, il y avait un excellent choix de vins, rouges, blancs et rosés compris dans le forfait, tout comme la plupart des alcools du bar. D’ailleurs, les serveuses étaient tellement attentionnées qu’au bout de trois jours, elles connaissaient toutes nos drinks préférés. Un chef présent à tous les repas, on a même eu droit à une visite des cuisines, bref, un grand restaurant flottant! Sans compter les deux animateurs du Symphonie, Florian et Alexia. Toujours présents, drôles, ils nous proposaient des jeux amusants tous les soirs, et nous servaient de guides à l’occasion. Un après-midi, tournoi de mississipi sur le pont-soleil, l’équipe IV a battu l’équipe de Français à plate couture. Or, argent et bronze. 
image
Le MS Symphonie de CroisiEurope 
image
Une cuisine gastronomique ô combien délicieuse 
image
Le personnel de bord très attentionné 
Je comprends maintenant pourquoi il faut réserver nos places sur cette croisière Rhin-Main-Danube des mois et des mois à l’avance. Dépêchez-vous. Vous aussi, vous en rêverez, j’en suis certain.
 Simon Durivage,
C.M., Ambassadeur d'Incursion Voyages

samedi 27 avril 2019

Thành phố Đà Lạt & kiến trúc sư Ngô Viết Thụ


Thành phố Đà Lạt & kiến trúc sư Ngô Viết Thụ






Mai Trần‎ đến Người Đà Lạt
20 giờ

Hơn 50 năm trước, có một tân sinh viên nghèo đi từ Huế vào Đà Lạt. Anh học trò nghèo tay trắng, xách vali vào Đà Lạt để theo học tại Trường cao đẳng Kiến trúc. Người đầu tiên anh gặp là một nữ sinh cấp hai: “Cô ơi cho tui hỏi đường tới nhà trọ này”. Nghe chỉ đường xong, anh đi và ngoái lại hỏi thêm một câu: “Gạo một ký bao nhiêu?”, cô gái giơ hai ngón tay: “Hai đồng”.


Sau đó, vì học giỏi, anh được giới thiệu dạy kèm cho các gia đình ở trung tâm thành phố. Cậu sinh viên trở thành gia sư cho cô gái và các em của cô, rồi trở nên thân thiết với gia đình. Nhiều năm sau, họ thành vợ chồng.

Đó là câu chuyện của cha mẹ tôi. Sau này, hai ông bà giao hẹn là mỗi khi giận nhau, không quan trọng là lỗi của ai, chỉ cần một người giơ hai ngón tay lên thì xí xóa làm hòa, không giận nữa.

Cha tôi, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, sau này có lần nói, ông thành công ở xứ người, vì luôn tự nhủ phải ráng học thật giỏi để xứng đáng với tình cảm của mẹ tôi. Một trong những điều tự hào nhất mà cha tôi đã làm cho mẹ, là đánh điện tín báo tin mừng cho mẹ biết đầu tiên ngay sau khi thắng giải Khôi nguyên La Mã, và sau khi tin đó lan truyền ra toàn Đà Lạt và cả nước, nhiều lãnh đạo và những người thân quen tấp nập đến chúc mừng ông bà ngoại và mẹ tôi. Sau khi du học Pháp về, một trong những nơi đầu tiên ông quay lại để giúp xây dựng chính là Đà Lạt. Ông thường nói với tôi, Đà Lạt là một trong những nơi rất khó làm quy hoạch, vì giá trị cốt lõi của thành phố không phải công trình, mà là thiên nhiên.

Sau này, cha mẹ tôi về TP HCM sống và làm việc, dù lên phố núi nhiều lần lúc còn bé, nhưng mãi tới khi học cấp hai, tôi mới thực sự "phải lòng" Đà Lạt. Đó là một buổi sáng, thức dậy, mở cửa sổ, tôi thấy xung quanh chỗ nào cũng mờ ảo sương mù. Tôi cảm giác mình bỗng chốc rơi vào xứ thần tiên nào đó. Những tháng ngày niên thiếu ấy đối với tôi, sương mù trở thành người nghệ sĩ tuyệt vời. Bất kỳ công trình nào sau làn sương đều biến thành lâu đài. Cảm xúc ấy vẫn còn trong tôi đến tận bây giờ. Mà đến sau này, cho dù ở Paris, London, Rome, New York, ... tôi đều không thể có được cảm xúc tương tự.

Đà Lạt với tôi là nơi rất đẹp, mộng mơ, người dân thân thiện. Nhưng càng về sau này, tôi cảm thấy buồn vì Đà Lạt mất dần đi những thứ đó. Mà sự mất mát là bởi con người.

Một trong những điều làm tôi lo lắng là dự án quy hoạch lại trung tâm Đà Lạt sẽ biến cô gái má hồng e thẹn thành cô gái thành thị lạnh lùng. Đề án đó, theo tôi chưa giải quyết được các vấn đề quan trọng nhất của thành phố: lợi ích về kinh tế, văn hóa lịch sử, và môi trường.

Thứ nhất, về khía cạnh kinh tế. Phải phân biệt sự khác nhau hoàn toàn giữa một quy hoạch trung tâm của thành phố du lịch cao nguyên với quy hoạch dự án địa ốc.

Tại sao nói đây là một dự án địa ốc? Bởi những thay đổi quan trọng nhất của dự án là lấy đất công chuyển thành mục đích thương mại: đẩy Dinh Tỉnh trưởng về một góc để nó thành công trình phụ và xây lên một khách sạn cao tầng trên đồi Dinh; lấy một khu đất công khác xây lên một trung tâm thương mại ngay giữa khu Hòa Bình - trái tim Đà Lạt. Những khu nhà phố trung tâm, dãy nhà cao tầng chạy từ Hồ Xuân Hương đến chợ và chung quanh, trong đó có nhiều miếng đất công sẽ bị đập bỏ.

Nếu nhà nước giao đất cho nhà đầu tư, đền bù giải tỏa hết những khu vực này thì chỉ có chủ dự án bất động sản được lợi bởi vì họ sẽ có tầm nhìn đẹp hơn, thoáng hơn, giá trị của bất động sản tăng lên. Gánh nặng ngân sách để giải tỏa thì nhà nước chịu. Người dân, du khách cũng không được lợi bao nhiêu, vì dịch vụ thương mại thì làm ở đâu mà chẳng được.

Không cần các dự án bất động sản lớn như khách sạn cao tầng đem thêm vào trung tâm thương mại, mà Dinh Tỉnh trưởng, rạp Hòa bình, chợ Đà Lạt, và quần thể những con đường nối vào khu trung tâm hoàn toàn có thể biến thành một khu trung tâm đi bộ hấp dẫn, thơ mộng và gia tăng giá trị rất nhiều cho Đà Lạt. Đầu tiên, chỉ cần làm vài việc: trồng cây xanh, sơn phết lại các công trình, chấn chỉnh lại biển quảng cáo, khuyến khích người dân dần dần thay mái nhà thành mái ngói và mái bằng thành vườn cây, giấu bồn nước tôn dưới mái ngói, sơn lại và trồng thêm nhiều cây và hoa trước sân nhà. Bộ mặt trung tâm Đà Lạt ngay lập tức sẽ đẹp hơn rất nhiều, mà không tốn kém bao nhiêu.

Ai đến Đà Lạt cũng muốn được đi bộ trên những con phố nhỏ xinh để tận hưởng không khí, nhìn ngắm cảnh quan. Nếu ta tiếp cận theo hướng lấy cộng đồng làm trung tâm, cho người dân tham gia vào dự án này, tạo điều kiện để họ tham gia chỉnh trang khu phố, và kinh doanh bằng chính ngôi nhà họ đang ở như làm dịch vụ thương mại, lưu trú bằng cách biến những con đường như Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Bùi Thị Xuân, Ba tháng Hai... thành những con phố đi bộ thì càng có lợi về lâu dài. Người dân có thu nhập, du khách thích thú vì được sống trong cộng đồng, họ sẽ đóng thuế cho nhà nước nhiều hơn. Trong khi nhà nước không tốn nhiều tiền đầu tư, đất công vẫn thuộc về thành phố, để cải tạo thành những công trình phúc lợi cộng đồng như bảo tàng, nhà hát đa năng, thư viện,... chứ không bị giao cho ai hết.

Nói về lợi ích kinh tế, cuối cùng vẫn phải nhìn vào thu nhập của ngân sách. Ngân sách có thể được lợi ban đầu bằng cách bán đất thu tiền, nhưng nếu mình không bán đất thì đất vẫn nằm đó và giá trị còn tăng lên trong tương lai. Nếu bán, tiền đó có khi không đủ để nâng cấp hạ tầng phục vụ các dự án mới của nhà đầu tư, và thu nhập của ngân sách có thể còn bị âm.

Thứ hai, về mặt lịch sử, đây là một sai lầm chiến lược. Đà Lạt là một đô thị có trên 100 năm phát triển, đã có khu lịch sử phố Pháp ở phía Nam và đừng quên là nó cũng có khu phố Việt. Đó chính là khu phố lịch sử của người Việt đã xây dựng hàng trăm năm tại khu vực Hòa Bình. Khu này có vai trò như khu vực 36 phố phường của Hà Nội, có tính vai trò lịch sử của riêng nó và gắn bó với người dân từ rất lâu. Nên nếu phá khu vực Hòa Bình để xây thành công trình hiện đại, tức chỉ trân trọng khu phố Pháp, phá bỏ khu phố Việt lịch sử, thì có lỗi lớn với tiền nhân.

Một thành phố du lịch phải kể được rất nhiều câu chuyện hấp dẫn, trong đó có câu chuyện nó đã phát triển như thế nào, có những sự kiện gì. Nếu mình đập đi xây lại hết thì Đà Lạt sẽ vô hồn. Du khách cũng không cần đi cả hàng trăm, nghìn km để để thấy Đà Lạt cũng giống như Singapore, TP HCM.

Thứ ba là giá trị môi trường. Những ai sống hoặc đã mến Đà Lạt thì đều biết, điều quan trọng nhất của Đà Lạt là khí hậu mát mẻ và sương mù - đặc sản của Đà Lạt. Cả hai thứ đó chỉ có được nếu giảm bê tông và tăng thêm cây xanh. Một phần giá trị của đô thị du lịch nghỉ dưỡng đã bị mất mát bởi sương mù bây giờ rất hiếm. Đà Lạt không hợp với những công trình có khối tích lớn, bởi triết lý phát triển của Đà Lạt phải là một thành phố ở trong rừng, đi theo hướng môi trường, cảnh quan, văn hóa, lịch sử chứ không cần thêm bản copy của các thành phố khác.

Để giải bài toán tương lai của thành phố chính là phải trồng thêm cây và tăng không gian mặt nước chứ không phải chặt cây đi. Việc mất bớt cây cối, tăng bê tông, sử dụng nhiều máy lạnh sẽ làm khí hậu Đà Lạt nóng lên, và có thể làm Đà Lạt mất sương mù mãi mãi.

Tôi rất hy vọng khi phát triển Đà Lạt, chúng ta hãy cân nhắc, đừng nên quá chạy theo tư duy mét vuông như ở TP HCM để có thể trả lại cho người yêu Đà Lạt và du khách những cảm giác nên thơ như tôi từng được hưởng.

Khi mình nhìn nhận khu trung tâm thành phố với một tầm nhìn rộng mở, tất cả mọi người sẽ đều có lợi. Và quan trọng nhất, ta vẫn giữ được giá trị của một đô thị nghỉ dưỡng, giúp cho ngân sách thành phố tăng lên. Còn nếu vội vã theo những quy hoạch dự án địa ốc không phù hợp thì có thể sau này, ta phải bỏ ra rất nhiều tiền của và công sức mà chưa chắc sửa chữa được sai lầm.
-----------------------

Theo bài viết của KTS Ngô Viết Nam Sơn - Con trai KTS Ngô Viết Thụ, người từng gắn bó và có những công trình kiến trúc tiêu biểu cho thành phố mộng mơ như Chợ Đà Lạt, Viện Nguyên Tử Đà Lạt...


Ngô Viết Thụ - Người tạo nên biểu tượng Dinh Độc Lập cho Sài Gòn

Thứ 5, 23/06/2016

31382

Ngô Viết Thụ không chỉ đơn giản là một kiến trúc sư thiết kế những công trình để lại dấu ấn sâu sắc mà ông còn là một họa sĩ, nhà điêu khắc,...Những công trình kiến trúc của ông là sự tổng hòa giữa nét đẹp Á Đông và nét cổ điển của kiến trúc phương Tây. Cùng Designs.vn tìm hiểu về kiến trúc sư tài năng này.






Ngô Viết Thụ (1926- 2000) là một kiến trúc sư nổi tiếng, là niềm tự hào của kiến trúc Việt Nam. Những công trình của ông là sự kết hợp giữa triết lý Á Đông và phong cách kiến trúc cổ điển châu Âu.

Ông am hiểu sâu sắc về phong thủy, kín đáo vận dụng khéo léo hiểu biết trong mỗi tác phẩm kiến trúc của mình, chỉ ai có kiến thức trong lĩnh vực này mới nhận ra. Đối với ông vận dụng phong thuỷ trong kiến trúc là để chiêm nghiệm xem thực hư ra sao, vì nó là lĩnh vực không dễ dàng nói bằng lời.

Ngô Viết Thụ sinh ra ở Thừa Thiên Huế, ông có một tuổi thơ nhọc nhằn, túng thiếu, ở với ông ngoại và may mắn được ông kèm cặp chữ Hán. Năm 1948, học xong Trường Cao đẳng kỹ thuật Đà Lạt, được gia đình vợ giúp sang du học ở Pháp. Năm 1950, Ngô Viết Thụ thi đậu vào Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris. 5 năm sau ông bảo vệ đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư xuất sắc D.P.L.G, được hưởng suất học bổng ba năm nghiên cứu và sáng tác tại khu biệt thự Madicis của Viện Hàn lâm Pháp tại La Mã. Tại đây, ông đã dự thi thiết kế công trình Ngôi thánh đường trên Địa Trung Hải có sức chứa 40 ngàn tín đồ. Đồ án được lọt vào vòng trong, bao gồm 10 tác phẩm xuất sắc nhất. Vòng cuối, tác phẩm của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đoạt Giải thưởng Lớn Roma về kiến trúc (Premier Grand Prix de Roma).





Bản thiết kế giúp ông dành được giải thưởng lớn khi còn học bên nước ngoài

Ông là thành viên Hội Kiến trúc Sư Pháp SADG (Société des Architectes Diplômés par le Gouvernement) từ 1955 và thành viên Kiến trúc sư Đoàn Việt Nam từ năm 1958. Năm 1962, ông là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (H.F. A.I.A.) đồng lúc với một số kiến trúc sư danh tiếng cùng thời như J.H. Van den Broek, Arne Jacobsen, Steen Eiler Rasmussen, Hector Mestre, Amancio Williams, Hernan Larrain-Errazuriz, Emilio Duhart H., Jerzy Hryniewiecki và John B. Parkin. Sau năm 1975, Ông là cố vấn Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam, và cũng là cố vấn Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư TP HCM các nhiệm kỳ I, II, III, và IV. Ông là thành viên tổ chuyên gia tư vấn kiến trúc cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong thời gian đương nhiệm.





Bút tích và chữ ký của KTS Ngô Viết Thụ

Năm 1960, KTS Ngô Viết Thụ về Sài Gòn làm việc theo lời mời của Tổng thống Ngô Đình Diệm ở tuổi 30. Về Việt Nam, con đường kiến trúc rộng mở đối với ông, nhiều công trình xây dựng của ông lưu dấu ấn đầy giá trị về kỹ thuật lẫn mỹ thuật.

Dinh Độc Lập - Công trình biểu tượng của Thành phố Hồ Chí Minh


Mặt tiền...



...và một phía thân chữ T

Đây là công trình đầu tay của ông khi vừa tốt nghiệp ở phương Tây trở về, tuy nhiên, nhìn tổng thể, ông không cứng nhắc theo phong cách kiến trúc hiện đại phương Tây mà có sự kết hợp nhuần nhuyễn với kiến trúc Á Đông, đặc biệt là kiến trúc truyền thống Việt Nam. Kiến trúc Định dạng hình chữ T, là một trong bộ ba kết hợp thành tên của KTS- THU bao gồm Dinh Độc Lập- Chợ Đà Lạt- Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

Khi thiết kế Dinh Ðộc Lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông. Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT ( 吉 ) có nghĩa là tốt lành, may mắn; Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ KHẨU ( 口 ) để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU ( 口 ) có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG ( 中 ) như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM ( 三 ), theo quan niệm dân chủ hữu tam viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG ( 王 ), trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ ( 主 ) tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự, toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG ( 興 ) ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.







Bức rèm hoa đá đặc sắc



Chợ Đà Lạt- Kiến trúc chữ H

Chợ Đà Lạt được khởi công xây dựng từ năm 1958, được KTS Ngô Viết Thụ chỉnh trang, đặc biệt là thay đổi diện mạo mặt tiền, thiết kế bổ sung cầu bê tông nối từ khu Hòa Bình (khu B) vào chợ lầu (khu A). Chợ Đà Lạt có 3 tầng, là một trong những chợ lầu đầu tiên tại Việt Nam. KTS Ngô Viết Thụ còn thiết kế một công viên trước chợ kéo dài ra tận hồ Xuân Hương, các dãy phố lầu xung quanh chợ, bên hông có bậc tam cấp dẫn lên đường Lê Đại Hành, tất cả tạo thành một quần thể kiến trúc hài hòa, đẹp mắt giữa lòng thành phố. Nhờ đó, nhiều năm nay chợ Đà Lạt là điểm đến thú vị của du khách thập phương.



Chợ Đà Lạt năm 1970






Chợ Đà Lạt ngày nay

Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh- Giảng đường hình chữ U

Mặt chính là tòa nhà Phượng Vỹ được thiết kế theo hình chữ U. Theo KTS giải thích về ý nghĩa của kiến trúc tòa nhà thì thiết kế mặt tiền tòa nhà Phượng Vỹ theo những đường nét của chữ Nông theo Hán tự – 農 – với mỹ ý luôn nhắc nhở chúng ta “Vụ Nông Vi Bản” nghĩa là lấy nông nghiệp làm gốc.

Kiến trúc mặt ngoài dùng đường nét thẳng, mạnh mẽ, vật liệu bằng đá rửa, bên trong sàn dùng đá mài trắng, tường cách âm và ốp chân lambri gỗ.



Mặt chính giữa...



...và phía bên trái tòa nhà Phượng Vỹ

Con trai của KTS Ngô Viết Thụ - KTS Ngô Viết Nam Sơn cũng là một người nổi tiếng trong giới kiến trúc Việt Nam và thế giới. Ông có định hình phong cách riêng, tuy nhiên có rất nhiều tư tưởng ông học tập từ cha mình. Ông tự hào chia sẻ về người cha đáng kính: "Thiết kế của KTS Ngô Viết Thụ thể hiện quan niệm kiến trúc Việt Nam hiện đại, không sao chép các chi tiết của kiến trúc cổ điển, nhưng vẫn hài hòa và mang bản sắc văn hóa dân tộc, hoàn toàn đi theo hướng khác với các đóng góp thiết kế dinh của các KTS danh tiếng cùng thời, trong đó đa số hoặc theo xu hướng kiến trúc cổ điển Pháp hoặc mang nặng ảnh hưởng kiến trúc tôn giáo và cung đình. Ngoài ra, Dinh Thống Nhất đánh dấu sự khởi đầu cho phong cách kiến trúc mang dấu ấn riêng của KTS Ngô Viết Thụ sau này trong các công trình Đại học Nông nghiệp Thủ Đức, Trụ sở Hàng không Việt Nam, Tổ hợp Khách sạn Hương Giang I và II... Trong các tác phẩm của ông, các yếu tố mỹ thuật và kỹ thuật luôn mang tính đổi mới và sáng tạo, nhưng điều quan trọng hơn, mỗi tác phẩm đều ẩn tàng một bản sắc độc đáo và triết lý sâu sắc.



KTS Ngô Viết Nam Sơn

Khi thiết kế dinh Độc Lập, nhiều người hiểu sai, cho rằng cha tôi thiết kế riêng cho ông Ngô Đình Diệm. Thực ra không phải vậy, ông xây dựng chung cho những vị nguyên thủ quốc gia, chính vì vậy mà khu ở của thủ tướng không làm gì hết. Ông quan niệm vị trí thủ tướng chỉ là tạm thời. Về mặt phong thuỷ, đa số công trình của các vị vua ngày xưa đều xây dựng theo triết lý bá đạo, tức là làm sao có lợi nhất cho chủ nhân, mà không tính đến chuyện gây hại cho người khác.

Ông áp dụng khoa chiết tự vào thiết kế mặt đứng để nhắc nhở những ai chủ trì tại đó phải có tài đức của một nhà lãnh đạo (chữ Vương, và chữ Tam - tượng trưng cho Nhân, Minh, và Võ đức), giữ vững chủ quyền đất nước (chữ Chủ), đảm bảo tự do ngôn luận của người dân (chữ Khẩu), trung với quốc dân (chữ Trung), và làm sao cho đất nước ngày càng hưng thịnh (chữ Hưng)...

Cha tôi theo quan điểm vương đạo, tức là làm sao cho cộng đồng phát triển tốt, khi cộng đồng phát triển tốt, trong đó sẽ có mình. Nhiều người cho rằng trục chính đi thẳng vào dinh là xấu, nhưng cha tôi vẫn làm, và dùng hồ nước để hoá giải. Ông cho rằng làm vua thì phải làm gương, phải đứng ra gánh vác, chiếu không ngay, không ngồi. Tôi tự hào về cha, và ảnh hưởng nhiều về phong cách Á Đông kết hợp với kiến trúc cổ điển Pháp trong các công trình kiến trúc của ông.

Ba tôi chỉ dạy cái thần thái - linh hồn trong một tác phẩm. Ba không bao giờ chỉ tôi vẽ cửa làm sao, vẽ cầu thang như thế nào… Ba dạy tôi chí hướng và cách tư duy ý tưởng, chứ không dạy về kỹ thuật, bởi kỹ thuật thì có giới hạn. Tôi hầu như học kỹ thuật ở trường.

Khi hai cha con đi chơi với nhau, khi nhìn thấy một công trình, ba tôi sẽ nói dấu ấn làm nên thần thái của công trình là gì. Điểm này được, điểm này chưa được và tại sao? Ba tôi thường bắt cái tinh thần của một tác phẩm để nói với tôi hơn là đi vào chi tiết kỹ thuật. Bởi vì chi tiết thì qua thời gian có thể thay đổi. Còn tinh thần cốt cách của tác phẩm thì bền lâu hơn.

Càng về sau thì tôi càng thấy cách dạy của ba tôi là đúng. Vì nếu tôi học từ ba cách vẽ kiến trúc thời đó, có lẽ thời nay không còn phù hợp.Vì mỗi thời, mỗi thế hệ có cách diễn đạt, đường hướng và gu thẩm mỹ riêng".

Ngoài kiến trúc, ông còn chứng tỏ năng lực xuất sắc của mình trong lĩnh vực hội họa với các bức tranh nổi tiếng Thần tốc, Hội chợ, Bến Thuyền, và bộ tranh Sơn hà cẩm tú. Bộ tranh này và được treo trong Dinh Độc Lập, gồm có 7 bức, mỗi bức dài 2 m và rộng 1 m. Ông tổ chức nhiều triển lãm cá nhân về quy hoạch, kiến trúc, điêu khắc, và hội họa, trong đó có triển lãm tại Tòa Đô chính (Năm 1960), tại Nhà Triển lãm Công viên Tao Đàn (Năm 1963) và tại Viện Kiến trúc Philippines ở Manila (Năm 1963), triển lãm lưu động tại Viện Smithsonian và một số thành phố khác tại châu Âu (Hàn lâm viện Pháp tại Rome và Paris năm 1956, 1957, 1958) và tại Mỹ (Năm 1963).



Một trong 7 bức của bộ tranh Sơn hà cẩm tú được treo ở Dinh Độc Lập



Tranh sơn dầu vẽ hoa ngày Tết năm 1972




Ngõ Trúc

Ông cũng là một nghệ sĩ điêu khắc (Tác phẩm điêu khắc kim loại đặt trước toà đô chánh, nay không còn), và sành sỏi các loại nhạc cụ dân tộc như đàn nguyệt, đàn tranh, đàn kìm và sáo, và là một nhà thơ có tài, để lại hàng trăm bài thơ và bài viết.

Một số công trình ấn tượng khác của KTS Ngô Viết Thụ

Nhà thờ chính tòa Phủ Cam

Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam (Phường Phước Vĩnh, Thành phố Huế) là một trong những nhà thờ to lớn, nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế. Nhà thờ có lịch sử từ năm 1682, khi đó được dựng bằng tranh tre. Đến đầu thế kỷ 20, nhà thờ đã trở thành một công trình bằng đá chắc chắn. Nhà thờ có mặt bằng xây dựng mang dạng thánh giá, đầu hướng về phía Nam đuôi hướng Bắc. Nhà thờ có kết cấu theo kỹ thuật xây dựng hiện đại nhưng phần trang trí vẫn theo nghệ thuật cổ điển của phương Tây. Lòng nhà thờ rộng, có thể chứa được 2.500 người đến dự lễ. Nhìn tổng thể, kiến trúc nhà thờ Phủ Cam toát lên vẻ thanh thoát nhẹ nhàng với điểm nhấn là hai đỉnh nhà thờ vút cao, vừa giàu tính nghệ thuật, vừa mang vẻ uy nghiêm của nơi thực hành tôn giáo...









Viện nguyên tử Đà Lạt (Nay thuộc viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam)








Đây là lò phản ứng duy nhất ở Đông Dương do KTS Ngô Viết Thụ thiết kế.

Thiết kế chính là lò phản ứng ở giữa, xung quanh là các phòng làm việc của viện hình vòng cung.


Trường Đại học Sư phạm Huế






Lối kiến trúc độc đáo với giảng đường hình chữ Y

Nhà thờ Bảo Lộc







Bản vẽ thiết kế Việt Nam Quốc Tự









Bùi Mỹ Trang sưu tầm

Bột Sắn Dây L'Arrow Root

Nguy hại khi uống nhiều nước

Nguy hại khi uống nhiều nước

Bạn cho rằng uống nhiều nước sẽ giúp làn da mịn màng và tâm trí tỉnh táo, song các chuyên gia cảnh báo uống quá nhiều chất lỏng là không cần thiết và có thể gây hại.



Giáo sư Mark Whiteley, bác sĩ phẫu thuật mạch máu tại Whiteley Clinic London, chuyên gia hàng đầu về điều trị tăng tiết mồ hôi cho biết, có hàng trăm bệnh nhân đến gặp ông mỗi năm để cân nhắc về việc phẫu thuật cắt bỏ tuyến mồ hôi. Nhiều trường hợp, nguyên do xuất phát từ việc họ uống quá nhiều nước.
“Điều đầu tiên và quan trọng nhất là tôi thường hỏi họ uống bao nhiêu nước mỗi ngày”, bác sĩ Mark Whiteley cho biết. Những lợi ích của nước thường được phóng đại, nói rằng phải uống 2-3 lít mỗi ngày. Điều này là không chính xác về mặt y khoa. Nếu uống quá nhiều nước, thận phải làm việc khó khăn để bài tiết nước tiểu. Bạn phải đổ mồ hôi nhiều hơn và càng đổ mồ hôi nhiều lại càng phải uống nhiều nước.
Đổ mồ hôi quá mức tuy không đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng thường gây ra nhiều mặc cảm tâm lý. Sự bất tiện của nó cũng tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, thường phải mất thời gian dài để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp. Các bác sĩ thường bắt đầu với việc điều trị nội khoa, chẳng hạn như chống mùi, thuốc ngăn chặn các tuyến mồ hôi. Nếu việc điều trị không hiệu quả sẽ xem xét đến phương pháp phẫu thuật.
Giáo sư Whiteley không phải là chuyên gia y tế đầu tiên cảnh báo uống quá nhiều nước có thể ảnh hưởng bất lợi sức khỏe.
Trong một nghiên cứu trước đây, tiến sĩ Margaret McCartney cho biết uống quá nhiều nước có thể làm hạ natri trong máu, có khả năng tử vong. Uống nhiều nước còn là nguyên nhân gây mất ngủ vì mọi người phải thức dậy vào ban đêm để đi vệ sinh. Đó là chưa kể đến các hóa chất sử dụng để khử trùng được tìm thấy trong nước uống đóng chai có thể gây hại.
Hạ kali máu: Khi bị thừa nước, cơ thể sẽ phải giải phóng nước thông qua mồ hôi và nước tiểu từ đó làm giảm mức kali trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài có thể gây hạ kali với triệu chứng như nôn mửa, huyết áp thấp, tê liệt, buồn nôn và tiêu chảy.
Chuột rút: Tiêu thụ quá nhiều nước sẽ làm giảm lượng chất điện giải của cơ thể. Sự mất cân bằng chất lỏng cũng ảnh hưởng đến chức năng cơ bắp dẫn đến co thắt cơ và chuột rút.
Hại tim: Uống quá nhiều nước có thể gây căng thẳng quá mức lên tim do lượng máu về tim tăng lên và cũng có thể dẫn tới động kinh trong một số trường hợp.
Thừa nước, cơ thể sẽ phải giải phóng nước thông qua mồ hôi và nước tiểu từ đó làm giảm mức kali trong cơ thể.
Các cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu khuyên phụ nữ nên uống khoảng 1,6 lít nước và nam giới nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng chất lỏng mỗi người cần phải uống sẽ khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như thời tiết, những vận động cơ thể mà người đó thực hiện.
Theo Vnexpress

vendredi 26 avril 2019

PHÁT MINH CỦA NGƯỜI NHẬT: GIẤY BÁO CŨ THÀNH CÂY

PHÁT MINH CỦA NGƯỜI NHẬT: BIẾN HOANG ĐƯỜNG THÀNH SỰ THẬT/GIẤY BÁO CŨ THÀNH CÂY




Khi đọc xong một tờ báo Mainichi thì bạn đừng vội vứt nó đi, hãy xé nhỏ tờ giấy báo và đặt nó xuống chậu đất tơi xốp, tưới lên một chút nước, chỉ vài tuần sau bạn sẽ có một chậu hoa, một luống rau sạch mini hay những loại cây thảo mộc hạt nhỏ.
Những tờ giấy quen thuộc mà chúng ta dùng hàng ngày được chế biến từ nguyên liệu chính là gỗ từ các cây xanh sống trong tự nhiên, điều này chắc chẳng có ai còn lạ lẫm gì nữa. Thế nhưng nếu ai đó nói với bạn rằng giấy khi được “gieo” xuống đất vẫn có thể “mọc” trở lại thành cây thì bạn có tin?
Nghe có vẻ “hoang đường” nhưng đó là sự thật khi tại Nhật Bản, đất nước luôn luôn gây bất ngờ với thế giới về những phát minh công nghệ cao tiên tiến và hữu ích của mình, một trong những tờ nhật báo nổi tiếng nhất xứ sở hoa anh đào, tờ Mainichi Shimbunsha đã phát minh và đưa vào sản xuất loại giấy báo “ngàn năm”.
 1104789_juxx
             Từ một tờ báo có thể mọc lên hàng trăm cây con.
Nói vậy bởi loại giấy này có thể được “tái chế” theo cách rất đặc biệt và vô cùng sáng tạo. Khi bạn đọc xong một tờ báo Mainichi thì đừng vội vứt nó đi, hãy xé nhỏ tờ giấy báo và đặt nó xuống chậu đất tơi xốp, sau đó tưới lên một chút nước, chỉ vài tuần sau đó bạn sẽ bất ngờ vì những gì mà tờ báo có thể làm, có thể là một chậu hoa, một luống rau sạch mini hay những loại cây thảo mộc hạt nhỏ. Còn tờ báo bạn mua sẽ mọc lên cây gì thì đó là bí mật cho đến khi cây lớn lên…
294842_njio
Những hạt giống đã được đặt sẵn trong các tờ báo, sau khi tờ báo không còn giá trị sử dụng nữa, chúng được “gieo” xuống đất để mọc thành cây con.
Vì khả năng “có một không hai”, những số báo do The Mainichi Shimbunsha xuất bản được gọi là “Tờ báo xanh”.
 Giấy báo có thể “hồi sinh” thành thực vật giờ đây không còn là điều lạ lẫm bởi nó đã xuất hiện trên thị trường Nhật Bản trong vài năm nay, bất cứ người dân Nhật Bản nào, ngay cả những đứa trẻ, cũng có thể dễ dàng thực hiện gieo mầm cây từ giấy báo với vài bước đơn giản tại nhà.
370682_wzff             Cách làm này của người Nhật thật khiến cả thế giới phải “ngả mũ bái phục”.
 Ý tưởng “Tờ báo xanh” do The Mainichi Shimbunsha hợp tác với Dentsu Inc, một trong những công ty quảng cáo lớn nhất tại Nhật Bản đưa ra. Đây không phải lần đầu The Mainichi cho ra đời những giải pháp kinh doanh bền vững như vậy.
Trước đây, cam kết bảo vệ môi trường của tờ báo này cũng được thực hiện một cách nhân văn và hiệu quả thông qua chiến dịch quảng cáo tài trợ nước cho những người dân ở những vùng khan hiếm nguồn nước.
449124_xuad
576498_hndq
 Ngay cả các em nhỏ cũng có thể trồng được cây xanh theo cách không thể dễ hơn thế này.
6109121_tedj            
Thử nghĩ xem, nếu hàng tỉ tờ báo trên khắp thế giới có thể làm được điều này mỗi ngày… Vậy thì chẳng mấy chốc mà Trái đất của chúng ta được bao phủ một màu xanh kỳ diệu.
Sáng kiến vô cùng thân thiện với môi trường của tờ báo đã giành được thành công rất lớn sau vài năm đưa vào thực hiện. Mỗi ngày, tờ báo này có khoảng hơn 4 triệu bản được phát hành và có mặt trên tất cả các kệ báo của đất nước mặt trời mọc góp phần đem lại khoản doanh thu khổng lồ, khoảng 80 triệu Yên tương đương với hơn 15 tỷ đồng.
Sáng kiến này cũng đã có mặt tại rất nhiều các trường học của Nhật Bản nhằm nâng cao nhận thức của các em học sinh về các vấn đề môi trường và tầm quan trọng của việc tái chế rác thải.
LeQuangChac

T. Anh chuyển