mardi 23 juin 2020

Nursing Home - Viện Dưỡng Lão

Nursing Home - Viện Dưỡng Lão 
Bs Trần Công Bảo

Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”. 


Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về "Viện Dưỡng Lão" (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là "Giám Đốc Y Tế" (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia sẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.

Trong Việt ngữ chúng ta thường dùng từ Viện Dưỡng Lão, nhưng trong Anh ngữ thì có nhiều từ khác nhau như Nursing home, Convalescent home, Rehabilitation and Nursing center, Skilled nursing facility (SNF), Rest home... Nói chung, VDL là một nơi cho những người bị yếu kém về thể xác không thể tự săn sóc cho mình được trong cuộc sống hàng ngày. Thí dụ như không thể nấu nướng, giặt giũ, đi chợ... nặng hơn nữa như không đủ sức để làm những việc tối cần thiết cho cuộc sống như ăn uống, đi tiêu, đi tiểu... hoặc cần phải có thuốc men đúng lúc mà không thể tự làm được. 

Khi nói tới VDL người ta thường chỉ nghĩ tới những người già mà thôi. Thật ra có nhiều người "trẻ" nhưng vì tật bệnh không thể tự lo cho mình được cần phải có sự giúp đỡ của SNF (skilled nursing facility). Vậy thế nào là VDL?

VDL là nơi cung cấp những dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày cho những người không đủ khả năng lo cho chính mình. Tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh tật mà có những VDL khác nhau:

1- Skilled Nursing Facility (SKF):

Cung cấp những dịch vụ cho những người bị khuyết tật nặng như tai biến mạch máu não gây nên bán thân bất toại, hôn mê lâu dài, hoàn toàn không còn khả năng ngay cả trong việc ăn, nuốt, tiêu, tiểu... Thường thường tại SNF có hai phần: phục hồi (rehabilitation) và săn sóc sức khỏe (nursing care). Có những người sau khi được giải phẫu thay xương khớp háng (hip replacement), thay đầu gối (knee replacement), hay mổ tim (bypass, thay valve tim) … cần thời gian tập dượt để phục hồi (rehabilitation). Sau đó họ có thể về nhà sinh hoạt bình thường cùng gia đình.

2- Intermediate care facility (ICF) :
Cung cấp dịch vụ cho những người bệnh như tật nguyền, già cả nhưng không cần săn sóc cao cấp (intensive care). Thường thường những người này không có thân nhân để lo cho mình nên phải vào đây ở cho đến ngày cuối cùng (custody care).

3- Assisted living facility (ALF):

Thường thường những người vào ALF vẫn còn khả năng tự lo những nhu cầu căn bản như tắm rửa, thay quần áo, đi tiêu, đi tiểu một mình được. Họ chỉ cần giúp đỡ trong việc bếp núc, theo dõi thuốc men và chuyên chở đi thăm bác sĩ, nhà thờ, chùa chiền hay mua sắm lặt vặt. Họ vẫn còn phần nào "độc lập".

4- Viện Dưởng Lảo cho những người quá lú lẫn (Alzheimer facility):

Có những bệnh nhân bị lú lẫn nặng, đến nỗi không nhận ra người thân như vợ, chồng, con cháu nữa. Không biết tự đi vào buồng tắm, phòng vệ sinh để làm những công việc tối thiểu. Họ không biết họ ở đâu, dễ đi lang thang và lạc đường. Nếu ở nhà thì phải có người lo cho 24/24. Những VDL dành riêng cho những bệnh nhân này, thường là "locked facilty", cửa ra vào được khóa lại để bệnh nhân không thể đi lạc ra ngoài... Cách đây khá lâu đã có trường hợp một bệnh nhân đi ra khỏi viện, lạc đường, bị xe lửa cán chết! Từ đó có locked facilty. Đôi khi cũng có những viện bệnh nhân được gắn alarm vào cổ chân. Nếu bệnh nhân đi qua cửa thì alarm sẽ báo động và nhân viên sẽ kịp thời mang về lại

NHỮNG DỊCH VỤ ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI VDL : Điều này tùy theo từng viện. Tuy nhiên những dịch vụ sau đây là cần thiết:

1- Phòng ngủ.

2- Ăn uống

3 - Theo dõi thuốc men

4- Những điều tối thiểu hàng ngày như tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh cá nhân...

5- 24/24 lo cho những trường hợp bệnh khẩn cấp.

6- Sinh hoạt hàng ngày như giải trí, tôn giáo...

7- Vật lý trị liệu.
Dịch vụ này rất quan trọng để giúp người bệnh có thể phục hồi càng nhiều càng tốt. Trong vật lý trị liệu có nhiều dịch vụ khác nhau:

a- Tập dượt (physical therapy): như tập đi, tập lên xuống cầu thang, tập tự vào giường ngủ hay ra khỏi giường một cách an toàn, không vấp ngã...

b- Speech therapy: tập nói, tập nuốt khi ăn uống... Có những bệnh nhân bị stroke, không thể nói hay ăn được, cần được tập để phục hồi chức năng này.

c- Occupational therapy: Tập mang giầy, bí tất (vớ)... Tập sử dụng bếp gaz, bếp điện cho an toàn để tránh bị tai nạn.

AI TRẢ TIỀN CHO VDL? (Áp dụng cho các cụ ở bên Mỹ)

Có nhiều nguồn tài trợ khác nhau:


1- Medicare
2- Medicaid (ở California là Medi-Cal).
3- Bảo hiểm tư, có nhiều người mua sẵn bảo hiểm cho VDL.
4- Tiền để dành của người bệnh (personal funds).

MEDICARE là do qũy liên bang, chỉ trả tối đa 100 ngày cho những bệnh nhân cần tập dượt để phục hồi chức năng tại một skilled nursing facility (SNF). Thường những bệnh nhân bị stroke, gãy xương... cần dịch vụ này. Medicare KHÔNG TRẢ cho ustody care.

MEDICAID là do qũy liên bang và tiểu bang. Qũy này trả nhiều hay ít là tùy từng tiểu bang. Medicaid trả cho dịch vụ y tế và custody care.

BẢO HIỂM TƯ thì tuy theo từng trường hợp sẽ có những quyền lợi khác nhau, nhưng thường rất hạn chế.

Hiện nay người ta ước lượng trên nước Mỹ có khoảng 1.4 triệu người sống trong 15,800 VDL. Các VDL này đặt dưới sự kiểm soát của bộ y tế, đặc biệt là do Centers for Medicare & Medicaid Services (CMS) giám sát. Hàng năm các VDL đều phải trải qua một cuộc kiểm tra rất gắt gao (survey) của CMS. VDL nào không đúng tiêu chuẩn thì có thể bị đóng cửa! Mục đích kiểm tra của CMS là để bảo đảm cho các bệnh nhân tại VDL được săn sóc an toàn, đầy đủ với chất lượng cao. Đồng thời tránh những trường hợp bị bỏ bê (negligence) hay bạo hành (abuse) về thể xác lẫn tinh thần. Tại mỗi VDL đều có lưu trữ hồ sơ kiểm tra cho công chúng xem. Bất cứ ai cũng có thể xem kết quả của các cuộc kiểm tra này. Tất cả các VDL đều phải có các biện pháp để bảo đảm sự săn sóc cho bệnh nhân theo đúng tiêu chuẩn. Nếu không sẽ bị phạt tiền, và có những trường hợp bị đóng cửa.

Trên đây tôi đã trình bày sơ qua về những điểm chính của VDL. Tuy nhiên, như quý bạn đã từng nghe và biết, có nhiều khác biệt giữa những VDL... Theo tôi nhận xét thì quan niệm chung của mọi người là "không muốn vào VDL". Chúng ta từng nghe những chuyện không tốt thì nhiều, mà những chuyện tốt thì ít. "Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa", là câu ngạn ngữ người mình vẫn nói từ xa xưa đến nay. Tôi đã đọc không biết bao nhiêu là bài viết về việc con cái "bất hiếu", bỏ bố mẹ, ông bà vào VDL rồi không đoái hoài tới. Tôi cũng thấy nhiều trường hợp các cụ vào VDL một thời gian rồi không muốn về nhà với con cháu nữa! Trên đời này không có gì là tuyệt đối cả, trong cái hay có cái dở, và trong cái dở lại có thể tìm ra cái hay. Vậy chúng ta rút tỉa được kinh nghiệm gì trong vấn đề này? Tôi chỉ xin nêu lên những nhận xét chủ quan của riêng tôi mà thôi. Có thể quý vị không đồng ý hết, nhưng nếu rút tỉa được ít nhiều ý kiến xây dựng thì "cũng tốt thôi".

NHỮNG "BỆNH" CÓ THỂ DO VDL GÂY RA:

1- Lo lắng (anxiety): Trong tháng 9/2011 những nhà nghiên cứu hỏi ý kiến của 378 bệnh nhân trên 60 tuổi nằm VDL tại thành phố Rochester, New York. Kết qủa là có trên 27.3% trả lời là họ bị bệnh lo lắng, từ vừa đến nặng. Nếu không được chữa trị sẽ đưa đến bệnh trầm cảm (depression). Nên nhớ là 378 bệnh nhân này là người Mỹ chính cống, sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Chúng ta hãy tưởng tượng người Việt mình không biết rành tiếng Anh, không hợp phong tục, tập quán thì sự khó khăn sẽ nhiều như thế nào! Còn một vấn đề nữa là thức ăn, chúng ta quen "nước mắm, thịt kho"..., làm sao mà có thể nuốt hamburger, sandwich… ngày này qua ngày khác! Các vấn đề này càng làm bệnh lo lắng, trầm cảm nặng thêm!

2- Phản ứng của thuốc (adverse drug reactions): Trong tháng 1/2012 ngưòi ta theo dõi các bệnh nhân tại VDL, kết qủa là ít nhất 40% các bệnh nhân dùng trên 9 loại thuốc khác nhau. Uống càng nhiều thuốc thì phản ứng càng nhiều. Có ba loại phản ứng khác nhau:

a- Phản ứng phụ (side effects): thí dụ như uống aspirin làm bao tử khó chịu, thuốc cao máu làm táo bón... Loại này thường xảy ra, không cần phải ngưng thuốc.

b- Drug interference: (tạm dịch là thuốc đối tác với nhau): có nhiều loại thuốc uống chung với nhau sẽ làm tăng hoặc giảm sức tác dụng. Thí dụ thuốc loãng máu coumadin mà uống chung với thuốc tim như amiodarone sẽ làm dễ chảy máu. Có những thức ăn hay nước uống dùng chung với thuốc cũng ảnh hưởng đến thuốc. Thí dụ uống nước bưởi hay nho với một vài loại thuốc cũng sẽ tăng sức tác dụng của thuốc, dễ gây ngộ độc.

c- Dị ứng với thuốc (allergic reaction): Loại này nguy hiểm hơn, thường làm da nổi mề đay, đỏ, ngứa. Nếu nặng thì có thể chết được như phản ứng với penicillin chẳng hạn. Nếu bị dị ứng thì phải ngưng thuốc ngay.

3- Ngã té (fall): Người già rất dễ bị té ngã gây nên nhiều biến chứng quan trọng như chảy máu trong đầu (intracranial bleeding), gãy xương (như gãy cổ xương đùi, tay...). Khi già quá hoặc có những bệnh ảnh hưởng đến sự di chuyển, không còn đi lại vững vàng, nhanh nhẹn như lúc trẻ nên dễ vấp, té ngã.

4- Da bị lở loét (decubitus ulcers): Những người bị liệt giường, không đủ sức để tự mình xoay trở trên giường, rất dễ bị lở loét da gây nên nhiều biến chứng tai hại.

5- Nhiễm trùng (infection): như sưng phổi, nhiễm trùng đường tiểu...nhất là những người cần phải dùng máy móc như máy thở (respirator), ống thông tiểu (Folley catheter)…

6- Thiếu dinh dưỡng, thiếu nước (malnutrition, dehydration): Ở các cụ già thì trung tâm khát (thirst center) trong não không còn nhạy cảm nữa, nên nhiều khi cơ thể cần nước mà không thấy khát không uống nên bị thiếu nước. Cái cảm giác "ngon miệng (appetite) cũng giảm đi nên không muốn ăn nhiều gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng.

VẬY CÓ NÊN VÀO VDL KHÔNG? 

Việc này thì tùy trường hợp. Theo tôi:

1- Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người "bán thời gian" (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ...

2- Nếu không thể ở nhà được, mà tài chánh cho phép thì có thể ở những assisted living facilities. Ở đây thường họ chỉ nhận tiền (personal funds) chứ không nhận medicare & medicaid. Tại đây thì sự săn sóc sẽ tốt hơn.

3- Group homes (nhà tư): Có những người nhận săn sóc cho chừng 4-6 người mỗi nhà. Họ cũng lo việc ăn uống, chỗ ở, thuốc men, chở đi bác sĩ...Thường thì rẻ hơn tùy từng group.

4- Nếu "chẳng đặng đừng" phải vào VDL thì phải làm sao để có được sự săn sóc "tốt nhất"?

a- Làm sao để lựa chọn VDL:

* Vào internet để xem ranking của VDL (tương tự như các tiệm ăn có xếp loại A, B, C....)

* Mỗi VDL đều phải có cuốn sổ phúc trình về các cuộc kiểm tra (survey) do bộ y tế làm hàng năm. Trong đó bộ y tế sẽ nêu lên những khuyết điểm mà họ đã tìm thấy. Cuốn sổ này được để ở khu công cộng (public area) trong khuôn viên của VDL. Hỏi receptionist thì họ sẽ chỉ cho.

* Hỏi ý kiến thân nhân những người có thân nhân đang nằm tại đó.

* Quan sát bên trong và ngoài của VDL: xem có sạch sẽ, không mùi hôi, nước tiểu. Theo dõi cách đối xử, săn sóc của nhân viên với bệnh nhân.

* Nếu có thể thì tìm một VDL có nhiều người Việt đang ở để có nhân viên nói tiếng Việt, có thức ăn Việt, có chương trình giải trí theo kiểu Việt.

b- Nếu đã quyết định chọn VDL cho người thân rồi thì phải làm gì sau đó?

* Chuẩn bị tư tưởng không những cho bệnh nhân mà còn cho cả chính mình và mọi người trong gia đình để có được sự chấp nhận (acceptance) càng nhiều càng tốt.

* Thăm viếng thường xuyên: Nếu nhà đông con cháu thì không nên đến thật đông một lần rồi sau đó nhiều ngày không có ai đến. Nếu được, nhất là trong vài tháng đầu, luân phiên nhau tới, mỗi ngày một lần một vài người. Làm lịch trình ai đi thăm ngày nào, giờ nào...

* Nên làm một cuốn sổ "thông tin" (communication book) để cạnh giường. Trong cuốn sổ này mỗi khi ai đến thăm thì viết ngày giờ, tên người đến thăm, và nhận xét xem bệnh nhân có vấn đề gì cần lưu ý, giải quyết. Nếu không có vấn đề gì thì cũng nên viết vào là không có hoặc cho nhận xét về vui, buồn, than thở của bệnh nhân... 

*
Cuối tuần hay ngày lễ: nên có người vào hoặc mang bệnh nhân về nhà nửa buổi để được sống với không khí gia đình dù ngắn ngủi, hay đưa ra khỏi VDL để làm đầu, tóc hoặc tới tiệm ăn cho khuây khỏa...

* Nên sắp xếp để bệnh nhân có sách báo, băng nhạc bằng tiếng Việt cho bệnh nhân giải trí.

* Cho dù có những bệnh nhân bị hôn mê bất tỉnh lâu dài, nhưng khi đến thăm hãy cứ thì thầm bên tai họ những lời yêu thương, những kỷ niệm cũ. Nắm tay, xoa dầu để tỏ tình thương yêu. Tuy họ không có thể cảm thấy được 100% nhưng chắc chắn họ vẫn còn một chút nhận thức, làm họ hạnh phúc hơn, mặc dù mình không nhận thấy. Để bên đầu giường những băng nhạc, câu kinh mà khi còn khỏe họ đã thích nghe.

* Một điều chót mà theo kinh nghiệm của tôi, rất có hiệu quả: đối xử tốt nhưng nghiêm túc với nhân viên của VDL:

- Đối xử tốt: lịch sự, nhẹ nhàng, không thiếu những lời cám ơn cho những nhân viên phục vụ tốt. Thỉnh thoảng mua một vài món quà nhỏ cho họ (tôi xin nhấn mạnh “nhỏ thôi”– đừng nên coi đây là hối lộ) như đồ ăn, thức uống ... để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Mình tốt với họ thì họ sẽ quan tâm đến mình nhiều hơn. Người mình vẫn nói: "Có qua có lại mới toại lòng nhau").

- Tuy nhiên đối xử tốt không có nghĩa là mình chấp nhận những sai trái của họ. Thí dụ mình đã báo cáo những thay đổi về sức khỏe của bệnh nhân cho họ mà không ai quan tâm giải quyết thì mình phải lịch sự nêu ra liền. Nếu cần thì gặp ngay những người có trách nhiệm như charge nurse, nursing director và ngay cả giám đốc của VDL để được giải quyết. Nên nhớ là phải lịch sự, nhã nhặn nhưng cương quyết thì họ sẽ nể phục mình. Tôi đã thấy nhiều trường hợp đạt yêu cầu một cách rất khả quan.

Trên đây là những kinh nghiệm của tôi xin chia sẻ với quý bạn. Dĩ nhiên là không hoàn toàn đầy đủ tất cả những gì quý bạn mong muốn, nhưng hy vọng cũng đáp ứng được phần nào những ưu tư, lo lắng cho người thân của quý bạn.

vendredi 19 juin 2020

CAN ĐẢM, TRUNG THÀNH

Trong giây phút đầu tiên đăng quang ngôi Giáo Hoàng, Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã để lại lời hiệu triệu và có âm hưởng mạnh trên toàn thế giới, ngài nói: “Đừng sợ, hãy mở cửa lòng đón Đức Kitô.”  Lời mời gọi này được gợi hứng từ chính lời của Đức Giêsu nói với các môn đệ trong bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe: “Vậy anh em đừng sợ người ta [...] Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn” (Mt 10, 26. 28).

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy can đảm, vững tâm, trung thành và tín thác nơi Chúa, đừng sợ hãi trước những gian nan thử thách.  Ngược lại, cần có một đức tin vững mạnh và sống động, để sẵn sàng đón nhận mọi hiểm nguy và ngay cả cái chết khi loan báo Tin Mừng Nước Chúa.

1. Đừng sợ!

Trong toàn bộ Kinh Thánh, chúng ta thấy có nhắc tới 365 từ ngữ “đừng sợ.”  Như vậy, hàm ý cho thấy rằng: trong một năm với 365 ngày, tương ứng với 365 từ ngữ “đừng sợ,” tức là con người ngày nào cũng phải đối diện với sự sợ hãi.  Vì thế, lời trấn an “đừng sợ” của Đức Giêsu chính là lời làm cho người môn đệ được an ủi trước những sợ hãi, thử thách, đau khổ trong cuộc đời.

Trang Tin Mừng hôm nay, thánh sử Mátthêu trình thuật việc Đức Giêsu tiên báo trước cho các môn đệ về những đau khổ và hệ lụy xảy đến khi các ông loan báo Tin Mừng: “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn.  Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục” (Mt 10, 28).

Đi thêm một bước nữa, như một lời đảm bảo, Đức Giêsu đã tiên báo cho các môn đệ biết trước những công khó của các ông sẽ không bị rơi vào quên lãng, ngược lại sẽ được Thiên Chúa ghi dấu và thưởng công xứng đáng, Ngài nói: “Hai con chim sẻ chỉ bán được một xu phải không? Thế mà, không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em.  Thì đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi” (Mt 10, 29).

Tuy nhiên, như một điều kiện cần và đủ, đó là: “Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.  Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 10, 32-33).

Khi nói như thế, Đức Giêsu đã vạch ra con đường đầy gian khổ nhưng cũng đầy vinh quang của các Tông đồ và tất cả những ai tiếp bước trên con đường sứ vụ ấy.

2. Đặc tính của người môn đệ

Khi tiếp nhận lệnh truyền của Đức Giêsu về sứ vụ truyền giáo, Giáo Hội đã xác định rất rõ bản chất của mình, đó là truyền giáo.  Vì vậy, là Kitô hữu, chúng ta không có lý do gì để khước từ sứ mạng cao quý này.

Tuy nhiên, nếu đã cùng một sứ vụ với Đức Giêsu, thì chúng ta cũng cùng chung số phận với Thầy của mình.  Nếu Đức Giêsu đã trải qua đau khổ rồi mới tới vinh quang, thì người môn đệ cũng không có con đường nào khác nếu muốn trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài trong mọi hoàn cảnh.

Nếu đường của Thầy là đường của trò.  Số phận của Thầy cũng là của trò.  Và nếu Đức Giêsu trước kia đi đến đâu cũng có một số người ủng hộ; một số người dửng dưng; và một số người quyết giết chết Ngài cho bằng được, thì đến lượt chúng ta, con đường êm xuôi, bằng phẳng, nhung lụa, hoa hồng chắn chắn là quá xa lạ.  Ngược lại, thử thách, đau khổ, xỉ nhục, bắt bớ và giết chết lại là điều chắc chắn sẽ đến với những ai đi trên con đường ấy, bởi vì: “Trò không hơn thầy, tớ không hơn chủ.  Trò được như thầy, tớ được như chủ, đã là khá lắm rồi” (Mt 10, 24).

Đứng trước những hệ lụy đó, để được thành công với sứ vụ, người môn đệ cần có những đặc tính sau:

-  Trước tiên là dấn thân:

Nếu vì sợ mà không dám dấn thân thì chưa phải là môn đệ.  Đã là môn đệ thì phải dấn thân, mà dấn thân đồng nghĩa với cái chết.  Người đời thường nói: “Nếu sợ mà không dám vào hang cọp thì làm sao bắt được cọp con”; hay “ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai” (Nguyễn Bá Học).  Người môn đệ chân chính của Đức Giêsu chính là phải vượt ra khỏi sự an toàn, bảo đảm cho bản thân, để: “Như chiên đi vào giữa bầy sói” (Mt 10,16).  Nên chúng ta chấp nhận ngay cả khi bị tổn thương, bắt bớ, tù đầy và cái chết, để miễn sao Tin Mừng được loan báo.

- Thứ đến là không sợ hãi

Chúng ta cũng đọc thấy đây đó những câu chuyện nói về gương kiên trì hay vượt khó của các vĩ nhân. Có những người chấp nhận ngay cả cái chết để bảo vệ quan điểm, lý tưởng và lẽ sống của mình.  Cũng vậy, người môn đệ của Thầy Giêsu khi đã chọn Ngài làm chân lý, sự thật, lẽ sống và cùng đích cho cuộc đời, thì lẽ đương nhiên, chúng ta phải đánh đổi và chấp nhận mọi sự, để bảo vệ và đạt được mục đích ấy.

Cảm nghiệm về vấn đề này, Giáo Phụ Tertullianô đã viết như sau:
“Những người tin theo Chúa được mệnh danh là Kitô hữu.  Kitô hữu (Christianus) nghĩa là thuộc về Chúa Kitô, nên họ phải có một tâm tình như Chúa Kitô.  Họ không sợ chết.  Họ không sợ hình khổ.  Họ không sợ bách hại, tại vì họ đã đi cùng một đường với Chúa.  Câu “kẻ muốn theo Ta phải từ bỏ mình đi, vác thập giá mình mà theo” đã thấm nhập vào tâm hồn họ, nên mỗi khi phải đau khổ, cũng như bị bách hại, cấm cách, câu nói ấy lại đến với họ như chính Đấng Kitô hiện hình.  Hèn gì mà trên pháp trường họ coi gươm giáo như hoa hồng, coi lý hình như bạn hữu.  Họ chỉ sợ một Thiên Chúa – Đấng sẽ phán xét họ, nếu họ đi trệch đường”.

- Cuối cùng là biết cậy trông vào Chúa

Thật là mầu nhiệm!  Nếu bình thường, bản tính con người ai cũng rất sợ đau khổ và chết chóc, thế nhưng tại sao những môn đệ của Đức Giêsu lại vững tâm, can trường và liều mạng đến như vậy?  Thưa đơn giản, đó là vì các ngài đã “Tín thác đường đời cho Chúa và tin tưởng vào Ngài” bởi vì: “Ơn ta đủ cho con” (2 Cr 12,9); và “hằng ở với con” (Gr 1,10) “mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 26,20).  Chính bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu cũng nói đến sự an bài quan phòng của Thiên Chúa trên cuộc đời của người môn đệ nếu biết cậy trông, phó thác nơi Chúa, Ngài nói: “Không con chim sẻ nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến.  Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi” (Mt 10, 30).

3. Sứ điệp Lời Chúa

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy can đảm, dấn thân lên đường thi hành sứ vụ đến với muôn dân.  Hãy đón nhận mọi thử thách gian khổ trong cuộc đời như một điều kiện cần để đạt được sự sống đời đời.  Luôn biết phó thác và cậy trông nơi Chúa, vì chẳng lẽ chúng ta xin Chúa con cá mà Ngài lại cho con rắn, hay xin bánh lại cho đá?  Không đời nào!  Cũng vậy, những lúc nguy biến và khổ đau, Ngài thường vác chúng ta trên vai; hay trước những thử thách, bất trắc, thất bại trong cuộc đời, chúng ta luôn nhớ rằng: Chúa đóng của chính thì Ngài sẽ mở ra cho chúng ta cửa sổ; Chúa đóng đường chính, Ngài sẽ mở đường phụ, và biết đâu, cửa sổ hay đường phụ lại tốt đẹp hơn và an toàn hơn cho chúng ta???

Tin tưởng điều đó, chúng ta hãy can đảm làm chứng cho Chúa, nhất là trung thành với sự thật như lời Ngài đã phán: "Anh em đừng sợ người ta [...].  Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng” (Mt 10, 26-27).  Như vậy, không thể vì bất cứ mối lợi gì mà đánh đổi sự thật.  Mất đi sự thật, ấy là chúng ta mất đi căn tính, bởi sự thật thuộc về Thiên Chúa, còn gian dối thuộc về ma quỷ.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con, để chúng con trung thành với sứ vụ và đón nhận mọi thử thách đau thương trong cuộc đời. Amen.

Giuse Vinhsơn Ngọc Biển SSP

John Paul II B.jpg

Văn hóa tốt đẹp




Trần Mộng Tú.



Bà Hishako ngồi trong một chiếc ghế khá to, chung quanh thân hình mỏng manh, bé tí, của bà bao nhiêu là gối, chăn, chèn, chắn để những cái xương của bà được bọc êm ái không chạm vào thành ghế cứng. Bà nhìn qua khung cửa kính, mảnh vườn nhỏ cuối thu ngoài kia đã bắt đầu trống trải, xơ xác, lá rụng hết rồi. Những cái cành khẳng khiu vươn ra như những cánh tay gầy không mặc áo, chúng đang chờ mùa đông tới.

Ông Kentaro chồng bà, ngồi trên một chiếc xe lăn, không xa bà mấy. Tóc ông rụng gần hết, mấy sợi còn lại trắng như cước dính sát vào da đầu. Cái kính ông đeo trễ xuống chỏm mũi, ông cũng chẳng cần sửa lại. Ngoài kia có cái gì đáng ngắm đâu.

Mùa thu đã hết, ông lẩm bẩm trong miệng. Bà không nghe thấy, mà thật ra bà cũng chẳng để ý, ông nói đến lần thứ ba, bà mới nghe rõ, bà chỉ gật đầu đáp lại.

Mùa thu đã hết, mùa phơi hồng cũng chấm đứt. Bà mơ màng nhớ lại thời trẻ của hai ông bà. Chao ôi sao mà đẹp thế. Ông bà có vất vả thật. Hết làm ruộng đến trồng rau, qua làm rau thì đến đợt phơi hồng. Làm ruộng thì nhà cũng chỉ có ba sào, trồng rau thì khoảng ba mươi chiếu (*), hồng thì nhà có năm cây cổ thụ, mỗi cây cho từ hai trăm tới ba trăm trái. Ông bà có việc làm quanh năm, nhờ thế mới có tiền cho ba đứa con ăn học. Bà nhớ hồi nhỏ các con cũng phụ với ông bà xếp những trái hồng đã phơi khô vào thùng để bỏ mối. Nói đến hồng bà lại nhớ hình ảnh ông lúc còn khỏe, còn trẻ, một ngày ông hái cả ngàn quả hồng và ông luôn luôn nhớ không bao giờ hái hết, phải chừa lại một ít quả trên cây như một niềm tin cần thiết cho mùa thu hoạch năm tới được tốt đẹp, (người Nhật gọi là Kimorigaki) và để cho những chú chim ruồi mejiro có thức ăn trong mùa đông nữa. Bà nhớ là khi hai vợ chồng làm ruộng hay trồng rau, luôn luôn phải để dành một luống không gặt hết lúa, không cắt hết rau cho những con chim, con chuột đồng, con sâu, cái kiến được no lòng. Ngay cả những thân cây khô, những đống củi cũng là nơi trú ẩn cho những sinh vật nhỏ bé con ong, con sâu, ông bà cũng không bao giờ nỡ đuổi chúng đi.

Cái văn hóa tốt đẹp này của người Nhật được cả thế giới ngưỡng mộ.

Bây giờ ông 88 tuổi rồi, bà kém ông 3 tuổi. Cả hai cùng mong manh yếu đuối. Kết quả của mấy chục năm làm việc đồng áng trong nắng, trong tuyết, bốn bàn tay gầy guộc co quắp lại. Cả hai ông bà không còn cầm được cái gì cho vững chắc trên tay nữa, di chuyển cũng trên cái ghế có bánh xe.

Ba người con lên tỉnh học, lập gia đình rồi ở lại. Họ không thể về quê sống, vì không có công việc thích hợp với những chuyên môn kiến thức của họ. Họ cũng không mang ông bà đi được vì nhà cửa ở tỉnh chật hẹp và đắt đỏ. Ông bà vẫn sống trong căn nhà của sáu mươi năm về trước, ngôi nhà từ hồi ông bà lấy nhau. Các con có sắm sửa một ít đồ đạc cho tiện nghi đời sống như tủ lạnh và máy giặt, bếp điện. Đấy là từ mười năm về trước khi ông bà còn tự chăm sóc cho mình được. Bây giờ thì phải có người để dùng những đồ đạc tiện nghi và văn minh đó.

Con cái những ngày lễ, ngày nghỉ phép thay nhau thỉnh thoảng về thăm, ở một vài ngày rồi đi. Mấy đứa cháu chơi với ông bà vài ngày cũng chán vì nhà và vườn không còn gì hấp dẫn khi không có người săn sóc và ông bà càng ngày càng chậm, đi không vững, nghe không rõ. Ba người con cùng thương cha mẹ nhưng họ không biết làm gì khác hơn. Họ cũng có thuê người mang thức ăn tới, nhưng lại không đủ tiền mướn một người làm tất cả các việc lặt vặt và ở luôn trong nhà. Cuối cùng họ chung nhau tiền mua cho ông bà một anh Carebot.

Anh Carebot này rất giỏi, anh làm gần như đủ mọi việc, anh có thể bế ông bà từ ghế vào giường, từ giường vào nhà tắm. Anh biết sửa soạn bữa ăn cho ông bà, miễn là trong tủ lạnh hay trên kệ có sẵn thức ăn đã nấu hay đồ hộp.

Bà Hishako và ông Kentaro mới đầu buồn tủi lắm, khi thấy mình được (hay bị) săn sóc bằng người máy, nhưng dần dần họ phải miễn cưỡng chấp nhận thôi. Ngoài thức ăn một tuần hai lần có người giao tới nhà, bỏ tủ lạnh cho. Tất cả các công việc khác từ hâm nóng thức ăn, bế vào giường, làm vệ sinh nhà cửa, giúp giặt giũ, tắm rửa hoàn toàn trông vào Carebot.

Từ ngày có Carebot con cháu của ông bà hình như đến thăm ít hơn. Bà nghĩ chúng bận làm, bận học. Nhưng ông thì không nghĩ thế, ông nói:

– Chúng nó giao bà với tôi cho người máy rồi.

Bà an ủi ông:

– Nhưng ông không thấy người máy cũng biết ôm ấp à. Thỉnh thoảng Sato (tên ông bà đặt cho Carebot) chẳng ôm tôi là gì.





Cứ như vậy đã ba, bốn mùa hồng đi qua, hình ảnh con cháu mờ dần trong hai cặp mắt già nua. Những mảnh đất lâu năm không ai trồng trọt, tự nó đã mọc đầy cỏ dại, những cây hồng không ai hái, trái rụng, chết mục khắp mặt đất. Hai ông bà như hai con chim già trong một cái lồng bắt đầu xiêu đổ.

Ông Kentaro ra hiệu cho Sato đến đủn chiếc ghế lại gần vợ. Ông đưa bàn tay khẳng khiu của mình sang nắm bàn tay khô mốc của vợ, bà biết ông sắp muốn nói điều gì, Bà nghiêng đầu dựa sát vào vai ông để nghe cho rõ.

Ông nói vào tai vợ:

– Tại sao văn hóa của người Nhật đối với thiên nhiên tốt đẹp như thế! Họ chia mùa màng cho chim chóc, muông thú, sự quan tâm tối đa. Sao họ lại để cho những mảnh kim loại, những thiết bị điện tử săn sóc cha mẹ họ. Khi các con còn nhỏ tôi với bà thay nhau bế ãm, thay nhau cho con bú mớm. Con khỏe mạnh mình cười, con ốm đau mình khóc. Mình có giao cho ai đâu, thậm chí con chó, con mèo chơi với con cũng phải ngay bên cạnh mình. Bây giờ tôi với bà có chết trong nhà này thì anh Sato chắc là chạy chung quanh mình kêu bíp bíp….Anh ta sẽ kêu hoài như thế cho tới khi chị Junko mang thức ăn tới, có thể là ba hay bốn ngày hôm sau.





Bà im lặng nghe ông nói, không biết trả lời thế nào. Bà nhớ khi anh con trai trưởng mang Sato tới cho ông bà, anh có nói:

– Cha mẹ đừng lo sợ gì, có Carebot là như có con ở bên cạnh, anh ta làm hết được mọi việc, có khi còn giỏi hơn con nữa. Mà cha mẹ có biết không, bây giờ thanh niên Nhật họ lười cưới “vợ người” lắm, họ chỉ cần mua một cô vợ robot về là được đủ việc và chỉ tốn tiền có một lần thôi. Họ sẽ không cần phải làm việc nhiều để nuôi gia đình như con bây giờ đâu.

Bà nhớ là bà đã hốt hoảng nhìn xem cô con dâu có đứng gần đó không? Cô đó nhậy cảm lắm, nghe được thì gia đình sẽ mất vui. May quá, cô ấy đang chuyên trò gì đó với hai đứa con.

Khi con cháu ra về hết để lại anh Sato, ông bà cũng mất cả tuần lễ mới quen với cách đi đứng, cách chăm sóc của anh. Bây giờ dù muốn hay không ông bà cũng phải chấp nhận sự hiện diện của anh. Không như chồng, lúc nào cũng than phiền là anh ta bằng máy, những va chạm của anh cứng ngắc, anh ta không có cảm xúc khi chăm sóc mình. Bà Hisako mỗi lần nhận được điều gì của anh, bà cố hình dung ra anh là người bằng xương bằng thịt. Thậm chí khi anh bế bà từ ghế vào giường bà nghe được cả hơi thở và nhịp tim anh đập. Bà có tưởng tượng thái quá không?

Chị Junko mang thức ăn nấu sẵn tới như thường lệ, chị cất thức ăn vào tủ lạnh rồi đi tìm Sato. Chị cũng có bổn phận kiểm soát lại Sato mỗi khi chị đến, xem chức năng phục vụ của anh có cần điều chỉnh lại không?

Căn nhà im vắng quá, thật ra cả ba người này có bao giờ gây tiếng động to nào đâu. Chị đi từ nhà ngoài vào tận buồng ngủ của ông bà mới gặp cả ba người.



Trên hai chiếc giường nhỏ kê song song cạnh nhau. Bà Hisako và ông Kentaro nằm như ngủ, nằm rất thẳng thắn trên gối và chăn đáp ngang ngực. Sato đứng gập người, như cúi lạy dưới chân giường của hai người. Chị đến gần, áp mặt mình vào mặt bà, rồi lại áp sang mặt ông. Cả hai đều không còn thở nữa. Chị chạm tay mình lên vai Sato, anh ta không có phản ứng nào, không phát ra tiếng động nào, hình như anh cũng đã “chết”.

Junko lặng lẽ đi ra khỏi nhà, khép rất nhẹ cánh cửa lại sau lưng mình. Hành động của chị như một người máy.

Trần Mộng Tú

T.Anh chuyển

jeudi 18 juin 2020

Ở HIỀN GẶP LÀNH





Buffalo, NY - Antonio Gwynn Jr., một thanh niên 18 tuổi, đã nhận được hai món quà bất ngờ sau khi bỏ ra 10 tiếng đồng hồ dọn rác một mình sau cuộc biểu tình hôm tuần rồi. Thấy hình ảnh đường sá đầy rác, cậu lẳng lặng mua bao rác và xách chổi ra dọn dẹp, từ 2 giờ sáng. 

Khi một nhóm thiện nguyện viên trong khu phố đến vào buổi sáng hôm sau, họ thấy Gwynn đã làm sạch gần hết. Đài TV địa phương đến hỏi chuyện, tin nhanh chóng lan truyền. 

Matt Block, 27 tuổi, nghe Gwynn nói cần một chiếc xe để đi học. Sẵn có chiếc Mustang đỏ ít khi dùng đến, Block tặng luôn nó cho cậu học sinh lớp 12. Thật kỳ lạ và tình cờ, mẹ của Gwynn trước khi mất năm 2018 cũng có một chiếc Mustang màu đỏ. Block kể khi nghe chuyện này anh phát nổi da gà.

Bob Briceland, chủ một doanh nghiệp trong vùng, giúp thêm chút đỉnh bằng cách trả tiền bảo hiểm xe cho Gwynn trong một năm.

Gwynn thổ lộ anh dự định sau khi ra trường sẽ đi làm một năm để dành tiền học đại học. Thấy vậy Medaille College ở Buffalo quyết định tặng cho anh một học bổng toàn phần bốn năm. Gwynn sẽ học về kinh doanh; giấc mơ của anh là sau này mở một công ty quét dọn.

Đúng là một giấc mơ hết sức tầm thường và đơn sơ, nhưng với sự quyết chí và lòng thành tâm, Antonio Gwynn có lẽ sẽ còn được nhiều quý nhân phù trợ trong tương lai.

Nguồn: CNN
Ảnh: Antonio Gwynn (trái) và Matt Block với chiếc Mustang mui trần đời 2004.

Theo: Sài Gòn Nhỏ

T.Anh chuyển 

Cách rã đông bằng đường, muối,,,,,

Dùng đường để rã đông, sau 7 phút thịt tươi mềm như mới, chế biến món ăn đậm đà thơm ngon.
Thông thường muốn rã đông thịt, cá chúng ta phải mất từ 1 – 2 tiếng, như thế lại quá lâu, trong khi bạn đang muốn nấu ngay bữa ăn cho gia đình. Để có thể rút ngắn thời gian rã đông thịt, các bạn có thể tham khảo mẹo hay này.
Rã đông thịt không khó tuy nhiên làm cách nào để vừa tiết kiệm thời gian cũng như giúp thịt mềm tươi như mới thì không phải chị em nào cũng biết. Với mẹo rã đông thịt bằng đường, chỉ sau 7 phút thôi là bạn đã có thể đem thịt đi chế biến.
Cách làm rất đơn giản, trước hết bạn cần có hỗn hợp nước ấm khoảng 40 độ C bằng cách pha nước lạnh và nước sôi theo tỷ lệ 5:1. Sau đó, bạn cho thêm 2 muỗng canh đường vào cùng và khuấy đều hỗn hợp lên rồi bắt đầu thả miếng thịt đông lạnh vào.
Chỉ sau 7-10 phút bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy miếng thịt mềm tươi, đã vậy khi đem chế biến món ăn sẽ càng đậm đà hương vị. Ngoài ra, còn một số cách rã đông khác cũng được cho là hiệu quả giúp tiết kiệm được khá nhiều thời gian, bạn có thể tham khảo.
Rã đông bằng kim loại
Nhiều chị em nội trợ thường tận dụng kim loại để rã đông thịt. Nghe vô lý nhưng bạn hãy thử để thấy kết quả hơn cả mong đợi. Sở dĩ kim loại là chất dẫn nhiệt rất mạnh nên bạn chỉ cần dùng đáy chảo sạch hoặc dao kim loại to bản, kẹp miếng thịt vào giữa, đảm bảo sau 10 phút sẽ có được miếng thịt mềm, tươi, chế biến món gì cũng ngon.
Rã đông bằng muối
Một cách rã đông khác đó chính là dùng muối với cách làm đơn giản, chỉ cần đổ nước lạnh vào nồi với lượng vừa phải. Kế đến, thêm vào nồi một thìa muối cùng vài giọt giấm trắng. Sau đó, khuấy đều cho hỗn hợp này hòa tan vào nhau rồi cho thịt cần rã đông vào ngâm..
Chờ khoảng 5 phút, bạn lấy thịt ra sẽ nhận được kết quả bất ngờ. Lúc này, thịt đã không còn đông cứng, ngược lại mềm mịn, tươi ngon không khác gì lúc mới mua về.
L. Chi chuyển

vendredi 12 juin 2020

Informations Positives sur la Covid-19-

Traduction française d'un
article du Dr Faheem Younus qui dirige la clinique sur les maladies infectieuses de l'université du Maryland 
L'article original
est un condensé de différents gazouillis (tweets) du Dr Younus

1. Nous pourrions avoir à vivre avec C19 pendant des mois ou des années. Ne le nions pas ou ne paniquons pas. Ne rendons pas nos vies inutiles. Apprenons à vivre avec ce fait.
2. Vous ne pouvez pas détruire les virus C19 qui ont pénétré les parois cellulaires en buvant des litres d'eau chaude - vous irez plus souvent aux toilettes.

3. Se laver les mains et maintenir une distance physique de deux mètres est la meilleure méthode pour votre protection.

4. Si vous n'avez pas de patient C19 à domicile, il n'est pas nécessaire de désinfecter les surfaces de votre maison.

5. Les colis emballés, les pompes à essence, les paniers d'achat et les guichets automatiques ne provoquent pas d'infection. Lavez-vous les mains, vivez votre vie comme d'habitude.

6. Le C19 n'est pas une infection alimentaire. Elle est associée à des gouttes d’infection comme la « grippe ». Il n'y a aucun risque démontré que la C19 soit transmise en commandant des aliments.

7. Vous pouvez perdre votre odorat avec de nombreuses allergies et infections virales. Ce n'est qu'un symptôme non spécifique de C19.
8. Une fois à la maison, vous n'avez pas besoin de changer vos vêtements de toute urgence et de prendre une douche! La pureté est une vertu, pas la paranoïa!

9. Le virus C19 ne flotte pas dans l'air. Il s'agit d'une infection par gouttelettes respiratoires qui nécessite un contact étroit.

10. L'air est pur, vous pouvez vous promener dans les jardins (en gardant juste votre distance de protection physique), à travers les parcs.

11. Il suffit d'utiliser du savon normal contre C19, pas un savon antibactérien. C'est un virus, pas une bactérie.

12. Vous n'avez pas à vous soucier de vos commandes de nourriture.
Mais vous pouvez tout réchauffer au micro-ondes, si vous le souhaitez.

13. Les chances de ramener le C19 à la maison avec vos chaussures, c'est comme être frappé par la foudre deux fois dans la même journée.

Je travaille contre les virus depuis 20 ans - les infections par goutte ne se propagent pas comme ça!
14. Vous ne pouvez pas être protégé contre le virus en prenant du vinaigre, du jus de canne à sucre et du gingembre! Ce sont pour l'immunité pas un remède.

15. Le port d'un masque pendant de longues périodes interfère avec votre respiration et votre taux d'oxygène. Portez-le uniquement dans les foules.

16. Le port de gants est également une mauvaise idée; le virus peut s'accumuler dans le gant et se transmettre facilement si vous touchez votre visage. Mieux vaut simplement se laver les mains régulièrement.

17. L'immunité est considérablement affaiblie en restant toujours dans un environnement stérile. Même si vous mangez des aliments renforçant l'immunité, sortez régulièrement de votre maison dans n'importe quel parc / plage. L'immunité est augmentée par L'EXPOSITION AUX AGENTS PATHOGÈNES, pas en restant assis à la maison et en consommant des
aliments frits / épicés / sucrés et des boissons gazeuses.
T.Phước chuyển 

Cặp đôi Yoga Hải Phòng trình diễn dưới tán hoa phượng vĩ.


Cặp đôi huấn luyện viên Yoga Hải Phòng trình diễn dưới tán hoa phượng vĩ được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Vẻ đẹp của sắc hoa hòa quyện với vũ điệu Yoga làm say lòng người.


Cặp đôi Yoga Hải Phòng trình diễn dưới tán hoa phượng vĩ đang “sốt" MXH
 anh Kim Ba - nam chính trong video cho hay: “Xuất phát từ tình yêu với thành phố hoa phượng đỏ cũng là nơi mình sinh ra và tình yêu với Yoga, vợ chồng mình đã quyết định thực hiện video này".
Là những người con sinh ra ở mảnh đất Hải Phòng, anh Kim Ba và chị Ngọc Anh dành nhiều tình cảm cho mảnh đất này. Khi thực hiện video, cặp đôi đã chọn địa điểm hoa phượng nở đẹp nhất trong thành phố là con đường bao quanh Hồ Tam Bạc.
Màn biểu diễn Yoga ngay trên đường phố của cặp vợ chồng này thu hút sự chú ý của người dân địa phương cho tới trên mạng xã hội.
Cặp đôi Yoga Hải Phòng trình diễn điệu nghệ trên con đường hoa phượng vĩ - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Video trình diễn dưới bầu trời hoa phượng vĩ của cặp đôi này đang được lan truyền trên mạng xã hộiCặp đôi Yoga Hải Phòng trình diễn điệu nghệ trên con đường hoa phượng vĩ - 2
Nhấn để phóng to ảnh
Cặp đôi Yoga Hải Phòng trình diễn điệu nghệ trên con đường hoa phượng vĩ - 3
Nhấn để phóng to ảnh
Hình ảnh đáng chú ý trong video.
Vợ chồng Đặng Kim Ba – Vũ Ngọc Anh vốn đã có danh tiếng nhờ giành rất nhiều giải thưởng trình diễn Yoga lớn nhỏ như Huy chương Vàng Giải Yoga toàn quốc lần thứ Nhất năm 2017. Đặc biệt là bộ ảnh cưới trình diễn Yoga của cặp đôi này năm 2016 từng xuất hiện trên nhiều mặt báo trong nước.
Hai vợ chồng anh Ba quen biết và yêu nhau nhờ niềm đam mê chung là Yoga. Sau khi kết hôn, cặp vợ chồng này càng thăng hoa trên sàn trình diễn Yoga, không ngừng gặt hái giải thưởng.
Cặp đôi Yoga Hải Phòng trình diễn điệu nghệ trên con đường hoa phượng vĩ - 4
Nhấn để phóng to ảnh
Cặp đôi Kim Ba - Ngọc Anh cũng là gương mặt "hot" trên mạng xã hội Tik Tok nhờ những clip trình diễn Yoga độc đáo.
Cặp đôi Yoga Hải Phòng trình diễn điệu nghệ trên con đường hoa phượng vĩ - 5
Nhấn để phóng to ảnh
Trong ảnh, Kim Ba và Ngọc Anh biểu diễn Yoga tại Đà lạt năm 2019.
Cặp đôi Yoga Hải Phòng trình diễn điệu nghệ trên con đường hoa phượng vĩ - 6
Nhấn để phóng to ảnh
Kim Ba và Ngọc Anh biểu diễn trong game show Ai Là Số 1
Để đạt được những thành tựu ngày hôm nay, vợ chồng Yoga Hải Phòng đã phải nỗ lực mỗi ngày. Nhiều lần cặp đôi bị những chấn thương trong quá trình tập luyện nâng cao nhưng phải cố gắng nén đau thi đấu.
Có lần để kịp dựng bài biểu diễn trên truyền hình, với yêu cầu biểu diễn Yoga trên dây (Yoga Fly), hai vợ chồng đã phải luyện tập liên tục trong 3 ngày dù trước đó chưa từng tập luyện loại hình Yoga này.
Mức độ khó càng tăng lên nhiều lần thì tới ngày biểu diễn ban tổ chức chương trình lại muốn cặp đôi thực hiện trên bục xoay và trên dây với độ cao gấp nhiều lần với dự kiến. Nhưng vì mong muốn nâng cao phong độ và trải nghiệm, anh chị chưa từng ngại ngần thử thách.
Anh Kim Ba chia sẻ: “Là người con đất cảng và còn trẻ nên chúng mình mong muốn được cống hiến nhiều hơn cho thành phố cũng như cho sự phát triển của Yoga trong cộng đồng.
Con đường duy nhất để mình trưởng thành hơn đó là luyện tập, luyện tập, luyện tập, ngã xuống, đứng dậy và tiếp tục luyện tập”.
Cặp đôi Yoga Hải Phòng trình diễn điệu nghệ trên con đường hoa phượng vĩ - 7
Nhấn để phóng to ảnh
Hai vợ chồng luôn song hành trên sân khấuCặp đôi Yoga Hải Phòng trình diễn điệu nghệ trên con đường hoa phượng vĩ - 8
Nhấn để phóng to ảnh
Và trong cuộc sống luôn có niềm vui là “công chúa nhỏ".Cặp đôi Yoga Hải Phòng trình diễn điệu nghệ trên con đường hoa phượng vĩ - 9
Nhấn để phóng to ảnh
Ước mơ của Kim Ba và Ngọc Anh là lan tỏa niềm đam mê Yoga tới toàn thể cộng đồng.
Hiện nay, vợ chồng Kim Ba - Ngọc Anh đã trở thành chuyên gia đào tạo Huấn luyện viên Yoga và dành tâm sức để đào tạo thế hệ kế cận tham gia thi đấu yoga.
Anh Kim Ba là hiện tượng mạng xã hội với nhiều video chia sẻ tập luyện được hàng trăm nghìn followers trên Tik Tok. Trong khi đó, chị Ngọc Anh là chuyên gia về dinh dưỡng và thi đấu người giúp rất nhiều học viên thay đổi vóc dáng và thi đấu Yoga giúp Hải Phòng mang về rất nhiều huy chương.
Cặp đôi Yoga Hải Phòng trình diễn điệu nghệ trên con đường hoa phượng vĩ - 10
Nhấn để phóng to ảnh
Cặp đôi Yoga Hải Phòng đoạt Huy chương Vàng Giải Yoga toàn quốc lần thứ Nhất năm 2017.
Cặp đôi Yoga Hải Phòng trình diễn điệu nghệ trên con đường hoa phượng vĩ - 11
Nhấn để phóng to ảnh
Hình ảnh Yoga nghệ thuật của vợ chồng Yoga.
Mai Châm
Video: NVCC